Đường về Cực Lạc

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TƯ TỊNH
Tư Tịnh đại sư họ Dụ, người Tiền Đường , học Pháp Hoa với Đức Tạng pháp sư , khi đã tỏ ngộ diệu lý , ngài chuyên tâm niệm Phật , mỗi ngày tụng Quán Kinh , quán tưởng Tây phương. Ngài lập kinh xá tiếp đãi chúng tăng.
Năm Tuyên Hòa, trong xứ có giặc loạn, ngài đi ngay đến chỗ tướng giặc đóng, xin đem thân thế mạng cho tất cả người trong thành. Tướng giặc cảm phục, chắp tay.
Ngài họa tượng Phật khéo lắm Mỗi khi sắp họa, ngài vào tịnh thất niệm Phật, quán tưởng hồi lâu mới cầm bút. Một hôm ngài họa tượng A-Di-Đà Phật, tượng Phật bỗng phóng ánh sáng lâu lắm mới tắt. Giữa lúc tượng phóng quang, đại chúng đều tựu đến chiêm lễ. Nhơn đó mọi người đồng gọi ngài là Sự Di-Đà.
Có người hỏi ngài sao không tham thiền? ngài đáp
“ Bình sanh chỉ biết niệm Di-Đà,
chẳng biết tham thiền có sao đâu mà
chỉn đặng Ngũ Hồ trăng gió mát,
thái bình mưa phả khởi can qua”.
Mùa đông năm Thiệu Hưng thứ bảy, triều Tống, ngài đoan tọa tưởng Phật. Bảy ngày sau ngài bỗng đứng dậy, thắp hương cúng Phật, rồi ngồi kiết già mà tịch. Đỉnh đầu ấm đến bảy ngày mà chưa lạnh. Mùi hương lạ cũng đến bảy ngày chưa tan.
Trích bộ: Phật Tổ Thống Kỷ.
Tây Hồ Cao Tăng Sự Lược.

NHƯ TRẠM
Như Trạm pháp sư họ Tiêu , người Vĩnh Gia. Mẹ nằm mộng thấy tòa bảo tháp mà sanh ngài . Thuở trẻ ngài xuất gia với Xa Khê Khanh Pháp sư . Về sau ngài đến học vớI Huệ Giác Ngọc pháp sư ở Hoành Sơn. Tinh chuyên thể cứu, ít lâu sau ngài thông cả giáo quán Thiên Thai . Ngài trụ trì chùa Thọ Thánh ở Xa Khê. Mỗi ngày ngoài giờ giảng dậy ngài tụng kinh Pháp Hoa một bộ, niệm Phật hai vạn câu.
Có người muốn được chức tri sự, ngài không cho. NgườI ấy cố oán định giết ngài. Nửa đêm người ấy mang dao vào thất của ngài . Thấy quan khách ngồi chật cả thất , người ấy vội tháo lui. Qua đêm sau ngườI ấy lại mang dao vào thất thời tối tăm mặt mày, tìm không ra lối đi. Ít hôm sau ngườI ấy cũng mang dao vào thất nữa thấy ngài phân thân ra hơn mười người, giống hệt như nhau. Người ấy kinh hãi bỏ chạy. Rồi sau người ấy đem truyện thuật lại với bạn thân , nhơn đó mọi người mới rõ ngài là bậc thần dị.
Ngài ngủ rất ít. Những đêm mùa mưa ngài ở trần ngồi trong cỏ rậm , miệng tụng kinh Pháp Hoa, thí thân cho muỗi . Đại chúng bảo ngài tuổi đã cao, khuyên ngài nên bớt khổ hạnh. Ngài bảo “ Loài muỗi mòng ngu dại không lãnh thọ được Phật thừa. Tôi chỉ trông mong rằng chúng nó hút máu tôi, nghe tôi tụng kinh để kết duyên Tịnh-Độ cho chúng nó mà thôi!” Người sau nêu chỗ ngồi cho muỗi cắn là Nỗi Văn Đài ( Đài nuôi muỗi) để làm kỷ niệm. Ít lâu sau ngài từ tất cả việc . Ở rảnh rang nơi một cái am nhỏ , mỗi ngày tinh tiến trang nghiêm Tịnh Nghiệp.
Tháng 9 năm Thiệu Hưng thứ 10 , ngài vô bịnh, đoan tọa, niệm Phật như thường mà tịch. Khi trà tỳ được rất nhiều xá lợi ngũ sắc.
Ngài có soạn tập “ Tịnh-Nghiệp Ký “ và giải bộ Quán Kinh sớ.
Trích bộ Phật Tổ Thống Kỷ.
(143)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

ƯU ĐÀM
Ưu Đàm tông chủ họ Tưởng, người Đơn Dương xuất gia ở Lô Sơn Đông Lâm tự Về sau ngài ở chùa Diệu Quả tại Đơn Dương. Đầu năm Chí Đại triều Nguyên có chiếu chỉ truyền bãi bỏ Liên Tông. Ngài tự nói “ Tôi thân thọ giáo pháp Tịnh-Độ nơi Liên Tông gần ba mươi năm , có lẽ đâu lại để tông này phảI mất nơi đời tôi!” Ngài bèn lễ Phật phát nguyện quyết định khôi phục. Rồi ngài soạn bộ Liên Tông Bửu Giám mười quyển, nay rút lấy vài đoạn khẩn yếu trong bộ ấy :
Phàm ngườI tu Tịnh-Độ rõ ràng là phải đối địch sanh tử, mà chẳng phải nói mà không làm, Phải coi đó là một công vụ rất quan trọng mà bổn phận mình phải làm cho xong. Nên nghĩ đến vô thường mau chóng , ngày tháng chẳng chờ ai . Nếu mà nửa tin, nửa nghi, nửa tiến, nửa thoái lúc vô thường đến thời làm thế nào ? Làm sao thoát khỏi luân hồi ? Nếu là người tin thuận thời bắt đầu từ ngày nay phát tâm đại dũng mãnh , phát chí đại tinh tấn. Không luận ngộ lý , không luận kiến tánh không kiến tánh, cứ một mặt chấp trì câu “ Nam mô A-Di-Đà Phật” vững chắc như tựa vào tòa núi to, không gì làm lay động được. Phải chuyên tâm, phải chú ý , hoặc tham cứu mà niệm, hoặc quán tưởng mà niệm Hoặc niệm luôn, hoặc mười niệm, hoặc chuyên niệm thầm , hoặc niệm ra tiếng, hoặc xướng niệm, hoặc lễ niệm v v… Niệm nào cũng là Phật, tâm nào cũng không rời Phật . Sáng cũng niệm, tối cũng niệm, đi cũng niệm, ngồi cũng niệm. Không để tâm niệm luống qua, niệm Phật không rời tâm Tất cả giờ, tất cả ngày không được buông rời, kín đáo liền nhau Như gà ấp trứng, phải cần hơi nóng nối tiếp luôn. Niệm Phật được như vậy gọi là “ Tịnh niệm nối luôn” ( Tịnh niệm tương tục) . Thêm dùng trí quan sát, rõ ràng Tịnh-Độ là tự tâm. Đây là công phu tấn tu của bực thượng trí. Dầu gặp những cảnh duyên khổ hay vui, nghịch hay thuận cũng chỉ niệm A-Di-Đà Phật , không một mẩy tâm biến đổI, không một chút niệm thối đọa, cũng không một mẩy tạp tưởng. Nhẫn đến hơi thở cuối cùng , quyết không một niệm tưởng nào khác, chỉ mong mỏi được về Tây-phương Cực-Lạc Thế-Giới. Dụng công được như thế thời vô minh, nghiệp chướng tự nhiên tiêu mất, trần lao, phiền não tự nhiên diệt hết. Tất sẽ tận mặt thấy Phật A-Di-Đà, khi lâm chung chắc chắn vãng sanh bực thượng phẩm .
Nếu người niệm Phật mà phiền não chưa sạch, lúc tâm niệm xấu ác móng khởi phải lập tức tự kiểm điểm. Nếu có những tâm niệm : xan tham, sân hận, si ái, tật đố, khi dối, ngã nhơn, cống cao, ngã mạn, dua nịnh, tà kiến v v…phải gấp to tiếng niệm Phật , nhiếp tâm nơi chánh niệm đừng để cho niệm xấu được tương tục, cho đến lúc chúng bị tiêu diệt, không còn sức tái khởi nữa. Nếu có những tâm niệm tốt như : Thâm tín, chí thành, hồi hướng, từ bi, khiêm hạ, bình đẳng, phương tiện, nhẫn nhục, trì giới, hỷ xả, thiền định, tinh tiến, chánh định v v… nên phải giữ gìn cho được tăng trưởng. Rất phảI nghiêm trì giới hạnh, chớ làm việc quấy ác , chớ nuôi mèo, chồn, gà, lợn, chớ làm nghề săn bắn, chài lưới. Nên biết rằng các bậc Thượng Thiện Nhơn nơi Cực-Lạc đều do vứt bỏ tất cả điều ác , tu tập hạnh lành mà được sanh Tịnh-Độ, trụ bậc bất thoái chuyển nơi đạo Vô Thượng Bồ-Đề . Người niệm Phật phải học đòi theo Phật, nên coi việc bỏ dữ làm lành là nhiệm vụ của mình.

Người niệm Phật muốn được sanh Tịnh-Độ phảI thường nghĩ “ Tất cả sự vật thế gian đều là vô thường : Có thành tất có hoại, có sanh tất có tử , nếu không chuyên tu Phật pháp thời chết đây, sanh kia luân chuyển trong tứ sanh, lục đạo không biết bao giờ được giải thoát . Nay ta có duyên lành được nghe Phật pháp được tu Tịnh-Nghiệp, nên chuyên tâm niệm Phật, khi bỏ thân này sẽ sanh Tịnh-Độ, vào trong hoa sen báu thuần hưởng những điều vui thanh tịnh , thoát hẳn sinh tử, nhiệm vận chứng quả Bồ-Đề. Chính đó là công vụ của Đại trượng phu vậy. Khi vừa nhuốm bịnh liền phủi sạch thân tâm, không chút do dự, hướng về Tây Phương chuyên tưởng A-Di-Đà Phật, cùng Quán-Thế-Âm và Đại-Thế-Chí, rồi nhứt tâm niệm “ Nam mô A-Di-Đà Phật “ không ngớt tiếng. ĐốI với tất cả thế sự không được lo nghĩ đến , không được tham luyến. Nếu tạp niệm móng khởi phải gấp xưng niệm A-Di-Đà Phật và tha thiết mong được mau sinh về Tịnh-Dộ. Được như vậy quyết định vãng sanh. Nếu là mạng số chưa mãn thời đặng tự lành bịnh . Vì nhứt tâm niệm Phật có năng lực diệt được vô lượng tội chướng. Cẩn thận chớ sanh lòng lưu luyến thế gian. Thân giả tạm này có còn thời còn, có mất thời mất, chỉ cầu cho được vãng sanh., không chút ngần ngại như cởi đồ dơ rách, thay y phục lành sạch , vất bỏ thân phàm, bước lên Phật địa còn gì cao quí bằng.
Về sự tín tâm chơn thật mà tu hành , chính là vì muốn vãng sinh Cực-Lạc Thế-Giới , chuyên tâm nhiếp niệm trì một câu A-Di-Đà Phật. Chỉ một niệm này là bổn sư của mình, chỉ một niệm này là hóa Phật , chỉ một niệm này là mãnh tướng phá địa ngục , chỉ một niệm này là bửu kiếm chém bầy tà , chỉ một niệm này là đèn sáng lớn soi tốI tăm, chỉ một niệm này là thuyền to, chắc qua biển khổ, chỉ một niệm này là phương thuốc thần của lương y , chỉ một niệm này là đường tắt ra khỏi tam giới, chỉ một niệm này là bổn tánh Di-Đà, chỉ một niệm này là duy tâm Tịnh-Độ. Cố gắng làm sao ghi rõ một câu A-Di-Đà Phật này khắn nơi lòng chớ cho quên lãng. Niệm niệm thường hiện tiền , niệm niệm chẳng rời tâm. Vô sự cũng niệm như vậy, hữu sự cũng niệm như vậy, an vui cũng niệm như vậy, bịnh khổ cũng niệm như vậy , sống cũng niệm như vậy, chết cũng niệm như vậy. Một niệm rành rành không mê mờ như vậy thời cần gì hỏi thăm người để dò đường về nhà ư ?…
Khi soạn xong ngài đưa đi cầu chứng giám khắp các bậc thạc đức , không ai có thể đổi một chữ. Ngài dâng sách lên vua nhà Nguyên , xin phục lại giáo pháp của Liên Tông . Triều đình chuẩn y , và tôn ngài làm Tông Chủ, phụng hiệu là Hổ Khê Tôn Giả.
Đến năm Chí Thuận Ngươn niên ngài an tường viên tịch.
Trích bộ : Trấn Giang Phủ Chí
Liên Tông Bửu Giám
(144)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

HUỆ HANH
Huệ Hanh luật sư tự Thanh Chiếu, xuất gia học luật ở Linh Chi. Về sau ngài trụ trì chùa Diên Thọ ở Hàng Châu, chuyên tu Tịnh Nghiệp. Mỗi khi nói chuyện với người tất là khuyên niệm Phật. Ngài xây Bửu tháp, đúc tượng Tây Phương Tam Thánh, tưởng hảo uy nghiêm , ai cũng khen là bực nhứt.
Một hôm ông Giang Tự Nhiệm mơ thấy Thánh Tăng tay cầm bửu tòa từ trên hư không giáng xuống nói “ Huệ Hanh Luật Sư sẽ ngồi tòa này”. Chính ngày này, vừa lúc Tôn cư sĩ, một hội hữu trước đã đến từ biệt ngài, rồi ông ở tai nhà, đoan tọa kiết ấn mà qua đời. Ngài qua nhà Tôn cư sĩ thăm rồi trở về chùa bảo đạI chúng “ Tôn đạo hữu đã đi, tôi cũng đi “. Đại chúng họp đến niệm Phật, ngài nói kệ rằng

Di Đà luôn luôn niệm
Bạch hào tâm tâm tưởng
Nắm chặt, lòng chẳng thoái
Quyết định sanh An Dưỡng.

Dứt lời ngài đoan tọa mà thị tịch .
(145)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

SƯ NI DIỆU THÀNH
Sư ni Diệu Thành con họ Hà ở Hồ Châu. Cô bẩm tánh thông minh. Mẹ cô thờ Phật. Lúc còn thơ bé, mỗi khi thấy mẹ lễ Phật, niệm Phật , cô liền chắp tay niệm theo mẹ. Năm 21 tuổi cô về làm dâu họ Vương. Chưa đầy nửa năm chồng chết. Cha chồng vốn là một cư sĩ ăn chay, niệm Phật. Nhà chồng nghèo cô phải làm việc để cung phụng cha mẹ chồng. Sáng sớm và tối, cô tụng kinh Hoa Nghiêm, niệm Phật, định làm thời khóa thường ngày. Trải qua hơn 10 năm như vậy. Về sau cha chồng xuất gia làm sư tăng. Mẹ chồng qua đời cô bèn đến xuất gia làm ni tại am Quảng Nghiêm. Sau khi thọ cụ túc giới, cô giữ gìn giới hạnh tinh nghiêm, càng chuyên chí tụng kinh niệm Phật.
Năm Gia Khánh thứ 19 triều Thanh, cô nhuốm bịnh sơ sài , bảo đại chúng rằng “Tuổi đời của tôi đã mãn , ba ngày sau tôi sẽ về Tây Phương. Đại chúng nên gắng sức tu trì sau này hoặc còn có lúc được gặp nhau. Chớ quên lời dặn của tôi. “ Đến ngày thứ ba, giữa lúc cô đoan tọa niệm Phật , cô bỗng ngước đầu lên nói “ Đức A-Di-Đà Phật đã đến rước, tôi xin đi “. Dút lời cô liền nhắm mắt mà tịch, được 47 tuổi.
Trích Nhiễm Hương Tục Tập.
****
(145)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NI ĐẠO CÀNG
Sư ni Đạo Càng họ Trần , tự Thế Thiền , người Gia Hòa. Năm 17 tuổI, cô xuất gia tại La Am ở Tú Châu. Tánh cô thích ở riêng vắng vẻ. Cô xem truyện cơ duyên của cổ đức , bèn phát chí hướng thượng . Sau khi thọ cụ túc giới , cô đến chùa Quốc Thanh ở Thiên Thai , tham thiền lý ở Bửu Lâm đại sư. Khi ra mắt đại sư cô liền hỏi
- Thế nào là đại nhơn tướng ?
ĐạI sư bảo :
- Chờ đến lúc ngươi trừ bỏ ngũ chướng ta sẽ nói cho.
Cô nói
- Dữ không, thế thời đã gạt hòa thượng đấy.
ĐạI sư bảo
- Ngươi học ở đâu được cái thứ hư đầu thiền ấy thế ?
Cô bất giác toát mồ hôi ướt cả lưng, thoạt nhiên tỏ ngộ, bèn đảnh lễ . Đại sư gạn trở lại :
- Thế nào là tướng đại nhơn ?
Cô liền giang thẳng hai tay. Đại sư ấn khả.
Cô đã được tỏ lý, không đi tham học nữa , ở một am tranh nơi Nam Hồ Am ấy dột nát, cô vẫn ở an. Ngôn hạnh chơn thật, cảnh thuận, cảnh nghịch không động lòng. Lễ Hoa Nghiêm kinh , một chữ một lạy , được mãn ba bộ. Tụng đại phẩm Bát Nhã được vài mươi bộ . Lần lần đạo hạnh của cô truyền lan, thí chủ vân tập . Không bao lâu mà bên am tranh dột, rách đã mọc lên những điện, đường đồ sộ. Cô lập niệm Phật đường , hợp chúng niệm Phật , gần bốn mươi năm , ngày đêm tiếng chuông, mõ không ngớt. Cô có bài kệ tự thuật :

Học đạo chuyên cần, năm lại năm
Từ nay chẳng chấp có , không gì.
Về nhà mựa chớ ngồi nhà mãi
Sốt sắng vì người chủng thiện căn.

Mùa đông năm Gia Khánh thứ 25 cô nhuốm bịnh nhẹ. Ngày 11 tháng 11 cô nói “ ngày mai giờ dần tôi sẽ đi “. ( chỗ này bị rách chữ được, chữ không. Tôi cố chép lại, có thể không đúng nguyên bản). Hôm sau đến giờ dần. cô nói “ Tám mươi tám năm không chút tiếc luyến. Nay trở về nhà , nước trong trăng hiện “ . Rồi cô bảo chúng đồng thanh niệm Phật. Giây lát cô nằm nghiêng bên hữu mà tịch.
Ôi có Thiền, có Tịnh lại hiện nơi nữ lưu . Hy hữu thay.

Trích Nhiễm Hương Tập
(146)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NI LAN NHÃ
Sư ni Lan Nhã họ Trần , người Ninh Quốc. Chồng cô xuất gia làm tăng ở chùa Tây Thiền . Cô cũng xuất gia làm ni ở am Tam thừa. Ít lúc sau cô qua ở am Lan Nhã , nhơn đó mà được tên. Ban ngày cô tùy ni chúng lo việc am, Ban đêm cô riêng đoan tọa niệm Phật. Cô thích khổ hạnh ăm mặc đạm bạc. Anh ruột cô có lúc gởi cơm áo đến cho, cô từ mà nói rằng “ Tôi đã xuất gia, nếu thường cùng anh em qua lại thời khác gì tại gia “.
Về sau cô vô bịnh, đoan tọa niệm Phật mà vãng sanh. Nhằm tiết nóng nực, đến bảy ngày mà thây cô không sình hư.

Trích Nhiễm Hương Tập


NI ĐẠO NGỘ
Sư ni Đạo Ngộ tự Huệ Tâm , họ Uông, người Tông Giang. Cha mất sớm không có anh em, cô ở cùng với mẹ và bà nội. Nhà nghèo lắm. cô không lấy chồng , sớm tối phụng dưỡng mẹ và bà. Ít lâu sau cô xuất gia tại am Kiết Tường. Năm …… cô thọ cụ túc giới, ngày đêm tinh tấn , giữ gìn giới hạnh.
Tháng sáu năm ….. thứ 13, mẹ cô niệm Phật mà mất cách 7 ngày sau bà cô cũng qua đời. Đến mùng 5 tháng 8 cô thỉnh Đạo Sanh hòa thượng mà bạch rằng “ Việc lớn đã xong, con muốn về Tịnh-Độ, xin hòa thượng sắm cho một cái khánh . Và ngày mai nhờ chúng niệm Phật một ngày, để giúp con vãng sanh”. Chiều hôm ấy cô tắm gội sạch sẽ . Sáng ngày chúng họp niệm Phật suốt một ngày. Đến tối cô bảo mọI người “ Đức Phật đến tiếp dẫn tôi”. Rồi cô ngồi kiết già mà tịch.
Trích : Thánh Hiền Lục Tục Biên.
(146)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NI NHƯ TRÍ
Sư ni Như Trí hiệu Lễ Tuyền , họ Vương, người Kinh Triệu. Cô ăn chay từ bé, thích nghe tụng kinh niệm Phật. Thấy người chị họ xuất gia ở núi tu hành , cô ham mộ lắm song vì cha mẹ quá yêu nên cô chưa dám nói. Cô thường lên núi ở với chị, đội củi, gánh nước, ăn tương rau.
Năm 18 tuổI, cô mang bịnh nặng, thuốc men vô hiệu. Trong lúc hôn mê, cô chỉ đòi cạo tóc xuất gia, chớ không nói chi khác. Vì quá lo sợ nên cha mẹ đặt bàn hương án nguyện chư Phật gia hộ cho cô lành mạnh và hứa sẽ cho cô xuất gia. Bịnh cô tự nhiên giảm dần , ít hôm sau là cô được mạnh. Năm 21 tuổI cô cầu Đồng Bảo lão hòa thượng thế độ, rồi mùa đông năm ấy cô cầu thọ giới. Sớm tối cô lễ sám học luật rất chuyên cần, bỗng bịnh xưa tái phát. Cô gượng bịnh thọ mười giới. GiớI sư thương xót bảo cô về chùa điều dưỡng, chờ lành mạnh sẽ thọ cụ túc giới.
Về đến chùa bịnh thêm nặng không thể chữa, nhưng cô vẫn luôn niệm Phật không ngớt tiếng. Một hôm cô mở mát ngó lên hư không và chắp tay , miệng to tiếng ba lần xưng Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, đồng thời xá ba xá , rồi cô yên lặng mà qua đời. Bấy giờ nhằm ngày 17 tháng 11 năm Dân Quốc thứ 8.

Trích Cận ĐạI Vãng Sanh Truyện.
(147)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

DƯƠNG GIA VĨ
Ông Dương Gia Vỹ người Kiết An , một sanh viên thời Vạn Lịch triều Minh. Thuở trẻ ông rất ham học, không sách chi là không đọc , nhất là kinh sách của Phật giáo . Năm 13 tuổi ông trì giới bất sát rất nghiêm, dầu là rệp, muỗi cũng không làm hại Năm 24 tuổi, ông mang bịnh, mơ thấy đến Địa phủ ra mắt Địa Tạng Vương Bồ-Tát nơi điện Minh Dương . Sau khi thức dậy, ông mua cá, chim để thả và thỉnh tăng đến nhà tụng kinh niệm Phật.
Ít hôm sau ông nói “ Tôi sắp vãng sanh! Thanh liên hoa hiện ở trước tôi, đó không phải là cảnh Tịnh-Độ đấy ư ?”. Từ giờ đó trở đi ông to tiếng niệm Phật suốt ngày đêm. Một đêm nọ ông bảo người nhà tắt đèn và nói “ Tôi luôn ở trong Quang Minh của Phật, không phải thắp đèn”. Hỏi ông thấy những gì, ông đáp “ Sen báu nở bốn màu “. Hỏi có thấy Phật chăng ? ông đáp “ Thấy đức A-Di-Đà Phật hiện thân cao nghìn trượng. Đức Quán-Thế-Âm cũng hiện thân đồng như Phật. Chỉ chưa thấy đức Đại-Thế-Chí”. Dứt lời ông trổi dậy niệm hương rằng “ Kinh A-Di-Đà , công đức bất khả thuyết, bất khả thuyết, bất khả thuyết. Tôi được vãng sanh bực Thượng Phẩm” Rồi ông an tường mà mất.

Trích Vãng Sanh Tập

TRẦN ĐẠO DÂN
Ông Trần Đạo Dân người Ngô Giang , ăn chay trường từ bé. Năm Gia Tịnh thứ 26 ông qui y thọ ngũ giới nơi Kỳ Viên pháp sư. Mỗi ngày ông đi sáu thời khóa tụng , miệng không rời câu Phật.
Năm Vạn Lịch thứ 15, tháng 9 ông biết ngày giờ trước, đi từ biệt các đạo hữu. Đêm 17 vợ ông vừa thắp đèn để đan, ông vòng tay từ biệt vợ rồi lên giường ngồi. Ông cởi giầy, vớ cột chùm lại vớI nhau nói “Sáng mai không còn xỏ chơn vào nữa”. Vợ ông vội kêu con cái ra đứng xem chừng ông, và đồng thanh niệm Phật hòa theo ông. Đến nửa đêm ông yên lặng mà mất, thân vẫn còn ngồi ngay thẳng trên giường.

Trích : Thánh Hiền Lục Sơ Biên
(147)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

QUA DĨ AN
Ông Qua Dĩ An người Tiền Đường, qui y với Liên Trì đại sư . Ông vốn là người hiếu thuận, thích làm việc âm đức. Khi tuổi đã cao ông phụng Phật rất chí thành . Ông hợp sức với sư Nguyên Tố lập hội niệm Phật, tụng kinh Hoa Nghiêm. Được ít lâu ông nói “ Mạng số tôi gần mãn, tôi phải gấp lo tư lương về Tịnh-Độ” Rồi ông tự cấm túc ở riêng một nếp nhà , ngày đêm niệm Phật và quán tưởng Tây Phương. Một hôm ông gởi lời hẹn trước ngày vãng sanh và từ biệt các đạo hữu.
Trước kỳ hẹn hai ngày, thân quyến đến thăm ông, ai nấy đều tỏ vẻ buồn. Ông bảo “ Có sanh tất có tử, có gì mà buồn! tôi đang ngưng thần chú tưởng Tịnh-Độ, ra mắt đức Phật A-Di-Đà, các người chớ đem tình cảm làm loạn động chánh niệm của tôi!”. Ông cho ngườI thỉnh sư Nguyên Tố đến cùng ông đồng thanh niệm Phật . Quả thật ông chánh niệm phân minh , an lành mà từ trần đúng ngày ông đã hẹn.
Trích Vãng Sanh Tập.

ĐỖ CƯ SĨ
Đỗ Cư Sĩ người Thuận Thiên lánh tục, ở ẩn nơi trai đường cạnh chùa Thụy Quang tại Tây Sơn. Ngót ba mươi năm ông chuyên tâm niệm Phật. Có ai tới thăm viếng, ông chỉ chắp tay niệm Phật mà thôi.
Về sau ông dự biết sắp chết , bèn kết kỳ chín ngày lễ Phật sám hối. Mỗi khi đọc đến lời khẩn thiết trong sám văn thời ông nghẹn ngào rơi nước mắt. Lễ sám đủ 9 ngày , ông đoan tọa mà qua đời. Mười ngày sau mới nhập liệm, thây ông nhan sắc vẫn tươi như sống. Ngày ấy có mây ngũ sắc giăng trùm trên trai đường. Người ở Tây Sơn đều truyền nhau khen là sự lạ ít có.
Trích Vãng Sanh Tập.
(148)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CỐ NGUYÊN
Ông Cố nguyên hiệu Bửu Tràng Cư Sĩ , người Ứng Thiên. Ông là một danh sĩ thời Gia Tịnh , thuở trẻ nổi tiếng tài ba, làm thi thơ hay , viết chữ tốt , họa vẽ khéo . Năm 40 tuổi ông bỏ hẳn tất cả nghề trước , ăn chay trường, ở một mình trên một căn lầu nhỏ, chuyên tu thiền quán. Hàng phụ nữ, dầu là thân quyến, tuyệt không được thấy mặt ông. Mỗi đêm đến đầu canh năm , ông đánh mõ lớn, to tiếng niệm A-Di-Đà Phật.
Gần bên lầu có nhà hàng thịt , nghe tiếng mõ niệm Phật bèn dậy làm theo. Một hôm người hàng thịt ấy dậy trễ , giận rầy mụ vợ sao không đánh thức mình. Mụ vợ nói “ Anh không nghe giờ này ông Đạo Nhơn đánh mõ niệm Phật đấy ư ? Người ta thời lo tu hành , còn anh lo tạo nghiệp ác. Anh tự không biết tội , mà trở lại rầy tôi là sao vậy ?” Nghe vợ nói, người hàng thịt ngạc nhiên, tự xét lỗi, ăn năn lắm, bèn đập gẫy dao, bỏ nghề hàng thịt. Do đó những người hàng thịt trong xứ ấy cũng cảm hóa theo mà đổi nghề khác rất đông.
Ông Cố nguyên rất thân với Vân Cốc thiền sư ở chùa Thê Hà, và cùng thiền sư lập hội Tây Phương.
Hám Sơn Đức Thánh đại sư, một cao đệ của Vân Cốc thiền sư một hôm đến Thê Hà, trông thấy cư sĩ đang ngồi, dáng dạng rất thanh , đạiI sư đến gần , thấy cặp mắt của cư sĩ không nháy , gương mặt như người đã bỏ cõi trần. Lát sau cư sĩ vào điện lễ tháp thờ xá lợi Phật, đảnh tháp bỗng hiện ánh sáng năm màu chói rực hình như bức màn báu. Đại sư lấy làm lạ, đem việc đó hỏi Vân Cốc thiền sư . Sư bảo “ Đó là bửu tràng. Ông ấy đang quán tưởng Tây Phương đấy!”.
Ít lúc sau ông Cố Nguyên nhuốm bịnh nhẹ , ông thỉnh vài vị sư đến lầu niệm Phật . Người nhà chạy đến báo rằng “ Khắp cả nhà đều nghe mùi hương sen”. Chư sư tăng đều kính mừng. Nhưng ông vẫn thản nhiên như không, thong thả bảo chư sư rằng “ Hơn nửa tháng nay tôi luôn ngồi trong hoa sen thấy thân đức Phật A-Di-Đà lớn khắp cả hư không thế giới, thế giới đều có sắc huỳnh kim . Đức Phật mỉm cườI nhìn tôi, nắm tay tôi , cùng lấy y phủ lên mình tôi. Tôi sẽ vãng sanh Cực-Lạc!”.
Mấy ngườI con trai của ông khóc thưa “ Cha về Tây Phương đã an phận, còn bọn chúng con đây thời làm sao ?” Ông cười bảo “ Các con cho rằng cha sống ư? Chết ư ? không xem mặt trời kia : mọc phương đông, lặn phương tây. Quả là mặt trời lặn thiệt đấy ư ?”. Rồi ông hẹn giờ trước. Đến giờ ông tắm rửa, thay y phục , đoan tọa hướng về Tây Phương mà mất. Hương sen thơm ngát trọn ngày mới tan.
Trích Hàm Sơn Mộng Du Tập

(149)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÂU NGUYÊN CHÁNH
Ông Châu Nguyên Chánh , một danh sĩ ở Hải Diêm. Bình sanh ông có chí học đòi hạnh thánh hiền. Hằng ngày khắc kỷ rất nghiêm. Năm trên 60 tuổi được thâm nhập thiền duyệt, ông bèn ở riêng một ngôi nhà phía sau vườn, không tiếp khách, không hỏi đến việc nhà. Mỗi buổi sáng ông tụng một quyển kinh Pháp Hoa, xế chiều thời tĩnh tọa.
Một hôm ông Trần Tắc Lương , học trò của ông đến thăm và thưa “ Thầy tuổI đã cao sao không tạm khai giớI rượu ư ?” Ông nghiêm mặt bảo “ Có phải là trò muốn bảo ta nên điều dưỡng khí huyết đó không ? Trò không biết rằng ta đối vớI sự sanh tử đã được tự chủ ?” Tắc Lương rùng mình, khiếp sợ mà lui ra. Tháng 7 năm ấy ông nói với người con trai rằng “ Cha ở đây không phận sự gì, đáng nên đi”. NgườI con hỏi “ Cha tính sẽ đi đâu?” Ông đáp “ Đi Tây Phương Cực-Lạc Thế-Giới”. Con và cháu cố cầm ông lại.
Đến ngày mồng một tháng chạp, ông nhuốm bịnh nhẹ, bỏ ăn. Người nhà chộn rộn lo sắm đồ. Ông nói “ Chớ vội, đây là việc nửa đêm ngày mồng 8 , chớ chưa phải liền bây giờ.”. Đến kỳ ông đoan tọa muốn từ trần, song lại nói “ Trọn đời tôi không hề phụ ai một mảy gì. Mùa đông này ông thợ ở sau nhà dọn cỏ , và ban bằng một khoảng đất bên ngõ vườn ý muốn chờ mùng một tết tiện cho tôi đi đứng. Tôi chưa có chi đáp lại tấm lòng tốt ấy!”. Ông bảo đem giấy bút lại, rồI tự tay viết bài thi gởi tạ ông thợ ấy, và dặn con cháu sau khi ông mất chừng hai, ba giờ sẽ cho phụ nữ đến, có đến cũng chớ có khóc kể. Dặn xong ông vẫn ngồi yên tại chỗ nhắm mắt mà qua đời. Hừng sáng quyến thuộc đến bu chung quanh mà kêu khóc. Ông bỗng mở mắt, lắc đầu, khoát tay bảo đi ra. Khi bọn phụ nữ ra hết, ông mới nhắm mắt mà đi thẳng.
Trích bộ: Pháp Hoa Trì Nghiệm Sự Ký.

****

CHÂU ĐÌNH PHƯƠNG
Ông Châu Đình Phương người Vân Nam, tánh chơn thật hiền hòa. Khi làm ăn ông không tính là được hay thất. Nếu có dư tiền thì chia cho người nghèo. Có ai đến bàn luận với ông công việc gì, ông liền cười mà không đáp. Thậm chí có ai chế nhạo hay mắng nhục, ông cũng chỉ cười mà thôi.
Mỗi ngày, sáng sớm ông tụng một quyển kinh Kim Cang, một biến kinh A-Di-Đà , một quyển kinh Quán-Âm rồi hồi hướng Tịnh-Độ. Ông tự lấy làm vừa lòng với công việc ấy lắm. Ông từng nói “ Tôi chẳng rời nhựt dụng, chẳng móng tâm tham ái, như thế là đủ rồi”.
Năm 87 tuổi, tiết Thanh Minh ông lên mộ tạ từ Tổ Tiên. Về đến nhà ông liền nói với mọi người “ Đức A-Di-Đà Phật, Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát đồng đến rước tôi “. Rồi ông lại nói “ Đức Quán-Thế-Âm bảo tôi tuyệt đồ cá thịt năm ngày mới được về Tây Phương”. Và bắt đầu từ ngày đó , ông chỉ ăn cháo trắng với rau luộc . Đủ năm ngày, ông tắm gộI thay áo, đội mũ bảo các con em tụng danh hiệu của Thất Như Lai . Còn ông thời tụng kinh như những thời khóa thường ngày. Tụng niệm xong ông đoan tọa mà mất. Qua ngày sau, có mùi thơm lạ từ thây ông phát ra, sắc mặt vẫn tươi như sống.
Trích : Kim Cang Linh Ứng Lục.
(149)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

BÀO TÔNG TRIỆU
Cư sĩ Bào Tông Triệu tự Tánh Truyền. Người Thiệu Hưng. Nhà ông vốn là tín đồ đạo Phật đã nhiều đời. Năm 20 tuổi ông ăn chay trường, thọ ngũ giới, thuộc lòng hai bộ kinh Pháp Hoa và Lăng Nghiêm , mỗi ngày đều tụng giáp bộ một bận.
Ngày nọ thân phụ sai ông coi hàng giấy ở Gia Hưng, giận ông xé giấy xem , phạt ông quì. Một lát cho đứng dậy thời ông đã tụng xong mười quyển kinh Lăng Nghiêm.
Ít lâu sau, ông theo học đạo với các đại thiền sư như Tứ Bá, Tân Mộc vv…Khi gần già, ông đã hai, ba phen đến tham phỏng Liên Trì đại sư , rồi xin qui y thọ giới, và dốc lòng tu Tịnh-Nghiệp.
Ông nghiên cứu Phương Sơn Hiệp Luận và Vĩnh Tông Cảnh Lục , được tín giải thông lợi. Tự hiệu là Thiên Cổ cư sĩ. Ông có trứ tác tập “ Thiên Nhạc Minh Không”.
Khi sắp lâm chung, ông bảo người nhà sắm tiệc chay rồi mời các pháp hữu đến nhà đồng thanh niệm A-Di-Đà Phật . Lúc mặt trời sắp lặn ông chắp tay tạ mọi người mà nói “ Xin vĩnh biệt quí ngài !” rồi ông đoan tọa mà mất.
Trích Thiên Nhạc Minh Không Tập

TRANG QUẢNG HOÀN
Ông Trang Quảng Hoàn tự Phục Chơn , người Gia Hưng. Lúc trẻ học nho, lớn lên học y khoa . Đến năm ngoài 40 tuổi, ông nhàm việc đời, bèn chuyên luyện thuật dưỡng sanh. Ít lúc sau mang bịnh , ông ngậm ngùi than rằng “ Tôi lại không thể làm một người thanh nhàn trong trời đất này ư?” Ông tạo một miếng vườn, chất đá làm núi , trồng bông, sửa kiểng, rồi luôn ngày ngâm vịnh ở trong đó. Một hôm thấy bông héo rụng , nghĩ thân mạng vô thường , ông liền phá bỏ cảnh vườn, đóng cửa tọa thiền, tụng kinh Kim Cang, kinh A-Di-Đà v v…
Sau đó ông đi Hàng Châu , gặp một cụ già, cùng nhau bàn về Phật pháp. Cụ già hỏi “ Ông học Phật mà ai là thầy của ông ? “ Ông đáp
“ Tôi không có thầy “ Cụ già bảo “ Chắc ông đã từng đọc sách “Phục Khí” của Liễu Tử Hậu chứ ! Trên đường đạo vô thượng vi diệu mà không có ngườI dẫn dắt , đâu khỏi lầm lạc . Gần đây có Liên Trì đại sư ở chùa Vân Thê, sao ông không đến tham học ?”. Ông vâng lời đến chùa Vân Thê ra mắt Liên Trì đại sư . Đại sư giảng dạy về pháp môn Niệm Phật . Ông xin qui y thọ ngũ giới . Khi về đến nhà, ông định khóa năm vạn câu Phật. Hành trì nửa năm thì tâm địa đứng trong. Năm 80 tuổi ông lại đến Vân Thê thọ Bồ-Tát giới.
Ông thường lo người trong xứ không hiểu chánh pháp, phần đông xu hướng theo tà giáo , ông mới rút lấy yếu ngữ trong những bộ kinh luận về Tịnh-Độ làm thành bộ “ Tịnh-Độ Tư Lương Tập”. để khuyên người. Từ đó lần lần người trong xứ được cảm hóa mà trở về chánh pháp.
Trích Tịnh-Độ Tư Lương Tập
(150)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.6 khách