Điều kiện vãng sanh

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Điều kiện vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính thưa quý vị đồng tu Tịnh độ,

Nay alpha lập chủ đề này với mong muốn được sự chia sẻ của quý vị về ĐIỀU KIỆN VÃNG SANH.
Xưa nay ta nói rất là nhiều về điều này và đây cũng là một trong những điểm trọng yếu của người tu Tịnh độ. Tuy nhiên mỗi người một ý khác nhau.
Việc thảo luận nghiêm túc về chủ đề này có thể đem lại lợi lạc to lớn đối với hành giả Tịnh độ, vì đa số hành giả vẫn không tự tin hay chắc chắn về việc vãng sanh của mình, dẫn đến nghi hối về vãng sanh, tổn hại đến thành tựu cả đời.

Thưa quý vị, trong mỗi ý kiến thảo luận vui lòng nêu rõ là do hiểu biết theo kinh điển hay do kinh nghiệm thực tu.

Kính quý vị kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Điều kiện vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:24 với 3 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Điều kiện vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Đọc bài viết của đạo hữu Tây Phương Tịnh Sỹ trình bày về kinh nghiệm tu tập theo pháp môn Tịnh Độ với một tâm thanh tịnh và ba món hành trang: Tín, Hạnh, Nguyện là những điều kiện vãng sanh của những người tu theo pháp môn này do chư Phật, Tổ, Thầy giảng nói. Tôi cũng là một người trong số đông (hiện có mặt hay không có mặt trong diễn đàn này), dù có nói lại cũng không ngoài điều kiện tiên quyết đó mà thôi.

Bấy lâu nay tôi chỉ làm công việc "gánh ngà voi" và âm thầm tu tập, không nói gì về những công phu, thời khóa và kinh nghiệm của mình. Cho đến khi thấy đạo hữu Tây Phương Tịnh Sỹ xuất hiện lần đầu tiên với những bài viết có chỗ sở đắc về pháp hành của đạo hữu tương đồng với tôi. Đạo hữu đã giải bày ra hết, trong khi tôi chỉ khiêm tốn ít lời thuận theo ở chỗ nào mà tôi thấy đúng như thật mình đã làm. Từ đó tôi để tâm theo dõi và đọc những bài viết của đạo hữu, mỗi một lời như khơi dậy những gì tôi cố dấu từ trong tâm đều lần lượt hiện ra y như là mới đây thôi. Tôi nghĩ chắc có lẽ đạo hữu đã đắc dụng một trong phép thần thông nào đó, đọc thấu tâm can tôi và đánh thức nó dậy. Tôi chỉ làm thinh cảm nhận mà không nói gì.

Và bây giờ đọc bài viết của đạo hữu trong Topic mới này, tôi lại giật mình với cái công án "Vô tình thuyết pháp" của đạo hữu chỉ ra cho mọi người tham cứu, vì cách đây hai hôm, trong giấc ngủ tôi đã đối đáp với ông chủ tâm về công án này. Ông chủ hỏi: "Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?" tôi trả lời ngay: "Tâm", rồi tất cả đều lặng thinh, và tôi cũng quên luôn, cho đến hôm nay nhớ lại nó. Công án này trong sách Thiền tông có đăng với nhiều giải đáp mà tôi cũng chẳng biết đúng hay sai. Vậy mà trong giấc ngủ tôi chỉ trả lời có một chữ "Tâm" trần trụi, không hình bóng, không màu sắc, không âm thanh... Nếu nói: "Tâm nghe" cũng sai, vì đã có cái nghe, hay "Tâm thấy" cũng sai vì đã có cái thấy. Nên chỉ một chữ tâm trần trụi không trước không sau, không gì phủ trùm lên nó được.

Và tôi mới biết ngay từ bây giờ trong diễn đàn đã có một cao thủ về pháp môn Tịnh Độ xuất hiện gieo duyên lành cho những ai muốn học hỏi, tham cầu. Những điều này tôi viết từ đáy lòng với tâm chân thật hiểu biết sao thì viết vậy. Có gì không đúng xin các bậc trưởng thượng chỉ dẫn thêm chỗ còn nghi ngờ.

Kính!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Điều kiện vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:26 với 25 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Điều kiện vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Cần phải hiểu tham thiền chẳng phải là để trả lời. Dù trả lời là TÂM cũng sai.
"Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?"
"Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?"
"Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?"
"Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?"
"Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?"
"Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?"
"Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?"
"Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?"


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Điều kiện vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Điều kiện vãng sanh mà TỊNH TÔNG lấy làm cương lĩnh không ngoài 16 chữ.

THẬT VÌ SANH TỬ PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
DÙNG TÍN - NGUYỆN SÂU - TRÌ DANH HIỆU PHẬT


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Điều kiện vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Cần phải hiểu tham thiền chẳng phải là để trả lời. Dù trả lời là TÂM cũng sai.
"Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?"
"Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?"
"Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?"
"Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?"
"Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?"
"Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?"
"Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?"
"Vô tình thuyết pháp, ai được nghe?"
Viết ra những câu trên, vậy chứ ai viết!? Ai trả lời!? :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Điều kiện vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Có một vị như đạo hữu Tây Phương Tịnh Sỹ với sự hiểu biết rộng cộng thêm nhiều kinh nghiệp dồi dào thực tu về Tịnh Độ tông chân chánh thật sự rất hiếm và không phải dể tìm gặp vào thời nay, vạn người khó có được một., lời thật lòng xin đừng ngại. tangbong tangbong tangbong
Chúc an lạc.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Điều kiện vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

một chữ "Tâm" trần trụi, không hình bóng, không màu sắc, không âm thanh... Nếu nói: "Tâm nghe" cũng sai, vì đã có cái nghe, hay "Tâm thấy" cũng sai vì đã có cái thấy. Nên chỉ một chữ tâm trần trụi không trước không sau, không gì phủ trùm lên nó được.
tangbong tangbong tangbong

Trong kinh Kim Cang đã dạy rồi, nếu ai dùng hình tướng hay dùng âm thanh cầu Như Lai thì người ấy hành tà đạo.
Tâm làm sao nghe được, tâm làm sao thấy được ..... chỉ có con mắt mới thấy sắc hình tướng, lỗ tai mới nghe sắc âm thanh, lỗ mũi mới ngửi sắc mùi, lưỡi mới nếm được vị, thân mới xúc được nóng lạnh cứng mềm, tâm chỉ biết, tâm không thể nào dùng mắt để thấy, hay dùng tai để nghe, hay dùng mũi để ngửi, hay dùng lưỡi để nếm, không thể nào dùng tay để nắm bắt hay sờ mó đụng chạm được, tuy không thấy nhưng vẫn biết có. (có- không,không-có).

không trước không sau
Trong kinh Kim Cang đã dạy rồi, quá khứ không truy tìm, tương lai không vọng cầu, hiện tại chính là đây.

không gì phủ trùm lên nó được.
Tự tánh, hay thực tánh pháp bao gồm tham, sân, si, vô tham (từ), vô sân (bi), và vô si (trí), nên các vị kiến tánh đều có thể biết và giải thích rõ từng loại tâm một, tâm biến đổi nhanh như sấm chớp, như bọt nước...nhưng không thể nào làm biến đổi bản thể của tâm, vốn đặng đầy đủ không dư thừa cũng không thiếu hụt.
Những điều này tôi viết từ đáy lòng với tâm chân thật hiểu biết sao thì viết vậy.
Kinh nghiệm của người nào khác mà tự chính người ấy chỉ nghe nói đến làm sao diễn tả lại cho đúng được ? dù có dùng đầu óc để diễn đạt lại chỉ là tâm tưởng tượng càng thêm phong phú đồi dào cho cái ta ngã thôi.
Viết từ những kinh nghiệm của chính mình mới có giá trị thực sự, mới đáng quí.

Năm 93 trong đầu tôi vang lên câu hỏi :- Phật ở đâu ?
Một tiếng khác vang lên đáp: _ Phật tại tâm.
hỏi: _ hãy đem Phật ra.
đáp: _ở trong tâm làm sao đem ra được ?
hỏi: _ Vậy hãy đêm tâm ra.
đáp: _ ???
âm vang tiếng hỏi và đáp liên tục vang lên nhiều ngày như vậy, cho đến một hôm
đáp :_ ............ ! (để người tu tịnh độ tự chính mình kinh nghiệm giải đáp lấy mới chính xác )
Bài của Battinh cũng là câu đáp này. tangbong
Chúc an lạc.
.................................................................................
PS: Phật == Giác , Phật tánh == có khả năng thành Phật, khả năng giác ngộ, Phật ở đây không phải là ông Phật bằng gỗ, bằng đồng, bằng xi măng cốt sắt (không sắc hình tướng hay âm thanh, xem đối đáp của Thiền sư Hoàng Nhẫn và Ngài Huệ Năng ngày đầu tiên cầu đạo Bồ đề).


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Điều kiện vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Điều kiện vãng sanh mà TỊNH TÔNG lấy làm cương lĩnh không ngoài 16 chữ.

THẬT VÌ SANH TỬ PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
DÙNG TÍN - NGUYỆN SÂU - TRÌ DANH HIỆU PHẬT
TÁM ĐIỀU CỐT YẾU NGƯỜI TU TỊNH NGHIỆP NÊN GHI NHỚ
(Trích sách: Pháp Môn Giải Thoát - Tịnh Độ Trích Yếu, trang 63)
1. Vì sự sanh tử phát lòng Bồ đề, đây là đương lối chung của người học đạo.

2. Dùng Tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật, đây là chánh tông của môn Tịnh Độ.

3. Lấy sự nhiếp tâm chuyên chú mà niệm, làm phương tiện dụng công.

4. Lấy sự chiết phục phiền não (không tham, sân, si) hiện hành làm việc thiết yếu tu tâm.

5. Lấy sự giữ chắc bốn giới trọng làm căn bản vào đạo.

6. Dùng các thứ khổ hạnh làm trợ duyên tu hành.

7. Lấy nhất tâm bất loạn làm chỗ qui túc của môn Tịnh Độ.

8. Lấy các điềm lành làm chứng nghiệm cho sự vãng sanh.

(Di huấn của ngài Triệt Ngộ đại sư, Tổ thứ II trong Tịnh Độ)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Điều kiện vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Khongduyen123 đã viết:
Trong kinh Kim Cang đã dạy rồi, nếu ai dùng hình tướng hay dùng âm thanh cầu Như Lai thì người ấy hành tà đạo.
Tâm làm sao nghe được, tâm làm sao thấy được ..... chỉ có con mắt mới thấy sắc hình tướng, lỗ tai mới nghe sắc âm thanh, lỗ mũi mới ngửi sắc mùi, lưỡi mới nếm được vị, thân mới xúc được nóng lạnh cứng mềm, tâm chỉ biết, tâm không thể nào dùng mắt để thấy, hay dùng tai để nghe, hay dùng mũi để ngửi, hay dùng lưỡi để nếm, không thể nào dùng tay để nắm bắt hay sờ mó đụng chạm được, tuy không thấy nhưng vẫn biết có. (có- không,không-có).

không trước không sau
Trong kinh Kim Cang đã dạy rồi, quá khứ không truy tìm, tương lai không vọng cầu, hiện tại chính là đây.

không gì phủ trùm lên nó được.
Tự tánh, hay thực tánh pháp bao gồm tham, sân, si, vô tham (từ), vô sân (bi), và vô si (trí), nên các vị kiến tánh đều có thể biết và giải thích rõ từng loại tâm một, tâm biến đổi nhanh như sấm chớp, như bọt nước...nhưng không thể nào làm biến đổi bản thể của tâm, vốn đặng đầy đủ không dư thừa cũng không thiếu hụt.
Năm 93 trong đầu tôi vang lên câu hỏi :- Phật ở đâu ?
Một tiếng khác vang lên đáp: _ Phật tại tâm.
hỏi: _ hãy đem Phật ra.
đáp: _ở trong tâm làm sao đem ra được ?
hỏi: _ Vậy hãy đêm tâm ra.
đáp: _ ???
âm vang tiếng hỏi và đáp liên tục vang lên nhiều ngày như vậy, cho đến một hôm
đáp :_ ............ ! (để người tu tịnh độ tự chính mình kinh nghiệm giải đáp lấy mới chính xác )
Chúc an lạc.
.................................................................................
PS: Phật == Giác , Phật tánh == có khả năng thành Phật, khả năng giác ngộ, Phật ở đây không phải là ông Phật bằng gỗ, bằng đồng, bằng xi măng cốt sắt (không sắc hình tướng hay âm thanh, xem đối đáp của Thiền sư Hoàng Nhẫn và Ngài Huệ Năng ngày đầu tiên cầu đạo Bồ đề).
tangbong tangbong tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Điều kiện vãng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

một chữ Phật nghe lọt vào tai, tức là đã gieo một hạt giống Phật (chủng tử) vào tâm thì cũng được vãng sanh.
Trích một đoạn văn của Hòa thượng Tịnh Không, trong cuốn "Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm" để chứng minh cho lời tôi đã viết ở trên đoạn trích dẫn:

Niệm Phật, niệm là tưởng, ngày ngày đều tưởng nhớ, tức là trong tâm thật sự có đức Phật A Di Ðà, niệm niệm đều có A Di Ðà Phật; có A Di Ðà Phật chính là có tâm, nguyện, và hạnh của Phật A Di Ðà. Nói một cách khác, đem kinh Vô Lượng Thọ làm tư tưởng hành vi của mình thì đó chính là thực sự niệm Phật. Niệm Phật chẳng phải là chỉ niệm ở ngoài miệng, niệm Phật ở ngoài miệng là tuyên truyền, là để niệm cho người khác nghe, để độ chúng sanh, có câu nói: "một khi lọt vào tai thì vĩnh viễn làm hạt giống đạo". Niệm Phật là "tâm, nguyện, hạnh" phải giống y như Phật. Tâm của Phật là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi; Nguyện của Phật là giúp đỡ hết thảy chúng sanh trong pháp giới sớm thành Phật đạo; Hạnh của Phật là thật sự làm, nguyện chẳng phải giả, chẳng phải nguyện suông, phải tùy phận tùy sức trong đời sống hằng ngày, tận tâm tận lực giúp đỡ hết thảy chúng sanh phá mê khai ngộ. Ðây là sự nghiệp của hết thảy chư Phật, Bồ Tát, trong Phật môn gọi là "gia nghiệp Như Lai", cũng chính là giúp đỡ hết thảy chúng sanh giác ngộ. Pháp phương tiện hạng nhất ở thế giới Sa Bà là khuyến đạo, dùng cách giảng kinh thuyết pháp để khuyên lơn mọi người, giúp đỡ mọi người khai ngộ, đây là ngôn giáo; kế đó là thân giáo, làm ra hình dáng cho chúng sanh nhìn thấy. Nếu có thể làm ngôn giáo và thân giáo viên mãn thì đương nhiên người nhà của bạn sẽ cảm động, sẽ tin tưởng.

Bởi vậy nên niệm Phật vô cùng quan trọng, công đức ấy vô lượng vô biên, vô cùng thù thắng; không những nghiệp chướng đời này có thể tiêu trừ, nghiệp chướng từ vô lượng kiếp về trước cũng có thể tiêu trừ. Hơn nữa tiêu trừ ngay trong một niệm, "một niệm tương ứng, một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật".

Niệm niệm đều tương ứng cùng "chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi", tức là tương ứng với Tâm của Phật.

Niệm niệm đều tương ứng với bốn mươi tám nguyện của đức Phật A Di Ðà tức là tương ứng với Nguyện của Phật.

Niệm niệm giúp đỡ chúng sanh thì tương ứng với Hạnh của Phật.

Vọng niệm là từ nghiệp chướng biến hiện mà thành, vọng niệm tức là nghiệp chướng. Bởi vậy nên niệm niệm của chúng ta đều là Phật thì vọng niệm sẽ không còn nữa, nghiệp chướng cũng sẽ tiêu trừ hết; lúc chẳng niệm Phật và có vọng niệm tức là nghiệp chướng hiện lên. Thế nên phải thường niệm Phật, chẳng thể gián đoạn thì nghiệp chướng mới tiêu trừ được. "Không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn" thì công phu nhất định sẽ đắc lực, đây là bí quyết của việc niệm Phật.

----------------------------------------

"Không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn" là không có niệm "MA, GIÀU, >:P ..." tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.33 khách