Thưa các Mod.

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thưa các Mod.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bác Bình kính mến,

Tôi cũng chưa đạt được cảnh giới định tâm niệm Phật, hay Nhất tâm bất loạn như các vị trưởng thượng, Thầy, Tổ đã dạy, đành phải tu pháp "Tán tâm niệm Phật" vì phải còn nhiều duyên ngoài làm chướng ngại... Trước đây tôi cũng đã đăng bài "Từ Tán Tâm Sẽ Đi Đến Định Tâm" trong diễn đàn này, nhưng bây giờ bài vở nhiều quá, tìm lại không thấy đâu, nên đăng lại lần nữa để chứng minh lời ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy không sai... Bài này tôi trích trong cuốn "Niệm Phật Tông Yếu" trang 59-61 do ngài Nhất Liên Chi biên soạn được trích trong cuốn "Niệm Phật Thập Yếu".
TỪ TÁN TÂM SẼ ĐI ĐẾN ĐỊNH TÂM
Miệng niệm Phật, tâm tưởng Phật hoặc trụ nơi câu niệm Phật, gọi là Định tâm niệm Phật. Miệng niệm Phật, tâm không nhớ Phật mà suy nghĩ mông lung việc khác, đó là Tán tâm niệm Phật. Tán tâm mà niệm, hiệu lực so với Định tâm yếu kém rất nhiều.

Vĩ lẽ ấy, từ xưa đến nay các bậc thiện tri thức đều khuyên người cố gắng định tâm trì niệm đừng để tán tâm. Cho nên tán tâm niệm Phật không đủ làm gương mẫu.

Tuy nhiên mỗi tác động bên ngoài đều liên quan đến tiềm thức, tức là thức thứ tám ở bên trong. Nếu tán tâm niệm Phật hoàn toàn không công hiệu, thì sáu chữ hồng danh kia từ đâu phát hiện? Đã có sáu chữ hiện thành tất phải có hai chuyển lực: một là do chủng tử từ tiềm thức phát hiện ra ngoài. Hai là tác động từ bên ngoài lại huân tập trở vào bên trong. Cho nên chẳng thể nói tán tâm niệm Phật hoàn toàn không công hiệu và phủ nhận công dụng của nó, mặc dù so với định tâm nó yếu kém hơn nhiều. Vì thế cổ nhân có lưu một bài kệ rằng:
  • Di Đà sáu chữ pháp trung vương
    Tạp niệm phân vân chờ ngại màng!
    Muôn dặn phù vân che ánh nhật
    Nhơn hoàn khắp xứ ửng dương quang.
Bài kệ này suy ra có điều xác dáng. Bởi hạt giống niệm Phật nơi thức thứ tám khi đã thuần thục, tất dẫn phát thức thứ sau khiến cho sanh khởi tịnh niệm.

Rồi từ thức thứ sáu lại cổ động ra năm thức trước để thành hiện hành. Nhưng vì lúc đó chủng tử niệm Phật trải qua thức thứ sáu, bởi trần nhiễm của chúng sanh sâu dày, nên bị các niệm khác lấn cướp, tuy có khỏi vòng vây song ảnh hưởng chẳng còn lại bao nhiêu. Ví như ánh mặt trời tuy rực rỡ, nhưng vì bị nhiều lớp mây che, nên khi lọt xuống nhần gian chỉ còn vẻ ửng sáng. Nhưng ánh sáng yếu ấy sở dĩ có, cũng do công năng ảnh hưởng của mặt trời.

Biết được lẽ này, người tu Tịnh Đô đừng quá ngại màng đến tạp tưởng phân vân, chỉ nên liên tiếp niệm hết câu này đến câu khác, chánh niệm còn yếu. Niệm như thế hồi lâu tự nhiên ngựa ý sẽ quay về tào, vượn lòng lần vào động. Niệm một lúc lâu nữa thì chánh niệm hiển lộ rõ ràng, không cần gạn bỏ, điều nhiếp tự nhiên mà thành tựu. Hiểu được lẽ này thì chỉ quý niệm Phật nhiều đừng ngại tán tâm. Như nước tuy bợn đục, lóng mãi tất sẽ thành trong. Ngươi tuy tạp niệm nhiều, niệm Phật lâu tất sẽ thành chánh niệm.

Nên biết Cổ Đức khi đi, đứng, nằm, ngồi và tất cả hành động đều niệm Phật. Nếu các vị ấy hoàn toàn dùng định tâm mà niệm, thì lúc đi đường tất phải vấp chạm, hoặc khi ta kinh hay làm việc cũng không thể thành công. Cho nên người xưa cũng có lúc phải phân tâm mà niệm, nhưng vẫn không rời câu niệm Phật, bởi dù có tán tâm cũng không mất phần ảnh hưởng. (Niệm Phật Thập Yếu)

------------------------

Xin kể lại một câu chuyện liên quan đến "Tán Tâm Niệm Phật" của tôi:

Các đây bốn năm, buổi sáng vừa thức dậy, tôi đã thầm niệm "Nam Mô A Di Đà Phật", lúc đi xuống cầu thang để vào "toa lét" rửa mặt và làm vệ sinh, bị trượt chân từ bực thang thứ nhất (có mười ba bực thang dốc đứng xiêng xiêng), té lộn đầu xuống, lăn long lóc từ trên xuống bậc cuối cùng. Lúc đó thần hồn nát thần tính, sáu chữ hồng danh bay mất... Lăn xuống đến bực cuối cùng, tôi ngồi dậy soát lại mình mẫy, tay chân xem có bị thương hoặc gãy xương ở đâu, đứng lên ngồi xuống nhiều lần, cử động tay chân thì không thấy triệu chứng gì hết. Tôi mừng trong bụng và tự nhiêu câu niệm Phật lại trở về, tôi từ từ vừa đi vừa niệm vào đến "toa lét" làm vệ sinh. Lúc té lăn xuống cầu thang, đứa con trai ngủ trong phòng nghe tiếng động rầm rầm, la lớn lên: "Bữa nay sao ba chạy rầm rầm trên cầu thang, làm con ngủ không được!". Tôi làm thinh không nói gì hết và không cho mọi người biết, vì mình vừa bị té và thoát chết.

Sáng vô sở làm thì được nghe một người bạn nói ông X. (nhân viên cùng làm trong sở) vừa bị té cầu thang chết sáng nay. Tôi hỏi tại sao, người bạn nói, ông ta đi từ trên xuống dưới, đến bậc cuối cùng, trật chân té đập đầu vô bức tường tắt thở liền tức khắc. Tôi hoảng hồn, nghĩ lại hai trường hợp té cầu thang trong một ngày, mà có người thoát chết, một người ra đi. Nghĩ lại mới biết đức Phật A Di Đà thầm gia bị cho tôi thoát chết trong lúc đó, mặc dù lúc té câu niệm Phật bay mất tiêu...

Ôi, Phật pháp cao siêu mầu nhiệm, người có lòng thành hãy tin tưởng và cố gắng niệm Phật...! Mãi sau này tôi mới cho cả nhà biết, bữa đó tôi té lăn long lóc từ trên cầu thang xuống dưới mà không sao cả. Cả nhà mới giật mình...
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 21/07/14 11:12 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Thưa các Mod.

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

ĐH sotam26 thiệt là người thật tu có khác. tangbong

ĐH Nói Thẳng, cứ cho là bây giờ ĐH đang hoàn toàn nghĩ rằng Tịnh Tông là ngụy tạo, nhưng ĐH thử nghĩ đến một ngày ĐH nhận ra những tri kiến hiện tại của ĐH là sai lầm, thì lúc đó e rằng đã muộn?

Cứ giả sử - chỉ là giả sử thôi nha- đừng tưởng thiệt nha, - giả sử, cứ cho là ĐH đang vì lòng xót thương cho đạo Phật mà làm như vậy, sợ Đạo Phật sẽ bị mai một, ngụy tạo, nên mới cố gắng. Nhưng ngay nơi đó, ĐH thực sự cũng chỉ vì cái TÔI hoặc ĐẠO CỦA TÔI- cái hư danh thôi. Vì đạo Phật cũng chỉ là phương tiện mang lại an vui, hạnh phúc cho chúng sanh. Giả như biến hóa chút ít đi, nhưng nếu phù hợp và khiến cho chúng sanh thời hiện tại an vui, hạnh phúc, thì ĐH cũng nên lấy đó làm niềm hoan hỷ mới đúng.

Giả như ĐH là người thật tu, nếu ĐH chưa đủ Đạo Lực để cứu chúng sanh, hoặc chưa đủ phương tiện để chuyển hóa những người khác, chưa thể làm cho chúng sanh thấy con đường của ĐH đang chọn là đúng, là hợp, thì ĐH phải tự quay lại mình, tự mình cảm thấy có lỗi, tự thấy đạo hạnh mình kém cõi, vì chưa chuyển hóa được những người đó. Và đối với phương tiện họ đang lựa chọn, thì dù không an vui 100% như ĐH, nhưng họ vui, an lạc được 10%, ĐH nếu có Tâm Từ Bi phải lấy đó làm niềm hoan hỷ, và ĐH tự mình thầm tu hành nguyện cầu cho họ sớm đi đúng đường, còn trước mặt họ, vẫn cố gắng làm cho họ được vui. Đó là mới là chân thật từ bi. Nếu thật tu, thì ĐH làm như thế, thì tự nhiên họ sẽ tìm hiểu con đường ĐH đang đi là gì, tại sao lại có những người tu tuyệt vời như thế. Đó là cách chuyển hóa tốt nhất, không cần nhiều lời.

Đằng này, ĐH nói riêng, và một vài ĐH "nhân danh là Nam Tông" cứ chỉ trích, phê phán, dù ĐH phê phán, chỉ trích cho đến trọn đời, nhất định chẳng ai theo, những việc làm này không hiệu quả và vô ích, vì ngay ban đầu, ĐH đã nói những điều mà tự họ (những người tu Tịnh) thấy sai với những điều họ đang biết, đang an vui. Thì ngay lập tức, đề phòng và không bao giờ cho các ĐH cơ hội để họ mở lòng.

ĐH chẳng qua là vì cái tôi, Pháp của tôi mà phóng tâm, khổ não thôi - chính lúc đó đang làm người khác mất thời gian và phiền não. Quay lại tự mình lo cho mình đi. Nhân Quả công bằng, hãy tin vào Nhân Quả, tự nhiên thong dong thôi.

Nhưng mà các ĐH cứ lo xa quá, tại các ĐH chưa tu pháp đó, nên mới phiến diện. Tịnh Tông, Mật Tông, Thiền Tông nếu không có kết quả, thì chắc chắn không tồn tại vững bền cho đến ngày hôm nay.

Nên học hạnh từ bi. Qn thấy có nhiều vị tu Nam Tông rất từ bi, và những vị đó Qn chưa hề thấy chỉ trích Tịnh Độ, nếu thấy Nam Tông tuyệt vời, chỉ nhẹ nhàng khuyên: khi nào đủ duyên, thử tìm hiểu chút ít về Kinh Nikaya nhé, rất nhiều điều quý giá trong đó nha con. Chỉ nghe vậy thôi là thấy Pháp đó tuyệt rồi... và ngược lại.... [-(


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thưa các Mod.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thánh Tri thấy mấy người như Chánh Tín và Nói Thẳng cũng nói có lý đó. Như nói Kinh 42 Chương chép "khi chưa chứng ALAHAN thầy đừng nên tin vào tâm của thầy". Đây là nói vọng tâm. Nhưng việc nói Tán Tâm Niệm Phật cũng vãng sanh thì nên suy sét lại vì trái nghịch với lời Phật dạy trong kinh 42 chương và ngay cả kinh A Di Đà "Nhất tâm bất loạn" chứ không phải tán tâm.

Chính chỗ người ngoài sáng mắt chỉ cho mình, mình nên suy sét lời họ nói coi đúng không, thật ra là nhất tâm hay tán tâm mới đúng? Kẻo mình lại mù mờ tin theo rồi đi lầm đường.

Chúng ta không nên vọi vàng mà cho người ta phỉ báng chỉ vì cái hiểu biết và suy nghĩ của họ khác với mình. Chính vì họ ở ngoài sáng mắt hơn mình tu trong hợp mấy chục năm bị sở tri chướng che mờ, chỉ cho mình, mình cũng nên cám ơn chứ sao lại cho người ta là phỉ báng rồi khóa nick. Đây là trái với tinh thần học hỏi trao đổi trong phật pháp một cách khoa học.

Học Phật là mở tâm thu nhận, không cần phải tin liền, mà từ từ suy nghĩ nghiền cứu thêm xem họ nói đúng hay không. Đức Phật thời xưa đối với mọi người đều thế. Anh đưa ra suy nghĩ nầy, tui đưa ra suy nghĩ nầy, giờ đối đáp qua lại một cách nhã nhặn và trên tinh thần học hỏi trao đổi để chân lý phơi bài. Cái nầy tui nói nhiều lần rồi.

Không phải người nào đi trước mình ai nói cũng đúng cả, chúng ta chớ vọi vàng tin. Người đi trước có thể tin thì chừ các tổ Kiến Tánh thôi, bởi vì họ đã nhận được và trở về với chân tâm, không còn sống bằng vọng tâm, nên có thể tin tưởng.

Các vị Chánh Tín và Nói Thẳng có lẽ nên trao đổi ở box PHật HỌc Vấn Đáp hơn là ở Box Tịnh Độ để tránh xung đột.

Chúc mọi người trong diễn đàn hòa hợp an vui.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thưa các Mod.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nói Thẳng đã viết:
binh đã viết:Cho nên Tịnh độ :
- chẳng dựa vào trí tuệ, vì Trí tuệ ở đây nghĩa là vọng tưởng, nên cột tâm vào danh hiệu Phật để trừ vọng tưởng.
- chẳng lo tròn đạo hạnh, Vì khi niệm Phật chẳng phạm giới, đạo hạnh tự tròn.
- chẳng cần điều hòa tâm tính, Vì khi niệm Phật tâm tính nhu hòa, không sân, không tham, nên tự điều hòa.
- vô năng, vì khi niệm Phật không tạo tác các nghiệp .
- vô tri, vì khi niệm Phật không cần biết những gì xảy ra chung quanh. Tâm chỉ tập trung vào danh hiệu Phật.
Xin hỏi đh binh niệm danh hiệu Phật đã đạt tới cảnh giới này chưa?

Đừng bao biện hão huyền như thế đh binh ạ.

Nếu niệm danh hiệu Phật mà được như thế thì tại các đạo tràng Tịnh độ chắc toàn là Thánh hết rồi! kinhle
Đây là tánh chất của Pháp môn niệm Phật.
Ai thành tâm niệm Phật đều được như vậy.
Ai chưa được, cứ chuyên tâm niệm Phật dần dần cũng sẽ được thôi.

noithang đã viết
kinh Bắc truyền (trừ bộ A-Hàm là tương đương như bộ Nikaya) thì đều là những sáng tác của hậu thế lấy danh nghĩa là Phật nói
Nói kinh Bắc truyền là vì từ Tây Tạng truyền sang TQ, VN, Nhật, Hàn. Những kinh này có từ thời Phật còn tại thế. Ví dụ trong kinh Nam Tông "Na Tiên Tỳ kheo" viết :
Khi nhà vua hỏi Tỳ kheo Na Tiên rằng
- Pháp môn Tịnh độ, con thấy khó tin quá, vì sao một người mang nghiệp nặng mà lại có thể được giải thoát nhờ Niệm Phật ?
Tỳ Kheo Na Tiên Trả lời rằng :
- Tâu bệ hạ, một hạt cát bỏ xuống nước có chìm không ?
- Có
- Một hòn đá bỏ lên thuyền có chìm không ?
Vuâ bảo
- Không chìm.
- Tâu bệ hạ, cũng như vậy, một người mang nghiệp nặng, nhưng được đại lực của chư Phật giúp đỡ, có thể đến bờ kia (tức giải thoát).
Điều đó cho thấy pháp môn Niệm Phật có từ thời Phật còn tại thế.
Có điều các kinh điển Bắc Tông truyền lên phương Bắc. Còn các kinh điển Nam Tông được truyền xuống phương Nam cho nên các vị Nam Tông không thấy trong giáo lý của mình có kinh điển Bắc tông.
Không thể nói "tôi không thấy mặt trời, vì vậy không có mặt trời được".

noithang đã viết
Với lời nguyện thứ 18 này, đã lộ rõ Tịnh độ tông là một tông phái Siêu Thần Quyền mà các tôn giáo Thần quyền khác như Hồi giáo, Thiên Chúa giáo cũng phải thua xa.
Nick noithang cũng nói rằng Tịnh độ là ngụy tạo.

Vì các chứng cứ này.
Kết luận : Nick noithang phỉ báng pháp môn tịnh độ, vi phạm nội qui.
Cảnh cáo nick "noithang" (hay vandao, hay zenda, haizen...).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thưa các Mod.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Úi dời ui! Lại có hóa thân của ông Zelda ở đây nữa à! Nếu phải thì, bạn bè bảy tám năm nay mới thấy xuất đầu lộ diện. Mạnh khỏe há ông! :-P

Đâu như là năm 2005, trong diễn đàn phattuvietnam.net, ông có lập chủ đề "Đức Phật không bao giờ cười", bị tôi hạ đo ván, khiến ông "quê một cục" rồi lặn mất tiêu, kế đó diễn đàn bị sập tiệm, mọi người lưu lạc khắp nơi kiếm chỗ để làm đất dụng "võ mồm". Hà hà! Thấy ông xuất hiện nhiều nơi, cũng vẫn phong độ "chém gió", đả kích, kình chống Bắc Tông kịch liệt, rốt cuộc rồi tự mình "chết đi sống lại" nhiều lần với những nick khác nhau.

Bây giờ nhờ bác Bình tiết lộ té ra nghiệp của ông sống dai quá hé! :))

Còn nếu hổng phải, là do bác Bình nhận lầm, tôi vô can, chỉ nhắc lại những kỷ niệm hồi đó cho vui! =))


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thưa các Mod.

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Cát Tường đến Tịnh Xá hay chùa Bắc Tông có Vị nào nói gì đâu, mọi người đều nhân từ, vui vẻ cùng nhau tu học mà. Cát Tường nghĩ đã tu rồi thì đầu tiên là Giới nên có tham gia diễn đàn nào Cát Tường chỉ có một nick duy nhất, không biết lập nhiều nick để nhằm mục đích gì? Vì Chánh Pháp sao? CT nể Quỳnh Nga vì lúc nào cũng chỉ có một nick. Hồi đó, CT về quê cùng em bà con vì em sắp kết hôn với một giám đốc rất giàu, CT chỉ quan tâm cậu đó là người tốt hay không thôi nên có hỏi một chú hàng xóm ờ gần nhà cậu ấy, chú rất khéo chỉ nói gia đình cậu ấy rất tốt nhưng cậu ấy dùng điện thoại 2 sim, 2 điện thoại thì 4 sim, CT im lặng luôn xem sao, cậu ấy mua quà biếu bà tít mắt luôn, CT cười cho qua không xen vào vì bà và em của CT rất tin cậu ấy, rồi về thành phố tự cậu ấy quỳ thú nhận là đã có 1 đời vợ có con trai rồi, em của CT không bao giờ quay lại, bộ mặt thật tự lòi ra thôi. CT cũng không biết gì hết chỉ hay niệm Bồ Tát Quán Thế Âm và em CT cũng vậy, giờ em ấy làm việc ở công ty khác lương cao và làm sếp bằng chính sức lực của em không đi đường tà.

Còn về nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà thì Phật không bao giờ nói hư dối và Phật rất từ bi tiếp dẫn chúng sanh đã từng gây tội ác, liệu 10 niệm khi lâm chung có niệm niệm niệm...Phật được không đối với người bị nghiện ma túy, người cuồng sát, thật rất khó. CT dẫn người thân đi khám sức khoẻ thấy một bà lão sống trong gia đình giàu có nhưng bà cứ đi lục thùng rác vì bị mất trí vậy lúc lâm chung có khai thị cho bà niệm Phật liệu bà có niệm được không? Thật sư phải trải qua một thời gian tu tập mới được và có thêm thiện tri thức hộ niệm nữa thì ... CT nhớ lời giảng của Thầy Thích Phước Tiến: "...làm gì có việc Phật Thích Ca Mâu Ni bảo các con cứ ăn chơi thoải mái rồi Ta ẵm các con về Niết Bàn... không phải có tiền rồi đến lúc chết vung tiền thuê cả ban hộ niệm về niệm để được vãng sanh, niệm khan cổ họng luôn..." . CT nghĩ thôi nha niệm Phật cũng giống con đường Bát Chánh Đạo. CT nhiều chuyện có thể bị đòn nên về sám hối.


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Thưa các Mod.

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Nguyên nhân dẫn tôi yêu thích tu tập Phật Pháp là từ Phật Giáo Nam Tông (Phật Giáo Nguyên Thủy) từ năm 2008. Ban Đầu thực hành Tứ Niệm Xứ, Thiền Minh Sát Tuệ, Bát Chánh Đạo. Lúc đó không hiểu sao dị ứng với niệm Phật và Phật Giáo Bắc Tông, cũng vì quan điểm do các kinh chuyển sang Trung Quốc bị sai lệch và tôi không có thiện cảm với Trung Quốc. Nên nghĩ tu theo gốc thì chắc chắn hơn.
Nhưng sau khi xem các kinh Tịnh Độ mới biêt là do Phật tự nói '' vô vấn tự thuyết'', pháp tu niệm Phật thấy nhanh chóng là do tự lực và tha lực kết hợp nên yên tâm là chắc chắn sẽ đạt mục đích cuối cùng là giải thoát.
Nếu Kết hợp Nam Tông và Bắc Tông làm một thì Đạo Phật sẽ rất phát triển, vì mỗi tông đều có cái mạnh.
Các vị không nên đấu đá hơn thua giữa các Tông phái, thay vì nói hý luận thị phi thì mỗi người nên tự hành trì.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Thưa các Mod.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

binh đã viết:Nói kinh Bắc truyền là vì từ Tây Tạng truyền sang TQ, VN, Nhật, Hàn. Những kinh này có từ thời Phật còn tại thế. Ví dụ trong kinh Nam Tông "Na Tiên Tỳ kheo" viết :
Khi nhà vua hỏi Tỳ kheo Na Tiên rằng
- Pháp môn Tịnh độ, con thấy khó tin quá, vì sao một người mang nghiệp nặng mà lại có thể được giải thoát nhờ Niệm Phật ?
Tỳ Kheo Na Tiên Trả lời rằng :
- Tâu bệ hạ, một hạt cát bỏ xuống nước có chìm không ?
- Có
- Một hòn đá bỏ lên thuyền có chìm không ?
Vuâ bảo
- Không chìm.
- Tâu bệ hạ, cũng như vậy, một người mang nghiệp nặng, nhưng được đại lực của chư Phật giúp đỡ, có thể đến bờ kia (tức giải thoát).

Điều đó cho thấy pháp môn Niệm Phật có từ thời Phật còn tại thế.
Kính Mod binh!

Tôi đọc Kinh Mi Tiên Vấn Đáp do HT.Giới Nghiêm dịch từ bản Pali không hề thấy đoạn nào giống như đoạn mà mod đã trích dẫn. 8->

Cũng cần phải nói rõ, Kinh này không phải do Phật thuyết. Trong lời nói đầu của bản dịch, HT đã trình bày rõ ràng:

"Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena. Những câu hỏi thì đa trí, sắc bén mà lời giải đáp lại thâm sâu, quảng kiến, lợi tuệ, nhiều khi chỉ là những ví dụ cụ thể, bình dân, giản dị, rất bổ ích cho các nhà học giả, nghiên cứu, kẻ đa nghi cũng như sự học Phật của các hàng hậu tấn.

Đi sâu vào những lời đối thoại, người nắm giáo nghĩa cuả Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) dễ nhận ra rằng, những vấn đề được đề cập hoàn toàn là tinh yếu của Tam Tạng Pali văn, chưa hề pha tạp tư tưỡng và kiến giải của các bộ phái phát triển sau này. Do vậy, không lạ gì Phật giáo Miền điện xếp bộ kinh Milindapanha và Thánh điển, và Phật giáo Tích Lan đặt chung với năm bộ Nikàya để tôn thờ và phụng hành.

Chúng ta cần biết rằng, các bộ phái Bắc truyền cũng có phổ biến kinh này do người Trung hoa phiên dịch vào các thế kỷ sau T. L kỷ nguyên. Và hiện tại có vài bản tiếng Việt đang lưu hành rộng rãi lấy tên là “Na-tiên tỳ kheo kinh” như bản của Đoàn Trung Còn , và bản của Cao Hữu Đính, xuất bản vào năm 1971."


Nội dung bản kinh trong Pali tạng có nhiều điểm không tương đồng với bản trong Hán tạng. Nhưng ngay trong bản dịch từ Hán tạng của Đoàn Trung Còn hay của dịch giả Thiện Nhựt cũng không có nguyên văn giống như đoạn trích của mod binh. Sai một chữ thì ý nghĩa đã khác rồi:

"6. THUYỀN CHỞ ĐÁ

Vua lại hỏi: “Sa-môn các ngài dạy rằng: Người ta dù làm đủ các điều ác, cho đến khi trăm tuổi, lúc sắp chết quay lại niệm Phật. Như vậy sau khi chết liền được sanh lên cõi trời. Trẫm không tin điều ấy.

“Lại còn nói rằng: Chỉ cần giết hại một sanh mạng, khi chết phải đọa vào địa ngục. Trẫm lại càng không thể tin được!”

Na-tiên hỏi vua: “Này đại vương, như có người cầm hòn đá nhỏ ném xuống mặt nước. Đá ấy nổi hay chìm?”

Vua đáp: “Tất nhiên là chìm.”

Na-tiên lại hỏi: “Như có người lấy cả trăm hòn đá to mà xếp lên thuyền lớn, thuyền ấy có chìm không?”

Vua đáp: “Không chìm.”

Na-tiên nói: “Hàng trăm hòn đá to nhờ có chiếc thuyền nên không bị chìm. Người ta cũng vậy, tuy có làm các điều ác, nhưng nhờ biết hồi tâm niệm Phật, nên không bị đọa vào địa ngục. Sau khi chết được sanh lên cõi trời.

“Chỉ một hòn đá nhỏ rơi xuống nước tất phải chìm, cũng như người làm việc ác nhưng không được học biết kinh Phật. Sau khi chết nhất định phải đọa vào địa ngục.”

Vua tán thán: “Hay thay!”


Trong đoạn kinh được dịch từ Hán tạng trên, cũng không thấy cụm từ "Pháp môn Tịnh độ" mà chỉ có cụm từ "niệm Phật", không thấy cụm từ "được giải thoát" mà chỉ có cụm từ "sanh lên cõi trời"

Người nào không tìm hiểu kỹ về Tịnh độ lẫn kinh nguyên thủy sẽ tưởng rằng "niệm Phật" tức là "Pháp môn Tịnh độ". Xin thưa, trong kinh nguyên thủy cũng có pháp môn Niệm Phật nhưng không phải Niệm Danh Hiệu Phật, mà ĐH haizen cũng đã phân tích trong topic http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 41&t=10292:

"Trong kinh điển Nam tông không hề nói đến pháp môn niệm Phật A Di Đà với cõi Tây phương cực lạc. Tuy nhiên trong kinh điển Nam tông vẫn có pháp môn Niệm Phật (không phải niệm danh hiệu Phật) có bản chất rất khác với Tịnh độ tông. Ở đây không phải nhờ tha lực bên ngoài mà là nhờ chính công phu tu tập của hành giả. Niệm Phật đúng nghĩa không phải là niệm cái tên của Phật, mà phải là tưởng niệm ân đức và công hạnh của Chư Phật (mà trước hết là Bổn sư Thích Ca Mâu Ni) một cách miên mật với lòng thiết tha tôn kính, và phải hiện thực hóa lòng tôn kính đó bằng cách thực hành lời Phật dạy. Lời mà mười phương ba đời Chư Phật đều dạy là những gì? Nếu lời Phật dạy chỉ là câu niệm danh hiệu Phật thì quả là chẳng có gì trí tuệ, chẳng làm con người ta tốt lên, chẳng thuyết phục được người Tây phương là Đạo Phật có bản chất khác với những tôn giáo thần khải khác. Lời Phật dạy mà nhân loại tiến bộ phải khâm phục kính ngưỡng đó chính là Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, là Luật Nhân Quả công bằng đòi hỏi con người phải bỏ ác tạo phước rất nhiều mới được hưởng quả lành, là pháp môn Thiền Tứ Niệm Xứ giúp tự thanh tịnh tâm ý, diệt trừ bản ngã ích kỷ, giải thoát khỏi tam giới, đạt tới bốn quả vị Thánh và Niết Bàn tịch tịnh. Đáng tiếc là những tinh hoa đó lại bị xem nhẹ, thậm chí lờ tịt ở những kinh sách của Tịnh độ tông. Tịnh độ tông thực chất là một tôn giáo thần quyền mới được khoác vỏ Đạo Phật. Đạo Phật nếu phát triển theo hướng Tịnh độ tông thì chẳng mấy chốc những tinh hoa đó sẽ bị quên lãng, sẽ bị tàn mạt một cách nhanh nhất mà khỏi cần thế lực bên ngoài phá hoại."


Người làm ác nhưng lúc cuối đời biết Niệm Phật thì do cận tử nghiệp lành sẽ được tái sinh cõi trời trong kiếp kế tiếp, chứ không phải được vãng sinh Cực lạc hay "được giải thoát". Nhưng những ác nghiệp vẫn nằm đó chờ ngày trổ quả trong những kiếp sau nữa. Niệm Phật theo Phật giáo nguyên thủy KHÔNG PHẢI là niệm danh hiệu Phật, càng không phải là niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Niệm Phật đúng nghĩa phải là tưởng niệm ân đức và công hạnh của Chư Phật (mà trước hết là Bổn sư Thích Ca Mâu Ni) một cách miên mật với lòng thiết tha tôn kính, và phải hiện thực hóa lòng tôn kính đó bằng cách thực hành lời Phật dạy.

Nếu làm ác nhưng trước khi chết khởi được tâm tôn kính Phật thiết tha, cảm niệm được ân đức sâu dày của Phật đối với chúng sinh và kính ngưỡng trước công hạnh vĩ đại của Chư Phật thì theo Luật Nhân Quả, đó là một ý nghiệp lành xứng đáng để người đó được sinh lên cõi trời ngay kiếp kế tiếp. Còn nếu chỉ Niệm danh hiệu Phật mà trong tâm không có đủ lòng tôn kính đúng nghĩa với ân đức và công hạnh của Chư Phật thì sẽ chẳng có ý nghiệp lành đủ lớn để giúp chúng sinh đó cả.

Nếu người nào không những có tâm tôn kính ân đức và công hạnh của Chư Phật một cách tuyệt đối, mà còn biết hiện thực hóa lòng tôn kính đó bằng cách thực hành theo lời dạy của Phật (37 phẩm trợ đạo theo di huấn của Ngài trong kinh Đại Bát Niết Bàn thuộc Trường Bộ) thì mới có thể được giải thoát viên mãn.

Do đó, đúng như mod binh nói rằng pháp môn Niệm Phật là có từ thời Phật còn tại thế. Nhưng xin mod binh đừng đánh đồng pháp môn đó với Tịnh độ tông. Vì Tịnh độ tông là niệm đơn thuần Danh Hiệu Phật A Di Đà, nương vào nguyện lực và thần lực của Phật A Di Đà.

Phật Thích Ca không có nguyện lực và thần lực như vậy, kinh nguyên thủy cũng không dạy "niệm Phật" giống như cách của Tịnh độ tông. 8->

Xin hậu thế đừng tự sửa kinh điển và đừng đánh đồng những pháp môn tuy có tên na ná giống nhau nhưng bản chất là khác nhau như vậy! :-SS

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo! kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thưa các Mod.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Theo đ/h Chánh Tín, trong pháp giới có vô số Phật hay chỉ có một mình Phật Thích Ca ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Thưa các Mod.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Kính Mod binh, tôi thấy trong topic http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 39&t=10375, mod cũng đã hỏi câu này, và ĐH conbohai cũng đã trả lời rồi:
conbohai đã viết:
binh đã viết:Bạn có tin rằng ngoài cõi Ta Bà, còn có các cõi khác không ?
Bạn có tin rằng ngoài Phật Thích Ca còn có nhiều vị Phật khác không ?

Nếu bạn tin tức là ngoài Phật Thích Ca còn có Phật A Di Đà.
Nếu bạn không tin tức là bạn cho rằng Phật Thích Ca là Thượng Đế rồi (vì độc nhất) vậy bạn là người ngoại đạo.
Vũ trụ quan Phật giáo có vô lượng thế giới, nên cũng có vô lượng các vị Phật. Tuy là vô lượng nhưng các vị đều chung đồng- bình đẳng và viên mãn trên mọi phương diện vì đều là "Phật". Do đó những văn bản nào có nói đến một vị Phật với phương cách cứu độ chúng sinh đặc biệt, mang đậm dấu ấn cá nhân, khác biệt với các vị Phật khác thì đều là ngụy tạo, là xuyên tạc Đạo Phật.

Đạo Phật khác hẳn với các tôn giáo khác ở đặc điểm dựa chủ yếu vào tính tự lực, tính tự giác ngộ của chúng sinh. Đức Phật là vị thầy chỉ đường chứ không phải là Đấng Cứu Rỗi. Chư Phật không muốn và không thể cứu độ chúng sinh bằng Nguyện lực và Thần lực của mình, vì nếu thế thì Đạo Phật chẳng khác gì với Thần quyền của ngoại đạo!

Tại thế giới này, đang vào thời kỳ giáo hóa của Phật Thích Ca, thì không có lý gì Ngài lại phải nhờ đến một vị Phật khác, ở một thế giới khác, để cứu vớt chúng sinh hộ. Chẳng lẽ vị Phật đó có phương cách cứu độ chúng sinh khác biệt và thù thắng hơn Phật Thích Ca hay sao?
Cũng vậy, sau hàng triệu năm nữa, khi Đạo Phật đã hoàn toàn biến mất trên thế gian này thì Phật Di Lặc mới đản sinh để tái dựng Đạo Phật trở lại. Ngài cũng sẽ thuyết giảng cho chúng sinh nghe những chân lý mà mười phương ba đời Chư Phật đều thuyết giảng. Phật Di Lặc cũng chính là vô lượng Phật rồi. Do đó, Ngài cũng sẽ không phải nhờ đến sự cứu trợ của Phật Thích Ca hay bất cứ một vị Phật nào khác nữa. 8->
Tôi cũng được nghe các vị thầy dạy rằng: Một Phật cũng là tất cả Chư Phật. Phật A Di Đà có hạnh nguyện và pháp môn nào thì Phật Thích Ca cũng có hạnh nguyện và pháp môn ấy. Do đó, việc xuất hiện một vị Phật nào đó với hạnh nguyện và pháp tu khác với Phật Thích Ca có thể là một âm mưu muốn chia rẽ Đạo Phật, khiến cho các Phật tử rời xa dần với giáo pháp nguyên thủy của Đức Bổn Sư, xa rời với gốc rễ của Giáo pháp mà không hay.

Xin các Phật tử hãy cảnh giác!

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo! kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thưa các Mod.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Câu nói
Một Phật cũng là tất cả Chư Phật

có nghĩa là tất cả chư Phật cùng chung một Pháp thân, chung một trí tuệ. Hễ vị Phật này biết thì các vị Phật khác đều biết.
chứ không có nghĩa là phuơng pháp hóa độ phải giống nhau.
Do đó, việc xuất hiện một vị Phật nào đó với hạnh nguyện và pháp tu khác với Phật Thích Ca có thể là một âm mưu muốn chia rẽ Đạo Phật
Chư Phật có vô số pháp môn. kinh nói một cách tượng trưng là tám vạn, bốn ngàn pháp môn. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi chúng sinh mà chư Phật có một cách khác nhau để tế độ.
Cớ gì tất cả chư Phật lại phải giáo hóa giống y như Phật Thích Ca ?
đ/h nói như vậy là coi thường chư Phật rồi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Thưa các Mod.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Kính Mod binh!

Tôi xin được khẳng định lại một lần nữa rằng: Một Phật cũng là tất cả Chư Phật. Chư Phật cùng chung một Pháp thân, chung một trí tuệ cũng tức là chung đồng về phương pháp hóa độ. Chư Phật mười phương có hạnh nguyện và phương pháp giáo hóa thế nào thì Phật Thích Ca cũng đầy đủ như thế, Phật Di Lặc sẽ hạ sinh sau này cũng đầy đủ như thế.

Mod binh cho rằng Phật Thích Ca thiếu một số phương pháp hóa độ mà Chư Phật khác có ư?

ĐH đang tâm phỉ báng Đức Bổn Sư thế sao
? ./..,.,


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.33 khách