HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI TU TỊNH ĐỘ.

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

KimCangMinhChau
Bài viết: 60
Ngày: 09/05/23 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI TU TỊNH ĐỘ.

Bài viết chưa xem gửi bởi KimCangMinhChau »

Hạnh phúc trong đạo Phật có mấy loại?

1. Bồ Tát đắc nhất thiết biến lạc tam ma địa (định đại lạc không hư hoại) – Bồ tát đắc định này - dù vạn người bằm xé trăm mảnh, Bồ tát vẫn an trụ đại an lạc (Kinh Phụ Tử Tương Hợp)
2. Người đã đoạn tận phiền não được đại an lạc.
3. Người thân cận Phật, Bồ Tát, hoặc chư Thánh đắc đại an lạc.




Và còn nhiều sự an lạc khác nhau có trong kinh điển, như đắc thiền được đại an lạc, hưởng ngũ dục được an lạc, yêu đương được an lạc, hy sinh vì người khác được an lạc, cha mẹ chăm sóc con cái được an lạc v.v…

-Cho dù là cái an lạc của thiền định đi chăng nữa – đức Phật nói cũng chỉ là an lạc giả tạm.

-Chỉ có an lạc đoạn được phiền não, hoặc đắc định của các Thánh Bồ tát và thân cận chư Phật, mới là hạnh phúc tuyệt đối, và mãi mãi.


Hiện nay chúng ta tu Tịnh độ nên đề cập đến sự an lạc hướng thân cận Phật A Di Đà.

Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh nói:

“Thân Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng, trong mỗi tướng đều có tám vạn bốn ngàn vẻ đẹp, trong mỗi vẻ đẹp lại có tám vạn bốn ngàn ánh sáng, mỗi một ánh sáng chiếu khắp thế giới mười phương thu nhận tất cả chúng sinh niệm Phật”.




Hữu tình con người chúng ta, khi hạnh phúc trong lúc đau khổ nếu có người an ủi, khích lệ, động viên, giúp đỡ chúng ta mỗi bước chân, chắc chắn chúng ta cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Vậy thì chúng ta nương theo kinh Pháp Hoa, Kinh Thủ Lăng Nghiêm chương Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông, mà trong tâm phải thật sự nghĩ rằng đức A Di Đà Phật là cha tôi, mẹ tôi, người yêu tôi, cháu của tôi v.v… Tùy theo sở thích.

Trong tâm phải khẳng định 100% đức A Di Đà Phật là cha tôi, là mẹ tôi. Có thể tùy theo sự ưu thích mà đổi cách xưng hô là: Cha A Di Đà Phật, hoặc Mẹ A Di Đà Phật.

Nếu có khó khăn cứ tâm sự với Ngài.

Có hạnh phúc cũng tâm sự như vậy.

Dù là thuận cảnh, hay nghịch cảnh, dù là thiện duyên hay ác duyên phải nghĩ đức A Di Đà Phật là người thân của chúng ta, từng mỗi dây mỗi phút luôn chăm sóc, bảo hộ cho chúng ta; không chỉ là ánh sáng của Mẹ A Di Đà luôn chiếu sáng chúng ta, thật hạnh phúc khi đức A Di Đà Phật luôn bên cạnh chúng ta.


Cốt lõi của sự hạnh phúc là thân cận chư Phật.




Khi nghịch cảnh Mẹ A Di Đà Phật ôm lấy tôi, cầm tay tôi và thầm nói với tôi: “đấy con xem, đây sự thật ở cõi luân hồi, đây là ngôi nhà lửa đang bốc cháy từng dây từng phút”.

Khi thuận cảnh thì Mẹ A Di Đà Phật cầm tay tôi và nói: “hạnh phúc này so với ở cõi Cực Lạc chẳng thấm là gì, như giọt nước so với biển cả, như hạt sương rơi so với mùa mưa lũ”.

Vì thế, cho dù gặp nghịch cảnh hay thuận cảnh, thiện duyên hay ác duyên thì Mẹ A Di Đà Phật luôn bên cạnh tôi, an ủi, nắm tay, trợ giúp, cứu hộ, âm thầm giúp đỡ.

Trong sinh hoạt hằng ngày Mẹ A Di Đà Phật luôn bên cạnh tôi mỗi phút mỗi dây, từng bước chân, mỗi việc làm dù tốt hay xấu, Mẹ luôn mỉm cười với tôi.

Khi tôi bệnh đau, dù có lành hay không lành trở nặng, thì Mẹ A Di Đà Phật vẫn là người luôn chăm sóc tôi.

Khi tôi đi ra ngoài Mẹ A Di Đà Phật luôn bên cạnh.

Khi tôi khóc Mẹ A Di Đà Phật là người khóc thay tôi, ở bên tôi, ôm tôi vào tấm lòng từ bi an ủi.

Khi tôi có niềm vui ở thế gian Mẹ A Di Đà Phật cũng vui cùng với tôi.

Khi tôi phạm phải sai lầm, Mẹ A Di Đà Phật chẳng những không chê trách, mà tâm Mẹ A Di Đà Phật luôn đồng cảm và yêu thương che chở.

Khi tôi ngủ Mẹ A Di Đà Phật ở bên tôi và ngủ cùng tôi.

Khi tôi làm việc Mẹ A Di Đà Phật ở bên tôi và mẹ mỉm cười.

Khi tôi bị người đời ức hiếp, Mẹ A Di Đà Phật đã cùng tôi khóc thật to.

Khi tôi ra ngoài trời, phơi nắng, hoặc đi dạo, tôi biết ánh sáng Mẹ A Di Đà Phật luôn chiếu vào tôi, giúp tôi xóa tan phiền não.

*Tôi luôn hạnh phúc, vì có Mẹ A Di Đà Phật luôn ở bên tôi, ngồi cạnh tôi, đứng bên tôi, ngủ cùng tôi, khóc cùng tôi, ôm ấp tôi, trợ giúp tôi.


Mẹ A Di Đà Phật luôn theo dõi tôi, nếu tâm người đó luôn tha thiết nhớ tưởng đức Phật.
Dù là hoàn cảnh nào, dù là không mở miệng xưng danh hiệu, tôi tin chắc chắn họ 100% sinh Tịnh độ .


CỐT YẾU TẤT CẢ PHƯƠNG PHÁP TRONG ĐẠO PHẬT LÀ: “LUYỆN TÂM” .


*Nếu người có thời gian thì luyện thẳng về tâm tha thiết.

Người không có thời gian thì luyện khẩu nghiệp xưng danh hiệu Phật ---> Mục đích cuối cùng cũng là luyện tâm. (đi đường vòng rồi đến mục đích) Đây là thâm ý của chư Tổ, thầy. Cũng là bất đắc dĩ cho người không có thời gian.





-Trước khi tôi chết, Mẹ A Di Đà Phật không lìa tôi nữa bước, chăm sóc tôi đến hơi thở cuối cùng.

*Khi tôi đứt hơi thở lìa cõi đời, Mẹ A Di Đà Phật bên cạnh cùng tôi trên phương trời mới.

*Cốt lõi tất cả phương pháp đạo Phật là luyện tâm.




-Cốt lõi của Tịnh độ là TÂM THA THIẾT.


*Thượng căn trực chỉ luyện tâm - tâm Tịnh độ là tâm tha thiết.
-Trung căn luyện khẩu nghiệp, thân nghiệp ---> mục đích cũng là luyện tâm.
-Hạ căn luyện khẩu nghiệp ----> mục đích cuối quay về luyện tâm.



*Vì thế Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh nói:

"Thượng phẩm thượng sinh:
Nếu có chúng sinh nguyện sinh về nước đó cần phát ba thứ tâm liền được vãng sinh.
Những gì là ba?

Một là tâm chí thành,
Hai là tâm sâu xa,
Ba là tâm phát nguyện hồi hướng.

Người đầy đủ ba tâm chắc chắn sinh vào cõi ấy."




Ba tâm này là nhiều trạng thái khác của cái tâm tha thiết.




Ba tâm chí thành, tâm sắc sắc, tâm hồi hướng phát nguyện - này là nhiều trạng thái khác CỦA CÁI TÂM THA THIẾT.


TÂM THA THIẾT tột cùng BIỂU HIỆN TRẠNG THÁI: là tâm chí thành.

TÂM THA THIẾT tột cùng BIỂU HIỆN TRẠNG THÁI: là tâm sắc sắc.
TÂM THA THIẾT tột cùng BIỂU HIỆN TRẠNG THÁI: là tâm phát nguyện – hồi hướng.
Phát nguyện là biểu hiện của tâm tha thiết.





Tất cả trong Quán kinh đức Phật nhắc đi nhắc lại mỗi cấp bậc vãng sinh đều phải phát nguyện, trong mỗi giai bậc đều không chú trọng hành này, hành nọ, hay là phải niệm Phật.
mà là Nguyện sinh cõi ấy, không biết bao nhiêu lần.

Nguyện sinh cõi Tịnh Độ là biểu hiện của trạng thái tâm tha thiết tột cùng.



Vậy thì dù là TÂM CHÍ THÀNH, TÂM SÂU SẮC, TÂM PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG CŨNG LÀ BIỂU HIỆN - CỦA TRẠNG THÁI TÂM THA THIẾT.

-Nhưng biểu hiện của TRẠNG THÁI TÂM THIẾT LÀ TRẠNG THÁI chí thành, trạng thái sâu sắc, trạng thái phát nguyện hồi hướng.


A Di Đà Như Lai đại bi luôn thương xót tất cả chúng sinh
Chúng ta quyết cầu sinh về Cực Lạc Tịnh độ ngay cả khi phá vỡ thân hình
Đó là lòng nhân từ rộng lớn của chư Phật mười phương đồng giảng dạy
Chúng ta phải cố gắng để trả ơn, thậm chí khi xương trở thành cát bụi.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách