Đường về Cực Lạc

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

UÔNG THỊ
Uông Thị người Ngô Huyện, vợ ông Lý Cảnh Hi , 26 tuổi góa chồng , có một đứa con trai mớI được 7 tháng. Thị đương buồn khổ lại nhằm lúc người bạn mang bức đồ bộ xương người đến tặng , thị phấn chấn, phát tâm xuất thế. Thị thọ pháp môn niệm Phật nơi Hữu Ta Hòa Thượng. Thị ăn chay trường, sớm tối hướng về Tây Phương lễ Phật sám hối phát nguyện mau được vãng sanh Cực-Lạc thế giới.
Thị khuyến hóa bà con láng giềng . Đến cả tôi trai, tớ gái đồng qui hướng Phật pháp hơn 100 người. Trong số đó được mười mấy người ăn chay trường, chuyên tu Tịnh-Nghiệp Thị đến tham học đạo lý với Văn Học Thiệt Định đại sư. Nghe đại sư giảng đến câu “ Thị tâm thị Phật “ Thị có đôi phần tỏ ngộ . Năm 34 tuổi Thị thọ Bồ-Tát giới nơi Lữ Đình Tế Hội đại sư rồi thường tụng kinh Phạm Võng. Thị phát tâm tự trích lấy máu lưỡi tả kinh Pháp Hoa, và kinh A-Di-Đà. Khổ vì máu không đủ để viết. Có một sư tăng bảo đến giờ Tý và giờ Ngọ hứng lấy , nhờ đó mới hoàn nguyện. Thị vốn có bịnh gan , mỗI năm cứ đến mùa thu là bịnh phát.
Năm Càn Long thứ 49 bịnh phát nặng hơn mọi năm . Có người khuyên thị nên bổ dưỡng .Thị bảo : Ở cõi này học đạo , nhiều chướng duyên làm thối thất . Nếu đặng bỏ báo thân , sớm thấy Phật nghe pháp chính là sở nguyện của tôi đó. Tôi không mong gì khác hơn”.
Tháng 11 bị hạ lỵ nằm liệt giường luôn mấy hôm nhưng thị vẫn không rời niệm Phật, tưởng Phật . Đến ngày mồng 10 Thị nói vớI người nuôi bịnh “ Mai này tôi sẽ về Cực-Lạc Thế Giới” hỏi sanh phẩm nào, thị bảo là trung phẩm thượng sanh . Qua ngày sau có mụ Phương đến thăm , thị nói “ Bà đến tốt lắm, xin tắm rửa dùm tôi”. Tắm gội xong thị ngồi kiết già yên lặng . Một lát thị bảo mọI người đồng thanh niệm Phật , vừa đến giờ Ngọ, Thị chắp tay mà mất. Mùi hương chiên đàn thơm ngát cả nhà. Năm ấy thị được 38 tuổi.
Ba năm sau con gái họ Hà ở xóm ấy mang bịnh chết . Đến canh ba tỉnh lại thuật rằng “ Tôi bị dẫn đến điện Minh Vương . Vương kể tội rồi truyền quỷ lấy chùy đánh tôi. Quỷ chưa kịp đánh thời bỗng thấy tràng phan bảo cái ủng hộ một đạo nhơn từ Tây Phương đến để giáo hóa U Minh. Đạo nhơn ấy thân ánh sắc vàng trang nghiêm xinh đẹp . Tôi nhìn kỹ thời là cô thầy nhà họ Lý ở Vạn Niên Kiều. Minh Vương quỳ mọp mà rước, miệng xưng Bồ-Tát . Cô thầy bảo thả tôi và đích thân dẫn tôi đi xem các sự khổ ở địa ngục. Sau cùng cô bảo tôi ráng ăn chay niệm Phật, nhứt tâm cầu sanh Cực-Lạc , đến kỳ sẽ rước tôi. Rồi cô truyền đưa tôi trở về dương gian nên tôi mới được sống lại.
Trích Nhứt Hạnh Cư Tập
Tây Phương Công Cư Thơ Chứng.
(160)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHÍ LAN TƯƠNG
Bà Phí Lan Tương người Ngô Giang , vợ của Bành Nhị Lâm cư sĩ. Bà tánh hiền lành điềm đạm . trọn đời không mắng nhiếc ai , dầu bà là chủ một nhà giàu to . Khi gặp việc không vừa ý, bà chỉ nín lặng mà thôi. Khi còn là gái, bà nội họ Vương ưa làm Phật sự , bà đã có tâm hâm mộ. Sau khi về với Bành Nhị Lâm cư sĩ được sáu năm sanh được hai gái. Kế Bành cư sĩ tu Tịnh-Độ, thường giảng nói về phương pháp thoát khổ, bà liền dứt thịt cá, ở riêng trong một khu vườn nhỏ , mỗi ngày cùng hai cô con gái giảng đọc kinh Đại Thừa, hồi hướng Tịnh-Độ.
Năm Càn Long thứ 55 mùa thu bà mang bịnh phổi lạc huyết , sức khỏe kém nhiều , bà đến Văn tỉnh Các thọ giớI Ưu Bà Di với Tường Phong hòa thượng rồi về nhà lễ Phật tụng kinh tinh tấn hơn những ngày trước. Bình sanh khi có của dư riêng bà liền làm Phật sự. Bấy giờ bà tom góp tất cả tư trang, tiền, vật riêng của bà, nhờ Bành cư sĩ đến Vân Thê làm Thủy Lạc Đại Trai , nguyện cùng tất cả hữu tình đồng sanh Cực-Lạc Ngày ở Vân Thê khai kinh mọi người trong nhà họ Bành đều nghe mùi hương lạ. Bịnh bà càng thêm trầm trọng . Nằm luôn nơi trọn năm ngày , bà thường hướng về Tây phương vái rằng “ Xin Đức A-Di-Đà Phật đến rước con”.
Ngày mùng 8 tháng 9 Bành cư sĩ từ Vân Thê về tới nhà sách tấn rằng “ Tư Lượng Tịnh-Độ đã đủ, buông tay mà đi , chớ quyến luyến kiếp sống thừa này”. Bà đáp “ Tôi còn quyến luyến chi nữa , chỉ lo không được vãng sanh cho sớm mà thôi”. Giữa đêm hôm ấy bà bỗng to tiếng niệm Phật 10 câu rồi an lành mà mất.
Trích Nhựt Hạnh Cư Tập
Tây phương Công Cứ Thơ Chứng.
(160)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

HỨA TIẾT PHỤ
Hứa Tiết Phụ họ Tiền, người Thái Thương . Năm 20 tuổi lấy Thái Học Sanh Hứa Chiếu. Sáu năm sau ông Chiếu chết, bà thủ tiết, tận tâm phụng dưỡng cha mẹ chồng. Năm Càn Long thứ 37 triều đình ban cho bà tấm biển “Tiết Phụ “
Từ thuở bé bà đã tin pháp môn niệm Phật . Một hôm thân mẫu phải bịnh nguy , bà lạy Phật cầu nguyện cho mẹ mau được mạnh , mỗi ngày niệm Phật một nghìn câu. Bịnh mẹ liền lành. Sau khi góa chồng, bà tu niệm càng tinh tấn và chí thành hơn. Bà luôn đem của riêng giúp người nghèo, cứu người nạn, mua chuộc chim, cá để phóng sanh. Mỗi ngày bà tụng kinh Kim Cang và niệm Phật hồI hướng cầu sanh Tịnh-Độ. Khi tuổi cao bà ăn chay trường.
Tháng giêng năm Càn Long thứ 57 bà mơ thấy Quán-Thế-Âm Bồ-Tát hiện thân định ngày tiếp dẫn. Đến kỳ chính là ngày mùng 4 tháng 2 bà thắp hương, lên tiếng niệm Phật rồi ngồi kiết già mà tạ thế. Thọ 72 tuổI
Trích Nhưt Hạnh Cư Tập.


TỐNG NHỤ NHƠN
Tống Nhụ Nhơn ngườI Trường Châu , vợ Thái học Sinh Cố Văn Diêu.. Thị thờ mẹ chồng rất chu đáo. Mẹ chồng bình nhựt thờ Quán-Thế-Âm Đại Sĩ , khi qua đời để lại cho thị bức tượng Quán-Thế-Âm bằng sành. Thị thờ rất thành kính được hơn 10 năm
Một hôm con trai thị, ông Cố Tấn Phương mơ thấy hai vị đại sĩ mặc tăng y đến nhà có vẻ muốn ở. Sáng ngày gặp một người đi ghe mang hai bức tượng đem bán. Bức thứ nhứt là tăng tướng Quán-Thế-Âm của Ngô Đạo Tử họa,bức thứ hai là tượng thêu Tống Tử Quán-Thế-Âm . Ông Phương liền mua, kêu thợ sửa sang rồi dâng vào am Nguyệt Thinh tại làng. Năm sau Tấn Phương lại mơ thấy hai vị đại sĩ ấy bảo là sắp đi nơi khác. Ông Phương lật đật qua am xem , thấy hai bức tượng cuốn để trong thùng cây. Ông Phương thỉnh về nhà trương thờ ở tịnh thất. Tống thị mỗi ngày đứng bên cạnh niệm A-Di-Đà Phật và thành kính đảnh lễ.
Một hôm trên mặt gạch trong tịnh thất bỗng hiện tượng tăng tướng Đại Sĩ giống hệt bức họa của Ngô Đạo Tử. Tám ngày sau trên một mặt gạch khác lại hiện tượng Tống Tử Đại Sĩ. Lần lần Thiện Tài và Long Nữ cũng hiện rõ. Bèn gỡ gạch ra, mướn thợ theo lần mà chạm , tướng hảo chiếu sáng. Tống Thị cảm kính điềm linh dị này liền ăn chay trường, chuyên tâm niệm Phật . Về sau thị bị bại liệt nhưng mỗi ngày thị đều nhờ người dìu đến trước bàn Phật lễ niệm như thường, không để lỗi thời.
Một ngày nọ, thị gọi cả người nhà lại khuyên răn dạy bảo rồi bảo đồng thanh niệm Phật, không được khóc. Thị chắp tay dơ ngang đầu, tụng chú và niệm Phật . Thoạt mùi hương lạ ngào ngạt cả nhà , thị an lành mà mất , được 54 tuổi. Bấy giờ là tháng 5 , năm Càn Long thứ 57.
Trích Nhứt Hạnh Cứ Tập
(161)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TRỊNH THỊ
Trịnh Thị người Tòng Giang , dâu nhà họ Ngô. Thị góa chồng hồi thuở trẻ , quyết chí thủ tiết, cất tịnh thất , đóng cửa tụng kinh niệm Phật trên 20 năm.
Ngày 19 tháng 7 năm Gia Khánh sơ niên , trong sân trước tịnh thất của thị, trên một tảng đá to mọc lên hai bông sen lớn vừa lúc quan tư khấu Thái Hồng Nghiệp cậu ruột của thị , Trí sĩ về làng mục kích “ Hoa sen lớn mọc trên đá” , ông bèn viết bài văn ký sự lạ ấy, khắc vào bia đá.
Tháng chạp năm ấy , Thị nói với người nhà rằng “ Tôi sắp về Tây phương Cực-Lạc thế giới “.Ít lâu sau, Thị không bịnh, niệm Phật mà qua đời.
Trích Nhiễm Hương Tập.


MỤ BÁ BẤT QUẢN
Một bà nhà giàu ở Hàng Châu đến am Hiếu Tử hỏi Đạo Nguyên hòa thượng rằng “ Tu pháp môn nào nội một đời chắc chắn thoát khỏi biển khổ?”
Hòa thượng dạy “ Không gì hơn niệm Phật! Nhưng niệm Phật không khó , mà khó nơi bền lâu. Bền lâu chưa khó mà khó nơi tâm chuyên nhứt. Mụ nếu có thể không quản đến tất cả thế sự mà chuyên tâm trì niệm danh hiệu của Phật, và chí thành phát nguyện vãng sanh , khi lâm chung Phật đến tiếp dẫn thì được giải thoát “. Bà mừng lắm, lạy tạ hòa thượng mà về . Mụ đem tất cả việc nhà ủy thác cho các dâu con . Còn bà thì cất tịnh thất ở riêng lo tu trì.
Sau đó hơn một năm , bà đến am thưa với Đạo nguyên Hòa Thượng rằng “ Từ khi nhờ ơn Hòa Thượng chỉ dạy , đệ tử bỏ cả việc nhà, chỉ chuyên lo niệm Phật. Đệ tử tự xét lấy mình, cũng có thể gọi là không trễ biếng , chỉ khổ nỗi khó được nhứt tâm. Trông mong Hòa Thượng từ mẫn dạy bảo thêm cho”.
Hòa Thượng nói “ Mụ dầu vất bỏ việc nhà mà trong lòng còn tưởng nhớ con cháu, quyến thuộc, tình ái chưa muốn dứt mà nhứt tâm sao được ! Từ nay mụ phải gia công . Trước hết nhổ sạch gốc tình ái , trong tâm tất cả đều buông bỏ , rồi sau mớI có thể nhứt tâm”.
Bà than rằng “ Hòa Thượng dạy rất đúng! Đệ tử dầu thân không quản đến gia đình mà trong tâm chưa rời được. Từ nay đệ tử quyết định trăm sự không quản đến”.
Sau khi về tịnh thất , bà tinh tấn niệm Phật hơn trước. Mỗi khi trong lòng tưởng tới gia đình bà liền tự bảo “ Trăm sự không quản đến! trăm sự không quản đến” để trừ sự tưởng nhớ ấy. Có ai hỏi đến việc nhà , việc đời bà cũng trả lời bằng câu “ Trăm sự không quản đến” rồi niệm Phật. Do đó cái danh hiệu “ Bà bá bất quản” truyền khắp xóm làng và ngườI ta không còn kêu đến tên họ cũ của bà nữa.
Cách ngót hai năm sau bà đến am tạ Hòa Thượng rằng “ Con y theo lời Hòa Thượng dạy , niệm Phật đã được nhứt tâm , đã được thấy phật. Không mấy hôm nữa cõn sẽ về Cực-Lạc!”.
Hai ngày sau bà không bịnh, đoan tọa mà vãng sanh. Bấy giờ là năm Gia Khánh sơ niên
Trích Nhiễm Hương Tập.


Nguyện cho ai xem Topic này đều đuợc vãng sanh Cực-Lạc
xem rồi tin tuởng ( Tín)
Tin rồi nguyện vãng sanh ( nguyện)
Nguyện vãng sanh rồi niệm Phật, tạo công đức hồi huớng ( Hạnh)
đày đủ Tín, Nguyện, Hạnh thì sẽ vãng sanh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách