Lời dạy của quý Thầy.

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
nitodium
Bài viết: 289
Ngày: 28/01/11 20:24
Giới tính: Nam
Đến từ: TP HCM

Lời dạy của quý Thầy.

Bài viết chưa xem gửi bởi nitodium »

HT Thanh Từ đã giảng trong bài " mỗi bước tiến tu đều an lạc " :

Tâm tham thì như là người đang khát mà uống nước muối,càng uống càng khát...

Tâm sân thì mất sáng suốt ,những hành động khg đáng làm thì làm ,tánh độc tài bắt mọi người nghe theo mình thì cả nhà sẽ nổi lửa suốt ngày....

Tâm si mê :nếu có ai mùng một Tết lại chúc mình cuối năm chết thì sẽ cung tay đánh người đó liền ,vậy Phật nói mạng sống trong hơi thở thì sao ? Cho thấy mình khg dám nhận lẽ thật, vậy có si mê khg ? Hồi xưa dân chúc vua vạn tuế ,sống tới vạn,vạn tuổi ?? Mà vua có sống vậy khg ? Toàn là gạt nhau cho vui ....

HT Thanh Từ đã giảng :" Chúng sanh cõng Phật mà đi tìm Phật " ,cho nên khi những vị tu chứng qủa thì bật cười lớn hoặc chạy ra ngoài sân la thật lớn .....


HT Tịnh Không đã nói: " Tu là tu GIÁC,CHÁNH ,ĐỊNH ,mỗi ngày tụng am quy ngũ giới là vì tu cái này ...."

Muốn điều phục TÂM thì phải NHẬN RA nó ,BIẾT nó GIẢ và không nghe theo nó....THÂN ĐÂU TÂM ĐÓ....TT Thông Phương giảng trong bài CHỚ TIN TÂM MÌNH .

Phật nói chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách, chúng ta tụng hoài sao không qua được khổ ách ? Bởi vì có chiếu kiến đâu ! Chiếu kiến là soi sáng, mà chúng ta không chịu soi sáng thì làm sao thấu tỏ được. Đó là lầm lẫn của chúng ta.

HT Thanh Từ đã nói trong bài NGHIỆP DUYÊN : Tu Phật là khg phải để giành hơn ,khg nói xấu cho người,khg nghỉ xấu cho người,khg gây đau khổ cho người ...đó là TU.....

Khi thân, khẩu và ý hợp nhất thì người ta có định lực rất mạnh.

Trong kinh đức Phật đã bảo: Thân người do tứ đại giả hiệp mà thành, như thế dĩ nhiên khi chết, xác con người phải trả về cho tứ đại.

Loài người đã vì tham đắm cái xác thân nhỏ hẹp, xấu xa, ngắn ngủi, mà bỏ mất cái tâm rộng lớn đẹp đẽ trường tồn.

Trực tiếp biết rõ vọng tưởng không theo; gián tiếp dùng niệm khác đè ép, như trì danh hiệu Phật, trì câu thần chú, khán thoại đầu... Khi nhiếp phục vọng tưởng được yên lặng, chỉ còn tâm thể thường hằng, gọi là kiến tánh, ngộ đạo, nhất tâm...HT Thích Thanh Từ.
Thầy Thích Phước Tịnh đã nói : Mình vun vãi cái gì vào đời sống thì mình nhận cái qủa gấp 2...1 nhỏ nhoi tính toán , 1 phiền muộn tiêu cực vun đến người thì hậu qủa nó đến với mình gấp 2 lần ,chưa có gì không có qủa báo cả....

HT Tuyên Hóa đã nói :
Không được sự chết, sao đổi được sự sống.
Không bỏ được cái giả, sao thành đặng cái chân.

-Chỉ có lạy sám hối thật nhiều trong khi tu thì mới khg bị đổ nghiệp,không thôi thì sẽ bị nghiệp cản trở mình không tu được ....trong Tây Tạng Huyền Bí .

-HT Nhật Quang đã dạy khi phiền não nổi lên diệt trừ bằng cách phải diệt từng niệm nhỏ ....khi thấy niệm gì nổi lên là diệt trừ tức khắc thì sẽ hết phiền não......

http://www.phongthuyhoingo.vn/tieudieut ... #post23938


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Lời dạy của quý Thầy.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Đây không phải là một bài luận của Chư Bồ Tát và Chư Tổ.
Đây chỉ là sự góp nhặt của tác giả. Vì vậy, TTLL xin phép di chuyển chủ đề này tới chuyên mục Phật học tổng quát.

TTLL


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách