Phần đông đều chưa hiểu từ VÔ MINH

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Phần đông đều chưa hiểu từ VÔ MINH

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

I. VÔ MINH (Hay Vị Tỷ-kheo) (S.iii,162)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn...

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

– “Vô minh, vô minh”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Cho đến như thế nào, một người là vô minh?

4-8) – Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.

9) Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Phần đông đều chưa hiểu từ VÔ MINH

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Lành thay, lành thay, này Hiền hữu! khi Hiền hữu đã khéo tác ý và nói lên ý nghĩa này. kinhle
Này Hiền hữu! phần đông người ta chưa hiểu từ VÔ MINH, và này Hiền hữu! phần đông người ta cũng chưa hiểu từ MINH.

Này Hiền hữu! như thế nào là MINH?
"II. Minh (Hay Vị Tỷ-kheo) (S.iii,163)

1-4) Nhân duyên ở Sàvatthi... Ngồi xuống một bên, vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- "Minh, minh", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, như thế nào là minh? Cho đến như thế nào, một người là minh?

5) -- Ở đây, này Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử biết rõ sắc, biết rõ sắc tập khởi, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt.

6-8)... biết rõ thọ... biết rõ tưởng... biết rõ các hành... biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.

9) Này Tỷ-kheo, đây gọi là minh. Và cho đến như vậy, một người là minh."


- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22g.htm
như vậy, này Hiền hữu! chỉ ở trong Chánh pháp Phật Đạo mới có những danh tự "chuyên môn" thế này: "Sắc", "Thọ", "Tưởng", "Hành", "Thức", "VÔ MINH" & "MINH",
các ngoại đạo khác không có những danh tự này; thời đối với họ, không có cái gọi là "Chánh pháp".

- Ở đây, này Hiền hữu! hãy lóng nghe và khéo léo tác ý, cđ sẽ vì Hiền hữu mà nói rộng :

Này Hiền hữu! trong nhiều thời Pháp sai khác, các danh tự này đã được nói lên và lần đầu tiên chúng được nói chính là trong thời Thế Tôn chuyển Pháp luân:
"II. Phẩm Chuyển PHÁP Luân

11. I. Như Lai Thuyết (1) (S.v,420)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, chỗ Vườn Nai.

2) Tại đấy, Thế Tôn bảo chúng năm Tỷ-kheo:

-- Có hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai?

3) Một là đắm say trong các dục (kàmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

4) Và thế nào là con đường Trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðây là con đường trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

5) Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm THỦ uẩn là khổ.

6) Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

7) Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước.

8) Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định.

9) Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.
Ðây là Thánh đế về Khổ cần phải liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.
Ðây là Thánh đế về Khổ đã được liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

10) Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh.
Ðây là Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh.
Ðây là Thánh đế về Khổ tập đã được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh.

11) Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh.
Ðây là Thánh đế về Khổ diệt cần phải chứng ngộ, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh.
Ðây là Thánh đế về Khổ diệt đã được chứng ngộ, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh.

12) Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh.
Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh.
Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt đã được tu tập, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

13) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, trong bốn Thánh đế này, với ba chuyểnmười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật không khéo thanh tịnh ở nơi Ta; thời này các Tỷ-kheo, cho đến khi ấy, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta không chứng tri đã chánh giác vô thượng Chánh Ðẳng Giác.

14) Và cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, trong bốn Thánh đế này, với ba chuyểnmười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật đã khéo được thanh tịnh ở nơi Ta; cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta mới chứng tri đã chánh giác vô thượng Chánh Ðẳng Giác.
Tri kiến khởi lên nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa"."

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-56a.htm
như vậy, này Hiền hữu! là những danh tự "chuyên môn" của Phật Đạo lần đầu tiên được nói đến.

* "Sanh", "Già,Chết", "Thủ" được nói đến trong Khổ Thánh đế; "Ái" được nói đến trong Khổ Tập Thánh đế là tương ưng với 4 chi phần được Thế Tôn giảng rộng trong 12 Nhân Duyên.
* Bốn đế x Ba chuyển = Mười Hai hành tướng


ở đây, này Hiền hữu! có sự sai khác giữa "năm uẩn" và "năm Thủ uẩn", như thế nào là sự sai khác?
VI. Các Uẩn (Tạp 2,23 Ấm, Ðại 2,13b) (S.iii,47)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng năm uẩnnăm thủ uẩn, hãy lắng nghe...

4) Này các Tỷ-kheo, thế nào là năm uẩn?

5) Này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; đây gọi là sắc uẩn.

6-8) Này các Tỷ-kheo, phàm có thọ gì... phàm có tưởng gì... phàm có các hành gì...

9) Này các Tỷ-kheo, phàm có thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; đây gọi là thức uẩn.

10) Những cái này, này các Tỷ-kheo, được gọi là năm uẩn.

11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là năm thủ uẩn?

12) Này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì quá khứ vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại... hoặc xa hay gần, có lậu hoặc, được chấp thủ; đây gọi là sắc thủ uẩn.

13-15) Này các Tỷ-kheo, phàm có thọ gì... phàm có tưởng gì... phàm có các hành gì...

16) Này các Tỷ-kheo, phàm có thức gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, có lậu hoặc, được chấp thủ; đây gọi là thức thủ uẩn.

17) Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là năm thủ uẩn.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22b.htm
như vậy, này Hiền hữu! là sự sai khác giữa năm uẩnnăm thủ uẩn;
như vậy, này Hiền hữu! là ý nghĩa của lời Thế Tôn dạy: Tóm lại, năm THỦ uẩn là Khổ (trong Thánh đế về Khổ).

và này Hiền hữu! như lời ban đầu Hiền hữu nói:
alphatran đã viết:I. VÔ MINH (Hay Vị Tỷ-kheo) (S.iii,162)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn...

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

– “Vô minh, vô minh”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Cho đến như thế nào, một người là vô minh?

4-8) – Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.

9) Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh.
ở đây, này Hiền hữu! như thế nào là Sắc, như thế nào là Sắc tập khởi, như thế nào là Sắc đoạn diệt, như thế nào là con đường đưa đến Sắc đoạn diệt?
- Bốn đại chủng và Sắc do bốn đại chủng tạo thành. Này các Tỷ-kheo, đấy được gọi là Sắc.

Do các thức ăn tập khởi nên Sắc tập khởi.

Do các thức ăn đoạn diệt nên Sắc đoạn diệt.

Và con đường đưa đến Sắc đoạn diệt là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22c.htm
này Hiền hữu! như thế nào là Thọ, như thế nào là Thọ tập khởi, như thế nào là Thọ đoạn diệt, như thế nào là con đường đưa đến Thọ đoạn diệt?
- Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ thân này: thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thọ.

Do xúc tập khởi nên thọ tập khởi.

Do xúc đoạn diệt nên thọ đoạn diệt.

Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thọ đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định.
này Hiền hữu! như thế nào là Tưởng, như thế nào là Tưởng tập khởi, như thế nào là Tưởng đoạn diệt, như thế nào là con đường đưa đến Tưởng đoạn diệt?
- Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng thân này: sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tưởng.

Do xúc tập khởi nên tưởng tập khởi.

Do xúc đoạn diệt nên tưởng đoạn diệt.

Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến tưởng đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định.
này Hiền hữu! như thế nào là Hành, như thế nào là Hành tập khởi, như thế nào là Hành đoạn diệt, như thế nào là con đường đưa đến Hành đoạn diệt?
- Có sáu tư thân này: sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Hành.

Do xúc tập khởi nên các hành tập khởi.

Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạn diệt.

Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến đoạn diệt, tức là chánh tri kiến... chánh định.
này Hiền hữu! như thế nào là Thức, như thế nào là Thức tập khởi, như thế nào là Thức đoạn diệt, như thế nào là con đường đưa đến Thức đoạn diệt?
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Thức?
- Có sáu thức thân này, này các Tỷ -kheo, (tức là) nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thức.

Do danh sắc tập khởi nên thức tập khởi.

Do danh sắc đoạn diệt nên thức đoạn diệt.

Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thức đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22c.htm
và này Hiền hữu! như thế nào là Sanh, như thế nào là Sanh tập khởi, như thế nào là Sanh đoạn diệt, như thế nào là con đường đưa đến Sanh đoạn diệt?
Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác bị sanh, xuất sanh, giáng sanh, đản sanh, sự xuất hiện các uẩn, sự thành tựu các xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Sanh.

Do hữu tập khởi nên sanh tập khởi

Do hữu đoạn diệt nên sanh đoạn diệt

Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến Sanh đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định.
này Hiền hữu! như thế nào là Già Chết, như thế nào là Già Chết tập khởi, như thế nào là Già Chết đoạn diệt, như thế nào là con đường đưa đến Già Chết đoạn diệt?
Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già yếu, suy nhược, hủ bại, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ đồi bại, các căn chín muồi; đây gọi là Già.
Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị hủy diệt, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn tàn lụn, thân thể hoại diệt, vứt bỏ; đây gọi là Chết.
Như vậy, đây là già, đây là chết. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Già Chết.

Do sanh tập khởi nên già chết tập khởi.

Do sanh đoạn diệt nên già chết đoạn diệt.

Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến già chết đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12a.htm
Và ở đây, này Hiền hữu! có một thời Pháp khác, Thế Tôn đã giảng dạy và định nghĩa về VÔ MINH-MINH như sau:
17. VII. Vô Minh (S.v,429)

1) ...

2) Rồi một Tỷ-kheo... ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- "Vô minh, vô minh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Và cho đến như thế nào là đi đến vô minh (avijjàgato)?

4) -- Này Tỷ-kheo, chính là không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con Ðường đưa đến Khổ diệt. Này Tỷ-kheo, đấy gọi là vô minh. Cho đến như vậy là đi đến vô minh.

5) Do vậy, này Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt".

18. VIII. Minh (S.v,429)

1) ...

2) ... (như kinh trên) ...

3) Ngồi một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- "Minh, minh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, thế nào là minh? Và cho đến như thế nào là đi đến minh?

4) -- Này Tỷ-kheo, chính là rõ biết Khổ, rõ biết Khổ tập, rõ biết Khổ diệt, rõ biết Con Ðường đưa đến Khổ diệt. Này Tỷ-kheo, đấy gọi là minh. Cho đến như vậy là đi đến minh.

5) Do vậy, này Tỷ-kheo... (như đoạn số 5, kinh trên) ...

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-56a.htm
Như vậy, này Hiền hữu! cđ đã rộng nói về VÔ MINH-MINH, đã rộng nói về các Chi Phần của VÔ MINH-MINH gồm có: "Sanh", "Già Chết", "Thủ uẩn""Ái" nhiếp trong:
"KHỔ, KHỔ Tập, KHỔ Diệt, KHỔ Diệt Đạo" = "Sắc, Sắc tập, Sắc diệt, Sắc diệt đạo"; "Thọ, Thọ tập, Thọ diệt, Thọ diệt đạo"; "Hành, Hành tập, Hành diệt, Hành diệt đạo"; "Tưởng, Tưởng tập, Tưởng diệt, Tưởng diệt đạo"; "Thức, Thức tập, Thức diệt, Thức diệt đạo".

Tóm lại, này Hiền hữu! như vậy là toàn bộ giáo pháp của Thế Tôn. kinhle

* Một số từ "chuyên môn" và ý nghĩa:

- "Phạm Hạnh"
-- "Phạm hạnh, Phạm hạnh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, thế nào là Phạm hạnh? Thế nào là cứu cánh Phạm hạnh?

-- Này Tỷ-kheo, con đường Thánh đạo Tám ngành này là Phạm hạnh, tức là chánh tri kiến... chánh định. Này Tỷ-kheo, đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, đây là cứu cánh Phạm hạnh.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-45a.htm
- "Lậu Tận trí" (Lậu tận Minh)
"Này Ðại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy. Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: "Ðây là khổ", biết như thật "đây là nguyên nhân của khổ", biết như thật "đây là khổ diệt", biết như thật "đây là con đường đưa đến khổ diệt", biết như thật "đây là những lậu hoặc", biết như thật "đây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật "đây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật "đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ hiểu biết như vậy, nhờ nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu.
Ðối với tự thân đã giải thoát, vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa.

Này Ðại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước. Này Ðại vương, không có một quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn nào vi diệu và thù thắng hơn quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn này."

http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong02.htm
- "Chỉ", "Quán", "Minh Phần" và "Giải Thoát"
Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, thuộc thành phần minh. Thế nào là hai? ChỉQuán.

Chỉ được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tâm được tu tập.
Tâm được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc về tham được đoạn tận.

Quán được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tuệ được tu tập.
Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc vô minh được đoạn tận.

Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỷ-kheo, tâm không thể giải thoát.
Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập.

Do vậy, do Ly tham, là Tâm giải thoát.
Do đoạn Vô minh, là Tuệ giải thoát.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 2-0104.htm
như vậy, này Hiền hữu! các vấn đề cần nói đã được nói lên với đầy đủ nhân duyên và ý nghĩa.

Kính chúc Hiền hữu cùng các Chư hiền an lạc và thành tựu Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phần đông đều chưa hiểu từ VÔ MINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tuy ĐH Cục Đất có đọc nhiều kinh nikaya rất tốt hơn rất nhiều người, nhưng lầm chấp vào nhiều quá thì cũng thành cái bệnh. Bởi các kinh đều phá chấp, mình lại chấp kinh thì dù phá các chấp mà tật chấp kinh lại không phá được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Phần đông đều chưa hiểu từ VÔ MINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính quý đạo hữu. tangbong

Không phải vậy đâu.

Ý nghĩa tam tạng kinh như sau :

Bộ kinh : là kinh viết về lịch sử từ lúc Bồ Tát giáng sanh cho tới ngày thành đạo, và sau khi thành đạo Đức Phật đi đến đâu, ngự ở đâu,và làm gì, gặp những ai, dạy cho ai, dạy những gì ....v.v....một cách ngắn gọn và vắn tắt.

Bộ luật : là kinh viết trong đó Đức Phật giải thích các pháp bất thiện (tham, sân, si) như thế nào, và cách ngăn ngừa và phát triển pháp thiện (vô tham, vô sân, vô si) như thế nào.....v.v..., tức là cách thức gìn giữ giới hạnh.

Bộ luận : là kinh giảng dạy rộng về lời dạy của Đức Phật thực tiễn qua pháp hành, từ sơ căn cho tới đại căn, cho tới ngày đạo quả vô sanh, do 2 vị tối thượng đại đệ tử và 80 vị đại đệ tử (trưỡng lão) giảng dạy thực tiễn pháp hành, giải rộng lời dạy của Đức Thế Tôn, gom góp lại mà thành.

nhưng tiếc thay ! ba bộ tam tạng này bị người ngoại đạo âm mưu hủy hại, thay vào các bộ kinh văn đọc khó hiểu, nhứt là bộ luận, từ pháp hành thực tiễn biến thành bộ lý luận khó hiểu.

Kinh trích dẫn của đạo hữu Cục Đất thuộc về bộ luận đấy.

Kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Phần đông đều chưa hiểu từ VÔ MINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Tưạ bài : Phần đông đều chưa hiểu từ VÔ MINH, là phát xuất từ tâm tham ái thuộc loại ngã mạn đó Alpha à.
Tuy là có lòng tốt (chia sẻ pháp), nhưng tác ý không tốt (tâm tham ái), gốc đã bị che án bởi vô minh.

ps : ht đã chỉ cách cho Alpha kiểm nội tâm rồi mà!


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Phần đông đều chưa hiểu từ VÔ MINH

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Alpha cảm ơn đạo hữu Khai Nhụy, xin ghi nhớ và sửa sai.

Cái này đã đăng lâu lắm rồi, từ thuở mới đọc tạng Pali.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phần đông đều chưa hiểu từ VÔ MINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Kinh sách giải thích hai chữ "Vô Minh" có sâu cạn khác nhau.

Đâu thể lấy một bên kinh nầy giải thích từ "Vô Minh" mà gán ép nó cho toàn hết được nghĩa "Vô minh".

Tùy theo hoàn cảnh và người nghe mà giảng vô minh cách sâu cạn.

Bởi nếu mà nói cao hơn thì cái "MINH" bên nầy vẫn là cái "Vô Minh" của bên kia.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Phần đông đều chưa hiểu từ VÔ MINH

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Thánh_Tri đã viết:Kinh sách giải thích hai chữ "Vô Minh" có sâu cạn khác nhau.

Đâu thể lấy một bên kinh nầy giải thích từ "Vô Minh" mà gán ép nó cho toàn hết được nghĩa "Vô minh".

Tùy theo hoàn cảnh và người nghe mà giảng vô minh cách sâu cạn.

Bởi nếu mà nói cao hơn thì cái "MINH" bên nầy vẫn là cái "Vô Minh" của bên kia.
Từ Phật cho đến phàm phu vẫn dùng cái "MINH" hằng ngày. Những kẻ phàm phu chấp trước, không tin, không học, không có trí huệ, không nhận biết, tuy dùng mà lại hay bỏ quên chạy theo vọng, hoặc chấp tất cả là vọng.
Cái "MINH" luôn luôn là "MINH" chứ chẳng thêm bớt, không "MINH" hơn cũng chẳng kém đi đúng không Thanhtri.
Hãy nhận ra cái "MINH" ngay nơi mình đi.


hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: Phần đông đều chưa hiểu từ VÔ MINH

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

Mình có ý thế này:

Giả sử, hiện giờ Phật giảng để lại 10 kinh về vô mình làm mình cố gằng tìm hết 10 định nghĩa ấy trong kinh điền. Luận trích 10 bài về vô mình mình cố gắng tìm hết 10 định nghĩa trong các bài luận. Trong khi Phật nói "những điều ta nói ra chỉ như 1 lá cây trong rừng cây". Nju vậy thì mình càng dẫn chứng là càng thiếu xót. Có chăng mình nên đơn giản dễ hiểu bằng ngôn ngữ bình dân thì người tiếp nhận chẳng bị thiệt thòi, hiểu rốt ráo 1 từ như khỏi giải thích gì thêm.. Gọi là ở 1 nghĩa hiểu nơi vô lượng nghĩa. Chẳng hạn: Vô: Ko, Minh: Rõ. Những gì ko rõ luôn làm người ta rối rắm mà hành xử sai lạc -> phiền não... Đối với sự ko rõ tứ diệu đế, làm người ta ko năm rõ con đường giải thoát. Đôi với các sắc thọ tưởng hành thức (ngũ ấm) mà ko rõ thì người ta trầm luân trong khổ đau, tựa như ko lối thoát, Nhất thời, ko rõ cái ý của người nói thì thành ra tranh cãi, phiền não, ko hòa hợp,, Còn về sao mình cảm thấy phiền não, mâu thuẫn, bất an... thì biết rằng mình có điều gì đó <ko rõ>. Đảo ngược lại, nju mình ko còn phiền não gì nữa thì là <hết vô minh>. Chỉ 2 từ <ko rõ> cũng đã giải thích bao hàm hết tất cả vậy.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phần đông đều chưa hiểu từ VÔ MINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Cứ chấp ngôn từ mà giải thích vô minh là thế nầy thế kia, mà chẳng biết cái chấp trước và giải thích ấy bằng vọng thức chính là vô minh.

Cái Minh mà đối lại với Vô Minh thì vẫn còn ở trong tương đối sanh diệt. Thí dụ như nói: Minh là rõ biết pháp khổ, tập, diệt, đạo. Vô Minh là không rõ biết các pháp ấy. Mã rõ biết tức là thức biết, mà thức biết là hư vọng, là vô minh bởi dấy khởi để che mờ và xa lìa tự tánh thanh tịnh sáng suốt bản nhiên. Thì cái minh đó mặt dầu tốt hơn người không biết gì, lại là cái minh đối đải trong tương đối.

Muốn được cái Giác chiếu soi của Tự Tánh thì phải lìa Minh và Vô Minh tương đối.

Cái Tâm phải VÔ SỞ TRỤ mới được. Còn Trụ vào Minh, còn trụ vào Vô Minh thì không được rồi.

Kinh Nikaya ở trên là dạy cho người mới học đạo. Do vì không rõ biết các pháp, khổ tập diệt đạo mà sống đời vô minh, tạo tác và đao khổ. Cho nên mới dạy cái minh hay cái rõ biết về khổ tập diệt đạo để đời sống sáng suốt, không tạo ác nghiệp và được quả an vui. Đó là phương tiện từ từ diều dắt người sơ cơ.

Còn muốn giác ngộ giải thoát nhận ra tự tâm bản tánh mình thì tuyệt chẳng thể được. Phải lìa cả minh và vô minh mới được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: Phần đông đều chưa hiểu từ VÔ MINH

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

Là vậy!


Như Như
Bài viết: 11
Ngày: 19/12/13 19:56
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia

Re: Phần đông đều chưa hiểu từ VÔ MINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Như Như »

Mấy bác cứ dài dòng vậy ngắn gọn lại Chấp Trước là gốc của vô minh đi .


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách