Phật A Di Đà có thật không ?

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Phật A Di Đà có thật không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:18 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phật A Di Đà có thật không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chủ đề của đạo hữu "nhà báo" đã được bác Bình di chuyển, nên những điều tranh luận giữa tôi và nhà báo không còn liên quan nữa. Tôi đã xóa tất cả bài đó.

Thành thật sám hối cùng quý đạo hữu.

Kính. tangbong tangbong tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Thành Thật NIệm Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

(Trích đăng cuốn: "Sơ Lược Tiểu Sử ngài Hư Vân Hòa Thượng, trang 191-194)
SAU ĐÂY LỜI GHI VỀ MỘT BUỔI THUYẾT PHÁP CỦA HƯ VÂN HÒA THƯỢNG
Ở NGÀY GIỖ KỶ NIỆM ẤN QUANG ĐẠI SƯ NGÀY 21 THÁNG CHẠP NĂM NHÂM THÌN (1952)

THÀNH THẬT NIỆM PHẬT
Đệ tử làm lễ kỷ niệm ngày viên tịch của Sư Phụ là Ấn Quang Đại sư, Hư Vân hòa thượng tham lễ và thuyết pháp:

Đạo lý Phật pháp bảo: "Sư Phụ là Pháp thân Phụ Mẫu (tức là cha mẹ của Pháp thân mình chớ không phải nhục thân như cha mẹ đã sanh đẻ mình).

Uống nước nhớ nguồn! Kỷ niệm ngày Thầy (Sư phụ), tức là đối với Pháp thân Phụ Mẫu tỏ lòng Hiếu, sánh với việc hiếu nhỏ ở thế gian lại còn có ý nghĩa hơn.

Nhớ lại: Lần thứ nhất, Hư Vân tôi với ngài Ấn Quang Lão Pháp sư gặp nhau vào năm Quang Tự thứ hai ở Phổ Đà Sơn. Lúc ấy ngài Hóa Văn Hòa thượng mời ngài Ấn Quang ở chùa trước giảng kinh A Di Đà.

Sau khi giảng kinh này, ngài Ấn Quang ở luôn trong chùa suốt hai mươi năm, đọc bộ Đại Tạng, không ra khỏi chùa một bước. Chỉ là việc đóng cửa tu hành kín đáo, cho nên đối với giáo nghĩa kinh tạng ngài hết sức tinh thâm. Tuy ngài hiểu rất sâu xa giáo nghĩa, mà trái lại, ngài duy lấy một câu "A Di Đà Phật" làm sự tu hành thường lệ. Tuyệt nhiên ngài chẳng thấy tự mình được thông hiểu sâu xa kinh giáo mà coi nhẹ pháp môn niệm Phật.

Chỗ thuyết pháp của Phật, không một pháp nào là chẳng để trị lành bệnh khổ của chúng sanh.

Pháp môn niệm Phật có tên gọi là vị thuốc A Gia Đà, bao gồm chữa hết thảy các chứng bệnh. Tuy nhiên, có điều này, người tu hành phải nhớ và luôn phải có một cách chắc chắn, vững vàng: Chẳng kể tu một pháp môn nào, hành giả đều phải có một lòng tin (đức tin - Foi), nắm cho được vững vàng, thực hành đúng mức sâu xa mới có thể được lợi ích viên mãn.

Lòng tin có vững chắc thì niệm chú cũng có kết quả. Tham thiền cũng có thể thành, niệm Phật mới có lợi ích viên mãn. Cả thảy đều giống như thế.

Nếu đức tin không sâu, mà duy dựa vào chỗ thiện căn nhỏ bé của mình, học vấn của trí thông minh mỏng manh của mình, hoặc nhờ được mấy cái danh tướng, một mớ công án mà nói tướng, nói thánh, cao đàm hùng biện tứ tung, rồi loạn bàn cho cái này là phải, luận cho cái kia là sai...., thì chỉ làm lớn thêm nghiệp và thói quen, để rồi lần đến chỗ sanh tử, thì vẫn như cũ theo nghiệp mình lưu chuyển. Như vậy, há chẳng buồn sao?

Hôm nay các ông là đệ tử của ngài Ấn Quang Lão Pháp sư, làm lễ kỷ niệm ngài. Đó là kỷ niệm sự tu hành chân chính của ngài. Ngài Ấn Quang dẫm chân vào chỗ chân thật mà tu hành, một cách chân thực. Ngài thật là đủ để theo dõi dấu vết của cấc bậc Cổ Đức. Ngài hiểu rõ lý sâu mầu của chương "Phật Viên Thông của Đại Thế Chí Bồ tát", noi theo đó bắt đầu tu hành, được niệm Phật Tam muội mà hoằng dương một ngày. Chẳng từ bỏ sự khổ cực, mệt mỏi! Ngày nay, đích xác là không có người nào làm được như thế.

Người tu hành chân chính thì chẳng nổi dậy sự thấy phân biệt Nhân Ngã, chỉ lấy một câu danh hiệu Phật làm chỗ nương tựa để tu hành, làm cây gậy chống vững vàng mà đi.

Thế là: Buổi sáng niệm, buổi tối cũng niệm, lúc ngồi cũng niệm, làm việc cũng niệm, ngay lúc ăn uống cũng niệm, tiểu tiện cũng niệm...., trong khoảng thời gian niệm niệm chẳng quên, niệm niệm mật mật (khít khao, không gián đoạn).

Khi chỗ công phu của mình làm đã thuần thục thì cảnh giới Di Đà trong sạch hiện ngay trước mắt. Đây là Hư Vân nói lên trọn vẹn yếu chỉ của pháp môn niệm Phật (Tịnh Độ) cũng như pháp môn Trì Chú (Mật Tông) đến chỗ cứu cánh rốt ráo vậy.

Sự lợi ích bấy giờ thật là không bờ bến, mà tự mình có thể thân chứng được.

Chỉ cần phải có đức tin kiên cố nhất định. Nếu lòng mình chẳng kiên cố thì muôn việc chẳng thể thành.

Nếu ngày nay người ta bảo Tham thiền là tốt, bèn bỏ công phu niệm Phật đi Tham thiền. Ngày mai lại nghe nói học về Giáo lý tốt, lại bỏ Tham thiền đi nghe Giáo lý. Học Giáo lý chưa thông, lại niệm chú... Ô hô! Đầu nào cũng không xong đầu nào!

Món nợ nào cũng chẳng trả xong, tâm mình chẳng định, rồi bảo cho là Phật Tổ lừa dối chúng sanh, báng Phật, báng Pháp, tạo nghiệp không lành.

Ấy vậy, chúng ta phải kiên cố vững tin, tin chắc sự lợi ích của pháp môn Tịnh Độ, noi theo ngài Ấn Quang Pháp sư học chỗ "Thành Thật Niệm Phật", lập chí kiên cố, phát tâm dũng mãnh lấy Tây phương Tịnh Độ làm việc với đời mình.

Tham thiền cũng với Niệm Phật ở người mới phát tâm thì xem thấy là hai việc khác nhau. Nhưng ở người tu hành lâu ngày, đi sâu vào thì chỉ là một thôi.

Tham thiền là xách lên câu "thoại đầu", dứt ngay dòng sống chết. Đó cũng là lòng tin kiên cố nhất định mà tới. Nếu thoại đầu nắm chẳng vững chắc thì Thiền tâm, Tham thiền cũng chẳng thành.

Trái lại, nếu lòng tin kiên cố, nhất định ôm chắc, ôm chết một câu thoại đầu, chí đến chỗ uống trà không biết là trà, ăn cơm chẳng biết là ăn cơm, tới công phu thuần thục, thì căn trần thoát lạc, sự dụng lớn hiện ra, thì cùng với chỗ công phu niệm Phật thuần thục đến chỗ cảnh sạch hiện ra, là một thứ giống nhau, không gì sai khác của đôi bên pháp môn: Tham thiền và Tịnh Độ hay Thiền - Tịnh đó vậy.

Đến cảnh giới này rồi, lý và sự viên dung, tâm và Phật chẳng hay, Phật cũng "như" và chúng sanh cũng "như", chớ không có hai chữ "Như" nào có sai biệt đâu?

Kết luận, xin khuyên tất cả ở đây đều là người Niệm Phật của pháp môn Tịnh Độ, chúng ta nên luôn giữ lấy một câu danh hiệu "A Di Đà Phật" làm chỗ nhờ cậy trọn đời của tự mình. Cứ thành thật tin tưởng, tinh tiến, vững vàng mà niệm: Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!

Niệm Phật yếu như tế thủy trường lưu, niệm niệm bất đoạn, tâm cảnh nhất như, nó tựa thị tham thiền (Hư Vân Hòa thượng). (Niệm Phật phải yếu như giọt nước tuôn chảy dài không dừng, một mạch niệm niệm không gián đoạn, cho đến tâm bất loạn, thì bấy giờ cảnh bên ngoài, tâm bên trong là một vậy. Như thế là Tham thiền đó, có gì khác đâu").

Thiền Tịnh song tu cũng là thế đó thôi!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
nhà báo
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 03:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phật A Di Đà có thật không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhà báo »

Kính ĐH TPTS!

Đạo Phật hòa bình bao dung nhưng không mơ hồ ba phải, tức là "hòa nhưng không đồng". Đức Phật đã giữ thái độ như vậy trước các tôn giáo khác trong thời Ngài còn tại thế. Những bài viết của tôi và của một số tác giả mà tôi sưu tầm ở trên có nêu lên một số điểm khác nhau căn bản trong đường hướng tu tập của Đạo Phật với Đạo Ki Tô, nhưng không phải là đả kích Đạo Ki Tô mà chỉ phân tích một cách khách quan, qua đó giúp người học Phật hiểu đúng hơn về Đạo Phật, nên không hề vi phạm nội quy diễn đàn. Tất nhiên phần lớn các tôn giáo đều có một số điểm giống nhau nào đó, nhưng không thể đánh đồng các tôn giáo đều chung một hướng được. 8-> Xin được nhắc lại: Đạo Phật hướng chúng sinh tự tu tập để thoát khỏi sự nô lệ vào bản ngã, thoát khỏi sự tham đắm ràng buộc vào Tam giới, dù cho đó là Thiên đường, cứu cánh của Đạo Ki Tô nhắm tới chăng nữa! Trước Phật và sau Phật chưa có một tôn giáo nào có cùng một hướng đi như vậy.

Chúng ta là Phật tử, cảm nhận cái chân lý, cái tinh túy độc đáo trong giáo lý, trong đường hướng tu tập mà Đấng Từ Phụ đã vất vả đản sinh, giảng dạy cho nhân loại suốt cuộc đời của Ngài nên chúng ta mới quy y với Ngài. Sau khi quy y Phật rồi, không quy y thiên, thần, quỷ, vật. Bởi những vị ấy còn là chúng sanh ở trong tam giới, vẫn bị sanh tử luân hồi, chưa được giác ngộ như Phật. Tìm hiểu giáo lý của các tôn giáo khác thì chúng ta càng vững tin vào Tam bảo, vào quyết định quy y của mình. Nên lời phát biểu của ĐH rằng "Tất cả các tôn giáo đều chung một hướng, đó là hướng thượng" thì tôi e rằng ĐH chưa thực sự hiểu về bản chất tinh túy của tôn giáo mà mình đang đi theo, e rằng ĐH đang đồng hóa Đạo Phật với các tôn giáo khác, phụ công Đấng Từ Phụ đã từ bi chịu bao nỗi vất vả mà hoằng truyền con đường giải thoát khỏi ảo giác về bản ngã để chúng sinh ra khỏi Tam giới. Trong dòng thời gian vô tận, hàng triệu năm mới xuất hiện một vị Phật đản sinh giữa trần gian để giảng dạy cho chúng sinh con đường thoát khỏi khổ đau do bản ngã gây ra, đừng hoang phí cơ hội quý báu như thế ĐH ạ. Đau khổ hay phúc lạc đều hoàn toàn do nghiệp báo của bản thân mỗi người, chứ không phải do sự cứu rỗi thưởng phạt của một Đấng nào đó hay do thế giới mà mình sinh sống gây ra.

Đến đây tôi xin dừng bút. Lời nói thẳng thắn và thành tâm nên không được ngọt ngào bóng bẩy hoa mỹ, dễ gây mếch lòng, mong ĐH từ bi lượng thứ! kinhle


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Phật A Di Đà có thật không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:19 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phật A Di Đà có thật không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Kính thưa quý đạo hữu,

Hai vị đã thảo luận ngoài chủ đề này rồi, vậy xin "dừng" lại.

Thành thật cám ơn. tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Phật A Di Đà có thật không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:19 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phật A Di Đà có thật không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tôi chép lại bài này để chứng minh mười câu hỏi của Bác Bình nêu ra về các cõi nước trong vũ trụ, trong đó có cõi Cực Lạc do bốn mươi tám đại nguyện của Phật A Di Đà tạo dựng cõi quốc độ trang nghiêm, tiếp dẫn chúng sinh hữu duyên tu pháp môn Tịnh Độ lấy "Tín, Hạnh, Nguyện" làm hành trang và công phu "Nhất Tâm Bất Loạn" về cõi Cực Lạc.

Bài viết này trích trong cuốn "Pháp Môn Giải Thoát" do chùa Đức Viên (Duc Vien Buddhist Community Pagoda) tại San Joe, California, USA., xuất bản năm 1993, trang 81-82.
LUẬN VỀ CỰC LẠC CÓ THUỘC VỀ TAM GIỚI HAY KHÔNG?
Hỏi: Cực Lạc thuộc về cõi nào trong Tam giới?

Đáp: Thể chất của nước Cực Lạc thù thắng nhiệm mầu, siêu việt hơn thế gian (nên không thuộc về cõi nào trong Tam giới). Tam giới là ba cõi: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới; đây chẳng qua là cái nhà sanh tử tối tăm của phàm phu. Tuy rằng khổ vui có khác, tu tập chẳng đồng nhưng tổng quát mà xem thì đều như cái bến phiền não rộng dài. Ở trong đó chúng sanh nương dựa nhờ nhau, tuần hoàn không ngằn mé, trụy lạc lung tung, dìm sâu trong bốn thứ điên đảo(1). Nào nhân, nào ngã rồi tập cho nhau những thứ hư ngụy v.v... thật đáng nhàm! Thế nên cõi Cực Lạc không thuộc về ba cõi. Vả lại, y theo luận Trí Độ giải:

Vì quả báo ở Cực Lạc không có "dục", nên không thuộc về cõi Dục trong ba cõi.

Vì Cực Lạc kiến lập trên đất liền (đất vàng), nên không phải là cõi Sắc (Vì cõi Sắc kiến lập ở hư không).

Vì cõi Cực Lạc có hình sắc, nên không phải là cõi Vô Sắc. Tuy nói là ở cõi đất, kỳ thật thì đặc biệt thù thắng và trong sạch.

Bởi thế trong Luận, Thiên Thân đã khen:
  • Quán tưởng thế giới kia
    Thắng hơn cả ba cõi
    Rốt ráo như hư không
    Rộng lớn không ngằn mé
    Trong đại kinh lại khen:
    Cõi mầu rộng lớn không ngằn mé
    Thất bảo tự nhiên hợp lại thành
    Phật xưa nguyện lực, trang nghiêm tốt
    Nhiếp thọ xin cho chút lòng này!
    Thế giới sáng choang càng quí đẹp
    Vui vẻ an nhiên, chẳng tứ thời
    Tự lợi, lơi tha hầu viên mãn
    Quy mạng trang nghiêm khéo sắp bày.
CHÚ THÍCH:

(1) Bốn thứ điên đảo:
  • a. Đời là khổ cho là vui.
    b. Là không cho là có
    c. Là vô thường cho là thường.
    d. Là vô ngã cho là bền chắc.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phật A Di Đà có thật không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết:A Di Đà Phật,
Kính Chú Battinh

- TPTS viết: Tất cả các tôn giáo cùng chung một hướng.

Nói riêng với Tây Phương Tịnh Sỹ;

Tôi đồng ý với câu nói trên, vì "Đạo nào cũng là Đạo" là sao? Đạo nào cũng đi trên con đường dẫn đến mục tiêu cuối cùng: giải thoát, cho dù pháp tu của đạo đó khác với pháp tu của mình.

Chỉ có vậy thôi và xin: "dừng".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Phật A Di Đà có thật không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:12 với 2 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phật A Di Đà có thật không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tôi chỉ đề nghị "dừng" tại đây, còn nơi khác thì Tây Phương Tịnh Sỹ tùy ý thảo luận!

tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Phật A Di Đà có thật không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TPTS đã viết "Đạo nào cũng là đạo". Đạo là con đường dẫn mình đi, cũng là phuơng pháp dẫn mình đến.
Nghe thì giống nhau trên danh tự, nhưng rất khác nhau ở cứu cánh (là nơi đến).
- Các đạo không phải Phật giáo thì mục đích của họ là chốn Thiên Đường nơi cõi Trời. Tất nhiên là có những cảnh trời khác nhau.
- Đạo Phật thì mục đích là giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Trong kinh Lăng Nghiêm có nói về các tầng trời, và những chúng sinh ở đó thì chưa thoát khỏi luân hồi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]34 khách