MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Hán 49:
  • Nhứt cú Di Đà
    Yếu tại Tín thâm
    Liên hoa cửu phẩm
    Sưu tại thử tâm.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Cần ở điểm Tin sâu.
    Mầm hoa sen chín phẩm
    Từ tâm đây nhô đầu.

Lược giải:

Lòng Tin là phần tư lương trước tiên của môn niệm Phật. Hoa sen chín phẩm ở Tịnh Độ cũng từ lòng Tin này mà nẩy mầm nhô đầu lộ mọc lên. Nhưng Tin cần phải sâu chắc, có thể tóm gọn trong ba điểm:

- Một là tin cõi Cực Lạc trang nghiêm tốt đẹp kia vẫn thật có, không phải chuyện hư huyễn hay thí dụ. Vì đức Phật Thích Ca không bao giờ nói dối, ngài đã diễn tả rành rẽ từng chi tiết của cảnh ấy trong ba kinh Tịnh Độ. Vì đã có rất nhiều người niệm Phật trong đời hiện tại, do tâm thanh tịnh, từng chứng kiến cảnh giới này.

- Hai là tin sự vãng sanh về cõi kia cũng hiện thật. Vì đức A Di Đà Thế Tôn không bao giờ nguyện suông, nói mà chẳng thật hành. Vì từ xưa đến nay có rất nhiều người niệm Phật, khi lâm chung hiện ra điềm lành, được Tây phương Tam Thánh hiện thân tiếp dẫn sanh về Cực Lạc.

- Ba là tin mình dù còn phiền hoặc, dù nghiệp chướng nặng nề đến đâu, nếu chí tâm niệm Phật cầu nguyện vãng sanh tất sẽ được tiếp dẫn. Vì trong kinh Vô Lượng thọ đã nói, kẻ tạo nghiệp ngũ nghịch thập ác khi lâm chung dùng mười niệm cũng được vãng sanh. Vì trong truyện ký đã có ghi, những kẻ tạo ác nhiều như Hùng Tuấn, Duy Cung, nhờ biết hồi tâm niệm Phật đều được sự tiếp dẫn.

Hán 50:
  • Nhứt cú Di Đà
    Yếu tại Nguyện thiết.
    Thốn tâm dục phần
    Song mục lưu huyết.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Cần ở nơi Nguyện thiết
    Lòng về tợ lửa nung
    Mắt thương khóc ra huyết.

Lược giải:

Nguyện là phần tư lương thứ hai của môn niệm Phật. Nhưng Nguyện phải tha thiết, không tham luyến trần cảnh, gia tư, quyến thuộc, không mong cầu hưởng sự vui phước báu nhơn thiên nơi đời sau. Chỉ nguyện mau sanh về Cực Lạc, để thoát khỏi nỗi khổ luân hồi, để sớm thấy Phật và chứng kiến cảnh trang nghiêm của Liên bang, để độ thoát mình, kẻ oan người thân và vô lượng chúng sanh trong vòng chìm đắm. chí nguyện cầu sanh ấy nung nấu như lửa đốt lòng, đôi mắt thương cảm tha thiết trông về hầu như tuôn ra huyết lệ.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.
Sửa lần cuối bởi Nguyenthu vào ngày 05/07/20 15:15 với 1 lần sửa.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Hán 51:
  • Nhứt cú Di Đà
    Yếu tại Hạnh chuyên
    Đơn đề nhứt niệm
    Trảm đoạn vạn duyên.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Cần ở chỗ Hạnh chuyên.
    Chỉ nêu cao một niệm
    Dứt sạch cả muôn duyên.

Lược giải:

Sau rốt, Hạnh là phần tư lương thứ ba của môn niệm Phật. Song Hạnh cần phải tinh chuyên. Điều này có thể tóm lại trong hai câu: "Rủ sạch muôn duyên. Một lòng niệm Phật". Muốn rủ sạch muôn duyên, phải thấu đáo cảnh Ta Bà là khổ, mọi sự vật đều vô thường, như huyễn mộng, mà không còn niềm tham luyến. Muốn một lòng niệm Phật, phải hâm mộ cảnh Cực Lạc y báo chánh báo vui đẹp trang nghiêm, mong mỏi cầu về như con thơ nhớ mẹ, như lữ khách tưởng nghĩ trở lại quê xưa.

Ba điểm Tín, Nguyện, Hạnh trên tuy giải thích riêng từng phần, song thật ra cả ba đều liên quan hỗ trợ lẫn nhau. Như cái đảnh có ba chân, nếu thiếu một phải sụp đổ tất cả vậy.

Hán 52:
  • Nhứt cú Di Đà
    Thệ thành phiến đoạn.
    Bản thử nhứt sanh
    Tác cá nhàn hán.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Thề niệm thành một khối.
    Liều tu mãn kiếp này
    Được làm người nhàn rỗi.

Lược giải:

Người tu tịnh nghiệp do ý thức nỗi khổ sống chết luân hồi là việc lớn cần phải giải quyết, nên phát tâm Bồ đề. Từ nơi điểm này dùng lòng tin nguyện sâu thiết, hành trì câu hồng danh thề niệm thành một khối, không để phiền não xen vào. Trong đời này phải liều mình hết sức tu hành như thế, để bảo đảm cho sự vãng sanh lúc lâm chung. Khi đã được về Cực Lạc rồi, chừng đó mới thoát vòng sống chết, làm người an nhàn tự tại, không còn lo bị luân hồi sa đọa nữa.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Hán 53:
  • Nhứt cú Di Đà
    Chỉ nhẫm ma niệm.
    Bách bát luân châu
    Tuyết đoạn trùng hoán.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Nên niệm như thế này.
    Chuỗi lần trăm lẻ tám
    Dây đứt lại đổi dây.

Lược giải:

Kẻ sức yếu lúc lên non, muốn được vững vàng, phải nương cây gậy. Cũng như thế, người tu tịnh nghiệp khi niệm lực chưa thuần, cần nương nơi tràng chuỗi giữ chắc định số mỗi ngày để phòng ngừa sự biếng trễ. Cứ niệm mãi như vậy, chuỗi đứt lại đổi dây khác, khi nào đến cảnh giới "không niệm tự niệm", chừng đó muốn lần chuỗi hay không cũng được. Đừng nghĩ rằng lần chuỗi sẽ mất sự tự tại. Cổ đức đã trình thuật lại kinh nghiệm lần chuỗi vẫn được viên dung vô ngại như sau: "Nắm lấy chuỗi tràng trần niệm dứt. Nghiễm nhiên thành Phật đã từ lâu!" (Niết khởi sổ châu thằng sách đoạn. Thể hương phạn thục dĩ đa thời).

Còn phương pháp niệm Phật như thế nào, dưới đây sẽ lần lượt chỉ rõ.

Hán 54:
  • Nhứt cú Di Đà
    Bất cấp bất huỡn
    Tâm khẩu nhứt như
    Lịch lịch nhi chuyển.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Chẳng gấp cũng chẳng huỡn.
    Lòng miệng ứng hợp nhau
    Rành rõ mà chuyển niệm.

Lược giải:

Cách niệm Phật không nên gấp hoặc huỡn lắm. Niệm gấp tất khó rành rõ, có hại cho sự huân tập câu hồng danh, ngày kia cảnh giới "không niệm tự niệm" phát hiện, câu Phật hiệu cũng không được rành rõ. Niệm huỡn thì vọng tưởng dễ xen lẫn vào. Lại quá dùng sức niệm mau gấp, hư hỏa sẽ bốc lên, thần kinh căng thẳng, tất sanh bịnh nám mặt đau đầu. Niệm huỡn đãi lơ là thì tâm ý buông lơi, sẽ sanh lỗi hôn trầm biếng trễ.

Khi niệm phải tiếng nương nơi tâm, tâm duyên theo tiếng, lòng và miệng ứng hợp nhau, cứ niệm đều đều ngoài ra không tưởng nghĩ chi khác.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Hán 55:
  • Nhứt cú Di Đà
    Dũ đa dũ hảo.
    Như nhơn học xạ
    Cữu tập tắc xảo.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Niệm càng nhiều càng hay
    Ví như người học bắn
    Tập lâu thì khéo tay.

Lược giải:

Người học bắn, càng tập lâu tất nghề càng tinh xảo. Câu hồng danh là sự kết tụ vô biên phước huệ của Phật, niệm càng nhiều thì căn lành càng thuần, công đức càng to rộng, phẩm sen lại càng cao. Ngẫu Ích đại sư đã nói: "Được vãng sanh cùng không, là do nơi Tín, Nguyện. Phẩm sen cao hoặc thấp, toàn bởi sự Hành trì!"

Hán 56:
  • Nhứt cú Di Đà
    Nhiếp tâm mật trì.
    Như nhơn ẩm thủy
    Lãnh noãn tự tri.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Mật niệm hằng nhiếp tâm.
    Ví như người uống nước
    Nóng lạnh tự biết thầm.

Lược giải:

Kinh nói: "Chí tâm niệm một câu A Di Đà, tiêu được tội nặng trong tám mươi ức kiếp sống chết". Một kiếp sống chết là một quãng đời trong nẻo luân hồi. Liên Trì đại sư cũng bảo: "Câu niệm Phật là đại phước, đại đức, đại trí, đại huệ, đại thánh, đại hiền!" Về phước thì câu hồng danh cảm hiện nhạc trời, hương lạ, ao báu, đất vàng, cho đến vô lượng cảnh tướng tốt đẹp trang nghiêm. Về huệ thì câu Phật hiệu sẽ khiến cho hành giả tiêu trừ tội chướng, lần lần đi sâu vào cảnh giới giác ngộ, chứng lên Thánh quả. Tiến trình chứng ngộ phước và huệ thấp hoặc cao ấy, duy đương nhơn tự biết; như người uống nước lạnh, nóng chỉ mình hay, không thể diễn tả ra được!

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Hán 57:
  • Nhứt cú Di Đà
    Thí dụ quật tỉnh.
    Tựu hạ cận nê
    Giá liêm công tỉnh.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Như đào giếng lấy nước.
    Lần sâu thấy gần bùn
    Giá hời công kiệm ước.

Lược giải:

Kinh Pháp Hoa có thí dụ: "Như người đào giếng, trước tiên duy thấy đất cát khô ráo, biết mực nước hãy còn xa. Lần lần thấy đất ướt và bùn, biết đã gần tới mực nước. Người tu Phật cũng thế, khi chưa nghe hiểu kinh Pháp Hoa, kẻ ấy hãy còn xa đạo Vô thượng Bồ đề. Lúc đã nghe hiểu kinh này, tất biết người ấy đối với đạo Vô thượng Bồ đề không còn xa nữa..."

Với môn Tịnh Độ cũng lại như thế, người nào đã biết và tu pháp niệm Phật, tất kẻ đó đã gần đạo Vô thượng Bồ đề. Chẳng những ngần ấy mà thôi, với pháp môn này chỉ cần dụng công trong một đời, khi được vãng sanh, tức đã bước lên ngôi Bất thối chuyển, không còn bị lui sụt nơi Phật quả nữa. sự dùng công phu ít nhưng thành đạo quả cao như thế, há chẳng giống kẻ đào giếng với giá hời, hoặc may mắn ra công sức chưa bao lâu mà đã thấy lộ bùn gần mực nước đó ư!

Hán 58:
  • Nhứt cú Di Đà
    Loại như toản hỏa
    Mộc noản yên sanh
    Tạm đình bất khả.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Như cọ gỗ lấy lửa
    Gỗ nóng khói phát sanh
    Chớ tạm dừng lần lựa.

Lược giải:

Thời xưa ở ấn Độ, khi muốn lấy lửa người ta cọ hai thanh gỗ khô vào nhau. Cọ đến khi nào gỗ nóng phát sanh ra khói, mới để đồ dẫn hỏa vào, tự nhiên lửa bắt phừng cháy. Nếu cọ nửa chừng, hoặc đến lúc đã nổi khói mà bỏ dở tạm dừng, thì gỗ sẽ lần lần nguội đi không phát ra lửa được.

Sự hành trì câu A Di Đà cũng như thế. Khi chúng sanh ở Ta Bà phát tâm niệm Phật cầu về Cực Lạc, thì nơi ao báu ở Tây phương đã nở hiện một búp sen. Nếu hành giả mỗi ngày đều tinh tấn trì niệm, hoa sen ấy sẽ lần lần to lớn. Như nửa chừng bỏ dở, hoa sen cũng lần khô héo rồi tàn. Bởi đóa sen chín phẩm nơi liên trì, đều do công đức của hành giả mà thành tựu. Ngày kia công hạnh thành, báo thân mãn, thần thức của đương nhơn sẽ gởi vào thai sen đó mà hóa sanh. Cho nên người tu tịnh nghiệp chớ nên niệm Phật nửa chừng rồi bỏ dở, hoặc biếng trễ lần lựa tạm dừng. Vì trễ sót như thế tất nhiên thai sen sẽ hỏng.

Viết đến đây, bút giả nhớ lại độ trước có được cô Diệu Thuần ở quận Ba Tri tỉnh Bến Tre, thuật lại cho nghe điềm mộng như sau:

- Bạch thầy! Con nằm mơ thấy đến một ngôi chùa, trước chùa có ao to rộng, nước trong suốt, các đóa hoa sen nhiều sắc, hoặc lớn hoặc nhỏ đua nhau tươi nở. Gần bờ ao có một hoa sen to lớn độ bằng chiếc mâm thau tròn. Nhưng đóa hoa ấy lại bị cái chụp úp lên. Con lại gần dở cái chụp, thì hoa sen tan rã từng cánh rồi tàn rụng. Lúc ấy, giữa hư không bỗng có tiếng nói: "Hoa sen đó là của liên hữu Minh Phúc!" Sau khi tỉnh giấc, sáng ra con đem điềm mộng thuật lại cho đạo hữu Minh Phúc ở tiệm vàng tại bản quận nghe. Đạo hữu tỏ sắc lo sợ bảo: "Chết nỗi! Thầy dặn tôi mỗi ngày niệm Phật tối thiểu phải một ngàn câu. Tôi tinh tấn đã được vài năm, nhưng gần đây vì công việc quá bề bộn, nên suốt ba tháng nay biếng trễ không niệm một câu nào. Bây giờ chị thấy hoa sen héo rụng, và chư vị đã mách bảo như thế, tôi phải sám hối gắng tinh tấn lại mới được!" Thưa thầy! Con đã biết hoa héo rụng là do Minh Phúc giải đãi, nhưng chưa rõ tại sao lại có cái chụp ấy?

Bút giả đáp: Chiếc chụp tượng trưng cho Ngũ cái nói về phương diện chung, hoặc Ngũ dục về phương diện riêng. Ngũ cái là: tham, sân, si, nghi, hối. Ngũ dục là: sắc đẹp, tiền của, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ. Chúng sanh thường bị những điều trên che đậy, làm cho tham đắm si mê, không biết tỉnh ngộ tu hành. Minh Phúc tất bị một hoặc nhiều phần trong các điều ấy che mờ, nên mới biếng trễ không niệm Phật, khiến cho hoa sen công đức phải héo tàn. Nhưng từ đây biết giác ngộ gắng tu, thì đóa hoa sen khác sẽ tiếp tục mọc lên, thay cho đóa hoa trước. Đừng nên e ngại rằng nó tàn rồi mất hẳn, mà phế bỏ sự tu trì. Khi xưa cô thị nữ của bà Kinh Dương phu nhơn, trước tiên cũng giải đãi nên hoa sen héo tàn, sau giác ngộ tinh tấn, hoa lại mọc lên tươi tốt. Kết cuộc cô được vãng sanh Cực Lạc, cô trở về báo mộng cho phu nhơn biết.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Hán 59:
  • Nhứt cú Di Đà
    Toàn thân đảnh đái
    Nhơn mạng vô thường
    Quang âm bất tái!

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Đem toàn thân đội trải
    Mạng người rất vô thường
    Tháng ngày không trở lại.

Lược giải:

Cổ nhơn đã bảo: Trên đường tiến tu đạo giải thoát, có bốn điều khó:

- Điều thứ nhất là: thân người rất khó được. Khi xưa đức Phật đã nói với ngài A Nan: "Chúng sanh được thân trời, người ít như đất nơi móng tay. Đọa bốn ác thú nhiều như đất miền đại địa". Đọa vào các nẻo như: Tu la, bàng sanh, ngạ quỷ, địa ngục, bị nhiều nỗi thống khổ và nghiệp ác làm chướng ngại đường tu đã đành, nhưng sanh lên cõi trời cũng bị sự vui khiến cho mê đắm khó tu nữa! Thế nên duy có thân người mới dễ tiến tu đạo giải thoát mà thôi. Người xưa đã từng diễn tả sự khó được của thân người qua mấy câu thi như:
  • Ngàn năm cây sắt đơm hoa dễ
    Một mất thân người khó lại sanh!
    (Thiên niên thiết thọ khai hoa dị
    Nhứt thất nhơn thân tái phục nan!)

Hoặc:
  • Tam đồ một đọa trăm ngàn kiếp
    Lại cõi nhơn thiên chẳng hẹn ngày!
    (Tam đồ nhứt đọa bá thiên kiếp
    Tái xuất đầu lai hữu kỷ thời!)

- Thân người đã khó được như thế, nhưng làm thân người mà không tàn tật, không sanh nơi biên địa, được ở nơi trung tâm văn hóa đạo đức cũng là điều khó. Và đây là cái khó thứ hai.

- Dù được ở miền trung quốc có văn hóa đạo đức, nhưng không dễ gì được gặp và nghe hiểu Phật pháp. Bởi chánh pháp như hoa Ưu đàm bát la, rất lâu mới nở hiện nơi cõi đời. Đây là điều khó thứ ba.

- Lại tuy được gặp và nghe hiểu Phật pháp để tu hành, nhưng còn điều thứ tư rất khó là không dễ gì thoát khỏi tam giới, dứt hẳn nổi khổ sống chết luân hồi. Bởi nhân loại phần đông nghiệp nặng căn tối, chướng duyên rất nhiều, kiếp sống lại vô thường ngắn ngủi, mới vừa thấy đó, bỗng lại mất đi.

Nay chúng ta hân hạnh được thân người, lại rất may mắn gặp môn Tịnh Độ là pháp cực nhiệm mầu, một đời có thể đới nghiệp vãng sanh thoát vòng sống chết, thì phải đem toàn thân mà gánh vác thọ trì, đừng nên lần lựa hẹn chờ, hoặc thờ ơ biếng trễ. Tại sao thế. Vì bóng quang âm thấp thoáng như thoi đưa, tuổi xuân không trở lại, mạng người thoạt còn thoạt mất không biết đâu mà lường. Khi xưa có thiền sinh hỏi một vị tôn đức: "Bạch ngài! thế nào là sự tiến tu của hành giả?" Vị tôn đức đáp: "Thấy nói Kinh Kha xưa dõng mãnh. Một đi thà chết chẳng quay về!". (Kiến thuyết Kinh Kha lữ. Nhứt hành cánh bất hồi).

Hành giả đem toàn thân trải đội một câu A Di Đà, cũng phải như thế.

Hán 60:
  • Nhứt cú Di Đà
    Như cứu đầu nhiên
    Tận thập phần lực
    Kỳ thượng phẩm liên.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Như cứu lửa cháy đầu
    Giốc mười phần công lực
    Cầu thượng phẩm sen mầu.

Lược giải:

Hành nhơn khi xưa đã cho biết: "Học đạo như dong thuyền nước ngược, không tiến nổi trôi lui" (Học đạo như nghịch thủy hành chu, bất tiến tắc thối). Bởi trên đường tu, hành giả gặp nhiều chướng duyên trong và ngoài, nếu không mạnh mẽ cố gắng tự chủ trương, tất không làm sao tiến triển nổi. Mà muốn làm chủ thân tâm cùng ngoại cảnh, thắng dẹp muôn duyên để tiến đạo, phải dùng hết mười phần năng lực mới mong đạt được kết quả. Về môn Tịnh Độ, nếu muốn cầu phẩm sen bậc thượng, dĩ nhiên cũng phải như thế. Trong bức thơ gởi cho một Phật tử hỏi đạo, Ấn Quang pháp sư nói: "Theo kinh nghiệm xưa nay, nhiều hành giả chỉ mong cầu bậc thượng, nhưng phần nhiều chỉ được trung, cầu bậc trung lại rớt xuống bậc hạ. Nếu ngươi không phát tâm thẳng tiến, tu hành lơ là, hy vọng mình dự vào Hạ hạ phẩm, cũng tốt, thì làm sao bảo đảm sự vãng sanh?

Trên đây cũng là điểm suy nghĩ chung cho hàng liên hữu vậy.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Hán 61:
  • Nhứt cú Di Đà
    Diệu viên chỉ quán
    Tịch tịch tĩnh tĩnh
    Vô tạp vô gián.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Môn chỉ quán mầu tròn
    Lặng lặng tĩnh tĩnh niệm
    Không xen tạp nối luôn.

Lược giải:

Người mới tu lúc niệm Phật lắng nghe vào trong, dứt các tạp vọng, gọi là Chỉ. Khi phát khởi trì câu hồng danh với các tâm trạng khác nhau tạm gọi là Quán. Những tâm trạng khác nhau ấy như thế nào? Có lúc trì câu hồng danh với ý tha thiết, như con nhớ mẹ, như lữ khách lâu năm hoài vọng cố hương. Đây gọi là Chí thiết niệm. Có lúc trì câu hồng danh với ý sám hối, bởi nghĩ mình từ vô thỉ kiếp đến giờ vì mê lầm tạo nhiều tội chướng, nay hết sức hổ thẹn ăn năn. Đây gọi là Sám hối niệm. Có lúc trì câu hồng danh với ý thương cảm, vì nghĩ mình nghiệp chướng sâu dày chìm đắm trong vũng bùn lầy ngũ dục ác nhơ, nay cầu mong sự cứu vớt nơi đấng đại từ bi. Đây gọi là Bi cảm niệm. Có lúc trì câu hồng danh với ý lo sợ, bởi nếu rời Phật lực tức sớm muộn cũng sẽ bị đọa vào ba đường ác, chịu vô lượng nỗi khổ sống chết luân hồi. Đây gọi Bố tâm niệm. Có lúc trì câu hồng danh với ý phân phát tự trách hờn, như một nho sinh sẵn đủ trí huệ tài ba, thi văn mẫn tiệp, bởi cậy tài nên khinh suất mãi thi rớt, cam chịu cảnh nghèo hèn. Đây gọi là Phát phẩn niệm. Có lúc trì câu hồng danh với ý nhàm chán lẻ loi, như bậc cao sĩ sống giữa cảnh xung quanh các đồng nhơn tranh đua sắc tài danh lợi, phi thị hơn thua, dèm pha phỉ báng giết hại lẫn nhau, riêng mình chỉ còn biết nương gần với Phật, bởi cõi trần man mác, ấy ai là bạn tri âm? Đây gọi là Cô tịch niệm.

Niệm Phật với các tâm cảnh như trên, tuy tạm gọi là có Chỉ có Quán, nhưng chưa được xưng là Diệu Viên bởi chưa đến mức tròn trặn nhiệm mầu. Hành giả dụng công lâu ngày, tâm niệm vắng lặng dứt hết muôn duyên, nơi câu Phật hiệu gồm đủ phước, huệ, hạnh, nguyện, giải thoát, sáu ba la mật, không và sắc dung thông, mới gọi là Diệu. Trong bặt thân tâm, ngoài dứt trần giới, chẳng thấy mình là kẻ hay niệm, Phật là vị được niệm, không còn lằn mức cách biệt giữa chúng sanh và phật, giữa cảnh cùng người, tất cả đều dung hợp rộng rãi, bao la, mới gọi là Viên. Nơi tâm cảnh ấy, điểm thanh tịnh lặng lặng không tán loạn là Chỉ, điểm sáng suốt tĩnh tĩnh không hôn trầm là Quán. Niệm như thế không xen tạp, hằng nối tiếp nhau, gọi là Diệu Viên Chỉ Quán.

Hán 62:
  • Nhứt cú Di Đà
    Hiển lộ chỉ bình
    Trực để bảo sở
    Bất trụ hóa thành.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Lối hiểm đều san bằng
    Thắng về nơi bảo sở
    Không trụ cảnh hóa thành.

Lược giải:

Trong kinh Pháp Hoa, nơi phẩm Hóa Thành Dụ, đức Thế Tôn có nói đại khái như sau:

"Một vị đạo sư hướng dẫn đoàn người vượt qua đoạn đường hiểm trở xa độ năm trăm do tuần, để đến nơi Bảo sở là chỗ có nhiều châu báu. Nhưng giữa đường đoàn người ấy mỏi mệt thối tâm, xin muốn lui bước trở về. Đạo sư nghe nói thương xót, dùng phương tiện biến ra một Hóa thánh cách đó ba trăm do tuần và bảo: "Các ông hãy cố gắng đến thành ấy tạm nghỉ sẽ hết nhọc mệt!" Đoàn người vui mừng tiến tới Hóa thành, cho rằng mình đã đến nơi, đã được chỗ an ổn. Khi đạo sư thấy họ đã nghỉ ngơi xong, liền diệt mất Hóa thành và bảo: "Vừa rồi là Hóa thành không phải cảnh thật. Ta vì thấy các ông mỏi mệt bỏ dở công khó muốn lui trở về, nên thương xót phương tiện hóa hiện ra. Nay đã sắp gần tới Bảo sở các ông nên cố gắng gia công tiến bước..."

Theo thí dụ trên, Đạo sư chỉ cho đức Như lai. Đoàn người chỉ cho hành giả tiến tu theo chánh pháp. Đường năm trăm do tuần, chỉ cho sự hiểm nguy khổ nạn trong Ngũ thú luân hồi là: Thiên, nhơn, bàng sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Trông đây không kể A tu la và thần tiên, vì hai đạo này nhiếp vào các nẻo kia. Như A tu la thì có thiên A tu la, nhơn A tu la, quỷ A tu la, súc A tu la. Tiên thì có thiên tiên, quỷ tiên cho đến súc tiên, chẳng hạn như hồ tiên cho đến long tiên v.v... Nếu phối hợp với các thừa, thì năm trăm do tuần là sự trải vượt qua năm thừa gồm: Nhơn thừa, Thiên thừa, Thanh Văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ tát thừa. Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát còn kể trong giai đoạn hiểm nguy, vì nếu không nhờ sức Phật gia bị, tất bị u trệ, khó nỗi tiến lên Phật quả. Nhưng đây là luận rộng thêm đó thôi, thật ra đường hiểm năm trăm do tuần chỉ cho Ngũ thú thì thiết cận hơn.

Tiếp tục theo lời dụ, Bảo sở chỉ cho Phật quả Vô thượng đẳng giác. Cách ba trăm do tuần, chỉ cho sự vượt khỏi Tam giới. Hóa thành chỉ cho quả vị giải thoát phiền hoặc ba cõi của hàng Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác. Tổng kết đại ý, đức Thế Tôn muốn nói trong giáo pháp của ngài, chỉ duy một Phật thừa, không có sự chia riêng hai thừa như Tiểu thừa và Đại thừa, hoặc ba thừa như

Thanh văn, Duyên giác, Bố tát thừa. Những thừa trên đều toàn giả lập, quả vị Thanh văn, Duyên giác, chỉ là Hóa thành huyễn tạm mà thôi.

Đối với pháp Tịnh Độ, có người không hiểu rõ môn này, lầm cho Cực Lạc là Hóa thành, chẳng phải Bảo sở. thật ra Hóa thành cùng Bảo sở là cảnh giới tu chứng của tự tâm, không cuộc hạn nơi quốc độ. Xin nói rõ lại, Hóa thành là cảnh giới Thanh văn, Duyên giác; Bảo sở là cảnh giới Phật. Môn niệm Phật đưa chúng sanh về Cực Lạc, để mau tiến lên cảnh giới Phật, chứng thành Phật quả. Đó là đường lối thẳng tắt tiến về Bảo sở; chớ đâu phải trụ nơi Hóa thành. Đúng ra Ta Bà và Cực Lạc đều là huyễn cảnh, nhưng Ta Bà có vô lượng khổ nạn chướng duyên. Cực Lạc đủ vô lượng duyên lành tiến đạo. Bởi thế chư Phật đều khuyên nên cầu vãng sanh để dễ tiến tu, không còn thuộc giới phàm phu đầy đủ nghiệp lực mà cho Cực Lạc là Hóa thành, cam ở cảnh Ta Bà vô lượng chướng duyên hiểm nạn, rất khó được giải thoát, đó là Bảo sở đấy ư? Thật là lầm lạc và đáng buồn cười lắm vậy!

Câu "Lối hiểm đều san bằng" hàm ý nghĩa: Khi công phu niệm Phật thuần thục, từ cõi Phàm thánh đồng cư nơi Cực Lạc, thì đã thoát khỏi sự luân hồi trong đường hiểm Ngũ thú thuộc Tam giới, lại thường được gần gũi Phật cùng chư Bồ Tát, không còn bị chướng ngại và bị thối chuyển trên đường Vô thượng Bồ đề. Tóm lại một câu niệm Phật có công năng mầu nhiệm san bằng tất cả hiểm nạn trên đường tu, đưa hành giả tiến mau bề Bảo sở, nên Triệt Ngộ thiền sư mới tỏ bày khen ngợi!

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Hán 63:
  • Nhứt cú Di Đà
    Như thủy thanh châu
    Phân vân tạp niệm
    Bất đoạn tự vô.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Như ngọc lắng trong nước
    Ngàn muôn tạp niệm rối
    Chẳng dứt tự thành không.

Lược giải:

Hạt châu Thủy thanh có công năng lóng nước đục thành trong. Câu niệm Phật cũng thế, không luận vọng niệm nhiều ít, hành giả cứ chuyên chú giữ chắc sáu chữ hồng danh lâu ngày, tạp niệm tự nhiên tan mất. Điểm đáng lưu ý trong đây là không nên khởi tâm dứt trừ vọng niệm. Vì vọng niệm vốn như huyễn, cố tình muốn dẹp, nó lại càng tăng. Một nhà hiền triết đã nói kinh nghiệm này qua câu: "Càng muốn đè nén, chính là cố tâm làm cho nó thêm phát khởi" (Tương dục án chi, tất cố hưng chi).

Khi xưa có một Tú tài đến phỏng đạo nơi bậc cao đức, vị Thiền sư này hỏi: Cư sĩ tên họ chi?" Tú tài đáp: "Thưa, đệ tử nhủ danh Trương Chuyết". Chữ Chuyết có nghĩa là vụng về. Thiền sư nghe xong bảo: Với đạo khéo còn chẳng có, huống chi đến vụng!" Tú tài nghe qua liền ngộ vào Bất nhị pháp môn, làm kệ trình lên rằng:
  • Ánh linh lặng chiếu khắp hằng sa
    Phàm thánh nguyên lai bản tánh ta
    Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện
    Sáu căn vừa động bị mây lòa
    Dứt trừ phiền não càng thêm bịnh
    Tìm tới chân như cũng vẫn tà
    Tùy thuận các duyên không trở ngại
    Niết Bàn sanh tử tợ không hoa.

Theo ý hai câu luận bài kệ trên, phiền não vốn là không là huyễn, cứ mặc nhiên giữ chánh niệm, nó sẽ tự tiêu tan. Nếu khởi ý dứt trừ, thì phiền vọng lại hóa thành có. Chân như là thể tánh tự nhiên, biết lặng lẽ dung hợp với tự nhiên, tánh chân như sẽ hiển lộ. Nếu khởi tâm tìm tòi xu hướng, tức có niệm phân biệt, trái với thể bản nhiên, đó chính là tà vọng. Để bổ túc ý trên, xin ghi thêm lời của Đàm Hư đại sư, một bậc cao Tăng cận đại thuộc giáo phái Thiên Thai bên Trung Quốc.
  • Đây Phật Tổ quê hương
    Xứ xứ hiện phong quang
    Nước non miền đất rộng
    Ưng tự có biên cương.
    Động vật tùy sanh trưởng
    Thực vật tự phô trương
    Nắng mưa tùy đổi tiết
    Tháng năm tự đoản trường.
    Vinh hư muôn tượng hiện
    Là tự thể chân thường
    Nếu cố ý cầu toàn
    Trở lại bị tổn thương!

Hán 64:
  • Nhứt cú Di Đà
    Đốn nhập thử môn
    Kim xí phích hải
    Trực thủ long thôn.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Ngộ vào đủ công năng
    Kim xí rẽ nước biển
    Bắt thẳng lấy rồng ăn.

Lược giải:

Trong kinh Khởi Thế Nhân Bản có đoạn nói:

"Đại bàng kim xí điểu là giống chim ăn thịt loài rồng. Khi muốn thọ thực, chim này tùy theo khả năng của loại thai, noãn, thấp, hóa, dùng cánh quạt nước biển sâu nhiều ngàn do tuần, bắt lấy các loài rồng thuộc thai, noãn, thấp, hóa mà ăn thịt. Kim xí là loại chim cao nhứt trong hàng phi cầm, có sức thần thông biến hóa. Rồng là sanh vật tối linh trong biển cả, cũng có nhiều uy lực thần thông".

Trên đây ví hiệu năng môn niệm Phật như thần thông của Kim xí điểu. Các công đức mà môn này thu được như thủ đắc loài rồng là sinh vật tối linh. Kinh Hoa Nghiêm có nói đến môn tam muội gọi là Vô Biên Hải Tạng Môn. Liên Trì đại sư đã so sánh bảo: "Niệm Phật tam muội cũng thế, ngộ vào môn này tức sẽ đắc vô lượng Vô Biên Hải Tạng Môn, sẽ thủ đắc vô lượng tam muội". Vì thế Tổ Triệt Ngộ mới trình thuật lại ý nghĩa ấy qua bài kệ trên.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Hán 65:
  • Nhứt cú Di Đà
    Trần duyên tự đoạn
    Sư tử du hành
    Dã can kinh tán!

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Sạch trần duyên phiền não
    Như sư tử dạo chơi
    Kinh rã bầy chồn cáo!

Lược giải:

Chúng sanh từ vô thỉ kiếp đến nay, vì mê chân tánh khởi tham sân si, đắm sâu trong vũng bùn lầy duyên phiền não, kết thành sức nghiệp tự ràng buộc lấy mình. Một hiền giả đã than: "Tâm đắm nhiễm của con người như vực sâu không đáy, như biển rộng mênh mông. Đem dâng hết sắc đẹp trong thiên hạ cũng không vừa đủ lòng dục. Hiến khắp hết tiền của trong thiên hạ cũng không vừa đủ lòng tham!". Bởi thế tuy gặp thắng duyên bước lên đường tu, nhưng nghiệp tham sân si trong muôn kiếp không dễ gì trừ dứt. Nhưng nếu hành giả chí tâm giữ một câu Phật hiệu, dù chẳng khởi niệm dứt trừ nghiệp hoặc, trần duyên phiền não cũng sẽ tự tiêu trừ.

Tại sao thế? Bởi phiền não là vọng niệm hư huyễn, Phật hiệu là chánh niệm chân thật. Vọng niệm như chồn cáo, chánh niệm như sư tử. Chánh niệm khởi lên, vọng niệm tự diệt, như sư tử ra khỏi hang, các loài chồn cáo đều kinh hãi tan rã bỏ chạy. Vọng niệm như nhà tối muôn năm, chánh niệm như ngọn đèn to sáng, diệt ngay tất cả sự tăm tối. Cho nên nếu nhiếp tâm nơi chánh niệm, tất vọng niệm tự trừ. Ngoài điều ấy ra, sáu chữ hồng danh là kết tinh công đức phước huệ của Phật A Di Đà đã tu từ vô lượng A tăng kỳ kiếp. Cho nên, Phật hiệu có công năng diệt nghiệp rất mau chóng.

Trong Trí Độ Luận, Long Thọ Bồ Tát đã khai thị: "Môn niệm Phật tam muội hay dứt trừ tất cả phiền não nghiệp chướng đời này cùng đời trước. Các tam muội khác, có môn trừ được nghiệp dâm, mà không thể trừ nghiệp sân. Có môn trừ được nghiệp sân, si mà không thể trừ nghiệp tham, dâm. Có môn trừ được tham, sân, si, nhưng chẳng thể trừ những tội nghiệp đời trước. Niệm Phật tam muội có thể trừ sạch nghiệp tham, sân, si, cùng tất cả trần duyên phiền não và tội chướng đời trước.

Lại nữa, niệm Phật tam muội hay sanh trí huệ phước đức rộng lớn, có thể độ chúng sanh. Chư Bồ tát nếu muốn độ sanh mà tu các môn tam muội khác, tất kết quả rất chậm kém. Bởi các môn tam muội khác, phước đức không bằng niệm Phật tam muội. Tai sao thế? Vì Phật là đấng Pháp Vương, phước huệ đều viên mãn, nên vô lượng phước đức trí huệ của hành giả, tất phải từ nơi Phật mà tăng trưởng và thành tựu mau chóng.

Lại nữa, do vì niệm Phật luôn, tâm không rời Phật, nên hành giả thường được gặp chư Phật..."

Những lời khuyên dạy trên, chứng tỏ niệm Phật hay trừ sạch trần duyên phiền não.

Hán 66:
  • Nhứt cú Di Đà
    Khiên trực niệm quá
    Nhứt đạp đáo để
    Hương tượng độ hà.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Thẳng chắc niệm nơi lòng
    Một phen đạp tận đáy
    Như hương tượng qua sông.
Lược giải:

Trong kinh, đức Phật có thí dụ một đoạn như sau:

"Do chỗ bị động, nên bầy dã thú tìm đoạn sông cạn để lội sang khu rừng khác. Khi vượt sông, các loài thú nhỏ như chồn thỏ chỉ bơi khơi khơi trên mặt nước. Những thứ bậc trung như hươu nai lúc lội sang, chân đạp được nửa chừng mực nước. Còn loài voi cao lớn là hương tượng, thì chân bước đạp tận đáy để vượt qua sông. Chúng sanh tu theo ba thừa của ta hóa đạo cũng lại như thế, tùy theo căn cơ của mình mà vượt biển sanh tử sang đến bờ Niết Bàn. Hành giả tu theo pháp Tiểu thừa như loài thú nhỏ. Tu theo pháp Trung thừa như loài bậc trung. Tu theo pháp Đại thừa như loài thú cao lớn là hương tượng đạp tận đáy sông, nghĩa là đạp thấu suốt chiều sâu của lý tánh mà vượt qua biển luân hồi sống chết..."

Dẫn thí dụ trên để so sánh, Tổ Triệt Ngộ cho môn niệm Phật là pháp Đại thừa. Nếu hành giả trì câu hồng danh một cách thẳng chắc, dứt tất cả phiền não, không còn phân biệt năng sở trong ngoài, tức sẽ khế hợp với lý tánh, đi sâu vào Thật Tướng niệm Phật. Kẻ ấy như con hương tượng chân đạp tận đáy, vượt sông một cách vững vàng chắc chắn.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Hán 67:
  • Nhứt cú di Đà
    Vô tướng tâm Phật
    Quốc độ trang nghiêm
    Cảnh phi ngoại vật.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Cảnh Vô tướng tâm Phật
    Cõi nước đẹp trang nghiêm
    Không phải là ngoại vật.

Lược giải:

Hành giả tu Tịnh Độ do chuyên trì câu hồng danh, lâu ngày nghiệp chướng tiêu trừ, sẽ chứng vào niệm Phật tam muội. Đây là cảnh Vô tướng tâm Phật. Vô tướng không phải trống rỗng chẳng hàm tướng trạng chi, mà chính vì các tướng sanh diệt như huyễn không có tự thể chắc thật, nên gọi là Vô. Tâm Kinh nói: "Huyễn sắc tức chân không, chân không tức huyễn sắc", chính là ý này. Tâm Phật có nghĩa: Tâm tức Phật, Phật tức Tâm, chân tâm là Phật cảnh, Phật cảnh là chân tâm.

Thế thì cảnh chánh báo y báo trang nghiêm ở cõi Cực Lạc, cùng tất cả quốc độ khắp mười phương, đều chính là cảnh giới của chân tâm, của tâm mình, không phải vật chi ngoài khác. Cho nên những kẻ bảo: "Niệm A Di Đà, nguyện sang Cực lạc, là tìm cầu bên ngoài, chẳng hướng về tự tâm", đó là quan niệm sai lầm, chưa hiểu rõ chân tâm, cũng như pháp môn Tịnh Độ.

Hán 68:
  • Nhứt cú Di Đà
    Vô vi đại Pháp
    Nhựt dụng đơn đề
    Kiếm ly bảo hạp.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Pháp vô vi đại bảo
    Hằng ngày một niệm chuyên
    Gươm linh rời hộp báu.

Lược giải:

Trong danh từ Vô vi, chữ Vi có nghĩa: khởi làm hay tác động. Vì các tướng động chuyển trong mười phương thế giới đều sanh diệt như mộng huyễn, như bọt bóng, không có thật thể, nên gọi Vô vi. Đừng lầm hiểu Vô vi là rỗng không, chẳng có tướng trạng hay tác động chi cả mà sai lạc. Cho nên trong kinh nói: "Bồ Tát tuy thị hiện vô biên quyến thuộc, mà tâm hằng không quyến thuộc. Tuy thật hành sáu độ cùng tất cả việc lành, mà không thấy mình hay làm và có các pháp để tu. Tuy độ vộ lượng chúng sanh, mà không thấy mình là người hóa độ và những chúng sanh được độ". Đó là hạnh Vô vi. Hạnh Vô vi như thế mới gọi là đại pháp lớn rộng và quí báu.

Nơi đây Triệt Ngộ đại sư dạy: "Người tu Tịnh Độ khi niệm Phật không thấy mình là kẻ hay niệm, Phật là vị được niệm, câu hồng danh là pháp tu niệm; dứt tất cả phiền não vọng tưởng, trong quên thân tâm, ngoài tan ngoại cảnh. Hằng ngày đề khởi chuyên niệm như thế, sử dụng câu hồng danh như bậc kiếm sĩ rút gươm thiêng sắc bén ra khỏi vỏ hộp báu, vật chi xúc phạm dến đều bị chém đứt tan. Hành trì như thế tất sẽ chứng vào pháp giới Vô vi rộng lớn, nhập Không Huệ đà ra ni vậy".

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Hán 69:
  • Nhứt cú Di Đà
    Vô lậu chân Tăng
    Tuyết sơn dược thọ
    Hiểm đạo minh đăng.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Thành vô lậu chân Tăng
    Cây thuốc nơi non Tuyết
    Đường hiểm ngọn minh đăng.

Lược giải:

Kinh nói: "Trong dãy Tuyết Sơn có cây thuốc tên là Dược Vương. Người đau bịnh ôm thân cây liền lành mạnh. Nếu uống được chút ít chất nhựa cây thì trọn đời không bịnh". Lại ở Tuyết Sơn có nhiều thứ thuốc quí lạ. Theo kinh Hiền Ngu, khi xưa đức Thế Tôn đã dùng gió thổi đưa chất thuốc tiên nơi non Tuyết vào mắt của năm trăm người mù, khiến cho họ đều được sáng tỏ. Trong quyển Lục Đạo Luân Hồi Tập có dẫn sự việc một người đi ngang qua núi Tuyết, nhân đói ăn thứ dược thảo lạ, bỗng nói và hiểu được sáu môn thổ ngữ của dân chúng và các xứ quanh vùng. Chẳng riêng gì núi Tuyết, mà ở các danh sơn khác cũng có nhiều thứ thuốc tiên. Một độ, bút giả đọc quyển Nam Nhạc Kỳ, thấy nói một đạo sĩ vào núi này hái thuốc, chợt thấy một bàn tay trắng đẹp sáng mịn mọc ra từ vách đá. Biết đó là thứ tiên dược, đạo sĩ liền cắt lấy để vào giỏ. Đi một đoạn, ông ta bỗng nghĩ: "Loại thuốc tiên này biến hóa, nếu không ăn liền nó sẽ ẩn mất!" Quả nhiên khi xem lại thì bàn tay ấy đã không còn.

Trong đây, Tổ Triệt Ngộ so sánh sáu chữ hồng danh như thuốc tiên ở Tuyết Sơn, như ngọn đèn sáng nơi khoảng đường tối tăm nguy hiểm. Thuốc tiên ngoài công năng trị lành các bịnh, còn có thể khiến cho người đổi xác phàm phu thăng thành tiên thánh. Ngọn đèn sáng nơi đường hiểm, ngoài công dụng soi tỏ để hành khách khỏi lạc lối, còn có thể khiến cho họ khỏi sa hầm sụp hố, tránh những tai nạn chết người. Câu Phật hiệu lại cao siêu hơn, có thể khiến cho hành giả trở thành bậc chân Tăng vô lậu, thoát vòng luân hồi, chứng ngôi Vô thượng Đẳng giác. Chữ "Lậu" có nghĩa: sa lọt, là biệt danh của nghiệp vào vòng sống chết luân hồi trong ba cõi. Vô lậu chỉ cho thể tánh sáng suốt, dứt hết phiền não, không hệ lụy vào nẻo luân hồi. chứng được thể tánh này mới gọi là bậc chân Tăng. Mà muốn chóng thành bậc Vô lậu chân tăng tất phải niệm Phật.

Hán 70:
  • Nhứt cú Di Đà
    Mãn Bàn na độ
    Liệt phá xan nang
    Hân phiên bảo tụ.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Đầy đủ Bố thí độ
    Phá toang túi sẻn tham
    Tuôn cho đống châu báu.

Lược giải:

Chúng sanh sở dĩ không bố thí được để tạo duyên phước, là vì còn nghiệp bỏn sẻn tham lam. Khi chuyên niệm Phật, nghiệp ấy sẽ tiêu trừ, hành nhơn được tròn đầy hạnh thí xả, cả bên trong lẫn bên ngoài. Bên ngoài là thí xả mọi thứ tiền bạc của cải, lần lượt cho đến đầu, mắt, tay, chân, như đức Thích Tôn khi còn tu Bồ tát hạnh. Bố thí như thế mới tròn đủ Đàn ba la mật.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Hán 71:
  • Nhứt cú Di Đà
    Mãn thi la độ
    Độ nhiếp lục căn
    Viên tịnh Tam tụ.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Đầy đủ Trì giới độ
    Nhiếp hết cả sáu căn
    Tròn sạch đủ Tam tụ.

Lược giải:

Cổ đức bảo: "Phật chế tất cả giới để trị tất cả tâm. Nếu không tất cả tâm, cần chi tất cả giới?" Qua lời trên, giới luật chỉ là phương tiện để ngăn trừ nghiệp hạnh xấu ác của chúng sanh. Mà sở dĩ có nghiệp hạnh xấu ác là do còn tâm phiền não nhiễm ô. Nếu nhiếp cả sáu căn chuyên trì Phật hiệu, thì nghiệp chướng bên trong sẽ lần lần tiêu tan, hạnh xấu ác bên ngoài lần lần được dứt. Và hành giả cũng sẽ lần lần được trong sạch thân tâm, tròn đầy cả Tam tụ tịnh giới. Tam tụ tịnh giới là: Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu tình giới. Nhiếp luật nghi giới có công năng đưa người tu vào khuôn mẫu luật hạnh, trừ những điều lỗi lầm tội ác của ba nghiệp thân, khẩu, ý. Nhiếp thiện pháp giới khuyến tấn hành giả làm tất cả điều lành. Nhiêu ích hữu tình giới khiến cho người con Phật được tròn đủ hạnh nguyện cứu độ chúng sanh. Đủ ba tụ trên, Thi ba la mật mới được viên mãn. Môn niệm Phật là nhân nhiệm mầu để mau thành tựu Giới độ ấy.

Hán 72:
  • Nhứt cú Di Đà
    Mãn Sằn đề độ
    Nhị ngã tướng không
    Vô sanh nhẫn ngộ.

Dịch:
  • Một câu A Di Đà
    Đầy đủ nhẫn nhục độ
    Tướng Nhị ngã không còn
    Pháp Vô sanh được ngộ.

Lược giải:

Sở dĩ hạnh Nhẫn nhục khó được thành tựu, vì chúng sanh còn có tướng Nhị ngã. Nhị ngã tướng là Nhơn ngã tướng và Pháp ngã tướng, tức mối chấp có Ta và Pháp. Nếu chuyên niệm Phật, nghiệp chướng mau tiêu trừ, lần lần hành giả sẽ được tâm không, thấy Ta, Người và Pháp đều như huyễn, chẳng thật có. Khi ấy đâu còn chấp có người cùng pháp là nguyên nhân gây nên sự bức não, và ta là kẻ hay nhẫn, bởi hành giả đã thoát khởi ranh giới của Ngã, Pháp; chân tâm dung hợp khắp mọi nơi. Chừng ấy đương nhơn sẽ chứng ngộ vào Vô sanh pháp nhẫn, tròn đầy Sằn đề ba la mật.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách