CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

BỐN CẢNH VÀ CHÍN PHẨM
(Trích: Tịnh Độ Trích Yếu, Nhất Liên Chi biên soạn, trang 85-88)
Luận về Cực Lạc của đức A Di Đà giáo chủ chỉ có một, nhưng tùy theo thiện căn nhiều hay ít, tâm lượng cao hay thấp của chúng sinh cõi ấy mà có khác nhau. Hay nói cách khác cõi Cực Lạc là cõi đại đồng của mọi người nào có thiện căn đã niệm Phật. Cõi ấy, về mặt tương đối có thể phân ra bốn cảnh giới:
  • 1. CẢNH THƯỜNG TỊCH QUANG: Đặc biệt của chư Phật.

    2. CẢNH THẬT BÁO TRANG NGHIÊM: Của hàng Bồ tát.

    3.CẢNH PHƯƠNG TIỆN HỮU DƯ: Riêng cho hàng Tiểu thừa hướng Đại thừa.

    4. CẢNH PHÀM THÁNH ĐỒNG CƯ: Của hạng chúng sanh ở Cực Lạc.
Nếu để riêng cảnh "Thường Tịch Quang" ra, chúng ta sẽ thấy ngài Ca Tài Pháp sư phân phối theo chín phẩm sen ở Cực Lạc để rõ về địa vị của các hạng đã vãng sanh như sau:
  • (1) Cõi Thật Báo Trang Nghiêm của người thuần Đại Thừa:
Gồm ba phẩm Thượng, gọi chung là Thượng Bối:
  • a. Thượng phẩm bậc thượng.
    b. Thượng phẩm bậc trung.
    c. Thượng phẩm bậc hạ.

    (2) Cõi Phương Tiện Hữu Dư của người thuần Tiểu Thừa:
Gồm ba phẩm Trung, gọi chung là Trung Bối:
  • a. Trung phẩm bậc thượng.
    b. Trung phẩm bậc trung.
    c. Trung phẩm bậc hạ.

    (3) Cõi Phàm Thánh Đồng Cư của người tạp tu Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa:
Gồm ba phẩm Hạ, gọi chung là Hạ Bối:
  • a. Hạ phẩm bậc thượng.
    b. Hạ phẩm bậc trung.
    c. Hạ phẩm bậc hạ.
Trong quyển Lược An Lạc Tịnh Độ Nghĩa, ngài Đàm Loan lại có trình bày những điều kiện để được vãng sanh về ba "tầng cấp" ấy, đại khái như sau đây:
  • (a) Muốn vãng sanh về bậc Thượng Bối, phải:

    - Xuất gia lìa dục, làm bậc Sa môn.
    - Phat tâm Bồ đề cao thượng.
    - Một mặt chuyên niệm A Di Đà.
    - Tu tạo các vô lậu công đức, và
    - Nguyện quyết sanh về Cực Lạc.
Có thể nói đây là những điều kiện dành riêng của hạng người đã hy sinh mọi việc ở đời, quyết tâm thoát ly sanh tử để độ sanh, tức là bậc xuất gia chân chánh.
  • (b) Muốn sanh về bậc Trung Bối, phải:

    - Phát tâm Bồ đề vô thượng.
    - Chuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà.
    - Có làm phước thiện và giữ trai giới ít nhiều.
    - Có xây tháp, cất chùa, tạo tượng Phật.
    - Có cúng dường bậc Sa môn.
    - Có treo phan, đốt đèn, rải hoa, xông hương, và
    - Hồi hướng công đức về Cực Lạc.
Đây là những điều kiện hạp với những người hiền lương, biết đạo đức "ưu thời mẫn thế", tức là hạng thuần thành cư sĩ tại gia.
  • (c) Muốn sanh về bậc Hạ Bối, phải:

    - Biết phát tâm Bồ đề, nếu không có thể tạo các công đức lành.
    - Chuyên ý niệm Phật A Di Đà trong mười niệm.
    - Chí thành nguyện sanh về Cực Lạc.
Đây là những điều kiện tối thiểu cho hạng người mà trọn đời, không xuất gia đã đành, cũng không có làm lành chi cả. Họ chỉ biết gây nghiệp dữ tạo tội ác. Thế mà khi gần chết, nhờ nhân duyên tốt đời trước, được gặp thiện tri thức hộ niệm, khuyên lơn mà tỉnh ngộ, ăn năn cải hối, phát tâm niệm Phật. Hạng người này vẫn được vãng sanh.

Trong kinh Vô Lượng Thọ, bảo: Nếu người không có căn lành không thể nghe đặng kinh này (tức là kinh Vô Lượng Thọ). Người nào giữ giới thanh tịnh mới được nghe chánh pháp.

Đời trước ai đã từng thấy đức Thế Tôn thời có thể tin việc này và phụng sự ngàn ức dức Như Lai mới nghe được giáo pháp như thế.

Kinh Vô Lượng Thọ Thanh Tịnh Giác, Phật bảo: Kẻ thiện nam, tín nữ nào nghe nói pháp môn Tịnh Độ mà tâm sanh vui lẫn buồn, nếu cảm thấy rờn rợn lông trong mình như bị nhổ, phải biết người ấy trong nhiều đời quá khứ đã thật hành Phật đạo vậy. Nếu lại có người nghe nói mở bày pháp môn Tịnh Độ mà hoàn toàn không khởi lòng tin, phải biết, người này mới ra khỏi ba đường ác trong đời hiện tại, vì tội lỗi còn dầy. Bởi họ không tin hướng, nên ta nói họ chưa có thể giải thoát.

Thế nên trong kinh Vô Lượng Thọ cũng có nói: "Kẻ kiêu mạn giải đãi khó mà phát tâm tu theo pháp môn Tịnh Độ lắm".

-/- (^!^) -/-


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

kimcang đã viết: Pháp Tạng bạch rằng: “Cúi mong Thế Tôn, Đại từ nghe xét, nếu con chứng đặng, Vô Thượng Bồ Đề, thành bậc Chánh Giác, cõi Phật của con, đầy đủ vô lượng, chẳng thể nghĩ bàn, công đức trang nghiêm, không có địa ngục, ngạ quỷ cầm thú, bò bay máy động, hết thảy chúng sanh, từ Diệm Ma La, trong ba đường ác, sanh vào cõi con. Thọ giáo pháp con, thảy đều đắc đặng, quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chẳng còn đọa lạc, vào ba đường ác, được như nguyện nầy, con mới thành Phật, bằng không như nguyện, chẳng thành Chánh Giác.

....

Lúc con làm Phật, tất cả chúng sinh, sanh về nước con, xa lìa phân biệt, sáu căn tịch tịnh, nếu chẳng quyết định thành bậc Chánh Giác, chứng đại Niết Bàn, con thề quyết không, ở ngôi Chánh Giác

DH kimcang có thể BK xin bản kinh này được không?
BK thấy có bản dịch khác thấy không khớp lắm.

http://tangthuphathoc.net/nghilepg/12-n ... ngkvlt.htm


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

BATKHONG1985 đã viết:
kimcang đã viết: Pháp Tạng bạch rằng: “Cúi mong Thế Tôn, Đại từ nghe xét, nếu con chứng đặng, Vô Thượng Bồ Đề, thành bậc Chánh Giác, cõi Phật của con, đầy đủ vô lượng, chẳng thể nghĩ bàn, công đức trang nghiêm, không có địa ngục, ngạ quỷ cầm thú, bò bay máy động, hết thảy chúng sanh, từ Diệm Ma La, trong ba đường ác, sanh vào cõi con. Thọ giáo pháp con, thảy đều đắc đặng, quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chẳng còn đọa lạc, vào ba đường ác, được như nguyện nầy, con mới thành Phật, bằng không như nguyện, chẳng thành Chánh Giác.

....

Lúc con làm Phật, tất cả chúng sinh, sanh về nước con, xa lìa phân biệt, sáu căn tịch tịnh, nếu chẳng quyết định thành bậc Chánh Giác, chứng đại Niết Bàn, con thề quyết không, ở ngôi Chánh Giác

DH kimcang có thể BK xin bản kinh này được không?
BK thấy có bản dịch khác thấy không khớp lắm.

http://tangthuphathoc.net/nghilepg/12-n ... ngkvlt.htm
Đấy là nguyện thứ nhất và nguyện thứ năm trong kinh Vô Lượng Thọ, Tạng Thư Phật Học dịch gom chung lại các nguyện chính, chứ không dịch nguyên văn từng nguyện theo kinh Vô Lượng Thọ.

BATKHONG1985 có thể xem tại Topic "Tóm Tắt Bộ Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ Phật" do bác Bình đăng vào tại trang 2 (đã bị khóa), chủ đề Tịnh Độ Tông thì sẽ rõ, đạo hữu Kim Cang trích dẫn không sai!

Tôi đăng nguyên văn nguyện thứ nhất và thứ năm bằng Hán ngữ trong cuốn "Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh" trang 38 về nguyện thứ nhất và trang 43 về nguyện thứ năm.

Nguyện thứ nhất:

- Pháp Tạng bạch Phật ngôn: "Duy nguyện Thế Tôn, đại từ thính sát. Ngã nhược chứng đắc vô thượng Bồ đề, thành Chánh giác dĩ, sở cư Phật sát, cụ túc vô lượng bát khả tư nghị công đức trang nghiêm. Vô hữu địa ngục, ngạ quỷ, cầm thú, quyên phi nhuyễn động chi loại. Sở hữu nhất thiết chúng sanh, dĩ cập Diễm Ma La giới, tam ác đạo trung, lai sanh ngã sát, thị ngã pháp hóa, tất thành A Nạu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, bất phục cánh đọa ác thú. Đắc thị nguyện, nãi tác Phật. Bất đắc thị nguyện, bất thủ vô thượng chánh giác.

Nguyện thứ năm:

- Ngã tác Phật thời, sở hữu chúng sanh, sanh ngã quốc giả, viễn ly phân biệt, chư căn tịch tịnh. Nhược bất quyết định thành Đẳng Chánh giác, chứng đại Niết Bàn giả, bất thủ Chánh giác.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Sở dĩ BK đưa ra vấn đề này nhằm khẳng định yếu tố Bồ Đề Tâm trong việc tu học Pháp Niệm Phật Vãng Sanh.

Nếu Phát Bồ Đề Tâm thì việc tu học dễ dàng cảm ứng nguyện lực của Đức A Di Đà hơn. Dù ít hay dù nhiều, dù đã làm hay chưa làm thì cũng nên phát Bồ Đề Tâm, giữ gìn và tu học.

Trong 9 phẩm vãng sanh:

Thượng Phẩm và Hạ Phẩm, khi vãng sanh thì đều theo con đường Bồ Tát Đạo, vào quả vị bất thoái nhất định chứng Phật Quả.

Trong khi đó, trung phẩm trung sanh thì trước mắt chứng A LA HÁN. A LA HÁN, thì có tiếp tục ở lại Cực Lạc hay không thì chưa thấy có khẳng định. Nhưng chắc chắn họ cũng sẽ phát Bồ Đề Tâm và thành Phật, vì Phật Quả mới là cứu cánh rốt ráo.

Riêng chư vị, không tạo tội nghiệp nặng, mà phát tâm Bồ Đề rồi tu tập hồi hướng vãng sanh thì khi vãng sanh sẽ ít nhất là thượng phẩm hạ sanh:
Người thượng phẩm hạ sanh ấy. Người nầy cũng tin nhơn quả chẳng hủy báng Đại thừa, chỉ phát tâm Vô thượng Bồ đề. Đem công đức ấy hồi hướng nguyện cầu sanh Cực Lạc thế giới.

Hành giả ấy lúc lâm chung, A Di Đà Phật cùng Quan Thế Âm, Đại Thế Chí và chư Bồ Tát cầm hoa sen vàng hóa làm năm trăm Phật đến rước. Năm trăm Hóa Phật đồng thời trao tay khen rằng : Nầy Pháp tử. Nay ngươi thanh tịnh phát tâm Vô thượng Bồ đề, ta đến rước ngươi. Hành giả lúc thấy sự ấy liền tự thấy thân mình ngồi kim liên hoa. Ngồi rồi hoa búp lại theo sau Phật liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới trong ao thất bửu. Qua một ngày một đêm kim liên hoa mới nở. Qua bảy ngày mới được thấy Phật. Dầu thấy thân Phật mà chẳng thấy tỏ rõ các tướng hảo. Sau hai mươi mốt ngày mới thấy rõ hết. Nghe các âm thanh đều diễn diệu pháp, đi khắp mười phương cúng dường chư Phật. Ở trước chư Phật nghe thậm thâm pháp. Qua ba tiểu kiếp được bá pháp minh môn trụ bực Hoan hỉ địa. Đây gọi là người thượng phẩm hạ sanh vậy.

Đây gọi là pháp tưởng hàng thượng phẩm vãng sanh, gọi là pháp quán thứ mười bốn”.
So với Trung Phẩm thì ở đây chỉ có khác là tu tập trên sự phát Tâm Bồ Đề.

Tuy có mến mộ nhưng chưa sẵn sàng phát tâm theo Con Đường Bồ Tát thì khi vãng sanh sẽ vào Trung Phẩm.

Còn Hạ Phẩm thì lúc bức bách phải nhờ đến Thiện Tri Thức và Đạo Bồ Đề. Không tin dụng tâm Bồ Đề vô hạn thì không thể nào vãng sanh.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Pháo Môn Tịnh Độ lấy Vãng Sanh là chánh yếu còn quả vị tu chứng là phụ.

Vãng Sanh thì quyết định Thành Phật cho nên quan trọng là Vãng Sanh còn thứ bậc chỉ là do sức dụng công tu hành.

Chư Tổ đời nay chẳng giảng nói nhiều về Thượng Trung Phẩm Vãng Sanh vì là cao quá hơn với căn cơ bình thường.

Phát Bồ Đề Tâm cực kỳ sâu xa không phải do miệng nói ý nghĩ mà gọi là Phát Bồ Đề Tâm.

Thật Phát Bồ Đề Tâm thì phải như trong Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói.

Khi Thật Phát Bồ Đề Tâm thì được gọi là Sơ Phát Tâm Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm) hay còn gọi là Càn Tuệ Địa (Kinh Thủ Lăng Nghiêm).

Vãng Sanh thì ở chung cùng Phật Bồ Tát thì tự nhiên Phát Bồ Đề Tâm cũng như là vào đi vào rừng trầm thì tự nhiễm mùi hương.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Tạm mượn nơi đây nhắn nhủ đ/h KimCang vài hàng (chủ đề Thưa các Mod. viewtopic.php?f=39&t=10703 (đã bị khóa)
kính đ/h Kimcang.
Người không có mắt nên tin theo mấy quyển sách là chuyện xưa nay, tội nghiệp người đứng ở dưới đất ngước mặt nhìn trời cứ tưởng là đang đi trên mây, lúc ngủ nằm mộng đã đành, ban ngày mở mắt nói mớ rất nhiều, tội cho thân nhân bá tánh bi rơi vào hố xâu vực thẳm để vừa lòng bản ngã của họ chẳng chút thương tình.(sắp tới rằm tháng bảy rồi, nên đọc và tư duy kinh báo hiếu phụ mẫu đi là vừa).
Hãy tự bảo trọng.
kính.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Khongduyen123 đã viết:Tạm mượn nơi đây nhắn nhủ đ/h KimCang vài hàng (chủ đề Thưa các Mod. viewtopic.php?f=39&t=10703 (đã bị khóa)
kính đ/h Kimcang.
Người không có mắt nên tin theo mấy quyển sách là chuyện xưa nay, tội nghiệp người đứng ở dưới đất ngước mặt nhìn trời cứ tưởng là đang đi trên mây, lúc ngủ nằm mộng đã đành, ban ngày mở mắt nói mớ rất nhiều, tội cho thân nhân bá tánh bi rơi vào hố xâu vực thẳm để vừa lòng bản ngã của họ chẳng chút thương tình.(sắp tới rằm tháng bảy rồi, nên đọc và tư duy kinh báo hiếu phụ mẫu đi là vừa).
Hãy tự bảo trọng.
kính.
Kính thưa thầy!

Lẽ thường tình người không có mắt là người mù thì làm sao đọc được kinh sách, họ chỉ nghe kể lại thôi và làm theo đó, cũng như người mù sờ voi vậy! Còn người có mắt dù đứng ở đâu cũng thấy mặt trời và vạn vật, cũng thường đọc kinh sách và nghe giảng thuyết rồi tin tưởng và làm theo thì không thể nói là nằm mơ và thức dậy nói mớ được. Chỉ những người không tin mới sanh chuyện phỉ báng!

Kính!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

battinh đã viết:
Khongduyen123 đã viết:Tạm mượn nơi đây nhắn nhủ đ/h KimCang vài hàng (chủ đề Thưa các Mod. viewtopic.php?f=39&t=10703 (đã bị khóa)
kính đ/h Kimcang.
Người không có mắt nên tin theo mấy quyển sách là chuyện xưa nay, tội nghiệp người đứng ở dưới đất ngước mặt nhìn trời cứ tưởng là đang đi trên mây, lúc ngủ nằm mộng đã đành, ban ngày mở mắt nói mớ rất nhiều, tội cho thân nhân bá tánh bi rơi vào hố xâu vực thẳm để vừa lòng bản ngã của họ chẳng chút thương tình.(sắp tới rằm tháng bảy rồi, nên đọc và tư duy kinh báo hiếu phụ mẫu đi là vừa).
Hãy tự bảo trọng.
kính.
Kính thưa thầy!

Lẽ thường tình người không có mắt là người mù thì làm sao đọc được kinh sách, họ chỉ nghe kể lại thôi và làm theo đó, cũng như người mù sờ voi vậy! Còn người có mắt dù đứng ở đâu cũng thấy mặt trời và vạn vật, cũng thường đọc kinh sách và nghe giảng thuyết rồi tin tưởng và làm theo thì không thể nói là nằm mơ và thức dậy nói mớ được. Chỉ những người không tin mới sanh chuyện phỉ báng!

Kính!
À Battinh đang tự chứng minh đấy, nếu Battinh chịu khó lắng nghe (tạm dùng), vô tình thuyết pháp, vô tình nghe, không có tôi (KD) cũng không có Battinh, không nghĩ ngợ hay ý thức điều chi, bỏ ngôn ngữ văn tự, tôi sẽ giải thích.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Người học Phật thời nay cần phải nghiên cứu cho kỹ pháp môn mình tu và đồng thời ra công thực hành. Bởi vì có thực hành, có kinh nghiệm tu tâm nơi tâm mà chư tổ Kiến Tánh đã dạy mình thì khi mình đọc kinh sách thì tự nhiên mình sẽ biết kinh sách nào nói đúng, kinh sách nào nói sai, chánh tà thiện ác rõ ràng phân minh. Chứ không còn phải lầm tin cuồn loạn chỉ vì người đó viết hay nói các đây vài trăm năm và ngàn năm, hay người đó là bậc Hòa Thượng cận đại.

Bởi các vị đó còn bị lầm, vì họ chưa minh tâm kiến tánh. Chúng ta cứ cho họ là người xưa, là hòa thượng nên đặc trọn niềm tin, nhưng chẳng biết rằng họ cũng bị sai lầm vì họ đã không hiểu lời Phật dạy, lập tông lập phái đi sai đường hướng mà Phật Thích Ca đã dạy.

Đức Thế Tôn cũng dạy chớ vọi tin chỉ vì người đó là bậc lớn hơn mình ở trong Kinh Nikaya. Và cũng dạy ở trong Kinh 42 Chương, khi nào các thầy chứng A La Hán thì mới tin tâm mình, còn chưa thì đừng tin. Chứng A La Hán trong kinh 42 chương tức là Phật, tức là đã minh tâm kiến tánh rồi. Vì vậy khi nào đã trở về chân tâm thì mới tin tâm đó, còn sống bằng vọng tâm thì đừng tin.

Tôi thấy người tu Tịnh Độ thời nay càng ngày càng đi lầm đường, dùng vọng thức mình để suy diễn thêm ra những chuyện ảo huyền và nói đó là kinh nói, phật nói, kỳ thật họ hiểu sai kinh, lời phật dạy, tội nầy không nhỏ vì là tội phá kiến, tôi khuyên hoài mà không được bởi nghiệp của mỗi người mỗi khác, phật pháp phải tùy duyên, thế cho nên tôi mới lập ra thread "Phá Tà Hiển Chánh" để giúp mọi người hữu duyên thêm chính kiến.

Tôi thương mọi người vì tình huynh đệ đồng môn mà khuyên mọi người hãy có chánh kiến nơi Phật Pháp, bằng cách ra công tu tập nơi tự tâm để có công phu hàm dưỡng. Đấy chính là tự lực mà cũng là tha thực, chứ không đâu khác. Có như vậy Phật pháp mới được trường tồn, còn bằng không thì bị suy tàn bởi tà kiến hiện nay.

Nói là Phật Pháp có tàn chỉ là tạm nói chứ kỳ thật là không tàn, muôn đời phật pháp vẫn thế, nói tàn là người phá hoại nhiều truyền bá sai lầm nhiều, khiến cho người đi lầm đường nhiều đó thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thánh_Tri đã viết:Tôi thương mọi người vì tình huynh đệ đồng môn mà khuyên mọi người hãy có chánh kiến nơi Phật Pháp, bằng cách ra công tu tập nơi tự tâm để có công phu hàm dưỡng. Đấy chính là tự lực mà cũng là tha lực, chứ không đâu khác. Có như vậy Phật pháp mới được trường tồn, còn bằng không thì bị suy tàn bởi tà kiến hiện nay.
Bác Thánh_Tri nói tự lực cũng là tha lực, tức là trong tự lực có tha lực, không sợ các đạo hữu Nam Truyền phản đối sao? Họ vào tông Tịnh Độ nói ra rả chỉ có tự lực chớ không hề có tha lực!? Bác nghĩ sao?

Kính,


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Mình ra công tự mình thực hành thì đó là tự lực. Song, do nhờ tinh tấn (Thường tinh tấn bồ tát), do nhờ miên mật dụng công không ngừng nghĩ (Càn Đà Ha Đề Bồ Tát) nên mình có tâm lực mạnh mẽ và công phu thâm sâu, chính chỗ đó là tha lực, vì nhờ công phu thâm sâu mà hàm dưỡng mình, bảo vệ mình không bị tà kiến sâm nhập, đấy là tha lực bảo hộ mình. Thế nên nói tự lực chính là tha lực.

Phải tu đúng đường thì mới được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thánh_Tri đã viết:Mình ra công tự mình thực hành thì đó là tự lực. Song, do nhờ tinh tấn (Thường tinh tấn bồ tát), do nhờ miên mật dụng công không ngừng nghĩ (Càn Đà Ha Đề Bồ Tát) nên mình có tâm lực mạnh mẽ và công phu thâm sâu, chính chỗ đó là tha lực, vì nhờ công phu thâm sâu mà hàm dưỡng mình, bảo vệ mình không bị tà kiến xâm nhập, đấy là tha lực bảo hộ mình. Thế nên nói tự lực chính là tha lực.

Phải tu đúng đường thì mới được.
Giữ lại làm bút tích chứng minh lời bác nói về tự lực của mình và tha lực của Bồ tát do sự hàm dưỡng công phu (thực hành) mà ra. Như vậy những chủng tử về Tịnh Độ hồi trước lưu trữ trong tàng thức nay được dịp phát huy. tangbong :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]36 khách