CĐC(1)-CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO.

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: CĐC(1)-CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

*Quan niệm về Thân Mạng của hàng Thanh Văn.
Đối với hàng Thanh Văn.Thí "Sanh Tử là việc lớn,Vô thường mau chóng"
Như bài pháp trong kinh 42 chương như sau:(lời giải HT Tuyên Hóa.nguồn:http://www.thuvienhoasen.org/th-kinh-42-chuong-08.html)
Ðức Phật hỏi vị Sa-môn: "Mạng người được bao lâu?" Ở đây, Ðức Phật cố ý đặt ra một cuộc vấn đáp. Ðức Phật vốn không cần phải hỏi người khác về vấn đề này, và cũng không phải vì Ngài không biết nên cần phải hỏi các thầy Sa-môn để có được một đáp án rõ ràng. Thật ra, bởi biết rằng chẳng ai biết tánh mạng con người có thể kéo dài trong bao nhiêu lâu, cho nên Ðức Phật mới có ý hỏi thầy Sa-môn: "Mạng người được bao lâu? Ông cho rằng con người sống được bao lâu?"

Ðáp rằng, thầy Sa-môn này bạch với Ðức Phật rằng: "Thưa, trong khoảng vài ngày. Chừng một vài hôm là có thể chết. Ðời người không dài lắm đâu!"

Ðức Phật dạy, Ðức Phật nói với thầy Sa-môn này rằng: "Ông chưa hiểu Ðạo. Ông vẫn còn chưa hiểu được Ðạo!"

Ðức Phật lại hỏi một vị Sa-môn khác: "Mạng người được bao lâu?" Sanh mạng con người dài độ bao nhiêu?

Ðáp rằng, thầy Sa-môn bạch với Phật: "Thưa, trong khoảng một bữa ăn." Nghĩa là trong thời gian bằng chừng ăn xong một bữa cơm, sanh mạng con người có thể không còn nữa!

Ðức Phật dạy. Ðức Phật nói với thầy ấy: "Ông chưa hiểu Ðạo." Ông vẫn chưa hiểu rõ Ðạo!

Ðức Phật lại hỏi một vị Sa-môn khác: "Mạng người được bao lâu?" Trong quảng thời gian bao lâu thì mạng sống con người kết thúc?

Ðáp rằng, thầy Sa-môn này trả lời Ðức Phật: "Thưa, trong khoảng một hơi thở." Thọ mạng của con người chỉ nội trong một hơi thở ra vô mà thôi!

Ðức Phật dạy, Ðức Phật nói với vị Sa-môn ấy: "Lành thay! Thật tốt lắm thay! Ông đã hiểu Ðạo rồi vậy." Ông đã thấu rõ được Ðạo rồi!

Thuở trước, tại Ấn-Ðộ có một vị vua sùng tín ngoại đạo. Phái ngoại đạo thường tu nhiều loại khổ hạnh; như có người thì trì ngưu-giới (sống theo cách của bò), có người thì trì cẩu-giới (sống theo cách của chó), có người thì lấy tro bôi khắp mình mẩy, có người thì ngủ giường đinh...Họ tu những khổ hạnh của phái du-già, tự hành xác theo đủ mọi hình thức. Trái lại, các thầy Tỳ-khưu tu theo Phật Pháp thì trông có vẻ thanh nhàn, và họ không phải tu tập những khổ hạnh ấy.

Vì thế, vị vua nọ hỏi các đệ tử của Ðức Phật: "Trẫm tin rằng mặc dù phái ngoại đạo tu nhiều thứ khổ hạnh như thế, họ vẫn chưa thể đoạn trừ được lòng tham muốn sắc dục. Tỳ-khưu các thầy tùy tiện như thế thì làm sao mà đoạn trừ được phiền não và lòng dâm dục? Chắc chắn là các thầy không thể nào đoạn trừ được!"

Có một vị Pháp-sư trả lời nhà vua rằng: "Xin Bệ-hạ hãy cho gọi một tù nhân có án tử hình còn bị giam giữ trong ngục đến, và phán rằng: "Trẫm giao cho ngươi một bát dầu. Ngươi phải bưng bát dầu này bằng hai tay và đi trên đường phố. Trong lúc đi như thế, nếu ngươi làm nhiễu một giọt dầu ra khỏi bát, Trẫm sẽ cho đem ngươi ra xử tử; còn nếu nhà ngươi không làm đổ một giọt dầu nào cả, thì khi ngươi trở về, Trẫm sẽ tha tội chết và ngươi sẽ được phóng thích." Sau đó, Bệ-hạ hãy cho một số mỹ nữ đến đàn hát trên con đường mà tên tử tội bưng bát dầu sẽ phải đi qua. Ðợi đến khi tên tù đáng tội chết kia đi hết con đường, Bệ-hạ hãy xem xét bát dầu của hắn. Nếu dầu có bị đổ, thì đương nhiên là hắn phải bị giết. Tuy nhiên, nếu một giọt dầu cũng không đổ, thì Bệ-hạ hãy hỏi hắn đã trông thấy những gì ở dọc đường, thử xem hắn trả lời ra sao."

Nhà vua liền làm theo đúng như thế. Vua cho gọi một tù nhân đã bị kết án tử hình đến và truyền: "Hôm nay đáng lẽ nhà ngươi sẽ bị xử tử, nhưng nay Trẫm cho nhà ngươi một cơ hội có thể thoát được tội chết. Như thế nào ư? Trẫm sẽ giao cho ngươi một bát dầu; và ngươi phải bưng bát dầu trên tay mà đi diễu qua đường phố. Nếu ngươi không để cho một giọt dầu nào sánh ra ngoài, thì khi trở về, ngươi sẽ được miễn tội chết. Còn nếu như ngươi làm đổ dù chỉ một giọt dầu, thì lúc trở về, Trẫm sẽ chiếu theo bản án khi trước mà xử tử nhà ngươi! Vậy ngươi hãy đi thử đi.!"

Người tù nhân theo lệnh vua. Sau khi hắn đi hết con đường và quay trở về, bát dầu của hắn vẫn còn nguyên vẹn, không đổ một giọt!

Nhà vua bèn hỏi: "Khi đi trên đường phố, ngươi đã trông thấy những gì?"

Người tử tù đáp: "Tôi không trông thấy gì khác ngoài bát dầu này! Từng giây từng khắc tôi mải lo canh chừng bát dầu, giữ cho dầu khỏi sánh ra ngoài. Ngoại trừ dầu trong cái bát này ra, tôi chẳng thấy và cũng chẳng nghe gì cả."

Nhà vua hỏi vị Pháp-sư: "Như thế là ngụ ý gì?"

Nhà Sư đáp: "Người tử tù ấy ví như những bậc Sa-môn xuất gia  bởi nhận thấy sanh tử là đại sự, là vấn đề quan trọng hơn cả, nên họ không có thì giờ để vọng tưởng về sắc dục. Họ chỉ nghĩ đến chuyện sanh tử, tương tự như người tử tù kia vậy  nếu hắn sơ ý để sánh ra ngoài một giọt dầu hoặc có một chút phiền não, thì phải chịu chết. Các bậc Sa-môn xuất gia cũng thế  tại sao họ có thể đoạn trừ được dâm dục? Bởi vì họ xem vấn đề sanh tử là trọng đại! Vì sao những kẻ ngoại đạo không thể dứt bỏ lòng ham mê sắc dục? Vì họ không thể hiểu được vấn đề sanh tử, không biết rằng sanh tử là một sự việc lớn lao. Do đó, họ không đoạn trừ được lòng dâm dục."

Vì sao quý vị tu Ðạo mà chưa đoạn trừ được tâm dâm dục? Vì quý vị chưa chân chánh nhận thức được rằng sự vô thường của sanh tử sẽ xảy đến. Nếu biết được tánh cách cấp bách của lẽ vô thường đối với vấn đề sanh tử, hẳn quý vị sẽ chẳng có thì giờ để khởi các vọng tưởng về sắc dục và cũng chẳng có thì giờ để sanh phiền não về vấn đề ấy!


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: CĐC(1)-CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Cái thấy của người chứng đạo đó là " kô cảm giác " . Các ngài nhận cảnh kô 1 tâm tham nào xuất hành và kô có 1 tâm tham nào tức là kô có phân biệt do tham ái chỉ có nhận cảnh phân biệt do trí.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: CĐC(1)-CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

zelda đã viết:Cái thấy của người chứng đạo đó là " không cảm giác " . Các ngài nhận cảnh không 1 tâm tham nào xuất hành và không có 1 tâm tham nào tức là không có phân biệt do tham ái chỉ có nhận cảnh phân biệt do trí.
Vâng.đúng như vậy.Cái thấy của người chứng đạo,không có xen tạp tham ái(thức),tuy vẫn phân biệt nhưng chỉ toàn "Trí".
Ngay chỗ này PG Bắc Tông gọi là Phật Tánh.hoặc nếu Tham ái thì gọi là Vô minh.
Viên xin đưa vào đây một đoạn tuy nói về Không tánh,nhưng cũng có chút ít liên quan:
Hôm nay Viên xin nói về
KHÔNG BẤT KHÔNG. để diễn đạt:
*Phật Tánh không tự tánh.
*Niết Bàn không tự tánh.
Trước khi nói các bạn hãy cùng v/q xem lại đoạn Thi ca Chứng Đạo của ngài Huyền Giác TS nhé:
Phiên âm:
Bất cầu chân, bất đoạn vọng
Liễu tri nhị pháp không vô tướng
Vô tướng vô không vô bất không
Tức thị Như Lai chân thực tướng

Dịch nghĩa:
* Chân đạo sĩ chẳng cầu chân bỏ vọng
Vốn biết rằng: Chân, vọng không có gì!
Bảo rằng "KHÔNG", nhưng không được hiểu "NGOAN KHÔNG"
Rằng là "CÓ", mà không nói là "THỰC CÓ"
* Nhận thức rõ, "Như Lai chân thực tướng"
Sắc là không, không là sắc, bất tương ly
Chân lý duyên sanh, một đạo lý nhiệm mầu
Nhìn "đương thể": SẮC là KHÔNG, KHÔNG là SẮC
(Chứng Đạo Ca)
Phiên âm:
Ma Ni Châu, nhân bất thức
Như Lai tàng lý thân thâu đắc
Lục ban thần dụng không bất không
Nhất lỏa viên quang sắc phi sắc

Dịch nghĩa:
* Tâm trong sáng người người ai cũng có
Nó là Ma Ni là Như Ý bảo Châu (1)
Chẳng mấy ai, biết rõ cái tâm này
Nó mầu nhiệm, thu gọn cả Như Lai tàng tánh (2)
* Sáu thần dụng, thấy sắc mà phi sắc (3)
Một viên quang, rằng không nhưng lại phi không (4)
Nghĩa sắc không, mầu nhiệm vô cùng
Chứng "thật tướng", mối nghi này mới mở hết.

Bây giờ Viên nói về Không bất không nhé.
KHÔNG BẤT KHÔNG -chính là nói thật tánh của Phật Tánh và Niết Bàn.(theo Viên thấy-có thể cái thấy này bất túc,khiếm khuyết...!!!)
*Phật tánh ở đâu?
Tổ Huyền Quang dạy:Giác tánh viên minh, tùng lai trạm tịch, bổn vô ngã vô nhơn chi huyễn tướng, hà hữu sanh hữu diệt chi giả danh, nhân tối sơ nhứt niệm sai thù, tùy mộng tưởng hữu tư sanh diệt. Tuy vân diệt, diệt hà tằng diệt
Giác tánh viên minh.-Chính là Phật Tánh.
Nhưng Gọi là Giác vốn không có gì là Giác.- tùng lai trạm tịch, bổn vô ngã vô nhơn chi huyễn tướng, hà hữu sanh hữu diệt chi giả danh(.Chỉ vì Phật-Tổ muốn cho chúng ta thoát ra khỏi vọng niệm .-tối sơ nhứt niệm sai thù, tùy mộng tưởng hữu tư sanh diệt. Tuy vân diệt, diệt hà tằng diệt.NÊN TẠM GỌI LÀ PHẬT TÁNH.Để chỉ ra cái Vô Minh.Đến khi hết vô minh thì Không có tánh nào riêng có cả.-Chỉ là Một Chơn tướng Bất động.(Phật Tánh hay Chơn tướng Bất Động cũng có thể hiểu là Chơn Như Vô Vi.)
Như bài kệ trong kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy:
Chơn tánh của pháp hữu vi là không
Vì duyên sanh, sanh như huyễn hóa
Vô vi thì không có khởi diệt
Vì chẳng thật, như hoa đốm trong hư không
Phủ định vọng, nhằm khẳng định có chơn
Nếu chấp chơn, thì vọng chơn đều vọng.......

Cho nên nói KHÔNG BẤT KHÔNG.
Vì Phật Tánh là Không tịch,nhưng vẫn diệu dụng thường hằng chứ không phải hoàn toàn không có như lông rùa sừng thỏ. (ngoan không)
*Giác Tánh ở chỗ “Tối sơ Nhứt niệm sai thù”chính là lúc Căn & Trần duyên tác với nhau nếu khởi niệm chấp niệm thì là Vô Minh. khởi niệm không chấp niệm thì là Giác Tánh (Phật Tánh)Cũng chỉ là một nó mà thành.cho nên ngài Huyền Giác TS nói “Vô minh thật tánh tức Phật tánh”.
*Như vậy Phật tánh không có tự tánh.Vì từ “Tối sơ nhứt niệm sai thù “ mà thành Vô minh hay Phật Tánh.(Hào ly hữu sai,thiên địa huyền cách.TTM)
Ngay chỗ này bạn Zelda nói là có tham ái,và chỉ thuần TRÍ.

nguồn:
http://www.hinhdongphatgiao.com/forum/v ... 7905#17905


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: CĐC(1)-CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Dạ thưa thầy đọc xong bài của thầy cọn gần như kô hiểu 100% . Nay con kính xin thầy diễn giải dễ hiểu (bình dân học vụ) giúp con với.
Ngày xưa Đức Phật diễn giải con thấy cũng dễ hiêu( trừ vi diệu Pháp) nay sao con thấy các tổ dùng lời lẽ khó hiểu .......... giống đánh đố quá.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: CĐC(1)-CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

zelda đã viết:Dạ thưa thầy đọc xong bài của thầy cọn gần như không hiểu 100% . Nay con kính xin thầy diễn giải dễ hiểu (bình dân học vụ) giúp con với.
Ngày xưa Đức Phật diễn giải con thấy cũng dễ hiêu( trừ vi diệu Pháp) nay sao con thấy các tổ dùng lời lẽ khó hiểu .......... giống đánh đố quá.
Thế này nhé:
Zelda đưa ra 2 trạng thái TÂM
1/.Tâm Tham Ái.
2/.Trí.

Viên chỉ ra.
1/.Tâm Tham ái.-Là do khi mắt,tai,mủi,lưởi,thân,ý khi tiếp xúc sắc đẹp,âm thanh,mùi,vị,xúc chạm,phân biệt.nếu khởi CHẤP ĐẮM ĐAM MÊ.
*Trạng thái nầy PG Bắc Tông gọi là VÔ MINH.
2/.Trí.-Là do khi mắt,tai,mủi,lưởi,thân,ý khi tiếp xúc sắc đẹp,âm thanh,mùi,vị,xúc chạm,phân biệt.Không khởi ý niệm CHẤP ĐẮM ĐAM MÊ.
*Trạng thái nầy PG Bắc Tông gọi là PHẬT TÁNH.
NGƯỜI CHỨNG ĐẠO SỐNG VỚI PHẬT TÁNH.-KHÔNG SỐNG VỚI VÔ MINH.
Tỉnh-Mê.jpg
Tỉnh-Mê.jpg (12.67 KiB) Đã xem 2122 lần


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: CĐC(1)-CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

*Pháp Quán Thân Như Huyễn.-Của Giáo lý Ma Ha Diễn.
Với cách nhìn THÂN&TÂM của hệ Giáo lý Ma ha diễn,thì Hành giả thường quán Tâm &Thân đều là HUYỄN.
.Thế nào là Huyễn ???
huyễn.jpg
huyễn.jpg (3.01 KiB) Đã xem 2106 lần


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: CĐC(1)-CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

*HUỸÊN.-Là không giả,nhưng không thật,là thấy được,nghe được nhưng không nắm bắc được,là có nhưng không thật có,là không nhưng chẳng hoàn toàn không.
*Có 10 Pháp Như Huyễn:
1/.Như cảnh trong Mộng.
2/.Như Huyễn hóa.
3/.Như tiếng Vang.
4/.Như ảnh trong gương.
5/.Như sóng nắng.
6/.Như Thành Càng Thác Bà.
7/.Như bọt nước.
8/.Như ánh chớp.
9/.Như sương đầu cành.
10/.Như bóng Trăng dưới nước.

Trong kinh Kim Cang Bác Nhả.Đức Phật Dạy:
"Nhất thiết hữu vi Pháp,
Như Mộng,huyễn,bào,ảnh.
Như Lộ,diệt như điển,
Ưng tác như thị quán."

*Như Huyễn Tam Ma Đề là một môn Thiền Định (Tam muội) của Đạo Phật.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật dạy:
"......................
Bất thủ vô phi huyễn
Phi huyễn thường bất sanh
Huyễn pháp vân hà lập
Thị danh diệu liên hoa
Kim cang vương bảo giác
Như huyễn tam ma đề
Ðàn chĩ siêu vô học
Thử A tỳ đạt ma
Thập phương Bạc Già phạm
Nhứt lộ Niết bàn môn."

Nghĩa:
với cái “chơn” kia hãy còn không sanh, huống chi là cái “hư huyễn” làm gì có được.

Ðây là con đường duy nhứt của mười phương các đức Phật tu hành đến cảnh Niết bàn. Pháp này tên là Diệu Liên Hoa, cũng tên Kim Cang Vương Bảo Giác và cũng tên là Như huyễn Tam ma đề. Chỉ tu trong giây phút thì được quả vô học.
Văn Thù Sư Lợi BT.jpg
Văn Thù Sư Lợi BT.jpg (25.81 KiB) Đã xem 2082 lần


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: CĐC(1)-CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

*Thế nào là Quán Tâm Như Huyễn?
Bồ-đề-đạt-ma ngồi nhìn vách tường. Sư Huệ Khả dầm tuyết, rút dao tự chặt cánh tay cúng dường để tỏ lòng cầu pháp,
Sư nói: "Con không an được tâm, xin thầy an tâm cho con."
Đạt-ma bảo: "Đưa tâm cho ta, ta sẽ an cho."
Sư đáp: "Con không thấy tâm đâu cả."
Đạt-ma đáp: "Ta đã an tâm cho con."
chattay1.jpg
chattay1.jpg (9.47 KiB) Đã xem 2056 lần
chattay2.jpg
chattay2.jpg (8.71 KiB) Đã xem 2166 lần
chattay3.jpg
chattay3.jpg (11.98 KiB) Đã xem 2056 lần
chattay4.jpg
chattay4.jpg (13.01 KiB) Đã xem 2052 lần


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: CĐC(1)-CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

* Quán Tâm Như Huyễn (tt).
-Thế đấy.-Bản Thể của Tâm là "Vô tướng bất động",hiện tượng của Tâm là"Huyễn hiện tùy duyên".
@.Chúng sanh lại nhận cái"huyễn hiện tùy duyên đó làm TÂM.
@. nhận cái duyên sanh của Pháp giới tính làm TÂM.
@.Bản Thể"Tánh Không" có 2 hiện tượng.-TỊCH và CHIẾU.Chúng sanh nhận phần CHIẾU làm TÂM.
-CHIẾU:Là nói Chơn Tâm có công năng khởi niệm.Chúng sanh chấp niệm khởi tương tục đó làm tự Ngã (Tâm).
Tổ nói:"Muội Thiên Chân tùy Huyễn vọng,Xã thực tế nhận Không Hoa."
Người thường quán như vậy gọi là Quán Tâm Như Huyễn.
@>Kinh kim cang bác nhả dạy:
quá khứ tâm bất khả đắc,hiện tại tâm bất khả đắc,vị lai tâm bất khả đắc.
Cho nên biết rằng tâm như huyễn.
@>Trong Kinh Tâm Địa Quán, quyển 8 có câu: Tam giới chi trung, dĩ tâm vi chủ. Năng quán tâm giả cứu cánh giải thoát. Bất năng quán giả, cứu cánh trầm luân ...
NHƯ VẬY GỌI LÀ QUÁN TÂM NHƯ HUYỂN.
TÂM HUYỄN.jpg
TÂM HUYỄN.jpg (3.67 KiB) Đã xem 2036 lần


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: CĐC(1)-CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

*Thế nào là Quán Thân như huyễn.
TA LÀ AI ???
Lang thang trên cỏi trần ai.
Nữa đêm thức giấc, hỏi ai Đạo mầu.?
Tâm thắc mắc “Ta” từ đâu đến.?
Chết đi rồi, tâm thức về đâu ?
Đời người đây được bao lâu
Thoảng qua phút chốc, lệ sầu chia ly
Thân thọ khổ, hay thân hưởng lạc?
Nợ trần gian, nào khác tù lao
Sang hèn, No đói, bịnh đau.
Tai ương , oan nghiệt, thay nhau cực hình.

Khi Thần thức vào thai thọ mạng.
Trôi qua dần chín tháng thai nhi.
Chào đời la khóc tức thì.
ấm no mấy chốc, tới khi trưởng thành.
Đây danh vọng, đây tình, đây nghiệp.
Đấy oan gia, muôn kiếp tương phùng.
Trả vay, vay trả, tận cùng.
Kéo về một lúc, điên khùng tâm cang.
Người đặng phước giàu sang lắm của
Được thân người sáng sủa tinh anh.
Đấy là báo ứng nghiệp lành.
Sống vun cội Phúc, Thác sanh cỏi trời.
Đặng sang giàu, duyên lành khéo giử.
Gieo nhân ác, nghiệp dử phải mang.
Chết rồi lìa khỏi trần gian.
Hồn sa địa ngục, gánh mang tội hình.

Lại còn chuyện thân người bất tịnh.
Khỏe thời cười, đau bịnh khóc la.
Ruột gan, Ung buớu, Sida.
Của tiền, vàng bạc còn là “thuốc tiên”?.
Tâm điên đảo, nghĩ suy điên đảo.
Chẳng hiểu ra quả báo là đây.
Mấy khi tỉnh ngộ phút giây.
Quay đầu thấy bến, cắt dây luân hồi.
---oOo---
Chợt thức tỉnh nghe gà báo sáng.
Mé trời đông hé áng bình minh.
Non xa xa vẩn cứ lặng thinh.
Đâu là cỏi tịnh, tâm minh tìm về.
“Vô quái ngại có chi khủng bố
tức xa lìa mộng tưởng đảo điên”
lời kinh thâm thẫm vô biên.
Nghĩa kinh vi diệu, tới liền bờ kia.
“ấy sắc tướng củng đồng không tướng”
Không tướng kia chơn thiệt bất hư.
Đó là Pháp Tánh Chơn Như.
Thọ, Tưởng, Hành, Thức như như đồng hành.
Củng Thọ, Tưởng mà không Thọ, Tửơng
Củng quán Không mà chẳng thấy Không.
Tâm Như tuy khác mà đồng.
Nhơn vì chấp trước nên không thấy bờ.
Chấp mắt thấy, tai nghe là thật.
Chấp có thân nên chấp có “Ta”.
Gây Nhân, nghiệp chướng sâu xa.
Bây giờ chịu Quả, gọi là chúng sanh.

---oOo---
Trước Phật tiền, Tâm cầu sám hối
Tội lổi xưa xin thật tỏ bày.
Cúi đầu quy mạng Phật đài.
Nguyện tu rốt ráo, độ rày chúng sanh.
Độ tất cả mười phương, sáu cỏi.
Thấy Chơn Tâm, cải hối, hồi đầu.
Từ, Bi, Hỷ, Xã, làm câu sửa mình.
Lấy chử “Nhẫn” ghi xương khắc cốt.
Căn với Trần củng một chử “Không”
Tâm đây vốn tánh đại đồng.
Chẳng thêm, chẳng bớt, mênh mông vô bờ.
Chử “Hoà” xử thế với đời.
Tịnh Tâm, dưởng tánh, chẳng dời đỗi thay
Làm tất cả những lời Phật dạy.
Bóng thời gian như nước chảy qua cầu.
Thiền na soi rọi nhiệm mầu
Tuệ tri ngọn gió, thẫm sâu suối ngàn.
“Tam thế Phật y đàng bát nhã
Đáo bồ đề chứng quả chánh chơn.”
(CHIẾU THANH mod hinhdongphatgiao)
thân huyễn hóa.gif
thân huyễn hóa.gif (279.44 KiB) Đã xem 2102 lần


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: CĐC(1)-CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

*Thế nào là Quán Thân như huyễn. (tt).
Đối với hành giả tu “Như Huyễn Tam ma Đề”,thường quán 18 giới vốn Không.
18 giới gồm có:CĂN-TRẦN-THỨC.
*6 căn:mắt,tai,muổi,lưỡi,thân, ý. Gọi chung là CĂN
*6 trần:màu sắc, âm thanh,mùi ,vị,sự xúc chạm,sự suy nghĩ.gọi chung là TRẦN.
*6 thức:sự biết của.-mắt,tai,mủi,lưỡi,thân, ý .gọi chung là-THỨC.
Tất cả 18 giới này chỉ là tướng duyên hợp,nghĩa là do nhân duyên giả hợp không có tự thễ.là Pháp Như huyễn,như mộng.v.v…
Do quán 18 giới như huyễn nên hành giả thoát khỏi sự tham sống sợ chết.và nhân đây thấy được chân lý,chứng được Đạo quả.
Thuở Đức Phật còn tại thế.Ngài Xá Lợi Phất lúc ấy chưa xuất gia.
Một hôm Xá Lợi Phất gặp Tỳ kheo Mã Thắng đi khất thực.Nhìn thấy oai dung Tỳ kheo trang nghiêm thanh tịnh,toàn thân toát ra vẽ Thánh thiện giải thoát.Xá Lợi Phất bèn lẽo đẻo đi theo TK Mã Thắng.
Sau khi chờ TK Mã Thắng thọ thực xong.Xá Lợi Phất khẫn khoảng yêu cầu dạy cho Pháp yếu có thể làm cho Ngài đựoc giải thoát an lạc.
Mã Thắng Tỳ kheo bèn nói kệ:
“Các Pháp do duyên sanh,
Lại theo duyên mà diệt.
Đức Phật Đại sa Môn,
Thường giảng dạy như vậy”.
Nghe xong ngài Xá Lợi Phất liền chứng quả Tư Đà Hoàn.
Sau khi trở về nhà.Ngài Xá Lợi Phất bèn kể lại cho bạn mình là ngày Mục kiền Liên.
Mục Kiền Liên nghe cũng lập tức chứng quả Tư Đà Hoàn.
XLP&MKL.JPG
XLP&MKL.JPG (20.15 KiB) Đã xem 2098 lần


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: CĐC(1)-CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

*Thế nào là Quán Thân như huyễn. (tt).
Hỏi:Ở trên đã nói quán Thân như huyễn.Sao ở đây lại nói 18 giới?
Đáp:
Thân có 3 phần:
1/.Nội Thân gồm có 6 căn.-mắt,tai,mủi,lưỡi.thân,ý.Nếu chỉ có một món thời không thể thành một cái Thân.Do vậy nói Thân Như huyễn.
2/.Ngoại thân gồm có.-săc,thinh,hương,vị,xúc,pháp.Bởi vì chúng sanh lấy 6 trần nay để duy trì Thân mạng.Ví dụ phải ăn (vị+xúc+pháp)Nếu không có 6 trần Thân không thể tồn tại.Do vậy nói Thân như huyễn.
3/.Huyễn Thân gồm có.-Nhãn thức,nhỉ thức,tỷ thức,thiệt thức,thân thức,ý thức.Huyễn Thân này là do CĂN và TRẦN duyên tác với nhau mà vọng sanh.Nhưng nếu không có nó thì Thân mạng không thể có được.Do vậy nói Thân như huyễn.
chung tay.jpg
chung tay.jpg (2.85 KiB) Đã xem 2092 lần


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách