Giải về trí tuệ.

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Giải về trí tuệ.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Kính chào chư vị bạn hữu, đã thấy rất nhiều trường hợp PT chúng ta tranh luận thế nào là trí tuệ, nhân đây xin được góp chút ý để cùng nhận ra thế nào là trí tuệ. Theo đúng như ý mà Đức Phật thuyết,và dựa vào 2 tiêu chí .
1.Dẫn chứng bằng Kinh
2.Dẫn chứng bằng sự suy xét hay thực nghiệm.
Khi cả 2 điều này hòa hợp mà chứng minh cho nhau , tin chắc chúng ta đã tìm ra chân lý Trí Tuệ là gì.

1/Trí Tuệ là gi?

Đầu tiên Zelda xin trích ngang 2 đoạn trích để nói về sự hiểu biết có thể đưa đến lợi ích giải thoát hay còn gọi là trí tuệ.
Đừng tin tưởng vào một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân. Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng. Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người. Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn”.

Tăng Chi Bộ Kinh
(The Anguttara Nikaya/The "Further-factored" Discourses)
Này A Nan Ða ! Ông hãy tự xem mình là nơi nương nhờ của chính ông. Ông hãy xem trí tuệ chơn chánh của mình là pháp cứu rỗi duy nhất, vì một đệ tử thấm nhuần Phật giáo không bao giờ mong cầu nơi tha lực để giải thoát sự sinh tử luân hồi của chính mình.
Theo như 2 đoạn trích trên chúng ta dễ dàng nhận ra , Đức Phật dạy rằng hãy đừng tin bất cứ thứ gì ngay cả lời của Đức Phật Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân.
Nhưng Đức Phật lại chỉ ra một đường hướng hay một cái chuẩn. Có thể tìm ra chân lý của cuộc sống đó là : Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác.Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn. Như vậy tất cả những gì do các bạn từng trải và qua kinh nghiệm thực tiễn , tự nhận thấy thực rõ không do tin ai hay bất kì điều gì. Đây mới là cái chuẩn đáng tin cậy mà Đức Phật đã dạy.

Tiếp theo là đoạn trích về lời dạy của ngài đối với Đại Đức Anan . Ngài đã xác định thêm một lần nữa, đó là đừng tin vào cái gì hết ngoài trí tuệ chân chánh của bản thân mình.

Như vậy qua 2 đoạn trích trên Trí Tuệ là cái gì ?
Zelda xin xác nhận rõ là Đức Phật không nói trí tuệ là trí nhớ, hay những gì mình sao chép copy mà có được .
Vì những thứ ấy mình hoàn toàn không hiểu không trải nghiệm , không từng trải mà chỉ là tin , là do thuộc bài mà có . Không khác gì là thuộc lòng những lời dạy như một con vẹt mà Đức Phật dạy rõ là không đáng tin "Đừng tin tưởng vào một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều nói đi nhắc lại".
Như vậy trí tuệ chính là sự trải nghiệm,sự từng trải và nhận thấy rõ không vì tin vào bất kì điều gì cả , và lưu ý phải có lợi ích không phải là vô ích.
"Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác"
Xét rõ trí tuệ chính là những kiến thức gì mà đã qua suy xét , và kinh nghiệm rõ ràng, tức là ta phải đối chứng qua thực tiễn cuộc sông khách quan.

2/Nâng cấp trí tuệ
Muốn nâng cấp được trí tuệ này, trước nhất phải hiểu rõ , sâu hơn phần đầu tiên Zelda đã nói , vì phần trên Zelda chỉ nói 3 phần nổi ,còn 7 phần chìm nữa thì nằm trong Tạng Vi Diệu Pháp .
Các bạn có thể dễ dàng nhận ra vì sao các bậc thánh Alahan có trí tuệ cao thâm đến vây.
Vì các ngài đã đoạn tận lậu hoặc hay không còn tham ái và không bao giờ khởi sinh tham ái .
Theo tạng Vi Diệu Pháp thì có tất cả 16 trí tuệ hết thảy.
Theo cách nghĩ thường thì người ta cho rằng trí tuệ là một danh hay là sắc gì đó. Tức là một cái đối tượng rõ rệt . Tuy nhiên đây là cách hiểu sai lầm , vì nếu các bạn nghiên cứu thiền để có trí tuệ hay còn gọi là Thiền Tuệ , thì bạn sẽ thấy rõ có tất cả 16 bậc để đoạn tân tham ái, và cũng chính là 16 trí tuệ thuộc thiền Tứ Niệm xứ.Đến trí tuệ cuối cùng là trí tuệ cao thượng nhất , không còn tham ái nữa.
Do vậy các bạn hãy tưởng tượng như sau: Một ly nước chứa nước trong đó.
Gọi nước là tham ái, khi ly nước này bị bốc hơi bớt thì gọi là trí tuệ phát triễn , chính sự bốc hơi được gọi là trí tuệ phát triển. Như vậy trí tuệ chính là cái sự không tham ái , hay khoản trống của ly nước sau khi bốc hơi.
Như vậy chúng ta có thể hiểu là trí tuệ chính là sự thụt lùi của ly nước, sự thụt lùi này khác với ly nước bị buốc hơi, vì nước bốc hơi rồi thì mới có sự thụt lùi.
Do vậy khi các bạn đốt cháy Tham , Sân , Si thì các bạn có trí tuệ.
Phương cách thực hiện đốt cháy trí tuệ không cách nào khác là Thiền Tứ Niệm Xứ, vì thiền này chứa đủ Giới,Đinh,Tuệ.
Nếu có ai hỏi Zelda trí tuệ thế nào ra sao, Zelda thật khó trả lời.Và chỉ biết nói " khi bạn bớt đi hay hạn chế được lòng tham của bạn bằng sự quán xét chân chánh hay có tư duy nghĩ đến lợi ích của mình thông qua lợi ích của người khác , thì đó chính là trí tuệ".
3/Vì sao gọi Trí Tuệ sinh trên 5 uẫn?
Vì 5 uẫn có chưa đựng tham ái trong đó, khi sự tham ái trong đó bị đoạn diệt , gọi là trí tuệ đang có trên nó , và khi đoạn diệt hết thì gọi là bậc Alahan ( vô học hay đại trí tuệ), tức là hết cái cần phải học rồi đó bạn.

Kết luận: Để tìm được con đường giải thoát cho chính bản thân mình và mọi ngươi,xin các bạn hãy tin tưởng vào trí tuệ hay sự suy xét của bản thân mình.Song song với việc tu thiền tuệ, để đốt dần sự tham ái.
Người không thể đọc hiểu được kinh điển sách vở hay nói cách khác là không khả năng giải thoát, không khả năng suy xét , loài đó ngoài loài ngừoi và chư thiên. Do vậy Đức Phật có danh hiệu là Thiên Nhân Sư( thầy của Chư Thiên và Nhân loại thôi), ngoài ra ngài không chỉ dạy được vì các loài đó không biết suy xét chân chánh.
Nói thêm:
Quỷ vương hỏi: làm thế nào để vượt qua mọi khó khăn?
Đức Phật trả lời: Niềm tin

Niềm tin đây là : tin vào sự cố gắng của chính bản thân mình, bạn có thể khảo sát điều này qua hàng loạt vĩ nhân và những người thành công trong cuộc sông. Zelda xin cam đoan 100 người trả lời như 1.
Phần sau Zelda sẽ phân tích theo thực nghiệm cuộc sống , suy xét, hay trí tuệ của Zelda về đề tài này, lần này chỉ nói đến kinh sách thôi.
Trân trọng kính chào , có điều chi sơ sót xin chư vị bỏ qua cho , nhất là lỗi chánh tả.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
beyeu3nam
Bài viết: 38
Ngày: 07/04/08 20:37
Giới tính: Nữ
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: .....

Re: Giải về trí tuệ.

Bài viết chưa xem gửi bởi beyeu3nam »

tangbong :-P


"Lạnh chết, không phan duyên
Đói chết, không hóa duyên
Nghèo chết, không cầu duyên
Tùy duyên không đổi, không đổi tùy duyên
Chúng ta quyết định thực hành ba tông chỉ này
Xả mạng vì Phật sự
Tạo mạng vì tăng sự
Chánh mạng vì bổn sự
Nơi sự hiểu lý, nơi lý hiểu sự
Luôn hành tổ sư nhất mạch tâm truyền."
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Giải về trí tuệ.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Để có thể giúp cho các bạn hiểu hơn về giáo lý NT , do vậy Zelda xin kết tập những phần trả lời có liên quan đến chủ đề này vào đây.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Giải về trí tuệ.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Phần trả lời của Zelda và bạn NonregisterC bên diễn đàn http://community.vietfun.com/showthread ... ost5897425
Chào bạn Zelda.

NR thật không dám. NR cũng chỉ đang tập tành tu hành, nên không dám chia sẻ nhiều. Đức Phật dạy chúng ta hãy tự làm ngọn đuốc thắp sáng cho chính mình. Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng "Ý Dẫn Đầu Vạn Pháp" Từ Tâm của chúng ta mà thế giới hiện tượng biến hóa. Bao nhiêu pháp mà Đức Phật dạy, Tứ Diệu Đế, vân vân và vân vân cũng phải tu tập từ tâm mà ra (Hữu Vi, Tục Đế) trước khi đạt đến Vô Vi, Chân Đế. Các pháp đều nương nhau mà có, cũng từ do Tâm mà ra. Ngài Bồ Đề Đạt Ma trong Huyết Mạnh Luận cũng có nói, "Chưa đắc ngộ thì nói gì cũng vô minh" Đức Phật dạy chúng ta phải phá tan mọi tà kiến của chính bản thân mình trước rồi, và dù có chia sẽ với người cũng phải qua con đường từ bi. Chính Đức Phật cũng phải đã phá ngài trước rồi mới độ trì chúng sanh.

NR nghĩ rằng những lời dạy của Đức Phật khi ngài dạy cho người Kalama sẽ giúp chúng ta phát huy trí tuệ và không bị lầm lẫn khi phê phán một ai, và cũng là guideline cho chúng ta trên con đường tự chứng.
Zelda đáp :
Zelda kính chào bạn NonregisterC .
Theo Zelda thì nhận định của bạn rằng
(Hữu Vi, Tục Đế) trước khi đạt đến Vô Vi, Chân Đế
.
Theo thiển ý của Zelda thì cho rằng bạn có phần hiểu sai .
Theo tạng Abhidhamm ( Thắng Pháp ) . Có nói rõ chân lý có 2 .
Hai ở đây gồm Tục Đế( bên ngoài) và Chân Đế( bên trong), do chân lý có 2 như vậy nên Pháp cũng có 2 tương tự . Do con người chúng ta còn chấp vào thất tình lục dục nên nhận sai chân lý, tức là nhận sai pháp ấy bên ngoài là thế nào , bên trong là sao.
Pháp Hữu vi và Pháp Vô vi (Niết Bàn) gồm lại gọi là Pháp Chơn Ðế
Danh chế định và Nghĩa chế định gồm lại gọi là Pháp Tục Ðế.

Để có thể bạn hình dung rõ hơn nữa, Zelda có thể nói rằng pháp tục đế là , cách diễn tả pháp ấy theo phong tục tập quán, ví dụ như là con người được gọi là Ta , cái này đúng chứ không sao theo Chân lý Pháp Tục Đế , đây là chân lý . Do vậy chúng ta phải nhận rõ.
Còn Pháp Chân Đế thì tức là cái thực bên trong , hay gọi là cai bản chất của pháp ấy , ví dụ như con người là tập hợp của 5 uẫn tức là không có gì của ta , không có cái ta( linh hồn , tự ngã) trong đây, không có cái ta.
Như vậy với Chân lý Tục Đế gọi con người là Ta là đúng, vì rõ ràng thân này là ta chứ của ai, cách gọi theo dân gian là vậy.
Nhưng với Pháp Chân Đế không gọi vậy được , vì pháp chân đế là pháp xét bản chất bên trong , do vậy nói rằng không có ta , không có của ta chỉ có giả hợp ngã, là 5 uẫn mà thôi.

Bát Nhã Tâm Kinh có câu : Sắc Tức Thị Không, Không Tức Thị Sắc . Vế đầu là pháp Chân Đế, vế sau là pháp Tục Đế,là người PT Zelda hy vọng chúng ta nên nắm rõ điều này. Vì không thôi lại lấy Chân Đế và Tục Đế dán dính vô nhau sinh nên mâu thuẫn vốn dĩ không đáng có.
Cách để nhận rõ được Chân Lý , tức nhận thấy rõ 2 pháp tục và chân đế này. Không còn cách nào bằng cách dùng nhân của 37 phâm trợ bồ đề : Bát Chánh Đạo , Thất Giác Chi , Tứ Tinh Cần, Ngũ Quyền,(Pañcindriya),Ngũ Lực (Pañca-bala).......v.v.v..




Về phần Ngài Bồ Đề Đạt Ma nói, "Chưa đắc ngộ thì nói gì cũng vô minh"
Điều này cũng cần chúng ta hiểu sâu và suy xét cặn kẽ, keo lại hiểu sai lời ngài thì nguy mất.
Nếu phàm phu chưa nắm rõ các giáo nghĩa căn bản thì phán ngay câu này ý ngài ấy nói là" bất kì hành động nào của chúng sinh cũng đều là vô minh, mà đã là vô minh thì không thể thấy được rõ Chân Lý .
Điều này là không đúng, vì nếu xét theo bình diện thực tiễn cuộc sống , thì ai cũng thấy rằng chúng sinh chúng ta làm đúng nhiều thứ lắm, minh nhiều lắm chứ có phải là vô minh không đâu.
Như là nhà lầu , xe hơi, công nghệ thông tin, vệ tinh .......v.v..v Những thành tựu đó rõ ràng không phải do may mắn mà có mà là do công sức suy xét, nghiêm cứu của con người mà có .
Do vậy thông qua thực tiễn đó ta thấy rằng dù chúng sinh là vô minh , hành động là vô minh . NHưng Vô MInh đến mức nào thì phải xem lại.
Thật ra không vô minh đến mức ta không có thể " GẠN ĐỤC KHƠI TRONG ".Được đâu.
Cách có thể gạn đục khơi trong đó chính là suy xét chân chánh, tức là chúng ta quan sát rõ sự vật hiện tượng , đồng thời không khởi nên một tư tưởng nào thiên vị nào , chính lúc này là lúc ta đang gạn đục khơi trong.Chính vì vậy Đức Phật đã dạy "Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác"
Thực tiễn và nhận là đúng , tức là suy xét qua thực tế khách quan , là gạn đục khơi trong đó các bạn.

Để củng cố thêm niềm kiến thức Zelda xin trích 2 hồng danh Đức Chánh BIến Tri để minh chứng.

Hạng chúng sinh có thể suy xét và hạng chúng sinh không thể suy xét
Có những chúng sinh như : ngạ quỷ, súc sinh các loại , con người điên, con người si mê tà kiến ...v..v. thì suốt cuộc đời chẳng làm ra được cái gì gọi là đúng cả. Vì họ không có khả năng quan sát và suy xét.
Ví dụ : con chó sống với loài người chúng ta đến nay cũng khá là lâu rồi, nhưng thật sự chúng ta thấy nó có phát triển hay là làm được cái gì có ích chưa ? Vì chúng không có khả năng suy xét và quan sát thân , thọ , tâm , pháp( tứ niệm xứ).
Ngạ quỷ thì Zelda chưa thấy nhưng theo kinh điễn thì họ còn kém phước hơn loài súc sinh nữa nên chắc cũng không khá gì hơn.
Nhưng có hạng người si mê tà kiến thì thật quá uổng thay. Họ không thích suy xét, họ rất suy mê vào một kiến chấp thủ nào đó, điều này có thể nhận ra các cuộc đặc bom tự sát của con người, những kẻ vì tình mà đi làm hại người khác, những kẻ học đạo nhưng lại quá chấp quá si vào giáo điều đó mà lại không thèm suy xét, nữa là những người điên do bị quả báo của Tham , Sân , Si quá nặng. Những hạng người này họ không có khả năng suy xét, hoặc là có thể suy xét nhưng lại không tin vào năng lực đó , nhưng lại luôn luôn ôm đống giáo điều gì đó vào thân. Trường hợp này Zelda cảm thấy rất đáng tiếc cho họ , uổng cả một kiếp người.
Do những trường hợp trên Đức Phật Thích Ca có 2 hồng danh là :
-Thiên Nhân Sư( thầy của người và trời mà thôi)
-ĐIều Ngự Trượng Phu ( Chỉ tế độ cho những ai đáng để tế độ).
Zelda cố tình thêm các trợ từ nhấn mạnh, để các bạn nhận ra rõ hơn về ý nghĩa hồng danh của ngài.
Theo sự phân tích chắc các bạn đã rõ thì 2 hạng súc sinh và ngạ quỷ thì Đức Phật cũng không thể tế độ nên ngài chỉ có thể là thầy của chư Thiên và Nhân loại mà thôi.
Nhưng mà đến đây lại vướng thêm cái nữa đó là lỡ chư thiên hay nhân loại đó không đáng để tế độ vì lý do gì đó thì sao ? Do vậy Đức Phật của chúng ta có thêm hồng danh nữa đó là Điều Ngự Trượng Phu

Nhân ngày lễ Vesak ( Lễ Tam Hơp , Đức Bồ Tát Đản Sanh, Đức Bồ Tát thành Phật , Đức Phật viên tịch ). Kính chúc chư PT có được những thành tựu mĩ mãn trên con đường học đạo.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Giải về trí tuệ.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Một bài viết bên http://phattuvietnam.net/diendan/viewto ... 0880#10880
Đầu tiên xin chúc mừng Đại Lễ Đức Bồ Tát Đản Sanh .

Tiếp tục với câu chuyện của chúng ta , Zelda nhận thấy rằng qua thực nghiệm rõ ràng chúng ta thay trí tuệ đi chung với Vô Minh , chứ không phải Vô Minh đến mức gọi rằng không có trí tuệ .
Thiết nghĩ các bạn cũng đồng quan điểm.
Trích dẫn:
Bạn có bao giờ thấy giấy gói được lửa chưa?


Giấy không gói được lửa nhưng có thể che được lửa đó bạn à.

Trí tuệ ko fải là đối trị của vô minh, vô minh ko che trí tuệ..chỉ đơn giản là khi có trí tuệ thì hết vô minh, và khi vô minh thì làm sao gọi là có trí tuệ được. Và bản chất của mỗi con người đều có trí tuệ tiềm ẩn,Phật đã nói tất cả chúng sanh đều có thể chứng thành Phật.Điều đó có nghĩa tất cả chúng sanh nếu chịu khó tu tập, làm việc thiện tích phước và tin vào Đức Phật thì đến 1 kiếp nào đó khi nhân duyên đã hội đủ đều có thể có trí tuệ, giảm thiểu vô minh và chứng 1 quả vị nào đó.


Thông qua bài viết giải về trí tuệ(http://phattuvietnam.net/diendan/viewtopic.php?t=1966 ) . Hy vọng sẽ giúp các bạn nhận ra 1 điều: KHI CHÚNG TA SUY XÉT TỨC LÀ CHÚNG TA ĐANG GẠNG ĐỤC KHƠI TRONG
Điều này có nghĩa rằng nếu bình thường chúng ta trong tư thế dễ duôi không chánh niệm , mơ tưởng , đam mê, ...v...v. lúc này chắc chắn bạn và tôi đều nhận ra rằng chúng ta chẳng có suy nghĩ hay suy xét gì cả, đơn giản chỉ là sống vậy thôi . Lúc này là lúc chúng ta vô minh và có khả năng làm sai .
Nhưng khi chúng ta bình tĩnh , quan sát tâm, bắt đầu suy xét hay còn gọi là như lý tác ý . Chính lúc này chúng ta đang bắt đầu vén đi lớp mờ của Vô Minh và nhìn rõ vào sự thật. Các bạn lưu ý điểm này mà Zelda đã cố nhấn mạnh trong bài viết " giải về trí tuệ" đó là khi tham ái bị giảm thiếu tức là chúng ta đang phát sinh trí tuệ, chứ trí tuệ không phải là một danh hay sắc nào cả . Do vậy khi ta suy xét tức lúc này chúng ta đang vén đi lớp màn vô minh ấy, hành động này ngay tức khắc gọi là giảm thiểu vô minh ( như lý tác ý) gọi là phát sinh trí tuệ.Trong Phật Giáo Nguyên Thủy thì gọi là hành động đó là " vô tham , vô sân , vô si" . Gọi đến VÔ Tam Độc vậy xin các bạn đừng hiểu lầm là đoạn trừ Tam Độc, nó chỉ mang ý nghĩa Tham Sân Si tạm thời không khởi, tham ái là một tiến trình sinh và diệt khi nó diệt chính là giai đoạn này.Nhưng rồi sẽ lại khơi lên mà thôi.
Nói đến đây thiết nghĩ các bạn thấy rõ rằng trí tuệ chính là sự quan sát, có tác ý cầu nhận thấy rõ , hay còn gọi là quan sát .
Một thực tế rõ nhất, những cái gì mà bạn đang sử dụng đây như là xe, PC, nhà, của cải vật chất ...v.v.v.những thứ đó xuất phát rõ rằng là từ trí tuệ chứ không phải là vô minh hoàn toàn, vô minh hoàn toàn cho ra quả làm sai, mà làm sai thì sao có được của cải vật chất như bây giờ đúng không các bạn?

Hạng chúng sinh có thể suy xét và hạng chúng sinh không thể suy xét
Có những chúng sinh như : ngạ quỷ, súc sinh các loại , con người điên, con người si mê tà kiến ...v..v. thì suốt cuộc đời chẳng làm ra được cái gì gọi là đúng cả. Vì họ không có khả năng quan sát và suy xét.
Ví dụ : con chó sống với loài người chúng ta đến nay cũng khá là lâu rồi, nhưng thật sự chúng ta thấy nó có phát triển hay là làm được cái gì có ích chưa ? Vì chúng không có khả năng suy xét và quan sát thân , thọ , tâm , pháp( tứ niệm xứ).
Ngạ quỷ thì Zelda chưa thấy nhưng theo kinh điễn thì họ còn kém phước hơn loài súc sinh nữa nên chắc cũng không khá gì hơn.
Nhưng có hạng người si mê tà kiến thì thật quá uổng thay. Họ không thích suy xét, họ rất suy mê vào một kiến chấp thủ nào đó, điều này có thể nhận ra các cuộc đặc bom tự sát của con người, những kẻ vì tình mà đi làm hại người khác, những kẻ học đạo nhưng lại quá chấp quá si vào giáo điều đó mà lại không thèm suy xét, nữa là những người điên do bị quả báo của Tham , Sân , Si quá nặng. Những hạng người này họ không có khả năng suy xét, hoặc là có thể suy xét nhưng lại không tin vào năng lực đó , nhưng lại luôn luôn ôm đống giáo điều gì đó vào thân. Trường hợp này Zelda cảm thấy rất đáng tiếc cho họ , uổng cả một kiếp người.
Do những trường hợp trên Đức Phật Thích Ca có 2 hồng danh là :
-Thiên Nhân Sư( thầy của người và trời mà thôi)
-ĐIều Ngự Trượng Phu ( Chỉ tế độ cho những ai đáng để tế độ).
Zelda cố tình thêm các trợ từ nhấn mạnh, để các bạn nhận ra rõ hơn về ý nghĩa hồng danh của ngài.
Theo sự phân tích chắc các bạn đã rõ thì 2 hạng súc sinh và ngạ quỷ thì Đức Phật cũng không thể tế độ nên ngài chỉ có thể là thầy của chư Thiên và Nhân loại mà thôi.
Nhưng mà đến đây lại vướng thêm cái nữa đó là lỡ chư thiên hay nhân loại đó không đáng để tế độ vì lý do gì đó thì sao ? Do vậy Đức Phật của chúng ta có thêm hồng danh nữa đó là Điều Ngự Trượng Phu.

Xem xét câu nói của Tổ Sư thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma(BDDM)
Nói đến đây Zelda mong các bạn xem xét lại câu nói của Ngài Bồ Đề Đạt Ma trong Huyết Mạnh Luận cũng có nói, "Chưa đắc ngộ thì nói gì cũng vô minh". Có đúng lắm không thưa các bạn ?
Theo thiển ý của Zelda thì có đúng nhưng ẩn ý cao sâu. Vì rõ ràng chúng sinh có vô minh , hành động của chúng sinh không thể nào là minh hết được , ít gì cũng có vướng chút ít dù là đã gạn đục khơi trong.
Tuy nhiên nếu chúng ta không suy xét nhận rõ thì chúng ta lại cho rằng ngài BDDM nói rằng chúng ta làm cái gì cũng vô minh nên không thể dùng bất kì hành động nào của bản thân để có thể đưa lại lợi ích.
Nhưng qua những ý trên Zelda đã phân tích hy vọng các bạn hiểu rõ rằng dù còn là vô minh , dù hạnh động đó có vô minh, nhưng mức độ ra sao? thế nào? có đủ gọi là không thể suy xét như là ngạ quỷ hay là súc sinh hay kô?
Rõ ràng là không , dù con người chúng ta có vô minh , nhưng mức độ đó không đủ để làm con người không có khả năng suy xét đâu. Do vậy trong bài kinh trong Tăng Chi Bộ Kinh Đức Phật đã dạy rõ là phải suy xét thực chứng và trong bài kinh ngài dạy Đại Đức ANan đã nói rõ nên tin tưởng vào trí tuệ chân chánh của mình.
Này A Nan Ða ! Ông hãy tự xem mình là nơi nương nhờ của chính ông. Ông hãy xem trí tuệ chơn chánh của mình là pháp cứu rỗi duy nhất, vì một đệ tử thấm nhuần Phật giáo không bao giờ mong cầu nơi tha lực để giải thoát sự sinh tử luân hồi của chính mình.
Chúc các bạn có một buổi tối hạnh phúc nhân ngày Đức Bồ Tát Đản Sinh .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.40 khách