LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT.

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT.

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Kính gởi quý ĐH Tu Phật.
doccobo xét thấy cần thiết viết bài này nơi đây vì " Có một số Thầy giảng Pháp Môn Tịnh Độ, chưa đúng với Đạo Phật" sẽ làm cho quý Phật Tử sơ cơ mới vào đạo bị lầm lẫn sẽ dẫn đến sai mục đích là " Giải Thoát Sanh Tử Luân Hồi " bài này được trích trong cuốn 1 NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT do Ban Hành Đạo Hội Thượng Phật Hội giới thiệu phát hành.

Bài 07 :

LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT.

Nhiều người thường hỏi : Linh hồn là gì ? Thật có Linh hồn hay không ? Hay cái sống chĩ diễn ra bằng thể xác mà thôi.

Trước khi đề cập Linh hồn trong Đạo Phật, ta hãy xét qua chủ trương của nhiều thuyết liên quan đến vấn đề LINH HỒN.

Có thuyết chủ trương, con người gồm có hai phần : thể xác và linh hồn. Thuyết này cho rằng linh hồn điều khiển vật chất, khi linh hồn rời khỏi xác, nó sẽ đến ở một nơi để sống đời đời, kiếp kiếp ( Thường kiến )

Có thuyết lại bảo, vật chất quyết định tất cả, cho đến Linh hồn cũng ở trong vòng chi phối của vật chất, khi vật chất rã rời thì Linh hồn cũng tiêu tan ( Đoạn kiến )

Xét hai thuyết trên, ta thấy rằng : Nếu bảo Linh hồn điều khiển vật chất, thì tại sao có những điều mà con người chắc hẳn không lúc nào ao ước như bệnh tật, già chết mà vẫn cứ có. Bệnh tật không chừa thể xác và già nua cứ lần lượt chồng chất cái hao mòn lên thân xác con người, khiến thân thể chúng ta gây cho ta bao nhiêu nỗi khổ, bao nhiêu đau buồn, có khi cái khổ, buồn làm cho ta mất mạng.

Hơn nữa nếu bảo Linh hồn điều khiển vật chất, tại sao linh hồn không sáng suốt trong trường hợp một người mê man, không biết gì cả. Đau nóng mê mang là gốc từ thể xác hẳn không làm mê được Linh hồn nhưng thực tế Linh hồn đã mờ mịt và vẫn hôn mê. Như vậy, Linh hồn điều khiển hay chi phối vật chất là một điều không đúng.

Còn bảo rằng vật chất chi phối cả đến Linh hồn thì cũng chẵng phải. Vì nếu đúng như vậy thì vật chất thiếu thốn hẳn Linh hồn sẽ khô cằn mà lúc vật chất tràn đầy hẵn Linh hồn sẽ sung mãn. Hơn nữa, nếu đúng như trên thì một người sức yếu hẳn Linh hồn sẽ bạc nhược, một người thọ bệnh hẳn Linh hồn sẽ bơ phờ, người mập phì, phốp pháp hẳn Linh hồn sẽ sung mãn sáng suốt. Nhưng thực tế cho ta thấy có nhiều kẻ thân xác bé nhỏ mà Linh hồn rất minh mẫn, lắm người béo phì mà Linh hồn rất trì trệ bạc nhược. Nhiều người ốm yếu mà sáng suốt thông minh, lắm kẻ ốm đau, tê liệt nằm trên giường mà chủ trương công việc của mình gặt hái nhiều kết quả để đưa đến sự thành công.

Cho nên xét rõ hai thuyết trên, ta thấy Linh hồn không thể điều khiển vật chất, mà vật chất cũng không thể chi phối được Linh hồn.

Vậy Linh hồn theo Đạo Phật như thế nào ?

Theo thuyết Nhân Duyên liên tục, Đạo Phật không chủ trương như hai thuyết trên, vì nhận thấy rằng :

- Không có cái gì sống có tánh cách độc lập và đời đời, vì mọi vật hằng biến chuyển, liên quan chuyền níu nhau.

- Chết là hết lại càng không đúng, vì mọi vật trên Vũ Trụ đều đỗi dời nhưng chẳng mất đi đâu. Ta thấy hợp, tan, sinh, diệt. Đó chỉ là những giai kỳ biến thể theo động dụng của thời gian.

Đạo Phật gọi Linh hồn là Ý Thức hay Thần Thức. Thức là Biết, nhờ tứ đại mà biết, nhờ suy nghĩ mà biết, nhờ lương năng mà biết.v.v... song không có tính cách độc lập hay bị lệ thuộc mà nó phải nương vào thể xác, thể xác phải nương vào nó mới thành cái sống của con người. Khi linh hồn rời khỏi thể xác thì thể xác không thể đơn độc giữ vững cái con người được. Khi thể xác bị hủy hoại, rã rời thì linh hồn cũng không thể tự giử cho con người tồn tại được.

Ta lấy điện để ví dụ cho linh hồn và những vật dụng cần thiết như máy phát điện, dây dẫn điện, bóng điện ... dụ cho những hình thức của tứ đại.

Máy phát điện, dây dẫn điện, gọi chung là hệ thống dẫn điện, gồm thêm yếu tố điện mới làm cho cái máy vận chuyển, không có máy phát điện, không có dây dẫn điện thì làm sao có điện ? Còn nếu chỉ có hệ thống phát điện mà thiếu yếu tố điện thì cái máy cũng trở nên im lìm vô dụng.

Cho nên mỗi phần là một yếu tố cấu tạo. Thiếu một trong các yếu tố ấy thì không tạo nên sự vận hành của cái máy. Các yếu tố ấy đều có một giá trị tương đối mà thôi. Song cái cốt yếu của các yếu tố ấy là tạo nên sự vận chuyển. Do đó ta cũng không thể bảo rằng sự vận hành của cái máy là chỉ do yếu tố điện hay hệ thống phát điện được.

Yếu tố điện có thể hợp với nhiều hình thức để làm cho cái hình thức sống động. Khi điện vào bóng đèn làm cho bóng đèn sáng, đi qua quạt máy, làm cho quạt chạy, đến bếp điện làm cho bếp đỏ hừng. v.v... cái sáng, cái chạy, cái nóng đỏ .v.v... sẽ không còn nếu thiếu một trong yếu tố cần thiết.

Từ ví dụ trên cho ta ý niệm rằng Thần Thức có thể sống bằng nhiều hình thức khác nhau, tùy thời, tùy nghiệp, ngoài cái hình thức thông thường mà chúng ta nhận rõ là nương theo cái thân tứ đại của con người.

Quán xét rộng ra, ta sẽ thấy người sống gồm nhiều yếu tố : Tứ Đại và cái Biết có cảm xúc, suy tính. Có khi không cần phải có cái Tứ Đại thông thường, cái Biết vẫn phân biệt được, vì cái Biết ấy thuộc vào những thành phần nhỏ nhiệm nhưng hiện tính không độc lập. Cho nên khi chết không phải là cái " BIẾT SỐNG " mất vì cái Biết Sống này không chỉ là Tứ Đại mà thôi.

Nhưng ta thấy rằng : Thần Thức là phần không độc lập ( vì phải nương theo nhiều hình thức ) nhưng cũng không phải là phần bị lệ thuộc ( vì mỗi khi Tứ Đại rã rời thì Thần Thức cũng không mất đi ) Thần Thức vẫn còn, nó vẫn sống, sống nương theo những hình tướng khác.

Nếu nói : Thần Thức bỏ xác ta nó mất ? Nó vốn là nhỏ nhiệm, không cấu tạo bởi xác, thì tại sao bắt nó theo xác mà tan rã ?

Căn cứ theo trên, ta kết luận rằng : Khi thân chết, Thần Thức không mất mà cũng không còn mãi mãi theo tính cách độc lập. Nó thường sống theo cái thay đổi nhỏ nhiệm hướng nó, tức là nó sống theo cái Tư Tưởng, cái Suy Nghĩ của con người để rồi hợp với các Duyên thành một trạng thái khác mà phát hiện. Thần Thức vốn nhiễm sẵn sáu giống ( Địa Ngục : biểu hiện giống hung dữ ; Ngạ Quỹ hay ma đói : biểu hiện giống thích, thèm ăn uống ; Súc Sinh hay loài súc vật : biểu hiện một kẻ quá say mê dục vọng ; Tu La hay Thần : biểu hiện giống người nóng tính ; Nhân hay loài Người là giống ưa cuộc sống trung bình : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín ; Thiên hay là Trời hay Tiên : giống ưa sự thanh thoát, cao siêu ). Khi Thần Thức rời khỏi cái thân này nó sẽ tùy theo sự nhiễm của giống nào mạnh hơn, nó sẽ theo đó mà về với giống ấy.

Ví như một người thiếu ăn mặc thèm thuồng mọi thứ thì khi chết cái Thần Thức bị nhiễm sự đói khát. Sự nhiễm ấy làm chủ Thần Thức mà đưa hẳn người ấy vào cõi Ngạ Quỷ.

Một kẻ ham mê rượu chè, sắc dục vô độ, khi người ấy chết, Thần Thức bị nhiễm bỡi sự ái dục, rồi ái dục làm chủ Thần Thức để đưa người ấy vào đường Súc Sinh .

Một người hung ác, cả đời luôn nghĩ đến sự sát hại, thì sau khi chết, Thần Thức bị nhiễm bỡi sự hung ác rồi ác nghiệp làm chủ Thần Thức mà đưa người ấy vào cõi Địa Ngục.

Còn Nhân, Thiên, A Tu La cũng vậy. Nó tùy thuộc theo sự hành động ở hiện tại mà sau khi chết Thần Thức sẽ theo đó vào các đường trên. Thần Thức vốn nó không tự chủ, nó chỉ theo nghiệp lực mà di chuyễn trong sáu đường, nó đến những nơi nào thích hợp với nó, rồi hợp với sự sống nơi đó mà chịu đựng sự đau khổ hay sung sướng. Cho nên khi cái suy nghĩ khởi lên những ác niệm, Thần Thức sẽ nương theo những ác niệm này mà đi dần vào nẻo ác. Khi cái suy nghĩ khởi lên những thiện niệm, Thần Thức sẽ hướng đến các nẽo lành. Nó không mất trong thời gian và không gian. Nó theo tư tưởng dẫn nó đi vào cái sống vô định, vô cùng trong vòng Luân Hồi muôn thuở.

Là người tìm CHÂN LÝ, ta hãy hiểu rõ lấy những huyền bí nơi mình, chớ lầm Thần Thức mà gọi là Linh Hồn trường tồn, để đặt Niềm Tin ban đầu sai hướng, về sau sẽ lạc Đạo.

doccobo rất ưa vui nghe những sự góp ý của quý ĐH, hầu để tất cả được lợi lạc trên con đường Tu Phật.
Xin kính chào đoàn kết và xây dựng Chánh Pháp Phật.


Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT.

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

Chào bạn doccobo000,

Bài viết LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT bạn gửi lên có nhiều sơ hở trong lý luận. Chẳng hạn như ngay trong phần mở đầu:
doccobo000 đã viết:
Trước khi đề cập Linh hồn trong Đạo Phật, ta hãy xét qua chủ trương của nhiều thuyết liên quan đến vấn đề LINH HỒN.

Có thuyết chủ trương, con người gồm có hai phần : thể xác và linh hồn. Thuyết này cho rằng linh hồn điều khiển vật chất, khi linh hồn rời khỏi xác, nó sẽ đến ở một nơi để sống đời đời, kiếp kiếp ( Thường kiến )
Bạn lý luận làm sao mà lại bảo rằng chủ trương "con người gồm có hai phần : thể xác và linh hồn" lại dẫn đến chuyện "linh hồn điều khiển vật chất" ? KKT không nhìn thấy sự liên hệ giữa hai chuyện này. Kỳ Na giáo (Jainism, một tôn giáo xuất hiện đồng thời với Phật giáo ở Ấn Độ) cũng như Thiên Chúa giáo đều chủ trương có 2 phần thể xác và linh hồn riêng biệt nhưng hai tôn giáo này đâu hề bảo rằng linh hồn điều khiển vật chất (hay thể xác). Nếu tiền đề trên bạn đưa ra không hợp với lý luận thì những lý luận tiếp theo của bạn ở bên dưới đều không còn giá trị.


cafene tangbong


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT.

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

" ĐH LaughingHaHa đã viết.

Chào bạn doccobo000,

Bài viết LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT bạn gửi lên có nhiều sơ hở trong lý luận. Chẳng hạn như ngay trong phần mở đầu:

doccobo000 đã viết:

Trước khi đề cập Linh hồn trong Đạo Phật, ta hãy xét qua chủ trương của nhiều thuyết liên quan đến vấn đề LINH HỒN.

Có thuyết chủ trương, con người gồm có hai phần : thể xác và linh hồn. Thuyết này cho rằng linh hồn điều khiển vật chất, khi linh hồn rời khỏi xác, nó sẽ đến ở một nơi để sống đời đời, kiếp kiếp ( Thường kiến )


Bạn lý luận làm sao mà lại bảo rằng chủ trương "con người gồm có hai phần : thể xác và linh hồn" lại dẫn đến chuyện "linh hồn điều khiển vật chất" ? KKT không nhìn thấy sự liên hệ giữa hai chuyện này. Kỳ Na giáo (Jainism, một tôn giáo xuất hiện đồng thời với Phật giáo ở Ấn Độ) cũng như Thiên Chúa giáo đều chủ trương có 2 phần thể xác và linh hồn riêng biệt nhưng hai tôn giáo này đâu hề bảo rằng linh hồn điều khiển vật chất (hay thể xác). Nếu tiền đề trên bạn đưa ra không hợp với lý luận thì những lý luận tiếp theo của bạn ở bên dưới đều không còn giá trị.


cafene tangbong


Trước doccobo cám ơn ĐH LaughingHaHa đã góp ý,
Vậy xin ĐH diễn giải như thế nào gọi là " Thường Kiến "" Đoạn kiến "của 2 chủ trương trên ? " Tại sao là Đoạn Kiến ? và Thường Kiến là như thế nào ?
Và chỉ nói trong phạm vi Đạo Phật mà thôi,( Dù người nào ở địa vị " đời " cấp cao cở nào ở Đạo Phật, ta là Phật Tử người con Phật đều có quyền phê bình, góp ý, nếu thấy sự sai không đúng với đường lối Đạo Phật, nhưng phải Y kinh và " không được nói lỗi người khác bằng hành vi vô trách nhiệm " tuyệt đối không đánh đổ bất cứ tôn giáo nào cả cũng không kiêu gọi tôn giáo nào cải đạo của họ để theo Đạo Phật cả vì sao ? vì Đạo Phật tôn trọng mỗi cá nhân, và phải là Tự Giác. Ngoài ra quyền của con người là Tự Do Tôn Giáo có nghĩa là không được bắt buộc một ai phải theo tôn giáo chỉ định
Mong rằng ĐH hiểu mà sữa những điều ĐH đã viết, vì những sự ĐH viết đã đụng chạm tôn giáo khác là không nên, Nhạy cảm nội trong Đạo Phật, mà còn có sự ái chấp đánh đổ nhau vì " cho con đường Tu của phe mình là hơn hết " . Vì thiếu hiểu biết của mỗi Môn Pháp điều có Phương Tiện Thiện Xảo của mỗi Môn Pháp . Ví dụ : Ở Mật Môn phương tiện thiện xảo là, Tay bắt Ấn, miệng niệm Chú, v,v,,,
ĐH nên nhớ trang mục này là " Đại Thừa "
Theo đề tài trên ĐH nghĩ phải như thế nào ?, để làm sao sửa chữa lỗi lầm trong Đạo Phật, vì đã có những vị thầy Giảng " có cái Linh Hồn bay về cõi Phật ?" còn những đạo khác nói có cái Linh Hồn trường tồn khi bỏ thân xác để đến một cõi nào đó sống ? và diễn giải nói về Thần Thức như thế nào, chính xác hơn, dể hiểu hơn, mà người xơ cơ, cũng như những vị Tu lâu điều hiểu ?
Xin kính chào đoàn kết và xây dựng Chánh Pháp Phật.


Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT.

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

doccobo000 đã viết:
Trước doccobo cám ơn ĐH LaughingHaHa đã góp ý,
Vậy xin ĐH diễn giải như thế nào gọi là " Thường Kiến "" Đoạn kiến "của 2 chủ trương trên ? " Tại sao là Đoạn Kiến ? và Thường Kiến là như thế nào ?
Và chỉ nói trong phạm vi Đạo Phật mà thôi,( Dù người nào ở địa vị " đời " cấp cao cở nào ở Đạo Phật, ta là Phật Tử người con Phật đều có quyền phê bình, góp ý, nếu thấy sự sai không đúng với đường lối Đạo Phật, nhưng phải Y kinh và " không được nói lỗi người khác bằng hành vi vô trách nhiệm " tuyệt đối không đánh đổ bất cứ tôn giáo nào cả cũng không kiêu gọi tôn giáo nào cải đạo của họ để theo Đạo Phật cả vì sao ? vì Đạo Phật tôn trọng mỗi cá nhân, và phải là Tự Giác. Ngoài ra quyền của con người là Tự Do Tôn Giáo có nghĩa là không được bắt buộc một ai phải theo tôn giáo chỉ định
Mong rằng ĐH hiểu mà sữa những điều ĐH đã viết, vì những sự ĐH viết đã đụng chạm tôn giáo khác là không nên, Nhạy cảm nội trong Đạo Phật, mà còn có sự ái chấp đánh đổ nhau vì " cho con đường Tu của phe mình là hơn hết " . Vì thiếu hiểu biết của mỗi Môn Pháp điều có Phương Tiện Thiện Xảo của mỗi Môn Pháp . Ví dụ : Ở Mật Môn phương tiện thiện xảo là, Tay bắt Ấn, miệng niệm Chú, v,v,,,
ĐH nên nhớ trang mục này là " Đại Thừa "
Theo đề tài trên ĐH nghĩ phải như thế nào ?, để làm sao sửa chữa lỗi lầm trong Đạo Phật, vì đã có những vị thầy Giảng " có cái Linh Hồn bay về cõi Phật ?" còn những đạo khác nói có cái Linh Hồn trường tồn khi bỏ thân xác để đến một cõi nào đó sống ? và diễn giải nói về Thần Thức như thế nào, chính xác hơn, dể hiểu hơn, mà người xơ cơ, cũng như những vị Tu lâu điều hiểu ?
Xin kính chào đoàn kết và xây dựng Chánh Pháp Phật.
Chào bạn doccobo000,

KKT không có nói gì về chuyện "đúng sai" của bài viết LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT mà bạn gửi lên. Hơn nữa KKT cũng không có hứng thú gì với cái đề tài LINH HỒN này vì tất cả chỉ là "thuyết" mà thôi. "Thuyết" có nghĩa chỉ là một quan điểm (view) hay một ý kiến (opinion) mà không có cách chi kiểm chứng được SỰ THẬT là sao. Cho nên cũng chẳng có giá trị gì ngoài giá trị ... lý thuyết suông! ;) KKT chỉ có chỉ ra một chỗ "lủng" trong lý luận của bạn. Bạn khởi điểm với tiền đề như sau về Thường kiến:
LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT đã viết:
Có thuyết chủ trương, con người gồm có hai phần : thể xác và linh hồn. Thuyết này cho rằng linh hồn điều khiển vật chất, khi linh hồn rời khỏi xác, nó sẽ đến ở một nơi để sống đời đời, kiếp kiếp ( Thường kiến )
Từ tiền đề đó bạn mới có thể lý luận như sau để bác bỏ quan điểm Thường kiến này:
LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT đã viết:
Nếu bảo Linh hồn điều khiển vật chất, thì tại sao có những điều mà con người chắc hẳn không lúc nào ao ước như bệnh tật, già chết mà vẫn cứ có. Bệnh tật không chừa thể xác và già nua cứ lần lượt chồng chất cái hao mòn lên thân xác con người, khiến thân thể chúng ta gây cho ta bao nhiêu nỗi khổ, bao nhiêu đau buồn, có khi cái khổ, buồn làm cho ta mất mạng.

Hơn nữa nếu bảo Linh hồn điều khiển vật chất, tại sao linh hồn không sáng suốt trong trường hợp một người mê man, không biết gì cả. Đau nóng mê mang là gốc từ thể xác hẳn không làm mê được Linh hồn nhưng thực tế Linh hồn đã mờ mịt và vẫn hôn mê. Như vậy, Linh hồn điều khiển hay chi phối vật chất là một điều không đúng.
Lý luận trên của bạn hoàn toàn đúng nếu tiền đề bên trên của bạn là đúng. Tức là nếu "linh hồn điều khiển vật chất" thì không thể nào có những chuyện như trong hai thí dụ của bạn đưa ra. Cho nên KKT mới trở lại cái tiền đề của bạn để hỏi bạn rằng bạn lý luận làm sao mà bảo rằng chủ trương "con người gồm có hai phần : thể xác và linh hồn" lại dẫn đến chuyện "linh hồn điều khiển vật chất" ? ;) Bạn có hiểu câu hỏi của KKT không ? Tức là KKT đặt vấn đề về chuyện "lý luận" (logic) của bài viết chứ không đặt vấn đề về "nội dung" bài viết. ;) Và KKT cũng đưa ra hai dẫn chứng thật trên thực tế là hai tôn giáo Kỳ Na giáo và Thiên Chúa giáo chủ trương rằng có 2 phần thể xác và linh hồn riêng biệt nhưng hai tôn giáo này đâu hề bảo rằng linh hồn điều khiển vật chất (hay thể xác). ;)


cafene tangbong


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT.

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Kính gởi ĐH LaughingHaHa.
Nhắc ĐH đây là trang mục Tư Tưởng Liễu nghĩa Đại Thừa. ĐH có biết không ? có nghĩa là phải vận dụng Trí Tuệ, để xét Định đúng sai " Bình Đẳng ".
Và ĐH căn cứ vào đâu để nói những điều ĐH đọc ở Kinh sách của ĐH đã đọc cho là đúng. ? căn cứ gì ĐH hãy đưa bằng chứng với lời lẽ hợp lý của " Đạo Phật "?.
Nên nhớ ở trang mục này không phải là " Tổ Sư Thiền ".
Và doccobo đưa vào đây để nói rằng : Pháp Môn Tịnh Độ, thuần Tịnh Độ còn có Tịnh Độ Pha Thiền, Tịnh Độ Pha Mật, Tịnh Độ pha Bát Nhã Môn.
Và ĐH hãy vào trang mục thông báo của diễn đàn đọc thêm bài, của AMin 1 .

Và doccobo cũng đã đăng ký xin làm " Tà lọt của Tà lọt, của Chư Phật " nên thấy mình có trách nhiệm trả lời những ghút mắc của quý ĐH, còn như ở trang này không bằng lòng những gì, hay bài gì của doccobo viết thì doccobo sẵng sàng xóa hết " Xin toàn thể quý ĐH diễn đàn và quý AMin cho biết ý kiến " ? Vì đối với người con Phật, thấy cái trái đất này như bụi vi trần so với Vũ Trụ bao la, huống hồ là một đất nước, hay quốc gia nào, dù là rất Tôn Trọng mỗi cá nhân, vì có Cá Nhân mới có Gia Đình, làng xóm, đoàn thể, quốc gia, thế giới.

Xin kính chào đoàn kết và xây dựng Chánh Pháp.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT.

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Kính gởi ĐH LaughingHaHa.
doccobo xin chân thành cảm ơn ĐH, nhờ ĐH mà doccobo thấy chổ sai của mình như biết Pháp Môn Tịnh Độ, là thông giáo, rồi nghĩ rằng Tiểu Thừa, cũng tham gia thảo luận là không phạm, nhưng thực tế lại không có lợi ích gì vì " Bất Liễu Nghĩa " khác với " Liễu Nghĩa ". Để sửa sai doccobo đã xóa bài viết đó rồi, xin cám ơn ĐH.
Xin sữa lại là theo bài viết của ĐH LaughingHaHa doccobo Xin cúng dường quý DH bài: Lý Nhân Duyên.

Xin Kính chào đoàn kết và xây dựng Chánh Pháp Phật.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT.

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

doccobo trước xin cúng dường, đến quý ĐH bài có tương quan,

Bài 06 :

TAM THIÊN THẾ GIỚI .

Vòm trời một đêm thanh không khác chi một tấm màng nhung đính kim cương : hạt thì rực rỡ vàng hoặc man mác xanh, hạt thì nhợt nhạt trắng hoặc hung hung đỏ, hết thảy đều lấp lánh đẹp xinh.

Nhình cảnh đó, con người nghĩ đến những thế giới xa xăm và cảm thấy không gian to rộng vô cùng, Vũ Trụ mênh mông vô hạn rồi để tâm tìm tòi, nghiên cứu với hoài mong hiểu dần dần cái Vũ Trụ bao la. Sau nhiều thời gian tìm tòi, nhà Khoa Học đã trình bày phần nào cái Vũ Trụ mên mông kia.

Họ diễn lại rằng : Quả đất là một Hành Tinh giống một khối tròn hai đầu hơi dẹp, quay chung quanh Mặt Trời theo một đường rõ rệt ( quỹ đạo ), hợp với những hành tinh khác cũng quay chung quanh Mặt Trời theo những vòng tròn to nhỏ khác nhau làm thành một Thái Dương Hệ. Mặt Trời to hơn Quả Đất 1.300.000 lần, nếu lấy viên bi để hình dung Quả Đất thì Mặt Trời sẽ là một căn phòng vuông mỗi chiều 3 thước.

Thái Dương Hệ gồm có Mặt Trời ở giữa, rồi lần lượt đến những Hành Tinh, từ gần đến xa là : Thủy Tinh, Kim Tinh ( thường gọi là Sao Hôm hay Sao Mai ) Trái Đất, Hỏa Tinh, Hành Tinh nhỏ : Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh. Những Hành Tinh này lại là trung tâm cho nhiều vệ tinh khác xoay chung quanh. Như Trái Đất có một Vệ Tinh là Mặt Trăng, Hỏa Tinh có 2 , Mộc Tinh có 1, Thổ Tinh có 9, Thiên Vương Tinh có 5 và Hải Vương Tinh có 2.

Hệ Thái Dương rất rộng, khoảng cách từ Quả Đất đến Mặt Trời là 149 triệu cây số. Giả sử có một chiếc phi cơ bay 1.000 cây số 1 giờ, khởi hành từ Quả Đất hướng đến Mặt Trời thì phải bay mất hết 149.000 giờ, nghĩa là 17 năm liền không nghỉ, mới tới Mặt Trời. Còn ánh sáng Mặt Trời đi 300.000 cây số trong 1 giây đồng hồ, phải mất hết 8 phút 18 giây mới đến Quả Đất.

Hệ Thái Dương to rộng như thế, nhưng nhà Khoa Học nói Mặt Trời là một Ngôi Sao trung bình trong số vô vàn những Ngôi Sao khác. Các Ngôi Sao kia là vị trí của những Hành Tinh Hệ khác. Màu bạc trắng của con sông Ngân Hà là do ánh sáng của 100 tỷ ( mỗi tỷ là 1.000 triệu ) Định Tinh hợp lại tạo thành. Giải Ngân Hà chiếm một khoản không gian mênh mông đến nỗi ánh sánh đi nhanh như vậy, mỗi giây đi được 300.000 cây số mà phải mất 100.000 năm mới đi từ đầu đến cuối Sông Ngân Hà được.

Cái Vũ Trụ mà nhà Khoa Học đã biết được một phần nào đó rộng lớn vô cùng rồi, mỗi lần nghĩ đến ta thấy nó tạp đa, để có thể làm chóng mặt.

Ta thử nghĩ : Sức nào, tài nào đã sinh ra mà điều hành Thái Dương Hệ ? Vũ Trụ là khối hằng hà Thái Dương Hệ do đâu mà có ? Tại sao còn đó . Tại nguyên do nào chứa được thứ tự trong lộn xộn, lộn xộn trong thứ tự ? Con đường Tu Phật sẽ cho ta hiểu được, thỏa mãn được những thắc mắc ấy với những lý lẽ, với những thực nghiệm do chính ta tìm ra tự Chứng Minh lấy thôi.

Nhà Phật thường dùng danh từ TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI để nói đến cái cảnh sở hóa của Phật ( thường gọi tắt là Tam Thiên Thế Giới ).

Một Thế Giới theo Luận Câu Xá gồm : Bốn Châu lớn (1), Nhựt Nguyệt, núi Tu Di, Trời Dục, trời Phạm Vương, Đế Thích.

Nhưng trong Pháp Giới, kể có hằng sa số Thế Giới đó, cứ hợp 1.000 Thế Giới nhỏ thành một Tiểu Thiên Thế Giới, hợp 1.000 Tiểu Thiên Thế Giới thành một Trung Thiên Thế Giới, hợp 1.000 Trung Thiên Thế Giới thành một Đại Thiên Thế Giới hay một Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.

Nên một Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới có 1.000 triệu Thế Giới nhỏ do số Tiểu, Trung tạo thành : Đó là cảnh Hóa Độ của một Vị Phật. Nhưng Kinh đã dạy rằng Chư Phật, thì hằng sa số, nên số Tam Thiên Thế Giới trong Vũ Trụ, mà nhà Phật đã nói đến dầu tưởng tượng cho nhiều đến bao nhiêu, cũng không xiết được .

Mỗi Thế Giới gồm đủ sáu cõi ( lục đạo ).

Một Tam Thiên Thế Giới gồm 28 tầng trời, chia ra làm ba cõi ( Tam Giới ) là :

DỤC GIỚI : thấp nhất, gồm 6 tầng. Cõi này còn nặng lòng THAM (2)

SẮC GIỚI : giữa, gồm 18 tầng. Dù đã diệt được lòng Tham cõi này lại hay SÂN (3)

VÔ SẮC GIỚI : Cao nhất, gồm 4 tầng. Đã diệt THAM, SÂN , cõi này sống trong một trạng thái mơ mơ, màng màng, mà Phật gọi là SI (4).

Sự hiểu biết tạm thời trên cho ta thấy trong Tam Thiên Thế Giới rộng rãi bao la kia, sống những Vị Thần tài giỏi, hiển linh, những Vị Tiên, Thánh sống lâu triệu tuổi (5). So sánh ta thấy con người quá nhỏ nhen. Song nếu hiểu biết Tu Tỉnh CHÂN TÂM thì con người cũng có thể cao siêu hơn thế.

Là người Tu Phật hãy hiểu biết Vũ Trụ nhờ nơi Pháp Tam Thiên. Cũng chẵng nên sợ sệt mà làm nô lệ cho những loài khác, vì tất cả, nếu chưa thoát khỏi sự ràng buộc của sáu đường thì vẫn phải bị Luân Hồi, Sinh Tử, trôi lăn mãi miết trong cái động không bến bờ của Tam Thiên Thế Giới. Sự yếu hèn tự nhận mình thấp kém làm cho ta không khi nào thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn thì còn mong gì nắm giữ Vũ Trụ được .

Chúng ta đã Phát Tâm Chân Chính, Quy Y Phật Pháp nhờ hoàn cảnh tốt đẹp, năng gần Thiện Tri Thức. Tuy nhiên, đừng nên " Gần Chùa gọi Phật bằng anh " mà phải bị lỗi lầm sa đọa, hoặc dùng dung lượng Phàm Phu mà đo lường Giải Thoát đến nổi tự mình ngăn chận bước tiến của chính mình.

Đã có chổ nương tựa chắc chắn, ta khá bình tỉnh sáng suốt hành vi theo Chân Lý Phật, thì hiển nhiên trong hiện kiếp ắt tự mình được Giải thoát Sinh Tử Luân Hồi, tức thoát vòng luân chuyễn của Tam Thiên Thế Giới nhờ trọn Y theo CON ĐƯỜNG NHẤT THỪA mà ta đang quy tụ.
___________________________________________________________________________________________________

Ghi chú :

1 - Bốn châu lớn là : Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Cu Lô Châu và Nam Thiện Bộ Châu. Châu sau này có tên là Nam Diêm Phù Đề. Quả Địa Cầu chúng ta thuộc Châu này.

2 - 6 Tầng Dục Giới : Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Diệm Ma, Đâu Suất, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại

3 - 18 Tầng Sắc Giới : Phạm Chúng, Phạm Phụ, Đại Phạm, Thiên Quang Vô Lượng Quang, Quan Âm, Thiếu Tịnh, Vô Lượng Tịnh, Biên Tịnh, Võ Văn, Phước Sanh, Quảng Quả, Vô Tướng, Vô Phiên, Vô Nhiệt, Thiên Kiến, Thiện Hiện và Sắc Cứu Kính

4 - 4 Tầng Vô Sắc Giới : Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Phi Tưởng Xứ.

5 - Một ngày một đêm ở cõi Trời Đao Lợi : ( Tầng thứ hai ) bằng 100 năm ở Nhân Gian.

Tuổi thọ của trời Phạm Chúng ( tầng thứ 7 ) là nữa Trung Kiếp hay 10 Tiểu Kiếp, hay 16.800.000 x 10 = 168.000.000 năm ( Một trăm sáu mươi tám triệu tuổi ).


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT.

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Bài 13 :

LÝ NHÂN DUYÊN

Trên một khoản đất rộng chỗ phẵng phiêu, chỗ lồi lỗm, đã an bài mọi vật liệu, đây một đống gạch, kia một đống cát, nọ vôi, đá, sỏi, sạn, sắc, xi măng, gỗ, sơn.v.v... Một ngày kia khi bóng dương vừa ló dạng ở chân trời thì từ mọi nẽo đổ về những toán thợ, đốc công, phu.v.v... Họ phân chia nhau làm việc, thứ tự, nhiệp nhàng. Nhóm này ban đất cho bằng phẳng, nhóm kia kéo dây đo đạc, kẻ vác đá, người khiêng gạch, chổ trộn hồ, nơi khác đào móng, dựng trụ sắt, xây tường.v.v... Và công việc cứ tiến triễn điều hòa theo một chương trình rõ ràng, trật tự, đến một ngày kia, ngôi nhà tráng lệ, đồ sộ đã hoàn thành giữa sự vui mừng, hớn hở của mọi người. Nếu có người hỏi cái nhà đó tạo thành bởi những gì ? Ắt ai cũng có thể trả lời rằng do tất cả các vật liệu ( cát, đá, sỏi, gạch, xi măng ) phối hợp với sức làm việc của thợ, của phu được điều hành bởi đốc công. Thầu khoán dựa trên đồ bản của Kiến Trúc Sư với sự hội ý của chủ nhà. Cái ý muốn làm nhà của ông chủ này nảy ra từ nhu cầu phải có nhà ở cho cả gia đình. Nhu cầu của gia đình dựa vào sự tiến triển nhân quần xã hội.

Do đó không thể có một yếu tố riêng rẽ nào có thể tạo ra cái nhà, mà để tạo thành cái nhà cần phải có vô vàn yếu tố cấu hợp mới nên.

Ví dụ trên ta quan sát rộng rãi hơn về mọi sự vật hiện hữu ; chúng ta nhận thấy mỗi mỗi đều do nhiều yếu tố cấu hợp rất quân bình mà thành tựu.

Cũng từ ví dụ đó ta có thể nương theo làm phương thức để đi lần đến sự tìm hiểu về LÝ NHÂN DUYÊN.

NHÂN là nguyên nhân ; DUYÊN là những yếu tố giúp cho Nhân hiển bày ; hoặc Nhân Duyên là nhiều cái Nhân có đủ Duyên để ghép lại thành một sự vật hay một hình tướng rõ rệt, riêng biệt.

Ví dụ : Cây lúa do hạt lúa làm Nhân, đất, nước, hơi ấm, phân bón, công cày, bừa, gieo, tưới làm Duyên để nẩy nở ra cây lúa.

Cho nên từ một thể nhỏ vi-ti đến Vũ Trụ vô biên vượt ngoài trí tưởng tượng của con người, mọi vật đều có sẵn, gặp được đầy đủ điều kiện thì sinh sôi nảy nở theo Nhân Duyên tốt xấu, bở bền thế nào thì hiển hiện ra tốt xấu, bở bền thế đó.

Cái Vũ Trụ mà các giáo phái khác thường đề cập và giải thích bằng cách này hay một cách khác, thì Nhà Phật chỉ diễn tả lại với LÝ NHÂN DUYÊN .

Các giáo phái Nhất Thần hay Đa Thần. Không đạt được Lý Nhân Duyên , đặt ra nhiều thuyết gượng ép để giải thích cái nguyên do sinh ra sơn hà, đại địa, sinh vật, thế giới . . .


Có thuyết nói rằng : " Vũ Trụ, người vật. v .v ... do một Vị Chúa hoặc một Vị Thần, hoặc một Vị Trời vì vui hay buồn, vì thương hay ghét mà sinh ra ". Họ hình dung Vị Chúa, Thần hay Trời ấy có đủ mặt, mũi, tay, chân như người. Nhưng nếu hình dáng như con người thì làm sao sinh được một hay những loại hình dáng, cách sinh sống khác ?

Có thuyết lại bảo : " Trước tiên là một thể duy nhất, gọi là Thái Cực, bỗng nhiên tách làm hai ( Lưỡng Nghi : Âm, Dương ) mỗi nghi lại tách đôi sinh ra Tứ Tượng, mỗi Tượng tách đôi sinh ra Bát Quái.v.v... Nhưng ta tự hỏi, nguyên là Thái Cực thì sao lại không sinh ra những Thái Cực ( đồng giống ) mà lại sinh ra những cái giống khác ? Nguyên do nào bắt Thái Cực nguyên thủy tách ra làm hai ? Nếu bảo là " tự nhiên sinh " thì điều đó không đúng, vì các sự kiện trên đời không thứ nào tự nhiên mà sinh ra được ( người cứ tự nhiên sinh ra ? cây tự nhiên mọc ? lửa tự nhiên cháy ? con nít tự nhiên thành ông bà già ? )

Theo Nhà Phật


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT.

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

tiếp the :

Theo Nhà Phật muôn ngàn hiện tượng thiên diễn trong Vũ Trụ đều hàm tàng đầy đủ những yếu tố phân ra trong hai trạng thái : TỊNH và ĐỘNG. Ở trạng thái TỊNH thì im ẩn, lắng chìm ; ở trạng thái ĐỘNG thì điều hòa phát hiện. Trạng thái này nối tiếp trạng thái kia, không trước, không sau, không trên, không dưới, không đầu, không đuôi, diễn biến nhiệp nhàng vô cùng và mãi mãi ...

Cho nên diễn tả trở lại, chúng ta tạm lấy một điểm để theo dõi tuồng Thiên diễn của Vũ Trụ vô biên ; đừng lầm đó là điểm đầu hay điểm gốc.

Một giai đoạn đầy đủ của Vũ Trụ phân ra trong bốn thời kỳ : THÀNH, TRỤ, HOẠI, KHÔNG.

Thể TỊNH im ẩn trong thời kỳ " KHÔNG " và thể ĐỘNG tuần tự phát hiện trong ba thời kỳ THÀNH, TRỤ, HOẠI.

Vạn Duyên im ẩn trong thời kỳ KHÔNG sẽ là những yếu tố cấu hợp nên Sơn hà Đại địa, Thế Giới, Chúng Sinh trong ba (3) thời kia, có bao nhiêu yếu tố trong thể TỊNH thì cấu hợp nên bấy nhiêu hiện tượng trong thời kỳ phát động, không hơn, không kém, không bớt, không thêm ; cũng không một yếu tố nào sinh ra nữa và cũng không một yếu tố nào mất đi (bất tăng, bất giảm ).

Trong thời kỳ KHÔNG, Vạn Duyên cấu hợp Vũ Trụ lắng chìm dưới một thể nhỏ nhiệm và im ẩn trong trạng thái TỊNH, mơ mơ, hồ hồ, mù mịt, tối tâm, Lão Giáo gọi trạng thái này là Hỗn Độn Sơ Khai . Nho Giáo gọi là Thái Cực, Vô Cực . Họ bảo rằng lúc đó, Vũ Trụ là Hỗn Nguyên Nhất Khí và cái khí hỗn độn đó là nguồn gốc phát sinh ra Vũ Trụ. (còn tiếp)


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT.

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

(tiếp theo)

Theo Phật ở thời kỳ KHÔNG và khi khởi đầu thời kỳ THÀNH thì có những luồng gió ( PHONG ) nhiều chiều hướng phát khởi vì đã hội đủ Duyên. Những luồng gió tròn và thẳng cứ vận chuyển trong nhiều Tiểu Kiếp, tới một mức độ vừa vặn những luồng gió trôn ốc trở nên khô ráo, cứng rắn trở lại tạo thành những Tinh Cầu ( ĐỊA ). Thế rồi những luồng gió thẳng cứ theo hướng thẳng mà chuyển dời, các Quả Tinh Cầu quay chậm lại so với lúc còn ở thể hơi chưa khô ráo ; và chạm vào gió phát sinh ra hơi nóng ( HỎA ). sự va chạm càng lúc càng mãnh liệt, qua nhiều thời kỳ, qua nhiều Tiểu Kiếp, sức nóng gia tăng bội phần, nóng chảy rực rỡ, chói lọi, tột độ, đốt cháy những Quả Tinh Cầu tiêu tan ra nước ( THỦY ) phân tán ra trong không gian rồi hòa hợp với hơi nước trên những Quả Cầu khác để tạo thành mưa. Từ đó mưa cứ hằng rơi đều đặn xuống các Tinh Cầu làm mát mẽ chất đất, lũ lượt từ trên cao dồn về chổ thấp để tạo thành ao, hồ, sông, biển.

Hơn nữa vì tánh của lửa thường bốc lên, của nước thì chảy xuống nên có chỗ thấp ướt là sông, biển, chỗ nổi lên là cồn đảo. Vì nước lửa dung hợp như thế mà sinh ra hai chỗ khô, ướt, nên giữa biển thường có ánh sáng của hào quang xông lên, còn trong cồn, đảo lại có sông, rạch để nước luân lưu di chuyển.

Nhưng thể của nước lại yếu hơn thể của lửa, nên lửa dấy lên thành núi cao. Bởi núi non do nước, lửa dung hợp mà thành nên đập đá thời phát lửa, còn đất nóng thì lại chảy ra nước.

Thể của đất yếu hơn thể của nước nên nước rút lại sinh ra rừng rú, cỏ cây. Bởi cây rừng do đất, nước dung hợp phát hiện nên đốt thì thành tro, còn ép thì ra nước.

Rồi cứ tuần tự với các Nhân Duyên mà Vạn Hữu Vũ Trụ được cấu thành. Vì khi hội đủ Duyên thì lại phát hiện ra mọi sự vật và thứ này lôi kéo thứ kia, phân biệt có này, có nọ, sai khác để liên tục phát sinh ra Thế Giới, Chúng Sinh, lăng xăng đối đãi nhau khởi lên vô số vọng tưởng phân biệt : tốt, xấu, phải chăng ... cứ thứ lớp hiển lộ trong thời kỳ TRỤ.

Sang thời kỳ HOẠI, các nạn : phong tai, hỏa tai và thủy tai bộc phát dữ dội làm hư hại các tầng Đất, cũng như các tầng Trời để Vũ Trụ diễn trở lại thời kỳ KHÔNG.

Vũ Trụ xoay vần từ đầu đến cuối, cuối trở lại đầu. Trong hai mươi Tiểu Kiếp của thời kỳ THÀNH, các đại địa, sáu tầng Dục Giới, ba tầng Trời Sơ Thiền, những tầng Sắc Giới đều được thành lập. Các tầng Trời trên được tạo lập rồi lần lượt đến các tầng Trời dưới. Ví dụ khi thành lập xong cõi Trời Phạm ở Sắc Giới thì lại đến 4 cõi Trời Không Cư Thiên ( ở trên không chẳng dựa vào một chất cứng rắn nào cả ) ; cõi Tha Hóa Tự Tại, cõi Hóa Lạc, cõi Đâu Suất, cõi Diệm Ma của Dục Giới : kế đến thành lập núi Tu Di, bảy núi vàng, cõi Trời Đao Lợi ở đỉnh núi, cõi Trời Tứ Thiên Vương ở lưng chừng ( hai cõi Đao Lợi và Tứ Thiên Vương ở gọi là Địa Cư Thiên vì tựa vào núi Tu Di ). Bấy giờ những chất cặn đục lắng xuống, kết thành đất bằng, gò nổng, núi non, bốn Châu thiên hạ, các Địa Ngục .v.v... Sự thành hình các tầng Trời, Đất, tuần tự tiếp diễn trong thời kỳ THÀNH.

Hết THÀNH đến TRỤ, các loài chúng sinh lần lượt đến an cư. Nguyên lai, cuối thời kỳ KHÔNG, động tánh phát hiện, sinh ra gió : gió luân lưu tạo thành Đất ; Đất và Gió va chạm vào nhau tạo thành Lửa và Nước ... Tuần tự thành Thế Giới.

Vậy do động mà sinh ra Thế Giới ; nhưng Thế có ba đời ( do niệm niệm sinh hóa thành có quá khứ, hiện tại, vị lai ), Giới có bốn phương. Ba, bốn hòa hợp cảm ứng chúng sinh hiển hiện thành 12 loại, đồng thời đầy đủ, không trước, không sau. Đó là các loài : noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, loài có sắc, loài không sắc, loài có tưởng, loài không tưởng, loài chẳng có sắc, loài chẳng phải không sắc, loài chẳng phải có tưởng, loài chẳng phải không tưởng . (CT)


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT.

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

(T T)

Loài noãn sanh do nơi tưởng mà có. Tưởng tức hư vọng. Dùng hư vọng mà giao cảm với khí thành vô số loạn tưởng, khi nổi khi chìm làm Nhân, chiêu cảm quả báo thành " Noãn Yết La Lam " ( trứng do động nhớt cấu hợp ). Sinh ra dẫy đầy những loài : Cá, Chim, Rùa, Rắn.

Loài thai sanh do nơi tình nặng. Tình là tạp nhiễm. Do sự sa mê tạp nhiễm vào tình trần, điên đảo, gặp chổ ái dục giao cảm thành chất " Ác Bồ Đàm " ( bong bóng sanh thai ), để sinh Trời, Người, Rồng và Súc vật.

Loài hóa sanh thì rời cảnh vật tự nó hóa hiện. Nhân Thế Giới biến dịch, luân chuyển, không chổ chủ trì, chuộng mới bỏ cũ thành ra vô số loạn tưởng. Cái loạn tưởng điên đảo, giả dối này là nguyên do của loài hóa sanh như Tằm hóa Bướm, như Chim hóa Vọp .v.v...

Nhân Thế Giới không rõ Tự Tánh Quang Minh chói sáng, lại cầu cái sáng nơi Thủy, Hỏa, Nhật, Nguyệt ; bỏ cái Quang Minh vô cùng tận của mình, nhận cái Nghiệp Thức làm chân thiệt, hòa hiệp với cảnh sáng ở ngoài để tạo thành những loài Hữu Cữu Tinh Minh ( tốt, xấu, sáng, tối ). Đó là nguyên do của loài Có Sắc.

Nhân Thế Giới nhàm cái " Có " mê chấp cái " Không ", xa lìa hữu lậu, mê đắm Vô Vi nên bị điên đảo ; mà đã mê chấp Ngoan Không thì ám muội bởi ngoại cảnh nên sanh ra những loài hư không tán mạn như các Vị Trời Vô Sắc, đó là nguyên do của loài Không Sắc.

Nhân Thế Giới hâm mộ về sự Tà Tịch Linh Thông, nhớ tưởng theo bóng dáng Điên Đảo, chấp Ảnh bỏ Chân nên chuyển sang các loài Thần Quỷ. Đó là nguyên do của loài Có Tưởng.

Nhân Thế Giới không trụ hình nhất định, ví dụ ở Mắt thì Thấy, ở Tai thì Nghe, chẳng khác nào thấy chết mà hồn chưa tan nên ngu độn, si mê. Cái si mê Điên Đảo hòa hợp với Ngoan Vật thành thứ loạn tưởng khô khan như củi mục tro tàn. Kết quả nên các loài : Đất, Đá, Vàng. Đó là nguyên do của loài Không Tưởng.

Nhân Thế Giới cùng thời lưu chuyển, mê mất Chân Tánh, theo sự trá ngụy, hòa hiệp với nhiễm cảnh ở ngoài, duyên đâu hiện đó, nên chiêu cảm chẳng phải có Sắc mà đợi vật để thành Sắc như loài Thủy Mẫu ( con sứa ) lấy bọt nước làm thân mình, lấy tôm làm con mắt hoặc như loài Quỷ Thần nương nhờ cỏ cây .v.v... đó là nguyên do của loài Chẳng Phải Có Sắc.

Nhân Thế Giới bỏ Tự Tánh hằng sa Công Đức, không dẫn khởi cho nó phát sinh mà lại huân tập Tà Vậy, làm thành Điên Đảo hợp với Chú Ngữ huyễn mị để trở thành những loài " Chú trớ yếm sanh " như các Quỷ Thần hô triệu. Đó là nguyên do của loài Chẳng Phải Có Sắc.

Nhân Thế Giới lấy lìa làm hiệp, chẳng phải của mình mà nhận làm của mình, nên trở thành mờ mịt, rồi hòa hợp với Ngoan Vật hôn muội thành những loài Chẳng Phải Có Tưởng mà thành Tưởng như con " Sâu Dâu " Chẳng Phải Có Tưởng làm con Ong mà sao Có Tưởng thành con Ong. Đó là nguyên do của loài Chẳng Phải Có Tưởng.

Nhân Thế Giới quên Bản Thể vốn Đồng nên hôn muội sát hại nhau ; đời đời vay trả, hợp Duyên quái nghịch, chiêu cảm thành những loài Chẳng Phải Không Tưởng mà thành Không Tưởng như chim Thổ cưu, chim Phá Cảnh ăn thịt cha mẹ. đó là nguyên do của loài Chẳng Phải Không Tưởng.

Đó là chúng sinh có 12 chủng loại.

Về loài Người thì lúc đầu Thiên Tánh giản dị. Cõi đất lúc đó chỉ là một cõi nước mênh mông, không có ngày đêm tối sáng dần dần mới phân thành Trời Đất. Trong Đất, suối mật chảy ra họ bèn lấy dùng nên thân trở nên thô dần, tối tăm và trời đất trở nên mù mịt ; vì nguyên do này mà phát sinh ra Mặt Trời, Mặt Trăng để phân thành ngày, đêm, tối, sáng, năm, tháng, ngày, giờ.

Chúng sinh lúc đó chỉ dùng những chất từ đất phát sinh ra mà sống trong thế gian. Kẻ ăn ít thì nhan sắc tươi nhuận, người ăn nhiều trở thành mau xấu, do đó mới phân ra tốt xấu, hay dở .v.v... Người xinh tươi sanh lòng kiêu mạn, chê bai kẻ xấu xí, người xấu xí sinh lòng tật đố oán ghét kẻ xinh tươi, do đó mà nạn phân chia mới có cơ hội bộc phát.
(C T)


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: LINH HỒN TRONG ĐẠO PHẬT.

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

( T T)

Bây giờ suối mật tự nhiên cạn khô, cõi đất dần dần nảy sinh ra những chất khác càng ngày càng mất tinh anh mà trở nên thô trọc hơn, mãi cho đến lúc sinh ra lúa gạo. Tất cả những vật thực đó họ đều lấy dùng, khiến thân thể trở nên nặng nề, thô kịch hơn trước, trai gái lấy nhau, móng tâm tình dục ; rồi vì sự hổ thẹn nên họ tạo lập ra nhà cửa phòng xá .v.v... và từ đó mới có bào thai do bất tịnh phát sinh.

Lúc đầu lúa gạo cứ lấy dùng, hết lại mọc ra. Có kẻ vì tính lười, lấy một lần thật nhiều để dành ăn lâu ngày cho khỏi phải hằng bửa ra đồng cắt hái. Và ai ai cũng bắt chước làm theo kẻ lấy dùng 10 ngày, người cắt đủ một tháng. Họ tranh dành cướp giật : đó là mầm móng để phát sinh nên sự tham lam và nạn phân tranh. Sự tranh giành trở nên mãnh liệt, họ bèn tôn một người mạnh mẽ lên làm chủ để phân xử và mọi người phải phục tòng. Có Điền Chủ phải có Thần Tá để giúp việc ; rồi vì nhu cầu họ bèn đặt ra luật lệ tùy theo điều kiện của mỗi nơi ; họ tạo lập hang động, lều trại, nhà cửa cho đến thành quách, cung điện để cho Điền Chủ, Thần Tá, Vua, Quan dùng .v.v... Và cũng do đó mà Văn Hóa Nhân Luân tuần tự kết thành Tập Tục.

Hết kiếp TRỤ thì dòng đi của Vạn Pháp chuyễn dời sang kiếp HOẠI.

Khi tuổi thọ con người giảm xuống 30 tuổi, khắp nơi nổi lên nạn đói rét, loài người bị đói suốt 7 năm, 7 tháng, 7 ngày, bởi những trận gió trái mùa làm hư hoại hết vật thực. Khi tuổi thọ giảm còn 20 , nạn tật dịch nổi lên suốt 7 tháng, 7 ngày bởi ác nghiệp của chúng sinh đã dẫy đầy nên những Vị Ác Quỷ, Thần cảm ứng nhiểu hại. Khi tuổi thọ giảm xuống chỉ còn 10 tuổi, nạn đao binh nổi lên suốt 7 ngày 7 đêm giết hại cho đến lúc hầu như không còn một chúng hữu tình nào nữa.

Lúc đó có những trận lửa ( Hỏa tai ) phát khởi đốt cháy đến 3 cõi Trời Sơ Thiền, vì giữa không gian xuất hiện 7 Mặt Trời kết hợp sức nóng đốt nước sôi lên như dầu cho đến lúc khô cạn. Trải qua 7 lần Hỏa Tai, thì nước lụt phát sinh ( Thủy Tai ), làm hư hại 3 cõi Trời ở Nhị Thiền. Sau 7 lần Thủy Tai thì Phong Tai nổi dậy làm cho tiêu tan cả 3 cõi Trời ở Tam Thiền.

Từ đó về sau là KHÔNG kiếp

Và cứ thế xoay vần mãi mãi. Từ THÀNH rồi đến TRỤ, HOẠI, KHÔNG, KHÔNG làm nhân cho THÀNH, liên miên, bất tuyệt, không đầu, không đuôi, vô cùng, mãi mãi.

Đó là Thị Kiến về Vũ Trụ của Nhà Phật.

Cái Thị Kiến này cho thấy cái dòng đi của Vũ Trụ không bến, không bờ, Vô Thủy, Vô Chung là thế đó.

LÝ NHÂN DUYÊN nêu cho thấy rõ mọi sự vật, mọi hình tướng khi hội đủ điều kiện thì nảy nở phát sinh chứ không phải tự nhiên mà có hay do một ai tạo ra cả.

LÝ NHÂN DUYÊN cho thấy rằng hiện tướng tốt xấu, dở hay, bở bền đều do Nhân Duyên tốt xấu, dở hay, bở bền tạo tác mà có.

Chúng ta là những kẻ Tu Phật, chỉ có Phật Pháp mới giải đáp cho ta hết thắc mắc mọi sự việc quanh ta. Vì kẻ Tu là người đi tìm cái nguyên ủy phát sinh mọi loài mọi vật. Khi tìm ra, hòa hợp vào cái Nguyên Ủy đó tức là tìm được CHÂN LÝ vậy.

NGUỒN GỐC CÁC TÔN GIÁO

Thuở ban sơ, con người ăn lông ở lỗ, hội hợp nhau thành từng nhóm, mõi nhóm người nào tài giỏi hơn đứng lên cầm đầu gọi là (C T)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách