Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

THẬT TƯỚNG NIỆM PHẬT.

Thật tướng là gì? là cái tướng chân thật. Niệm Phật để đạt được cái chân thật này là Thật Tướng Niệm Phật. Tức là niệm Phật đến đại triệt đại ngộ Minh Tâm Kiến Tánh. Đến chỗ này thì các pháp môn đều dung thông Tịnh cũng chính là Thiền, Thiền cũng chính là Tịnh đích đến chỉ là một. Đến chỗ này chúng ta sẽ sử dụng được Tâm mình một cách tự tại không chướng ngại (hiển lộ Pháp Thân) thấy được Tự Tánh Di Đà, Phật cũng chính là ta mà ta cũng chính là Phật. Một hạt vi trần hiển lộ mười phương thế giới,không có gì là không biết, vô chướng ngại.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Kinh Pháp Hoa có phẩm '' Hoá Thành Dụ''. phẩm này có thể hiểu là một ví dụ về phương tiện, gọi là ''nương vọng hiển chân''.

- Hóa Thành không phải là thật chỉ do thần thông biến hóa tạo nên, sau khi thâu lại thần lực thì không còn Hóa Thành. Nếu chúng ta chấp có thành quách cung điện của Hóa Thành là thật thì là mê muội, si mê. Nhưng không có Hóa Thành thì không về được Bảo Sở (Bảo Sở là nơi chân thật là chân tâm Phật Tánh).

- Do cánh tánh chúng sinh thời mạt pháp phước mỏng nghiệp dày không đốn ngộ Trực Chỉ Chân Tâm mà Kiến Tánh đắc đạo được. Nên chúng ta phải dùng phương pháp phương tiện quyền biến hoặc gọi là '' nhị lực song hành" (tự lực và tha lực kết hợp) nương nhờ nguyên lực của Phật mà đến Cực Lạc.
- Cực Lạc là một ví dụ như Hóa Thành trong kinh Pháp Hoa. Ở trong Hóa Thành mọi sự đều được chu cấp đầy đủ, cuộc sống sung sướng, mọi vật đều do trân bảo tạo thành và Thế Giới Cực Lạc cũng như vậy.
- Vậy Cực Lạc trong kinh nói cách Ta Bà 10 vạn ức cõi Phật có thật không? câu trả lời: thật sự là có nhưng đó là do quyền biến thần lực nguyện lực Phật A Di Đà lập nên, tất cả cõi Tịnh Độ của chư Phật cũng vậy. Nhưng chúng ta cũng không nên chấp trước cảnh giới Cực Lạc, chấp trước là gì: mê đắm cảnh giới đẹp không chịu buông.

- Do canh tánh chúng sinh không đồng nên có 4 cõi 9 phẩm. Trong đó 3 cõi thuộc về hình tướng thuộc Sự, 1 cõi thuộc về Lý.
- 3 cõi thuộc Sự là: Phàm Thánh Đồng Cư, Phương Tiện Hữu Dư, Thật Báo Trang Nghiêm.
- 1 cõi thuộc về Lý là : Thường Tịch Quang Tịnh Độ.

- Trong kinh nói do 5 ấm che nên không hiển lộ được chân tâm Phật Tánh, 5 ấm là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Vậy phải đoạn diệt 5 ấm (không còn 5 ấm) tức chân tâm Phật Tánh hiển lộ. tương ứng với kinh Bát Nhã là '' Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách''.
- Do niệm danh hiệu Phật không gián đoạn thì 5 ấm dần dần tự diệt dần đi đến Bổn Tâm Không, do Tâm tức không thì Tướng tức không. Tướng tức không thì có thể nhập vào cảnh giới chư Phật, cảnh giới chư Phật là an lạc giải thoái không có bờ mè không có không gian thời gian, thường tịch vắng lặng an lạc tuyệt đối.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Đánh máy tới đoạn này trong cuốn "Sơ Lược tiểu sử ngài Hư Vân Hòa Thượng", thấy chuyện ""Đôi Ngỗng niệm Phật vãng sanh", trang 93-96 rất hay, xin đăng vào đây để các đạo hữu tu pháp môn Tịnh Độ tăng thêm lòng tin kiên cố tinh tấn niệm Phật, nguyện vãng sanh về cõi Cực Lạc...

Kính.
tangbong tangbong tangbong

-------------------------------

Cũng trong năm ấy, cư sĩ Trương Chuyết đưa một cặp ngỗng trống mái để phóng sinh. Hòa thượng thuyết quy y cho chúng. Lúc làm lễ, cặp ngỗng đứng cúi đầu, yên tĩnh. Khi thuyết xong, cặp ngỗng nhô đầu lên xuống như lạy, dáng vẻ rất mừng.

Từ ấy chúng thường theo chư tăng lên đện đi vòng quanh bàn Phật, ngỗng nghe tiếng niệm Phật của tín đồ và chư tăng. Ngày tháng nào cũng thế, người nhiễu Phật, ngỗng đi theo, khiến ai trông thấy cũng vui và thương mến.

Ba năm qua! Một hôm ngỗng mái tự nhiện lên đại điện đi ba vòng chung quanh bàn Phật, đứng im lặng ngóng cổ nhìn Phật rồi hóa thân. Chư tăng để xác nó vào một cái hộp và đem chôn nó ở vườn chùa. Ngỗng trống kêu luôn mấy ngày, buồn bã không ăn, cứ đến trước chánh điện đứng ngay ngắn nhìn Phật, xòe hai cánh dáng như bay đi rồi chết! Chư tăng cũng để xác nó vào hộp, cũng đem chôn gần bên mộ ngỗng cái, và đắp gạch đá lên làm một ngôi mộ chung cho chúng.

Nghe chuyện, Ông Trương Chuyết rất cảm động làm bài "Vân Thê (tên mới của Hoa Đình Tự) song nga vãng sanh ký".

- Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều kham tác Phật. Chỉ vì mê muội nên xây lưng với bổn tánh, khởi cảm tạo nghiệp mà thọ sanh trong nẻo thiện ác, quay lăn như bánh xe trong ba cõi, không có lúc dừng.

Chúng ta, tuy nay sanh ra làm người, đối với tất cả chúng sanh khác loại, vẫn cùng chung bình đẳng ở chỗ nguồn gốc. Bởi vậy, không nên lấy sự khác nhau về thân hình mà ngạo ngó. Như ngỗng kia, miệng không ăn thịt, đi thì sắp thành hàng, lại không thay vợ đổi chồng, rất đáng cho Liên Trì đại sư tặng xưng là đạo nhân, quả là một giống chim khác thường vậy!

Tôi có cặp ngỗng, nhưng khổ vì không đất, nên đành đưa lên chùa Vân Thê để làm trường sanh nga (ý nói để không bị ai giết). Chùa có mấy con gà phóng sanh, thường bị chồn lén bắt ăn. Nhưng từ khi có đôi ngỗng lên chùa, các chú chồn bớt về giết hại. Ngoài chùa có ao phóng sanh, mỗi ngày ngỗng xuống tắm, đùa giỡn với nước, chiều về giữ cửa chùa.

Mùa hè năm nay, tôi lên chùa không thấy đôi ngỗng. Hỏi thăm, Hòa thượng bảo: Cư sĩ phóng sanh, công đức thật không đo lường được! Tháng trước, mỗi sớm chiều công phu, thường thấy đôi ngỗng đứng trước cửa điện, ngóng cổ ngó Phật, mắt không nháy chập. Nghe tăng niệm Phật, chúng xòe cánh kêu to tựa lòng hoan hỷ. Một hôm, con mái kêu dài mấy tiếng rồi chết. Người chùa bồng lên đem chôn phía ngoài. Con trống bỏ ăn mấy ngày, cũng không xuống ao giỡn nước, kêu la thảm thiết, ra chỗ chôn kiếm bạn dáng điệu thật là bi khổ. Nhưng ngày ngày lên điện ngó Phật như trước. Sư Duy Na thấy ngỗng quá thảm, đánh khánh cáo nói: "Ngươi mất bạn thân khổ. Đã biết ngó Phật thì niệm Phật A Di Đà cầu sanh Cực Lạc, chẳng nên mê luyến cái thân khổ não".

Đại chúng trợ ngỗng niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Ngỗng ngưng tròng lóng nghe, cứ mỗi tiếng khánh là một câu niệm Phật, ước lối mười tiếng, ngỗng quặp cổ bái Phật, đi quanh ba vòng, giương cánh đập một cái thu cánh lại quỵ xuống rồi an nhiên mà đi.

Ngỗng này vì nhân duyên nào mà thoát thân ảo hóa trong sát na, liễu sanh tử trong một niệm, không hổ với danh "Đạo nhân".

Há lấy con mắt xem cầm thú mà ngó ngỗng được ư?

Ấy nhờ phước báo mà được thân người, thêm nghe chỉ đường tác Phật, lại tin biết có pháp môn Tịnh Độ, mấy năm niệm Phật, tối sáng nối qua, đến giờ lâm chung, năng giữ bổn tâm, không cho điên đảo, ý không tham luyến, một niệm công thành, vãng sanh Cực Lạc, làm người mà khó được như vậy thay huống chi loài ngỗng, là loài không có lưỡi của két để nói, không biết bình nhật tâm năng niệm Phật.

Sự ngỗng mái chết, đồ chúng không tỉnh thấy cái lạ lùng. Ngỗng trống nghe niệm Phật mười tiếng, đi nhiễu ba vòng, đập cánh đứng yên mà hóa, khá biết đến chùa ba năm, sớm chiều nghe tiếng tụng kinh, niệm Phật, ngỗng ắt đã mở mang linh giác. Cho nên, trên một tháng, ngay cổ ngó Phật, nhứt tâm cắt đứt dòng tư tưởng, ngó tượng mà thành tựu vãng sanh, thêm Phật lực gia bị nên mới được giải thoát.

Tôi xấu hổ không được như ngỗng, không dám làm thinh, viết khắc lên đá, khuyên người đến sau.

(Ông Chánh Trí Mai Thọ Truyền thoát dịch, Từ Quang số 105, tháng 10-1960).

Nguyên chữ Hán:
  • Chúng sanh tất hữu Như Lai Tạng
    Vân hà dư loại các thú hình
    Khởi hoặc tạo nghiệp mê bổn tánh
    Cố hữu vô biên chư chúng sanh
    Phật tri Tâm, Phật chúng sanh nhất
    Vô nhị biệt cố dĩ phổ đệ
    Pháp giới chúng sanh dư vi minh
    Thừa thủ nguyện luân thành chánh giác
    Trực giao phàm thánh nhật đạo hành
    A Di Đà Phật đại nguyện thuyền
    Quyên phi nhuyễn độc câu lai thừa
    Dư văn A Đông anh vũ điểu
    Xiển phát tín thâm nguyện dữ tính
    Dư phóng song nga vô biệt ý
    Bất nhẫn thị nga tạo cát phanh
    Tống chi trường đường Vân Thê Tự
    Triền tịch đắc văn phạm bối kinh
    Hùng thư lưỡng lưỡng thăng Phật điện
    Diệu văn Phật hiệu dã thính kinh
    Dẫu lĩnh chiêm ngưỡng Thế Tôn tướng
    Mục bất tạm thuấn thân đan thanh
    Nhất triều tư nga thủa nhiêu thụ
    Hùng dã tuyệt thực thường ai minh
    Thê lương uyển chuyển tâm tất đắc
    Biệt ngẫu khởi phục phủ thanh bình
    Xung vũ vọng văn đồ diện điệu
    Cưỡng chấn nhược vũ nhận đan đình
    Cánh văn thiện sư giáo niệm Phật
    Tây phương Cực Lạc thị quy trình
    Khúc cảnh lễ Phật nhiễu tam tập
    Phách xí ủy túc mục toại minh
    Sát na giải thoát phàm điển xu
    Nhất niệm đốn siêu hà kỳ linh
    Tướng dĩ hóa sinh An Dưỡng độ
    Cụ chư tướng hảo dữ thông minh
    Thân thụ Di Đà cập hải chúng
    Hiện tại phần chứng Vô Lượng Quang thọ
    Tương lai cứu cánh viên chứng
    Vô Lượng Quang thọ chi hồng danh.
(Phật lịch năm 2950, năm Canh Thân, sau tiết Đông Chí ba ngày, Hoàng Tây cư sĩ Trương soạn và viết).

---------------------------------

Trong trang: Biên Niên Tự Thuật của Thiền Sư Hư Vân http://www.dharmasite.net/tieusuhthv.htm , do đạo hữu LaughingHaha giới thiệu không có đoạn dịch thoát của ông Chánh Trí Mai Thọ Truyền và bản tiếng Hán của cư sĩ Trương Chuyết. :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

TÍCH LŨY CÔNG ĐỨC TỊNH NGHIỆP NGUYỆN SANH CỰC LẠC.

Người tu phải phát tâm '' chí thành, tâm chân thật, tâm hồi hướng'' nguyện sanh Thế Giới Cực Lạc.
Khi đã phát tâm thì phải làm các việc thiện dù là nhỏ nhất tất cả đều nên hồi hướng Cực Lạc.
Niệm Phật lâu ngày thì Năng , Sở không còn là đạt tâm Vô Ngã. Tâm Vô Ngã là Tâm Phật, khi tâm mình và tâm Phật bình đẳng thì mình cũng là A Di Đà Phật không khác. Lúc này phiền não không khởi muốn khởi cũng không được. Chỉ trong môt khoảnh khắc sạch nghiệp sanh tử, thần thức nhập thai sen trong ao bảy báu nơi cõi Cực Lạc. Vì Tịnh Độ là trong sạch nên tâm mình cũng phải trong sạch '' nhân Tịnh thì Quả Tịnh''.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách