Pháp Nhiên Thượng Nhân

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: Pháp Nhiên Thượng Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

91. Bản văn niệm Phật quyết định vãng sanh:

Luận về tam tâm, tứ tu là để thành một mực chuyên tu niệm Phật. Nếu đã thành một mực chuyên tu niệm Phật thì không cần phải luận về tam tâm, tứ tu nữa. Người đã thành một mực chuyên tu niệm Phật thì chỉ niệm Phật tương tục cho đến lâm chung vãng sanh.

Nhìn lại thân này, khi thiện thì nghĩ rằng sẽ được vãng sanh, đó cũng là một tâm niệm khác; khi ác thì nghĩ rằng khó được vãng sanh, đó cũng là một tâm niệm khác. Đừng để ý đến thiện ác, hãy biết rằng hễ niệm Phật thì tất được vãng sanh. Do đó từ nay về sau, cho đến suốt đời, một mực xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Dù cho tín tâm cạn mỏng, xưng danh yếu đuối đi nữa, cũng phải duy trì tưởng niệm quyết định vãng sanh. Nếu có tâm lo lắng về chuyện vãng sanh, đó cũng là một loại tâm niệm khác.

Yếu quyết là ở niệm Phật quyết định vãng sanh, chớ không phải ở tâm tình, thể nghiệm, thính văn, hoặc truyền thừa.

Niệm Phật quyết định vãng sanh là bổn tôn của tôi. Thâm áo của Phật pháp chỉ là Nam Mô A Di Đà Phật.

92. Khai thị về yếu chỉ của Tịnh Độ:

Chư vị đạo tục hãy suy nghĩ chính chắn. Với căn cơ thiểu bạc như chúng ta, nếu không nương vào bổn nguyện Di Đà thì làm sao có thể toại nguyện chuyện lớn vãng sanh được! Ngưỡng trông bi nguyện của đức Di Đà mà xưng danh hiệu của ngài. Đó tức là nương vào bổn nguyện Di Đà vậy. Để được vãng sanh, không gì hơn điều này. Mọi suy nghĩ khác đều là tâm kiêu mạn.

Nói rằng nương tựa Di Đà, chẳng phải là quán tưởng ở trong tâm, mà là xưng niệm danh hiệu. Đó tức là nương tựa bổn nguyện. Người tu niệm Phật đừng trụ ở quán tưởng, hễ nghĩ đến quán tưởng hãy lập tức xưng danh ra tiếng!

Ngoài xưng danh ra, không có chánh nhân quyết định vãng sanh! Ngoài xưng danh ra, không có chánh hạnh quyết định vãng sanh! Ngoài xưng danh ra, không có chánh nghiệp quyết định vãng sanh! Ngoài xưng danh ra, không có quán tưởng quyết định vãng sanh! Ngoài xưng danh ra, không có trí huệ quyết định vãng sanh! Ngoài xưng danh ra, không có tam tâm quyết định vãng sanh! Ngoài xưng danh ra, không có tứ tu quyết định vãng sanh! Ngoài xưng danh ra, không có ngũ niệm quyết định vãng sanh!

Đức Di Đà lấy xưng danh làm bổn nguyện, chán uế ưa tịnh cũng ở trong xưng danh. Bởi thuở xưa Bồ Tát Pháp Tạng đã phát khởi bổn nguyện, hãy tin thần lực cứu độ của Di Đà Như Lai.

Ngoài ra, nếu cho rằng còn có gì thâm áo khác nữa thì lọt ra khỏi Di Đà bổn nguyện mà đọa ác đạo vậy!

93. Nghi ngờ thì ở nhà sanh tử,
Tín tâm thì vào thành Niết Bàn.

94. Sống thì niệm Phật tích lũy công đức,
Chết thì vãng sanh Tây phương Cực Lạc.

Khi dã quyết định như thế thì không có gì trong đời này có thể làm cho Nguyên Không này bận tâm nữa.

95. Đệ tử Tín Không thưa với ngài: "Từ xưa đến nay, các vị Cổ đức khi qua đời đều có di tích. Nay thầy sắp mất mà chưa có một tịnh xá nào, vậy khi thầy nhập diệt lấy chỗ nào làm di tích". Ngài đáp: "Nếu lấy một bảo tháp làm di tích thì di tháp chẳng phổ biến! Vì sao? Hoằng hóa niệm Phật là khuyến hóa một đời của lão già ngu muội này. Sau khi thầy vãng sanh chớ nên tạo tháp miếu. Bất luận là sang hay hèn, đạo tục, hễ nơi nào có niệm Phật thì chỗ đó là di tích của thầy!"

Khai thị của Pháp Nhiên Thượng Nhân cho đệ tử lúc lâm chung:

- Thầy mấy chục năm nay, công phu niệm Phật tích lũy, được bái kiến Cực Lạc trang nghiêm và Chân thân của Phật, Bồ Tát là chuyện bình thường. Nhưng nhiều năm giữ kín mà không nói ra, nay đã đến lúc tối hậu nên bày tỏ đôi chút. Thầy nếu đoan tọa (ngồi kiết già) mà vãng sinh, người đời hẳn nhiên bắt chước. Mà cái thân người bệnh, cử động khó khăn, e rằng họ sẽ mất chánh niệm. Vì vậy nay Thầy nằm thẳng mà ra đi. Bổn Sư Thích Tôn đã thị hiện đầu Bắc, diện Tây (nằm nghiêng bên phải, đầu hướng Bắc, mặt hướng Tây) mà viên tịch, đó cũng là vì chúng sinh vậy. Thầy làm sao hơn đức Thích Tôn được!
DI HUẤN CỦA PHÁP NHIÊN THƯỢNG NHÂN.
Chúng sanh thời mạt pháp là đương cơ của vãng sanh Cực Lạc.

Hạnh tuy ít xin chớ nghi, một niệm, mười niệm đã đủ.

Tuy tội chướng xin chớ nghi, dù tội nặng cũng được cứu.

Thời tuy mạt xin chớ nghi, chúng sanh sau thời mạt pháp còn được cứu, huống gì hiện nay.

Thân tuy ác xin chớ nghi, Tổ Thiện Đạo nói: "Bản thân tôi là phàm phu đầy đủ phiền não".

Trong mười phương mà nguyện về Tây phương, vì đó là chỗ mà chúng sanh ngũ nghịch, thập ác được vãng sanh.

Trong chư Phật mà quay về với đức A Di Đà; vì năm niệm ba niệm ngài cũng lai nghinh.

Trong các hạnh tu Tịnh Độ mà chọn niệm Phật, vì đó là bổn nguyện của đức Di Đà.
  • Được thân người khó được
    Gặp bổn nguyện khó gặp
    Phát đạo tâm khó phát
    Lìa luân hồi khó lìa
    Sanh Tịnh Độ khó sanh
    Vui mừng không tả xiết.
Tin rằng: "Tội tuy thập ác, ngũ nghịch cũng được vãng sanh" mà không phạm tội nhỏ. Kẻ ác còn được vãng sanh, huống gì người lành.

Tin rằng: "Niệm một lần hay mười lần vẫn được cứu" mà niệm liên tục suốt đời. Một niệm còn được vãng sanh, huống gì mười niệm.

Đức Phật A Di Đà đã thành tựu bổn nguyện của ngài, hiện đang ở cõi kia. Đến lúc lâm chung chắc chắn ngài sẽ lai nghinh. Bổn sư Thích Tôn cũng hoan hỷ: "Tùy thuận lời ta dạy, được lìa khỏi sanh tử". Mười phương chư Phật cũng mừng vui: "Tin sự chứng thành của chúng ta mà sanh về cõi Tịnh Độ bất thối chuyển".

Hoan hỷ biết bao, hiện đời được gặp bổn nguyện của đức A Di Đà!

Đi, đứng, nằm, ngồi đều xin báo đáp ân đức của ngài. Lời dạy mười niệm là để làm bằng cớ. Tất được vãng sanh, tin lại càng tin!
TỐI HUẤN DI HẬU
(NHẤT CHI MAI KHỞI THỈNH VĂN)
(ICHIMAI KISHÒMON)
Chẳng phải là niệm Phật theo lối quán niệm mà các bậc trí giả Trung Hoa, Nhật Bản thường nói đến.

Cũng chẳng phải là niệm Phật theo lối phải thâm nhập kinh tạng để thấu hiểu thâm nghĩa của niệm Phật.

Chỉ nghĩ rằng: "Để vãng sanh Cực Lạc, thì xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật là quyết định vãng sanh không nghi ngờ" mà xưng niệm, ngoài ra không có thâm áo gì khác.

Bởi vì điều gọi là tam tâm, tứ tu đều đã quyết định bao hàm trong tưởng niệm "Nam Mô A Di Đà Phật, quyết định vãng sanh".

Ngoài đó ra, nếu còn có gì thâm áo khác là ở ngoài lòng từ mẫn của hai đấng Từ Tôn, lọt khỏi bổn nguyện.

Người muốn tin niệm Phật thì dù cho có thể học hết giáo pháp một đời của đức Thích Ca, cũng thành ra kẻ một chữ chẳng biết, ngu độn như hạng vô trí. Chớ hiện ra vẻ trí giả, hãy một mực niệm Phật.

Tôi in vào đây cả hai bàn tay của tôi để xác nhận di huấn này. Tín tâm và tu hành của người tu Tịnh Độ đã được giải bày đầy đủ nơi đây. Đối với tôi, không còn gì để nói nữa. Tôi đã viết hết những điều cốt tủy ở đây để ngăn ngừa những di kiến sau khi tôi ra đi.

Ngày 23 tháng Giêng năm thứ hai đời Kiến Lịch.
  • NGUYÊN KHÔNG
    (Ký tên).
LỜI BẠT

Theo thiển ý của dịch giả, có thể nói Pháp Nhiên Thượng Nhân là người đầu tiên chỉ rõ chân diện mục của Tông Tịnh Độ, vạch ra một đường sáng cho tất cả những ai muốn thật sự liễu thoát sinh tử trong một đời. Điều đáng buồn là những lời dạy vàng ngọc nầy chưa hề được giới thiệu với người tu Tịnh Độ ở Việt Nam, dù rằng toàn bộ tác phẩm của ngài đã được thâu nhập vào Đại Tạng Kinh qua bao thế kỷ.

Dịch giả xin nguyện rằng hễ ai được đọc pháp ngữ nầy đều phát khởi tha lực tín tâm, hoan hỷ niệm Phật, tin sâu rằng mình đã được dự vào A Di Đà Bổn Nguyện Hải Hội và tương lai chắc chắn được sinh về cõi Cực Lạc bất thối chuyển.
  • NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
    Mùa đông năm 1997
    Người dịch: Viên Thông Nguyễn Văn Nhàn.
- HẾT -
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Pháp Nhiên Thượng Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Cám ơn Bác Nguyenthu, đây chính là tinh hoa của pháp Tịnh Độ. Cũng chính là chỗ mà chúng ta có thể hành trì được, khi đọc được những lời dạy của Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân con rất cảm động, cảm mộ sự từ bi sâu sắc rộng lớn của Đức Phật A Di Đà hướng đến những chúng sanh nhỏ nhặt như con.

Dù cuộc đời của con có trăm đắng ngàn cay hoặc vinh hoa phú quý, con xin thành tâm nguyện được vãng sanh Cực Lạc để độ thoát chính mình và sau đó độ tất cả chúng sanh cũng được giải thoát như con.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: Pháp Nhiên Thượng Nhân

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

94. Sống thì niệm Phật tích lũy công đức,
Chết thì vãng sanh Tây phương Cực Lạc.

  • Niệm Phật chắc Phật rước ta,
    Tây phương đã sẵn một tòa bông sen.
    Niệm Phật giữ niệm cho chuyên,
    Thì bông sen ấy liền liền tốt tươi.
    Niệm Phật, niệm niệm không rời,
    Tinh thần đã sớm dạo chơi Liên trì.
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách