CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Khongduyen123 đã viết: À Battinh đang tự chứng minh đấy, nếu Battinh chịu khó lắng nghe (tạm dùng), vô tình thuyết pháp, vô tình nghe, không có tôi (KD) cũng không có Battinh, không nghĩ ngợi hay ý thức điều chi, bỏ ngôn ngữ văn tự, tôi sẽ giải thích.
tangbong :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chư vị đạo hữu.

À tha lực theo cách hiểu của Nam Truyền là giáo pháp của một Bậc giác ngộ, giáo pháp này là bản đồ hay kim chỉ nam, theo BT là ngón tay chỉ mặt trăng, người Nam Truyền tự lực tu tập theo giáo pháp này (bản đồ), người ấy không có khả năng tự tìm ra chân lý, nhưng nhờ chân lý của một Bậc giác ngộ đã tìm ra rồi tự lực tu theo lời dạy ấy chứng ngộ được chân lý ấy, vừa tự lực cũng vừa tha lực, người sống trên thế gian không hiểu hoặc hiểu sai giáo pháp ấy là người không có mắt (người mù mắtngười không có mắt là hai người khác nhau).
KINH THỪA TỰ PHÁP
- Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Người và Ta nghĩ: "Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật". Và này các Tỷ-kheo
, nếu các Người là những người thừa tự tài vật của Ta, không phải là những người thừa tự pháp, thì không những các Người trở thành những người mà người ta nói: "Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự pháp", mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: "Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự pháp".
Bá tánh đem tài vật đến cúng chùa hoặc cúng Phật, không cúng cho người đắp y, người đắp y hưỡng tài vật cúng chùa cúng Phật, có nhiều thời gian thảnh thơi không bỏ công tham cứu học hỏi tu tập giáo pháp, hoặc tự ý hiểu sai và hành sai (phạm các giới hạnh) làm sai lạc giáo pháp, khiến sanh hiểu lầm phỉ báng Phật, phỉ báng pháp, phỉ báng hiền tăng, người này phải thọ hình trong các cảnh khổ tương với nghiệp tác ý, người này gọi là người không có mắt.
Lẽ thường tình người không có mắt là người mù thì làm sao đọc được kinh sách, họ chỉ nghe kể lại thôi và làm theo đó, cũng như người mù sờ voi vậy!
Chính xác !
Người không có mắt nói xấu Phật, nói xấu hiền tăng, không luận người Nam hay Bắc, không hiểu nghĩa ngôn ngữ văn tự kinh văn của đôi bên, nói không đúng với sự thật, nói chia rẽ, làm phiền muộn ưu phiền người có giới hạnh trong sạch.

Người một mắt là người nuôi mạng sống chân chánh nhưng không có duyên gần hiền tăng nghe giáo pháp, không có cơ hội gieo duyên Phật pháp.
Còn người có mắt dù đứng ở đâu cũng thấy mặt trời và vạn vật, cũng thường đọc kinh sách và nghe giảng thuyết rồi tin tưởng và làm theo thì không thể nói là nằm mơ và thức dậy nói mớ được.
Chính xác !
Người hai mắt là người học hiểu biết rõ giáo pháp của Bậc giác ngộ, gìn giữ giới hạnh trong sạch, tâm định tỉnh trong pháp, bá tánh đem tài đến cúng dường phạm hạnh vị tỳ khưu ấy, không phải cúng chùa cúng Phật, tâm vị này không bám víu vào tài vật cúng dường mà bị ô nhiễm cấu ếu.
Và này các Tỷ-kheo, nếu các Người là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật, thời không những các người trở thành những người mà người ta nói: "Cả Thầy và trò là những người thừa tự pháp, không phải là những người thừa tự tài vật", mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: "Cả Thầy và trò đều là những người thừa tự pháp, không phải là những người thừa tự tài vật". Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là những người thừa tự pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Người và Ta nghĩ: "Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật".
Phật hằng mong hạnh phúc và an lạc nơi người, nơi nào có giáo pháp của Ngài, nơi đó được hạnh phúc, chúng ta con của chư Phật dù người Nam hay Bắc luôn có lòng từ bi mẫn này.
Chỉ những người không tin mới sanh chuyện phỉ báng!
Người không tin có giới hạnh không làm hại ai cả, và người không tin không giới hạnh người ấy tự hại mình, người âý đáng thương hay đáng ghét ? người ấy đáng thương vì không đủ giới hạnh tự làm tổn hại mình phải thọ vào khổ cảnh tương ưng với nghiệp, hảy sáng suốt tập buông bỏ hành xả sống an lạc.
Có bài thơ như vầy ;

Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung,
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến phật ngộ vô sanh,
Bồ tát bất thối vi bạn lữ.

Xin chư vị hãy bình tâm định tỉnh, đừng vội tin cũng đừng vội không tin, coi như là chỉ đọc qua cho biết cũng được,
Tây phương viết tắc của câu Tây phương cực lạc, và Tịnh độ trung là Ngũ tịnh cư thánh phàm đồng tu, là hai nơi khác nhau, Tây phương cực lạc nơi đó có ao sen, cung điện vàng, châu báu san hô v.v... (xem kinh A Di Đà) người sanh nơi đây không phải thọ sanh vào thai, tự nhiên có mặt tùy theo phước báu của người ấy mà nhà cửa cung điện biến hiện ra (xem kinh văn Nam truyền người cúng dường trong sạch đến chư vị A La Hán ), sắc thân độ khoãng 16 tuổi của người quả địa cầu, thân thể phát ánh sáng và tỏa ra mùi hương thơm, mỗi người mỗi mùi khác nhau,vừa sanh ra nơi ấy đã có đầy đủ cha mẹ, chồng hay vợ, con cái, đó là người thân nhiều đời nhiều kiếp của mọi người chúng ta, nơi đây không có người già, không có nhà thương, không có xe hơi, máy bay v.v... khi nói chuyện với ai người kia sẽ nhận được dù ở rất xa, khi muốn gặp ai thì chỉ chớp mắt đã đứng trước người đó rồi, một ngày ở đó gần 100 năm cõi người, ở đó không có thọ khổ nơi thân như cõi người, lúc Đức Phật thị hiện ở trên đó để thuyết giảng tâm pháp, Phật Mẫu chứng Dự lưu thân hình nữ nhân biến (hóa) thành nam nhân do phước báu tu tiền kiếp trước, ở đây có các thanh văn và bồ tát (được thọ ký), đây không lần đầu tiên một vị Phật thị hiện thuyết pháp, trong quá khứ các chư cổ Phật cũng đã từng thị hiện, từ khi vũ trụ hình thành cho tới bây giờ đã trãi qua vô số vị Phật cõi này vẫn không biến đổi nên các vị ấy gọi là vô lượng thọ, một người chấp tay vái chào người kia miệng niệm ''A Di Đà Phật'' tức cái tâm này chào cái tâm kia, trong thân có vô số hào quang, trong hào quang có vô số bồ tát, thanh văn thánh chúng, có nghĩa là người và bồ tát, thanh văn thánh chúng hợp lại thành một cõi di đà, và sau khi các bồ tát và các thánh chúng thành Phật hết thì cõi di đà này cũng biến mất, 48 nguyện hạnh gồm tất cả hạnh của các chư vị này.
Tịnh độ trung là Ngũ tịnh cư thánh phàm đồng tu, một người bình thường tu cho đến khi thành Phật gồm 12 phẩm, Nam truyền gọi là huân (sắc thái), ba huân (ba sắc thái) của một vị dự lưu+ ba huân (ba sắc thái) của một vị Nhất lai+ ba huân (ba sắc thái) của một vị Bất lai+ ba huân (ba sắc thái) của một vị A La Hán (Phật)== 12 phẩm, Bất thối hay Bất lai có nghĩa là không thối chuyễn, hay không tái sanh lại làm người, chổ đặc sắc của vị Bất thối là khi tái sanh một trong Ngũ tịnh cư (tịnh độ trung) sắc thân hóa hiện ngồi bán già trên tòa sen, người phàm phu hóa sanh ở đây bình thường, không có tòa sen ''Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu'' các chư vị này thường hạ phàm thuyết pháp nơi mà Đức Phật thuyết giảng lần đầu tiên, và ở đây các chư vị tu cho tới khi thành Phật, và các vị nhập niết bàn tại đây. ''Hoa khai kiến phật ngộ vô sanh'' , một là chúng ta tự tu chứng cửu phẩm Bất thối, hai là gieo các hạnh lành để được gần các Ngài thuyết pháp độ chúng ta, tuy vậy khi sanh về đây cũng chẳng phải dể tu vì phước báu vì các cảnh đẹp ở trên đây dể làm cho chúng ta quên mất thời gian, vui chơi bỏ mất cơ hội nghe Pháp, cũng có vị cho rằng A Di Đà Phật và Đức Thích Ca mâu Ni là cùng một người (có thể do Đức Phật độ Phật mẫu giảng ở cõi trời này mà ra).
vị viết ra bài thơ này chắc phải biết rõ các cảnh giới này là gì rồi.

Vào thời Đức Thế Tôn còn tại thế, có một số vị đến gặp Đức Phật và nói ''Ông Xá Lợi Phất quá ngã mạn, ông nhờ Phật độ truyền trao giáo pháp, nhưng ông ấy cứ khăng khăng là không nhờ ai cả'' , Đức Phật gọi Ngài Xá Lợi Phất đến hỏi, Tôn giả Xá Lợi Phất thưa '' con nhờ ơn giáo pháp của Đức Thế Tôn mà được chứng ngộ, nhưng sự chứng ngộ này không do Đức Thế Tôn ban cho, mà tự con trãi nghiệm tu chứng được''. Đức Phật gật đầu đồng ý. (tự lực và tha lực), sự trãi nghiệm tu chứng được của Ngài được ghi lại rất nhiều trong bộ vi diệu pháp. Cũng có một thời các vị tỳ khưu hỏi Đức Thế tôn đã dạy những gỉ trên cõi trời Đạo lợi, Đức Phật nói vài câu rồi đi nghỉ, Ngài Xá Lợi Phất giảng rộng cho chư tỳ khưu nghe, trong số các vị ấy cho rằng Đức Phật đã trao truyền cho Ngài tâm pháp nào đó,
PHÁP HỘI LINH SƠN # PHÁP HỘI LIÊN TRÌ
Battinh đã viết :
2. Về Pháp Hội Liên Trì, ngay từ buổi sơ khai chẳng biết ai là Sơ Tổ, chỉ thấy trong kinh A Di Đà, Phật Thích Ca trước đại chúng, gọi tên ngài Xá Lợi Phất, một đại đệ tử bậc nhất về Trí huệ biện tài, thuyết kinh A Di Đà cho ngài Xá Lợi Phật và đại chúng nghe, như vậy là Phật đã âm thầm giao phó pháp bảo "nan tín chi pháp" cho ngài Xá Lợi Phất gìn giữ và lưu truyền...
viewtopic.php?f=43&t=10424
Tôi viết ra vài hàng, battinh xem xong rồi để qua một bên ,chừng nào kiến tánh rồi thông suốt sau cũng không mất đi đâu hết.

À kiến tánh là gì nhỉ ? chẳng qua là nhận rõ nơi sanh các pháp từ 6 cửa nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý môn, sự nhận rõ này là tánh (sáu tánh) xuyên qua 6 môn (giác),nó đã giác rồi không thể nào giác hơn nữa (tưởng chừng như rất dễ, nhưng chẳng dễ chút nào. hi. hi...), như câu :

Pháp môn vô lượng thề nguyện học. (học tại đây không cầu tìm ở nơi nào khác)

Xin chư vị hãy bình tâm định tỉnh, đừng vội tin cũng đừng vội không tin, coi như là chỉ đọc qua cho biết cũng được.
chúc chư vị an lạc.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Các DH nào không tu Tịnh Độ mà lại lấy giáo lý Nam Truyền và Thiền Tông thì hãy vào trong chuyên Mục Giáo Nam Truyền và Thiền Tông mà thảo luận.

Diễn Đàn này có đầy đủ các chuyên mục mà sao các DH cứ khăng khăng vào trong chuyên Mục Tịng Độ viết bài phỉ báng.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: CỰC LẠC VÀ 9 PHẨM VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Các DH mà hay bài báng Tịnh Độ hãy tự xét mình tu tập đến đâu hay chỉ là biết Hý Luận.

Nói Lý Cao Sâu mà Hạnh chưa đến chỉ là Ngã Mạn.

KC sẽ khóa chủ đề này lại sao này có DH nào còn viết bài bài báng Tịnh Độ thì KC sẽ di chuyển vào chuyên mục Các Bài Di Chuyển.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]25 khách