Trang 1 trên 1

Nghịch Cảnh Là Châu Báo, Đau khổ Là Linh Dược

Đã gửi: 27/09/08 10:10
gửi bởi Thánh_Tri
A Di Đà Phật.

Kính chào chư Thiện Hữu!

Sống trong thế giới đầy ác trược, cõi đời đầy đau khổ ắc hẳng ai cũng đã từng trải qua, hiện đang trải qua, và sẽ trải qua. Đó toàn là do nghiệp đời trước chiêu cảm ra vậy.

Người không hiểu biết thì than trời trách người rồi ngồi khóc, có người thì đi tìm những dục lạc của thế gian như vào hội trường rượu chè, cờ bạc để toan xua đuổi những phiền muộn đau khổ trong lòng, có người thì ngang ngược vô lý, toan chống lại nhân quả bằng cách tạo thêm nhiều nghiệp ác (nghĩ dù sao cũng chết bây giờ chết chung, hay lỡ thúi rồi cho thúi luôn), chẳng chịu sửa đỗi lỗi lầm, ăn năng hối cải.

Người hiểu biết thì chấp nhận quả báo của mình, ăn năng sám hối, chịu sửa lỗi lầm, càng làm nhiều việc thiện lành hơn để bù đắp lỗi xưa, vung bồi phước thiện cho mai hậu, hay để chuyển nghiệp sấu của mình thành nghiệp tốt. Nếu hay hơn nữa thì tìm con đường để giải thoát mọi đau khổ cho chính mình và nhân loại như đức Thích Ca Thế Tôn vậy. Đó là người có Trí Huệ, biết dùng ngay cái quả báo khổ của mình để thức tỉnh và tin tấn tiến bước trên con đường dày vô tận giác ngộ và giải thoát. Như vậy nếu chúng ta có hiểu biết thì cái quả báo khổ mà mình đã tạo và lãnh không hẳng là đều sấu gì, ngược lại nó còn tạo điều kiện cho ta thức tỉnh trong giất mộng đời, giúp cho ta tin tấn trên con đường giác ngộ giải thoát.

Nếu không có "Khổ" thì ắc hẳng trong cõi đời nầy khó có người chịu tu hành lắm! Và nếu không có "Khổ" thì Phật Giáo đâu cần tồn tại trên thế gian nầy nữa để làm gì. Đức Thế Tôn chuyển Pháp Luân lần đầu tiên tại vườn Lọc Uyển cho Năm Anh Em Kiều Trần Như là nói đến "Tứ Diệu Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo". Có "Khổ" nên mới có "Tập" (nguyên nhân của khổ là gì) rồi tới "Diệt" Khổ, hết Khổ tức chứng "Đạo". Đó là bốn quá trình nguyên lý để chấm dứt mọi đau khổ mà đức Thế Tôn đã khám phá ra và dạy lại cho nhân loại.

Trong Phật Pháp có nhiều phương pháp tu hành để dứt khổ. Một phương pháp mầu nhiệm mà tôi đang tu tập đó là Pháp Môn Tịnh Độ. Theo ý tôi, có lẽ chúng ta nên cám ơn những nghịch cảnh của mình vì nhờ đó mà giúp ta thấy rỏ cõi Ta Bà là khổ não ác trược mà chán chê, sanh tâm muốn được vãng sanh về cõi Cực Lạc.

Cũng như khi xưa Bà Vi Đề Hi vì sống trong nhiều nỗi bất hạnh nên sanh tâm chán đời sống cõi Ta Bà đầy dẫy mọi sự khổ, mà cầu xin đức Thế Tôn ban pháp mầu chỉ dạy cho bà thế giới thanh tịnh trang nghiêm và cách để được sanh về cõi ấy. Bà đã hiểu và chọn thế giới Cực Lạc chuyên tu Niệm Phật. Cuối cùng bà cũng được toại nguyện vãng sanh về cõi Cực Lạc.

Tuy không bằng một góc của bà Vi Đề Hi đạt được Niệm Phật Tam Muội, Chứng Vô Sanh, nhưng tôi đây cũng có tâm trạng giống Bà Vi Đề Hi thuở trước, mỗi ngày đều nhàm chán cõi Ta Bà, mong muốn vãng sanh về cõi Cực Lạc. Vì thế mà gắng thực hành pháp môn Niệm Phật để cầu sanh Tịnh Độ.

Trí Giả Đại Sư trong Thập Nghi Luận củng nêu ra ý nghĩa "Yễm Ly và Hân Nguyện" mà người tu Tịnh Độ cần phải có. Yễm lý là tâm nhàm chán cõi ta bà nầy, Hân Nguyện là tâm niệm ưa thích muốn sanh về cõi Tịnh Độ kia. Tịnh Uế, Khổ Vui, Lấy Bỏ đều rỏ ràng minh bạch như thế.

Cổ Đức thường dạy:

"Ta Bà Khổ! Ta Bà Khổ thùy năng sổ.
Tịnh Độ Lạc! Tịnh Độ Lạc thùy năng giác."

Ta Bà là cõi khổ, mà cái khổ của ta bà nào có ai tín hết được. Tịnh Độ là cõi vui, mà cái vui ở Tịnh Độ nào có ai biết đặng.

Vui đây không phải là từ dục lạc như ở cõi dục mà sanh. Mà cái vui đây là từ tâm thanh tịnh, quốc độ thanh tịnh của đức Phật A Di Đà và Người ở cõi Cực Lạc mà có.

Đã biết rỏ ràng cõi nầy là cõi khổ, cõi kia là cõi vui thì không một ai là không muốn rời bỏ cõi khổ nầy để đi đến cõi vui kia cả, trừ khi là họ không hiểu không biết mà thôi, có phải không chư Thiện Hữu?

Mong mõi người cố gắng tinh chuyên thực hành lời Phật dạy để cõi đời ưu tối thêm nhiều ánh sáng chối trang rực rở.

Nam Mô A Di Đà Phật.