Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Trong kinh Duy Ma dạy: "Dục tịnh kỳ độ, tiên tịnh kỳ tâm, tùy kỳ tâm tịnh, tắc quốc độ tịnh" (Muốn tinh sạch đất ấy, trước tiên cần gội sạch tâm đã, theo tâm tịnh sạch ấy, thì quốc độ tinh sạch).
Trong kinh Vô Lượng Thọ dạy: ‘’ Phát Bồ Đề Tâm nhất hướng chuyên niệm’’
Trong kinh Di Đà dạy:
Xá Lợi Phất, nếu có người con trai lành, người con gái lành nào nghe nói đến Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, tâm chuyên nhất chẳng loạn. Người đó, lúc lâm chung, được Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Người đó, khi chết, tâm không điên đảo, liền được sanh về cõi nước Cực Lạc của Phật A Di Đà.

Trong "Phật Thuyết A Di Đà Phật Căn Bản Bí Mật Thần Chú Kinh" nói: "Danh hiệu Phật A Di Đà, có đầy đủ vô lượng vô biên, công đức vô thượng, không thể nghĩ bàn, thậm thâm bí yếu, thù thắng vi diệu. Trong ba chữ A Di Đà, có vô số pháp hạnh, có tất cả chư Phật mười phương trong ba đời, có tất cả chư Bồ tát, Thanh Văn, A-la-hán, có tất cả các kinh, thần chú Đà-la-ni... Cho nên, danh hiệu Phật Di Đà chính là pháp môn Đại thừa chí cực chân thật vô thượng; chính là diệu hạnh liễu nghĩa thanh tịnh thù thắng vô thượng; chính là Đà-la-ni vi diệu tối thắng vô thượng".


NIỆM PHẬT ĐẾN LÝ NHẤT TÂM (NIỆM PHẬT TAM MUỘI) sẽ chuyển Bát thức thành Tứ trí.

1. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức chuyển thành Thành Sở Tác Trí.
2. Ý thức chuyển thành Diệu Quan Sát Trí.
3. Mạt na thức chuyển thành Bình Đẳng Tánh Trí.
4. A Lại Da thức chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí.

Trong kinh Niệm Phật Ba La Mật có nói: '' Khi xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật, hành giả dần dần thành tựu chánh định Như-Lai, tự nhiên phát sanh Tuệ-giác Không-tánh, vì danh hiệu Phật là Hư-không-tạng, là Viên-giác-tánh, là Vô-cấu-tạng, là Tịch-tịnh-tạng ... Nhờ vậy, hành giả biết các pháp đều như huyễn, thời tự nhiên lìa xa các huyễn hóa, sanh diệt. Ngay lúc ấy, bèn thâm nhập Viên-giác-tánh. Đó gọi là tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác.
Dùng pháp nào để Tri ? Nếu không phải là diệu dụng của danh hiệu Phật ?
Không cần phải hủy diệt các thứ huyễn, mới cho chúng nó là huyễn. Không cần thay đổi bản chất huyễn của nó mới gọi là Không. Mà chính cái biết "nhứt thiết pháp là Không" khiến đương thể của huyễn pháp tức là Không.

Tiếp tục xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật như thế, hành giả không phóng tâm theo huyễn cảnh, huyễn sự, mà hướng cái biết trở vào Viên-giác-tánh. Đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một khối lưu ly sáng rực, vằng vặc. Mà mỗi mỗi sát-na đều hiển lộ Như-Lai Tạng, và cái biết cũng không còn nữa. Danh hiệu Phật vẫn tương tục không gián đoạn, hòa tan căn, trần, thức đều nhập vào Viên-giác-tánh, bình đẳng bất động, thường trụ như hư không và tròn đầy chiếu suốt mười phương''.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Gương vãng sanh
------------------------------------------

VIÊN HOẰNG ĐẠO

Viên Hoằng Đạo, tự Trung Lang, hiệu Thạch Đầu cư sĩ, người ở huyện Công An, tỉnh Hồ Bắc. Anh là Tông Đạo, tự Bá Tu, hiệu Hương Quang cư sĩ. Em là Trung Đạo, tự Tiểu Tu, hiệu Thượng Sanh cư sĩ. Ba anh em đồng một mẹ, lúc thiếu thời đều nổi tiếng văn tài, lớn lên cùng ưa thích Thiền tông. Trong niên hiệu Vạn Lịch đời Minh, ba anh em trước sau lần lượt đều đổ Tiến sĩ. Bá Tu làm quan đến chức Hữu giá tử. Tiểu Tu làm quan đến chức L bộ lang trung. Sau hai anh em đều xin về quê hưu dưỡng, sớm hôm siêng cần l tụng.

Riêng phần Trung Lang, tức Hoằng Đạo, sau khi thi đỗ, được bổ làm Tri huyện ở Ngô Giang. Ông xử việc án tụng rất sáng, lẹ quyết đoán. Khi rảnh việc công, lại ưa ngao du sơn thủy. Sau được thăng lên chức L bộ chủ sự, chẳng bao lâu cáo bịnh xin về nghỉ. Cư sĩ có lập một khu vườn ở thành Nam, trồng cả muôn cây liu xanh tốt. Khi gió thổi qua, đứng trên lầu cao, thấy ngọn liu uốn dợn như ngàn đợt sóng, tiếng chim oanh cùng các phi cầm đua nhau kêu hót bên trong. Ông gọi cảnh trí là Liu lăng đấu oanh, thường cùng các văn nhơn thiền khách du lãm trong đó, khi thì uống rượu ngâm thi, lúc lại luận bàn đạo lý. Ban sơ, cư sĩ học thiền với Lý Trác Ngô, tín giải thông suốt, biện tài không ngại. Sau tự nghiệm xét, thấy dù huyền luận dọc ngang, cũng chỉ là lời nói suông, không có lợi ích thiết thật, mới hồi hướng về Tịnh độ, sớm hôm sám hối l niệm, kiêm giữ gìn giới cấm. Bá Tu và Tiểu Tu cũng đồng thời phát tâm niệm Phật. Cư sĩ tuyển trong các kinh giáo, viết ra bộ Tây Phương Hiệp Luận. Trong ấy bàn tánh tướng đến chỗ viên dung, đi sâu vào pháp môn Bất Nhị. Xin lược trích vài đoạn thiết yếu như sau:

"Trong năm thứ Hành môn, thứ nhứt là Tín tâm hạnh. Kinh nói: "Niềm tin là bước đầu vào đạo, là mẹ các công đức". Thể nên đức tin là chánh nhân của tất cả hạnh. Cho đến khi tròn mãn quả Bồ đề, cũng chỉ hoàn thành tín căn ấy mà thôi. Như mụt măng non khi thành cây tre cao vút, trước sau cũng chỉ là một gốc. Các Bồ tát mới phát tâm, không vị nào chẳng nương nơi sức tin mà được thành tựu. Trong Liên tông, lòng tin lại là cội gốc. Vậy phải tin như thế nào?

Một là tin Căn bản trí và Bất động trí của Phật A Di Đà cùng mình không khác. Như khoảng thái hư, mặt trời rọi thì sáng, mây kéo che thì tâm tối, nhưng hư không vẫn không có tánh sáng tối. Lại nên hiểu mặt trời cùng mây chẳng ngoài thể của hư không.

Hai là tin Phật A Di Đà tu tập các hạnh trong vô số kiếp, làm những việc khó làm, nhẫn những điều khó nhẫn, ta cũng có thể làm được. Tại sao thế? Bởi từ trước trong vô số kiếp, khi ta bị chìm đắm ở ba ác đạo, chịu vô lượng sự khổ về thân tâm, khi thì mang lông đội sừng, lúc lại đọa nơi vạc dầu giường lửa. Những sự khổ vô ích như thế, ta đã từng trải qua và nhẫn chịu được; huống chi là muôn hạnh độ mình độ chúng sanh của Bồ tát, ta há chẳng thể làm ư?

Ba là tin Phật A Di Đà có vô lượng trí huệ, thần thông, thành tựu vô lượng nguyện lực cùng mọi việc, ta cũng sẽ được. Bởi trong tự tánh phương tiện của Như Lai, có đủ những việc không thể nghĩ bàn như thế. Lại bởi ta cùng Như Lai đồng một thể tự tánh thanh tịnh vậy.

Bốn là tin Phật A Di Đà không đi không lại, ta cũng không đi không lại, cõi Cực lạc và Ta bà chẳng cách một đầu lông, muốn thấy liền thấy. Tại sao thế? Vì hai cõi đồng ở trong một thể chân tâm không phân biệt kia đây. Lại vì tất cả chư Phật đều lấy pháp tánh làm thân và độ vậy.

Năm là tin Phật A Di Đà tu hành trải qua vô lượng vô biên kiếp cho đến khi thành đạo, vẫn không lìa một sát na, ta cũng không lìa một sát na mà địa vị ngang hàng với chư Phật. Tại sao thế? Bởi thời gian là huyn hóa không thật, nhiếp về nghiệp hư vọng phân biệt. Trong biển pháp giới, tìm cái thật của nghiệp không thể được. Tin hiểu như thế là sơ tâm bước vào đạo, là tin hạnh Tịnh độ của tất cả chư Phật.

Thứ Ba là Lục độ hạnh. Khởi Tín Luận nói: "Bồ tát hiểu sâu sự tu hiện tại của mình vốn lìa tướng. Vì biết thể của chân tâm lìa tham lam bỏn sẻn, nên tùy thuận tu hành Bố thí Ba la mật. Vì biết thể của chân tâm không ô nhim, lìa sự lỗi lầm của năm điều dục lạc, nên tùy thuận tu hành Trì giới ba la mật. Vì biết thể của chân tâm không có tướng thân tâm, lìa sự biếng tr, nên tùy thuận tu hành Tinh tấn ba la mật. Vì biết thể của chân tâm yên tĩnh, không tán loạn, nên tùy thuận tu hành Thiền định ba la mật. Vì biết thể của chân tâm sáng suốt, lìa vô minh, nên tùy thuận tu hành Bát nhã ba la mật". Người tu Tịnh độ trong một câu niệm Phật, có đủ cả sáu môn như thế. Niệm niệm xả lìa, tức là Bố thí. Niệm niệm thanh tịnh tức là Trì giới. Niệm niệm nối tiếp không gián đoạn, tức là Tinh tấn. Niệm niệm qui nhứt, tức là Thiền định. Niệm niệm trong sáng, tức là Bát nhã. Sáu hành môn này đều từ câu niệm Phật mà lưu xuất, chánh và trợ không hai, sự cùng lý chẳng khác. Cho nên hạnh niệm Phật gồm tất cả hạnh, vì đó là Nhứt tâm pháp môn, vì ngoài tâm không có các hạnh vậy. Nếu bỏ các hạnh, tức là bỏ tâm, bỏ sự tức chẳng thành lý".

Khônh bao lâu, Hoằng Đạo được triệu giữ lại chức cũ, lần thăng tiến đến ngôi Huân ty lang trung. Ít lúc sau cáo bịnh xin nghỉ. Về nhà chẳng mấy ngày, liền vào thành Kinh Châu ở trọ trong chùa Tăng tu niệm, rồi không bịnh mà qua đời.

Trung Đạo tức Tiểu Tu, sau khi về hưu, sớm hôm tinh cần niệm Phật. Một đêm, nhằm ngày rằm tháng mười năm Giáp Dần, vào niên hiệu Vạn Lịch thứ bốn mươi hai, khi khóa tụng xong, ông tĩnh tọa, cảm biết hình thần thanh sáng. Bỗng chợt có trạng thái như vào định, thần thức vượt lên khỏi nhà, nương mây bay đi. Hai bên có hai đồng tử phò trợ, bảo: "Hãy theo chúng tôi!". Rồi đưa đi về phương Tây lẹ như chim bay. Trông chúng quanh, ánh trăng vẫn sáng tỏ, gương nga lồ lộ giữa trời. Nhìn xuống dưới thấy núi, đầm, ruộng nương, thành ấp, làng xóm, nhỏ như đống đất, chén nước, chòm ong, tổ kiến. Khi sa thấp xuống một chút, nghe mùi tanh hôi từ dưới bốc lên, liền gắng sức vượt thẳng trên cao mới cảm thấy thanh nhẹ. Lần lần bay nhanh như chớp, trải qua không bao lâu, hai đồng tử bỗng hô lên bảo: "Dừng lại!". rồi cùng đáp xuống đất.

Tiểu Tu nhìn quanh, thấy đường ngay như dây giăng, mặt đất bằng phẳng sáng chói trơn nhuần, chẳng phải chất cát đá. Dọc theo bên đường có đầm ao bề ngang rộng hơn mười trượng, thềm ao bằng bảo thạch có lằn như viên chạm. Trong ao hoa sen năm sắc đua nhau tươi nở, thơm đẹp khác thường. Dài theo bờ ao có hàng cây sáng chói, các thứ chim lạ hòa nhau kêu thanh. Cách khoảng lại có cầu bằng vàng ngang qua ao làm ranh giới. Câu lơn liên tiếp làm mé thành cầu. Sau hàng cây bên bờ kia, có lầu các xinh lạ khó sánh ví. Người trong lầu tướng mạo đều thanh sáng, tươi đẹp như thiên tiên, nhìn Tiểu Tu mà mỉm cười. Hai đồng tử đi mau, cư sĩ đuổi theo không kịp, vội kêu lên rằng: "Xin tạm đứng trên cầu đợi tôi một chút!". Hai đồng tử y lời, ông mới bước theo kịp, cùng tựa lan can báu của cầu tạm dừng nghỉ. Tiểu Tu vòng tay hỏi: "Xin được hân hạnh cho biết hai vị là ai? Đây là nơi nào?". Một đồng tử đáp: "Chúng tôi là thị giả của Linh Hòa tiên sanh, ngài muốn cùng ông gặp gỡ nói đôi chuyện, nên bảo đến đón tiếp". Cư sĩ lại hỏi: "Tiên sanh là bậc người thế nào?". Đáp: "Ngài chính là lịnh huynh, Viên Hoằng Đạo tự Trung Lang đấy. Sau khi gặp mặt ông sẽ tự biết, hiện thời chúng ta phải kíp đi đến nơi!". Nói xong cùng qua cầu theo đường tới một khu có hơn ngàn cội cây to, lá chất phỉ thúy, hoa cánh hoàng kim. Sau vùng cây có ao to rộng, qua cầu ao có cửa bằng bạch ngọc, một đồng tử đẩy cửa tiến vào trước. Đồng tử kia dẫn Tiểu Tu đi qua hơn hai mươi lớp lầu các, kim sắc chói rực rỡ, hoa linh cỏ lạ phơ phất bên thềm. Khi tới dưới tòa lầu nọ, có một vị thần thái tợ Trung Lang, mặt sáng như ngọc, áo tợ ráng mây, coa hơn trượng, bước đến đón rước, mừng rỡ bảo: "Em đã tới đó ư?" rồi dắt tay lên lầu, trên đó có bốn năm vị tướng trạng như thiên nhơn, ngồi xung quanh Trung Lang nói: "Đây là cảnh biên địa ở Tây phương. Những hành giả niệm Phật, tín giải chưa thành, giới châu chưa trọn, phần nhiều sanh về chốn này. Nơi đây cũng gọi là Giải Mạn Quốc (xứ của người tu còn bê tr). Phương trên có lâu đài của Hóa Phật, trước lầu có ao to rộng hơn trăm do tuần, trong ao có sen báu.

Chúng sanh mười phương sanh về gởi chất nơi hoa sen ấy, đúng kỳ hoa nở, chia nhau đi ở các lầu đài, cùng những bạn tu tịnh có duyên tụ hội nhau. Do không có my sắc dâm thanh, nên thắng giải d thành, chẳng bao lâu tu tiến lên sanh vào chánh quốc ở Cực lạc! Tiểu Tu thầm nghĩ: "Cảnh đẹp như thế, mà hãy còn là biên địa ư?'. Nhân đó hỏi: "Anh sanh về chỗ nào?", Trung Lang đáp: "Anh tịnh nguyện tuy tha thiết, song tình nhim chưa dứt trừ, ban sơ sanh về nơi đây ít lâu, nay thì đã được Tịnh độ. Nhưng do thừa gắp giới huỡn, nên chỉ thuộc hàng địa cư, không được cùng bậc đại sĩ ở lầu các giữa hư không, còn phải tiến tu thêm nữa. Rất may lúc còn tại Ta bà, nhờ trí huệ mãnh lợi, anh từng soạn bộ Tây Phương Hiệp Luận, khen ngợi công đức độ sanh không thể nghĩ bàn của Như Lai nên cảm báo được bay đi tự tại, dạo chơi các quốc độ. Chư Phật nói pháp, đều được đến nghe, đây thật là điều thù thắng!"

Nói xong, nắm tay Tiểu Tu bay lên hư không, phút chốc vượt ngàn muôn dặm, rồi đáp xuống một chỗ. Nơi đây không ngày đêm nhật nguyệt, ánh sánh rực rỡ chẳng bị ngăn che. Đất lưu ly trong ngoài chói suốt, trụ dây hoàng kim thất bảo giao xen ngăn chia ranh giới. Cây đều là thứ Chiên đàn, Cát tường, hàng hàng nối nhau, gốc gốc trông nhau, vài muôn ngàn lớp. Mỗi mỗi lá mọc ra các hoa đẹp mầu, màu sắc dị bảo. Bên dưới cây là ao báu, vô lượng đợt sóng gợn, tự nhiên phát ra tiếng pháp mầu. Đáy ao lót thuần bằng cát kim cương. Trong ao sen báu muôn màu phóng ánh sáng dị sắc. Dọc theo hàng cây bờ ao, lầu các nguy nga quanh lộn ẩn hiện, hiên thềm nhô ra, cột đỡ mái cong, cửa lớn cửa song giao chiếu, câu lớn báu doanh vây bao bọc, thảy đều đầy đủ. Xung quanh lầu các có treo vô lượng nhạc khí, tự khua động din các pháp âm. Những điều ghi chép trong kinh A Di Đà và Vô Lượng Thọ, so với đây mười phần chưa được một. Ngước nhìn lên, nhiều lầu các lơ lửng giữa hư không, đẹp huyền ảo giữa những vầng mây ráng. Trung Lang bảo: "Chỗ em thấy là quang cảnh của hàng địa cư chúng sanh ở Tịnh độ. Qua khỏi chốn này là nơi ở của chư Pháp thân đại sĩ, cảnh trí còn đẹp mầu ngàn muôn phần gấp bội hơn đây. Thần thông của các vị ấy cũng ngàn muôn phần bội hơn. Anh nhờ huệ lực có thể đến dạo chơi, mà không được ở. Khỏi nơi đó là chỗ cư trú của bậc Thập địa cùng Đẳng giác Bồ tát, anh không thể đi đến và hiểu được. Xa hơn nữa, là cảnh giới của đấng Diệu giác, duy Phật cùng Phật mới có thể thấy biết!".

Nói xong, lại cùng bay đến một chỗ, điện các chói sáng khác thường, chẳng biết làm bằng chất gì. Cảm thấy hoàng kim bạch ngọc sánh với thứ báu này, dường như là sắc đất. Nơi đây không thành quách, chỉ có lan can bao bọc. Hai người cùng ngồi dưới lầu trò chuyện. Trung Lang nói: "Anh không ngờ cảnh đẹp lại vui cùng cực như vầy! Giả sử khi ở Ta bà, anh giữ giới luật thêm tinh nghiêm, thì sự thọ lạc chẳng phải như thế mà thôi đâu! Đại để trước nhất, thừa giới đều gấp, sanh phẩm rất cao. Thứ nữa, là giới gấp, sanh phẩm rất ổn. (Thừa gấp: tâm giải ngộ sâu sắc. Giới gấp: sự giữ giới tinh nghiêm). Nếu có thừa mà không giới, phần nhiều bị sức nghiệp lôi kéo, sanh vào hàng Bát bộ quỉ thần. Những bạn đồng tu lâm vào cảnh này, anh đã trông thấy rất nhiều. Về phần em, khí phần Bát nhã tuy sâu song sức giới định rất kém. Nếu giải ngộ lý mầu mà không sanh giới định, cũng thuộc về loại cuồng huệ mà thôi! Khi trở về Ta bà, em phải nhân lúc còn mạnh khỏe mà thật ngộ thật tu, giữ tịnh nguyện cho tha thiết, siêng làm phương tiện giúp người, thương xót tất cả, chẳng bao lâu sẽ có lúc cùng hội ngộ. Nếu lơ là để lạc vào đường khác, thì thật là đáng kinh đáng sợ! Như chưa thể giữ giới hoàn toàn, hãy tuân hành theo pháp Lục trai của ngài Long Thọ cũng được. Trong các giới, sát giới rất quan yếu. Xin gởi lời nhắn nhủ bạn đồng tu: Chưa có ai mỗi ngày tay cầm dao giết, miệng tam vị ngon, mà được sanh về cõi Cực lạc! Dù cho có tài thuyết pháp như mưa sa mây cuốn, đối với sự tinh tu nếu không thật hành, cũng là vô ích! Anh cùng em từ thuở Phật Không Vương đã nhiều đời làm huynh đệ, cho đến khi luân hồi sáu cõi cũng đều như thế! Nay may mắn anh đã được về chỗ tốt, sợ em bị lạc vào ác đạo, nên phải dùng sức thần thông phương tiện, đem đến đây khuyên bảo. Bây giờ báo nghiệp giữa hai cõi tịnh và uế khác nhau, em không thể ở lâu được!".

Tiểu Tu vội hỏi về chỗ sanh của Bá Tu cùng các đồng bạn đã mãn phần. Trung Lang đáp: "Nơi sanh của anh Tông Đạo và các bạn đều tốt, về sau em sẽ tự rõ!". Nói xong, liền vượt lên hư không mà bay đi. Tiểu Tu đứng lên bước chậm rãi theo bờ ao ngoạn cảnh, bỗng như trượt té xuống nước, kinh hãi giựt mình tỉnh lại. Lúc ấy cả thân xuất hạn, nhìn lại ngọn đèn tàn còn trên giá, ánh trăng sáng vẫn chiếu song, thời khắc đã sang canh tư. Liền vội lấy giấy bút ghi chép thiên "Tịnh Quốc Du Ký" này.

Trước kia, Tông Đạo có con trai tên Viên Đăng mới mười ba tuổi, bị bịnh uất hơi sắp mãn phần. Đứa bé nói với Hoằng Đạo rằng: "Cháu sắp chết, chú làm sao cứu cháu?". Trung Lang bảo: "Cháu chỉ chuyên niệm Phật, tất sẽ được sanh về cõi Cực lạc. Nơi đây là cảnh ngũ trược không đủ để luyến tiếc!". Đứa bé liền chấp tay liên tiếp niệm Nam mô A Di Đà Phật, hàng quyến thuộc cũng đồng thanh trợ niệm. Giây phút nó cười nói: "Cháu thấy hoa sen sắc hơi đỏ". Niệm thêm giây lát, lại bảo: "Hoa đã lần lần lớn, sắc tươi sáng, đẹp không thể tả!". Trong khoảnh khắc, lại nói: "Đức Phật đã đến, tướng tốt quang minh, thân cao lớn chật cả nhà!". Giây phút, nó thở hơi gấp. Tông Đạo bảo: "Để người nhà trợ niệm, con chỉ xưng một chữ "Phật" sau chót cũng được". Viên Đăng xưng Phật vài tiếng, chấp tay mà qua đời.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bồ Tát Quán Thế Âm khai thị: "Tịnh Độ pháp môn hơn tất cả hạnh phúc". tangbong tangbong tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Bác Viên Hoằng Đạo có viết bộ sách tên "Tây Phương Hiệp Luận" được xếp vào Tịnh Độ Thập Yếu, rất hay, không biết battinh có đọc qua chưa!


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chưa! Nếu biếu đâu có đăng, chỉ dùm tôi vào "rinh dìa đây" để dành. :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A di Đà Phật
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:30 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chân thành cám ơn thanhtinhtam đã giới thiệu và Tây Phương Tịnh Sỹ126 chỉ dẫn chỗ trú ngụ của pháp bảo này. Tiếc quá, không biết ở Việt Nam đã in thành sách chưa, nếu có sẽ gọi về nhờ mua rồi gởi qua, tôi sẽ đăng sau khi xem lại kỹ thuật trình bày và chụp hình bìa để "cầu tòa làm chứng" :D .

Hiện tại Hoa Sen Cõi Tịnh đã trích đăng một bài trong "Gương Vãng Sanh", nếu còn muốn tiếp tục thì xin cứ làm theo tâm nguyện, tôi sẽ mở Topic khác đăng trọn bộ cuốn sách. Không có chi trở ngại và phiền phức chứ!

Chúc tất cả quyết chí về Tây Phương. tangbong tangbong tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:29 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

1. Điều tối kỵ trong niệm Phật là nghi ngờ, nghi thì hoa không nở.
2. Điều khó nhất khi niệm Phật là không khởi vọng tưởng.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Thế Nào Gọi Là "Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn?
(Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm)

Câu "Nhất tâm bất loạn" có ở trong kinh A-di-đà. Trong kinh "Di giáo" cũng có nói tới "Chế ngự tâm tại một nơi thì không có việc gì là không làm được". "Nhất tâm bất loạn" là thuộc về một pháp môn của tu định, lại gọi là "Niệm Phật tam muội" hoặc gọi là bát châu tam muội hoặc là nhất hạnh tam muội. Trong kinh "Hoa Nghiêm" quyển 6, phẩm "Nhập pháp giới" có nói đến 21 loại niệm Phật tam muội. Kinh A-di-đà thì nói nếu một ngày hoặc trong bảy ngày liên tục mà chuyên trì niệm danh hiệu Phật A-di-đà đến mức "Nhất tâm bất loạn" thì lúc lâm chung có thể vãng sinh đến nước Cực-lạc Tây phương.

"Nhất tâm" là đối với tâm tán loạn mà nói. Nếu một mặt miệng thì niệm danh hiệu Phật, mặt khác trong lòng có nhiều vọng tưởng thì đó là niệm Phật tâm tán loạn. Nếu niệm Phật mà niệm đến mức tâm với miệng khớp với nhau không có rối loạn, danh hiệu của Phật được niệm liên tục kế tiếp nhau, đến mức không niệm mà tự niệm ! Đó là như kinh "Lăng Nghiêm" đã nói "Tịnh niệm tương kế" (ý niệm liên tục không gián đoạn).

Căn cứ vào đại sư Liên Trì cuối đời nhà Minh thì "Nhất tâm" có thể chia thành : "Sự nhất tâm và lý nhất tâm" là tâm không có tạp niệm, tâm và miệng tương ứng với nhau, chỉ có niệm danh hiệu Phật. Tự mình biết rằng mình đang niệm Phật, biết rằng có danh hiệu Phật đang niệm, đó là nhất tâm niệm Phật, hoặc là toàn thân niệm Phật. Do chuyên tâm niệm Phật nên có thể đạt tới điều mà Thiền tông gọi là "công phu thành phiến". Cái gọi là "lý nhất tâm" tức là tâm tương ứng với lý, tự thấy được pháp thân của A-di-đà tức là tự tánh, Tây phương không tách rời mình một tấc. Đó là cảnh giới hiện ra trước mặt "tự tánh Di-đà duy tâm Tịnh độ". "Sự nhất tâm" thuộc về mức độ thiền quán thiền định. "Lý nhất tâm" thuộc về trình độ thiền ngộ. Đó là kết quả của việc tu hành song đôi cả tịnh độ và thiền định. Lấy việc niệm Phật của tịnh độ để nhập môn đạt đến mục đích tam muội rồi giác ngộ, giải thoát.

"Nhất tâm bất loạn" là muốn chỉ chuyên tâm nhất ý. Khi niệm Phật, phải trói buộc cái tâm mình vào danh hiệu Phật, miệng niệm danh hiệu Phật, tai nghe tiếng niệm Phật, "tâm chẳng dùng hai", đó gọi là nhất tâm. Và như vậy thì khi lâm chung có thể vãng sinh lên cõi Tịnh độ.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Chúng ta nghe trong kinh nói '' Đệ Nhất Nghĩa Đế''.
'' Đệ Nhất Nghĩa Đế'' là: ''Tánh Không'' của các pháp.
- Tất cả chúng sinh, vạn vật, từ Phàm đến Thánh đều chung một Tánh Không này. Nơi Tánh Không này chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng đến, chẳng đi, chẳng quá khứ, chẳng vị lai. Nơi Tánh Không có đầy củ các pháp, người tu Thiền gọi là Bản Lai Diện Mục, người tu Tịnh gọi là Tự Tánh Di Đà.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tây Phương Tịnh Sỹ 0126 đã viết:A di Đà Phật
Bác vào đây xem này:
http://www.bodetam.org/TongPhai/TongPha ... an-00.html
TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di đà Phật
Kính thưa đạo hữu Tây Phương Tịnh Sỹ 0126,

Thật là bất ngờ, khi chiều nay đọc "Lời giới thiệu" cuốn "Tây Phương Hiệp Luận" trên mạng "Bồ Đề Tâm" ở trang đầu, tôi thấy nơi cuối bài có đoạn như sau:
  • Từ Quang tự, Tây Phương tịnh thất,
    Ngày 22 tháng 8 năm Kỷ Mão
    (1/10 DL 1999)
    Sa môn Kỳ Tây
    Thích Trí Minh.
Tôi nhớ lại trong tủ sách gia đình có cuốn "Cương Tông Pháp Niệm Phật" của thầy Thích Trí Minh biên soạn, và thêm nỗi ngạc nhiên lớn nữa khi lật đến phần hai của cuốn sách thì thấy bài viết "Con Đường Tây Phương" mà tôi đã đăng vào. Tôi ngỡ ngàng một lúc lâu, nghĩ rằng những pháp bảo này tôi có trong tay mà không hay. Bài viết "Cương Tông Niệm Phật" và "Con Đường Tây Phương" tôi đã đăng vào trong diễn đàn "Thanh Niên Phật Tử" do Trí Minh (Minh Béo) làm chủ nhiệm dưới sự chủ đạo của quí thầy Đạo Quang và Định Tuệ, tăng sinh du học tại Ấn Độ... cách đây sáu, bảy năm, mà nay bị mất rồi (điều này có lần tôi đã nói trong diễn đàn tại một Topic nào đó), lúc đó có cô Quỳnh Nga (xin lỗi cô Quỳnh Nga vì sự tiết lộ này) cùng với một số các bạn cũ bên đó di tản vào diễn đàn này.

Tôi chụp lại hình bìa cuốn sách này và trang trong của cuốn "Con đường Tây Phương" đăng vào diễn đàn để "Cầu Tòa bảo chứng". Sách in tại Canada năm 2003, tôi thỉnh tại chùa Di Đà (Toronto) trong dịp cùng gia đình đi du lịch qua bên đó.
Hình ảnh

Bìa đầu.

Hình ảnh

Bìa cuối hình "Cổng Tổ Đình Từ Quang"

Hình ảnh

Trang cuối "Khải Ngôn" và trang đầu "Con Đường Tây Phương"
Có thể đoán ra thầy Thích Trí Minh là Tịnh Sĩ không chừng.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.41 khách