TRÍCH LỤC NHỮNG KINH VỀ TỊNH ĐỘ TRONG ĐẠI TẠNG

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

TRÍCH LỤC NHỮNG KINH VỀ TỊNH ĐỘ TRONG ĐẠI TẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TRÍCH LỤC NHỮNG KINH VỀ TỊNH ĐỘ TRONG ĐẠI TẠNG
(Trích sách "Pháp Môn Giải Thoát - Tịnh Độ Trích Yếu")
1. Đại A Di Đà Kinh: Nguyên đồng một bổn Phạn văn, dịch thành năm bổn Hán văn:
  1. Vô Lượng Bình Đẳng Thanh Tịnh Giác Kinh.
  2. Vô Lượng Thọ Kinh.
  3. A Di Đà Kinh.
  4. Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh.
  5. Bửu Tích Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai Hội.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở tại thành Vương Xá, núi Linh Thứu, vì Di Lặc Bồ tát và tôn giả A Nan Đà nói về nhân hạnh bổn nguyện và quả địa của đức Phật A Di Đà, giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương (từ Pháp Tạng Tỳ Kheo phát bốn mươi tám đại nguyện, vô số kiếp tu nhân v.v... cho đến thành Phật nơi cõi Cực Lạc).

2. Quán Vô Lượng Thọ Kinh: Đức Phật Thích Ca ở tại thành Vương Xá, núi Kỳ Xà Quật, vì hoàng thái hậu Vi Đề Hy giảng về cõi Cực Lạc và đức Phật A Di Đà. Đồng thời dạy rành mười sáu phép quán (từ pháp quán mặt trời lặn đến cửu phẩm vãng sanh, tả cảnh Cực Lạc cùng thân hình Phật A Di Đà, Quán Âm, Thế Chí rất rõ ràng).

3. Phật Thuyết A Di Đà Kinh: Đức Phật ở tinh xá Kỳ Hoàn nước Xá Vệ, gọi ông Xá Lợi Phất mà nói về đức Phật A Di Đà cùng cảnh trang nghiêm thanh tịnh của cõi cực Lạc và hết lời khuyên mọi người nên tín hướng niệm Phật cầu vãng sanh. Có cả chư Phật ở sáu phương đồng lên tiếng chứng minh và khuyên chúng sanh tín hướng.

Ba bộ kinh trên đây giảng nói về cõi Cực Lạc rành rẽ và đầy đủ nhất, muốn rõ xin xem nguyên bổn.

4. Cổ Âm Thinh Vương Kinh: Đức Phật Thích Ca giảng tại Chiêm Ba đại thành. Trong ấy nói nếu hàng tại gia hay xuất gia thọ trì danh hiệu của Phật A Di Đà, đến khi mạng chung, Phật A Di Đà và Thánh chúng tiếp dẫn vãng sanh về cõi Cực Lạc v.v...

5. A Di Đà Phật Kệ Kinh: Trong đây toàn văn kệ, đức Phật Thích Ca thuật và khen đức Phật A Di Đà.

6. Hoa Nghiêm Kinh Nhập Pháp Giới: Giải Thoát Trưởng lão bảo Thiện Tài Bồ tát: "Ta nếu muốn thấy đức Vô Lượng Thọ Như Lai (A Di Đà Phật) ở An Lạc phương Tây (Cực Lạc) tùy ý liền thấy v.v...

7. Hoa Nghiêm Kinh Hạnh Nguyện Phẩm: Đức Phổ Hiền Bồ tát khuyến tấn Thiện Tài Bồ tát và đại chúng tu mười nguyện lớn. Đến lúc mạng chung, thân căn hư rã, quyến thuộc, tiền của đều lìa tan, chỉ có nguyện lớn này theo mãi không rời, sẽ đưa người vãng sanh Cực Lạc thế giới. Đến Cực Lạc liền thấy đức Phật A Di Đà cùng Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Di Lặc, các vị đại Bồ tát. Tự thấy mình sanh trong hoa sen, được Phật A Di Đà thọ ký. Khi đã dược thọ ký, có sức trí huệ, tùy căn cơ của chúng sanh trong vô lượng thế giới mười phương mà giáo hóa lợi ích v.v... Nhẫn đến có thể vào trong biển khổ phiền não cứu vớt chúng sanh ra khỏi cảnh khổ và được sanh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà.

8. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh: Trong phẩm Dược Vương, đức Phật Thích Ca nói: "Người nghe kinh điển này nếu đúng như chỗ kinh dạy mà tu hành, sau khi mạng chung liền được vãng sanh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà. Sanh trong hoa sen trên tòa báu, ở chúng với chúng đại Bồ tát, liền được thần thông vô sanh pháp nhẫn. Được pháp nhẫn này rồi, nhãn căn thanh tịnh thấy được trăm vạn hai ngàn ức na do tha hằng ha sa chư Phật Như Lai v.v...

9. Thủ Lăng Nghiêm Kinh: Đại Thế Chí Bồ tát bạch Phật: "Tôi nhớ hằng hà sa kiếp xưa, có Phật Vô Lượng Quang ra đời... rồi đến Phật Vô Biên Quang ra đời. Mười hai đức Phật ra đời trong một kiếp. Đức Phật thứ mười hai hiệu Siêu Nhật Nguyệt Quang dạy tôi pháp niệm Phật tam muội: Ví như hai người, một thời chuyên nhớ, còn người kia thời chuyên quên, hai người như thế, hoặc gặp nhau cũng thành không gặp, thấy nhau cũng như không thấy. Hai người ấy mà nhớ nhau cho sâu, chặc chẽ thời đời đời không xa rời nhau, đồng như hình với bóng. Chư Phật thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền và đương lai nhất định thấy Phật, cách Phật không xa. Chẳng cần phương tiện, tự đặng tâm trí khai thông. Như người ướp dầu thơm, nơi thân có mùi thơm, đây gọi là hương quang trang nghiêm. Nhân địa của tôi do tâm niệm Phật, nhập vô sanh pháp nhẫn. Nay tôi ở thế giới Ta Bà này nhiếp thọ người niệm Phật về cõi Cực Lạc".

10. Bửu Tích Kinh: Đức Phật Thích Ca nói với Phụ vương (Bạch Tịnh Vương): "Tất cả chúng sanh đều là Phật. Phụ vương nên niệm Tây phương thế giới của Phật A Di Đà thường siêng tinh tấn sẽ được thành Phật". Vương hỏi: "Thế nào tất cả chúng sanh là Phật". Đức Phật giảng: "Tất cả quyết vô sanh, không động lay, không thủ xả, không tướng mạo, không tự tánh. Nên an trụ tâm mình trong Phật pháp này, chớ tin nơi khác". Bấy giờ vua Tịnh Phạn cùng bảy vạn người dòng họ Thích, nghe Phật giảng, tín hiểu vui mừng ngộ vô sanh nhẫn. Đức Phật mỉm cười nói bài kệ:
  • Họ Thích có trí quyết định,
    Thế nên ở nơi Phật pháp.
    Quyết định tín, tâm an trụ,
    Sau khi bỏ thân người đây.
    Được sanh về nước An Lạc, (Cực Lạc)
    Gần gũi Phật A Di Đà.
    Chứng vô úy thành Bồ đề.
Cũng trong Kinh Bửu Tích, đức Phật Thích Ca bảo Di Lặc Bồ tát, phát tâm mười điều, được vãng sanh Cực Lạc:
  1. Ở nơi chúng sanh có tâm đại từ, không bức não.
  2. Ở nơi chúng sanh có âm đại từ, không tổn hại.
  3. Có tâm thủ hộ Phật pháp, không tiếc thân mạng.
  4. Có tâm thắng nhẫn, không chấp trước đối với tất cả pháp.
  5. Có tâm ý nhạo thanh tịnh, không tham lợi dưỡng cúng dường tôn trọng.
  6. Có tâm luôn cầu Phật trí không lúc nào quên.
  7. Có tâm tôn kính chúng sanh không hề khinh rẽ.
  8. Có tâm quyết định nơi Bồ đề phần, không mê theo thế luận.
  9. Vun trồng thiện căn với tâm thanh tịnh không tạp nhiễm.
  10. Khởi tâm niệm Phật xa lìa các tướng.
Trên đây gọi là Bồ tát phát tâm mười điều. Do tâm này sẽ đặng vãng sanh. Nếu trong mười tâm ấy, bất luận thành tựu một tâm nào, mà ưa thích vãng sanh cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, thời quyết định vãng sanh.

11. Quán Phật Tam Muội Kinh: Văn Thù Bồ tát tự thuật túc nhân được niệm Phật tam muội, sẽ sanh Tịnh Độ. Đức Thích Ca thọ ký rằng: "Ông sẽ vãng sanh Cực Lạc thế giới".

12. Bát Chu Tam Muội Kinh: Đức Phật Thích Ca bảo Bát Đà Hoa Bồ tát: "Nếu Sa môn hay Bạch y nghe Tây Phương Cực Lạc A Di Đà Phật, rồi thường niệm được nhất tâm trong một ngày đêm hay đến bảy ngày đêm. Sau bảy ngày sẽ thấy Phật A Di Đà, Ví như chỗ thấy trong chiêm bao, không biết là đêm hay ngày, không phân là trong hay ngoài, không phải vì tối mà chẳng thấy, không phải vì nhà vách ngăn che mà chẳng thấy... bèn thấy đức A Di Đà Phật, nghe Phật ấy nói kinh, đều thọ trì đặng rồi ở trong chánh định đều có thể vì người thuyết pháp đủ cả".

13. Đại Tập Kinh Phẩm Hiền Hộ: Đức Phật Thích Ca nói với Pháp Hội: "Người cầu vô thượng Bồ đề, nên tu niệm Phật thiền tam muội. Rồi Phật nói kệ:
  • Nếu người xưng niệm Phật A Di Đà,
    Gọi đó là Vô thượng thâm diệu thiền.
    Lúc chí tâm tưởng tượng được thấy Phật,
    Chính là đắc pháp bất sanh bất diệt.
14. Thập Trụ Đoạn Kiết Kinh: Bấy giờ trong pháp hội có bốn ức chúng, tự biết rằng chết đây sanh kia, dây dưa không dứt, chính ái dục là nguồn sanh tử, nên muốn sanh về cõi không ái dục. Đức Phật Thích Ca bảo: "Cách đây về phương Tây có Phật hiệu Vô lượng Thọ, cõi ấy thanh tịnh không có dâm, nộ, si; liên hoa hóa sanh không do bào thai của cha mẹ, các ông nên cầu sanh".

15. Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Kinh: Bồ tát rõ biết tất cả pháp đều là duy tâm, đặng tùy thuận nhẫn, hoặc nhập sơ địa. Mạng chung liền sanh về cõi Cực Lạc, hay Diệu Hỷ thế giới v..v...

16. Tùy Nguyện Vãng Sanh Kinh: Vô lượng cõi Phật, sao lại chỉ chuyên cầu sanh cõi Cực Lạc? - Một là vì nhân thu thắng, do thập niệm làm nhân. Hai là vì duyên thù thắng, do mươi tám điều nguyện phổ độ chúng sanh.

17. Xưng Dương Chư Phật Công Đức Kinh: Nếu ai được nghe danh hiệu của Vô Lượng Thọ Như Lai (A Di Đà Phật), nhất tâm tin ưa. Lúc người này mạng chung, đức Phật A Di Đà và chư Thánh hiện ra trước mặt, ma chướng không làm hại loạn được tâm chánh giác của người này... Nếu ai thọ trì, tụng niệm kinh này, sẽ được phước vô lượng, khỏi hẳn tam đồ, sau khi mạng chung, vãng sanh cõi của đức Phật ấy.

18. Đại Vân Kinh: Đức Phật dạy:

- Này thiện nam tử, về hướng Tây của thế giới Ta Bà này có một cõi gọi là An Lạc. Giáo chủ là Vô Lượng Thọ, hiện nay thường vì chúng sanh tuyên giảng chánh pháp. Đức Phật ấy đang bảo một vị Bồ tát rằng: "Đức Thích Ca Mâu Ni Phật ở Ta bà thế giới, đang nói kinh Đại Vân cho những chúng sanh bạc phước độn căn. Ông nên qua đó chí tâm nghe pháp".

Điềm lành hiện ra đây chính là vị Bồ tát ấy sắp đến đây. Thiện nam tử này! Ông xem các vị Bồ tát ở cõi An Lạc thân cao năm vạn sáu ngàn do tuần.

- Bạch đức Thế Tôn! Vị Bồ tát sắp đến đây danh hiệu là chi? Đến đây để làm gì, phải chăng là muốn độ chúng sanh mà đến? Xin dức Thế Tôn nói cho đại chúng được rõ.

- Này thiện nam tử! Vị Bồ tát ấy đến đây là vì muốn nghe việc thọ lý của Tinh Quang, và muốn cúng dường chánh định ấy. Ngài hiệu là Vô Biên Quang (tức Đại Thế Chí Bồ tát) đủ trí phương tiện, có thể giáo hóa, dẫn đạo chúng sanh một cách khéo giỏi.

19. Lăng Già Kinh: Đức Phật phán: "Này Đại Huệ, ông nên biết sau khi ta diệt độ, có vị danh đức Tỳ kheo ở xứ Nam Thiên Trúc, hiệu là Long Thọ. Tỳ kheo ấy dẹp được sự tranh chấp của các tông về Hữu với Có, để nêu cao pháp vô thượng đại thừa của ta. Vị ấy chứng bậc Sơ Hoan Hỷ Địa và vãng sanh nước An Lạc".

20. Đại Bi Kinh: Sau khi đức Phât nhập Niết Bàn, xứ Bắc Thiên Trúc có Tỳ kheo hiệu là Tỳ Bà Già, tu tập vô lượng thiện căn tối thắng, mạng chung sanh về thế giới của Phật Vô Lượng Thọ cách đây trăm ngàn ức cõi về hướng Tây. Sau đây, ông sẽ thành Phật hiệu là Vô Cấu Quang Như Lai.

21. Hoa Nghiêm Kinh Nhập Pháp Giới Kinh: Đức Vân Tỳ kheo nói với Thiện Tài Bồ tát rằng: "Ngài chứng được niệm Phật tam muội và đây là lời của ngài thuật lại công dụng của niệm Phật tam muội mà ngài đã được:

- Ta được môn Ức niệm nhất thiết chư Phật cảnh giới trí huệ quang minh phổ kiến. Trong chánh định thường hiện cõi và cung điện trang nghiêm thanh tịnh của tất cả chư Phật. Có thể làm cho chúng sanh thấy Phật rồi được thanh tịnh. Làm cho chúng sanh chứng nhập trong mười trí lực của Như Lai. Thấy Vô lượng đức Phật và được nghe pháp. Bình đẳng thấy tất cả thế giới. Thấy thần thông tự tại của chư Phật. Thấy công việc làm của chư Phật trong tất cả thời gian. Thấy mình luôn gần Phật không xa rời. Thấy thân Phật cao đẹp hơn tất cả. Muốn thấy đức Phật nào thời liền được thấy, Thấy chư Phật tuần tự hiện trong tất cả cảnh giới. Chư Phật nhập Niết bàn đều thấy cả. Trong một niệm thấy rõ sự xuất hành của tất cả chư Phật. Thấy mỗi thân Phật đều lớn đầy cả hư không pháp giới. Vô lượng chư Phật ra đời đều đến hầu hạ. Trong nhất tâm thấy rõ chư Phật thành chánh giác hiện thần thông biến hóa. Thấy chư Phật hiện ra đời thuyết pháp độ sanh. Hiện cảnh tượng nghiệp thiện ác của chúng sanh đã gây tạo cho chúng thấy để họ tự giác ngộ. Thấy Phật ngự trên tòa sen báu rộng lớn nở xòe trùm pháp giới. Thấy vô lượng thân của Như Lai trang nghiêm..."

22. Quang Minh Giác Phẩm: Dức Văn Thù Bồ tát ở trước Phật nói kệ rằng:
  • Khi đi đứng, lúc nằm ngồi,
    Thường niệm công đức của Phật.
    Ngày đêm chớ để tạm quên,
    Phải nên siêng tu như vậy.
23. Hiền Thủ Phẩm:
  • Thấy người lâm chung khuyên niệm Phật,
    Lại chỉ tượng Phật bảo chiêm ngưỡng
    Khiến người sanh lòng kính tin Phật,
    Nên đặng thành Quang Minh Như Lai.
24. Thập Địa Phẩm: Từ bậc ban đầu đến bậc sau rốt, mỗi địa đều nói rằng tất cả chỗ làm của Bồ tát đều không rời niệm Phật.

25. Tọa Thiền Tam Muội Kinh: Bồ tát tọa thiền không niệm tất cả, chỉ niệm một đức Phật bèn chứng đặng tam muội.

26. Văn Thù Bát Nhã Kinh: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo ngài Văn Thù Bồ tát: "Muốn chóng thành quả vô thượng Bồ đề, phải tu nhất hạnh tam muội. Người muốn nhập nhất hạnh tam muội phải ở chỗ vắng vẻ ranh rang, nhiếp tâm chánh niệm để tâm nơi một đức Phật rồi chuyên xưng danh hiệu, nên ngồi ngay thẳng hướng về phía đức Phật ấy (niệm Phật A Di Đà thời xoay về hướng Tây). Nếu có thể chuyên niệm một đức Phật nối luôn, bèn ở trong chánh niệm thấy được chư Phật trong mười phương ba thuở. Công đức niệm một đức Phật cùng công đức niệm vô lượng đức Phật bằng nhau. Nếu được nhất hạnh tam muội, thời được trí huệ biện tài, tất cả pháp môn đều rõ thấu. Ngày đêm tuyên giảng không trệ, không tuyệt. Sức đa văn biện tài của A Nam trăm nghìn phần vẫn không bằng một phần của người được nhất hạnh tam muội này..."

27. Đại Tập Kinh: Mạt thế, ức ức người tu hành không có một người được giải thoát; chỉ nương pháp môn niệm Phật mà ra khỏi luân hồi.

Kinh lại nói: "Nếu người chuyên niệm Phật hoặc ngồi mà niệm, hoặc đi mà niệm, ròng rặc trong bốn mươi chín ngày, thời hiện đời được thấy Phật, liền đặng vãng sanh...".
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 06/01/14 09:18 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

CÁC DUYÊN MA KHẢO

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CÁC DUYÊN MA KHẢO
(Trích sách "Pháp Môn Giải Thoát - Tịnh Độ Trích Yếu")
Những duyên nghiệp khảo đảo gây chướng ngại cho người tu, có rất nhiều chi tiết sai biệt (xin xem Miệm Phật Thập Yếu).

Nay xin tóm tắt đại cương qua sáu điểm:
  • 1. NỘI KHẢO:
Có người trong lúc tu tập bỗng nhiên khởi lên những tâm niệm tham lam, giận hờn, dục nhiễm, ganh ghét, khinh mạn, nghi ngờ, hoặc si mê dễ hôn trầm buồn ngủ. Những tâm niệm ấy đôi khi phát hiện rất mãnh liệt, gặp duyên sự nhỏ cũng dễ sanh cau có bực mình. Nhiều lúc trong giấc mơ lại thấy các tướng thiện ác biến chuyển trong đây những tình tiết chi ly không kể hết được. Gặp cảnh này, hành giả phải ý thức đó là do công năng tu hành nên các nghiệp tướng phát hiện. Ngay lúc đó nên giác ngộ các nghiệp tướng đều như huyễn, nêu cao chánh niệm (Nam Mô A Di Đà Phật), tự nhiên những tướng ấy sẽ lần lượt tiêu tan. Nếu không nhận thức rõ ràng, tất bị nó xoay chuyển làm cho thối lui sa đọa.

Tiên đức bảo: "Chẳng sợ nghiệp khởi sớm, chỉ e giác ngộ chậm!" chính là điểm này.
  • 2. NGOẠI KHẢO:
Đây là những chướng cảnh bên ngoài làm duyên khó khăn thối đọa hành giả. Chướng cảnh đó là sự nóng bức, ồn ào, uế tạp, hoặc chỗ rét lạnh, hãy uyển chuyển đừng chấp theo hình thức, chỉ cầu được an tâm. Chẳng hạn như ở cảnh nóng bức, chẳng ngại gì mặc áo tràng mỏng lễ Phật, rồi ra ngoài chỗ mát mà trì niệm, đến khi xong trở vào bàn Phật phát nguyện hồi hướng. Hoặc có chỗ nhiều muỗi có thể ngồi trong màn thưa mà niệm Phật v.v...
  • 3. NGHỊCH KHẢO:
Trên đường đạo, nhiều khi hành giả bị nghịch cảnh làm cho trở ngại. Có người bị cha mẹ, anh em hay chồng vợ, con cái ngăn trở hoặc phá hoại không cho tu. Có vị thân mang cố tật đau yếu mãi không lành. Có kẻ bị oan gia luôn theo đuổi tìm cách mưu hại. Có người bị vu oan giáng họa khiến cho ngồi tù chịu tra khảo hoặc lưu đày. Có vị bị sự tranh đua ganh ghét, hoặc rêu rao nhiều tiếng xấu xa, khó an khó nhẫn v.v...

Khi gặp cảnh này, đó là do túc nghiệp hoặc hiện nghiệp xui nên, hành giả nên ẩn nhẫn sám hối, chớ buồn phiền oán trách mà thối thất đạo tâm.
  • 4. THUẬN KHẢO:
Có người không gặp cảnh nghịch mà lại gặp cảnh thuận, như cầu gì được nấy, nhưng sự thành công đều thuộc duyên ràng buộc chớ không phải giải thoát. Có vị khi phát tâm muốn yên tu, bỗng cảnh danh lợi sắc thanh chợt đến, hoặc nhiều người thương mến muốn theo phụng sự gần bên.

Thí dụ như người xuất gia khi phát tâm tu, bỗng có kẻ đến thỉnh làm tọa chủ một ngôi chùa lớn, hoặc như người tại gia có thư mời là tổng bộ trưởng hay một cuộc làm ăn mau phát tài. Đây là những cảnh thuận theo duyên đời quyến rũ người tu, rồi dần dần đến các sự phiền toái khác làm mất đạo niệm, người ta chết vì lửa ít, mà chết vì nước lại nhiều, nên trên đường tu cảnh thuận thật ra đáng sợ hơn cảnh nghịch. Cảnh nghịch đôi khi làm cho hành giả tỉnh ngộ, dễ thoát ly tham nhiễm, hoặc phấn chi lo tu hành. Còn cảnh thuận là cho người âm thầm thối đạo lúc nào không hay, khi bừng tỉnh mới thấy mình đã lăn sa xuống dốc.

Người xưa nói:
  • Việc thuận tốt được ba
    Mê lụy người đến già.
Lời này đáng gọi là một tiếng chuông cảnh tỉnh, thế nên duyên thử thách các sự thuận khải rất vi tế, người tu cần phải lưu ý.
  • 5. MINH KHẢO:
Đây là sự thử thách rõ ràng trước mắt mà không tự tỉnh ngộ. Chẳng hạn như một vài vị tài đức không bao nhiêu, nhưng được người bưng bợ khen là nhiều đức hạnh, tài năng, có phước lớn rồi sinh ra tự kiêu, tự đắc, khinh thường mọi người, làm những điều càn dỡ, kết cuộc bị thảm hại (là tổn đức bình sanh, gặp tai nạn trước mắt).

Hoặc có vị đủ khả năng tiến cao trên đường đạo, nhưng bị kẻ khác gàn trở như bảo ăn chay sẽ bịnh, niệm Phật trì chú nhiều sẽ đổ nghiệp, gặp nhiều việc không lành, rồi sanh ra e dè lo sợ, thối thất đạo tâm.

Hoặc có những cảnh tự mình biết, nếu tiến hành dễ rước lấy lỗi lầm thất bại, nhưng vì tham vọng hay tự ái, vẫn đeo đuổi theo. Hoặc đối với các duyên bên ngoài, tuy biết đó là giả huyễn nhưng không buông bỏ được, rồi tự chuốc lấy sự buồn khổ vào tâm.

Như có một vị sư đổ ra nhiều công của mướn thợ chẻ đá, thợ mộc, thợ hồ, xây cất một cảnh chùa to trên núi. Khi ngôi tự viện vừa hoàn thành, thì sư cũng vừa kiệt sức mang bịnh nặng. Lúc sắp chết, ông sai đệ tử võng đi quanh chùa rờ từng viên đá buồn khóc tiếc than!

Thế nên người tu hành phải dè dặt. Nếu còn tánh nóng nảy, khí khái, tất dễ bị người khích động, gánh vác lấy những việc phiền phức vào thân.

Đối với những duyên thử thách chúng ta phải sáng suốt nhận định và sanh lòng quả quyết, tiến theo đường lối hợp đạo mới có thể thắng nó được.
  • 1. ÁM KHẢO:
Điều này chỉ cho sự thử thách trong âm thầm không lộ liễu, hành giả nếu chẳng khéo lưu tâm tất khó hay biết.

Có người ban sơ tinh tấn niệm Phật, rồi bởi gia thế lần sa sút, làm điều chi thất bại việc ấy, sanh lòng lo lắng, chán nản trễ bỏ sư tu.

Có vị công việc lại âm thầm tiến triển thuận tiện rồi ham mê đeo đuổi theo lợi lộc mà quên lãng đường lối tu hành.

Có kẻ trước tiên siêng năng tụng niệm, nhưng vì thiếu sự kiểm điểm, phiền não ở nội tâm mỗi ngày tăng thêm một ít, lần lượt sanh ra biếng trễ, có khi đôi ba tháng hay một vài năm không niệm Phật được một câu.

Có người tuy sự sống điều hòa đầy đủ, nhưng vì thời cuộc bên ngoài biến chuyển, thân thế nhà cửa nay đổi mai dời, tâm mãi hoang mang hướng ngoại, bất giác quên bỏ sự trì niệm hồi nào không hay.

Trên đây, đều là ảnh hưởng diễn biến, của nghiệp thiện ác, nhưng có sức thầm lôi cuốn hành giả làm cho bê trẽ sự tu trì, nên gọi là "khảo".

-----------------------------

Xin xem thêm "Ngũ ấm ma" trong kinh Lăng Nghiêm.
  • Ma có hình, ma không bóng dáng
    Hai loại ma lãng vãng trong trần
    Không hình ma ẩn trong thân
    Có hình ma ở bên chân người đời...


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.33 khách