Niệm Phật Thành Tựu Nhất tâm Bất Loạn

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Niệm Phật Thành Tựu Nhất tâm Bất Loạn

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Lưu Ly đã viết:
Đúng là nền tảng của Tịnh Độ là vãng sanh nhưng các yếu tố khác chính là gieo chánh nhân cho vãng sanh vậy .
Bạn lẩn lộn giữa mục đích với nhân duyên vãng sanh rồi.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Lưu Ly
Bài viết: 35
Ngày: 27/12/13 03:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Niệm Phật Thành Tựu Nhất tâm Bất Loạn

Bài viết chưa xem gửi bởi Lưu Ly »

Vậy nhân duyên vãng sanh không cần hay sao , nhân là chánh nhân trợ duyên cho vãng sanh , duyên là kết quả của chánh nhân đó .


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật Thành Tựu Nhất tâm Bất Loạn

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Lưu Ly đã viết:Vậy nhân duyên vãng sanh không cần hay sao , nhân là chánh nhân trợ duyên cho vãng sanh , duyên là kết quả của chánh nhân đó .
Nói như vậy cũng chưa đúng! Nhân và duyên hai yếu tố liên kết với nhau cho ra một việc đã thành tựu, theo công thức sau:

NHÂN + DUYÊN = QUẢ

Ví dụ: Tự lực là Nhân+ Tha lực của Phật là Duyên = Vãng sanh là Quả


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Lưu Ly
Bài viết: 35
Ngày: 27/12/13 03:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Niệm Phật Thành Tựu Nhất tâm Bất Loạn

Bài viết chưa xem gửi bởi Lưu Ly »

battinh đã viết:
Lưu Ly đã viết:Vậy nhân duyên vãng sanh không cần hay sao , nhân là chánh nhân trợ duyên cho vãng sanh , duyên là kết quả của chánh nhân đó .
Nói như vậy cũng chưa đúng! Nhân và duyên hai yếu tố liên kết với nhau cho ra một việc đã thành tựu, theo công thức sau:

NHÂN + DUYÊN = QUẢ

Ví dụ: Tự lực là Nhân+ Tha lực của Phật là Duyên = Vãng sanh là Quả
Vậy Nhân = Tự Lực ; Duyên = Tha Lực ; Kết Quả = Vãng Sanh ; có sai gì đâu .


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Niệm Phật Thành Tựu Nhất tâm Bất Loạn

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Tùy nhân duyên, mức độ công phu, đạo lực của mỗi người nữa.

Có người thấy việc vãng sanh (thoát luân hồi) là việc hệ trọng, vô cùng khó thì thường nỗ lực, cố gắng thực hành để thành tựu hoặc là niệm Phật thành phiến, hoặc niệm Phật nhất tâm, lại thường hay cố gắng tạo công đức và điều lành để sự vãng sanh càng thêm chắc chắn. Nhưng những người như thế này thì thường đề cao HẠNH, nên thường nói đến HẠNH, nào là niệm Phật như thế nào để nhanh nhất tâm, nào là phải rèn tâm như thế nào, tâm thanh tịnh ra sao, lại thường ăn chay giữ giới, lại phải phóng sanh, tạo công đức ra sao mới được vãng sanh...v..v... nhằm muốn người khác phải nỗ lực thực hành và đừng nói suông! Tuy nhiên, nếu quá đề cao chữ HẠNH, thì lại khiến những người sơ cơ mất tín tâm, vì e sợ khó thực hành, lo sợ việc vãng sanh quá khó khăn, bản thân phàm phu chẳng dám mong.

Có người thì hiểu nhiều Kinh sách, nắm rõ tông yếu của việc vãng sanh, tín nguyện đầy đủ, tự tin rằng nếu tín nguyện mình đủ, nhất định Phật sẽ lai nghinh. Yếu tố tín, nguyện quyết định việc vãng sanh hay không, hạnh thì phân ra phẩm vị cao thấp. Những người này thường cảm thấy tin tưởng tuyêt đối vào lời dạy của Bổn Sư Thích Ca, tin tưởng vào nguyện lực của đức Phật A Di Đà, nên thường nói những điều khiến cho người sơ cơ tăng trưởng tín, nguyện. Lại thường mong mọi người ai cũng đủ duyên để biết đến pháp này, cứu độ ba căn thượng, trung, hạ. Tuy nhiên, do hơi đề cao tín, nguyện, nên phần thực hành có phần chưa sâu, công phu chưa nhiều.

Hai bậc thiện tri thức trên ai cũng tốt, ai cũng có ý thiện, nhưng ai cũng có phần nhược điểm. Nhưng nếu đem tư tưởng của mình mà tranh luận thường gây mâu thuẫn. Nói chung, ai như thế nào thì sẽ đến lúc đủ duyên người ta sẽ nhận ra nhược điểm của mình, hoặc tự nhận ra, hoặc nhân duyên sắp đặt sẽ được thai thị để nhận ra.

Pháp môn Tịnh Độ khó tin, đúng là nan tín chi pháp, nếu mình không tin thì thôi, đừng để người khác mất tín tâm, hạt giống Bồ Đề héo úa. Lại cũng đừng quá đề cao sự dễ dàng, khiến cho việc tu tập bị coi nhẹ, mất những giá trị lớn.

Nói chung, Tâm là quan trọng nhất và khó tu nhất, giải quyết nơi Tâm là giải quyết triệt để nhất. ./..,., cafene


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật Thành Tựu Nhất tâm Bất Loạn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Câu "Pháp khó tin" mà Phật Thích Ca dạy là vì pháp niệm vô niệm là pháp khó tin vì không có sở niệm, không có đối tượng để tâm thức bám vào (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm).

Có sở niệm, có đối tượng để tâm thức bám vào mà niệm thì dễ tin quá rồi, còn không có thì mới khó tin vì đi ngược lại với cái tâm chấp trước tự bao giờ. Thói quen nhiều đời tâm hay bám cảnh, bám vào vật, bây giờ cất hết các sở niệm, tâm băng khoăng không biết bám vào đâu, không có chỗ dựa nên gọi là khó tin. Vì khó tin nên người ta sợ mà không dám tu pháp nầy, chỉ trở lại theo thói quen vọng thức hay bám chấp nhiều đời mà tìm pháp nào có thể bám chấp, có sở niệm, có đối tượng để bám nương gá vào, để lòng nhẹ nhỏm. Như người đứng trên gián ở trên cao, có gián đứng thì nhẹ nhỏm, rút gián thì không có chổ đứng sợ té ngã.

Chứ đâu phải nghĩa khác rằng khó tin pháp môn trì danh. Trì danh thì dễ tin rồi, người ta niệm phật trì danh rần trời mà nói khó tin là sao, còn thâu âm, mở băng khắp nơi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Niệm Phật Thành Tựu Nhất tâm Bất Loạn

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Thánh_Tri đã viết:Câu "Pháp khó tin" mà Phật Thích Ca dạy là vì pháp niệm vô niệm là pháp khó tin vì không có sở niệm, không có đối tượng để tâm thức bám vào (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm).
Cái này DH chế ra, kinh A DI ĐÀ chẳng nói vậy! Xin mời DH đọc lại, xem DH tin được không? http://www.thondida.com/V-PhatNoiKinhADiDa.php


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Niệm Phật Thành Tựu Nhất tâm Bất Loạn

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Thánh_Tri đã viết:Câu "Pháp khó tin" mà Phật Thích Ca dạy là vì pháp niệm vô niệm là pháp khó tin vì không có sở niệm, không có đối tượng để tâm thức bám vào (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm).

Có sở niệm, có đối tượng để tâm thức bám vào mà niệm thì dễ tin quá rồi, còn không có thì mới khó tin vì đi ngược lại với cái tâm chấp trước tự bao giờ. Thói quen nhiều đời tâm hay bám cảnh, bám vào vật, bây giờ cất hết các sở niệm, tâm băng khoăng không biết bám vào đâu, không có chỗ dựa nên gọi là khó tin. Vì khó tin nên người ta sợ mà không dám tu pháp nầy, chỉ trở lại theo thói quen vọng thức hay bám chấp nhiều đời mà tìm pháp nào có thể bám chấp, có sở niệm, có đối tượng để bám nương gá vào, để lòng nhẹ nhỏm. Như người đứng trên gián ở trên cao, có gián đứng thì nhẹ nhỏm, rút gián thì không có chổ đứng sợ té ngã.

Chứ đâu phải nghĩa khác rằng khó tin pháp môn trì danh. Trì danh thì dễ tin rồi, người ta niệm phật trì danh rần trời mà nói khó tin là sao, còn thâu âm, mở băng khắp nơi.
ĐH Thánh Tri giỏi xuyên tạc thiệt đó. Trong Kinh nói một đằng, ĐH xuyên tạc một nẻo. ./..,.,

"Ưng Vô Sở Trụ, Nhi Sanh Kỳ Tâm" chẳng phải là pháp khó tin, mà là ai cũng tin, nhưng hiếm người thực chứng được. ĐH thử đem câu đó đi hỏi mọi người xem, mọi người có tin không? Nếu ai nói không tin, chắc chắn người đó chẳng hiểu đạo Phật một cách đúng đắn. Còn hễ ai mà học và tu Phật chân chính, chắc chắn phải tin nhận điều này. Dù rằng mọi người chẳng thể chứng được điều này, vẫn tin điều này. Đây như một Chân Lý, mà bậc giác ngộ đã thực chứng.

Còn về Tịnh Độ thì khác, không phải ai học Phật cũng tin được Pháp này! Bởi vì sao vậy? Vì quá khó tin. Vì sao quá khó tin? Vì:
1. Thấy vô lý vì nói rằng khi xưa Phật không phải tu pháp niệm Phật mà chứng Đạo, sao thời nay lại khuyến pháp này.
2. Kiểu như cầu xin của ngoại Đạo.
3. Nằm trong những bộ Kinh kết tập sau này, nên có một bộ phận không tin, nghi ngờ mức độ chính xác của Kinh.
4. Thấy gieo nhân nhỏ mà gặt quả quá lớn.
5. Không tin có cõi thù thắng như thế.
6. Không tin phàm phu nghiệp chướng sâu nặng có thể vãng sanh cõi Thanh Tịnh của Chư Phật.
7. Không tin một đời có thể thoát ly sanh tử.
8. Không tin vì thấy pháp này chỉ kiểm chứng được kết quả trọn vẹn sau khi chết.
9. Không tin vì .....

...v...v...
Có quá nhiều lý do để không tin Pháp này. Nhưng tựu chung lại là:

===> KHÔNG TIN TỊNH ĐỘ CÓ 2 TRƯỜNG HỢP CƠ BẢN:
1. Không tin Kinh Tịnh Độ, không tin tính chính xác của Kinh Tịnh Độ. (Cả về câu chữ và ý nghĩa).
2. Tin Kinh Tịnh Độ về CÂU CHỮ, nhưng không tin Ý NGHĨA như Chư Tổ Tịnh Độ dạy, mà tự suy diễn theo tông chỉ của Pháp môn mình đang theo.

==> Cho nên, muốn tin được Pháp này, buộc phải tin nhận được Kinh này cả về câu chữ lẫn ý nghĩa. Và đừng suy diễn khác đi.

ĐH TT là một minh chứng của nan tín chi pháp đó.

Người niệm Phật thì nhiều thật đó, nhưng người thực sự tin thì không nhiều!
Còn "Ưng Vô Sở Trụ, Nhi Sanh Kỳ Tâm" tuy mọi người ít tu theo trực tiếp để chứng ngộ điều này, nhưng hầu như ai cũng tin. Mọi người ít tu theo, không phải vì không tin, mà đây là phương pháp khó chứng, cần phải bậc thượng căn!


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Niệm Phật Thành Tựu Nhất tâm Bất Loạn

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thánh_Tri đã viết:Câu "Pháp khó tin" mà Phật Thích Ca dạy là vì pháp niệm vô niệm là pháp khó tin vì không có sở niệm, không có đối tượng để tâm thức bám vào (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm).

Có sở niệm, có đối tượng để tâm thức bám vào mà niệm thì dễ tin quá rồi, còn không có thì mới khó tin vì đi ngược lại với cái tâm chấp trước tự bao giờ. Thói quen nhiều đời tâm hay bám cảnh, bám vào vật, bây giờ cất hết các sở niệm, tâm băng khoăng không biết bám vào đâu, không có chỗ dựa nên gọi là khó tin. Vì khó tin nên người ta sợ mà không dám tu pháp nầy, chỉ trở lại theo thói quen vọng thức hay bám chấp nhiều đời mà tìm pháp nào có thể bám chấp, có sở niệm, có đối tượng để bám nương gá vào, để lòng nhẹ nhỏm. Như người đứng trên gián ở trên cao, có gián đứng thì nhẹ nhỏm, rút gián thì không có chổ đứng sợ té ngã.

Chứ đâu phải nghĩa khác rằng khó tin pháp môn trì danh. Trì danh thì dễ tin rồi, người ta niệm phật trì danh rần trời mà nói khó tin là sao, còn thâu âm, mở băng khắp nơi.
Lý của Thiền có nhiều điểm tương đồng đối với Tịnh nhưng không thể dùng cho Tịnh được.
Hai chữ "KHÓ TIN" này chỉ có ai thành tựu bên Tịnh độ mới có thể THẤY - BIẾT được, và mới có thể diễn nói một phần nào.

Thánh Tri chớ hoài công vô ích
Các vị khác cũng chớ vì thế mà vô ích hoài công. Như Ngài Địa tạng còn chẳng khiến cho kẻ vô duyên mở miệng niệm Di Đà. Chẳng lẻ các vị có khả năng thay đổi Thánh Tri hay sao.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật Thành Tựu Nhất tâm Bất Loạn

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thánh_Tri đã viết:
Chứ đâu phải nghĩa khác rằng khó tin pháp môn trì danh. Trì danh thì dễ tin rồi, người ta niệm phật trì danh rần trời mà nói khó tin là sao, còn thâu âm, mở băng khắp nơi.
Câu này "ông Vô" nói đúng đó! Nhưng trong số không tin, có "Ông Vô" và những người tu theo Nguyên Thủy (nói có chứng cớ nhé!) thì không tin, vào diễn đàn nói tánh nói tướng để bác bỏ pháp môn Tịnh Độ, nhưng đa số đều đuối lý và bỏ đi hết! :-P
  • Tín, Hạnh, Nguyện thi hành hằng bữa
    Niệm Di Đà luôn chứa trong lòng
    Liên trì nảy nhánh đơm bông
    Ngồi thuyền Tịnh Độ thong dong thanh nhàn
    .


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật Thành Tựu Nhất tâm Bất Loạn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

BATKHONG1985 đã viết:
Thánh_Tri đã viết:Câu "Pháp khó tin" mà Phật Thích Ca dạy là vì pháp niệm vô niệm là pháp khó tin vì không có sở niệm, không có đối tượng để tâm thức bám vào (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm).
Cái này DH chế ra, kinh A DI ĐÀ chẳng nói vậy! Xin mời DH đọc lại, xem DH tin được không? http://www.thondida.com/V-PhatNoiKinhADiDa.php
Tại không hiểu Phật A Di Đà là ai, cũng như không hiểu niệm Phật là thế nào đó thôi. Chấp từng chữ trong kinh là sai lầm lớn, bởi kinh đại thừa bóng bẩy đầy ẫn dụ.

Rõ ràng Kinh nói Phật A Di Đà là vô lượng thọ, vô lượng quang.

Vô lượng thọ dụ cho bất sinh bất diệt
Vô lượng quang dụ cho trí tuệ tự tánh sáng suốt không ánh sáng nào bằng ánh sáng trí tuệ.

Vậy thì cái gì bất sinh bất diệt, trí tuệ chiếu soi? Đó là Tự Tánh Phật A Di Đà nơi mỗi người vậy.

Muốn trở về tự tánh ấy phải niệm vô niệm. Hễ còn niệm thì không thể trở về được. Bởi có niệm tức là nhị rồi, rời tự tánh rồi, che lấp tự tánh rồi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật Thành Tựu Nhất tâm Bất Loạn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

ĐH TT là một minh chứng của nan tín chi pháp đó.
ĐH cũng là một minh chứng của nan tín chi pháp đó. Chẳng tin tự tâm, vọng cầu bên ngoài.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách