Nuôi lớn tình thương

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Nuôi lớn tình thương

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Trong đời sống thường nhật chúng ta có nhiều trường hợp và cấp độ để trưởng dưỡng và đánh thức tình thương vị tha. Ta có thể thực hiện điều đó ngay trong giờ tĩnh tọa, chỉ mình với mình. Những suy nghĩ hoặc các hình ảnh khả dỉ khơi gợi ở tâm hồn ta về những nổi khổ của người khác hoặc một sự liên tưởng nào đó có nội dung tương tự, ta hãy dồn hết tâm lực để tự đặt mình vào hoàn cảnh của người, thực hiện một tình thương và mối giao hòa, đồng cảm tương ứng. Việc lập đi lập lại lời nguyện "mong cho tất cả luôn được an lành" cũng là một phương thức tốt để chúng ta tự nuôi lớn tình thương tha nhân ngay trong chính nội tâm mình. Lời nguyện này, buổi đầu là nhắm thẳng vào những đối tượng đang đau khổ và có thể được kéo dài trong đôi ba phút hoặc kéo dài suốt cả thiền tọa. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể tự thực hiện một tình thương vô tư ngay đối với chính bản thân mình vào những giây phút nhận ra những đau khổ tâm sinh lý xảy ra trong giờ thiền định.

Ngoài ra, ta có thể trưởng dưỡng và thể hiện tình thương với mình và thái độ sống hướng về người khác. Những khi nhìn thấy ai đó đang bị đọa đày trong bất cứ hình thức đau buồn nào, ta hãy dành chút thời gian cho họ càng lặng lẽ, càng kín đáo thì càng tốt. Hãy biết quan sát một cách cẩn thận tất cả những tâm lý phản ứng phức tạp luôn có thể xảy ra trong tâm hồn mình. Hãy thanh thản để mặt mọi thứ đến và đi, để giữ lại cho chính mình một thế giới nội tại yên tĩnh. Hãy nhìn thẳng vào người khác với một tình thương ấm áp và giản đơn, bất cầu báo và vô phân biệt. Nên thường xuyên có những tra vấn tự thân: Mình có hiểu được rằng mọi người đang triền miên đau khổ? Mình có tự tìm được rằng mọi người đang triền miên đau khổ? Mình có tự tìm được một chút gì giao hòa, đồng cảm với họ hay không? Giữa ta với người có một rào cản ngăn cách nào hay không? Tâm hồn của mình cũng được phơi mở hay vẫn bị khép kín? Nói chung, điều cần thiết là ta phải tự biết xây dựng một mối quan hệ mật thiết và chân thật đối với tha nhân bằng niềm mong mỏi cho họ được hạnh phúc. Bằng vào tất cả khả năng có được, ta hãy thường trực thực hiện công phu này cho đến khi nào giữa mình với người có một sự giao cảm và thương yêu thật sự.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
chimviet
Bài viết: 15
Ngày: 26/06/07 13:41

Re: Nuôi lớn tình thương

Bài viết chưa xem gửi bởi chimviet »

thichtambinh1985 đã viết:...Việc lập đi lập lại lời nguyện "mong cho tất cả luôn được an lành" cũng là một phương thức tốt để chúng ta tự nuôi lớn tình thương tha nhân ngay trong chính nội tâm mình. Lời nguyện này, buổi đầu là nhắm thẳng vào những đối tượng đang đau khổ và có thể được kéo dài trong đôi ba phút hoặc kéo dài suốt cả thiền tọa. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể tự thực hiện một tình thương vô tư ngay đối với chính bản thân mình vào những giây phút nhận ra những đau khổ tâm sinh lý xảy ra trong giờ thiền định...

Hãy nhìn thẳng vào người khác với một tình thương ấm áp và giản đơn, bất cầu báo và vô phân biệt. Nên thường xuyên có những tra vấn tự thân: Mình có hiểu được rằng mọi người đang triền miên đau khổ? Mình có tự tìm được rằng mọi người đang triền miên đau khổ? Mình có tự tìm được một chút gì giao hòa, đồng cảm với họ hay không? Giữa ta với người có một rào cản ngăn cách nào hay không? Tâm hồn của mình cũng được phơi mở hay vẫn bị khép kín? Nói chung, điều cần thiết là ta phải tự biết xây dựng một mối quan hệ mật thiết và chân thật đối với tha nhân bằng niềm mong mỏi cho họ được hạnh phúc. Bằng vào tất cả khả năng có được, ta hãy thường trực thực hiện công phu này cho đến khi nào giữa mình với người có một sự giao cảm và thương yêu thật sự.
Nhất tăng đáo nhất Phật lai. Lời này quả không sai!
Nếu được như lời thầy dạy thì chắc cõi Ta-bà sẽ biến thành tịnh độ! Xin cảm ơn bài pháp đơn giải nhưng đầy ý nghĩa và lòng vị tha của thầy.
Khể thủ,
chimviet


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Nuôi lớn tình thương

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Xin đừng nuôi lớn tình thương . Nuôi lớn nó rồi biết khi nao giải thoát , chỉ sợ chúng ta vao các đường khổ mà thôi .
Đức Phật dạy" thương yêu sinh ra lo sợ,kô thương yêu kô lo kô sợ"
Trong Tứ Vô Lượng Tâm có dạy trải cai tình thương của mình cho vô lượng chúng sinh . Để chio vậy để cái tình thương đó tiến đên 0 đó bạn.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: Nuôi lớn tình thương

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

Rất hay.
Bạn có ý chí xuất trần rất cao.
nguyencau.jpg
nguyencau.jpg (8.35 KiB) Đã xem 1554 lần


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
mimosa
Bài viết: 103
Ngày: 24/08/07 10:05

Re: Nuôi lớn tình thương

Bài viết chưa xem gửi bởi mimosa »

Một tình yêu, tình thương đầy hệ lụy thì đúng là chỉ làm cho nhau thêm đau khổ thêm ràng buộc, một sự tiếp nối của đôi bờ tử sanh. Nhưng nếu một tình thương yêu phát xuất từ trái tim từ bi, nhìn thấy tha nhân đau khổ ta cũng cảm thấy đau khổ, nhìn thấy người khác sống trong cảnh ràng buộc ta đem lòng thương yêu, hướng dẫn cho họ thoát khỏi sự ràng buộc và hệ lụy đó, thì có khác nào hạnh nguyện của một vị chân tu ?

Nền tảng của lòng từ bi chính là tình yêu thương xót các loài hữu tình. Nếu không có tình thương yêu những người đồng cảm, đồng loại dể gì chúng ta có thể cảm thông vào ban trải lòng từ đến những loài khác ? cho nên theo cá nhân mình nghĩ thì tình thương yêu tha nhân mà không có một điều kiện nào cả thì đó chẳng khác gì lòng từ bi.

Phật chỉ quở mắng tình thương yêu với đầy đủ dục tình và khiến cho nhau đọa lạc ? Một tình yêu vô điều kiện thì đó là lòng từ bi. Nếu khi nào ta yêu và thương mà không đòi hỏi bất kỳ một điều kiện nào thì đó là lúc mà ta phát triển lòng từ. Tình yêu của đôi trai gái không thể gọi là tình thương yêu tha nhân được vì đó là tình yêu có điều kiện. Nếu anh yêu tôi mà tôi yêu người khác hic thì xách dao đòi chém người tình của tôi thì đây là 1 trong 81 thứ phiền não.

ngay cả tình yêu cha mẹ dành cho con hay con dành cho cha mẹ, ai cũng ca tụng là tinh khiết nhưng nếu phân tích một chút thì cũng có lòng vị kỷ trong đó. Bạn nghĩ sao nếu bạn dâng một miếng ăn ngon cho mẹ nhưng mẹ lại đem cái miếng ăn ngon đó cho đưa em út của bạn ? đỏ mặt tía tai rồi.

Bạn là cha mẹ ? bạn nghĩ sao nếu bạn mua cho đưa con của mình một cái áo đẹp nhưng nó lại lấy cho đưa bạn nghèo của nó hay vứt nó vào một cái xó nào đó. Hic vậy là con không thương mẹ....


Hì hì người ta ký mình cũng bắt trước ký cho giống người ta:
Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai, Sự trục nhãn tiền quá, Lão tùng đầu thượng lai, Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Bản chữ Nôm:
Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười, Trước mặt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi, Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai.
Mãn Giác 1052-1096, Thiền sư Việt Nam thời Lý

http://daitangkinhvietnam.org
http://diendan.daitangkinhvietnam.org
http://tudien.daitangkinhvietnam.org
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Nuôi lớn tình thương

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hi hi ... Zelda đúng là "Bạn có ý chí xuất trần rất cao!"
Còn Mimosa thì ... Bạn có trí tuệ thâm sâu của một Đại Bồ tát! :lol:

Mọi học hành, phước thiện, tu hành đối với một hành giả có tâm xuất thế, chính là làm sao khai, thị, ngộ, nhập lại trí tuệ và lòng từ của chính mình. Đó là hai mặt biểu hiện cho thứ mà kinh luận gọi là Tri kiến Phật, chân như v.v... Ht nghĩ tình thương mà Ttb muốn nói, muốn chúng ta hướng đến, chính là loại tình thương này.

Ht rất thích bài viết của Ttb, chỉ có một chút thắc mắc :
thichtambinh1985 đã viết:. Hãy thanh thản để mặt mọi thứ đến và đi, để giữ lại cho chính mình một thế giới nội tại yên tĩnh. Hãy nhìn thẳng vào người khác với một tình thương ấm áp và giản đơn, bất cầu báo và vô phân biệt. Nên thường xuyên có những tra vấn tự thân: Mình có hiểu được rằng mọi người đang triền miên đau khổ? Mình có tự tìm được rằng mọi người đang triền miên đau khổ? Mình có tự tìm được một chút gì giao hòa, đồng cảm với họ hay không? Giữa ta với người có một rào cản ngăn cách nào hay không? Tâm hồn của mình cũng được phơi mở hay vẫn bị khép kín?
Không biết chữ thường xuyên mà Ttb dùng đây là sao, là vào lúc nào? Vì nếu cái thường xuyên này là ở mọi lúc, mọi nơi thì tâm trí mình sẽ luôn bận rộn với những thứ như thế, khó mà "thanh thản để mặc mọi thứ đến và đi, để giữ lại cho chính mình một thế giới nội tại yên tĩnh". Bởi đứng trên mặt thiền định mà nói, Quán cũng là một loại chướng nếu ta lạm dụng nó quá mức cần thiết. (Ht nghĩ chí ít cũng có hai người đồng ý với chỗ Ht nói đây : Huệ Viên và Nhị nguyên).

Nếu chữ thường xuyên nói đây là chỉ cho những lúc mà mình không thể "thanh thản để mặc mọi thứ đến và đi, để giữ lại cho chính mình một thế giới nội tại yên tĩnh", hoặc đối duyên mà tâm vị kỷ làm chủ v.v... tức dùng cái Quán đó như là thuốc trị bệnh : Có bệnh thì có thuốc, không bệnh không dùng thuốc, thì ... không có gì để bàn!

Cám ơn về những bài viết hay. Xin thường xuyên đến với diễn đàn.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách