Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Hư không bao bọc vật chất thế giới, thế giới vật chất không tách được với hư không. Nói hư không là vật chất cũng không đúng mà vật chất là hư không cũng không đúng. Nói hư không sinh ra vật chất cũng không đúng, vì nguyên nhân sinh là gì? tự nhiên mà sinh ra thì không có sức thuyết phục. Tự nhiên vật chất trở về không cũng không có sức thuyết phục. Vậy do đâu hình thành tất cả? tất cả hình thành là do một niệm khởi ban đầu, niệm khởi này hội đủ nhân duyên mới hình thành mọi thứ. Do đâu hoại diệt? do một niệm khởi ban đầu, niệm khởi này hội đủ nhân duyên nên mới diệt.
- Một niệm này do đâu sinh ra? một niệm này do tâm mình sinh ra.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Người nói Cực Lạc ở trong tậm, người nói Cực Lạc cách đây 10 muôn ức cõi Phật. Vậy điều nào là đúng?
- Cả hai ý trên đều đúng.
Điều này giải thích như sau:
Xét trên phương diện duy tâm tất cả đều do tâm tạo. Xét trên phương diện hình tướng thì đều do nhân duyên sanh, tức là có cái này thì sẽ có cái khác, không có cái này thì không có cái khác. Thế giới cũng vậy có thế giới này thì sẽ có thế giới kia.
- Người tu Tịnh Độ phải hướng vào tâm, tâm thanh tịnh tương ứng với y báo cõi Cực Lạc. Tâm dẫn dắt thần thức sanh cảnh giới. Nếu tâm bất tịnh thì tương ứng với y báo là cõi địa ngục.
- Vậy tâm con người là chánh báo tái sanh cảnh giới tương ứng với tâm là y báo.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Ở Trung Quốc và Đài Loan những người Tự Tại Vãng Sanh khá nhiều, hầu hết họ đều biết trước ngày giờ vãng sanh. Nhưng ở Việt Nam thì lại là chuyện hiếm. Tôi chỉ thấy trường hợp Tự Tại Vãng Sanh rõ ràng nhất là Vô Nhất Đại Sư Thích Thiền Tâm, trước khi vãng sanh từ biệt mọi người ngài đã làm bài kệ:
Ðời ta chí gởi chốn Liên Trì
Trần thế vinh hư sá kể gì
Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm
Mừng nay được thấy đức A Di.


Ngài đã an nhiên vãng sanh trước đại chúng.
Vì vậy phương pháp tu tập của ngài nếu ứng dụng triệt để thì chúng ta cũng sẽ Tự Tại Vãng Sanh.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Vô Nhất Ðại Sư Thích Thiền Tâm

Thượng Nhân pháp danh Trí Hiền, pháp tự Thiền Tâm, biệt hiệu Vô Nhất, bút hiệu Liên Du, thế danh là Nguyễn Nhựt Thăng, sanh năm Ất Sửu (1926) tại làng Bình Xuân, quận Hòa Ðồng, tỉnh Gò Công. Là con thứ mười của cụ Nguyễn Văn Hương, một bậc túc nho, và cụ bà Giác Ân Trần Thị Dung. Trong khi mang thai Ðại Sư, cụ bà đột nhiên chăm lo làm công quả tại ngôi chùa nhỏ trong làng. Có lẽ đó là do phước nghiệp của Ðại Sư chiêu cảm nên điều này.

Từ thuở nhỏ, Ðại Sư đã không thích chạy giỡn, chơi đùa mà thường thích thắp hương, bái xá, và theo thân phụ học chữ Nho. Ðến năm lên chín tuổi, Ðại Sư đã có thể đọc trôi chảy các sách Nho học như Tứ Thư, các bộ truyện Tàu và viết chữ Hán khá lưu loát. Song song với việc học chữ Hán, Ðại Sư còn học tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ.

Từ năm lên bảy tuổi, nhân mục kích cái chết rất trẻ của một thiếu niên trong xóm, Ðại Sư đã bắt đầu có những ưu tư về lẽ sống chết. Vào khoảng năm 1935, lúc lên mười tuổi, trong lúc đang cắt cỏ ruộng với thân phụ, chợt Hòa Thượng Phật Ấn, trụ trì chùa Vĩnh Tràng (Mỹ Tho), đi ngang. Ðại Sư liền chạy tới ba lượt đảnh lễ Hòa Thượng. Hòa Thượng liền huyền ký về sau đứa trẻ kỳ lạ này sẽ xuất gia và nhắc nhở gia đình không nên ngăn cản.

Cuối năm 1937, sau khi hoàn tất bậc Tiểu Học, Ðại Sư xin phép cha lên Mỹ Tho, ngụ tại chùa Vĩnh Tràng để tiếp tục học chữ và Ðông Y. Chính trong thời gian này, Ðại Sư đã tận dụng thời gian rảnh rỗi để tự trau giồi nội điển cũng như tham học Phật pháp với Bổn Sư Hòa Thượng Phật Ấn. Hòa Thượng đặt cho pháp danh cho Ðại Sư là Trí Hiền. Do cơ duyên, Ðại Sư cũng được học theo nghề thuốc với một vị Ðông Y Sĩ nổi tiếng ở Mỹ Tho thời đó là thầy Tế An Ðường và các vị đại phu nổi tiếng khác.

Ðến năm 1943, Ðại Sư đã lấy được bằng Thành Chung (tương đương Trung Học Ðệ Nhất Cấp sau này). Trở về quê nhà, Ðại Sư vừa hốt thuốc cho thân mẫu đang lâm bịnh vừa giảng dạy Phật pháp cho song thân và người anh thứ năm. Dưới sự khuyến hóa của Ðại Sư, gia đình ngài đã biết thờ Phật và tu niệm.

Năm 1945, sau khi cầu thỉnh xin xuất gia không được song thân chấp nhận, ngài đã lén trốn đi, tìm đến chùa Sắc Tứ Linh Thứu ở Xoài Hột để xin xuất gia với Hòa Thượng thượng Thành hạ Ðạo. Ðại Sư được thọ Sa Di Giới với pháp tự là Thiền Tâm.

Nhận thấy sa di Thích Thiền Tâm sẽ là một bậc long tượng cho Phật Giáo Việt Nam sau này, Hòa Thượng Linh Thứu đã thuyết phục Ðại Sư lên Sài Gòn, tìm đến Hòa Thượng viện chủ Tổ Ðình Ấn Quang thượng Thiện hạ Hòa để xin gia nhập Phật Học Viện Liên Hải (chùa Sùng Ðức) hầu thụ học chương trình Trung Ðẳng Phật Học từ năm 1948 đến năm 1950.

Năm 1950, Ðại Sư thọ Cụ Túc Giới và cầu pháp nơi Viện Chủ Tổ Ðình Ấn Quang kiêm đốc giáo Phật Học Ðường Nam Việt là Hòa Thượng Thiện Hòa. Khi chương trình Cao Ðẳng Phật Học khóa 1 được khai giảng, do thành tích học tập xuất sắc, Ðại Sư được chọn vào lớp Tăng Sinh đầu tiên. Dù chỉ mới 24 tuổi, Ðại Sư đã được ban giáo thọ tin cậy, giao đảm nhiệm chức vị Tri Chúng (tức là trưởng tràng). Trong quá trình học tập, Ðại Sư luôn nổi bật về mọi phương diện học vấn, tài đức, khả năng, thiện chí.

Khi khóa học hoàn tất vào năm 1954, trong số hơn 100 học tăng, chỉ có 13 vị được tốt nghiệp, Ðại Sư được xếp hạng Tối Ưu. Sau khi tốt nghiệp, Ðại Sư được ban giảng sư Phật Học Ðường Nam Việt giao trách nhiệm hoằng dương Tịnh Ðộ. Ðại Sư đã khẩn nài các vị tôn túc cho ngài được nhập thất chuyên tu Tịnh Ðộ một thời gian để có thể hoàn thành trọng trách ấy; nhưng các vị tôn sư chỉ hứa khả cho ngài nhập thất trong một thời gian ngắn và phải xuất quan bất cứ khi nào giáo hội cần đến ngài.

Trở về Mỹ Tho, Ðại Sư lập cốc tại Cái Bè để chuyên tu Tịnh Nghiệp suốt năm năm (1955-1960). Trong thời gian ẩn cư này, dù gặp nhiều chướng duyên khảo đảo, Ðại Sư vẫn tinh cần tu tập, đồng thời biên dịch hai tác phẩm quan trọng làm tư lương cho Tịnh Ðộ học nhân Việt Nam:

* Trích tuyển những bài văn quan trọng trong cuốn Ấn Quang Văn Sao, soạn thành tác phẩm Lá Thư Tịnh Ðộ (hoàn tất năm 1956) nhằm phá nghi, hóa đạo chúng sanh tin tưởng, hành trì Tịnh nghiệp.

* Soạn thuật bộ Tịnh Ðộ Tân Lương, 2 quyển, dày 800 trang để chỉ dạy cặn kẽ sự lợi ích thiết thực của pháp môn Tịnh Ðộ cũng như cách thức tu hành sao cho xứng hợi với từ bi nguyện hải của đức Từ Phụ Di Ðà.

Từ năm 1960-1962, Thượng Nhân tiếp tục nhập thất tịnh tu tại Vang Quới (Bến Tre) và soạn thuật những tác phẩm quan trọng sau đây như Hương Quê Cực Lạc, Tịnh Ðộ Thập Nghi Luận, Tịnh Ðộ Pháp Nghi. Tiếp đó, trong thời gian nhập thất tịnh tu tại tịnh thất Giác Duyên (Chợ Gạo, Mỹ Tho), ngài đã phiên dịch kinh Phật Thuyết Thiện Ác Nhân Quả Báo Ứng theo thể văn vần và soạn thuật bộ Quán Vô Lượng Thọ Sớ Sao. Ðây là một công trình đặc sắc tổng hợp các ý kiến phán giáo và chú giải kinh Quán Vô Lượng Thọ của các vị Tổ Sư lỗi lạc như Thiên Thai Trí Giả, Linh Chi Nguyên Chiếu, Liên Tông Nhị Tổ Thiện Ðạo v.v…

Năm 1963, sau cơn Pháp Nạn, viện Trung Ðẳng Chuyên Biệt Phật Học được thành lập để đào tạo tăng tài tại chùa Huệ Nghiêm (Phú Lâm, Sài Gòn). Hòa Thượng Thiện Hoa đã triệu Ðại Sư về Sài Gòn giữ chức Viện Trưởng kiêm Ðốc Giáo với sự phụ tá của hai vị Thượng Tọa Bửu Huệ và Thanh Từ. Học Viện sau được đổi tên thành Viện Cao Ðẳng Phật Học Huệ Nghiêm. Ðể việc đào tạo được toàn diện, Ðại Sư đã quyết định mở thêm việc học ngoại điển theo chương trình văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo Dục. Ngoài việc giảng dạy tại Huệ Nghiêm, Ðại Sư còn được cung thỉnh làm giảng sư giảng dạy môn Duy Thức cho Phân Khoa Phật Học của viện đại học Vạn Hạnh và làm giáo thọ cho các ni trường Dược Sư và Từ Nghiêm.

Tuy rất bận rộn, Hòa Thượng vận tiếp tục soạn thuật các tác phẩm quan trọng sau đây: Phật Học Tinh Yếu, Niệm Phật Thập Yếu, Duy Thức Học Cương Yếu, Ðại Bi Tâm Ðà Ra Ni (Ðại Chánh Tạng, quyển 20, kinh số 1060, bản Hán dịch của ngài Già Phạm Ðạt Mạ). Riêng cuốn Niệm Phật Thập Yếu là một tác phẩm cực quý cho hành giả Tịnh Nghiệp, luận về mọi phương diện sự lý của pháp Trì Danh Niệm Phật, cách thức tu tập, ngăn ngừa chướng duyên cho hành giả Tịnh Ðộ. Vì thế, tác phẩm này đã liên tục được tái bản, tục ấn. Ngay cả Tịnh Tông Học Hội Ðài Loan cũng đã trùng ấn tác phẩm này với số lượng lớn (10.000 cuốn).

Tiếc thay, Ðại Sư đảm nhận trách nhiệm đào tạo Tăng tài cho Giáo Hội nhằm ngay thời kỳ đấu tranh kiên cố của thời Mạt Pháp. Ngay trong số những học tăng đang theo học tại Huệ Nghiêm, không ít vị đã bị lôi cuốn vào những cuộc đấu đá, sách động nhằm tranh giành quyền lực vô bổ. Chủ trương chuyên tâm nghiên cứu Phật học, tuyệt đối không tham gia vào những cuộc tranh chấp thế tục khoác mỹ hiệu bảo vệ đạo pháp của Hòa Thượng bị chống đối và ngài bị chỉ trích là khiếp nhược, cầu an, thiếu tinh thần tương trợ để tăng thêm “sức mạnh” cho Phật Giáo Việt Nam!

Nhận thấy không thể làm gì khác hơn được để vãn hồi tình trạng hỗn loạn nay biểu tình, mai tuyệt thực chống đối chính phủ được cầm đầu bởi những tăng sĩ hoạt đầu đầy tham vọng thời ấy, Ðại Sư đành chọn con đường từ nhiệm để kết thất ẩn tu. Năm 1967, nhân một người tục gia đệ tử là Minh Thiện đến thăm và nhắc đến ấp địa danh Phú An, thấy địa danh này phù hợp với lời tiên triệu của Cố Bổn Sư mình trong giấc mộng nên vào tháng 12 năm đó, Hòa Thượng đã quyết chí tạ từ Hòa Thượng Phó Tăng Thống Thiện Hòa để xin về Ðại Ninh ẩn tu, giao Phật Học Viện Huệ Nghiêm lại cho Thượng Tọa Bửu Huệ quản trị. Tuy vậy, Ðại Sư vẫn phải lưu Học Viện một thời gian để giúp đỡ Thượng Tọa Bửu Huệ theo lời yêu cầu của Hòa Thượng Phó Tăng Thống. Mãi đến năm 1968, việc xây cất Hương Quang tịnh thất ở Phú An đã xong, Hòa Thượng liền chính thức ẩn tu vào năm 43 tuổi!

Ðại Ninh là một vùng hoang vu nằm cách quốc lộ 20 chừng ba cây số, cạnh sông Ðại Ninh thuộc khu vực thủy điện Ða Nhim. Hương Quang tịnh thất được dựng trên một vùng đất hoang vu toàn gò mối, rắn rết thuộc thôn Ðại Ninh, thôn Phú An, xã Phú Hội, quận Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng. Thôn Phú An chỉ có chừng 50 nhà và chỉ có 10 nhà là người Kinh. Hương Quang tịnh thất chỉ là một căn thất nhỏ lớn chừng 2 phòng ngủ gồm 2 tầng: tầng trên để thờ Phật, tầng dưới để ở và làm việc. Về đây, Ðại Sư chỉ lo chuyên tu trì niệm, rảnh rỗi thì làm vườn, dọn rẫy. Ðức hạnh của Sư đã cảm nhiều loài dị loại đến nghe kinh, hộ thất. Hòa Thượng đã thực hành pháp Du Già Thí Thực để hồi hướng công đức đến cho chúng. Theo các đệ tử của ngài, những loài linh xà thường hiện thân trong giấc mộng xin quy mạng, thọ giới. Hòa Thượng đều hoan hỷ lập đàn truyền giới cho họ.

Tuy đã quyết chí ẩn lánh thế tục, nhưng tứ chúng vẫn mến mộ đức hạnh của một bậc cao tăng đức hạnh nên lần lượt đổ dồn về Ðại Ninh lập thất tu học. Chỉ trong vòng một năm từ 1969 đến 1970, vùng Ðại Ninh hoang vắng đã trở thành một “làng tu” nổi tiếng ở Lâm Ðồng. Do tứ chúng vân tập quá đông đảo, chẳng đặng đừng, Ðại Sư phải xuất quan theo lời thỉnh cầu của mọi người để lãnh đạo công việc kiến thiết một tu viện cho tứ chúng có nơi an cư tu học. Nhờ phước lực của Hòa Thượng, một đại đội công binh chịu trách nhiệm tu bổ kiều lộ trong vùng đã hoan hỷ đứng ra góp phần xây cất tu viện.

Ðầu năm 1971, Hương Nghiêm tịnh viện được hoàn thành, trở thành đạo tràng Tịnh Ðộ đầu tiên trong vùng. Cuối năm 1971, Ðại Sư giao việc quản trị Hương Quang Tịnh Thất và Hương Nghiêm Tịnh Viện cho đại chúng quản trị để nhập thất vĩnh viễn tại Phương Liên tịnh xứ ở gần đó. Hòa Thượng dành trọn thời gian để tụng niệm, quán tưởng, lễ bái, dịch thuật. Trong thời gian này, Ðại Sư đã phiên dịch các tác phẩm quan trọng sau đây: Phật Ðảnh Tôn Thắng Ðà Ra Ni (Ðại Chánh Tạng quyển 19, kinh số 967), Ðại Nhựt Kinh Sớ (do ngài Nhất Hạnh trứ tác, Ðại Chánh Tạng quyển 39, kinh số 1796 gồm 20 quyển), Mấy Ðiệu Sen Thanh (lược dịch Tịnh Ðộ Thánh Hiền Lục), chú giải 100 bài kệ Niệm Phật của Tổ Triệt Ngộ, Liên Tông Thập Tam Tổ, Tam Bảo Cảm Ứng Yếu Lược Lục, Nhơn Quả Luân Hồi Tạp Lục Ký, Tây Phương Nhật Khóa và nhiều bản kinh Mật Tông quý giá khác.

Tháng Giêng năm 1989, nhận biết thân mẫu mình sắp mãn phần, Hòa Thượng đã cho người đón mẹ lên Phương Liên Tịnh Xứ để dùng phương tiện thiện xảo khuyến hóa mẹ nhất tâm niệm Phật. Ngày mồng 2 tháng 5, cụ bà đến chào từ biệt Hòa Thượng để đi xa. Biết mẹ đã biết trước ngày quy tịch, ngày hôm sau, Hòa Thượng đã nhóm chúng hộ niệm cho cụ. Ðến 12 giờ trưa ngày 3 tháng 5, cụ bà đã ngỏ lời chào vĩnh bệt và thoát hóa trong tiếng niệm Phật của đại chúng, thọ 98 tuổi.

Kể từ năm 1989, thân tứ đại của Ðại Sư đã không điều hòa, nhưng Ðại Sư cương quyết khước từ bao lượt thỉnh cầu về Sài Gòn chữa bịnh của các môn đồ. Dù thân bịnh trầm kha, Ðại Sư luôn tinh tấn và tùy cơ nhiếp hóa chúng sanh không mệt mỏi. Mồng Hai tháng Tám năm 1992, biết trước ngày vãng sanh, Hòa Thượng đã viết di chúc dặn dò hậu sự và chính thức chỉ định Ni Sư Thanh Nguyệt làm trưởng tử và là người chịu trách nhiệm chính lo liệu hậu sự cho Ðại Sư vào ngày 12 tháng 10 năm 1992 để tránh những tranh chấp có thể xảy ra sau khi Hòa Thượng viên tịch. Trong di chúc, Hòa Thượng dặn các môn nhân hoặc bỏ xác ngài trong rừng hoặc quăng xuống vực thẳm để thí cho các loài chim, thú, thủy tộc; hoặc bó chiếu chôn sâu, khỏa bằng, trên trồng thơm chuối. Cùng lắm là đóng sơ mấy tấm gỗ tạp, trong độn lá chuối, trên để tấm pháp y, xây ngôi mồ cỏ đơn sơ. Trên mộ, dựng tấm bia: “Bất huệ nạp tăng Thích Thiền Tâm hiệu Vô Nhất mai cốt xứ” (Chỗ vùi xương của ông sư thiếu trí huệ là Thích Thiền Tâm hiệu Vô Nhất).

Ðêm 20 rạng 21 tháng 11 năm Nhâm Thân 1992, Ðại Sư trì niệm suốt buổi trước bàn Phật. Ðến 3 giờ sáng, sư sai ni sư thị giả triệu đại chúng nhập thất hộ niệm. Ðại Sư thay y hậu tề chỉnh, an tọa ngồi niệm Phật giữa tiếng hộ niệm tha thiết của đại chúng. Ðại Sư an ủi:

- Hãy bình tâm lại, đừng có khóc nữa. Ta được về Tây là điều hân hạnh, các con hãy theo đó mà cố gắng niệm Phật chuyên cần. Nếu được như vậy, ắt một ngày kia sẽ cùng hội ngộ nhau nơi miền An Dưỡng.

Rồi ngài đọc kệ thị tịch:

Ðời ta chí gởi chốn Liên Trì
Trần thế vinh hư sá kể gì
Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm
Mừng nay được thấy đức A Di.


Nói xong, Ðại Sư yên lặng nhập định. Ðến 6 giờ 15 phút, Ðại Sư bỗng mở mắt, chắp tay nói:

- Ta đi đây! Ðại chúng nên bảo trọng.

Rồi tay vẫn kết ấn Di Ðà định, an nhiên tọa hóa quy Tây ngay trên bản tọa. Ðại Sư thọ 68 tuổi đời, 48 tuổi đạo, hạ lạp 42.

Lễ di quan, nhập tháp hoàn tất vào khoảng 8 giờ sáng ngày 25 tháng 11 năm Nhăm Thân (tức 18 tháng 12 năm 1992). Trong lễ khai mộ vào ngày 21 tháng 12, 1992, đại chúng thấy có một cặp rắn vàng óng bò đến nằm trước mộ một lúc lâu, rồi ngẩng đầu, gật đầu chào ni sư Thanh Nguyệt ba lần trước khi bò mất dạng. Theo các môn nhân, đó là cặp vợ chồng rắn đã từng quy y với Hòa Thượng trước kia. Ðại Sư có lưu lại một kim cang nha xỉ xá lợi (tức là một cái răng rất chắc chắn, sáng đẹp, không ai cưa cắt nổi).

Xét công hạnh, Ðại Sư không những chỉ giáo hóa bằng ngôn giáo mà còn bằng cả thân giáo. Bao nhiêu người nhờ vào những tác phẩm của ngài hay được gặp gỡ ngài mà được lợi lạc nơi pháp môn Tịnh Ðộ. Ðiểm qua những dịch phẩm và trước tác của ngài, điểm nổi bật là một trình độ Phật học uyên thâm, một mức độ hiểu biết sâu xa các nền triết học ngoài Phật giáo được trình bày bằng một văn pháp giản dị, chính xác, trong sáng, trau chuốt, nhẹ nhàng, thanh thoát, bóng bảy nhưng không hoa mỹ, cầu kỳ, ý tứ thâm trầm nhưng dễ hiểu. Có nhiều đoạn Ðại Sư chỉ dịch ý để cho hàng hậu học dễ lãnh hội được ý nghĩa của từng văn bản cổ thay vì bám chặt theo mạch văn khiến cho người đọc có cảm giác những tác phẩm ấy vừa được viết ngay trong thời đại này, thay vì đã được viết ra vào thời Ðường, thời Tống cách đây cả ngàn năm.

Có đọc những dịch phẩm ấy, ta mới thấy kiến văn của Ðại Sư vô cùng quảng bác, không những chỉ đọc hết những kinh điển Tịnh Ðộ trong Ðại Tạng và Tục Tạng, Ðại Sư còn đọc rất nhiều tác phẩm Tịnh Ðộ cận đại nữa. Tuy chuyên chú nơi Tịnh Ðộ, Ðại Sư vẫn bác lãm các kinh điển của chư Tông, mà điển hình nhất là Ðại Sư đã được cung thỉnh dạy môn Duy Thức cho học tăng và sinh viên ngành Phật Học tại Ðại Học Vạn Hạnh khi còn rất trẻ.

Không những là một vị tôn sư của Tịnh Ðộ, Vô Nhất Thượng Nhân còn là một hành giả thành tựu trong Kim Cang Thừa. Tuy chỉ dùng Mật chú làm trợ hạnh để hỗ trợ cho Tịnh nghiệp, Ðại Sư đã đạt những thành tựu lớn lao trong Mật tông. Rất nhiều hành giả Mật Tông được pháp ích khi đến cầu học với ngài. Qua những dẫn giải thi thoảng đây đó trong các tác phẩm giảng dạy về Tịnh Ðộ, ta thấy Vô Nhất Thượng Nhân là một trong số rất ít những đại sư thâm hiểu tột cùng giáo pháp phức tạp, vi diệu của Ðông Mật, nhất là hai hệ thống giáo nghĩa Kim Cang và Thai Tạng. Cùng với A Xà Lê thượng Viên hạ Ðức, Ðại Sư Thiền Tâm được xưng tụng là tối thượng Kim Cang A Xà Lê của Mật tông Việt Nam. Khi chọn các bản kinh Mật Tông để dịch, Hòa Thượng cũng thận trọng chọn lấy những bản hoàn chỉnh nhất để dịch và chú giải tỉ mỉ khiến cho dịch phẩm của ngài dễ hiểu, dễ thực hành, vượt xa các dịch phẩm của những vị hoằng truyền Mật tông khác.

Thị hiện chỉ 68 năm trên cõi trần gian này và thực sự hành hóa chỉ 42 năm nhưng Ðại Sư đã đóng góp rất lớn lao vào kho tàng văn hóa Phật Giáo Việt Nam. Chỉ bằng những tác phẩm của mình, Ðại Sư đã hóa độ bao nhiêu tứ chúng hữu duyên, huống hồ là những ai có cơ duyên gặp gỡ, đích thân lãnh thọ sự giáo hóa của ngài. Thế mà, Ðại Sư vẫn khiêm tốn chỉ xưng mình là Vô Nhất, lấy ý từ câu “Nhất sự vô thành, thân tiệm lão” (không có chuyện gì làm cho ra hồn hết mà thân đã già dần mất rồi). Ðức hạnh, phong thái khiêm tốn ấy càng làm cho tứ chúng ngưỡng mộ, khâm kính. Ngưỡng mong hàng Phật tử Việt Nam ta sẽ luôn được giác linh ngài thầm gia hộ, dìu dắt để cùng được hội ngộ chốn Lạc Bang.

Theo: "Vô Nhất Ðại Sư Thích Thiền Tâm, một cao tăng cận đại của Bảo Ðăng do chùa Pháp Hoa ấn hành"


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Cực Lạc Thế Giới là hữu vi hay vô vi?
Cực Lạc Thế Giới vừa là hữu vi vừa là vô vi.
Hữu vi ở Cực Lạc bao gồm: Phàm Thánh Đồng Cư Độ, Phương Tiện Hữu Dư Độ, Thật Báo Trang Nghiêm Độ.
Vô vi ở Cực Lạc là cõi Thường Tịch Quang Tịnh Độ.

Thế giới Cực Lạc là chân thường hay vô thường?
Thế giới Cực Lạc là chân thường không hư hoại và biến đổi, chỉ có hoa sen ở Cực Lạc là biến đổi điều này là do tâm lực công đức chúng sinh các nơi tu Tinh Tấn hay dễ dãi (lười biếng) mà hoa sen đó có màu sắc kích thước, tươi, khô héo khác nhau. Chúng sinh Cực Lạc có thể đi xuyên qua tường, núi đá, cây cối không bị trở ngại, vì thân thể của họ như hư không trong thân thể là một màu trong suốt, thân sắc vàng ròng có đầy đủ 32 tướng tốt.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Vô minh hoặc: Vô minh là mê lầm, không rõ được bản chất chơn tâm. Thứ mê lầm này là gốc của các thứ mê lầm khác, nên gọi là vô minh. Nó rất vi tế, phá trừ trần sa hoặc rồi mới phá trừ được Vô minh hoặc.

Cứ theo lối tu chứng của Ðại Thừa mà luận, thì phải trải qua 51 địa vị, mới phá hết được các vô minh. khi mãn địa vị Thập tín rồi bắt đầu lên thập trụ (10 vị) phá một phần vô minh thì được một phần đức pháp tánh (3 đức: Pháp thân, bát thân, Giải thoát), chứng lên vị sơ trụ. Như thế cứ phá thêm một phần vô minh là chứng lên một địa vị; cho đến phá được 10 phần thì phá được Thập trụ. Bước qua Thập hạnh (10 vị), Thập hồi hướng (10 vị) và thập địa (10 vị ) cũng thế, nghĩa là phá một phần vô minh thì chứng lên một địa vị. Cho đến địa vị thứ 51; là Ðẳng Giác, dùng trí kim cương phá sạch hết tướng vô minh rất vi tế rồi, thì chứng được địa vị thứ 52 là quả Diệu Giác (Phật). Lúc bấy giờ vô minh diệt hết trí giác thế gian toàn minh, cũng như trăng rằm Trung thu, bao nhiêu mây mờ vẹt hết, tỏa ánh sáng khắp mười phương.


Chúng ta nên lưu ý: Kiến hoặc, Tư hoặc là chiêu cảm phần đoạn sanh tử trong ba cõi. Ðoạn Kiến hoặc. Tư hoặc thì không thọ phần sanh tử ra ngoài tam giới, được thiên lý chơn, chứng nhị thừa: Thanh văn, Duyên giác. Ðoạn Trần sa hoặc chứng quyền thừa Bồ tát. Ðoạn sạch vô minh chứng quả Phật vô thượng. Xét như thế thì từ khi phát tâm tu hành cho đến thành Phật, phải trải qua một công trình lớn lao và một thời gian lâu xa mới được.
--------------------
link: http://www.thientongvietnam.net/kinhsac ... g-IIId.htm


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Trong kinh Hoa Nghiêm: Đức Tỳ Lô Giá Na sai 1000 hóa thân Phật Thích Ca đến 1000 cõi nước để giáo hóa chúng sanh. Trong 1000 vị hóa thân Phật có một vị đến Thế Giới Ta Bà, vị Phật này là Bổn Sư Thích Ca của chúng ta.
Phật Tỳ Lô Giá Na là một báo thân cũng là Pháp Thân. Vị Phật Tỳ Lô Giá Na ở thế giới Hoa Tạng (Liên Hoa Đài Tạng) thế giới này rất trang nghiêm cảnh trí như cõi Thật Báo ở Cực Lạc.
Vì Pháp Thân Phật biến chiếu khắp mười phương nên gọi là Thường Tịch Quang. Thường Tịch Quang là chân như của Phật, là cảnh giới của Phật.
Người vãng sanh Thượng Phẩm Thượng Sanh sẽ sanh về cõi Thật Báo Trang Nghiêm chứng một phần Pháp Thân ở Thường Tịch Quang.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

40. Biên địa, nghi thành (邊 地 疑 城)

Chánh kinh:

佛 告 慈 氏:若 有 眾 生,以 疑 惑 心 修 諸 功 德,願 生 彼 國。不 了 佛 智、不 思 議 智、不 可 稱 智、大 乘 廣 智、無 等 無 倫 最 上 勝 智,於 此 諸 智,疑 惑 不 信。猶 信 罪 福,修 習 善本, 願 生 其 國。

Phật cáo Từ Thị: - Nhược hữu chúng sanh, dĩ nghi hoặc tâm tu chư công đức, nguyện sanh bỉ quốc, bất liễu Phật trí, bất tư nghị trí, bất khả xưng trí, Đại Thừa quảng trí, vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí, ư thử chư trí, nghi hoặc bất tín. Do tín tội phước, tu tập thiện bổn, nguyện sanh kỳ quốc.

Phật bảo ngài Từ Thị: - Nếu có chúng sanh dùng tâm nghi hoặc tu các công đức, nguyện sanh cõi ấy, chẳng hiểu rõ Phật trí, bất tư nghị trí, bất khả xưng trí, Ðại Thừa quảng trí, vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí. Ðối với các trí ấy nghi hoặc chẳng tin, nhưng vẫn tin tội phước, tu tập cội lành, nguyện sanh cõi ấy.

Giải:


Phẩm này giảng về cái nhân của Thai Sanh, khuyên nên sanh lòng tin sâu xa hầu khỏi đọa vào nghi thành biên địa: Trong năm trăm năm chẳng được thấy Phật và Tăng, chẳng được nghe kinh pháp. Ngài Vọng Tây nói: “Biên Ðịa và Thai Sanh đồng Thể khác tên”.

Sách Lược Luận ghi: “Lại có một loại vãng sanh An Lạc nhưng chẳng thuộc vào ba bậc… Trong năm trăm năm thường chẳng thấy Phật, chẳng nghe kinh pháp, chẳng thấy Bồ Tát và thánh chúng Thanh Văn, gọi là Biên Ðịa của cõi Cực Lạc, còn gọi là Thai Sanh”. Như vậy, ngài Vọng Tây chỉ nhắc lại ý của tổ Ðàm Loan.

Sách Lược Luận còn viết:

“Biên Ðịa là ý nói trong năm trăm năm chẳng được nghe đến Tam Bảo, giống như cái nạn [sanh nơi] biên địa, hoặc cũng là ở tuốt ngoài bìa cõi Cực Lạc. Thai Sanh là ví như người sanh trong thai, lúc sơ sanh nhân pháp chưa thành. Chữ Biên chỉ cho cái nạn ấy, chữ Thai chỉ sự tối tăm. Hai danh từ này đều là mượn tình huống nơi đây để ví cho tình trạng nơi kia (Ý nói: chữ Biên và Thai đều là thí dụ mà thôi), chứ chẳng phải là biên địa trong tám nạn, cũng chẳng phải là kiểu Thai Sanh bằng thai bào. Do đâu biết thế? Cõi nước An Lạc thuần một bề là hóa sanh, cho nên biết là chẳng thật có Thai Sanh. Do năm trăm năm sau lại được thấy nghe Tam Bảo, nên chẳng phải là nạn biên địa trong tám nạn”.

Lại nữa, “nghi thành” là nếu ai trong lòng nghi ngờ, niệm A Di Ðà Phật thì sanh trong cung điện bảy báu nơi biên địa cõi Cực Lạc, trong năm trăm năm chẳng được nghe đến danh hiệu Tam Bảo. Do chốn đó là nơi kẻ nghi ngờ cư ngụ nên gọi là “nghi thành”. Như kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chúa dạy:

“Nhược nhân mạng chung chi thời, dự tri thời chí, chánh niệm phân minh, tẩy mộc, trước y, cát tường nhi thệ. Quang minh chiếu thân, kiến Phật tướng hảo, chúng thiện cụ hiện, định tri thử nhân quyết định vãng sanh Tịnh Độ. Nhược nhân niệm Phật trì giới vô tinh tấn tâm, mạng chung diệc vô thiện tướng, diệc vô ác tướng, địa phủ bất thâu, An Dưỡng bất nhiếp, như thùy miên khứ. Thử nhân nghi tình bất đoạn, sanh ư nghi thành. Ngũ bách tuế thọ lạc, tái tu tín nguyện, phương quy Tịnh Độ” (Nếu người lúc mạng chung, biết trước thời khắc, chánh niệm phân minh, tắm gội, mặc áo, thanh thản ra đi, quang minh chiếu thân, thấy tướng hảo của Phật, các điều lành cùng hiện thì biết chắc chắn là người ấy quyết định vãng sanh Tịnh Ðộ. Nếu người niệm Phật, trì giới, tâm không tinh tấn thì lúc mạng chung cũng không có tướng lành mà cũng không có tướng ác. Ðịa phủ chẳng thâu, An Dưỡng chẳng nhiếp, bèn như mơ ngủ mà đi. Kẻ ấy nghi tình chưa đoạn nên sanh vào nghi thành. Hưởng vui trong năm trăm năm, lại tu tín nguyện, mới được về Tịnh Ðộ).

Rõ ràng là Tín lẫn Nguyện chính là điều kiện căn bản để vãng sanh gặp Phật!

Ngoài ra lại còn có Giải Mạn Quốc (懈 慢 國), hay còn gọi là Giải Mạn Giới (懈 慢 界). Cõi này nằm giữa cõi Sa Bà và Cực Lạc. Sanh vào nước này thì đắm nhiễm vào sự khoái lạc trong đó, nên lại khởi lên tâm kiêu mạn, giải đãi, chẳng chịu tấn tu để sanh lên Cực Lạc nên gọi là Giải Mạn quốc. Như kinh Bồ Tát Xử Thai chép:

“Tây Phương khứ thử Diêm Phù Đề thập nhị ức na-do-tha, hữu Giải Mạn giới. Quốc độ khoái lạc... tiền hậu phát ý chúng sanh, dục sanh A Di Đà Phật quốc giả, giai thâm nhiễm trước Giải Mạn quốc độ, bất năng tiền tấn sanh A Di Đà Phật quốc. Ức thiên vạn chúng, thời hữu nhất nhân năng sanh A Di Đà Phật quốc. Hà dĩ cố? Giai do giải mạn chấp, tâm bất lao cố” (Ở phương Tây, cách cõi Diêm Phù Ðề này mười hai ức na-do-tha [cõi nước] có cõi Giải Mạn. Cõi nước ấy khoái lạc… Chúng sanh phát ý trước sau muốn sanh về cõi nước A Di Ðà Phật, nhưng đều đắm nhiễm sâu nặng cõi nước Giải Mạn, chẳng thể tiến lên sanh về cõi A Di Ðà Phật. Trong ức ngàn vạn chúng mới có một người có thể sanh về cõi A Di Ðà Phật. Vì sao vậy? Ðều vì lười biếng, kiêu mạn, chấp trước, tâm chẳng kiên cố). Cứ theo ý kinh, ta thấy cõi Giải Mạn cũng thuộc về biên địa, nghi thành.

Trong tác phẩm Lược Luận, ngài Ðàm Loan đã giảng câu “bất liễu Phật trí” (chẳng hiểu rõ Phật trí) như sau: “Chẳng hiểu rõ Phật trí là chẳng thể tin trọn vẹn vào Nhất Thiết Chủng Trí của Phật. Do chẳng hiểu nổi nên khởi nghi. Một câu này nêu chung điều nghi; bốn câu tiếp theo, mỗi câu đối trị mối nghi ấy”.

Các vị Tịnh Ảnh, Pháp Vị, Nguyên Hiểu đều theo thuyết này, cùng cho rằng câu “bất liễu Phật trí” là Tổng, bốn câu kia là Biệt.

Ngài Tịnh Ảnh viết: “Trước hết nói ‘bất liễu Phật trí’, câu này là Tổng, [những câu như] ‘bất tư nghị trí’ v.v… là Biệt. Phật trí uyên thâm, những trí khác không thể suy lường nổi nên bảo là ‘bất tư nghị’. Phật trí thật nhiều, chẳng thể kể hết nên bảo là ‘bất khả xưng’. Phật trí biết rõ cùng tột các pháp môn nên gọi là ‘quảng trí’. Phật trí ở địa vị cao trỗi nên gọi là vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí”.

Ngài Hải Ðông Nguyên Hiểu đời Ðường lại đem bốn câu ấy phối hợp với bốn trí. Trong tác phẩm Tông Yếu, Ngài đã viết:

“Câu Phật Trí là câu nêu chung, bốn câu tiếp đó đều nói về bốn trí. ‘Bất tư nghị trí’ là Thành Sở Tác Trí, trí này có thể làm được những việc chẳng thể nghĩ bàn; chẳng hạn như một niệm xưng danh vĩnh viễn diệt được trọng tội trong nhiều kiếp. Công đức của mười niệm phát sanh ra quả báo thù thắng vượt ngoài tam giới. Các việc như thế chẳng thể lường suy nổi, cho nên gọi là ‘bất tư nghị trí’.

‘Bất khả xưng trí’ là Diệu Quán Sát Trí. Trí này quán sát chẳng thể nói nổi cảnh giới, nghĩa là: Hết thảy pháp như huyễn, như mộng, chẳng phải có, chẳng phải không, lìa ngôn ngữ, dứt bặt suy nghĩ, chẳng thể dùng ngôn ngữ để suy lường, diễn tả nổi. Vì thế trí này gọi là ‘bất khả xưng trí’.

‘Ðại Thừa quảng trí’ là Bình Ðẳng Tánh Trí. Trí này độ rộng khắp, chẳng giống với Tiểu Thừa, tức là dung hội vô ngã nên chẳng bất ngã. Do bất ngã nên không gì là chẳng bình đẳng nhiếp thọ. Dùng trí lực đồng thể này độ khắp vô biên hữu tình khiến cho họ đều chứng vô thượng Bồ Ðề cho nên gọi là ‘Ðại Thừa quảng trí’.

‘Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí’ chính là Như Lai Ðại Viên Kính Trí. Thỉ Giác chuyển thành bổn thức thì mới quay về nguồn tâm. Với hết thảy cảnh, không cảnh nào chẳng chiếu soi trọn vẹn. Vì lẽ đó, gọi là Ðại Viên Kính Trí.

Trong một trí này có năm điều thù thắng:

1. Như Nhị Thừa cũng chứng đắc giải thoát thân, nhưng vì Kính Trí này chính là Pháp Thân nên Nhị Thừa chẳng thể đạt được; do vậy gọi là ‘vô đẳng’ (không ai bằng). Ðấy là điều thù thắng thứ nhất.

2. Ba trí trước đó Bồ Tát cũng dần dần sẽ đạt được; nhưng Ðại Viên Kính Trí chỉ Phật mới đốn chứng, chứ không ai khác có thể chứng nổi nên gọi là ‘vô luân’ (không ai sánh nổi). Ðấy là điều thù thắng thứ hai.

3. Hơn cả ‘bất tư nghị trí’ là ‘tối’; vượt xa ‘bất tư nghị trí’ là ‘thượng’. Rộng hơn ‘Ðại Thừa quảng trí’ là ‘thắng’. Ðấy chính là các điều thù thắng thứ ba, thứ tư và thứ năm vậy.

Bởi thế, trí này được gọi là vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí”.

Sách Hội Sớ lại nói:

“Bất liễu Phật trí là nghi ngờ tánh đức chẳng thể nghĩ bàn của Phật trí, chẳng ngộ được vì sao đức Như Lai là vĩ đại. Niệm Phật vãng sanh được kiến lập bởi Phật trí mà [chúng sanh] lại nghi ngờ trí ấy nên chẳng thể hiểu rõ Phật trí.

Bất tư nghị trí: Vì trí huệ của Phật sâu rộng chẳng thể nghĩ bàn nên gọi là ‘bất tư nghị trí’. Niệm Phật vãng sanh được kiến lập bởi bất tư nghị trí mà [chúng sanh] lại nghi trí ấy nên bảo là ‘chẳng hiểu rõ bất tư nghị trí’.

Bất khả xưng trí là trí huệ của Phật nhiều đến vô lượng chẳng thể nói kể cho hết được nên gọi là bất khả xưng trí. Niệm Phật vãng sanh là do bất khả xưng trí thành tựu mà lại nghi trí ấy thì gọi là ‘chẳng hiểu rõ bất khả xưng trí’.

Ðại Thừa quảng trí là trí biết đến cùng tột các pháp môn nên gọi là Đại Thừa quảng trí. Niệm Phật vãng sanh là do Đại Thừa quảng trí cảm thành mà lại nghi trí ấy nên gọi là ‘chẳng hiểu rõ Ðại Thừa quảng trí’.

Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí là do trí ấy có địa vị cao trỗi nên gọi là vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí. Nay niệm Phật vãng sanh là do vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí phát khởi mà lại nghi trí ấy nên bảo là chẳng hiểu rõ vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí”.

Ba thuyết trên hỗ trợ nhau: Thuyết của Tịnh Ảnh Sớ trình bày tóm lược những điểm quan trọng; thuyết của sách Tông Yếu giảng rộng từng ý nghĩa; sách Hội Sớ quy kết về Tịnh tông nên tôi cùng trích dẫn cả ba thuyết.

Kinh nói: “Dĩ nghi hoặc tâm” (Dùng tâm nghi hoặc) nghĩa là do chẳng thể tin hiểu nổi Phật trí nên sanh tâm ngờ vực. Chữ “nghi” có bốn ý, dưới đây tôi sẽ tổng hợp những ý chính của các vị Ðàm Loan, Nguyên Hiểu, Tuấn Ðế và Cảnh Hưng để giảng.

* Một là chẳng tin vào bất tư nghị trí nên nghi nếu chỉ niệm A Di Ðà Phật chưa chắc đã được vãng sanh Cực Lạc, chẳng biết rằng bất tư nghị trí có đại oai lực chẳng thể suy lường được nổi. Hết thảy muôn pháp không pháp nào chẳng phải là tự lực, tha lực, tự nhiếp, tha nhiếp, thiên biến vạn hóa vô lượng vô biên. Há nên dùng cái tình thức còn ngăn ngại của phàm phu để ngờ vực diệu pháp vô ngại của đức Như Lai; đâu biết rằng một tấm gương có thể hiện bóng muôn vàn cảnh tượng, củi chất ngàn năm một mồi lửa cháy sạch. Vì vậy, chí tâm nhất niệm xưng danh tiêu diệt được trọng tội sanh tử trong tám mươi ức kiếp. Mười niệm ắt được vãng sanh có chi là lạ!

* Hai là chẳng tin vào bất khả xưng trí, chẳng hiểu được rằng thể tánh của Phật trí là tuyệt dứt mọi đối đãi, lìa mọi lỗi lầm, tuyệt mọi sai trái.

Ngài Ðàm Loan nói: “Bất khả xưng trí là tin Phật trí chẳng thể diễn bày, mô tả, chẳng thể đối đãi. Vì sao nói thế? Pháp nếu là có thì ắt phải có cái trí biết có. Pháp nếu là không thì ắt phải có cái trí biết không. Các pháp rời ngoài có không mà Phật thấu hiểu sâu xa các pháp nên trí Ngài vượt khỏi mọi đối đãi. Dùng cái biết để hiểu Phật thì chẳng gọi là biết Phật. Dùng cái chẳng biết để hiểu Phật thì cũng chẳng gọi là biết Phật. Dùng cái bất tri, phi bất tri để hiểu Phật thì cũng chẳng phải là biết Phật. Dùng cái phi phi tri, phi phi bất tri để hiểu Phật thì cũng chẳng phải là biết Phật. Phật trí rời ngoài cả bốn câu ấy”.

Lìa khỏi tứ cú ấy thì tuyệt bách phi. Phật trí lìa tứ cú, tuyệt bách phi, Thể của Phật trí không còn đối đãi nên gọi là “bất khả xưng trí”. Do trí ấy chẳng thể diễn tả nổi nên công đức niệm Phật cũng chẳng thể diễn tả nổi. Niệm Phật vãng sanh là do bất khả xưng trí tạo thành nên hễ nghi trí này thì gọi là “chẳng hiểu rõ bất khả xưng trí”.

* Ba là chẳng hiểu rõ Ðại Thừa quảng trí, nghi Phật chẳng thể thật sự độ hết thảy chúng sanh, lại ngờ hết thảy chúng sanh niệm Phật chẳng phải đều được vãng sanh Tịnh Ðộ. Bởi thế, đối với A Di Ðà Phật bèn sanh ý tưởng suy lường. Ðể đối trị mối nghi này, Phật mới nói đến Ðại Thừa quảng trí. Trí này không pháp gì chẳng biết, không phiền não nào nó chẳng đoạn được, không điều thiện nào nó chẳng trọn vẹn được, không chúng sanh nào trí này chẳng độ được.

Muốn chỉ rõ Phật trí không gì là chẳng độ thoát được, đều đưa hết thảy vào vô dư nên gọi là “Ðại Thừa”. Trí ấy độ thoát vô hạn vô ngằn nên gọi là “quảng trí”. Trí ấy lại biết rõ cùng tột các pháp môn nên gọi là “Ðại Thừa quảng trí”.

Vì thế, trí ấy có thể khế hợp rộng rãi mọi căn cơ, đều độ thoát tất cả. Như Lai đại bi đại trí, đối với những kẻ hữu duyên thì không một ai Ngài chẳng độ thoát cho được nhập Niết Bàn. Ngài khai diễn diệu nghĩa “tâm này làm Phật, tâm này là Phật” khiến cho các hữu tình do niệm Phật chứng nhập vô niệm, do vãng sanh chứng được vô sanh. Bởi thế có thể khiến cho chúng sanh niệm Phật đều sanh Tịnh Ðộ.

Hơn nữa, thế giới chẳng phải là hữu biên, chẳng phải là vô biên, cũng tuyệt hẳn tứ cú. Phật làm cho chúng sanh lìa được tứ cú ấy thì gọi là “độ”, nhưng thật ra Ngài chẳng độ mà cũng chẳng phải là chẳng độ, chẳng phải tận mà cũng chẳng phải là chẳng tận.

* Bốn là chẳng hiểu rõ vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí, ngờ Phật chẳng đắc Nhất Thiết Chủng Trí. Do bởi nghi như thế nên đối với pháp môn Niệm Phật cầu vãng sanh chẳng thể chánh tín; do đó cảm lấy Thai Sanh.

Theo ngài Nguyên Hiểu, đối với Phật trí như thế chỉ có thể ngưỡng mộ, kính tin, chứ chẳng thể so lường nên gọi là “vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí”. Tin tưởng, ngưỡng mộ như thế nào? Hãy nên như Trí Ðộ Luận đã nói:

“Hết thảy cảnh giới vốn là nhất tâm, lìa khỏi tưởng niệm. Do chúng sanh lầm lạc thấy có cảnh giới nên tâm có phân chia. Do vọng khởi tưởng niệm chẳng xứng hợp với pháp tánh nên chẳng thể hiểu rạch ròi. Chư Phật Như Lai lìa khỏi các tướng thấy, không gì là chẳng hiểu trọn vẹn vì tâm chân thật chính là tánh của chư pháp. Tự thể chiếu rõ hết thảy pháp hư vọng, có đại trí dụng, vô lượng phương tiện, tùy theo các chúng sanh hiểu được pháp nào thì Phật sẽ đều khai thị các thứ pháp nghĩa đó. Vì thế được gọi là Nhất Thiết Chủng Trí”.

Ðây chính là vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí. Do không có cái bị thấy nên không gì là chẳng thấy. Hiểu như thế để đối trị mối nghi thứ bốn vậy.

Trong tác phẩm Tông Yếu, ngài Nguyên Hiểu lại viết:

“Nếu ai chẳng thể đoạn nổi bốn mối nghi đó thì dẫu sanh vào nước kia vẫn ở Biên Địa. Nếu như có kẻ tuy chẳng thể hiểu nổi cảnh giới của bốn trí vừa nói trên đây nhưng tự khiêm, tâm nhãn chưa mở nhưng ngưỡng mộ Như Lai, một bề tin phục thì những người như vậy sẽ tùy theo hạnh phẩm vãng sanh về cõi ấy, chẳng lạc vào Biên Địa. Sanh vào Biên Địa là một loại riêng chẳng thuộc vào chín phẩm. Vì thế chẳng nên sanh lòng nghi hoặc xằng bậy!”

Lời luận định này rất tinh xác, rất khẩn yếu. Nếu như tin hiểu được các trí của Như Lai thì là bậc thượng căn lợi trí; còn nếu chẳng tin hiểu nổi thì cứ giữ lòng rỗng rang, tự khiêm, tin kính, ngưỡng mộ các trí ấy thì cũng được vãng sanh, chẳng bị đọa vào nghi thành. Hành nhân Tịnh nghiệp nên đọc lại vài ba lần lời luận trên để thể hội sâu xa yếu chỉ “hư tâm ngưỡng tín” (trống lòng, ngưỡng mộ tin tưởng) ấy.

“Nhược hữu chúng sanh, ư thử chư trí nghi hoặc bất tín, do tín tội phước, tu tập thiện bổn, nguyện sanh kỳ quốc” (Nếu có chúng sanh đối với các trí ấy ngờ vực chẳng tin, nhưng vẫn tin tội phước, tu tập cội lành, nguyện sanh cõi ấy) là nói về hạnh cảnh của kẻ bị sanh vào Biên Địa.

“Tội phước”: Ngũ Nghịch, Thập Ác v.v… là “tội”; Ngũ Giới, Thập Thiện v.v… là “phước”. Chẳng thể kính tin Phật trí, nhưng vẫn tin vào tội phước, nhân quả, thường tu lễ Phật, niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ. Do niệm Phật thật sự là căn bản của các điều thiện nên bảo là “tu tập thiện bổn”. Hạng người như vậy tin phước, chẳng tin trí, tin Sự nhưng lại mê nơi Lý nên bị đọa vào nghi thành.

Chánh kinh:

復 有 眾 生,積 集 善 根,希 求 佛 智、普 遍 智、無 等 智、威 德 廣 大 不 思 議 智。於 自 善 根,不 能 生 信。故 於 往 生 清 淨 佛 國,意 志 猶 豫,無 所 專 據。然 猶 續 念 不 絕。結 其 善 願 為 本,續 得 往 生。

Phục hữu chúng sanh, tích tập thiện căn, hy cầu Phật trí, phổ biến trí, vô đẳng trí, oai đức quảng đại bất tư nghị trí. Ư tự thiện căn, bất năng sanh tín. Cố ư vãng sanh thanh tịnh Phật quốc, ý chí do dự, vô sở chuyên cứ. Nhiên do tục niệm bất tuyệt, kết kỳ thiện nguyện vi bổn, tục đắc vãng sanh.

Lại có chúng sanh tích tập thiện căn, mong cầu Phật trí, phổ biến trí, oai đức quảng đại bất tư nghị trí; đối với thiện căn của chính mình chẳng thể sanh nổi lòng tin nên đối với việc vãng sanh cõi Phật thanh tịnh, ý chí do dự, chẳng thể chuyên chú nơi chỗ y cứ, nhưng do liên tục niệm Phật chẳng ngớt, kết thiện nguyện ấy thành căn bản nên vẫn được vãng sanh.

Giải:


Ðoạn kinh này nói đến một loại hành nhân khác bị sanh về Biên Địa: tin Tha mà chẳng tin Tự (tin vào mình).

Loại này cũng như loại trước đều là hạng tín căn chẳng đủ. Ðó là vì có đến sáu thứ tin: tin lý, tin sự, tin tự, tin tha, tin nhân, tin quả. Ðầy đủ cả sáu niềm tin này mới gọi là lòng tin đầy đủ.

Loại hành nhân này biết cầu Phật trí. Ba thứ trí như phổ biến trí v.v… nói ở đây tương đương với bốn trí đã nói ở phần trên. Nói miễn cưỡng, “oai đức quảng đại bất tư nghị trí” tương đương với bất tư nghị trí và bất khả xưng trí. Phổ biến trí tương đương Ðại Thừa quảng trí bình đẳng phổ biến độ thoát hết thảy hữu tình cho đều đạt đến vô thượng Bồ Ðề. Vô đẳng trí tương ứng với vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí.

Những trí trong đoạn trước được ghi trong bản Ngụy dịch, còn những trí ở đây (phổ biến trí…) thấy ghi trong bản Ðường dịch. Ðó là do dịch giả tách ra hay ghép lại sai khác. Do văn từ sai khác nên tên gọi các trí thành ra nhiều ít sai khác, nhưng thật ra các trí được nêu trong hai bản dịch chẳng hề sai khác nhau.

Hành nhân biết và mong cầu các trí trên đây nên kinh bảo: “Hy cầu Phật trí” (Mong cầu Phật trí). Tin được Tha Phật nhưng chẳng thể tin nổi Tự Phật. Do chẳng thể tin nổi ý chỉ “tâm này là Phật” nên lòng còn nghi ngờ. Ðấy là lỗi lầm lớn.

Sách Vô Lượng Thọ Khởi Tín Luận đã bàn về điều này rất tường tận, sách viết: “Cần phải hiểu thấu suốt Phật Trí cho đến Thắng Trí thì mới gọi là lòng tin chân thật. Do hết thảy trí chẳng lìa tự tâm, vô ngã, vô ngã sở, phàm thánh giống như nhau, đều cùng có chung những trí này. Hoàn toàn tin rằng tâm mình đầy đủ hết thảy trí, vốn sẵn thành Phật, chẳng hề ở ngoài tâm lại có một cái tâm tin Phật riêng biệt. Hồi hướng như thế thì gọi là duy tâm Tịnh Ðộ, mau được gặp Phật. Nếu đối với các trí trong tự tâm mà còn vướng mắc mối ngờ thì chẳng tránh khỏi chuyện thấy có Phật ở ngoài tâm nên dẫu tu các điều lành, nương theo nguyện mà vãng sanh nhưng chẳng thấy được Phật vì chẳng khế hợp Phật Trí.

Bởi thế, kinh Như Lai Bất Tư Nghị Cảnh Giới dạy: ‘Tam thế nhất thiết chư Phật, giai vô sở hữu, duy y tự tâm. Bồ Tát nhược năng liễu tri chư Phật cập nhất thiết pháp, giai duy tâm lượng, đắc Tùy Thuận Nhẫn, hoặc nhập Sơ Địa. Xả thân tốc sanh Diệu Hỷ thế giới, hoặc sanh Cực Lạc tịnh Phật quốc độ trung” (Tam thế hết thảy chư Phật đều vô sở hữu, chỉ nương vào tự tâm. Bồ Tát nếu có thể biết rõ chư Phật và hết thảy pháp đều chỉ là tâm lượng thì sẽ đắc Tùy Thuận Nhẫn, hoặc chứng bậc Sơ Ðịa, lúc bỏ thân sẽ mau sanh vào thế giới Diệu Hỷ, hoặc sanh trong Phật Tịnh Ðộ Cực Lạc). Như vậy, hễ biết rõ tâm lượng thì chẳng nhọc công mà hết thảy công đức đều thành tựu đầy đủ…Do đó, ta thấy là phải có trí quyết định thì mới sanh được lòng tin quyết định. Có lòng tin quyết định thì mới quyết định vãng sanh. Cẩn thận đừng vì tâm nghi hoặc mà đánh mất lợi lớn”.

Do vậy biết: Tin vào Tha mà chẳng tin Tự thì chính là trí còn kém cỏi. Không có trí quyết định thì chẳng thể sanh lòng tin quyết định, cho nên “ý chí do dự, vô sở chuyên cứ” (ý chí do dự, chẳng thể chuyên chú nơi chỗ y cứ). Tín nguyện chẳng vững thì chỗ mình y cứ [để tu tập] chẳng thể chuyên nhất nổi. Tuy vậy, vì hành nhân niệm Phật liên tục nên nương theo sức niệm Phật và sức phát nguyện bèn được vãng sanh, nhưng chỉ được sanh nơi Biên Địa.

Chánh kinh:

是 諸 人 等,以 此 因 緣,雖 生 彼 國,不 能 前 至 無 量 壽 所。道 止 佛 國 界 邊,七 寶 城 中。佛 不 使 爾,身 行 所 作,心 自 趣 向。亦 有 寶 池 蓮 華,自 然 受 身。飲 食 快 樂,如 忉 利 天。於 其 城 中,不 能 得 出。所 居 舍 宅 在 地,不 能 隨 意 高 大。於 五 百 歲,常 不 見 佛,不 聞 經 法,不 見 菩 薩 聲 聞 聖 眾。其 人 智 慧 不 明,知 經 復 少。心 不 開 解,意 不 歡 樂。是 故 於 彼 謂 之 胎 生。

Thị chư nhân đẳng, dĩ thử nhân duyên, tuy sanh bỉ quốc, bất năng tiền chí Vô Lượng Thọ sở, đạo chỉ Phật quốc giới biên, thất bảo thành trung. Phật bất sử nhĩ, thân hạnh sở tác, tâm tự thú hướng. Diệc hữu bảo trì liên hoa, tự nhiên thọ thân, ẩm thực khoái lạc, như Đao Lợi thiên. Ư kỳ thành trung, bất năng đắc xuất. Sở cư xá trạch tại địa, bất năng tùy ý cao đại. Ư ngũ bách tuế, thường bất kiến Phật, bất văn kinh pháp, bất kiến Bồ Tát, Thanh Văn thánh chúng. Kỳ nhân trí huệ bất minh, tri kinh phục thiểu, tâm bất khai giải, ý bất hoan lạc. Thị cố ư bỉ vị chi thai sanh.

Những người này do nhân duyên ấy tuy sanh về nước kia, nhưng chẳng thể đến ngay chỗ Vô Lượng Thọ Phật, mà chỉ ở trong thành bảy báu nơi biên địa của cõi Phật. Phật chẳng hề tạo ra như vậy, nhưng do thân hạnh [do hành nhân] đã tạo nên tâm tự hướng đến [nơi ấy]. [Trong biên địa] cũng có ao báu, tự nhiên thọ thân trong hoa sen; thức ăn uống, các thứ khoái lạc như trên trời Ðao Lợi. [Người sanh về biên địa] ở trong thành ấy, chẳng ra ngoài được. Nhà cửa ở ngay trên mặt đất, chẳng thể lớn nhỏ tùy ý muốn. Trong năm trăm năm, thường chẳng thấy Phật, chẳng nghe kinh pháp, chẳng thấy Bồ Tát, Thanh Văn thánh chúng. Người ấy trí huệ chẳng sáng suốt, biết kinh càng ít hơn nữa. Tâm chẳng khai giải, ý chẳng vui sướng. Bởi thế, gọi đó là “thai sanh”.

Giải:


Chữ “thị chư nhân đẳng” (những người này) chỉ hai loại người vãng sanh về Biên Địa đã nói ở trên.

“Dĩ thử nhân duyên” (Do nhân duyên ấy) là do cái nhân tu thiện niệm Phật, phát nguyện cầu sanh nên cảm được chốn Biên Ðịa cõi Cực Lạc, sống trong cung điện bảy báu, ao báu, hoa sen, vui thú như ở trên trời Ðao Lợi và hưởng cái quả chẳng thoái đọa. Nhưng vì phạm lỗi nghi hoặc nên phải cảm lấy cái quả “đạo chỉ Phật quốc giới biên” (chỉ ở nơi Biên Địa của cõi Phật), sống trong Nghi Thành chẳng thể thoát ra được, trong năm trăm năm chẳng được thấy nghe Tam Bảo.

Những điều như thế đều chỉ là do tâm tạo, do nghiệp lực dắt dẫn, nên Phật bảo: “Phật bất sử nhĩ, thân hạnh sở tác, tâm tự thú hướng” (Phật chẳng hề tạo ra như vậy, nhưng do thân hạnh đã tạo của hành nhân nên tâm tự hướng đến nơi ấy). Ðây chính là điều kinh Hoa Nghiêm đã dạy: “Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo” (Hãy nên quán pháp giới tánh, hết thảy chỉ là do tâm tạo). Ấy là vì tâm sanh thì các pháp sanh, địa ngục, thiên đường hay Tịnh Ðộ đều chỉ do tâm biến hiện. Thân mình hướng đến đâu cũng đều do nghiệp lực của chính mình lôi kéo. Nghiệp do tâm sanh nên bảo là “tâm tự thú hướng”.

Sanh trong biên địa cũng “tự nhiên thọ thân” trong ao hoa sen báu, nên chẳng phải là thai sanh như trong thế gian mà thật sự là liên hoa hóa sanh. Sanh sống khoái lạc như “Ðao Lợi thiên”, nhưng ở miết trong ấy chẳng ra ngoài được. Chốn họ cư ngụ là ngay trên mặt đất, chẳng thể thăng lên hư không; nhà cửa cũng chẳng thể tùy ý hóa ra cao to theo ý muốn.

Ðiều tệ nhất là trong cả năm trăm năm chẳng được thấy Phật, nghe pháp. Về “ngũ bách tuế” (năm trăm năm), bản Hán dịch chép rõ là “ư thị gian ngũ bách tuế” (năm trăm năm trong cõi này). Kinh chép “thị gian” chứ không ghi là “bỉ quốc” (cõi kia), nên chữ “thị gian” phải là cõi đức Thế Tôn đang thuyết pháp (tức là cõi Sa Bà). Vì lẽ đó, ngài Cảnh Hưng bảo: “Năm trăm năm là số năm trong thế gian này”, nghĩa là con số năm trăm năm vừa nói đó là năm trăm năm so với kiếp sống con người hiện tại.

Nhưng ta chẳng thể chấp nhất định rằng năm trăm ấy chính là năm trăm năm trong cõi trần gian này bởi vì phẩm số trong Cực Lạc là vô lượng nên phẩm số trong cõi Biên Ðịa cũng sai biệt vô lượng. Chẳng hạn như trong Quán kinh bảo trung phẩm hạ sanh thì “ư liên hoa trung mãn thập nhị đại kiếp, liên hoa phương khai” (ở trong hoa sen trọn mười hai đại kiếp, hoa sen mới nở). Ðấy là cả một thời gian dài.

Lại như cư sĩ Viên Hoằng Ðạo đời Minh do chấp vào công đức soạn tác phẩm Tây Phương Hiệp Luận nên sanh vào Biên Địa, nhưng do trí huệ thù thắng nên chẳng lâu sau liền được thấy Phật nghe Pháp.

Phẩm bốn mươi mốt của kinh này có nói: “Nhược thử chúng sanh, thức kỳ tội bổn… nhiên hậu nãi xuất” (Nếu chúng sanh ấy biết gốc tội của mình… thì sau đấy mới được thoát khỏi). Vì vậy, sám hối đoạn nghi mới chính là mấu chốt để thoát khỏi, còn thời gian chẳng phải là nhất định.

Chữ “kỳ nhân” (người ấy) chỉ người sanh trong Biên Ðịa. Câu “trí huệ bất minh” (trí huệ chẳng sáng suốt) ý nói ngu si vô trí. “Tri kinh phục thiểu” là chẳng biết nhiều về kinh điển Ðại Thừa. “Tâm bất khai giải” là cấu nhiễm sâu nặng nên tâm chẳng thể khai ngộ, ý chẳng thể hiểu biết. Lại vì ngờ vực chập chồng nên chẳng vui sướng.

Trên đây kinh đã nêu rõ các nguyên nhân vì sao gọi những người như vậy là “thai sanh”.

Chánh kinh:

若 有 眾 生,明 信 佛 智,乃 至 勝 智,斷 除 疑 惑,信 己 善 根,作 諸 功 德,至 心 迴 向。皆 於 七 寶 華 中,自 然 化 生,跏 趺 而 坐。須 臾 之 頃,身 相 光 明,智 慧 功 德,如 諸 菩 薩,具 足 成 就。彌 勒 當 知,彼 化 生 者,智 慧 勝 故。其 胎 生 者,五 百 歲 中,不 見 三 寶,不 知 菩 薩 法 式,不 得 修 習 功 德,無 因 奉 事 無 量 壽 佛。當 知 此 人,宿 世 之 時,無 有 智 慧,疑 惑 所 致。

Nhược hữu chúng sanh, minh tín Phật trí, nãi chí thắng trí, đoạn trừ nghi hoặc, tín kỷ thiện căn, tác chư công đức, chí tâm hồi hướng, giai ư thất bảo hoa trung, tự nhiên hóa sanh, già phu nhi tọa. Tu du chi khoảnh, thân tướng quang minh, trí huệ công đức, như chư Bồ Tát, cụ túc thành tựu. Di Lặc đương tri, bỉ hóa sanh giả, trí huệ thắng cố. Kỳ thai sanh giả, ngũ bách tuế trung, bất kiến Tam Bảo, bất tri Bồ Tát pháp thức, bất đắc tu tập công đức, vô nhân phụng sự Vô Lượng Thọ Phật. Đương tri thử nhân, túc thế chi thời, vô hữu trí huệ, nghi hoặc sở trí.

Nếu có chúng sanh tin tưởng thông suốt từ Phật trí cho đến thắng trí, đoạn trừ nghi hoặc, tin vào thiện căn của mình, làm các công đức, chí tâm hồi hướng thì đều tự nhiên ngồi xếp bằng hóa sanh trong hoa bảy báu. Trong khoảnh khắc, thân tướng, quang minh, trí huệ công đức thành tựu đầy đủ giống như các Bồ Tát.

Di Lặc nên biết! Những kẻ ấy hóa sanh là do trí huệ thù thắng. Còn những kẻ thai sanh thì trong năm trăm năm chẳng được thấy Tam Bảo, chẳng biết pháp thức của Bồ Tát, chẳng được tu tập công đức, không cách nào phụng sự Vô Lượng Thọ Phật. Phải biết là do người ấy trong đời trước chẳng có trí huệ, vì nghi hoặc mà đến nỗi ấy.

Giải:

Ðoạn này nêu chung về tướng trạng nhân quả của Thai Sanh và Hóa Sanh. Người vãng sanh có đầy đủ lòng tin thì chẳng những tin vào Phật Trí, còn tin vào thiện căn của chính mình, ngoài thì kính mộ chư hiền thánh, trong lại tôn trọng linh giác của mình, tu các công đức, chí tâm hồi hướng nên đều hóa sanh trong hoa sen ở trước Phật. Quang minh, trí huệ, công đức thành tựu đầy đủ như các vị Bồ Tát.

Ngược lại, kẻ trong lòng ngờ vực ắt đọa vào Thai Sanh, trong năm trăm năm, chẳng được nghe đến Tam Bảo v.v… đấy đều là vì thiếu hẳn trí huệ, bởi ngờ vực mà phải chịu nông nỗi ấy. Bởi vậy, đoạn nghi sanh tín là điều cực kỳ thiết yếu vậy.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Chuyện vua Lưu-ly tàn sát dòng họ Thích - Thành
Ca Tỳ La Vệ


Trước đức Phật Thích-ca ra đời, trong thành Ca-tỳ-la-vệ có một làng chài lưới, trong làng có cái hồ to. Khi ấy, trời hạn nước cạn, bao nhiêu cá trong ao bị người làng bắt ăn hết, sau cùng còn lại một con cá thật to cũng bị người làm thịt luôn.
Trong làng chỉ có một đứa bé lâu nay không ăn thịt cá, hôm ấy đến thấy con cá to lấy cây gõ trên đầu nó ba cái rồi đi. Sau này khi đức Thích-ca ra đời, vua Ba-tư-nặc rất kính tin Phật pháp, cưới con gái dòng họ Thích làm vợ, sanh được một Thái tử đặt tên Lưu-ly.
Lúc thơ ấu, Lưu-ly ở bên ngoại tại thành Ca-tỳ-la-vệ học, một hôm nhân giỡn chơi trèo lên tòa của Phật ngồi, bị người họ Thích rầy mắng kéo lôi xuống, nên ôm lòng uất hận. Đến khi Lưu-ly lên làm vua, xuất đại binh đánh thành Ca-tỳ-la-vệ, bắt hết dân cư trong thành giết sạch, chính khi ấy đức Thích-ca nhức đầu ba ngày. Các vị đệ tử lớn của Phật cầu xin Phật tìm cách giải cứu dòng họ Thích.

Phật nói: “Định nghiệp khó chuyển.” Tôn giả Mục-liên dùng sức thần thông lấy bình bát đến thâu năm trăm người dòng Thích-ca đem để trên không trung; khi giặc qua, Ngài đem xuống thả ra, không ngờ khi trút bát thấy tất cả đều biến thành máu. Các đệ tử lớn đến thưa hỏi Phật, Phật đem việc xưa dân trong làng ăn cá thuật lại: Con cá lớn ngày xưa là vua Lưu-ly hiện nay, quân đội của vua Lưu-ly đều là những con cá nhỏ trong hồ. Dân cư trong thành Ca-tỳ-la-vệ bị giết đều là người ăn cá ngày xưa.

Thân Phật chính là đứa bé gõ đầu cá ba cái ngày xưa, nên hiện tại bị quả báo nhức đầu ba ngày. Vì định nghiệp khó tránh nên năm trăm người dòng họ Thích tuy được Tôn giả Mục-liên cứu thoát, cũng không bảo tồn được tánh mạng. Sau này vua Lưu-ly bị đọa địa ngục. Oan oan tương báo không biết bao giờ hết được. Nhân quả thật đáng sợ vậy.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Ba Bậc Công Phu Trong Pháp Môn Niệm Phật

Pháp môn này có ba bậc công phu:

Công phu thượng đẳng là Lý nhất tâm bất loạn, tương đương từ Sơ Trụ đến Thập Địa trong Viên Giáo, đều là Lý nhất tâm. Trong Lý nhất tâm, công phu có sâu hay cạn khác nhau. Công phu sâu thì đăng địa (chứng từ Sơ Địa trở lên), công phu cạn thì là Thập Trụ, Thập Hạnh, đều là hạng công phu thượng đẳng, thành tựu thượng đẳng.

Thành tựu trung đẳng là Sự nhất tâm bất loạn. Nếu dựa theo các địa vị Bồ Tát trong Viên Giáo để nói, [Sự nhất tâm bất loạn] sẽ tương đương với các địa vị Bồ Tát từ Thất Tín cho Thập Tín, gồm bốn cấp.

Công phu hạ đẳng là công phu thành phiến, từ địa vị Ngũ Phẩm cho đến địa vị Lục Tín trong Viên Giáo đều thuộc công phu thành phiến, đều là đới nghiệp vãng sanh, chúng ta có thể thành tựu [công phu này] trong một đời.

Người niệm Phật đã niệm đến mức công phu thành phiến rồi sẽ có thể vãng sanh. Khi ấy, sẽ nên làm như thế nào? Có phải là ngay lập tức vãng sanh hay không? Đi ngay cũng được! Có thể đi được, chứ không phải là chẳng đi được. Nếu quý vị thật sự thông minh, quý vị có thể không đi, quý vị vẫn ở trong thế giới này để nâng cao phẩm vị của mình; bởi lẽ, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới đương nhiên cũng là thành Phật ngay trong một đời, nhưng thời gian dài lắm, không có thành tựu nhanh chóng như trong thế giới này. Kinh đã từng dạy: Người công phu theo đúng đường lối, tu hành một ngày trong thế giới Sa Bà bằng tu hành một trăm năm trong thế giới Cực Lạc. Do vậy, ở nơi đây dụng công mười năm, hai mươi năm, có thể nâng công phu thành phiến lên Lý nhất tâm bất loạn. Nếu tu hành trong cõi Đồng Cư của Tây Phương Cực Lạc thế giới, quý vị muốn đến cõi Thật Báo, thời gian [tu tập] ấy khá dài, chúng ta tốn thời gian mấy chục năm ở đây tu hành thành công, hễ vãng sanh liền sanh vào cõi Thật Báo Trang Nghiêm của Tây Phương Cực Lạc thế giới, tự tại nhiều lắm!

Vì vậy, tự hành, dạy người, tự lợi, lợi tha, chúng ta quyết định chẳng vứt bỏ, chỉ cần có cơ hội sẽ nhất định phải làm, trừ khi thọ mạng đã đến thì chẳng có cách nào. Nếu thọ mạng chưa hết, nhất định phải lợi dụng thời gian này để nâng cao phẩm vị của chính mình. Những phương pháp tu hành đều có trong kinh sớ, chúng ta phải nghiêm túc nghiên cứu, thảo luận. Trong một đời, từ địa vị phàm phu sát đất, từ địa vị hiện thời của chúng ta có thể đạt thành Địa Thượng Bồ Tát (hàng Bồ Tát từ Sơ Địa trở lên).

Trích A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa
Lão pháp sư Tịnh Không giảng


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Luân hồi do tâm sanh diệt muốn không còn sanh diệt thì phải chứng cái vô sanh.
Muốn chứng cái vô sanh thì phải vãng sanh.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Di Đà sáu chữ lớn lao thay
Tạp niệm lăng xăng chẳng ngại bày
Muôn dặm mây trời che mặt nhựt
Nhơn gian ánh sáng vẫn còn đây


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]45 khách