Niệm Phật là nhiều thiện căn

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
ngoc.khanh198
Bài viết: 11
Ngày: 05/06/08 21:34
Giới tính: Nam

Niệm Phật là nhiều thiện căn

Bài viết chưa xem gửi bởi ngoc.khanh198 »

Niệm Phật là nhiều thiện căn, các tạp thiện khác là ít thiện căn.

A Di Đà Kinh nói: “Không thể do chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được vãng sinh Cực Lạc. Xá Lợi Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, nghe đến Đức Phật A Di Đà, bèn chấp trì danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không loạn, người đó đến lúc mạng chung, Phật A Di Đà, cùng các thánh chúng hiện đến trước mặt. Người đó lúc mất, tâm không điên đảo, liền được vãng sinh cõi nước Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà”.


Ngài Thiện Đạo giải thích đoạn văn này như sau:

Cực Lạc vô vi cõi Niết Bàn
Tùy duyên, tạp thiện khó vãng sanh
Nên Đức Như Lai lựa pháp yếu
Khuyên niệm Di Đà, chuyên thật chuyên
Bảy ngày bảy đêm không gián đoạn
Khởi hạnh lâu dài lại gắng thêm
Lâm chung, thánh chúng cầm hoa đến
Thân tâm phấn khởi, sinh sen vàng
Ngồi vào chứng đắc vô sinh nhẫn
Liền được rước đến trước Pháp Vương
Bồ tát tranh nhau đắp y pháp
Chứng ngôi bất thoái, nhập Tam Hiền.


Lời bàn: “Không thể do chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được vãng sinh Cực Lạc”, nghĩa là các hành giả tu hạnh tạp thiện, khó được vãng sinh, cho nên mới nói “tùy duyên, tạp thiện khó vãng sinh”. Ít thiện căn, nghĩa là đối với “nhiều thiện căn” mà nói. Như vậy, các tạp thiện là ít thiện căn, còn Niệm Phật là nhiều thiện căn, cho nên Long Thư Tịnh Độ Văn có nói: “Bản đá khắc kinh A Di Đà ở Tương Dương, do ông Dương Nhân Lăng ở đời Tùy viết, nét chữ thanh thoát, uyển chuyển, được nhiều người hâm mộ, phía dưới câu “một lòng không loạn” có câu “Chuyên trì danh hiệu, do xưng danh hiệu, tội chướng tiêu diệt, tức là nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên.” Hiện nay các bản kinh được lưu hành thiếu mất hai mươi mốt chữ này.

Không chỉ có nghĩa “nhiều, ít”, mà còn có nghĩa “lớn, nhỏ”, nghĩa là các tạp thiện là thiện căn nhỏ, còn Niệm Phật là thiện căn lớn. Lại còn có nghĩa “thắng, liệt”, nghĩa là các tạp thiện là thiện căn “liệt (kém cỏi)”, còn Niệm Phật là thiện căn “thắng (thù thắng)”. Phải nên biết như thế!

Trích Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập
Pháp Nhiên Thượng Nhân
Thích Tịnh Nghiêm dịch Hán Việt


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật là nhiều thiện căn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

A Di Đà Phật.

Kính chào đại chúng!

Xin cảm ơn ngockhanh đã đăng bài nầy cho đại chúng được xem.

Vô Tri có một ý nhỏ muốn thêm vào hầu làm sáng tỏ cho mọi người được hiểu thêm.

Kinh nói: "Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc".

HT Trí Tịnh dịch là: "không thể dùng một chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về cõi đó".

Chổ cần nhấn mạnh là "Thiện căn phước đức nhân duyên".

Nhiều người hiểu lầm câu nầy vì tưởng là nói về ba thứ: Thiện căn, phước đức, và nhân duyên.

Nhưng thật ra tiếng tàu thì nó viết như vậy, nhưng khi dịch ra tiếng việt phải dịch như vầy:

"Không thể dùng một chút ít nhân duyên của thiện căn và phước đức mà được sanh về cõi đó".

Có nghĩa là cái nhân duyên của thiện căn và phước đức phải lớn phải nhiều mới được vãng sanh về cõi đó.

Vạn sự đều do nhân duyên mà có. Vãng sanh cũng phải có nhân duyên. Thiện căn là một thứ nhân duyên, phước đức cũng là một thứ nhân duyên để cho ta vãng sanh Cực Lạc.

Càng tạo nhiều thiện căn thì càng có nhiều nhân duyên để vãng sanh.
Càng tạo nhiều phước đức thì càng có nhiều nhân duyên để vãng sanh.

Không sai, muốn có được nhiều thiện căn và phước đức phải chuyên Niệm Phật. Vì niệm phật nhiều thì tâm mình và danh hiệu Phật A Di Đà sẽ khắc sâu và in đậm với nhau tạo thành một cái nhân duyên lớn mạnh vô cùng vô tận. Nhờ có nhân duyên lớn nầy mà ta và phật A Di Đà sẽ vĩnh viễn không xa cách, vì không xa cách nên thường câu hội một chổ, tức Phật A Di Đà ở cõi nào thì ta cũng sanh ra gặp ngài ở cõi ấy. Hiện ngài đang làm Phật ở cõi Cực Lạc, thì ta cũng sẽ được sanh về và ở chung với ngài ở cõi Cực Lạc.

Cái nhân duyên mà một vì Tăng già được Phật cho phép xuất là mà các đệ tử Phật không cho là gì? Đó là vì nhiều kiếp trước ông tăng già là người tiều phu, lên núi đốn củi, gặp cọp rược, ông chạy và sợ quá nên xưng lên rằng: "Nam Mô Phật".

Cái nhân duyên xưng niệm "Nam Mô Phật" từ bao kiếp trước của ông Tăng Già, mà nay sanh ra đời được gặp Phật, xuất gia tu hành đắc Thánh Quả.

Chỉ một câu "Nam Mô Phật" thôi mà còn có thể giải thoát tam giới lên hàng Thánh chúng. Huống hồ gì ta là người tu Tịnh Độ biết niệm Phật A Di Đà và niệm rất nhiều câu rỏ ràng rành mạch rằng: "Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật v.v...", nguyện sanh Cực Lạc ư?

Thế mới biết rằng muốn có được nhiều nhân duyên để được vãng sanh Tịnh Độ, nhập vào hàng Thánh, siêu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi nhà lửa ba cõi trong một đời nầy không gì hơn "Niệm Phật cho nhiều, cho chuyên nhất", đem công đức nầy hồi hướng pháp giới chúng sanh và mình đồng được sanh về cõi An Lạc của đức Phật A Di Đà.

Chúng ta nên biết chúng ta thật sự đã vun bồi Thiện căn và phước đức từ vô lượng kiếp đến nay mới được gặp pháp môn Tịnh Độ, mới biết đức Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc, rồi lại chịu tin nhận, một lòng niệm phật cầu sanh tịnh độ.

Nhưng vẫn chưa đủ để vãng sanh, đủ hay không, vãng sanh hay không còn phải nhờ vào sự tu hành của đời nầy đây nữa vậy! Vì thế phải nắm vững cơ hội vãng sanh trong đời nầy bằng cách phải tiếp tục nổ lực, tiếp tục vun bồi thiện căn phước đức bằng cách chuyên tâm niệm phật cầu sanh tịnh độ.

A Di Đà Phật dịch nghĩa là vô lượng. Vô Lượng cái gì? Cái gì cũng vô lượng cả.... vô lượng trí huệ, vô lượng từ bi, vô lượng hạnh nguyện, cho đến vô thượng thiện căn và phước đức!

Vì thế muốn có nhiều thiện căn và phước đức, cũng như trí huệ, từ bi, hạnh nguyện v.v... thì không thể không "Niệm Phật A Di Đà" cầu sanh Tịnh Độ.

Vì vậy nầy đại chúng! Phải gắng thân tâm thanh tịnh, một lòng niệm Phật A Di Đà cầu sanh Tịnh Độ!

Nguyện tất cả đại chúng cùng khắp pháp giới chúng sanh, đồng sanh Cực Lạc thế giới, đồng thành Chánh Giác!

Nam Mô A Di Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật là nhiều thiện căn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

A Di Đà Phật.

Kính chào đại chúng!

Hôm nay xin nói tiếp phần Thiện Căn.

Căn bản của Thiện Căn không ngoài Ngũ Căn mà trong Kinh Di Đà có dạy đó là: Tín, Tấn, Niệm, Định, và Huệ căn.

Ngũ căn là góc rể của tất cả thiện căn.

1. Tín Căn - nghĩa là phải có lòng Tin với Tam Bảo, Tin có Phật A Di Đà, có cõi Cực Lạc, Tin cõi Ta Bà là khổ, cõi Cực Lạc toàn vui, Tin vào pháp môn Tịnh Độ và Nguyện Lực của Phật A Di Đà rộng lớn không dối hư.

2. Tấn Căn - nghĩa là phải tinh tấn tu tập các thiện pháp nhất là chuyên Niệm Phật cầu sanh tịnh độ. Lấy Niệm Phật làm chánh hạnh, còn ngoài ra những thiện pháp khác thì tùy duyên và khả năn mà gắng làm thôi như là ấn tống kinh điển, tụng kinh, chép kinh, bố thí, trì giới, giúp người, ăn chay v.v...

3. Niệm Căn - nghĩa là phải nhớ tới chánh niệm, muốn có chánh niệm thì phải Niệm Phật. Niệm nghĩa là nghĩ nhớ, Phật nghĩa là Giác. Niệm Phật là luôn có chánh niệm, luôn nghĩ đến chánh giác. Nếu có chánh niệm thì khi khởi tâm nghĩ đều sấu, ác thì liền biết ngay mà tiêu trừ. Nên niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" để đè nén vọng tưởng sấu ác.

4. Định Căn - nghĩa là chuyên chú tâm vào một chổ, như Niệm Phật A Di Đà thì ngay lúc đó tâm chỉ chuyên chú vào danh hiệu Phật mà thôi. Nếu vọng tưởng khác xen tạp vào thì có chánh niệm biết ngay đó là niệm xen tạp và tự động trở về với câu Phật hiệu bằng cách lắng nghe rỏ ràng tiếng niệm phật của mình đang niệm. Niệm Phật thành phiến, thành khối, hay nhất tâm là những thứ định sâu hơn do công phu tu tập Niệm Phật vậy.

5. Huệ Căn - nghĩa là trí huệ sáng suốt, không có vọng tưởng. Khi có Định rồi thì mới được Huệ. Định có nhiều cấp bậc, và Huệ cũng theo đó mà có nhiều cấp bậc.

Trên đây mỗi một căn trong ngũ căn đều gòm các căn khác. Thí dụ Huệ căn bao gòm các căn Tín, Tấn, Niệm và Định.

Dùng Ngũ Căn nầy để Niệm Phật và dùng Niệm Phật để tu ngũ căn nầy. Như vậy thì Thiện Căn được đầy đủ để vãng sanh Cực Lạc.

Nam Mô A Di Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách