LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC ĐỚI NGHIỆP VÃNG SANH?

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

namnv
Bài viết: 2
Ngày: 07/08/17 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Sài Gòn

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC ĐỚI NGHIỆP VÃNG SANH?

Bài viết chưa xem gửi bởi namnv »

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
--------oOo--------
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
--------oOo--------
PHÁP MẠCH TRUYỀN THỪA PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ TRÌ DANH NIỆM PHẬT
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC ĐỚI NGHIỆP VÃNG SANH (1)
XIN HỎI

Tây Phương ở đâu?
Nhưng mà vẫn có
Kiến tánh thấy dễ,
Trăm ngàn chưa một.
Phật tánh vốn sẵn,
Vậy mà ai được?
Kính hỏi Quý Ngài:
Dễ hay là khó?
PHONG VÂN!
Năm 2000

ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU PHÁP MẠCH TRUYỀN THỪA PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ TRÌ DANH NIỆM PHẬT
--------oOo--------
THÍCH CA MÂU NI

BỔN nguyện lòng con đã quyết tâm…
SƯ pháp dù cho khó hằng trăm
THÍCH niềm đạo hạnh chân lần bước…
CA thuyết lời cao diệu cố tầm
MÂU sắc thành sen, sen hóa trắng…
NI là Bi Hỷ! khỏi mê lầm…
PHẬT từ một cõi mầu muôn thuở…
VẠN kiếp Từ Bi QUÁN THẾ ÂM!
Năm 1990.
--------oOo--------
A DI ĐÀ
TIẾP cả muôn loài… đủ khắp phương
DẪN độ Từ bi một lòng thương
ĐẠO mầu khuyên hỡi ai nên nhớ!
SƯ Thời vi diệu có phải thường
A kiếp tăng kỳ… đâu dễ thấy!
DI còn, chứ để, phải thành chương…
ĐÀ NI biến hóa siêu bao cõi…
PHẬT rằng CỰC – LẠC, khỏi đoạn trường
PHONG VÂN!
Năm 90
--------oOo--------
QUÁN THẾ ÂM

NAM bắc đông tây cũng một nhà
MÔ từ thuở ấy…! vốn bao la
QUÁN lòng thương kẻ trong mê tối
THẾ sự con người luống thiết tha
ÂM tỳ địa ngục xoay chuyển mãi
BỒ ĐỀ khuyên nhủ: có bao xa?
TÁT ĐÀ một cõi… sao không muốn?
Chừng đó rồi đây, có kịp đa!
PHONG VÂN!
Năm 90
--------oOo--------
ĐẠI THẾ CHÍ

NAM dần qua bắc lại tây đông?
MÔ pháp bây giờ há chẳng mong
ĐẠI từ thương xót ôi! Bá chúng
THẾ mà lắm kẻ… vẫn còn nông…
CHÍ Ngài quảng đại vang muôn cõi…
BỒ là hoan hỷ một sắc trong…
TÁT Hương đâu dễ nào thối chuyển
Khuyên người nên gắng đặng pháp không?
PHONG VÂN!
Năm 90
--------oOo--------
NHỨT TÂM!
Liên hoàn khúc
1. Nhứt tâm bất loạn(1) đó là gì?
Tín phải tin sâu giới niệm trì
Lời dạy phải hành theo bổn nguyện
Bản Hoài Phật chỉ một đường đi
Không tu tạp hạnh làm duyên chánh!
Chỉ lấy thuần chuyên khắc cốt ghi
Cực Lạc tùy duyên không gián đoạn
Bỏ thân chánh niệm chẳng còn nghi?
--------oOo--------
2. Còn nghi rồi đây lại luân hồi?
Chớ tưởng luân hồi chỉ thế thôi!
Mà phải hiểu đời như cõi mộng
Nên khuyên đừng chấp đó là tôi
Mê thì lăn mãi trong sanh tử
Ngộ tánh quay đầu hết nổi trôi
Tín nguyện nương về chuyên Tịnh Độ
Vãng sanh ngày đó! Chẳng xa xôi!
(1) Nhứt tâm bất loạn tức là không tu tạp loạn bất cứ một pháp môn nào, chỉ trì danh niệm Phật thuần chuyên Tịnh Độ và tin bản hoài Đức Phật cùng bổn nguyện Phật A Di Đà – tức là NHỨT TÂM. (tin Cực Lạc là có thật và nguyện vãng sanh về - đó là không BẤT LOẠN).
Phong Vân!
Sài Gòn, ngày 24/7/2017.


Kính thưa Quý vị liên hữu và các bạn đồng tu.
Bằng tấm chân tình thành kính tri ân nghĩ tưởng đến Đức Phật và các vị chư Tổ dù tan xương nát thịt bao nhiêu lần cũng không đền đáp được ân đức của Phật và các vị Tổ Thầy.
Nay chúng tôi xin phép mạo muội trình bày một phần rất nhỏ về mặt lịch sử đường đi thuần chuyên của Tông Tịnh Độ.
Thời Đức Phật tại thế pháp môn Tịnh Độ đã được Ngài triển khai ba kinh (2) tại Ấn Độ. Nhưng chưa phát triển mạnh và cả sau khi Ngài nhập diệt khoảng trên 1000 năm. Tại sao? Là vì thời đó, con người thượng căn và bậc mô phạm (3) rất nhiều. Chỉ một vài câu hay một đến bảy ngày thì triệt ngộ hoặc chứng đạo…. Mặc dù Phật huyền ký Ngài Long Thọ Bồ Tát đời thứ 14 phát triển môn Tịnh Độ. Ngài Long Thọ tuy trước tác Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận (4) nhưng Ngài chỉ hoằng môn Nan hành đạo (5) nhiều hơn Dị hành đạo (6). Vì sao? Vì thời đó bậc cao tăng cùng thượng căn và thiện tri thức vẫn còn nhiều. Môn Dị hành đạo khó được các vị đó tiếp thu. Cho đến đầu thế kỷ thứ 6 sau Tây lịch, bắt đầu qua thời kỳ chánh pháp và tượng pháp bước vào thời kỳ mạt pháp. Ngài Bồ Đề Lưu Chi được sự truyền thừa của Ngài Long Thọ mới sang nước Trung Nguyên tức Trung Hoa bây giờ vào đầu thế kỷ thứ 6 (505). Mặc dù pháp môn Tịnh Độ đã du nhập vào Trung Hoa và Việt Nam trước đó rất lâu cùng những tông phái khác. Nhưng Tịnh Tông vẫn chưa phát triển mạnh được bằng những Tông phái khác như Thiền, Giáo, Mật… nhất là Thiền Tông phát triển mạnh nhất vào những thời kỳ đó và cả thời kỳ mạt pháp trên 1000 năm. Sau này mới yếu dần cho đến ngày hôm nay. Riêng Pháp môn Tịnh Độ, được truyền thừa đến Ngài Bồ Đề Lưu Chi truyền trao cho Ngài Đàm Loan, và cũng từ đó bắt đầu tương đối phát triển mạnh. Trước đó như Ngài sơ tổ Huệ Viễn ở Lô Sơn v.v… đã lập ra Bạch liên xã để hoằng truyền pháp môn niệm Phật nhưng chưa được triển khai rộng rãi chỉ ở trong phạm vi của Ngài. Sau khi Ngài Đàm Loan trước tác Vãng Sanh Luận Chú từ Thập Trụ Tỳ Bà Sa và Vãng Sanh Luận của Ngài Thiên Thân nhưng vẫn còn ảnh hưởng mạnh của Thánh Đạo Môn. Đến khi Ngài Đạo Xước trước tác An Lạc Tập, 2 quyển từ Vãng Sanh Luận Chú… thì môn Tịnh Độ (Dị hành đạo) bắt đầu được chú ý và phát triển. Nhưng vẫn còn ảnh hưởng phần nào của Nan hành đạo. Cho đến khi Tổ Thiện Đạo xuất hiện từ Tổ Đạo Xước, qua Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận, Vãng Sanh Luận Chú và An Lạc Tập… Ngài trước tác ra Quán kinh Tứ Thiếp Sớ (nay chỉ còn 5 bộ 9 quyển) thì môn Dị hành đạo phát triển mạnh đến đông đảo những bạn đồng tu cùng các liên hữu. Trước thời gian pháp nạn đời Bắc Chu Vũ Đế, Tổ Thiện Đạo chưa gặp Ngài Đạo Xước và đến thời Bắc Chu Vũ Đế sinh năm 543, lên ngôi vua năm 560 và mất 21 tháng 6 năm 578. Năm 574, pháp nạn dẹp chùa, đốt kinh, bắt tăng hoàn tục… đã xảy ra vào thời kỳ đó Ngài Đạo Xước chứng kiến cảnh pháp nạn. Sau pháp nạn đó, Ngài trước tác An Lạc Tập, 2 quyển để cứu chúng sanh đời mạt pháp (trước khi Hòa thượng Thiện Đạo gặp Ngài).
Hầu như tất cả Kinh sách đều bị mất rất nhiều trong đó có Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận, Vãng Sanh Luận Chú và Thiền Tông, Mật Tông, Giáo Tông còn rơi rớt lại phần nào. Và sau đó Tổ Thiện Đạo được Ngài Đạo Xước truyền trao An Lạc Tập, 2 quyển (7). Từ đó Tổ Thiện Đạo trước tác Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ, nay chỉ còn 5 bộ 9 quyển. Vì sao chỉ còn 9 quyển? vì đến thời kỳ Đường Vũ Tông sinh 2 tháng 7 năm 814 và mất 22 tháng 4 năm 846 (33 tuổi) trị vì 6 năm 61 ngày, là thời kỳ pháp nạn lần thứ 2 bắt đầu từ năm 842 và đến năm 844 cuộc đàn áp tôn giáo chuyển sang giai đoạn ác liệt nhất. Theo báo cáo của Từ bộ thì vào năm 844 ở Trung Hoa còn 4600 ngôi chùa, 40000 ẩn thất; 260500 tăng ni. Vũ Tông hạ lệnh phá hủy toàn bộ và bắt tăng ni hoàn tục.
Nhưng rất may mắn trước khi pháp nạn xảy ra lần thứ 2, Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ nói riêng và nhiều bộ kinh sách khác nói chung đã được một cao tăng người Nhật thỉnh về nước. Sau gần 1000 năm một số các cao tăng Trung Hoa qua Nhật thỉnh ngược trở về, riêng Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ chỉ còn 5 bộ 9 quyển (1 bộ 4 quyển, 4 bộ 5 quyển). Bộ Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ trở về Trung Hoa vào cuối đời Thanh và đầu thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc thì xảy ra đại quân phiệt. Rồi sau đến 8 nước xâm chiếm, chưa được yên thì đến nước Nhật chiếm nước Trung Hoa và sau thế chiến thứ 2 kết thúc. Đến cuộc cách mạng năm 1949 Trung Hoa hoàn toàn giải phóng, đất nước vẫn còn chưa ổn định. Thì đến năm 1960, cuộc cách mạng văn hóa. Vì thế, bộ Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ nói riêng và các bộ kinh sách khác nói chung phải đến khoảng đầu năm 1990 mới được ấn hành rộng rãi tại Trung Quốc. Số kinh sách bị thất lạc khá nhiều, vì thế bộ này chỉ còn 5 bộ 9 quyển. Pháp môn Tịnh Độ thật sự được phát triển mạnh bắt đầu từ thời kỳ này tại Trung Quốc. Phải nói rằng, chính là do Tổ Thiện Đạo. Mặc dù, Tổ Huệ Viễn và một số Tổ khác như Ngài Liên Trì Tổ tám Châu Hoằng… nhưng các Ngài không có sự truyền thừa thuần Tịnh Độ mà mỗi vị truyền thừa theo Tông môn của mình (ví dụ: Tổ Huệ Viễn đạt được Ban Chu Tam Muội, Ngài chỉ dạy theo sự chứng nhập và kinh nghiệm của bản thân. Vì thế, Tịnh Độ Ngài dạy là Tịnh Độ Ban Chu Tam Muội; cũng như Ngài Liên Trì Tịnh Độ Hoa Ngiêm; Tổ Vĩnh Minh Tịnh Độ Thiền…). Chỉ là bậc thượng căn, bậc căn tánh lanh lợi mới tu trì nổi. Còn bậc trung hạ thật sự không thể nào theo được dù chỉ một chút phần. Vào thời đó, bậc cao tăng tôn túc vẫn còn nhiều. Vì thế các Ngài hoằng truyền tương đối dễ dàng. Nhưng riêng Ngài Ngẫu Ích (8) tuy thuộc dòng Thiên Thai nhưng Ngài vẫn hoằng truyền pháp môn thuần chuyên Tịnh Độ vì Tổ chịu sự ảnh hưởng của Ngài Long Thọ. Vì thế, Ngài vẫn hoằng truyền pháp môn thuần chuyên Tịnh Độ như trong Ngẫu Ích đại sư pháp ngữ… chẳng hạn trích một phần tại trang 21, phần 24 - Luận về Trì Danh Niệm Phật cửu phẩm vãng sanh trong pháp ngữ của Ngài
“Nếu muốn mau thoát khỏi nỗi khổ luân hồi thì không gì bằng trì danh niệm Phật, cầu sanh thế giới Cực Lạc. Nếu muốn quyết định được sanh về thế giới Cực Lạc thì lại không gì bằng lấy Tín để dẫn đường, lấy Nguyện để thúc đẩy. Tin xác quyết, nguyện khẩn thiết, dù tán tâm niệm Phật cũng chắc chắn được vãng sanh. Lòng tin chẳng chân thật, nguyện chẳng dũng mãnh, dù nhất tâm bất loạn cũng chẳng được vãng sanh.
Thế nào là Tín? Một là tin vào nguyện lực của Phật A Di Ðà. Hai là tin vào lời dạy của đức Thích Ca Văn Phật. Ba là tin vào lời khen ngợi của sáu phương chư Phật. Phàm là bậc chánh nhân quân tử trong thế gian còn chẳng nói dối, huống hồ là Di Ðà, Thích Ca, sáu phương chư Phật há lại vọng ngữ sao? Chẳng tin điều này thì thật chẳng còn cách nào cứu được nữa. Vì thế, trước hết phải sanh lòng tin sâu xa”.
Còn ngày nay cách Phật đã trên 2000 năm thì bậc lợi trí thượng căn hầu như không còn. Nếu có chỉ là bậc mô phạm và thị hiện mà thôi. Vì thế pháp môn Tịnh Độ thấy dễ mà thành ra khó (Nan hành). Thời nay thế kỷ 21 nhiều vị giảng sư hoằng pháp môn niệm Phật và cho rằng phải đạt được trình độ niệm phật tam muội hoặc nhất tâm bất loạn, thấp nhất cũng phải nhiếp tâm đả thành nhất phiến… thì mới khế hợp với Ngài A Di Đà. Cảm ứng đạo giao tiếp dẫn đới nghiệp vãng sanh Cực Lạc. Bằng không chỉ nhân đắc độ về sau. Nói vậy có đúng hay không? Xin mạn phép thưa! Cho phép chúng tôi trình bày rằng nếu vị nào giảng như vậy thì đúng, nhưng không phù hợp với bản hoài của Đức Phật Bổn Sư và bản nguyện của Phật A Di Đà. Tại sao? Vì đây là thời mạt pháp, căn cơ chúng ta phước mỏng nghiệp nặng không thể đạt được thanh tịnh tâm tam muội, tịch tịnh… vì nó không còn khế cơ và hợp thời nữa. Thật sự mà nói, 8 tỷ người thế gian này vị tất có được 1 hoặc 2 vị đạt được niệm phật tam muội, chỉ có bậc thị hiện mà thôi. Lời Phật và các vị Tổ, thầy đã nói rất rõ ràng trong nhiều Kinh Luận… chúng ta còn gì nghi ngờ nữa mà không tin lời Phật cùng các vị Tổ… Gần cuối thế kỷ 19 có một vị cao tăng hoằng dương pháp môn Tịnh Độ, tức trì danh niệm Phật, đó là Tổ 13 Ấn Quang Đại Sư (9). Ngài thực sự hoằng truyền Tịnh Độ là thuần Tịnh Độ tức là chuyên (Tín sâu, Nguyện thiết, Hành chuyên trì danh niệm Phật, không tạp tu). Vì sao Ngài không giống các vị Tổ trước? Vì Ngài chịu ảnh hưởng của Tổ Thiện Đạo, Tổ Đàm Loan và Ngài Đạo Xước… nên Ngài phân ra thông và biệt. Thông là pháp môn phổ thông, tức Nan hành đạo (tự lực như Thiền, Giáo, Luật, Mật…). Biệt là chỉ pháp môn Tịnh Độ là dễ, Dị hành đạo chuyên trì danh niệm Phật phải đặt nặng về tha lực hơn tự lực (tức là nhị lực). Tóm lại, pháp môn Tịnh Độ do Tổ Thiện Đạo triển khai thuần chuyên Tịnh Độ phát triển mạnh cho đến ngày nay là một sự truyền thừa rất rõ ràng. Từ Đức Phật huyền ký truyền trao là Ngài Long Thọ Bồ Tát đời thứ 14, thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch và tới Ngài Thiên Thân thế kỷ thứ 4 (Thập Trụ Tỳ Bà Sa và Vãng Sanh Luận). Kế đến Ngài Tam tạng Bồ Đề Lưu Chi 505, đầu thế kỷ thứ 6 truyền trao cho Ngài Đàm Loan rồi đến Ngài Đạo Xước và sau đến Tổ Thiện Đạo (bên Nhật là Ngài Pháp Nhiên thế kỷ 12). Đây là pháp mạch truyền thừa rất bài bản rõ ràng không chịu sự ảnh hưởng tác động bất cứ một tông môn nào mà chỉ thuần chuyên Tịnh Độ, tức là: Tín phải tin sâu giới niệm trì; Không tu tạp loạn làm duyên chánh; Chỉ lấy thuần chuyên khắc cốt ghi. Tức là chuyên, đó mới là đúng pháp môn Tịnh Độ thuần chuyên. Đến đây chúng tôi xin phép trình bày một phần về Đạo Phật được truyền vào Việt Nam như thế nào. Đạo Phật truyền vào Việt Nam đầu thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch (tài liệu trên đã thất lạc) nhưng không phát triển mạnh được. Vì sao? Vì sự hiểu được phật pháp còn rất tương đối và nhiều nguyên nhân khác. Đạo Phật du nhập vào Bắc Bộ nên dân chúng thời đó gọi Phật là Bụt (tức là Phật). Vì chưa khế cơ hợp thời nên các Tăng Ấn Độ chuyển hướng vào Trung Nguyên, tức Trung Hoa bây giờ. Vào Trung Hoa, đạo Phật được phát triển rất nhanh và truyền ngược lại Việt Nam nói riêng và các nước khác nói chung Nhật, Hàn… Bây giờ đạo Phật thật sự có mặt tại Việt Nam bền vững và phát triển đến ngày hôm nay. Những tông phái như Thiền tông, Mật tông, Giáo tông, Duy thức… thì riêng Thiền tông thịnh hành nhứt vẫn còn ảnh hưởng cho đến ngày hôm nay. Mặc dù tương đối yếu đi và nhường chỗ cho pháp môn Niệm Phật, còn những tông phái khác thì mất dần đi chẳng hạn Mật tông, một thời thịnh hành là Thầy Viên Đức (đã viên tịch gần cuối thế kỷ 20) và Thầy Kim Cang… nhưng nay cũng không còn nghe nói tới nữa. Chỉ còn chùa chiền tụng theo nghi lễ thanh qui của mỗi chùa mà thôi, những tông phái khác cũng không ngoại lệ. Chỉ riêng Thiền tông là phát triển mạnh và lâu dài, nay tuy yếu nhưng vẫn còn sức ảnh hưởng của Thiền tông. Còn Tịnh Độ Môn thật sự những thế kỷ trước phát triển không nhiều. Trong dân gian, những người tu đạo thường gặp nhau, chào nhau bằng câu A Di Đà Phật. Dù cho bất cứ tông môn nào thành một thông lệ cho đến ngày hôm nay. Mà hiểu được giáo lý tương đối của pháp môn Tịnh Độ thì rất ít. Nói chi hiểu được sâu sắc hoặc tin tuyệt đối về pháp môn thuần chuyên Tịnh Độ này càng khó hơn khó. Nên sự hoằng dương thời đó tương đối khó khăn (vì Thiền tông lấn lướt mà đa phần thời đó lại mộ Thiền nhiều hơn các tông phái khác). Mặc dù Tịnh Độ đã vào Việt Nam rất lâu nhiều thế kỷ. Phải đến giữa thế kỷ 20, mùng 17/11/1955 Hòa thượng Trí Tịnh, là một vị cao tăng hiện đại, thành lập Cực Lạc Liên Hữu, liên phó là Hòa thượng Huệ Hưng, thư ký là thầy Tịnh Đức (khởi công xây chùa Vạn Đức mùng 16/3/1954). Lúc đó thật sự Tịnh tông mới bắt đầu có sự tiến triển và thịnh hành mạnh đến ngày hôm nay. Nếu nói không ngoan thì Ngài Trí Tịnh là người có công đầu khai sáng môn Tịnh Độ, tức trì danh niệm phật, là Tổ Tịnh Độ Việt Nam. Dĩ nhiên, trong đó có nhiều vị Tôn túc ủng hộ Ngài và theo Ngài hoằng truyền pháp môn Tịnh Độ trong đó có Hòa thượng Thiền Tâm, Hòa thượng Bửu Huệ v.v. Tại sao Hòa thượng Trí Tịnh và Hòa thượng Thiền Tâm và những vị Tôn túc khác hoằng truyền Tịnh Độ tông? Vì các Ngài chịu sự ảnh hưởng rất nhiều của các vị cao tăng thời trước và cận đại sau này, trong đó có Vãng Sanh Luận Chú của Ngài Đàm Loan, Ngài Đạo Xước, Nhị Tổ Thiện Đạo, Thập Tam Tổ, Ấn Quang đại sư… và các Ngài thừa biết bây giờ đã vào sâu thời mạt pháp, căn cơ chúng sanh cạn mỏng, chỉ môn Tịnh Độ tông này mới độ được ba căn hợp thời và khế cơ. Vì thế các Ngài hoằng truyền Tịnh Độ đặt nặng tha lực hơn tự lực, và Tín Nguyện Trì danh, không đặt Quán tưởng, Thật tướng làm duyên chánh, Trì danh mới là chánh (Trì danh tức là Xưng danh). Chuyên chú trọng vào tha lực và khuyên người không tu tạp loạn mới đúng là pháp môn Niệm Phật (chuyên). Riêng Hòa thượng Trí Tịnh được chúng tôn xưng là Cưu ma la thập Việt Nam vì Ngài dịch rất nhiều kinh điển Đại thừa chẳng hạn Pháp Hoa, Địa Tạng, Niết Bàn, Đại Bảo Tích, Hoa Nghiêm… và Ngài có trước nhiều tác phẩm như Đường Về Cực Lạc, Pháp Ngữ Vạn Đức, Hương sen Vạn Đức… còn Hòa thượng Thiền Tâm cũng dịch nhiều bộ kinh Tịnh Độ như Niệm Phật Sám Pháp, Niệm Phật Ba La Mật, Kinh Nhân Quả và Đại Thông Phương Quảng, Sám Hối Diệt Tội, Trang Nghiêm Thành Phật… Ngài có viết rất nhiều bộ để giảng dạy sự và lý của pháp môn Tịnh Độ nói riêng và những pháp môn khác nói chung trong đó có Mấy Điệu Sen Thanh 4 quyển, Phật Học Tinh Yếu 1 bộ 3 quyển, Lá Thơ Tịnh Độ dịch từ Hoa ngữ ra Việt ngữ, Duy thức…, nổi tiếng nhất vang cả trong nước và ngoài nước là Niệm Phật Thập Yếu. Đó là kim chỉ nam của người tu Tịnh Độ thời nay và sau này. Nếu chúng tôi đoán không lầm thì tác phẩm này được Tịnh Tông Học Hội của Pháp Sư Tịnh Không dịch từ Việt ngữ qua Hoa ngữ để cho đồ chúng nghiên cứu tu học (10000 quyển). Thông thường các Kinh, Luật, Luận nói riêng và Chú Sớ nói chung từ Hoa ngữ sang Việt ngữ, rất hiếm có ngược lại. Chúng tôi hiện biết chỉ có Niệm Phật Thập Yếu của Ngài được dịch sang Hoa ngữ, còn có bộ nào của các vị khác thì không nắm rõ hoặc trong tương lai có hay không thì chưa biết được? Như vậy, tại Việt Nam đạo Phật vẫn có những vị cao tăng và các vị tôn túc lỗi lạc đó cũng là niềm hạnh phúc của dân Việt Nam và Phật pháp nói chung. Khoảng năm 1990, Phật pháp tại Việt Nam phát triển mạnh cùng nhiều tông phái khác, môn Tịnh Độ cũng không ngoại lệ nhưng nhìn chung chỉ có hai môn là phát triển mạnh nhất đó là Tịnh Tông và Thiền Tông. Trong thời gian đó, có các thầy giảng pháp môn niệm Phật. Nhưng đa phần giảng theo sự ảnh hưởng của một số Tổ bên Trung Hoa, lấy tông mình làm chánh Tịnh Độ là phụ (chẳng hạn như môn đồ Tông Nhiếp Luận cách đây 1500 năm (10)), cho nên không phải thuần chuyên Tịnh Độ. Vì thế tha lực bị xem nhẹ đặt niệm Phật tam muội, nhất tâm, nhiếp tâm hoặc thanh tịnh tâm… tự lực làm chánh nên ít có người vãng sanh. Vì sao? Là vì chúng tôi chỉ là hạng phàm phu bạt địa sát đất, không kham nổi, không làm được, coi như trung hạ căn không có phần. Chỉ bậc thượng căn và những vị thượng thủ thì được. Lời cổ đức nói thời mạt pháp thượng căn, thượng trí, thiện tri thức như lông rùa, sừng thỏ vậy. Cho nên tuy Tịnh Độ được triển khai rộng rãi như người theo chưa được như ý… chỉ có số lượng mà không có chất lượng (theo quan điểm thiển cận của chúng tôi trình bày rằng thông thường người tu pháp môn niệm Phật cho rằng đạt được niệm Phật tam muội hay nhất tâm bất loạn hoặc chí ít cũng nhiếp tâm đả thành nhất phiến thì mới được vãng sanh. Nghĩ như vậy là đúng hay không? Theo ngu ý của chúng tôi dù cho chúng ta đạt được đến trình độ niệm Phật tam muội, nhứt tâm v.v hoàn toàn không liên quan đến vãng sanh Cực Lạc. Tại sao? Nếu chúng ta không có Tin (Tín) và Nguyện tha thiết đồng nghĩa với không vãng sanh. Vì sao? Vì vãng sanh được hay không do Tín Nguyện và hoàn toàn do tha lực của Đức Phật, chỉ một phần rất nhỏ của tự lực (Trì danh), chớ vãng sanh được hay không đâu phải do đạt được niệm Phật tam muội hoặc những công phu khác… Cũng như không phải người trì danh niệm Phật có vọng tưởng mà không được vãng sanh. Trong Tuyển trạch Bản Nguyện Niệm Phật và Bản Nguyện Niệm Phật, Tổ cũng như Ngài Pháp Nhiên có nói rằng vọng tưởng cũng như tai mắt mũi miệng… khi con người mới chào đời, chúng ta không thể nào tách nó ra được vì nó đã theo chúng ta từ vô thỉ đến nay dù đi đến đâu bất kỳ cảnh giới nào nó cũng không rời chúng ta. Đừng nói hạng phàm phu bạt địa vọng tưởng luôn luôn theo chúng ta. Qua lời các cổ Đức kể cả bậc thánh cũng không ngoại lệ. Duy thức tông đã nêu rõ ràng (bậc tiểu thánh Tu Đà Hoàn đến A La Hán chỉ trừ được từ một thô đến bốn thô; bậc đại thánh Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa vẫn còn những phần vi tế, riêng Đẳng Giác Bồ Tát vẫn còn một phần vi tế nhỏ nhiệm nhất (lục thô tam tế). Trong Kinh Hoa Nghiêm, Duy thức, Kim Cang v.v, Phật nói rõ ràng với các vị thánh Đẳng Giác Bồ Tát phải phát nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, kề cận Đức Phật mới mau thành Phật. Vì sao? Vì Đẳng Giác Bồ Tát vẫn còn ngủ trong đại mộng (một phần vi tế còn lại cuối cùng trong lục thô tam tế (lời của Đức Phật). Trong kinh Đức Phật cũng đã có nói Ngài Di Lặc Bồ Tát ở tại cung trời Đâu Suất một ngày sáu thời sám hối. Ngài sám hối để làm gì? Là vì Ngài muốn tiêu trừ phần vi tế cuối cùng của vô minh để chứng quả vị Phật xuống độ chúng sanh trong tương lai (Quí vị đồng tu phải biết rằng Ngài là Đẳng Giác Bồ Tát)) thì thử hỏi chúng ta cũng như các vị liên hữu có bằng các Ngài hay không? có trừ được vọng tưởng hay không? Dù cho Quí vị có đạt được trình độ niệm Phật tam muội v.v (tức là chánh định) đâu phải là hết vọng tưởng vì niệm phật tam muội chưa phải là chứng đạo (tức là giải thoát hoặc vãng sanh Cực Lạc) thì vọng tưởng còn hay không thì Quí vị tự biết lấy. Riêng người tu pháp môn Tịnh Độ Trì Danh Niệm Phật không nên bận tâm có còn hay không vọng tưởng hoặc đạt được tam muội hay bất loạn mà phải tự hỏi mình có Tin, Tín hoàn toàn và Nguyện tha thiết hay không? Đó là cốt lõi để được đới nghiệp vãng sanh đồng nghĩa với giải thoát. Nhưng chúng tôi không phủ nhận niệm Phật tam muội hay bất loạn v.v nếu ai đạt được trình độ đó chúng tôi hoàn toàn tán thán, ủng hộ các vị đó dù họ tu bất cứ pháp môn nào chẳng hạn trì danh niệm Phật (Tín Nguyện đầy đủ) họ đới nghiệp vãng sanh Cực Lạc cầm chắc trong tay thượng phẩm thượng sanh, chỉ một ngày sau hoa sen nở chứng vô sanh pháp nhẫn. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng theo sự hiểu biết ngu muội của chúng tôi qua lời cổ Đức dạy để chúng ta biết rõ rằng và xin nhắc lại những người niệm phật phải hiểu rằng không phải đạt được trình độ tam muội hay tịnh tâm… mới được vãng sanh Cực Lạc. Sự thật vãng sanh hay không là do Tín, Nguyện; Phẩm vị cao hay thấp là do Hạnh. Như vậy sự vãng sanh này không liên quan đến tịnh hay tán tâm…. Được vãng sanh hay không điều đó Quí vị tự biết (Tín, Nguyện). Thiếu Tín Nguyện mà chỉ có Hạnh thì không thể vãng sanh được, bậc thánh muốn vãng sanh Cực Lạc để mau thành Phật cũng phải Tín, Nguyện và Hạnh mới được đới nghiệp vãng sanh về Cực Lạc. Thì như vậy rõ ràng dù người đạt được tam muội… hay còn vọng tưởng không phải là yếu tố quyết định vãng sanh được hay không vãng sanh. Mà quyết định vãng sanh được hay không là do Tín, Nguyện (Hạnh là chỉ nói lên phẩm vị cao hay thấp). Chúng tôi chỉ muốn trình bày lên sự thật lời của Phật và các Tổ, Thầy trong pháp mạch truyền thừa pháp môn Tịnh Độ trì danh niệm Phật. Là vì giáo pháp Đức Phật là nói lên sự thật… vì Đức Phật không bao giờ nói lời hư dối nên Đức Phật mới là Phật (Đấng toàn năng toàn giác)).
Riêng Thiền Tông vẫn phát triển mạnh và đông đồ chúng theo thì cũng tốt vậy, cũng là pháp môn của Đức Phật. Cũng cùng trong thời gian đó, xuất hiện một số các vị giảng sư giảng pháp môn Tịnh Độ, đa phần tương đối đặt nặng tha lực nhiều hơn tự lực đó là Thầy Minh Bá (11), Thầy Giác Hóa, Hòa thượng Giác Thông (12), Thượng tọa Giác Đăng trụ xứ tại Tịnh Xá Ngọc Trung Tăng, Thốt Nốt, Cần Thơ và Hòa thượng Phước Đức chùa Hưng Thiền, Đồng Tháp và Hòa thượng Đạt Đồng (đã viên tịch (13)) chùa Tôn Thạnh, Cần Giuộc, Long An… Các thầy chịu sự ảnh hưởng nhiều của Tổ 13 và Tổ Pháp Nhiên cùng Trí Tịnh Đại sư cũng như Hòa thượng Thiền Tâm… trong đó có Ấn Quang Văn Sao, Bản Nguyện Niệm Phật, Niệm Phật Thập Yếu, Đường Về Cực Lạc… Từ sự ảnh hưởng đó, các Ngài đã giảng thiên về chuyên pháp môn Tịnh Độ không tu tạp loạn lấy Tín Nguyện Trì Danh làm chánh, nhưng vẫn chưa phải thuần chuyên Tịnh Độ. Vẫn còn bị ảnh hưởng ít phần của Nan hành đạo (Thánh Đạo môn). Chưa phải hoàn toàn là Dị hành đạo (Tịnh Độ môn).
Pháp phải khế cơ, hợp thời là pháp diệu. Dù thuốc cực quý thần dược, pháp cực hay tuyệt vời. Nếu như không đúng thời, đúng chỗ thì thuốc thành thuốc độc, không thể cứu người, giáo pháp cũng không ngoại lệ. Mặc dù Tứ Thiếp Sớ của Nhị Tổ nói riêng và các trước tác của Ngài Đàm Loan, Đạo Xước… nói chung từ Nhật trở về Trung Hoa gần 1 thế kỷ nhưng vẫn chưa triển khai rộng rãi được vì bị ảnh hưởng của thời cuộc biến chuyển chiến tranh, thiên tai, xâm lược… không phải chỉ riêng Tứ Thiếp Sớ của Ngài mà ảnh hưởng chung của các tông phái khác như Thiền tông, Mật tông, Duy thức… cũng bị vạ lây khó hoằng dương như ý vậy. Phải đợi đến năm 1990 trở lên gần cuối thế kỷ 20 mới được biết đến Tứ Thiếp Sớ của Ngài và một số tông phái khác cũng bắt đầu xuất hiện nhiều, nhưng người dân Trung Hoa và Đài Loan cũng chưa thể nắm bắt được rõ ràng Tứ Thiếp Sớ của Ngài tuy được ấn hành rộng rãi. Tại sao? 1-vì đã thất lạc trên ngàn năm không chỉ bộ Sớ của Ngài, Ngài Đàm Loan, Ngài Đạo Xước cùng nhiều bộ Sớ Tịnh Độ của các vị Tổ khác… cũng đều bị thất lạc ít nhiều; 2-riêng bộ Tứ Thiếp Sớ của Tổ Thiện Đạo nay chỉ còn 5 bộ 9 quyển.
Tuy thế đất nước Trung Hoa nói riêng, thế giới và đạo Phật nói chung vẫn còn chút phước báu được một số cao tăng bên Trung Hoa, Đài Loan chú giải và dịch lại bộ Tứ Thiếp của Ngài như Bản Nguyện Niệm Phật, Đại Ý Ba Kinh Một Luận… rất dễ hiểu, lối hành văn rất thông thoáng không bóng bẩy nhưng rõ ràng, tuy phổ thông mà rất mạch lạc, văn từ chương cú đều khiến người đọc cảm thấy thoải mái, an tâm, cảm nhận sâu sắc về một pháp môn thuần chuyên Tịnh Độ của Ngài.
Chúng tôi và chúng sanh là hạng bạt địa phàm phu, phước mỏng nghiệp lại nặng cảm thấy có thể dự phần được… Âu đó cũng là điều hạnh phúc may mắn còn sót lại cho chúng sanh cõi Ta Bà đầy phiền trược vào thời mạt pháp này. Còn riêng tại Việt Nam phải đợi đến năm 2015 (thế kỷ 21) Tứ Thiếp Sớ của Ngài mới được nhóm Hán nôm Huệ Quang phiên dịch từ Hán ngữ sang Việt ngữ trên hai năm nay. Cho nên có thể một số giảng sư chưa biết hoặc đã biết nhưng chưa chú tâm nghiên cứu và một phần vẫn chưa được phát hành rộng rãi, vẫn còn bị tương đối hạn cuộc. Vì thế, chưa đến được nhiều đọc giả nghiên cứu Tịnh Độ cùng những liên hữu trong pháp môn trì danh niệm Phật. Tuy muộn vẫn còn hơn không. Theo thiển ý của chúng tôi bộ Tứ Thiếp Sớ của Ngài được pháp sư Huệ Tĩnh và các đồng liêu dịch và nhóm Huệ Quang dịch từ Hán ngữ qua Việt ngữ. Là phao cứu sinh cho chúng sinh thời mạt pháp này. Dù cho cổ Phật tái lai hay Tổ Bồ Đề có ra đời vào thời này cũng phải hoằng pháp môn Dị hành đạo này mà thôi. Chớ không thể nào khác hơn được dù cho đó là bậc thánh nào. Tại sao? Vì hợp thời, khế cơ, phù hợp cả ba căn, dễ tu, dễ hành, dễ chứng (tức đới nghiệp vãng sanh) bất cứ chúng sanh nào, trình độ nào, căn tánh nào, giai cấp nào và bất cứ tại đâu đều có thể tu pháp môn này và đạt được như ý nguyện. Chỉ cần Tín sâu, Nguyện thiết, Xưng danh niệm Phật mới là thuần chuyên Tịnh Độ không tu tạp loạn sẽ được như sở cầu.
Chúng tôi xin phép mạo muội nhấn mạnh rằng bộ Tứ Thiếp Sớ còn lại của Tổ Thiện Đạo đúng là pháp môn được truyền thừa rất rõ ràng mạch lạc từ Đức Phật nói ba kinh Tịnh Độ và từ trong ba kinh đó được các vị Bồ Tát và các Tổ tiếp tục hoằng dương pháp môn này theo một hệ thống duy nhất. Ngài Long Thọ đến Ngài Thế Thân (một luận) đến Ngài Tam tạng Bồ Đề Lưu Chi truyền trao Ngài Đàm Loan qua Ngài Đạo Xước đến Tổ Thiện Đạo… mới hoàn toàn chính xác đúng bản hoài của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và bản nguyện của Đức Phật A Di Đà. Quả thật, may mắn thay, hạnh phúc thay, cho chúng sanh mười phương.
Đạo Phật lấy TỪ BI, VỊ THA… là gốc; NHÂN QUẢ là căn bản; NGHIỆP là nền tảng (TỪ BI, NHÂN QUẢ và NGHIỆP là gốc, đó là theo thiển ý của chúng tôi; còn vị nào đồng ý hay không, nghĩ thế nào thì tùy Quí vị đạo hữu…). Chúng tôi xin thêm một phần góp ý, bất cứ dù ai tu pháp môn nào đều phải làm lành lánh dữ (14) làm thiện tránh ác như cúng dường, bố thí, phóng sanh, ấn tống kinh… để làm tư lương đới nghiệp vãng sanh cho người tu Tịnh (phẩm vị cao hay thấp nhưng nó chỉ là trợ hạnh không phải là chánh hạnh) cũng như làm hành trang cho những bạn đồng tu pháp môn khác tăng thêm phước báu trên con đường chứng đạo Niết Bàn, Giải Thoát (nhưng chúng ta phải cố gắng chuyển tâm thức xấu trở thành tốt, dữ chuyển thành hiền, giận biến thành tha thứ, thương tất cả mọi chúng sanh và phát tâm bồ đề vô lượng tùy theo trình độ tâm của mỗi người…).
Tiếp theo, chúng tôi xin phép trình bày về vấn đề vọng tưởng sanh ra phiền não… mà chúng tôi đã thiếu sót, bằng khả năng trình độ hiểu biết nông cạn của chúng tôi (phần trên chúng tôi có trình bày về niệm Phật được hay không được tam muội hoặc nhất tâm v.v không liên quan đến vãng sanh). Chúng tôi muốn nói rõ rằng dù cho bất cứ ai tu bất cứ tông môn nào chẳng hạn như thiền tông, mật tông, duy thức tông v.v dù có đại triệt đại ngộ, tam mật tương ưng, chuyển thức thành trí… nếu không trừ được kiến hoặc hoặc tư hoặc tức là chưa giải thoát, vẫn còn trong sáu nẻo. Vì sao? Vì chỉ dựa vào tự lực. Ngày nay thực sự hiếm có người đạt được trình độ đó. Hà huống chi nói đến diệt kiến hoặc hoặc tư hoặc như dòng thác nước muôn dặm từ trên đổ xuống, chúng ta lấy gì chặn. Thành thật thưa hỏi ai đủ khả năng chặn được dòng tâm thức đó… Chỉ bậc đại thượng căn, lợi trí hoặc mô phạm thì được. Thời nay những bậc đó như lông rùa sừng thỏ. Còn riêng niệm Phật tam muội, bất loạn v.v nếu đặt nặng vào tự lực mà không chú trọng tha lực đồng nghĩa chia tay với vãng sanh Cực Lạc, không giải thoát. Những lời trên đây chúng tôi trình bày qua lời Phật và Tổ dạy trong nhiều kinh luận chẳng hạn Kinh Đại Tập v.v chớ hoàn toàn không phải do ý của chúng tôi. Mong Quí vị liên hữu và những Quí vị đồng tu hiểu và thông cảm cho chúng tôi.
Riêng về vọng tưởng, mong Quí vị hiểu rằng chúng tôi không chủ trương ủng hộ vọng tưởng và phiền não… dù tu bất cứ pháp môn nào. Nếu vị nào trừ được vọng tưởng v.v hoặc chí ít làm giảm bớt được vọng tưởng, chúng tôi đều ủng hộ và hoan nghênh dù họ tu bất cứ tông môn nào. Còn riêng đối với pháp môn Tịnh Độ, ai chặn hoặc trừ được vọng tưởng hay phiền não để đạt đến nhất tâm v.v (có Tín, Nguyện thì vãng sanh thượng phẩm), chúng tôi tán thán vị nào đạt được trình độ đó (đó là bậc thượng căn lợi trí). Còn riêng chúng tôi không đủ khả năng để chặn đứng vọng tưởng… hoặc giảm bớt ít hay nhiều. Lời chân thành của chúng tôi qua lời Phật và Tổ dạy khuyên tất cả chúng ta đừng bận tâm tới có trừ hoặc giảm bớt được vọng tưởng hay không? Tại sao? Vì nó hoàn toàn không liên quan đến vãng sanh (được tiếp dẫn hay không là do Tín, Nguyện). Một lần nữa, chúng tôi xin phép nhắc lại ai và bất cứ Quí vị nào, dù tu bất cứ tông môn nào, nếu đạt được chánh định hoặc nhất tâm chúng tôi hoan nghênh và ủng hộ hoàn toàn tuyệt đối. Vì thế, chúng tôi mong Quí vị biết rằng chúng tôi không ủng hộ người tu phải có vọng tưởng… và chúng tôi cũng mong muốn người tu pháp môn Trì danh đừng chấp vọng tưởng còn hay không mà làm chướng ngại con đường vãng sanh của mình. Riêng người tu pháp môn Tịnh Độ Trì danh Niệm Phật phải lấy tha lực làm chánh, tự lực là phần phụ. Nhưng bản thân cũng phải tự nỗ lực dụng công Trì danh Niệm Phật và làm những phật sự trong khả năng, trình độ tu tập của mỗi người tùy theo nhân duyên phước báo thuận nghịch mà chúng ta cố gắng làm tròn trách nhiệm lời dạy bảo của Phật, Tổ, Thầy. Hãy lấy trọng tâm Phật lực (tức là tha lực) làm chánh, tự lực cũng như việc làm lành lánh dữ là phụ. Là vì tiếp dẫn là trách nhiệm và lời nguyện của Phật A Di Đà vô điều kiện; còn niệm Phật nhiều hay ít là trách nhiệm của chúng ta hà tất phải đặt điều kiện với Ngài… nếu bạn là người Tín thâm, Nguyện thiết đầy đủ vững vàng, không thay đổi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, bảo đảm bạn đới nghiệp vãng sanh 100% vì bạn đã đáp đúng bản hoài của Bổn Sư và bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà. Đức Phật xoa đầu gọi bạn là người đầy đủ đại thiện căn phước đức (trừ được vọng tưởng hoặc giảm ít nhiều đều tốt cả, còn bằng không cũng đừng lấy đó làm bức rức, chướng ngại con đường tu tập của mình). Là vì Đức Phật A Di Đà, bổn nguyện của Ngài tiếp dẫn chúng ta vô điều kiện hà tất chúng ta phải bận tâm có còn hay không vọng tưởng, vấn đề đó để Ngài lo. Chúng ta chỉ cố gắng trừ hoặc giảm bớt cũng tốt, không được cũng không sao miễn chúng ta cố gắng bằng tất cả khả năng trình độ tu tập của mỗi người bớt được vọng tưởng bao nhiêu hay bấy nhiêu. Điều quan trọng chúng ta có thâm Tín và Nguyện thiết tha để cầu đới nghiệp vãng sanh hay không. Ngài Ngẫu Ích Liên tông cửu tổ có phán rằng “Vãng sanh hay không là do Tín, Nguyện; Phẩm vị cao thấp là do Hạnh… (chẳng hạn trì danh, lục độ v.v)”.
Về phần không gián đoạn trong Kinh A Di Đà Đức Bổn Sư có nói niệm Phật từ một đến bảy ngày không gián đoạn… thì đới nghiệp vãng sanh thượng phẩm. Thông thường chúng ta hiểu qua các lời trình bày của nhiều vị xuyên suốt theo thời gian và không gian cho đến ngày hôm nay, ngay cả đến chúng tôi cũng hiểu theo cách trình bày của nhiều vị trước, là không gián đoạn có nghĩa là xuyên suốt miên mật theo thời gian và không gian, nói rõ ra theo tuổi thọ còn lại ngắn hay dài 70 năm, 10 năm, 1 năm, 1 tháng, 1 ngày, 1 giờ v.v tức là kể cả ăn uống, ngủ nghỉ, bất cứ sinh hoạt nào v.v đều phải miên mật không gián đoạn câu Phật hiệu. Hiểu như vậy đúng không? Xin thưa đúng nhưng chưa hoàn toàn. Tại sao? Là vì Đức Phật Bổn Sư Ngài thuyết trong Kinh A Di Đà rất rõ ràng 7 ngày không gián đoạn tức là miên mật nhất tâm bất loạn… Ngài không chỉ dành riêng cho bậc thượng căn lợi trí mà thực tế Ngài dành riêng cho bậc trung hạ đám bạt địa phàm phu của chúng ta. Vì sao? Câu không gián đoạn đây có 2 ý không phải là một. Bằng sự hiểu biết thiển cận của chúng tôi qua thâm ý của Ngài (chúng tôi tạm quên lời kinh mà nắm thâm ý của Ngài tức là nghĩa trong lời kinh Ngài giảng. Trong một phần ngàn hiểu biết nông cạn của chúng tôi và một phần chúng tôi cũng dựa vào Bản nguyện niệm Phật của Tổ Thiện Đạo), vì thế chúng tôi tạm trình bày nghĩa không gián đoạn và nhứt tâm bất loạn (***) không phải chỉ dành riêng cho bậc thượng căn xuyên suốt miên mật. Điều đó là lẽ đương nhiên mà chúng ta không làm nổi ở thời mạt pháp này. Ý thứ hai của Đức Phật nói rất rõ ràng không gián đoạn đây là chúng ta không gián đoạn trong ngày trong tháng trong năm. Thí dụ, chúng ta chỉ có khả năng dụng công hai tiếng trong một ngày vì bận sinh kế trong cuộc sống thuận nghịch tùy theo phước báu của mỗi người thì vị đó không gián đoạn hai tiếng trong một ngày. Còn nếu có ai may mắn và thuận duyên thì được hai thời hoặc ba thời trong ngày thì người đó không gián đoạn hai hoặc ba thời trong ngày (giả thiết một thời hai tiếng, ba thời là sáu tiếng) thì coi như không gián đoạn sáu tiếng trong ngày. Như vậy, không gián đoạn đây Đức Phật không phải dành riêng cho bậc thượng căn mà cho tất cả ba căn trong đó hạng hạ căn chiếm đa phần. Nếu như chỉ dành riêng cho bậc thượng căn lợi trí thì hà tất Đức Phật phải diễn thuyết Kinh A Di Đà. Vì sao? Vì các vị đó đủ khả năng tự mình tìm con đường giải thoát, Niết Bàn… mà thâm ý của Đức Phật là dành cho cả ba căn… mà hạng trung hạ chiếm đa phần. Hạng đó là ai? là chúng tôi cùng với những người hạ căn như chúng tôi. Như vậy, tất cả chúng ta đều có khả năng không gián đoạn tùy theo hoàn cảnh cuộc sống thuận nghịch của mỗi người miên mật xuyên suốt nhiều hay không là do phước báu nhân duyên của mỗi cá nhân. Thì tất cả chúng ta đều có dự phần được Đức Bổn Sư khen tặng và hoàn toàn phù hợp bổn nguyện trong 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng ta vô điều kiện, dù chúng ta có nhất tâm hay không tịnh tâm hoặc vọng tưởng còn hay không, gián đoạn mức độ nào Ngài vẫn tiếp dẫn chúng ta đới nghiệp vãng sanh. Phật cho chúng ta đám bạt địa phàm phu này đại thiện căn đại phước đức.
Về phần kiến giải theo thiển ý của chúng tôi qua lời Phật, Tổ và Thầy dạy dù cho bất cứ ai ở cương vị nào, lãnh vực nào kiến giải đến mức quỷ thần phải kinh sợ, gió mưa không chéo hoặc chạm tới vạt áo, nhưng nếu không dấn bước theo con đường của Phật và Tổ v.v tức là hành động trong khả năng của mình (Hạnh…) thì kiến giải cũng chỉ là kiến giải thôi, hoàn toàn không liên quan đến sanh tử. Vì sao? Là như mình nấu nước cho thiên hạ uống, nấu cơm cho thiên hạ ăn, riêng mình vẫn khát và đói thì được lợi ích gì. Muốn kiến giải không nằm bên lề sanh tử thì phải thực thi những gì mình kiến giải chí ít cũng phải khế cơ hợp thời dù trong hoàn cảnh thuận nghịch phù hợp theo trình độ của mình nói riêng và của các bạn đồng tu nói chung trong sinh hoạt hàng ngày. Lý không thể hiển sự, sự thì hiển lý. Vì thế, lý sự phải song hành thì vị kiến giải đó mới là người đi đến đại triệt đại ngộ. Nếu nói về Thiền tông và tam mật tương ưng của Mật tông hoặc chuyển thức thành trí của Duy thức tông… thì vấn đề vượt qua sáu nẻo luân hồi chỉ còn là thời gian đối với các vị đó (giải thoát). Bằng tất cả sự chân thật chúng tôi xin thưa rằng mong Quí vị lưu ý một điều (người kiến giải xuất sắc chưa phải là người triệt ngộ; người triệt ngộ dứt khoát phải kiến giải giỏi, nhưng dù người đại triệt đại ngộ hoặc minh tâm kiến tánh hay nhất tâm bất loạn cùng tam mật tương ưng v.v chưa hẳn là người chứng đạo, mà người lìa được sanh tử dứt khoát phải triệt ngộ hay nhất tâm… Điều đó là lẽ đương nhiên). Tại sao người triệt ngộ hay nhất tâm… chưa được giải thoát? Nếu nói về thiền thì vẫn còn cách đầu sào trăm trượng, một trùng quang… Nói về Tịnh Độ trì danh tuy ai đạt được niệm Phật tam muội hay nhất tâm mà không có Tín, Nguyện đồng nghĩa với không vãng sanh Cực Lạc… Vì vậy, lý và sự phải đi đôi thì thành công sẽ tuyệt vời cho bất cứ ai trên con đường tu tập (7 chúng). Lý sự phải viên dung. Lời của những vị Cổ Đức thường nói rằng “thà chấp sự hơn chấp lý” còn vớt vát được chút cơm cặn canh thừa để thưởng thức mùi vị ngon ngọt thơm ngon của nó… “còn hơn lên núi báu mà về tay không”.
Về phần tự lực và tha lực theo sự hiểu biết thế gian pháp muốn tồn tại còn phải nương lẫn nhau huống chi là xuất thế gian pháp. Thí dụ một nhóm và nhiều nhóm nương nhau thành một cộng đồng; nhiều cộng đồng thành một quốc gia; nhiều quốc gia thành một thế giới. Thực sự muốn tồn tại là phải nương lẫn nhau (tức là tự lực và tha lực) thì giáo pháp Đức Phật cũng không ngoại lệ. Vì sao? Vì một pháp phải nương vào nhiều pháp để cùng tồn tại; thế gian pháp cũng phải phụ thuộc nhiều yếu tố lẫn nhau mới đưa đến sự thành công... Như vậy, tùy Quí vị đồng tu muốn Chứng đạo hoặc Giải thoát, Niết bàn, Cực Lạc v.v tự Quí vị suy xét lấy. Thức hay trí là do Quí vị… Vì nhân quả và nghiệp không bao giờ quên và bỏ sót bất cứ ai dù bất kể vị đó là ai…, ở bất cứ thời gian, không gian, cảnh giới nào…
Đây là lời trình bày sơ lược ngu tối của chúng tôi. Chúng tôi không dám nghĩ những lời trên đây hoàn toàn phù hợp với bản hoài của Đức Bổn Sư và bản nguyện của Đức Phật A Di Đà (chỉ được một phần rất nhỏ thâm ý của Phật chúng tôi cũng mãn nguyện rồi). Tin hay không tùy Quí vị liên hữu và các vị đạo hữu (dù chúng tôi có bị phê phán chê trách, chúng tôi cũng chẳng dám buồn phiền, than trách với bất cứ vị nào mà chỉ thành tâm xin sám hối và tha thứ cho chúng tôi, những gì mà chúng tôi trình bày nếu không phù hợp lời Bổn Sư và Bổn nguyện của Phật A Di Đà. Chúng tôi thành tâm nhận lỗi đó). Trong tâm chúng tôi thật sự mong muốn tất cả hành giả nên làm lành lánh dữ trong khả năng trình độ tu tập, hoàn cảnh của mỗi người trong cuộc sống hiện tại (thí dụ như cúng dường, bố thí, phóng sanh, ấn tống kinh, trợ giúp người hoạn nạn v.v) làm tư lương để tăng trưởng thiện tâm trên con đường tu tập của chúng ta, trợ duyên cho chúng ta trên con đường giải thoát, vãng sanh Cực Lạc như ý nguyện. Lưu ý: Chúng ta làm việc thiện phải có chánh kiến, chánh tư duy để tránh lầm qua phước báu nhân thiên nếu chúng ta đặt sinh tử là quan trọng. Từ tận đáy lòng, chúng tôi mong muốn tất cả mọi chúng sanh khắp mười phương thế giới đều đủ phước báu nhân duyện gặp Phật pháp, qui y tam bảo, qui hướng về giáo pháp Đức Phật chứng được Niết Bàn Giải thoát, Cực Lạc v.v
Nếu Quí vị nào muốn biết nhất tâm bất loạn (***) đó là gì? Xin xem bài Nhứt Tâm trong bài viết này. Nếu như Quí vị chưa hài lòng hoặc không chấp nhận sự giải thích của bài này về sự Nhứt tâm thì nguyện xin các vị tôn túc cùng những bậc cao minh chỉ dạy, niệm tình bỏ qua và lượng thứ cho chúng tôi.
Sau cùng chúng tôi thành thật chân tình xin các vị tôn túc, các vị cao minh cùng quý độc giả chỉ dạy cho chúng tôi và tha thứ sự mạo muội ngu dốt của chúng tôi. Nếu có gì sai sót không đúng trong những lời giới thiệu này. Lời văn vụn vặt, thô tháo, khô khan, nghèo nàn nguyện các Ngài niệm tình hoan hỷ thương xót bỏ qua cho chúng tôi đám bạt địa phàm phu này.
Vì Phật pháp trường tồn, vì bảo vệ chánh pháp, vì tri ân Thầy Tổ, vì đền ơn quốc gia, vì quốc thái dân an, vì thế giới hòa bình, vì ông bà cha mẹ nhiều đời, vì chúng sanh mười phương… Mong lắm thay!
Chúng con nguyện Đấng Từ Phụ và Chư Phật mười phương cùng chư vị Bồ tát, Thánh chúng v.v tác chứng minh và tha thứ cho sự ngu muội của chúng con.
Thành tâm tri ân Quí vị.
Kính bút.
Tái bút: Nếu có được chút phước đức cùng công đức nào trong bài giới thiệu này, chúng con nguyện hồi hướng đất nước Việt Nam nói riêng và tất cả mọi quốc gia trên thế giới và chúng sanh mười phương, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh bò bay máy cựa… hạnh phúc ấm no mưa thuận gió hòa gặp chánh pháp Như Lai Trì Danh Niệm Phật, chứng đạo vãng sanh Cực Lạc. Chúng con nguyện hồi hướng về Tây Phương Cực Lạc trang nghiêm Tịnh Độ. Nếu như không có công đức nào mà có tội, mình tôi gánh chịu không liên lụy gì đến ai hết. Con nguyện Tam Thánh Chư Thiên Hộ pháp gia hộ và tác chứng minh.
Phong Vân!
Phật Lịch 2561.
Ngày 26/10/2017.
(1) Làm thế nào để được đới nghiệp vãng sanh: Các liên hữu phải có Tín và Nguyện tuyệt đối, không tu tạp loạn, lấy Xưng danh niệm Phật làm chánh.
Dù niệm Phật còn vọng tưởng vẫn được vãng sanh. Vì sao? Vì tiếp dẫn là trách nhiệm của Đức Phật A Di Đà; còn Xưng danh niệm Phật là trách nhiệm của chúng ta. Trong 48 lời nguyện của Ngài có câu nào Ngài buộc chúng ta. Bạn phải niệm như vậy, ông phải niệm thế kia… Ngài có đặt điều kiện đó hay không? Hoàn toàn trong 48 lời nguyện không có điều kiện nào bắt buộc chúng ta phải hết vọng tưởng, nhứt tâm hoặc bất loạn mới được tiếp dẫn, Ngài tiếp dẫn chúng ta vô điều kiện, chỉ cần chúng ta Tín phải tin sâu giới niệm trì, Lời dạy phải hành theo Bổn Nguyện, Không tu tạp hạnh làm duyên chánh, Chỉ lấy Thuần Chuyên khắc cốt ghi thì chắc chắn 100% Quí vị sẽ được vãng sanh (nếu ai tin theo lời dạy của Đức Bổn Sư và Bổn Nguyện của Giáo chủ Tây Phương). Còn riêng nếu Quí vị nào thượng căn lợi trí đạt được niệm Phật tam muội hay Bát Chu, Nhứt Tâm v.v… thì điều đó quá tốt, đáng tán thán chắc chắn vãng sanh thượng phẩm thượng sanh. Chúng tôi muốn nhấn mạnh một điều hoàn toàn không có tác ý bác bất cứ một tông môn nào chẳng hạn Thiền tông, Giáo tông, Mật tông v.v… Ai thích tu Thiền Tịnh song tu cũng tốt; ai thích Mật Tịnh, Giáo Tịnh… cũng tốt nếu Quí vị cảm thấy mình đủ khả năng trình độ thì tiếp tục chọn con đường mình đã đi; còn bằng ngược lại chúng tôi thành thật mong muốn rằng tùy theo căn cơ, sức khỏe, hoàn cảnh, thuận nghịch… mà tự chọn pháp môn. Nhưng theo sự hiểu biết thiển cận của chúng tôi thì chúng ta nên theo pháp môn Dị hành đạo dễ tu trong mọi hoàn cảnh nhiếp cả ba căn dù thuận hay nghịch, dễ hành và dễ đới nghiệp vãng sanh. Chỉ cần chúng ta đủ Tín Nguyện và Hạnh Đức Phật A Di Đà không bỏ rơi chúng ta (hà tất chúng ta phải đặt điều kiện ngược lại với Ngài là chúng ta phải thế này thế nọ, tự mình chướng lấy mình trên con đường vãng sanh. Tại sao? Vì Ngài tiếp dẫn chúng ta vô điều kiện (Đức Phật và các vị Tổ đã trình bày trong rất nhiều Kinh, Luận… tại sao thế gian vẫn còn nghi ngờ chưa tin hoàn toàn lời của Phật và Tổ, Thầy dạy? mà Ngài là Phật một đấng toàn năng toàn giác, Tổ là các vị Thánh. Lời xác quyết của các Ngài mà vẫn còn nghi…. Chính vì thế mới là thời Mạt Pháp).
(2) Ba kinh: Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ.
(3) Bậc mô phạm: tức là các vị giữ giới miên mật, đạo hạnh tròn đầy, bậc thánh thị hiện hoặc ứng thân để hoằng pháp.
(4) Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận: tức là Nan hành đạo và Dị hành đạo.
(5) Nan hành đạo: tức Thánh Đạo môn.
(6) Dị hành đạo: tức Tịnh Độ môn.
(7) An Lạc Tập, 2 quyển: được trước tác từ Thập Trụ Tỳ Bà Sa và Vãng Sanh Luận Chú.
(8) Ngài Ngẫu Ích Tổ thứ 9: Ngài họ Chung, hiệu Trí Húc, quê ở Ngô Huyện. Ngài phán rằng vãng sanh hay không là do Tín, Nguyện; phẩm vị cao hay thấp là do Hạnh…
(9) Tổ 13 Ấn Quang Đại Sư: Ngài sinh năm 1860 và vãng sanh năm 1940. Ngài là tác giả của Ấn Quang Toàn Tập trong đó có Ấn Quang Văn Sao, Lá Thơ Tịnh Độ…. Trong Thiền Tịnh vấn đáp, một vị thiền khách đến tham phỏng Ngài và Ngài cho vị đó biết rằng “về sự Tịnh Độ là đại nhân duyên, về lý là bí mật tạng”, chỉ có Phật cùng Phật biết, chúng ta chẳng có phần mù tịt.
Trong Ấn Quang Toàn Tập một vị liên hữu họ Vương gặp Ngài tại Tô Châu, chùa Bảo Quốc trình bày rằng tuy tôi bệnh nặng thổ huyết cần kề cõi chết, ngay lúc đó tâm trạng tôi không một niệm sợ chết và rất thanh thản. Nhưng duy chỉ có một điều làm tôi phân vân có được nhiếp tâm hay thanh tịnh tâm để cảm ứng được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn hay không? Khi vừa dứt lời, Tổ 13 Ngài quát lên rằng nếu ông còn mang tâm trạng đó là ông không thể vãng sanh được (đồng nghĩa với Ngài không tiếp dẫn). Ông phải bỏ ngay tư tưởng đó. Vì ông đặt tự lực hơn tha lực làm chướng ngại con đường vãng sanh của ông (may cho vị liên hữu này còn có dịp để hỏi để biết được con đường vãng sanh sau này).
(10) Tại trang 355 theo Bản Nguyện Niệm Phật trình bày rằng môn đồ Tông Nhiếp Luận cách đây gần 1500 năm (đời Tùy, Đường): các vị đó cho rằng 10 niệm không vãng sanh mà chỉ là nhân đắc độ về sau do có Nguyện mà không có Hạnh nên không thể vãng sanh hạ phẩm hạ sanh, cho nên lập luận của môn đồ Tông Nhiếp Luận làm ảnh hưởng đến rất nhiều những liên hữu tu Tịnh Độ thời đó, bỏ pháp môn Tịnh Độ. Với tư tưởng trên ảnh hưởng cả trăm năm vì cho rằng không thành “Hạnh vãng sanh” đây là “chỉ có Nguyện mà không có Hạnh” thì không thể tức thời được vãng sanh. Họ bảo rằng Phật nói vãng sanh là phương tiện thuyết, vãng sanh chân chính là “khi khác” xa ở đời vị lai, không ở ngay đời này. Phần trên là môn đồ Tông Nhiếp Luận dùng “Biệt thời ý thú” trình bày theo quan niệm và tông môn của họ. Như thế theo thiển ý của chúng tôi là không hợp với bản hoài của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và bản nguyện của Đức Phật A Di Đà. Trong lời nguyện thứ 18 của Kinh Vô Lượng Thọ rất rõ ràng 10 niệm vãng sanh. Chúng tôi không nói đúng sai, nhưng nhân quả và nghiệp nào chẳng phải của riêng ai (Phật đã từng thuyết trong nhiều bộ Kinh: y theo Kinh điển diễn nghĩa là oan chư Phật ba đời, sai lời Kinh là Ma nói. Muốn 6 nẻo hay chứng đạo hoặc đới nghiệp vãng sanh thì Quí vị tự tư duy xét lấy).
(11) Thầy Minh Bá: hiện đang nhập thất Tịnh tu tại thôn Đại Ninh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Chúng tôi không nắm chính xác Ngài nhập thất năm nào và hiện Ngài không còn giảng nữa.
(12) Hòa thượng Giác Thông (nay đã viên tịch): Ngài viên tịch vào ngày âm lịch 14/7/2014 tại Tịnh Xá Ngọc Thạnh, tỉnh Tây Ninh, thọ 76 tuổi.
Chú thích sơ lược quá trình tu tập của Hòa thượng Giác Thông: Ngài thuộc giáo đoàn 1. Chúng tôi không biết chính xác những năm cuối đời Ngài chuyển sang pháp môn niệm Phật là năm nào, tối thiểu cũng phải trên 10 năm do ảnh hưởng Niệm Phật Thập Yếu của Ngài Thiền Tâm. Đồ chúng của Ngài cho chúng tôi biết trong thời gian đó một ngày Ngài Trì danh 16 tiếng cho đến ngày viên tịch và Ngài chỉ dành 1 tiếng để tiếp chúng vào buổi chiều trong ngày. Vào cuối đời, Ngài phải trả nghiệp nên mang một chứng bệnh nan y ung thư vòm họng. Chúng tôi và những liên hữu khác từng đến thăm Ngài tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương 3 lần trong năm 2014. Tuy Ngài mang bệnh nan y mà tinh thần tỉnh táo với cặp mắt sáng trong và chúng tôi nhìn Ngài cảm giác không một chút đau đớn về xác thân. Một sự tỉnh táo lạ thường. Theo sự hiểu biết thiển cận của chúng tôi thông qua lời Phật, Tổ và Thầy dạy thì Ngài đã đạt được một trạng thái bình an, chờ đợi Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn đới nghiệp vãng sanh tự tại. Vì sao? Vì chúng tôi đến Tịnh Xá Ngọc Thạnh phúng điếu trước một ngày động quan. Khoảng 17h hơn ngay chiều đó, chúng tôi ra về xe vừa rời khỏi Tịnh Xá thì trong nhóm chúng tôi phát hiện hòa quang ngũ sắc rất rõ ràng từ Tịnh Xá phóng trùm lên xe chúng tôi trong thời gian khoảng 15 phút. Nhưng một điều lạ rằng hào quang vẫn tiếp tục bao trùm lên xe giống như chặn đầu. Điểm đặc biệt thứ hai xuất hiện tầng hào quang ngũ sắc thứ hai rất rõ ràng đậm nét trong thời gian khoảng 5 phút cuối với tốc độ xe khoảng 70 km/h (cùng tốc độ xe như thế thì quãng đường đi được bao xa với 2 tầng hào quang ngũ sắc vào lúc hoàng hôn tối như vậy? Kính xin phép hỏi Quí vị với thoại tướng như vậy Ngài vãng sanh hay không?). Sau khi hỏa táng Ngài, 6 viên xá lợi được một đệ tử của Ngài truyền trao chúng tôi, một số xá lợi được phân phối cho các đệ tử và số xá lợi còn lại được chuyển về giáo đoàn 1, tịnh xá Ngọc Viên, tỉnh Vĩnh Long.
(Chúng tôi rất may mắn và hạnh phúc được Ngài thương tiếp riêng biệt mỗi lần chúng tôi đến Tịnh Xá thăm Ngài và được Ngài cho phép pháp đàm không giới hạn thời gian trong những năm Ngài còn tại thế).
(13) Hòa thượng Đạt Đồng: Ngài viên tịch vào ngày 24 tháng 10 năm 2015, hạ lạp 63, thọ 93 tuổi (Ngài là một cao tăng thời hiện đại).
(14) Làm lành lánh dữ: nếu không ăn chay thì sự làm lành chưa được trọn vẹn, người tại gia đã quy y tam bảo thì chí ít cũng phải ăn chay 6 ngày hoặc 10 ngày, trường chay tùy theo phước báu, nghiệp duyên của mỗi người và nếu ai ăn 2 buổi hoặc ăn ngọ thì tuyệt vời (nếu chúng ta đặt sinh tử là quan trọng thì 6 hay 10 ngày hoặc trường, chúng ta mới được vé để dự thi vào trường sanh tử Niết Bàn hay Giải Thoát hoặc Cực Lạc tùy theo sở thích, dụng công, nguyện vọng của mỗi người theo tông môn của riêng mình).
Trước khi dừng bút, chúng tôi chân thành mạo muội trình bày một đôi điều với những liên hữu chuyên tu Tịnh Độ rằng nếu chúng ta đặt tam muội, nhất tâm, tịnh tâm hoặc thấp nhất là nhiếp tâm, đả thành nhất phiến… mới cảm ứng đạo giao được Ngài tiếp dẫn đới nghiệp vãng sanh thì chúng tôi thành thật xin thưa với Quí vị rằng đồng nghĩa chúng ta chia tay với Đức Phật A Di Đà. Tại sao? 1- Là vì chúng ta đặt tự lực trên tha lực. Nếu chúng ta đặt tam phước, lục độ… cùng nhất tâm là chánh, không phải trợ hạnh. Như vậy, Quí vị đặt sự tiếp dẫn tha lực của Phật sau tự lực có nghĩa chúng ta không tin bản hoài của Đức Phật Bổn Sư và bổn nguyện trong 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà. 2- Quí vị có chắc rằng mình đạt được Nhất tâm bất loạn hay Tự niệm bất niệm hay không? Và nếu đạt thì đạt được bao nhiêu? Thành thật mà nói, hầu như chúng ta không đủ khả năng đạt đến trình độ như vậy (giả sử nếu chúng ta có đạt được trình độ đó mà thiếu Tín Nguyện thì đồng nghĩa với không vãng sanh. Điều này chúng tôi đã trình bày rất nhiều lần. Tin hay không tùy Quí vị tự biết lấy). Thí dụ chúng ta đạt được niệm phật tam muội v.v… thì Đức Bổn Sư và Đức Phật A Di Đà hà tất phải là người giới thiệu và người nguyện tiếp dẫn (trong lời nguyện thứ 18). Vì sao? Vì chúng ta đầy đủ định lực muốn về cảnh giới nào và bất cứ cõi nào, với chỉ một nguyện và một niệm xưng tán hồng danh A Di Đà Phật thì Ngài mở cửa tiếp dẫn chúng ta (vãng sanh thượng phẩm thượng sanh). Hà tất Ngài phải có 48 lời nguyện và Đức Bổn Sư cũng khỏi đau mồm rát họng giới thiệu và 10 phương chư Phật chứng minh. Là vì chúng ta đã đủ sức tự tại về bất cứ đâu… Nhưng chúng ta có làm được không (thì tự Quí vị hiểu lấy). Dĩ nhiên, bất cứ trong con đường tu tập của tông môn nào hành giả đều phải làm Phật sự thiện duyên… trong hoàn cảnh tùy thuận, tu tập của mỗi vị để làm trợ hạnh, tư lương trên con đường chứng đạo, Giải Thoát, Niết Bàn, An vui, Cực Lạc… Điều đó là lẽ đương nhiên. Vì Phật pháp, chúng tôi mong muốn tất cả chúng sanh 10 phương pháp giới chứng đạo hoặc vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Cho nên mạo muội mạnh dạn trình bày theo ngu ý của chúng tôi nếu những lời trên đây có những điều không phù hợp hoặc sai sót, kính xin các vị đồng tu lượng thứ cho. Thành thật cảm tạ Quí vị.

HOÀI BÃO
Con thành kính tri ân!
Chân thực chẳng hư dối.
Thành tâm thật chuyên cần.
Quy hướng nương về Phật.
Mạng người vốn được bao?
Lễ nghi còn hay mất?
Long(1) ngài biết nói sao.
Thọ nhận tùy duyên pháp.
Bồ đề quả vị mong?
Tát sạch thân phiền trượt!
Lạc bang(2) có là không…?
Nào đâu phải phương tiện.
Thế mà ôi! Lắm kẻ?
Tưởng chỉ mình làu thông.
Nhìn thấy nặng nỗi lòng.
Thương đời nên khuyên bảo.
Tịnh độ vốn truyền trao.
Cực lạc đường thăng tiến.
A Di Đà sớ sao(3)!
Tín nguyện hoa liền nở…?
Thập trụ tỳ bà sa(4).
Chín phẩm chờ tin nhạn…
Đới nghiệp bản hùng ca.
(5) Vô sanh! Bất thối chuyển?
(1) Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật huyền ký Ngài Long Thọ Bồ tát đời thứ 14 với pháp môn thuần Tịnh Độ và Ngài trước tác Thập trụ tỳ bà sa luận.
(2) Lạc bang: Tây phương cực lạc.
(3) A Di Đà sớ sao được Ngài Liên Trì trước tác (Tổ thứ tám trong Liên tông Thập Tam Tổ).
(4) Thập trụ tỳ bà sa: Nan hành đạo (Thánh đạo môn); Dị hành đạo (Tịnh độ môn).
(5) Vô sanh: tức vô sanh pháp nhẫn chứng từ Bồ tát thất địa trở lên
Phong Vân!
Sài Gòn, ngày 27/6/2017.
--------oOo--------
HOÀI NGUYỆN
Liên hoàn
1. Nhứt niệm hiện đời vốn được ai?
Tâm từ trong sáng đặng bao ngày?
Đảnh nhìn nhân thế! Đôi dòng lệ…
Lễ thấy còn đâu! Nỗi miệt mài
(1) Thiên hạ xoay vần tam ác đạo
Thân mê tài sắc! Họa liền tai…
Bồ Đề bản thể không phiền lụy
Tát Tịnh lòng thanh đúng bản Hoài!
--------oOo--------
2. Bản Hoài Đức Phật! Một tình thương!
(2) Ngài chỉ đường về Niệm cố hương?
Thế sự điên cuồng trong Ngũ dục
Người đời say đắm! Mộng Thiên Đường
Di Đà bổn nguyện sao không biết?
Một luận tam kinh há phải thường!
Tín Hạnh liên hoàn lên chín phẩm
Sen hồng khai nở thọ miên trường!
(1) Ngài Thiên thân Bồ Tát là tác giả Vãng Sanh Luận. Ngài ra đời vào khoảng 316 sau Tây lịch (tức 860 năm sau khi Đức Phật diệt độ). Ngài là con thứ hai của một gia đình Bà La Môn, cha là Kiều Thi Ca (Kausika), mẹ là Tỷ Lân Trì (Virinci). Ngài tịch tại A Du Đà (Ayodhya) thuộc Trung Ấn năm 396 Tây lịch tức Phật lịch 940, thọ 80 tuổi. Cũng có thuyết cho rằng Ngài tịch tại xứ Nepal thuộc Bắc Ấn.
(2) Ngài là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Phong Vân!
Ngày 23/7/2017
--------oOo--------
HOÀI ÂN
Liên hoàn khúc
1. Con xin khắc nhớ! Nghĩa ân xưa?
Khấn lạy chân tình đảnh lễ thưa
Đầu hạ thu về đông giá lạnh
Quy trình thuyết giảng sáng chiều trưa
Mạng còn hay mất không quan ngại
Tổ(1) quyết hoằng dương tối thượng thừa(2)
Lưu lại muôn đời môn bất diệt
Chi rằng Tịnh Độ! Phải tin ưa?
--------oOo--------
2. Tin ưa Cực Lạc! Chán ta bà?
Tịnh Độ trời tây! Nguyện thiết tha
Tín nhận đêm ngày không gián đoạn
Vãng sanh cầm chắc sẽ về ta
Chuyện đời dương thế như là mộng?
Ngũ dục(3) ngàn năm thoát khỏi ra?
Nhanh trí tìm về bên cõi Phật
Lạc bang sen báu một trời hoa!
(1) Tổ: Tổ Bồ Đề Lưu Chi từ Ấn Độ sang Trung Hoa vào đầu thế kỷ thứ 6 (505) và truyền trao Ngài Đàm Loan Nan hành đạo (Thánh đạo môn) và Dị hành đạo (Tịnh Độ môn). Tổ viên tịch vào năm 527.
(2) Tối thượng thừa: Tín – Nguyện – Hạnh (Pháp môn Trì danh niệm phật).
(3) Ngũ dục: Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy.
Phong Vân!
Sài Gòn, ngày 07/7/2017.
--------oOo--------
HOÀI MONG
Liên hoàn khúc
1. Chí ngài trong sáng sắc hơn gương?
Tâm quyết hoằng dương khắp thập phương!
Đảnh thấy ngày mai thời kiếp vận.
Lễ nghi còn giữ một con đường…
Đàm truyền phát khởi niềm tin nhận.
Loan muốn đời sau hết vấn vương.
Đại pháp liền trao chuyên Tịnh Độ!
Sư khuyên đừng bỏ một lòng thương!
--------oOo--------
2. Lòng thương bá tánh có ai bằng?
Nhìn thấu dân gian sáu nẻo trần…
Lặn hụp trôi hoài bao kiếp nạn…
Nỗi niềm chua xót thấu cùng chăng.
Tìm phương ngàn cách Tâm bi nguyện.
Ngài thuyết truyền giao Luận chú(1) rằng…
Cực lạc nào đâu không phải thật?
Trì danh sẽ thoát mãi vĩnh hằng!
(1) Luận chú: Vãng sanh luận chú.
Chú thích: Vãng sanh luận chú do Tổ Đàm Loan trước tác từ Thập trụ tỳ bà sa luận được Tổ Bồ Đề Lưu Chi truyền trao (Tổ Đàm Loan sinh năm 476 và viên tịch năm 542).
Phong Vân!
Ngày 07/6/2017.
--------oOo--------
HOÀI CẢM
Liên hoàn khúc
1. Nhứt đức nhì hạnh! Thời nay ai thấy?
Tâm sáng tròn đầy! Hỏi được mấy tay?
Đảnh kính rằng thưa quả thực hiếm có.
Lễ giáo giờ đây đã chấp cánh bay.
Đạo đời tuy khác nhưng chỉ là một.
Xước Ngài thấu rõ ước nguyện tương lai…
Đại từ trông muốn thuần chuyên Tịnh Độ.
Sư khuyên nhắn nhủ! Nên nhớ mừng thay!
--------oOo--------
2. Mừng thay tuy biết đã vào kiếp mạt?
Nhưng. Mà vẫn còn giáo pháp Như Lai.
Tịnh Độ chuyên cần! Thiện căn đại phước.
Tu trì Tín Nguyện! Sẽ diện kiến Ngài(1)
Nếu không vô thường! Thôi thì cam chịu.
Ba đường sáu nẻo ngậm đắng nuốt cay…
Nghe lời Chư Tổ! Hồng danh Phật hiệu.
Trời Tây một cõi sen nở đầy tay!
(1) Ngài: Giáo chủ Tây phương A Di Đà Phật.
Chú thích: Xuất phát từ Vãng sanh luận chú của Tổ Đàm Loan nên Ngài Đạo Xước trước tác An Lạc Tập (2 quyển), nói về Thánh đạo môn và Tịnh Độ môn (Ngài Đạo Xước sinh năm 562 và viên tịch năm 645).
Phong Vân!
Sài Gòn, ngày 01/7/2017.
--------oOo--------
HOÀI NIỆM
Liên hoàn khúc
1. Chí hoài tưởng niệm Đại sư Ông!
Tâm dẫu nghìn năm vẫn nhớ mong.
Đảnh khấn chân thành con kính trọng!
Lễ nghi ngài hỏi có còn không?
Nhị Thừa hay Đại đâu phân biệt.
Tổ thấy ngày nay chạnh cõi lòng.
Thiện ác đối đầu bao kiếp hận.
Đạo còn hay mất! Nỗi buồn trông!
--------oOo--------
2. Buồn trông mong ngóng đấng nhân tài?
Đức hạnh tròn đầy quả ước thay.
Tịnh Độ một đường đi thẳng tắt.
Hoằng dương phật pháp lắm chông gai.
Cuộc đời vốn dĩ bao phiền lụy.
Tín Nguyện không thành giấc mộng say…
Đừng để nghiệp dần xoay sáu nẻo(1)…
Hành mà chuyên nhứt! Thoát trần ai?...
(1) Sáu nẻo: Trời, người, atula, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục.
Chú thích: Tổ Thiện Đạo ảnh hưởng từ Thập trụ tỳ bà sa, Vãng sanh luận chú và An Lạc tập do Tổ Đạo Xước truyền trao. Từ đó, Ngài trước tác Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ (nay chỉ còn 9 quyển 5 bộ. 1 bộ 4 quyển và 4 bộ 5 quyển), nói về Thánh đạo môn tức Nan hành đạo và Tịnh Độ môn tức Dị hành đạo. Ngài sanh năm 613 và viên tịch năm 681.
Phong Vân!
Sài Gòn Ngày 07/6/2017.
--------oOo--------
HOÀI THƯƠNG
Liên hoàn
1. Con thơ nhỏ dại đôi lời tách bạch!
Thành tâm tha thiết nhớ nghĩ ơn xưa!?
Kính thưa Đại sư! Nào ai quên được
Tri túc Ngài dạy nói sao cho vừa…
Ân đức cao vời bao giờ đền đáp
Tổ thương chúng sanh bất kể chiều mưa…
Pháp truyền trao đó! Tây Phương Cực Lạc
Nhiên rằng tin sâu! Nguyện thiết! Chẳng thừa!
--------oOo--------
2. Chẳng thừa phải tin Phật Di Đà?
Lời nguyện mười tám chớ bỏ qua
Đừng nói là không! Sao khỏi tội…
Cho rằng phương tiện! Tức thì ma.
Đời đạo suy tàn tâm buốt lạnh
Dùng thức luận bàn! Tránh khỏi đa…
Nhìn thấy mà thương lòng thắt lại
Ngài chỉ Tây Phương phải quê nhà?
--------oOo--------
3. Quê nhà xa cách đã bao năm?
Lãng tử hồn du mất bặt tăm…
Ngũ dục(1) quay cuồng trong ảo mộng…
Mê say Năm ấm(2) nỗi thăng trầm?
Thích Ca thương xót ban lời dạy
Chỉ thẳng đường đi vốn tự Tâm?
Tịnh Độ tuy rằng mười ức cõi
Tin thì sẽ được! Hết duyên trần?
(1) Ngũ dục: Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy
(2) Năm ấm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức
Chú thích: Tổ Pháp Nhiên chịu sự ảnh hưởng từ An Lạc Tập của Tổ Đạo Xước, Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ của Tổ Thiện Đạo và Vãng Sanh Luận Chú của Tổ Đàm Loan vv nên Ngài trước tác ra Tuyển trạch Bản nguyện Niệm phật. Ngài sanh năm 1133 và viên tịch năm 1212.
Phong Vân!
Sài Gòn Ngày 02/7/2017.
--------oOo--------
HOÀI TƯỞNG
Liên hoàn
1. CHÍ tình nghĩ đến hạnh chân tu!
TÂM nhớ hoài thương bậc trượng phu
ĐẢNH cúi xin Ngài bao ước nguyện
LỄ mong ngàn kiếp một tâm từ…
(1) SƯ đi! Ai buốt chiều se lạnh?
ÔNG nói đừng lo! Chớ mộng du
VẠN pháp dâng tràn đang mở rộng
ĐỨC hành tín nguyện! Thoát lao tù(2)
--------oOo--------
2. Lao tù vào dễ khó ra thay?
Không khéo lòng vương nỗi đắng cay
Ôm hận bao giờ ta đến được?
Luân hồi nào phải của riêng ai
Thương người đau khổ Ngài khuyên nhủ
Giới Sát trường chay hoặc thập trai…
Tịnh Độ duy trì danh Phật hiệu!
Hoa sen tròn nở một đời nay?
(1) Ngài: là Trí Tịnh đại sư trụ trì chùa Vạn Đức, viên tịch ngày 28 tháng 2 âm lịch năm 2014.
(2) Thoát lao tù: 3 đường 6 nẻo - Nói hẹp 3 cõi là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; Rộng là 6 cõi.
Phong Vân!
Sài Gòn Ngày 15/05/2017.
--------oOo--------
NIỀM HẠNH PHÚC
Chí kính lòng con gửi đến thầy!
Tâm ngời quảng đại tựa trời tây?..
Đảnh xin tất cả từ bi nguyện
Lễ pháp hoằng dương tỉnh giấc say…
Thượng phẩm đáo đầu lan tỏa rộng…
(1) Trí thành cứu độ biết bao ngày
Hạ ơi chan chứa tình muôn loại…
Tịnh nguyện chuyên cần hạnh phúc thay!
(1) Hòa thượng Trí Tịnh được chúng tôn xưng là Tam tạng pháp sư Cưu Ma La Thập Việt Nam.
Trí Chân!
Sài Gòn, ngày 01/01/2017.
--------oOo--------
HẠNH NGỘ CHÁNH PHÁP

Liên hoàn khúc



I. CHÍ thành con viết một đôi lời!
TÂM huyết tình con gởi khắp nơi
ĐẢNH kính xin Ngài ban cứu độ
LỄ mong ước nguyện mọi phương trời
ẤN lòng mở rộng sang bao cõi…
QUANG sáng ngàn soi tận nẻo đời!
ĐẠI chiếu tỏa ngời gương trí tuệ
SƯ thương bá tánh, nỗi đầy vơi…




II. Đầy vơi cũng tại, Hỡi nhân sinh?
Chỉ biết xa hoa với dục tình
Cám dỗ quay cuồng theo vật chất…
Mộng mê bất kể, chỉ thân mình
Thương đời trót đã! Ngài khuyên nhũ
Âu yếm làm chi bóng với hình
Cái kiếp luân - hồi xoay chuyển mãi
Động lòng đau xót nghiệp vô minh.




III. Vô minh tràn ngập, tưởng thần tiên?
Nào hiểu sự đời lắm đảo điên?
Ước nguyện con cầu xin PHẬT độ
Mong rằng TỪ PHỤ (1) cõi Hoa liên!
Chúng sinh mai này Tâm khai ngộ
Theo pháp Từ Bi rạng thức viên?
Rộng mở đương chờ trên bước ĐẠO
Đừng quên, xin nhớ những lời khuyên.




IV. Lời khuyên đạm bạc, chẳng ra chi!
Thương nhớ người xưa đã quá thì (2)
Dương thế tuy rằng chưa hạnh gặp
THÍCH – CA hai chữ vạn Từ Bi
Lạc bang (3) mưa pháp hoài muôn thuở!
Hạnh phúc chờ đây! Đợi những gì?
Cùng PHẬT DI – ĐÀ vang khắp cõi…
Lòng thành con nguyện bước chân đi…?




V. Chân đi tìm khắp bậc Minh Sư?
Diễm phúc mừng thay! Đấng Phụ Từ!
Hạnh Ngộ bước đầu: Thơ Tịnh Độ? (4)
Khiến con chợt thức: Nỗi trầm tư…
Tuy Ngài đã tịch bao niên nhỉ?
Cũng ấm tình ai mỗi lá thư…
Đối diện chưa lần! Bao vạn cách
Đó là Ngài ẤN QUANG ĐẠI SƯ!




VI. Đại Sư ơn Thầy! Sao dám quên?
Nhờ phúc hồng ân! Dịp viếng đền?
May mắn sau cùng nay vẫn gặp?
Sư ông Chánh Pháp chẳng đề tên
KÍNH thành gói trọn con tâm niệm
THÍCH Đạo tầm chân mãi vững bền
THIỀN pháp lòng từ muôn vạn lối…?
TÂM tròn ý toại đoạn u phiền!


VII. U phiền ảm đạm tựa hoàng hôn!
Nhìn thấy đời ôi! Thoạt mất còn
Thống khổ đường trần bao nẻo lối…?
KÍNH thưa Thầy hiểu! một lòng son
ĐẢNH đầu khấn lạy Từ Bi rộng,
LỄ cúi cầu xin ý nguyện tròn
SƯ đến bình an bao hạnh phúc
ÔNG thương tha tội! nỗi niềm con!
PHONG VÂN!
(1) Từ phụ: Tức Ngài A Di Đà
(2) Quá thì: tưởng nhớ người đã mất (tịch) tức Ngài THÍCH CA MÂU NI PHẬT
(3) Lạc bang: Cõi Cực Lạc Phương Tây.
(4) Lá Thơ Tịnh Độ: Hoa Ngữ tác giả là Ngài ẤN QUANG ĐẠI SƯ.
(5) Lá Thơ Tịnh Độ: Hoa Ngữ qua Việt Ngữ tác giả là Hòa thượng Thiền Tâm. Ngài viên tịch vào ngày 21 tháng 11 năm 1992 (âm lịch), thọ 68 tuổi.
Sài Gòn Đầu năm 92
--------oOo--------
KHUYÊN – TU TỊNH – ĐỘ I

Liên hoàn khúc

DI – ĐÀ một cõi ở phương Tây!
Xin nhắn đôi lời vốn thẳng ngay
(1) Chín phẩm sen vàng đây thật có
(2) Mười phương hoa báu nở đầy tay
Liên trì thất bảo ao tươi mát
Thanh tịnh sáu thời, thuyết pháp hay
CỰC – LẠC ai cầu: Tâm nguyện thiết!
Chí thành tu niệm đạt đời nay?




Đời nay cố sức gắng tu trì
Sen báu Liên thành đã có ghi
Công đức tùy tâm ta hiển hiện
Đài vàng hay bạc? một mình đi
Ai ăn người ấy là no trước
Đừng hẹn cho rằng chẳng mất chi
Sinh tử đến mời, không ước hẹn
Khuyên người hãy nhớ niệm A-DI
PHONG VÂN!
17/07/93
(1) Tức chín phẩm ở cõi Cực Lạc Phương Tây
(2) Tức 10 phương chư Phật
--------oOo--------

KHUYÊN TU II

CỰC – LẠC phương nào? Một hướng Tây!
Đừng lầm lạc bước mộng rồi say…
Vương mang thế tục bao thân tội?
Một thoáng rồi tiêu quả tiếc thay
Muốn thoát duy trì câu PHẬT hiệu
Đường về tuy khó dễ mà hay?
DI – ĐÀ lục tự hồng danh đó
Khuya sớm đừng quên khỏi khổ này?




Khổ này do bởi bịnh tham suy!
Sanh – lão – tử mà thậm chí nguy
Kiếp sống phàm phu thân tựa huyễn?
Còn không cố gắng niệm A – DI…
Một muôn tám vạn tùy công sức
Tín Nguyện song hành phải phát huy
Chớ để Đò – Tây! Sang bến khác?
Thai sen chín Phẩm thẳng mà đi?
Đệ tử: Trí Chân
Sài Gòn 19/07/1993
--------oOo--------

KHUYÊN TU TỊNH ĐỘ III
Liên hoàn khúc
1. Pháp môn niệm Phật nhứt trong đời?
Đừng tưởng cho rằng chỉ nói chơi
Nhân thế quay cuồng trong ác đạo…
Cảnh trần duyên mãi thuở nào vơi
Ái hà phiêu lãng! Tâm vô định
Tham dục ngày kia họa đến nơi
Tỉnh thức mong rằng! Nương tín nguyện.
Sanh về chín phẩm dẫu xa xôi…
--------oOo--------
2. Xa xôi diệu vợi chỉ mình ta?
Danh sắc! Tài kia! Tránh khỏi đa
Đừng để muộn phiền đau với hận
Làm sao thoát được cõi Ta Bà
Khuyên rằng nên nhớ trì danh hiệu…
Cố gắng đừng quên! Kẻo khổ à
Xứng lễ hồng danh Lục Tự đó
Nam mô nhứt niệm Phật Di Đà!
Phong Vân!
Sài Gòn, ngày 25/9/2006.
--------oOo--------
KHUYÊN TU TỊNH ĐỘ IV
Liên hoàn khúc
1. Tây tít trời xa! Mấy tỏ thông?
Phương tầm bao kiếp lệ đôi dòng…
Cực vì tâm muốn niềm an Tịnh
Lạc bến đồ mê! Một nỗi lòng
A đến rồi đi sinh tử mãi?...
Di nhờ mưa pháp! Biết sang sông
Đà ơi! Ai nhớ? Miền quê nội…
Phật nhắn đời nay có hiểu không?
--------oOo--------
2. Hiểu không Phật Tánh vốn Di Đà?
Hiển hiện gần xa khắp mọi nhà
Dương thế cõi trần bao cảnh lụy
Đường đời thế sự thuở nào ra…
Mau nhanh, sớm trễ, chiều đêm lặn…
Lẹ thoáng dần phai bóng tịch tà
Tâm nhớ tìm về bên Phật quốc…
Tu trì lục tự thoát Ta Bà?
Phong Vân!
Sài Gòn, ngày 9/10/2006.
--------oOo--------
PHÁP TRẦN!

SẮC dục thế gian! Mấy ai tránh khỏi?..
THINH trần thấy dễ mà ưa vướng vào...
HƯƠNG mùi bay thoảng làm ai ngây ngất...
VỊ chưa kịp đến lòng bỗng dâng trào...
Xúc kia vừa chạm ân tình khó thoát
PHÁP Hữu hay Vô! Biết được bao người?
NHÃN nhìn cảnh đời... phúc hay là họa?..
NHỈ vừa thoáng nhận đã quên đất trời
TỶ xông bốn mùa Xuân Thu Đông Hạ...
THIỆT kiếp làm nhân, xin được đôi lời...
THÂN không lẹ chuyển! Luân hồi Nhân Quả...
Ý TÂM TÍN NGUYỆN! TÂY PHƯƠNG PHẬT MỜI?
Trí Chân!
Sài Gòn 2/10/06
11/8/06
--------oOo--------
THẤT THÁNH TÀI

TÍN NGUYỆN thời nay có mấy tay?
GIỚI cần chuyên hạnh được bao ngày.
Văn hay chữ tốt trên đầu lưỡi.
Xả dứt tình không mới gọi tài...
Huệ sáng tu trì nương lục tự
Tàm nơi sen báu trụ Liên Đài.
Quý bằng kính lễ theo lời Phật.
Thần thức về Tây quả sướng thay?
Phong Vân!
16/12/06
--------oOo--------
MÊ PHÁP (II)

Liên hoàn khúc

I. Đời trần thế điên đảo, đảo điên?
Người thích se sua, kẻ thích quyền…
Giàu nghèo tuy khác, chung sở thích
Kẻ dốt, người thông, cũng ước tiền
Tiền làm đau khổ bao sa ngã
Đã thế còn cho chẳng muộn phiền
Cuộc đời sự thế sao mê mãi!...
Nhân thế ôi thôi! Đủ loại ghiền




II. Ghiền thì cũng lắm nỗi riêng mê!
Người mê hồng tửu, kẻ cà phê
Không thì mê sắc hay ma túy
Nếu không cá ngựa, cũng mê đề?
Cờ bạc mê rồi sanh gian dối
Lừa lọc đôi co chẳng chịu huề
Biết rằng một gốc, nhưng muôn ý…
Đã thích rồi thôi cũng liệu bề!




III. Liệu bề cho được mới ưng thôi!
Già có mê riêng, trẻ mê đòi…
Dù cho giai cấp nào đi nữa
Cũng muốn, cũng mong, chẳng thiệt thòi!
Lòng người không đáy bao ngao ngán
Lắm kẻ mê rồi chịu lẻ loi…
Bởi vì cuộc sống nay đã biến?
Nhìn thấy thời nay đã loạn rồi!




IV. Loạn rồi cũng bởi quá văn minh!
Nhảy nhót mê say những dục tình…
(1) Tứ Đức, Tam Tòng! Ai hiểu thấu?
Chỉ thích rồi mê bản thân mình
Ai mà khuyên bảo sao nghe nhỉ?
Đã trót đam mê bóng với hình…
Đành rằng mỗi người riêng bản tính
Khuyên dùng nghị lực tránh bất bình




I. Bất bình cũng là nỗi mê thôi!
Đừng nản dù cho chuyện đã rồi
Dằn lòng ta nguyện bao tâm quyết!
Tránh bớt mê say của cuộc đời
Biết rằng không phải trong một thoáng
Bỏ hẳn mê kia, lúc nhất thời
Hãy nên bình trí lòng không động
Sớm muộn mai này cũng bỏ rơi!...




II. Bỏ rơi bằng được những thói mê!
Mê sai không đúng chỉ ê chề
Mê mà nên thấy bao duyên tốt…
Như thế là mê chẳng cười chê
Trung thực nên hành cung, hiếu nghĩa
Gieo lành căn trổi lá xum xuê…
Được trồng hoa tốt nên mê chứ
Đó là PHÁP – PHẬT! cõi ta về!




III. Ta về bổn thiện tánh ban sơ!
Lòng ta mê muội vốn đẳng đờ
May nhờ thuyết pháp ta lai tỉnh
Mê pháp ngày kia sẽ gặp bờ…!
Pháp tức là không! Nhưng có đấy!
Vì mê sẽ có đợi bao giờ?
Lòng thành khuyên hỡi! bao trăm tuổi?
Sẽ thấy Huyền Vi cửa PHẬT chờ!
PHONG VÂN!
Năm 91
(1) Tứ Đức, Tam Tòng: Công, Dung, Ngôn, Hạnh.
Nhập gia tùng phụ, xuất giá tùng phu, phu tử tùng tử.
--------oOo--------
NĂM ẤM

SẮC vốn xưa nay thoát được ai?
SẮC làm bao kẻ phải rơi đài.
SẲC tình đắm lụy đêm trường hận.
THỌ nhớ nào quên nỗi miệt mài...
TƯỞNG đến sự đời như cõi mộng
HÀNH chuyên chớ hẹn đợi ngày mai
THỨC tâm tỉnh giác nương về Phật
ĐẠT thẳng Tây Phương đảnh lễ NGÀI(1)!
Phong Vân!
2/11/06
(1): A DI ĐÀ PHẬT
--------oOo--------

NGŨ DỤC!
TÀI tình tranh mãi khổ nhiều thôi!
SẮC đắm mê say! Luống hận đời.
DANH lắm đau buồn thương kẻ lụy
THỰC nhìn thế sự! Nghiệp nào vơi...
THÙY ơi! Sao còn chưa lai tỉnh...
THAM muốn làm chi họa đến mời
SÂN đến rồi đi không tự thể....
SI mà tâm sáng! Đoạn LUÂN HỒI..?
Phong Vân!
1/11/06
--------oOo--------
VÒNG TỤC LỤY
Trần thế xoay vần, bao tục lụy,
Bã công danh nghĩ chán sự đời
Thói đời vẫn thích mê tơi
Trầm luân bể khổ, vẫn chơi, vẫn cười!
Muốn khuyên răn nào ai nghe nhỉ?
Nói ra rồi cho dỏm mà thôi
Nhìn thiên hạ bỗng bồi hồi
Chợt lòng chạnh nhớ, thương đời tối mê…
Vòng lẩn quẩn còn tranh đấu mãi
Đạt phỉ quyền phải liệu toan bế
Thấy cảnh trên thật não nề
Tưởng là tiên cảnh đề huề như nhau
Thật tế, đời người bao cảnh thế?
Vỡ mộng tan rồi chỉ khổ đau
Thế mà kẻ trước người sau
Chẳng suy, chẳng tính, pháp mầu Đạo cao
Kim chỉ nam chỉ kìa đây đó?
Lựa mà đi hậu lai được nhờ
Đừng để thân phải đẳng đờ
Dâng hương cúng PHẬT, đợi chờ chi ai?
Sáu nẻo (1) đường trần nay vẫn có
Gọi mời nên tránh hậu ngày mai…
Lòng đây muốn hỏi gái trai?
Chừng ni thức tỉnh! Miệt mài hoài sao!
Thương cảm bao người nên hạ bút
Nghìn năm nuôi chí vẫn không nao
BỒ - ĐỀ mở rộng đón chào
Hoa sen tươi sắc ngọt ngào hương đăng
Cặn bã thăng trầm muôn vạn nẻo…
Lòng quyết hoằng dương PHẬT – PHÁP – TĂNG
Thuyết truyền xin hãy siêng năng!
PHONG VÂN!
(1) Sáu nẻo: tức Trời, Người, A tu la, Ngạ quỷ, Súc sanh, Địa ngục.
Năm 1993
--------oOo--------
VÔ THƯỜNG

THÀNH nhân há dễ cõi Diêm Phù(1)!
TRỤ niệm hồng danh thật khỏe ru
HOẠI đến vô thường ai biết được
KHÔNG thì thân mất lệ thiên thu
SANH mà chẳng thấy mình đi nhỉ?
TRỤ tánh chơn thường Đấng Trượng phu
DỊ biệt hay đồng TÂM vẫn lặng
DIỆT tan trần cấu đắc chân tu!
Phong vân!
9/11/06
19/9/06
(1): Diêm Phù Đề nằm trong phạm vi cõi Ta Bà.

--------oOo--------
TỨ ĐẠI I

ĐẤT bay bụi mù hồn ai có nhớ?
NƯỚC xoáy vào tâm thương phận kiếp người... GIÓ thoảng hoa rơi nỗi sầu ly biệt
LỬA sáng chiều tan rồi xong cuộc đời...
ĐỊA vị tranh quyền! Thẳng tay tàn sát
THỦY buồn lặng lẽ nhìn cảnh luân hồi...
HỎA đốt lòng ai? Còn không tỉnh thức! PHONG bình tâm nguyện! Hoa sen được ngồi!
Phong vân!
30/10/06
12/8/06
--------oOo--------
TỨ ĐẠI II
ĐẤT sanh hoa cỏ, nỗi niềm ai?
NƯỚC chảy mây trôi những tháng ngày
GIÓ cuốn phong ba đời vạn khổ...
LỬA lòng thiêu hủy kiếp tương lai?
ĐỊA tàn tan rụi luân hồi mãi
THỦY khóc vô minh! Sắc hoặc tài...
PHONG thổi đôi dòng... khuyên hãy nhớ!
HỎA hành nhứt niệm! Đáo LIÊN ĐÀI!
Phong Vân!
15/10/06
22/8/06
--------oOo--------
HỒI TÂM
Liên hoàn khúc
1. Dẫu biết tà tri vẫn cứ theo!
Tưởng rằng nhân quả! Chỉ người gieo
Ai làm nấy chịu can chi tớ!
Có biết mai kia cũng một lèo…
Dòng nghiệp xoay vần không bến hẹn
Niệm tình chưa dứt! Uổng công leo
Dù cho nhập thất bao năm tháng?
Luống phí trời Tây! Chỉ bọt bèo.
--------oOo--------
2. Bọt bèo cách biệt! Nghiệp vần xoay
Tà kiến nào hay ngậm đắng cay
Chánh niệm thời nay bao kẻ được?
Si mê lầm tưởng! Quả buồn thay
Đạo đời đương tốt sao không muốn
Đợi đến ngảy nao tỉnh thức đây
Cực Lạc nghìn năm chưa dễ gặp
Thế mà lắm kẻ! Vẫn còn ngây?...
--------oOo--------
3. Còn ngây mà vẫn ngỡ mình hay?
Phải biết HỒI TÂM nhận đúng sai!
Vạn kiếp thân người đâu dễ được
Ngàn năm lạc bước mộng trần ai...
Đường tu trăn trở người trong cuộc
Không khéo luân hồi! Luống uổng thay
Sám hối chân thành mau ước nguyện
Nếu không đò lỡ hẹn ngày mai?
Phong Vân!
Đã biết sai mà vẫn theo!
Tự mình chọn ba đường…..
Cổ Đức có câu:
“Gần đèn thì sáng
Gần lửa thì cháy
Gần nước thì lạnh”.
Lời của Tổ 13 trong Ấn Quang Văn Sao:
“Thấy gieo thiện nhân mà chuốc quả xấu”
Sài gòn 01/12/2016



Bổ sung phần chú thích số (8) Ngài Ngẫu Ích Tổ thứ 9
PHÁP MẠCH TRUYỀN THỪA PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ TRÌ DANH NIỆM PHẬT
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC ĐỚI NGHIỆP VÃNG SANH

(8) Ngài Ngẫu Ích Tổ thứ 9: Ngài họ Chung, hiệu Trí Húc, quê ở Ngô Huyện. Ngài phán rằng vãng sanh hay không là do Tín, Nguyện; phẩm vị cao hay thấp là do Hạnh…
Trong Ngẫu Ích đại sư pháp ngữ, chúng tôi trích một phần tại trang 21, phần 24 - Luận về Trì Danh Niệm Phật cửu phẩm vãng sanh trong pháp ngữ của Ngài
24. Luận về Trì Danh Niệm Phật cửu phẩm vãng sanh
Nếu muốn mau thoát khỏi nỗi khổ luân hồi thì không gì bằng trì danh
niệm Phật, cầu sanh thế giới Cực Lạc. Nếu muốn quyết định được sanh về
thế giới Cực Lạc thì lại không gì bằng lấy Tín để dẫn đường, lấy Nguyện để
thúc đẩy. Tin xác quyết, nguyện khẩn thiết, dù tán tâm niệm Phật cũng chắc
chắn được vãng sanh. Lòng tin chẳng chân thật, nguyện chẳng dũng mãnh,
dù nhất tâm bất loạn cũng chẳng được vãng sanh.
Thế nào là Tín? Một là tin vào nguyện lực của Phật A Di Ðà. Hai là tin
vào lời dạy của đức Thích Ca Văn Phật. Ba là tin vào lời khen ngợi của sáu
phương chư Phật. Phàm là bậc chánh nhân quân tử trong thế gian còn chẳng
nói dối, huống hồ là Di Ðà, Thích Ca, sáu phương chư Phật há lại vọng ngữ
sao? Chẳng tin điều này thì thật chẳng còn cách nào cứu được nữa. Vì thế,
trước hết phải sanh lòng tin sâu xa.
Thế nào là Nguyện? Trong hết thảy thời, chán ghét nỗi khổ sanh tử cõi
Sa Bà, ưa thích, hâm mộ niềm vui Bồ Ðề cõi Cực Lạc. Làm bất cứ điều gì
thiện hay ác, nếu thiện thì hồi hướng cầu vãng sanh, ác thì sám nguyện cầu
vãng sanh, không còn chí gì khác. Ðấy gọi là Nguyện.
Tín - Nguyện đã đầy đủ thì Niệm Phật chính là chánh hạnh; cải ác tu
thiện đều là trợ hạnh. Tùy theo công sức sâu cạn mà chia thành chín phẩm,
bốn cõi Tịnh Ðộ, mảy may chẳng lạm. Chỉ cần tự kiểm điểm lấy mình,
chẳng cần phải hỏi người khác nữa.
Nghĩa là: tín sâu nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật, tâm
nhiều tán loạn thì là Hạ Phẩm Hạ Sanh. Tín sâu, nguyện thiết niệm Phật
nhưng lúc niệm Phật tán loạn giảm thiểu thì là Hạ Phẩm Trung Sanh. Tin
sâu, nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật lại chẳng tán loạn thì là
Hạ Phẩm Thượng Sanh. Niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, chẳng khởi tham,
sân, si thì thuộc vào ba phẩm Trung Sanh. Niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn,
tùy ý đoạn Kiến Tư Hoặc hay Trần Sa Hoặc trước và cũng hàng phục được
vô minh thì thuộc vào ba phẩm Thượng Sanh. Vì thế, tín nguyện trì danh
niệm Phật sanh trong chín phẩm, đích xác chẳng lầm.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách