Đường về Cực Lạc

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

VƯƠNG CỔ
Ông Vương Cổ tự Mẫn Trung, người Đông Đô , là chắt của tướng quốc Vương Văn Đán. Nhà ông Cổ trì giới bất sát đã được 7 đời. Ông Cổ lại phát tâm phóng sanh đến một trăm vạn sinh mạng. Ông đến Giang Tây tham cứu thiền lý với Hối Đường và Vương Kỳ, hai vị Đại thiền sư. Sau khi trở về ông trước tác bộ “ Tịnh-Độ Quyết Nghi Tập” để hoằng dương pháp môn Tịnh-Độ. Lúc rảnh , xâu chuỗi không rời tay. Trong lúc đi đứng nằm ngồi chuyên tâm niệm Phật không để xen hở. Và dưới đây là bài tựa bộ “Tịnh-Độ Bửu Châu Tập” của ông viết:
“ Tâm chúng sanh thanh tịnh thời Phật độ tịnh. Pháp tánh vốn vô sanh mà vẫn luôn sanh. Có đức Phật Thế Tôn hiện tại đương thuyết pháp tại Cực-Lạc thế giới hiệu là A-Di-Đà. Cõi ấy cảnh duyên sâu thắng, nhơn dân thọ mạng vô biên . A-Di-Đà Phật bi tâm rất sâu, nguyện lực rất lớn. Phật thường phóng quang minh chiếu khắp thập phương nhiếp thọ mọi loài. Cực-Lạc thế giới tịnh diệu trang nghiêm bất khả tư nghị : Lưới ngọc sáng đẹp giữa chừng không , cây vàng ngay hàng trên bảo địa , trong ao đầy đủ nước bát công đức , hoa sen đủ màu tủa đủ sắc quang minh. Thiên nhạc trải ca cả ngày đêm , thiên hoa cúng dường khắp ức cõi. Chư Phật đồng tiếng ca tụng. Thánh phàm đua nhau cùng về. Chúng sanh trong tâm A-Di-Đà luôn luôn được nhiếp thọ , Tịnh-Độ trong tâm chúng sanh niệm niệm được vãng sanh. Thân gá hoa sen không rời vuông tấc , thần du cõi Tịnh há ngoài bổn tâm. Như gương sáng thâu hình vạn vật mà vẫn không có tới lui, dường trăng tròn in bóng nghìn sông, nhưng vốn không lên xuống. Đối thượng cơ viên đốn thời đều là bực “nhất sanh bổ xứ”, khai phương tiện quyền môn thời chia ra có chín phẩm thấp cao. Niệm lấy tự tánh A-Di-Đà bổn lai vô niệm, sanh duy tâm Cực-Lạc chơn thiệt vô sanh. Giải thoát sinh tử, mười niệm cũng được đến Bảo Địa. Hội về thật –tướng, nhị thừa rồi cũng chứng Bồ-Đề. Như thuyền lớn chở đá, dầu nặng nhưng cũng được khỏi chìm. Dường xuôi gió, trương buồm lướt sóng mà mau qua đến bến. Hễ tỏ ngộ thời Tịnh Độ không phảI xa, không phải gần , còn mê mờ thời chính gần mà thành xa.

Than ôi! Những kẻ ít học, chướng nhiều nghĩ nông, trí cạn, chê pháp môn Tịnh-Độ là quyền, tiểu đó là chê cả Mã Minh, Long Thọ là chưa phải, báng Thiên Thai và Trí Giả là chẳng thông. Cũng là chẳng chịu tự tin mình sẽ được thọ ký vô–thượng Bồ-Đề, chẳng bằng lòng sanh liền vào nhà của Phật. Ôi chim trong lồng, cá trong chậu mà vẫn ung dung nhẩy, lội vui chơi. Mạng người như ngựa chạy qua cửa sổ, như đèn để trước gió mà vẫn tưởng là lâu dài ! Khi còn thời sống uổng, lúc chết phải sa đọa. Đâu ngờ rằng Tịnh-Độ chính là miệng đức Đại Hùng tán thán , lời vàng cặn kẽ dậy khuyên. Y theo mà hành thời trong giây phút đã làm bạn với thánh hiền , nội chốc lát đã đầy đủ tướng hảo . Dứt hẳn ngũ trược ác báo, hưỡng mãi quả đẹp, thuần vui.Nếu là người bi, nguyện nặng lòng thời tự tư vào tam đồ mà độ chúng. Pháp môn siêu thắng dường ấy mà không biết, không tu , thật là kẻ đáng thương, đáng xót.
Triều vua Huy Tông nhà Tống , ông lãnh chức Hộ Bộ Thị Lang, không bao lâu ông an lành, vui vẻ mà tạ thế.
Có một cao tăng nhập định, thần du Tịnh-Độ thấy Vương Cổ và Các Phiền ngồi trên tòa sen báu.
Ông Phiền người Trừng Giang, quan Triều Tán Đại Phu . Nơi công thự cũng như ở tư gia ông đều dọn Tịnh thất thờ Phật. Một hôm đương lúc ông lễ niệm , xá lợi sáng chói từ trên không rớt xuống giữa bàn Phật . Về sau ông nhuốm bịnh, đoan tọa xây mặt về hướng Tây mà mất.

Trích bộ Tống Sử
Lạc Ban Văn Loại
Pháp Lữ Chí
(119)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHUNG LY CẨN

Ông Chung Ly Cẩn người Cối Kê, thân mẫu là Nhiệm phu nhân chuyên tu Tịnh-Độ, đến lúc lâm chung kêu ông mà dặn phải siêng niệm Phật. Từ ngày ấy ông Cần hăng hái tu trì , mỗi ngày thực hành 20 điều thiện. Ít lúc sau ông bổ nhiệm Triết Tây , gặp Từ Vân sám chủ luận giảng về yếu chỉ vãng sanh, công phu tu hành của ông càng thêm chuyên cần.
Thuở sanh tiền, Nhiệm phu nhân có trổ cốt tượng Phật bằng gỗ chiên đàn , hàng ngày bà thường bưng, đội trên đầu mà hành lễ. Sau khi bà vãng sanh, ông Cẩn chí thiết thờ tượng ấy. Một hôm đương lúc ông kính lễ , giữa chặng mày của tượng Phật ấy bỗng trồi ra hai hột xá lợi .
Không bao lâu ông bổ nhiệm Khai Phong Phủ. Một ngày nọ , đương lúc nửa đêm ông cho gọi người nhà bảo rằng “ Thái phu nhơn về cho tôi hay rằng giờ vãng sanh đã đến “ Nói xong ông ngồi kiết già mà qua đời. Trước đấy một ngày, cả nhà đồng chiêm bao thấy ông Cẩn ngồi trên tòa sen xanh, thiên nhạc du dương , bay trên hư không mà đi về hướng Tây.
Ông Cảnh Dung , con trai ông Cẩn , làm quan, chức Triều Thỉnh Đại Phu, thường ngày tụng Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh và tu niệm Phật tam muội. Ông từ quan, cất am tranh bên vườn để làm chỗ tịnh tu. Ông từng nói “ Đặng biết A-Di-Đà thời A-Di-Đà ! A-Di-Đà ! Chẳng biết A-Di-Đà thời biết làm sao? Biết làm sao? Chẳng biết Di-Đà thời Di-Đà ở ngoài phương Tây. Còn biết đặng Di-Đà thời Di-Đà chỉ tại trong nhà ta”. Một hôm ông thỉnh sa môn Diệu Ứng tụng Phổ Hiền Hạnh Nguyện phẩm, ông thắp hương chăm chỉ nghe. Nghe kinh xong, ông bái từ rồi hai tay kiết ấn mà đi.
Ông Tòng cháu ông Cẩn cư ngụ Tô Châu, cùng chư danh đức Cao Tăng lập hội Niệm Phật. Về sau ông không bịnh , đoan tọa, chắp tay hướng về Tây Phương , niệm Phật mà mất.
Trích bộ Phật Tổ Thống Kỷ.


MÃ VU
Ông Mã Vu tự Trọng Ngọc , người Hiệp Phi, thân phụ là Trung Túc Công Mã Lượng, Lúc ông làm thái thú Hàng Châu được Từ Vân sám chủ truyền cho pháp môn Tịnh-Độ nên toàn thể gia quyến đều phụng Phật.
Năm Ngươn Phong, ông Mã Vu gặp sa môn Quảng Sơ tặng cho tập “ Thập Nghi Luận” ông mừng lắm nói “ Nay tôi biết chỗ về”. Từ đó ông theo pháp thập niệm hồi hướng của Từ Vân sám chủ mà thực hành hơn 20 năm. Về sau ông cùng ông Vương Cổ qua lại với nhau, công phu niệm Phật của ông càng thêm phần tinh tiến. Ông thích lấy việc phóng sanh làm Phật sự. Khi làm quan ở Tuy Xuyên cùng Tân Đinh , ông đều dùng ân đức mà cai trị dân. MỗI ngày ông định thời khóa tụng kinh niệm Phật cùng quán tưởng Tây Phương.
Thuở ấy Kinh Vương phu nhân thần du Liên Trì thấy hai ngườI ngồI trên tòa sen lớn , người dẫn đạo bảo là ông Vương Kiệt với ông Mã Vu. Lúc đó Vương Kiệt đã vãng sanh, Mã Vu còn tại thế.
Năm Sùng Ninh nguyên niên , ông Vu nhuốm bịnh , tự biết trước ngày giờ , ông tắm rửa, thay y phục , ngồi kiết già hướng về Tây Phương niệm Phật mà đi. Giờ ông Vu mất, khói thơm kết lại như cây lọng xanh , từ phòng ông bay bổng lên cao. Sau đó vài ngày, trong nhà có hơn mườI người cùng chiêm bao thấy ông Vu về mách rằng “ Tôi đã được vãng sanh bậc thượng phẩm”.
Mùa thu năm ấy, đứa tớ gái của ông niệm Phật mà mất.
Ông Vĩnh Dật con trai ông Vu chuyên chú tu thập niệm và thập lục quán hơn 30 năm . Ngày có bịnh ông Dật thấy Phật Di-Đà và Quan-Âm Thế-Chí cùng Thánh Chúng đến tiếp dẫn, ông liền đoan tọa, kiết ấn, niệm Phật mà qua đời. Lúc đó hương thơm lạ khắp nhà. Khi đã liệm , trên linh cửu mọc hoa đẹp ngũ sắc và chói sáng.
Trích bộ Lạc Ban Văn Loại.

(121)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

GIANG CÔNG VỌNG
Ông Giang Công Vọng tự Dân Biểu , người Nghiêm Châu. Năm Kiến Trung nhà Tống ông đỗ tiến sĩ , phong chức Tả Tư Gián. Khi ông Thái Trung nhiếp chính, ghét các quan ngôn sự, bèn cho ông qua trấn thủ An Nam.
Ông Vọng cùng vợ là Du Thị hằng ngày ăn chay , thọ bát quan trai, tu niệm Phật tam muội. Ông có soạn bài “ Niệm Phật phương tiện “. Dưới đây là lược trích một đoạn: “ Các pháp thế gian và xuất thế gian, muốn tốn ít công mà chóng thành tựu , không gì bằng cột tâm vào một việc. Như xưng niệm A-Di-Đà Phật có phương tiện rất hay : Không cần động đến môi miệng, dùng chót lưỡi động nhè nhẹ nơi răng , tâm niệm ứng theo tiếng Phật rành rẽ rõ ràng . Tiếng không lọt ra ngoài, tánh nghe xoay vào trong Tâm ấn nơi lưỡi , lưỡi gợi tâm niệm . Từ nơi nghe mà quán lấy tâm , tâm trở lại nghe lấy tự tánh. Tiếng Phật, tâm nghe, tự tánh cả ba dung hộI với nhau thời niệm niệm viên thông. Lâu lâu tự thành “Duy tâm thức quán” Nếu là hạng người lợi căn thời niệm niệm bất sanh, tâm tâm vô sở , các căn vắng bặt, hình thức tiêu trừ , pháp pháp toàn chơn, môn môn tuyệt đối , bỗng chốc bèn thành “Chơn như thật quán”. Còn hạng người sơ cơ nhứt tâm chuyên niệm Phật hiệu , nhẫn đến lúc lăng xăng công việc cũng giữ chánh niệm không cho gián đoạn , đồng thời nhiếp cả sáu căn , tịnh niệm nối luôn, không ngoài tuần tháng quyết tự thành chánh định Kinh nói “ Tự Tâm làm Phật, Tự Tâm là Phật, Tự Tâm thấy Phật” chính là đó.
Người con trai ông chết, mách mộng với người cậu, nhờ thay lời cầu ông đến chùa Thiên Ninh vì mình mà tụng kinh Bửu Tích để được siêu độ, và nói “ Thấy nơi U Minh có tấm bia vàng đề rằng “ Ông Giang Công Vọng thân lãnh quan tước mà chí mộ xuất trần siêng lo tu hành, tâm không ái nhiễm . Lúc động, lúc tịnh đều không trái Phật pháp . Khi nói, khi nín đều hợp đạo màu. Tên họ thoát ngoài U đồ, chắc chắn sẽ về Tịnh-Độ”.
Ít lâu sau, ông Vọng được lịnh vua triệu về nước. Một hôm ông không bịnh, an nhiên vui vẻ mà từ trần.
Trích : Lạc Ban Văn Loại
Pháp Kim Thang.


TRẦN QUYỀN
Ông Trần Quyền tự Vinh Trung người Nam Kiếm Châu , triều vua Huy Tông Nhà Tống . Ông ở chức Tả Tư Gián, vì lời ngay trái tai mà phải bổ làm quan ở tỉnh ngoài.
Ông Quyền vốn thích kinh Hoa Nghiêm, tự hiệu là Hoa Nghiêm cư sĩ. Khi được gặp Minh Trí Pháp sư , ông hỏi tông chỉ Thiên Thai. Minh Trí Pháp sư đem môn chỉ quán bất tư nghị cảnh, dùng tánh đoạt tu thành vô tác hạnh mà giảng giải cho ông. Ông liền thâm nhập. Từ đó ông bỏ hẳn văn chương , chuyên tu niệm Phật tam muội. Ông từng viết bài tựa bộ “Tịnh Độ Thập Nghi Luận “ của Trí Giả đạI sư : “ Tâm ngườI vô thường, pháp cũng vô định. Tâm và pháp muôn vàn sai khác chính bởi tại đây. Tin đây thời tin khắp cả, nên Hoa Nghiêm nói thập tín. Nghi đây thời nghi tất cả. Tổ Trí Giả vì thế mà giảng thập nghi. Ra khỏI lưới nghi mà vào trọn nơi tín, thời chẳng rời chỗ này liền đặng cứu cánh. Tịnh-Độ là nơi cứu cánh ấy. Nơi đó có đức Giáo Chủ hiện đương thuyết pháp hiệu Vô-Lượng-Thọ Phật . Đức Phật ấy thuyết pháp chưa từng gián đoạn . Vì nghi làm chướng tai mình nên tự điếc mà không nghe. Vì nghi lấy tâm mình nên tự mê mà không hay biết. Vì không nghe, không biết nên chấp cứng thói quen ô trược , rồi vọng cho thác chất hoa sen là dối bịa, mà trọn không chịu tự xét tấm thân máu thịt hiện tạI đây từ đâu mà có ? từ đâu mà đến?
Tất từ nơi thai ngục. Thai ngục uế trược ấy có chút gì là chơn thật ? Do vì dựa theo nghiệp thức nên tự cách bản chơn, ở trong một huyễn cảnh mà lại chấp đây, chê kia, đời đời say mê, tuyệt hẳn thánh lộ.Vì Thế nên đức Bổn Sư Thích-Ca Như-Lai sanh lòng từ mẫn, đứng giữa cõi uế trược lên tiếng to kêu gọi , tán thán sự thanh tịnh an vui của cõi Tịnh-Độ. Ngài là vị Đại-Đạo-Sư ở bến sanh tử dùng pháp thoàn chở chúng sanh qua đến bờ Tịnh-Độ Nhưng bờ thanh tịnh của đức Từ Phụ A-Di-Đà vốn không phân bỉ thử, thuyền chánh pháp của Bổn Sư Thích Ca thiệt chẳng có lại qua. Ví như lồng đèn tám mặt, một ngọn đèn mà chia chiếu tám phương , mặt kiếng có đông, tây mà ánh sáng thì vẫn một. Đức A-Di-Đà thuyết pháp vốn khắp trong ánh sáng , vì muốn có chỗ chuyên chú nên đức Thích Ca chỉ một mặt Tây. Cho nên người đã được đến bờ Tịnh-Độ mới có thể bặt dứt bỉ thử, kẻ chưa nhập pháp giới làm gì quên được đông, tây ! ĐốI với pháp môn này nếu là ngườI chưa đạt tới cứu cánh thời chớ có sanh lòng nê chấp , cũng đừng phân tách kia đây, chỉ nên chánh niệm tin chắc mà thôi. Đây chính là thâm ý của hai Đức Giáo Chủ, mà cũng là chỗ quyết tin của Tổ Trí Giả vậy. Tín là mẹ của tất cả các pháp lành , nghi là gốc của muôn vàn ác nghiệp. Nếu có thể thuận theo tin, đào gốc nghi , thời hạng người nghiệp chướng nặng nề trước kia , kẻ điếc liền hết điếc mà được nghe, người mê liền tỏ ngộ mà được biết, chưa ra khỏi sanh tử sẽ được ra khỏi, chưa sanh Tịnh-Độ tất được vãng sanh. Thuận theo lời đức Bổn Sư mà đến ra mắt đức Từ Phụ rồi thể theo chí nguyên của Từ Phụ mà trở lại phụ trợ Bổn Sư , không rời Cực-Lạc mà đến khắp mườI phương, ngồi an trên liên đài mà phân thân pháp giới.
Từ khi hai đức Giáo Chủ lập pháp tới nay, những người đã được như thế nhiều như số cát sông Hằng , còn gì mà chẳng chịu tin , còn gì mà cứ nghi ngờ? Mình đã tin nên tìm phương chước dẫn dắt mọi người cùng tin, đây chính là bi mẫn của tổ Trí Giả vậy”.
Về sau ông đến cất nhà ở Lô Sơn. Một hôm ông bảo ngườI nhà rằng “ Năm trước mắc nhiều hoạn nạn, tôi chỉ sợ sự chết làm gián đoạn công phu hành đạo. Đến nay thời vòng sống chết tôi đã được ra khỏi”. Dứt lời ông Quyền đoan tọa, an vui mà mất , thọ 65 tuổi
Trích ở bộ Đông Đô Sự Lược
Phật Tổ Thống Kỷ
Lý Trung Định Tập.

(122)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

DAO ƯỚC
Ông Dao Ước người Hồ Châu , thông kinh luận chuyên chí Tây Phương. Giác Hải Đại Sư lập thành hội niệm Phật chính nhờ ông Ước cổ xướng.
Một hôm ông Ước nói với Đại Sư rằng “ Từ lâu tôi nhàm chán thân sống vô thường này , không còn mấy ngày nữa tôi sẽ về Cực-Lạc. Xin Đại Sư trợ niệm cho tôi”. Giác HảI Đại Sư liền mỗi ngày cùng ông Ước đồng thanh niệm hồng danh của Phật. Ít hôm sau ông Ước đoan tọa mà từ trần. Đêm ấy Giác Hải Đại Sư mơ thấy ông Ước về mách rằng “ Tôi đã được vãng sanh Tịnh-Độ, đó là nhờ sức trợ niệm của ĐạI Sư”. ĐạiI Sư nói “ Tôi muốn cùng đi vớI ông được không? “ Ông Ước đáp “ Tuổi thọ của ĐạI Sư chưa mãn , thầy Cảnh Ý ở chùa sẽ được về trước “.
Sư Cảnh Ý là hội viên của Hội Niệm Phật. Cách tháng sau, sư Cảnh Ý biết giờ trước, vui vẻ niệm Phật mà tịch.

Trích bộ Phật Tổ Thống Kỷ.



LÂU MÂN
Ông Lâu Mân người Minh Châu , anh ruột là ông Bửu Châu thường rước chư tăng về nhà để cùng đàm luận. MỗI lúc như vậy, ông Mân ở một bên chăm chỉ lắng nghe. Do đó nên đối với Phật pháp lòng tin mộ của ông ngày càng thêm sâu.
Năm 22 tuổi mang bịnh nặng, ông nguyện quyết về Tịnh-Độ, thưa với cha mẹ rằng “ Nếu con được sanh về Cực-Lạc để được thấy Phật, nghe pháp thời có gì quí bằng”. Liền thỉnh chư tăng đến nhà tụng Quán-Vô-Lượng-Thọ-Phật Kinh. Ông Mân xin dọn bàn, thiết tượng Phật đối với giường bịnh để ông chiêm ngưỡng , rồi ông chăm nhìn tượng Phật mắt không hề rời. Vài giờ sau ông bỗng hiện vẻ vui mừng mà rằng “ Tôi đã được ở Cực-Lạc” Rồi ông xây mặt về hướng Tây , xướng hồng danh của Phật mà mất.
Trích bộ Phật Tổ Thống Kỷ.

(123)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

VƯƠNG NHỰT HƯU
Ông Vương Nhựt Hưu tự Hư Trung, người Lô Châu. Triều vua Cao Tông nhà Tống ông đỗ Tiến Sĩ , không chịu làm quan. Ông học rộng, quán thông cả kinh sử. Dậy truyền nho, đạo lục kinh, Luận Ngữ, Mạnh Tử.
Được ít lâu một ngày nọ ông bỏ cả thế pháp , chỉ chuyên tu niệm Phật. mặc vải thô, ăn chay. MỗI ngày lễ Phật một nghìn lạy.
Ông có soạn bộ “Long Thơ Tịnh-Độ”. Trong đó đem pháp môn Tịnh-Độ khuyến dẫn trên từ vua, quan , sĩ đạI phu, dưới đến hàng tôi tớ, ăn mày, hàng thịt. Văn dễ, lời cạn , rất rõ, rất thiết, như lời phụ huynh khuyên dạy con trẻ. Đọc đến dễ cảm, dễ hiểu.
Mỗi sáng sớm ông lễ Phật, phát nguyện rằng “ Đệ tử Nhựt Hưu, kính vì tất cả chúng sanh trong pháp giới mà thắp hương đảnh lễ thập phương chư Phật , Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng . Xin cho được thành tựu tất cả thiện nguyện , tế độ tất cả chúng sanh. Đến khi mạng chung liền sanh Cực-Lạc, thấy Phật, nghe pháp, chứng vô sanh nhẫn, đủ lục thần thông rồi trở lạI cõi trược này giáo hóa chúng sanh , lần lần làm cho chốn Diêm Phù Đề này , nhẫn đến cõi Ta-Bà và thập phương vô lượng thế giới đều thanh tịnh như Cực-Lạc Thế-Giới”.
Ông lại nguyện rằng “ Đệ tử Nhựt Hưu kính vì tất cả mọi loài , niệm “Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật “ 108 biến để trồng vô thượng thiện căn , niệm “Nam mô A-Di-Đà Phật” 108 câu để kết vô thượng thiện duyên. Nguyện tất cả mọi loài đều được đượm nhuần ơn đức của Phật. Cùng thương nhau, yêu nhau, chẳng tranh giết lẫn nhau, chẳng lấn hiếp, ăn nuốt lẫn nhau. Đồng tấn tu Phật pháp , đồng thoát ly khổ hải, đồng siêu sanh Tịnh-Độ”.
Ông lại nguyện rằng “ Đệ tử Nhựt Hưu túc nghiệp sâu nặng xin vì những chúng sinh bị con giết ngày trước bị con ăn ngày trước nhẫn đến tất cả sanh vật bị giết, bị ăn trong cõi này , mỗi ngày niệm “Nam mô Tây Phương Cực-Lạc Thế Giới tam thập lục vạn ức nhứt thập nhứt vạn cửu thiên ngũ bá đồng danh hiệu A-Di-Đà Phật “ 120 biến , ngưỡng mong Như Lai bủa lòng đại từ bi độ tất cả chúng sanh đồng sanh Cực-Lạc thế giới”.
Niên hiệu Càn Đạo , tháng giêng năm Quí Tỵ Ông Lý Ngạn Bật ở Lô Lăng cho mấy người con trai đến thọ giáo với ông Nhựt Hưu. Mùng 5 tháng 4 năm ấy, ông Bật bệnh nặng . Đêm 19 tháng 4 ông Bật mơ thấy một ngườI tự xưng là Long Thơ cư sĩ đến bảo ông rằng “Dậy ăn cháo trắng sẽ mạnh! Ông có nhớ Khuyết Trọng Mã dậy cho ông con đường tu hành mau tắt đấy không?” Ông Bật đáp “ Có, mỗi ngày tôi vẫn niệm Phật luôn”. Sau khi thức dậy, ông Bật đòi ăn chao trắng. Ăn xong bịnh liền lành.
Ít hôm sau mấy người con ông Bật trở về thuật lại rằng “Ông Nhựt Hưu đã tạ thế từ tháng trước. Ba ngày trước khi chết , ông ấy đi từ biết khắp tất cả thân hữu nói rằng mình sắp đi xa , khuyên mọi ngườI gắng tinh tiến niệm Phật. Đồng thời ông ấy hẹn ngày đi . Đến kỳ ông ấy vẫn giảng sách cho học trò học, cùng lễ Phật, tụng niệm như thường ngày . Đến canh ba ông bỗng to tiêng niệm ba lần “Nam mô A-Di-Đà Phật” rồI nói lớn rằng “ Phật đã đến rước tôi” dứt lời ông ấy vẫn đứng ngay thẳng trước bàn Phật , chắp tay mà vãng sanh”. Thuật xong mấy người con trao lại bức chân dung của ông Nhựt Hưu . Ông Bật xem chơn dung ấy giống hệt người mà ông đã thấy trong mộng đêm hôm trước. Cảm động, ông Bật bèn khắc tượng ông Hưu và thuật việc mình với mọi người. Do đó nên nhiều người ở Lô Lăng kính thờ tượng ông Hưu tại nhà .
Năm Hàm Hựu, ông Lữ Mông Ích khắc bản bộ “Long Thơ tịnh-Độ” thợ khắc đến thiên “ Chúc Nguyện” trong gỗ có vật cứng chạm lưỡi đục, cậy ra được ba viên ngọc xá lợi . Ông Sư Thuyết bèn ghi việc được xá lơi để ở thiên đầu.
Trích Lạc Ban Văn Loại
Long Thơ Tịnh Độ

(124)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

DIÊM BAN VINH
Ông Diêm Ban Vinh người Thanh Dương . Năm ba muoi tuổi ngoài, gặp một sư tăng khuyên tu Tịnh-Độ trì chú vãng sanh. Ông liền ăn chay trường, mỗI ngày hướng về Tây Phương tụng chú một nghìn biến . Ông dốc xuất cả gia quyến của ông đồng thanh cùng tụng. Tu tập như vậy được hai mươi năm.
Triều Tống năm Thiệu Hy nguyên niên , ngày mùng một tháng giêng ông đọc kinh “ĐạI Niết Bàn” than rằng “ Nhơn sanh như mộng huyễn thôi, ta còn quyến luyến gì nữa”. Ngày mồng một tháng ba có mùi hương lạ ngào ngạt cả nhà, trọn ngày mới tan . Đêm ấy con trai ông mơ thấy Đức A-Di-Đà Phật phóng quang minh chiếu khắp nhà cửa , nhà cửa đều biến thành màu huỳnh kim. Năm ngày sau , sáng sớm ông Vinh khóa tụng như thường. Tụng niệm xong , ông day lại bảo quyến thuộc rằng “ Hôm nay tôi đi về , cẩn thận chớ làm rầy”. RồI ông xây mặt về hướng Tây ngồi kiết già, nhắm mắt . Đến cuối giờ ngọ ông vụt nói “ Tôi đi “. Ông liền dứng dậy đi vài bước, giơ tay kết ấn , mỉm cườI đứng yên mà mất.
Trích Lạc Ban Văn Loại

MAI PHƯỚC
Ông Mai Phước người Tòng Giang , thường ngày trai giới tụng kinh , chú tâm nơi Tịnh-Độ . Khi lâm chung biết trước ngày giờ , ông chuyên tụng Đại-Thế-Chí Bồ-Tát . Đến ngày thứ bảy ông tự tắm rửa, thay y phục rồi đoan tọa mà nói với mọi người rằng “ Đức Đại-Thế-Chí Bồ-Tát đến rước tôi về Cực-Lạc”. Dứt lời ngồi yên mà mất.
Trích bộ Phật Tổ Thống Kỷ.
(124)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGÔ KHẮC KỶ
Ông Ngô Khắc Kỷ hiệu Khải Am cư sĩ , ngụ ở Phủ Giang. Ông bị đau mắt lâu ngày mà không lành , xốn nhức khó chịu. Có người khuyên ông trì niệm danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, ông nghe lời, không bao lâu mắt được lành. Từ đó ông tín hướng Phật pháp.
Một lúc nọ ông đọc kinh Thủ Lăng Nghiêm đến đoạn “Cả hư không sanh trong tâm như chút mây điểm giữa trời” , tâm trí ông bỗng mở thông. Kế ông đọc tiếp bộ Tông Cảnh Lục lâu lâu bèn được ngộ nhập. Ông soạn bộ Pháp Hoa Khu Kiện hồi hướng công đức, nguyện sanh Cực-Lạc thế giới. Ông từng nói “Không đọc kinh Pháp Hoa , không do đâu thấu rõ diệu pháp vốn sẵn đủ nơi tâm ta. Còn chẳng sanh Cực-Lạc thời chẳng chứng được diệu pháp vốn sẵn đủ nơi tâm mình. Đức Như Lai cặn kẽ dậy bảo, Tổ Trí Giả tha thiết hoằng truyền . Lòng từ mẫn của Phật và Tổ cũng đồng một mục đích”.
Năm Càn Đạo ông qua ngụ Tô Châu cùng vớI Thiệt Công ĐạI Sư lập hội niệm Phật. Ông bảo với thợ họa đồ thập pháp giới và Tây Phương Cửu Phẩm ở hai bên điện. Bức Thập Pháp Giới để tiêu biểu ý nghĩa “Vạn pháp duy tâm”. Bức Cửu Phẩm để chỉ con đường giải thoát mau, tắt. Ông Chung Ly Tòng, một hội Hữu làm lời ký.
Năm Gia Định thứ bảy, Ông Kỷ tạ thế tại Bửu Tích Sơn , thọ 75 tuổI . Có lời trối nên làm lễ trà tỳ theo pháp của chư tăng.
Trích : Phật Tổ Thống Kỷ
Lac Ban Văn Loại.

VƯƠNG CỬU LIÊN
Ông Vương Cửu Liên người triều Nguyên , siêng tu Tịnh- Nghiệp , y theo kinh mà tập quán tưởng. Nhưng mỗi khi ông mơ thấy Phật đều là hình tượng chứ không phải Phật thiệt. Ông đem việc ấy hỏi Tịnh Công Đại Sư . Tịch Công bảo “ Việc ấy rất dễ, ông còn nhớ dung mạo của thân phụ ông chăng? “ Cửu Liên thưa “ Nhớ”. Tịch Công lại hỏi “ Lúc ông chiêm bao , có thấy thân phụ ông khác với lúc còn sống không? “ Cửu Liên thưa “ Không khác”. Tịch Công giảng giải “ Phật vốn vô tướng, nhơn nơi tâm niệm mà thành tướng . Ông muốn thấy Phật thời nên tưởng thân phụ ông là Phật A-Di-Đà . tưởng giữa chặng mày thành tướng Bạch Hào , tưởng mặt thành sắc chơn kim , tưởng ông ấy ngồi trên tòa sen báu . Tập như vậy lâu lâu quán tưởng sẽ thành , rồi lần lần thấy thân ông ấy càng ngày càng cao lớn khắp cả hư không thời là được thấy Phật thiệt”. Ông Cửu Liên y theo lời của Tịch Công đã chỉ dậy mà tu tập , từ đó về sau mỗI khi mơ thấy cha ông liền tưởng là thấy đức A-Di-Đà Phật. Ít lâu sau cha ông dắt ông ngồI lên tòa sen mà thuyết pháp cho nghe. Cửu Liên nghe pháp, tâm được khai ngộ từ đó công hạnh tu hành của ông càng thêm chuyên cần.
Ông Mã Sanh, một người bạn cũ của cha ông Liên đi xa về, đến thăm ông Liên mà thuật lại rằng: “Cách tháng trước đây, tôi mang bệnh nặng chết, bị bắt dẫn đến địa ngục. Giữa lúc kinh hoàng, Bỗng có ánh sáng vàng chiếu đến trên mình tôi . Trong ánh sáng hiện ra một người kêu tên tôi .Tôi nhìn kỹ té ra thân phụ của cháu. Ông ấy bảo người đưa tôi về nhờ đó tôi mới được sống lại Chẳng biết thân phụ cháu thuở sinh tiền tu hành thế nào mà được đến bực ấy?” Cửu Liên bèn thuật việc mình quán tưởng theo lời chỉ dạy của Tịch Công. Mã Sanh nghe xong cảm đông lắm liền lập nguyện, bắt đầu từ ngày đó nhứt tâm chuyên tu Tịnh-Nghiệp.
Trích Lang Hoàn Ký.
(125)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

MÃ VINH TỔ
Ông Mã Vinh Tổ người Thủy Tú ( Chiết Giang ). Năm 30 tuổi mang bịnh ói ra máu. Năm năm sau bịnh càng thêm nặng, ăn vào liền ụa mửa. Sư Tường Phong là người đồng hương, lúc chưa xuất gia cùng ông Vinh Tổ có quen biết nhau. Năm ấy sư về thăm làng . Vinh Tổ thấy cử chỉ, ngôn ngữ của sư bèn sanh lòng kính mộ , mới hỏI phương thuốc chữa bịnh. Sư Tường phong bảo “ Bịnh của anh thuốc men không thể chữa lành được. Nếu anh có thể bỏ hết việc đời chỉ chuyên lòng tưởng Phật , niêm Phật. Lâu ngày công sâu, vô minh dứt lần , bịnh nặng sinh tử từ vô lượng kiếp tới nay liền đặng giải thoát , thời còn có bịnh hoạn gì mà phảI lo sợ nữa?” Ông Vinh Tổ tỉnh ngộ, từ đó trở đi trường trai tu Tịnh-Nghiệp , không bao lâu mà bịnh lành. Trước ngày phát tâm, ông mơ thấy trên hư không hiện vô số chữ “ thọ “ chiếu sáng rực rỡ .Đến khi đọc kinh thấy câu “ Đức A-Di-Đà Phật hiệu là Vô Lượng Thọ Phật, cũng hiệu là Vô Lượng Quang Phật” rất hiệp với cảnh chiêm bao. Ông mừng lắm, tự cho là mình có duyên với Phật . Rồi ông đi thọ tam qui và ngũ giới. Ông định thời khóa biểu mỗi ngày niệm ba vạn câu Phật hiệu , tụng một biến kinh Di-Đà, một biến kinh Kim Cang, và đoan tọa quán tưởng. Thỉnh thoảng ông mờI các đạo hữu họp nhau ngày đêm niệm danh hiệu Phật.

Tháng giêng năm 48 tuổI , ông từ Tô Châu về nhà , qua tháng sau thời nằm bịnh. Mùng một tháng ba , ông bảo người nhà rằng “ Tôi từ năm 35 tuổi phát Bồ-Đề tâm chỉ cầu trang nghiêm Tịnh-Độ lợi ích quần sanh. Dầu cho tước công hầu ở đời cũng xem như dép rách . Hiện nay dầu bịnh khổ nơi thân , nhưng trong tâm vẫn an vui không chút xao động . Ngõ hầu lúc lâm chung, chánh niệm vãng sanh Tây Phương Cực-Lạc thế giới”. Có người hỏi “ Gia nghiệp không được dư giả, ông đi những người ở lại mới làm sao?” Ông đáp “ mỗi người tự có phần nấy chẳng phải chỗ tôi lo đến được”. Chiều ngày 18 ông nói “Sáng mai cần phải đại sám hối “ Sáng sớm ông gượng bịnh, thay áo lễ Phật, rồI đoan tọa day mặt về hướng Tây tụng hiệu Phật hai trăm câu, và bài văn phát nguyện của Tổ Vân Thê
Khể thủ Tây Phương An-Lạc Quốc
Thiết vi u ám tất dao văn
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông
Nhất thiết chúng sinh thành chính giác
Tàn một cây nhang mới đi nghỉ . Ngày 21 ông nói “ Đức Phật và hai vị Đại Sĩ đến thuyết pháp cho tôi nghe. Tôi luôn được ở trong quang minh của Phật”. Ngày 22 ông nói “ Quan-Thế-Âm Bồ-Tát đem tịnh thủy tắm cho tôi , rửa sạch hoặc nghiệp của tôi. Thân tâm tôi bây giờ mát mẻ lắm, vui thích không thể tả được”. Chiều lại có người bạn thân là ông Trần Hồng Điều đến hỏi thăm “ Anh có niệm Phật không?” ông đáp “ có” ông Điều bảo “ Chẳng nên trước tướng”. Ông đáp “ Tức tâm tức Phật. Nào có trước tướng”. RồI ông nằm nghiêng qua bên hữu liền tiếng niệm “Nam mô A-Di-Đà Phật” mà qua đời. Bấy giờ nhằm năm Càn Long thứ 56 ngày 29 tháng 3.

Lúc đó Thường Phong hòa thuợng đương kết thất ở Văn
Tinh Các ( Tô Châu) , tu niệm Phật tam muội. Mùa đông năm ấy , một đêm nọ ngài mơ thấy có ba người dung nghi cao lớn, oai nghiêm, đầu có vầng sáng tròn đồng đi thẳng vào thất ngồi ngay thẳng, day mặt về hướng nam. Ngài Tường Phong làm lễ xong thưa rằng “ Ba vị Đại Đức ở đâu quang lâm đến tệ xá?” Người ngồi giữa đáp “ Chúng tôi từ Tây Phương đến”. Ngài thưa “ Có phải là người trong nước Cực-Lạc của Phật A-Di-Đà chăng?” đáp “ phải đấy”. Ngài hỏi “ Dám hỏi quí vị Đại Đức quí danh là chi?” Ba người đồng thanh hỏi lại “ Ông tên chi?” Ngài Tường Phong thưa “ Đệ tử pháp danh là Đạt Văn”. Người ngồi giữa nói “ Ông vọng ngữ rồi” Ngài thưa “ Đệ tử thưa thiệt chớ chẳng phải nói dối ”. Người ngồi giữa hỏi “ Ông tên chi?” Ngài thưa “ Đệ tử pháp danh Đạt Văn”. Người ngồi giữa nói “ Lại vọng ngữ nữa”. Ngài thưa “ Chẳng phải đệ tử nói dối, cớ sao Đại Đức lại cho là đệ tử vọng ngữ?”. Người ngồi giữa bảo “ Tất cả chúng sanh cho vọng là chơn , chấp giả làm thiệt , vì thế phải bị luân hồi sinh tử. Nếu là người có trí, thấu rõ là vọng, là giả liền không sanh tử. Ông chớ có mê mờ mà quên mất chơn tâm của ông Phải biết rằng chơn tâm không tâm, chơn tri không tri. Giác tri là ma. Nơi Phật vốn không tri giác . Ông phải tin lấy chớ có nghi ngờ”. Vừa nghe xong , ngài Tường Phong liền tỏ ngộ, tâm trí rỗng suốt, thấu bổn chơn tâm. Ngài bèn thưa “ Lời dạy của Đại Đức chính là Phật pháp bất khả tư nghị. Dám thưa Đại Đức , Đại Đức đã từ nước Cực Lạc đến đây chẳng biết có từng thấy đức A-Di-Đà Phật chăng?” Người ngồI bên tả nói “ Ông phải tự mình thấy Phật mới được”.



Ba người đứng dậy . MỗI ngườI vỗ trên đầu ngài Tường Phong một cái mà nói kệ rằng :

NgườI thứ 1:
Phải gắng siêng tinh tiến
Tu các nghiệp thanh tịnh
Nhơn chắc thời quả thiệt
Chớ ôm lòng nghi ngờ

NgườI thứ 2
Các pháp từ tâm sanh
Các pháp từ tâm diệt
Tâm pháp bổn lai không
Thủ xả bất khả đắc

NgườI thứ 3
Sanh, Phật, tâm, pháp đồng
Ví như cảnh trong mộng
Như huyễn tam ma đề
Ông đã hiểu đôi phần

Ba người nói kệ vừa dứt, thoạt thấy ông Mã Vinh Tổ nghiêm chỉnh, oai nghi đảnh lễ ba vị ấy. Ba vị liền xẹt lên hư không, bay về hướng Tây. Đồng thời nghe tiếng nhạc du dương, tiếng niệm Phật khắp trời.
Ông Mã Vinh Tổ lại xây về hướng ngài Tường Phong cúi đầu lễ ba lạy rồi nói “ Nhờ thầy khuyên tôi qui y tam bảo , chuyên tu Tịnh-Nghiệp , nay tôi đã sanh về Tịnh-Độ hưởng đại an lạc nên tôi thỉnh ba vị đại sĩ đến đây diễn pháp màu để báo ơn thầy”. Nói xong ông Mã Vinh Tổ lễ ngài ba lạy nữa rồi chắp tay niệm Phật bay về hướng Tây. Vừa lúc tiếng hồng chung khua vang, ngài vụt choàng tỉnh dậy. Rạng ngày, hòa thượng Tường Phong chép lại các việc nghe thấy trong đêm qua thành thiên “Mộng ký”.
Về sau ngài Tường Phong ẩn tu nơi chùa Phước Thành ở Lũ Giang, lúc lâm chung biết trước ngày giờ, đoan tọa mà tịch.
Trích các bộ: Nhứt Hạnh Cư Tập
Tây Phương Công Cứ Thơ Chứng
Nhiễm Hương Tập.
(127)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

LỤC SĨ THUYÊN
Ông Lục Sĩ Thuyên người Tô Châu , nhơn dự lễ Lương Hoàng sám để cầu cho bạn lành bịnh mà ông phát tâm tu Phật. Ông qua Thiên Ninh Am thọ Bồ-Tát giới . Vừa gặp lúc Tịch-Căn Bồ-Tát giáng thần nơi Ngọc Đàn giảng dậy pháp môn niệm Phật khuyên mọi người phải nghĩ đến sinh tử luân hồi , nhứt tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ . Bồ-Tát thuyết pháp được 11 hội. Từ đó những người dự hội mới bắt đầu biết hồi hướng Tịnh-Độ Ông Sĩ Thuyên cũng chuyên tâm trì niệm, quán tưởng, cùng tụng kinh Pháp Hoa. Ông trường trai được hai năm , kế mang bịnh kém ăn, ông bèn khai giới thực nhục (tức là ăn mặn) . Bịnh ngày càng thêm nặng. Tự biết sắp chết, ông rất ăn năn hổ thẹn , liền dứt hẳn cá thịt , miệng không ngớt niệm A-Di-Đà Phật. Ông căn dặn người con gái của ông phải ăn chay niệm Phật , khi ông mất không được than khóc. Bảy ngày sau bịnh làm xung, mắt ông ngó lên hư không như thấy cái gì. Miệng thời nói “ Bạch-liên, Bạch hạc, chư Thượng Thiện Nhơn “ Ông lại luôn miệng nói “ Phật! Phật! Phật ! ” . Ông trở mình nằm nghiêng phía bên hữu mà đi. Bỗng có mùi hương lạ thơm ngát cả nhà. Bấy giờ là ngày 18 tháng 5 năm Càn Long thứ 52, ông được 39 tuổi.

Qua năm sau ngày mùng 1 tháng 5 ông Sĩ Thuyên giáng thần ở ngọc Đàn bảo mọi người rằng “ Ngày trước tôi sắp phải đọa lạc . Nhờ lúc lâm chung chánh niệm kiên cố nên may mắn được đức Phật đến tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương.
Tất cả người đời đều có một việc rất khẩn yếu không nột ai trốn tránh được mà phần nhiều hay quên lãng đi , các ngài có rõ cùng chăng?
Hiện tiền đây các ngài thân thể khỏe mạnh , tinh thần khương kiện nên các ngài nào có nghĩ đến ngày mai này sẽ phảI nằm trên giường bịnh , hồn phách ly tán không biện biệt được Đông Tây, chẳng phân được Nam Bắc . Trước mắt mờ mịt, chẳng vin níu vào đâu được , rồI tất phải theo nghệp mà luân chuyển, chịu biết bao nhiêu là thống khổ. Chỉ riêng người lúc bình thời siêng tu Tịnh-Độ đến giờ chết tự thấy Phật đến tiếp dẫn , sanh trong hoa sen báu thọ mạng vô lượng, hưởng thuần những điều vui , chứng bậc bất thoái chuyển , một mực tấn tu thẳng đến Phật quả. Nếu các ngài có lòng muốn lập chí nơi đây tôi sẽ cùng các ngài luận về những quan điểm cốt yếu của môn Tịnh-Độ. Nghĩa là tôi muốn nói đến “ Tín” , “Hạnh”, và “Nguyện” vậy.


1) Một là lòng tin
Tin chắc Tây Phương có Cực-Lạc Tịnh-Độ như ở phía tây thành này có vườn cây, dinh thự v v … Cõi Ta-Bà đây ở phía đông như xóm nhà phía đông thành này. Ta-Bà đã là thiệt có thì Tịnh-Độ cũng là có thiệt. Cùng đồng ở trong Giác-Tánh Viên-Minh, nên chuyên tưởng nhớ thời có thể về. Cũng như người ở trong thành, cất bước đến được xóm nhà phía đông, thì tất đến được công viên phía Tây.
Đã tin chắc Tịnh-Độ có thể về được, lại phải tin chắc pháp môn Niệm Phật như là tin vào những việc mặc áo, ăn cơm vậy.Mặc áo khỏi lạnh, ăn cơm khỏi đói, niệm Phật khỏi sanh tử. Ngày nay tin, mai không tin là chưa phải thiệt tin. Trọn đời mà có thoạt có một niệm ngờ cũng chưa phải thiệt tin. Bắt đầu từ hôm nay, mãi đến hơi thở cuốI cùng , luôn luôn tin chắc không một mẩy nghi ngờ mới là thiệt tin.

2) Hai là công hạnh
Đã tin chắc có Tây Phương Tịnh-Độ , đã tin chắc nơi pháp môn niệm Phật nhưng nếu cứ nói suông, khen luống thời có lợI ích gì đối vớI sự vãng sanh , giải thoát. Cho nên hễ ngày nay tin thời y giáo phụng hành liền nội trong ngày nay. Ngày mai tin thời thực hành liền trong ngày mai. Rất không nên nói “ Tôi bây giờ còn trẻ, thủng thẳng chờ khi lớn tuổi rồi tu cũng chưa muộn “. Hãy nhìn qua những nghĩa địa , bao nhiêu là mồ của những kẻ đầu xanh. Bao nhiêu là mả của những người đoản mạng. Đâu có thể chắc rằng ta sẽ được thọ trường. Cũng chẳng nên nói “ Tôi bây giờ mắc bận lo việc nước, việc nhà , việc cha mẹ, việc vợ con, chờ đến lúc rảnh rang sẽ chuyên tu chẳng muộn”. Nên biết vô thường mau chóng, một mai thần chết đưa liềm vào cổ, không có thể bảo với nó “ chờ cho tôi rảnh việc sẽ đến”.Lại có người lúc thời tu dõng mãnh, lúc thời tu giải đãi cho qua giờ. Phải biết rằng hàm dưỡng “Liên thai” cần phải công phu miên mật. như gà ấp trứng, luôn luôn cần phải cho hơi ấm tiếp tục mới có thể nở con. Nếu ngày nay ấp, ngày mai bỏ đi trứng tất phải hư thúi.

3) Ba là chí nguyện
Một chữ Nguyện rất là khẩn yếu. Trong đời những người tin Phật, niệm Phật chẳng phải là không đông, nhưng phần nhiều hoặc là cầu cho hiện đời được giàu sang, sống lâu, hoặc là cầu phước thọ ở đời sau, cầu đăng thân trời, thân người cho tạm khỏi khổ . Đó là những nguyện vọng hết sức trái với ý chỉ của Phật. Đức Phật hết lời bảo người mau ra khỏi sinh tử, mà người lại muốn vào sâu trong luân hồi. Đức Phật cặn kẽ khuyên người cầu sanh Cực-Lạc , mà người lại muốn ở mãi nơi Ta-Bà. Như thế thời một đời hành đạo, công phu trọn thả theo dòng. Ví như cầy ruộng mà gieo hột cỏ, công nhọc thời có mà kết quả trọn không. Vì thế nên nếu là ngườI đã có lòng thiệt tin, phảI lập tức thực hành chơn hạnh. Đã thực hành chơn hạnh phải luôn phát chơn nguyện : Mãn đời sống thừa này quyết định không sanh lên trời, không sanh nhơn gian , chỉ quyết định vãng sanh Tịnh-Độ. Lập chơn nguyện như vậy mà niệm Phật mới là thuận với lời dạy của Đức Phật. Mới không đến nỗi uổng phí công phu. Luống hao thì giờ.Các ngài nên cố gắng lấy, các ngài nên tinh tấn lấy.

Bốn năm sau ông Sĩ Thuyên lại giáng thần một lần nữa nơi nhà ông Huỳnh Kính Phu để sách tấn chư hội-hữu, lời lẽ rất thiết yếu.
Trích các bộ Nhứt Hạnh Cư Tập
Tây Phương Công Cứ Thơ Chứng.
(129)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGÔ NGHIÊU CHÚC
Ông Nghiêu Chúc ở Tô Châu làm nghề đổ nến , độc thân, trường trai, ngày đêm niệm Phật, ăn ở ngay thật . Vì ông có những điểm tốt ấy nên các xưởng làm nến tranh nhau mướn ông. Trong khi làm, mỗi lần đổ một gáo dầu vào khuôn là ông niệm Phật năm, ba câu.
Năm ông 71 tuổi một hôm ông nói với chủ xưởng rằng “ Tôi có dành dụm được một số bạc ý định để dưỡng già. Nay tôi niệm Phật đã thành công, vài ngày nữa đây tôi sẽ vãng sanh Tịnh-Độ. Không cần đến số tiền ấy, xin kính tặng lại ông”. Chủ xưởng hứa sẽ thay ông mà làm việc phước. Ông mừng lắm, dẫn chủ xưởng đến chỗ cất tiền , đếm được một nghìn lạng bạc. Chủ xưởng liền chia ra đem dâng vào các chùa để trai tăng.
Đến ngày hẹn, ông đoan tọa chắp tay niệm Phật an nhiên mà mất. Ông có lời trối nên dùng khánh để liệm . Ngày làm lễ trà tỳ, người đưa ông có cả vạn . Bấy giờ là năm Sùng Trinh thứ 7 Triều Minh.
Trích bộ Hiện Quả Tùy Lục.
(129)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÚC THỊ
Chúc thị là dì của ba anh em Viên-Hoằng-Đạo, nhơn thường nghe ba cháu đàm luận về Phật pháp, thị phát tâm chuyên cần niệm Phật và tụng kinh Kim Cang.
Một hôm thị bảo người nhà rằng “ Đức A-Di-Đà Phật dạy , sau ba ngày sẽ đến rước tôi”. Đến kỳ thị tắm gội , ngồi ngay thẳng giữa nhà. Các thân quyến ngồi chung quanhThị để xem chừng . Giây lát thị tự nói “ Đức Phật đã đến! Gữa chặng mày phóng bách hào quang dài chừng hai trượng”. Thị lại nói “ Tôi thấy một ông sư cao lớn, tướng hảo trang nghiêm . Ông ấy tự xưng Tu Bồ Đề rồi hóa làm một trăm mấy mươi ông sư”. Trong hàng thân quyến có người lên tiếng nói “ Trong kinh Kim Cang tất cả là 138 lần Tu-Bồ-Đề , phải chăng là đó ư?” Mọi người thắp hương đồng thanh niệm Phật. Chúc Thị chắp tay mỉm cười mà mất. Liền lúc đó một đứa tớ nhỏ 9 tuổi đang ngủ gật, bỗng nó la to rồi ôm mặt mà khóc. Hỏi cớ nó nói “ Vừa rồi thấy hai người cao lớn mặc giáp vàng , tay cầm phan dài dẫn đường cho bà chủ đi, cán phan quẹt nhằm mặt tôi đau quá” Mọi người xét coi, quả nhiên trên trán có dấu xưng bầm. Đến khi liệm, nơi thi hài của thị phát mùi thơm lạ.
Trích Viên Trung Lang Tập.


PHAN THỊ
Phan Thị Quảng Đàm vợ của Công Bộ Chủ Sự Lý-Dương-Xuân ở Dư Hà. Dương Xuân người lành, thích bố thí , và mỗi ngày thường niệm A-Di-Đà Phật . Sau khi từ trần được một năm ông hiện hình cho Phan Thị thấy rồi đi thẳng lên lầu mở cửa sổ gọi to rằng “ Phải tu hành, phải tu hành”.
Phan Thị thông nho giáo, lúc đầu hay bắt bẻ Phật pháp, nhưng rồi qui kính Vân-Thê Liên-Trì Đại-Sư , ăn chay trường, tập thiền định. Ban đêm thị thường ngồi kiết già tới sáng. Kiêm niệm Phật và làm các việc từ thiện. Cho người vay mượn tiền, Thị đều không lấy lời mà cũng không đòi hỏi.
Mùa đông năm Vạn Lịch thứ 39 thị nhuốm bịnh. Đến tháng giêng sang năm . Thị tự biết không mạnh được bèn di chúc gia tài rồi bảo gia quyến rằng “ Tôi ba đời trước là Phạn Tăng. Nay tôi theo Quán-Thế-Âm Bồ-Tát về Tây-Phương”. Rồi thị liền miệng niệm Phật không ngớt tiếng, co ba ngón tay mà qua đời. Đến khi liệm, cả mình mềm dịu nhẹ nhàng như lúc còn sống.
Trích Ngu Đức Viên Tập.

(130)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đường về Cực Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGÔ NỮ
Ngô Nữ người Thái Thương . Khi sanh cô ngồi kiết già mà lọt ra. Lớn lên cô qui kính Tam Bảo, ở với cha mẹ rất hiếu thảo. Cô không chịu lấy chồng, ai khuyên ép đến việc ấy, cô liền chỉ trời mà thề. Lúc đầu cô học chữ nghĩa nơi các anh, các em, về sau cô đọc tụng kinh Phật đều hiểu thông đại ý. Sớm tối cô kính cẩn lễ Phật, cô mơ thấy thần truyền cho chú chẩn đề bằng chữ Phạn.Phàm có ai bị bịnh rét , cô viết chữ chú trị liền lành. Một hôm cô tự biết đặng đời trước. Cô nói “ Đời trước làm cao Tăng triều Tống, Đời nay làm con gái họ Ngô đây, mục đích là để dìu dắt cha mẹ tu hành thôi. Đến năm 23 tuổi tôi sẽ thành đạo quả.”
Năm Sùng Trinh thứ tư , chính là năm 23 tuổi. Cô kết thất chuyên lo niệm Phật. Cuối mùa đông năm ấy, cô nhuốm bịnh sơ sài. Cô viết kệ từ thế và khuyên nhắc cha mẹ siêng năng tu trì đừng trễ biếng. Đến đúng ngọ , cô nằm nghiêng bên hữu mà tạ thế. Khi sắp liệm, có hồng quang ánh sáng trên mặt cô. Bà mẹ sửa tóc cho cô mùi thơm lạ từ đỉnh đầu cô bay ra thấu đến ngoài cửa cả đêm không tan. Quàng thây 4 năm rồi làm lễ trà tỳ, xương trong sáng như ngọc, đỉnh đầu biến thành màu huỳnh kim. Cha mẹ cô bèn xây tháp để thờ.
Trích Tục Vãng Sanh Tập.


LƯ THỊ
Lư Thị Trí Phước, vợ của Trinh Quí Thanh ở Huy Châu . Quí Thanh vốn là một Phật tử, tinh thông giáo lý, và nhiệt tâm đối với những việc phước thiện . Lư Thị luôn giúp đỡ chồng. Thị ăn chay trường , mỗi ngày niệm Phật một muôn câu. Thị tánh hiền từ, thương yêu kẻ dưới, không bao giờ mắng tôi tớ.
Năm Sùng Trinh thứ 5 , có bịnh nặng, Thị thỉnh Cổ Đức Pháp Sư truyền ngũ giới, và bạch hỏi yếu lý Tịnh-Độ. Sau khi được pháp sư giảng giải. Thị nhứt tâm cầu về Cực-Lạc Thế-Giới. Ông Quí Thanh đặt bàn hương án tại phòng bịnh tụng kinh Hoa Nghiêm. Đến phẩm “Nhập Pháp Giới” ông giảng 53 đoạn tham Thi Thức của ngài Thiện Tài cho thị nghe. Thị nghe đến đâu đều lãnh hội ý nghĩa đến đấy. Tụng kinh xong ông Quí Thanh lại sách tấn :” Trăm kiếp nghìn đời tại một phen này. Gắng sức về Tịnh-Độ chớ dụ dự”. Thị liền to tiếng niệm Phật cả ngày lẫn đêm luôn đến nửa tháng. Mẹ ruột và con gái đến thăm, thị tạ lỗi mà xin lui ra, và bảo “Xin đừng làm tôi động tâm”.
Ngày mùng 8 tháng 11 thoát thấy hoa sen hiện ra trước mặt, trên không hóa Phật đưa tay, Thị mừng lắm, lật đật tắm gội, chắp tay xây mặt về hướng Tây, niệm Phật liền miệng , rồi nằm nghiêng về bên hữu mà từ trần, được 39 tuổi.Lúc đó đương đúng ngọ trưa. Đến chiều rờ đỉnh đầu Thị, hơi nóng có thể hơ tay.
Ngẫu Ích đại sư chép truyện vãng sanh của thị, và có lời khen thị là hạng anh- dũng trong hàng nữ lưu tu Tịnh-Độ.
Bịnh nặng mà to tiếng niệm Phật suốt ngày đến cả nửa tháng là “ Đại Tinh Tấn”. Mẹ và con vào thăm mà không đoái đến là “ Dứt tình ái ân”. Hoa sen cùng Phật hiện, kiết tường niệm Phật mà đi là “ Quyết định được vãng sanh”.
Trích bộ Linh Phong Tông Luận
(131)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.48 khách