ĐẠI SỰ SINH TỬ (Dành cho ai cần giác ngộ)

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

trannhatcuong
Bài viết: 54
Ngày: 13/10/10 19:25
Giới tính: Nam
Đến từ: binh phuoc

ĐẠI SỰ SINH TỬ (Dành cho ai cần giác ngộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi trannhatcuong »

Các bạn có thể nghe đề tài này dưới dạng video bằng cách nhấn vào đường link phía dưới

Bạn nào thích đọc thì có thể copy bài viết bên dưới để in ra

ĐẠI SỰ SINH TỬ

Những bài báo cáo tâm đắc của pháp sư tự liễu trình lên lão Pháp sư Thượng tịnh hạ không:
Tôn giả sư phụ thượng nhân từ bi, chư vị đồng tu t ừ bi, A di đà phật, đệ tử sinh mạo muội báo cáo chủ đề tâm sinh tử không thiết, nếu không thật sự phát tâm về việc sinh tử, tất cà lời khai thị đều là hí luận, qua lời lão hòa thượng Hải Hiền mà phản tỉnh lại tính nguyện cầu vãng sanh của chúng ta.
Mở đầu
Thiền sư Trung Phong nói: người thời nay tham thiền không linh nguyên nhân là không xem việc sinh tử vô thường là đại sự, cũng vậy niệm phật không linh nguyên nhan do không xem việc sinh tử là chuyện lớn, tâm sanh tử không tha thiết, đây là vấn đề to lớn, thế nhưng đại đa số người lại xem thường.
Số 2: vấn đề đặt ra
Hiện tượng phổ biến công phu niệm phật không đắc lực, niệm phật đã 10 năm, 20 năm công phu không đắc lực, không hi vọng được vãng sanh Tây phương, nguyên nhân gì? Khi đã phật thất vừa khởi đầu hình như niệm phật rất khá, rất tinh tấn, nhưng sau đó dần dần cảm thấy khô khang vô vị, không muốn niệm nữa, niệm không được, nguyên nhân gì? Nhập thất niệm phật vừa bắt đầu 3 giờ sáng đã thức dậy niệm phật, qua vài ngày sau 5 giờ mới thức giấc, qua một giai đoạn thì đến 8 giờ mới thức giấc, sau cùng ngủ thẳng một giấc không canh giờ thức dậy nữa, các vi chớ nên cười, nếu là bạn có thể bạn cũng bị tình trạng này, đây là trạng thái của đại đa số người, niệm phật nếu không vọng tưởng thì là hôn trầm buồn ngủ, rõ ràng biết pháp tịnh độ thù thắng, biết công đức của danh hiệu không thể nghĩ bàn thế nhưng câu phật hiệu càng niệm càng vô vị, càng thiếu động lực, đến sau cùng bỏ luôn không niệm nữa, nguyên nhân là gì? Nguyên nhân căn bản tâm sanh tử không tha thiết, những vấn đề kể trên, chúng ta có thể truy tìm nguyên nhân qua những trứ tác từ nhiều đời tổ sư đại đức, kết quả tìm ra đáp án là tâm sanh tử không tha thiết, đây là vấn đề nghiêm trọng to lớn đang tồn tại một cách phổ biến ở trước mắt chúng ta, cho nên niệm phật nhiều năm thậm chí cả đời công phu cũng không đắc lực, không có hi vọng vãng sanh, bây giờ chúng ta khoan hãy nói đến vãng sanh không có hi vọng, ngay đến việc không bị đọa xuống tam ác đạo cũng không dám tin chắc, đúng vậy không?
Tâm sanh tử là căn bản để nhập đạo, do đó bài cáo này sẽ dùng câu nói của Đại sư Hành Sách làm đề tài. Nếu không thật vì sanh tử mà phát tâm tất những khai thị đều là hí luận, người không có tâm tha thiết với việc sinh tử dù nói nhiều với họ cũng bằng thừa, là phế thoại, ngược lại với người có tâm sanh tử tha thiết không cần khai thị, tự nhiên họ cũng tranh thủ từng phút từng giây niệm câu A di đà phật ngày đêm không gián đoạn như lão hòa thượng Hải Hiền vậy.
Nay dùng nguyên văn của Đại sư Hành Sách diễn đạt ý nghĩa tâm sanh tử là căn bản để nhập đạo, mọi thứ khổ lớn nhất của thế gian chẳng qua là sanh tử, không liễu sanh tử thì sanh tử tử sanh, ra khỏi một bào thai nhập vào một bào thai khác, vừa bỏ túi da này liền bám vào túi da khác như thế cũng đau khổ lắm rồi huống hồ không thoát khỏi luân hồi khó tránh đọa lạc vào bụng heo bụng chó, chỗ nào cũng chui vào, đầu thai làm lừa làm ngựa, cái thân làm người này khó được nhưng lại dễ mất, một ý niệm sai biệt liền đọa vào ba ác đạo: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Tam đồ vô dễ khó ra, thời gian ở địa ngục vừa dài lại khổ vô cùng, còn súc sanh bảy vị phật ra đời còn mang thân con kiến, 8 vạn kiếp sau chưa thoát khỏi thân bồ câu. Thời gian làm súc sanh dài như thế, thời gian đọa lạc làm ngạ quỷ càng dài gấp bội, trải qua trường kiếp lâu xa không biết đến bao giờ mới dứt đau khổ triên miên không nơi nương tựa, không ai cứu giúp, dù nghe đến đã dựng cả chân lông, vừa nghĩ đến thôi ngũ tạng như bị thiêu đốt, lời văn này của Đại sư Hành Sách được Ấn tổ bình phẩm là: đoạn khai thị này tinh túy đến tột cùng nên đọc thuộc lòng
3. Phân tích vấn đề sanh tử đại sự
Ngài Liên trì đại sư lúc trẻ đã viết bốn chữ này đặt trên bàn để tự khích lệ mình phải tin tấn dụng công, nếu chúng ta cảm thấy bốn chữ này không liên quan gì đến mình, xin lỗi bạn vẫn là người đứng ngoài cửa, nếu chưa phát được tâm vì sanh tử xem như việc tu hành còn ở ngoài cổng, việc niệm phật cũng chưa nhập môn, ấn quang đại sư nói: con người sống ở thế gian việc gì cũng kế hoạch lo toan, duy mỗi việc sinh tử thì lại bỏ qua một bên không hỏi hang tới, chờ đến khi mạng chung thì theo nghiệp mà đi đầu thai, không biết tâm thức này lại tiếp tục đầu thai về hướng nào. Phải biết cõi trời cõi người là khách tạm trú tam đồ mới là quê hương, một khi đọa vào trăm ngàn kiếp khó có ngày trở lại cõi trời hoặc làm người, cho nên pháp liễu sinh tử không thể không thường xuyên đề cập, nhắc nhở đến. Đời này của ta sau khi chết rồi sẽ đi về đâu? Ta có thể đi vào cõi nào? Đây là đại sự cù mỗi người chúng ta, còn gọi là sanh tử đại sự. Chúng ta đã từng thận trọng suy nghĩ qua vấn đền này chưa, đời sau ta có biết chắc mình sẽ đi về đâu không? Phải tiếp tục luân hồi hay phải kết thúc luân hồi. Người xưa thường nhắc nhở chúng ta: sanh tử đại sự, sanh tử đại sự. Thế nhưng tình trạng của chúng ta hiện nay thì sao. Thế tôn trong kinh Vô lượng thọ nói: thế nhận cộng tranh bất cấp chi hụ. Chúng ta suốt ngày bận rộn với những việc không cấp bách, lo tranh chấp với nhau những việc không quan hệ gì với sanh tử, chưa bao giờ cho việc sanh tử là trọng đại, cũng không biết sợ cái khổ của luân hồi lục đạo, càng không nghĩ sau này khi chết sẽ đầu thai vào cõi nào, có thể đôi lúc cũng nghĩ đến hoặc đôi khi nhìn thấy những người thân bạn bè đột nhiên qua đời, tạm thời có chút cảm động cảm xúc, thế nhưng nhanh chóng bị những việc không cấp bách của thế gian chôn vùi đi. Trên miệng tuy niệm vài câu phật hiệu, niệm rồi có thể vãng sanh hay không? Xin đặt một dấu hỏi lớn, hàm nghĩa sâu sắc của chữ tử khi nghe đến câu chuyện của ông thợ vá nồi là: một câu phật hiệu niệm mỏi mệt rồi nghỉ ngơi, nghỉ khỏe rồi tiếp tục niệm. Chúng ta rất hâm mộ rất mong sống được những chuỗi ngày như ông. Người xưa miêu tả: bách bác luân châu lục tự kinh, tiêu ma tuế nguyệt độ quan âm. Tạm dịch: trong lẽ tám hạt sáu chữ hồng danh, tiêu pha ngày tháng lướt qua thời gian. Nói thì dễ nhưng hành thì không làm được, lúc mới bắt đầu rất tinh tấn, dần dần thì lười biếng giãi đãi. Giãi đãi lâu dần không phấn chấn lên nỗi, đối với việc thường xuyên giãi đãi Ấn tổ có đoạn khai thị quát yếu: sự giãi đãi của bạn do vì không suy xét tường tận cái khổ ở tương lai, nếu có thể suy xét kĩ càng sẽ không đến nỗi trường kì buôn lung lười biếng, đây cũng do tâm sanh tử không tha thiết, không suy xét kĩ, nếu không thể vãng sanh đời sau phải chịu đau khổ khi đọa vào tam ác đạo, do đó Ấn tổ dạy chúng ta một bí quyết niệm phật, đem chữ tử dán ngay lên trên chán. Chữ tử này có hàm nghĩa vô cùng sâu sắc, cổ nhân nói không thấy quan tài không biết rơi lệ. Con người hiện nay thấy quan tài rồi cũng chưa biết rơi lệ, không sợ chết không sợ luân hồi. Đồng tu chúng ta từ bi trợ niệm cho người khác, nhìn thấy tình cảnh đau đớn của người sắp chết thường có sự cảnh giác và tự nhủ: lần này về nhà mình nhất định phải niệm phật cho tốt buông xả hết mọi thứ duyên. Thế rồi chỉ qua vài ngày sau tánh nào vẫn hoàn tật đó. Trước đây lăng xăng với những việc không cần thiết như thế nào thì vẫn cứ lăng xăng như thế ấy. Kết quả sau khi chết phải luân hồi ra sao thì vẫn phải chịu luân hồi như thế đó, cho nên tổ sư dạy chúng ta dùng chữ tử để nhắc nhở đại sự sanh tử của mình. Ấn tổ khai thị: muốn tâm không tham truyện bên ngoài phải chuyên niệm phật dù không thể chuyên cũng phải bắt nó chuyên, không thể niệm bắt nó phải niệm, không thể nhất tâm bắt nó phải nhất tâm, không có pháp đặc biệt kì diệu nào khác chỉ đem chữ tử dán ngay trên chán treo ở chân mày, tâm thường nghĩ ta từ vô thủy kiếp đến nay đã tạo vô lương vô biên nghiệp ác, giả như ác nghiệp kia có hình tướng, mười phương hư không cũng chứa không hết, không biết nhờ may mắn của đời nào nay được thân người lại gặp phật pháp, nếu không nhất tâm niệm phật cầu sanh tây phương, khi hơi thở không còn, nhất định sẽ xuống chảo dầu lò than, cây gươm núi dao chịu khổ đến bao kiếp đây, cho dù được ra khỏi địa ngục còn vào đọa vào ngạ quỷ bụng to như biển, cổ họng nhỏ như kim, trường kiếp đói khát, lửa cháy trong cổ, không từng nghe thấy danh từ của nước rất khó được một bữa ăn tạm no, sau khi thoát thân ngạ quỷ lại làm súc sanh bị người cưỡi trên lưng hoặc bị nấu trong bếp cho dù được lại thân người thì ngu si vô trí lấy việc tao nghiệp làm đức năng cho việc tu thiện là gông cùm xiềng xích, không tới vài mươi năm lại tiếp tục đọa lạc trở lại trải qua vi trần kiếp luân hồi lục đạo dù muốn ra khỏi cũng không làm chủ được, khéo biết nghĩ tưởng như thế việc cầu vãng sanh lập tức thành tựu. Tấm gương của ngài Hải Hiền. Đoạn trên chúng ta nói đến ông thợ vá nồi người đệ tử của lão pháp sư Đế Nhàn là một điển hình cho việc niệm phật vãng sanh, cũng nhu pháp sư Oánh Kha người của đời nhà Tống cho đến vị lão hòa thượng cận đại nhất là ngài Hải Hiền. Kì thật bao gồm tất cả những người đã vãng sanh được ghi trong tịnh độ thánh hiền lục họ đều có một điểm giống nhau: trong sự thành tựu việc niệm phật, đó là gì? Chính là tâm sinh tử tha thiết đây là một tiền đề lớn thường dễ bị nhiều người bỏ sót, chúng ta xem DVD của lão hòa thượng Hải Hiền.Cả một đời của ngài mọi thời mọi lúc mọi nơi đều tiết lộ tâm sanh tử vô cùng tha thiết của ngài. Một khi sanh tử tâm thiết thì nhất định tâm cầu vãng sanh cũng rất tha thiết nhất dịnh mong mỏi sớm một ngày vãng sanh, thế giới này khổ không kể siết lưu lại đây để làm gì, tốt nhất vừa nhắm mắt A di đà phật lập tức dẫn ta đi, một phút cũng không muốn ở lại thêm làm gì, như ngài Hải Hiền vậy, đây gọi là chân tính thiết nguyện. Chúng ta đọc thơ của người xưa sẽ hiểu được loại tâm tình này, thí dụ như mọi người đều quen thuộc câu nói của ngài Trung Phong quốc sư:” tiện tựu kim triều thành Phật khứ, lạc ban hóa chủ nhĩ khiêm trì, ná kham canh nhục chi hồ nhã, quảng thủ luân hồi một quảng thời. tạm dịch: ngay giờ vãng sanh đi thành phật, A di đà phật dã chê muội , còn muốn luận bàn kinh với giáo, cam chịu luân hồi không ngày ra. Chúng ta lại xem bài thơ của đại sư nhật quán: trong mộng khọc với Phật nguyện con sớm ra đi, hoa sen tuy bé nhỏ vĩnh thoát vực luân hồi. Ý nói là dù trong giấc mơ cũng không ngừng van xin khóc với phật cho con sớm rời khỏi ta bà trở về với ngài, không mong cầu cao lắm chỉ cần đóa sen nhỏ be bé hé nở thôi, từ nay vĩnh viễn sẽ thoát khỏi vực thẳm của tử ma, vĩnh viễn giải thoát, điều này đã nói rõ trong tâm của ngài duy chỉ một nguyên vọng lớn nhất là vãng sanh thế giới cực lạc, là thật tâm cầu nguyện vãng sanh. Bây giờ chúng ta xem nguyên văn, hai câu nói của ngài Hải Hiền: nay ta đã hơn một t răm tuổi rồi phải vãng sanh về thế giới cực lạc, lão phật gia “ tức nói A di đà phật” là căng gốc của lão hòa thượng ta, ta đã mấy lần cầu xin lão phật gia cho đi theo ngài nhưng lão phật gia không chịu và nói: con tu tốt phải sống thêm 2 năm nữa, để làm gương cho mọi người. Một câu nói khác của ngài Hải Hiền: ta phải gấp gút niệm phật, cầu A di đà phật đến đón. Hai câu nói trên của ngài chúng ta chớ có xem thường và hãy tự hỏi: cả một đời này có được mấy lần phát xuất từ nội tâm thật cầu vãng sanh, lại có được mấy tiếng phật hiệu xuất phát từ tâm tin sau nguyện thiết hoàn toàn nhất tâm để trì niệm, đây là vấn đề nghiêm trọng và phổ biến, vì sao niệm phật không vãng sanh? Ấn Quang đại sư nói: nguyện vãng sinh ít thật do tín nguyện không tha thiết tạo nên, nếu tín nguyện thật thiết dù lâm chung mới bắt đầu niệm vẫn được vãng sanh. Ngài Hải Hiền cả đời duy trì lục tự hồng danh thời thời khắc khắc, ngày ngày tháng tháng, năm này qua năm nọ không hề gián đoạn, vì sao ngài có thể làm được như vậy? chúng ta hiện nay đừng nói từ đầu đến cuối năm đều niệm phật ngay cả một ngày niệm phật cũng niệm không được tốt, khi tinh thần tỉnh táo thì vọng tưởng, lúc uể oải thì ngủ gục, niệm một hồi không muốn niệm nữa hoặc niệm không vô có phải vậy không? Tóm lại ngài Hải Hiền có thể 24 giờ câu phật hiệu không gián đoạn là do tâm sanh tử tha thiết.
Tấm gương tu hành của người xưa
Pháp sư Hoài Ngọc đời nhà đường một đời thường ngủ ngồi, tụng kinh Di đà ba trăm ngàn lần, mỗi ngày niệm phật năm mươi ngàn câu. Pháp sư Bảo tướng mỗi ngày tụng kinh di đà bảy lần, niệm phật sáu chục vạn câu. Đại sư Đạo Trác mỗi ngày niệm phật bảy mươi ngàn câu, pháp sư tư chiếu đời nhà Tống, mỗi sáng canh tư, tức là một đến ba giờ bắt đầu niệm phật, ba mươi năm như một ngày. Tổ thứ 11 của tịnh độ Đại sư Tỉnh Am đời nhà Thanh từ năm 24 tuổi thọ cụ túc giới, sau đó mỗi ngày ăn một cử, tối đến ngủ ngồi, mãi đến khi tuổi già, mỗi ngày niệm phật một trăm ngàn câu và trong phòng khách của ngài treo một bài văn ngắn Thôn hương trai minh nói như vậy: quý khách đến thăm chớ nói chuyện đời, duy đàm chuyện đạo thời gian gặp mặt định trong tất nhang, không tận nhân tình, không vướng lễ thế tục, hiểu ta hay trách ta cũng không sao cả. Vì sao cổ nhân tu hành có thể ngày đêm không ngừng dụng công không nghỉ ngơi, vì tâm sanh tử của họ rất tha thiết, nghĩ đến sanh tử đại sự, nghĩ đến vô thường nhanh chóng nên dù một phút cũng không dám buôn lung, chúng ta muốn học theo ông thợ vá nồi, học không nổi vì niệm phật không kiên trì thường hay gián đoạn, nguyên nhân chính là do tâm sinh tử không tha thiết.
Số 4: Giải quyết vấn đề
Đại sư Ấn Quang khai thị: Sanh tử tâm thiết, nghĩ mình đang rớt trong lửa, chìm ngập trong nước, như lửa đang cháy trên đầu mà niệm phật thì không một ma nghiệp nào mà không tiêu. Điều trọng yếu khi muốn thoát khổ duy chỉ từng niệm đều biết sợ chết, chết rồi bị đọa xuống tam đồ ác đạo, câu phật hiệu sẽ tư nhiên thuần thục, tịnh nhiệp tự nhiên sẽ thành, tất cả trần cảnh không thề đoạn mất chánh niệm của mình. Niệm phật không hôn trầm thì tán loạn, đó là hiện niệm phật một cách quaa loa cho xong việc, nếu niệm với tam khẩn cần cấp cứu ra khỏi lửa đang cháy, nước đang ngập, giặc cướp đang đuổi giết sẽ không còn loại bệnh này. Lại xem câu đối của ngài Ấn tổ treo nơi cột nhà để tự khích lệ: Đạo nghiệp chưa thành nào dám để tâm này tán loạn, cái chết sắp đến xin tạ từ mọi thứ xã giao. Nay đã 70 ngài sống không còn nhiều như kẻ tử hình qua phố từng bước gần kề cái chết, nay sinh tạ tuyệt mọi thứ, chuyên tu tịnh độ, ai hiểu được lòng thành này chính là người liên hữu của tôi. Người sắp chết mau niệm phật, tâm không chuyên quyết định đọa ngục, muốn được làm ngạ quỷ súc sanh còn khó, chớ vọng tưởng mong hưởng phước báo nhân thiên, người sắp chết mau niệm phật, nếu ý chí chân thành liền có tên trong liên trì, không phải trụ ở cảnh giới của thanh văn, duyên giác mà nhất định chứng đắc vô thượng diệu quả “ tức là thành phật”, đại sư Tĩnh Am trong bài văn khuyên phát bồ đề tâm được ngài Ấn Quang đại sư vô cùng tán thán, trong đó miêu tả cái khổ của sinh tử cũng là cạn vốn đời đời kiếp kiếp trong lục đạo luân hồi của chúng ta. Ta cùng chúng sanh từ bao kiếp trước quanh vẩn trong sanh tử chưa hề thoát ra, lúc làm người lúc sanh cõi trời, khi chui vào địa ngục ngạ quỷ súc sanh, cổng đen sáng mở tối lại chui vào, hang sắt tạm rời lại đi vô, leo lên núi dao thân không còn mảnh da nguyên vẹn, vịnh vào hàng cây kiếm từng ô thịt bị rách bương, viên sắt không trừ được cơn đói vừa nuốt vào gan ruột nát tan, nước đồng sôi không giải được khát, uống vào thịt sương tan nhừ, cưa bén xẻ thay đứt xong liền lành lại tiếp tục tái diễn, gió nghiệp thoải qua chết xong rồi lại sống, trong thành rực lửa tiếng hét thảm thương, trên bàn ngào nướng vang vọng tiếng gào tái tê. Nơi ngục hàng băng thân hình xanh như nhụy xen sanh, máu thịt rã nứt lại đỏ như sen đỏ trổ hoa. Trong chốn địa ngục một đêm chết sống đến cả vạn lần so với nhân gian, một buổi hành hình lâu tròn một thế kỷ, bao phen lính ngục trừng trị mệt mỏi, nào ai chịu tin lời răn của diêm vương, lúc bị hình phạt mới biết khổ, hối hận cũng đã muộn rồi, khi được thoát thì liền quên ngay, những nghiệp cũ lại gây như trước, đánh con lừa văng máu nào hay chính mẹ đang đau khóc, xua heo vào giết nào hay chính cha mình sắp rã thây, ăn thịt con mà không hay biết, văn vương cũng thế ăn thịt song thân mà nào có biết chi. Phàm phu nhân gian cũng vậy năm xưa ân ái, nay thành oan gia, ngày trước oán thù nay là cốt nhục, đời trước thì làm mẹ, đời này thì làm dâu, thuở xưa làm cha nay lại làm chồng, có thần thông túc mạng soi thấy thật đáng hổ thẹn, lấy thiên nhãn mà nhìn thật đáng buồn cười, tội nghiệp trong vũng phân dơ bao bọc 10 tháng qua đường ngập máu để được sinh ra thật quá đáng thương, bé thơ biết gì mọi sự chẳng hiểu, lớn lên dần hiểu tham dục liền sanh, loáng thoáng đã già, đau bệnh tìm tới, vô thường nhanh chóng cũng đi theo sau, gió lửa giao tranh, thần thức bấn loạn, khí huyết vơi cạn, da thịt khô dần, từng lỗ chân lông như bị kim đâm, mỗi một khếu nguyệt đang bị dao cắt, rùa bị đem nấu, lột được vỏ ra tưởng chừng còn dễ, thần thức rời xác thân, khó gấp bội lần, con người thông thường không vững như kẻ lái buông bon ba khắp chốn, còn thân thì không định hình như nhà cửa cứ mãi đổi thay nhiều như bụi trần trong đại thiên thế giới cũng không sao đếm hết số lần sanh tử luân hồi khổ đau, ba đào bốn biển lường sao cho hết nước mắt biệt ly, xương cốt chất chồng trội hơn núi cao, giẫy đầy thây chết nhiều hơn đại địa, giả như không nghe được lời phật giảng việc ấy ai thấy ai nghe, không xem kinh phật lý này ai hiểu ai biết, thế mà có kẻ vẫn mãi tham luyến, vẫn cứ si mê chỉ sợ ngàn đời vạn kiếp sau mới lại làm người, một lỡ trăm sai, thân người khó được dễ mất, vận may dễ qua khó tìm lại, đường đời mờ mịt biệt ly dài lâu, tam đồ ác báo rồi phải tự thọ, khổ không kể xiết, nào ai thế cho, nhân hứng mà nói dong dài như trên thật không thể không chạnh lòng giá buốt, cho nên phải đoạn dứt vòng sanh tử, vượt nẻo ái hà, mình với người cùng thoát cùng lên bờ giác, công luôn kiếp chính là bắt đầu từ đây.
Kinh phật lời tổ khai thị về sanh tử khổ, từ vô thủy kiếp đến nay, chúng ta trôi lăn trong sanh tử luân hồi, chịu khổ không kể xiết. Y theo nội dung của kinh Trừ u mà tư duy có thể khiến chúng ta sanh tâm chán ngán mong lìa khỏi luân hồi rất mạnh, vì đây là nỗi khổ mà mỗi người chúng ta đều từng trải qua. Qua những bài thơ của tổ sư đại đức cũng có thể kích phát tâm sanh tử cho chúng ta. Như Đại sư Ưu Đàm đời nhà Nguyên có bài: quay nhìn hài cố chất như núi, nước mắt phân ly thành sông , biển lớn, thế giới cuối cùng cũng hư hoại, đời người qua mau như búng tay, có gì vui đâu kiếp con người, trải qua ngàn lần thay đổi mãi, lúc làm thân nam khi thân nữ, mang long đội sừng bao vạn kiếp, không nhân này sanh tịnh động lạc bước đầu thai thi muộn rồi. Cử một câu chuyện về sinh tử tâm thiết: Lương Võ đế mời thiền sinh Bảo Chí Công xem vỡ tuồng, khi kết thúc vua hỏi :” vở tuồng hôm nay hay không?”, thiền sư nói:” tôi không biết”, vua lại hỏi :” ý là họ hát có hay không?”, thiền sư: “tôi không biết”, vua rất ngạc nhiên:” rõ ràng ngài ngồi bên cạnh cùng xem sao lại nói không biết chứ?”, thiền sư nói:” thưa bệ hạ ngày mai thử cho họ diễn lại vở tuồng này, rồi một tử tội sắp bị chặt đầu, bạo họ bưng một thau nước quỳ trước sân khấu và nói sau khi diễn tuồng xong thau nước không bị rơi một giọt ra ngoài sẽ được tha tội, ngược lại thì lập tức bị chặt đầu”, vua nghe xong tuy không hiểu lắm nhưng vẫn làm theo, hôm sau khi kẻ tử tội xem tuồng xong không hề rơi một giọt nước ra ngoài, ngài Bảo Chí Công hỏi:” họ diễn tuồng hay không, hát có hay không?”, tử tội trả lời: “dạ thưa con đều không biết”, ngài Chí Công hỏi tiếp: “ngươi quỳ ở hàng đầu tiên vì sao lại nói đều không biết?”, tử tội trả lời: “thưa ngài tâm của con lo cho thao nước này còn không xong, tâm tình nào mà để ý xem tuồng chứ.”.Khi đó vua mới hiểu tâm không đặt ở vở tuồng, xem nhưng mà không thấy, nghe như không nghe, tâm của ngài Chí Công đặt ở việc lớn sinh tử không ở vở tuồng nên nào biết nó hay hay dở chứ. Giả như chúng ta đặt tâm ở đại sự sinh tử, đại sự vãng sanh, tự nhiên câu phật hiệu sẽ không bao giờ đoạn dứt, cho dù người khác không cho bạn niệm trong tâm của bạn vẫn cứ miên mật từng câu tiếp nối nhau khộng ngừng, giống như ngài Hải Hiền trong thời kì đại cách mạng văn hóa người ta cấm ngài niệm phật , trong tâm ngài câu phật hiệu cũng chưa từng gián đoạn
Số 5: Kết thúc
Đại sư Ấn Quang khi nhập thất hơn 30 năm tại Phổ Đà sơn chùa Pháp Vũ, ngài ở trong tạng kinh cát, đã đọc thuộc hết đại tạng kinh, rồi tổng kết bằng hai câu nói để lại cho chúng ta: Quy căng kết đỉnh cao thâm sứ, chỉ tai hồng danh nhất cú trung. Tạm dịch: cội nguồn tột đỉnh thâm sâm nhất, chỉ trong một câu hồng danh di đà. Câu hồng danh này ngài Hải Hiền đã âm thầm lặng lẽ chấp trì hết 92 năm tự tại mà vãng sanh, từ nơi lão hòa thượng Hải hiền có phải chúng ta cần phản tỉnh lại tính nguyện của mình chăng, tính nguyện cầu vãng sanh chăng, tin sâu nguyện thiết của ngài là mãn phần còn ta có đủ điểm hay không, tâm sanh tử không thiết, lấy đâu ra tín sâu nguyện thiết, không tin sâu nguyện thiết sao có thể vãng sanh, bất luận tại gia hay xuất gia, chúng ta nên lắng lòng phản tỉnh, phải phản tỉnh, chúng ta gặp pháp môn niệm phật này lúc 20 tuổi ngoài, năm nay chúng ta đã hơn 30, 40, 50 tuổi rồi, bao nhiêu năm đã trôi qua, thể lực mỗi ngày một yếu đi, chúng ta vẫn nhất sự vô thành, đạo nghiệp vẫn chưa được gì, lăng xăng bận rộn cả một đời, cổ nhân có nói: cuộc đời cứ già đi trong bận rộn, mấy ai chịu ngưng trước khi lìa đời. Đại đa số con người bị già đi trong những chuỗi ngày lăng xăng bận rộn, không mấy ai nghĩ đến cái chết để sớm buông xả bớt những chuyện của thế gian, cứ như thế kia ta lâm chung sẽ đi về đâu, việc lớn sinh tử từ vô lượng kiếp đến nay không phải chỉ hát một vài câu phật hiệu một cách lơ là, hữu khẩu vô tâm, mà có thể giải quyết vấn đề, phật hiệu của chúng ta thường xuyên bị xem tạp đánh mất hoặc gián đoạn, nếu thật sự ngaytrong đời này vãng sanh, thì cố gắng ngay nơi tín nguyện mà hạ thủ công phu cho tốt, muốn tín nguyện vững mạnh trước tiên phải có tâm sanh tử tha thiết.
Phần sau cùng: kính thưa sư phụ thượng nhân bài báo cáo này kì thật không phải tự con viết chỉ là kết hợp những pháp ngữ của tổ sư đại đức về tâm sanh tử, xong dùng phương thức báo cáo để cúng dường đại chúng, đồng thời thỉnh sư phụ thiện nhân giảng giải khai thị, vì những pháp ngữ này thật sự quá quan trọng nó đi thẳng vào mỗi tâm can của mỗi con người giúp họ tỉnh thức để niệm phật, trong quá trình báo cáo e không tránh khỏi sai lầm khẩn cầu sư phụ thượng nhân và chư vị thiện tri thức phê bình chỉ chính, không tiếc rẻ lời dạy bảo, mong đại chúng từ bi bố thí hoan hỷ, A di đà phật
Đệ tử Thích Tự Liễu khấu trình
Lời của pháp sư Thượng Tịnh Hạ Không: chúng tôi đã đọc bài báo cáo này đức hiệu của pháp sư đúng ra không phải là Tự Liễu, nếu Tự Liễu thì thầy ấy không đưa ra báo cáo, thầy đưa ra báo cáo này, thật sự là cúng dường đại chúng, phổ độ chúng sanh, thầy đã nói tường tận tận gốc chứng bệnh của người tu hành thời đại ngày nay, nói không sai chút nào, trong đó dẫn dụ kinh điển những khai thị của chư vị đại đức thời xưa, có một số chúng ta đã từng đọc qua, bây giờ ở đây ôn lại, thật sự rất cần ôn lại vì sao vậy? vì đã quên hết toàn bộ, riêng những ai chưa từng đọc qua những kinh luận này, hôm nay có thể ở đây đọc và hiểu, lời khai thị của phật nói trên kinh, chu tổ sư đại đức nhắc nhở chúng ta: sư việc lớn nhất của cuộc đời thiết thực là sinh tử đại sự, thế nhưng con người ngày nay đã mê mất rồi, người xưa đối với sinh tử có tánh cảnh giác cao hơn chúng ta, chúng ta hiện nay đã hoàn toàn quên hết, vì sao bị quên? Môi ngày quay cuồng với cái thế giới muôn màu khiến chúng ta bị huân tập, mê muội đến mức độ không còn nhận thức và quên một cách sạch ráo với việc lớn sanh tử, mặc dú có người nhắc nhở, cho dù một ngày nhắc hơn cả 10 lần vẫn vô ích vì sao? Vì không để nó ở trong tâm, phải biết nó có sự quan hệ rất lớn với chúng ta, đời này không giải quyết xong việc sanh tử, đời sau chắc chắn phải trầm luân, lỡ bước luân hồi thật là đáng sợ, ngài Lý Bỉnh Nam khi còn tại thế đặc biệt lúc tuổi già, ngài vô cùng từ bi, thường nhắc nhở chúng tôi: đối với những việc luân hồi sanh tử đại sự chúng tôi nghe rất quen tai nhưng nghe rồi thì sao, không thật sự thực hành nên không cách gì đoạn duyên, duyên có thiện duyên ác duyên, chúng ta có khả năng phân biệt thiện ác, ác duyên chúng ta có thể tránh xa, đặc biệt là thiện duyên có thể lợi ích cho chúng sanh, chúng ta không thể không làm. Nếu không có duyên quyết định không phan duyên, khi gặp duyên chúng t a tận tâm tận lực vì chúng sanh khổ nạn làm một ít việc thiện, làm xong nhất định không để vào tâm, nếu để vào tâm sẽ không tương ưng với tam không tam muội, và việc thiện sẽ trở thành gì? Thành phước báo nhân thiên, không để vào tâm mới tương ưng với vô tát vô nguyện, vô tát vô nguyện chẳng phải là chẳng làm gì hết mà là làm xong rồi như không có việc gì, nghĩa là thân làm, miệng làm tâm không làm, trong tâm rất tinh khiết không nhiễm một mảy bụi, vì tâm đó là chân tâm, việc làm đó là chánh hạnh, lời nói là chánh ngữ, 3 nghiệp đều chánh, tuy nhiên cũng không nên chấp vào tướng chánh, chớ có ý niệm chấp tướng này, một khi có ý niệm việc thiện đã làm liền trở thành phước báo, không có ý niệm mới là công đức, đây là chỗ khác biệt giữa công đức và phước đức. công đức mới có thể giúp chúng ta liễu sanh tử ra khỏi tam giới, còn phước đức chỉ hưởng phước báo nhân thiên. Những lời khai thị của phật chúng ta cần phải hiểu cho rõ ràng, minh bạch. Từng cái khởi tâm, từng ý niệm suy nghĩ, từng lời nói hành vi của chúng ta từ sớm đến tối dù nó tương ưng với công đức hay là phước đức cũng đều tốt, tương ưng với tham sân si ngã mạn, với tự tư tự lợi vấn đề sẽ trở nên trầm trọng ngay đó là gì? Chính là tạo nghiệp địa ngục tam đồ rất đáng sợ vì sao vậy? vì chúng ta chưa có khả năng phân biệt, thế nào mới thật sự là đúng sai thiện ác. Cái đúng sai thiện ác của ngày nay là do chúng ta tự nghĩ mà thôi, nó còn cách rất xa với lời trong kinh giáo, vì sao vậy? vì tâm của chúng ta không khiêm tốn còn ngạo mạn, thậm chí còn ganh ghét đố kỵ, chúng ta không có y giáo phụng hành, lời dạy căn bản lớn nhất của phật là tam quy ngũ giới thập thiện, tám vạn tế hạnh của đại thừa, đều tử chỗ này diễn rộng ra, ba ngàn oai nghi của tiểu thừa quy nạp lại chính là tam quy, ngũ giới, thập thiện. Khai hợp bất đồng mở rộng ra là vô lượng vô biên hành môn quy nạp lại là tam quy ngũ giới thập thiện. Chúng ta có tìm hiểu nó một cách rõ ràng thấu triệt nhờ thực hành một cách tương ưng không, đều này rất quan trọng, vị pháp sư Tự Liễu này chúng tôi xem qua bài báo cáo của thầy, thầy không phải chỉ tự liễu thoát cho mình mà đến độ chúng sanh, rộng độ chúng sanh, bài báo cáo này những người thật sự tu hành, thật sự muốn ngay trong đời này cầu thoát ly lục đạo luân hồi, thoát ly sanh tử khổ ải nên xem nhiều lần, cố gắng học tập theo. Tôi rất chú trọng bài báo cáo này, nó không kém hơn so với sự biểu pháp của lão hòa thượng Hải Hiền cho nên chúng tôi rất cảm ơn, cảm tạ thầy, hôm nay đã hết giờ chúng ta tạm học đến đây. A di đà phật.


Ps Thích Tự Liễu kính biên


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]7 khách