Quan điểm cá nhân của HT Quảng Khâm về Niệm Phật

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: NIỆM PHẬT TAM MUỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

kính KC ...

Kimcang đọc nhiều kinh quá ...dct nghĩ tới thôi mà đã muốn chóng mặt dòi.

Nói tóm lại là vấn đề:
1. Cõi thật báo trang nghiệm độ.
2. Phá Phần Vô Minh Chứng Phần Pháp Thân Thì Ở Cõi Phương Tiện Thánh Cư Độ.
Còn việc Phật quăng Bình Bát thì dct không rành.... chỉ nói hai cái quan trọng cảnh giới đó thôi

Dĩ nhiên 2 cảnh giới trên dct chưa chứng, thậm chí mơ còn không tới... Nếu dct có phân tích thì cũng chỉ dựa trên lời của Tiền Nhân thôi...
Nếu có sai thì .. kimcang xá tội cho.. xin sám hối...
Nam Mô A Di Đà Phật.

1 Thật Báo Trang Nghiêm Độ.

Trước tiên dct lấy cuốn Ngẫu Ích Đại Sư Pháp Ngữ, lời dạy của Đại Sư Ngẫu Ích (Hóa thân Phật A Di Đà): (dct nói không thuyết phục được ai cho nên mượn lời Tổ vậy).

Lá thư thứ 24. Luận về trì danh niệm Phật cửu phẩm vãng sinh.
........Hơn nữa,
Tín-Nguyện Trì danh, tiêu phục nghiệp chướng, đới (mang) nghiệp vãng sanh chính là PHÀM THÁNH ĐỒNG CƯ ĐỘ.
Tín-Nguyện Trì danh, đoạn sách Kiến-Tư hoặc mà vãng sanh thì là PHƯƠNG TIỆN HỮU DƯ TỊNH ĐỘ.
Tín-Nguyện Trì danh, phá tan một phần Vô Minh mà vãng sanh chính là THẬT BÁO TRANG NGHIỆM ĐỘ.
Tín-Nguyện Trì danh, trì đến chỗ cứu cánh, đoạn sạch Vô Minh mà vãng sanh thì chính là THƯỜNG TỊCH QUANG TỊNH ĐỘ.
...
Hỏi: Thỉ Giác đã hợp với Bổn Giác thì ngay đó chính là THƯỜNG TỊCH QUANG, sao còn nói là vãng sinh?
Tổ Đáp: Nếu đã thấy đạt ngay đó chính là THƯỜNG TỊCH QUANG thì nói đến vãng sanh nào có ngại gì? Bởi vãng tức là chẳng vãng, không vãng mà vãng, sinh chính là vô sinh, vô sinh mà sinh. Văn Thù, Thiện Tài sinh về Tây Phương là bở lẽ ấy..


Sao gọi là THẬT BÁO TRANG NGHIÊM ĐỘ.
dct mượn cuốn Tịnh Độ Hoặc Vấn của Thiên Như Duy Tắc Thiền Sư (Cuốn Tịnh Độ Hoặc Vấn này được tổ Ngẫu Ích khen là phải nên đọc).

...Cõi Thật Báo Vô Chướng Ngại (THẬT BÁO TRANG NGHIÊM ĐỘ) là nơi không có hàng Nhị Thừa, chỉ thuần là bậc Pháp Thân Bồ Tát ở. Những vị này phá từng phần Vô Minh, chứng từng phần pháp tánh (pháp thân), được quả báo chân thật. Song vì họ chưa đoạn hết Vô Minh nên còn nhuận vô lậu nghiệp, thọ báo thân pháp tánh, và cảnh giới này cũng gọi là QUẢ BÁO ĐỘ. Kinh Nhân Vương nói: "Ba hiền mười Thánh trụ quả báo" là chỉ cho sự việc trên đây. Sở dĩ gọi là THẬT BÁO, vì các Đại Sĩ ấy do quán thật tướng, phát được chân vô lậu thọ hưởng quả báo chân thật. Gọi là Vô Chướng Ngại là bởi chư Bồ Tát đây, tu chân không định, sắc cùng tâm không ngăn ngại lẫn nhau. Trong Kinh Hoa Nghiêm thuyết minh về thế giới Nhân Đà La Võng, chính là cảnh này...



Cư Sĩ Bành Tế Thanh..
Hỏi: Phương Sơn Luận cho rằng Tịnh Ðộ ở phương khác là quyền chẳng phải thật. Lời bàn này làm sao cho thông ?

Đáp: Giáo chia 4 cõi.

1. Thường Tịch Quang độ là cõi của Phật.

2. Thật Báo độ là chỗ của Pháp Thân Bồ tát.


3. Hữu Dư độ là chỗ của Nhị Thừa.

4. Đồng Cư độ là nơi phàm Thánh chung ở, gồm cả uế tịnh.


Thật Báo Trang nghiêm Độ: Quả báo của Pháp Tánh hiển ra đó là Chân Thật, bồ tát phá Vô Minh thì Pháp Tánh (Pháp Thân) hiện lộ ra mà được thọ hưởng, Pháp Thân ấy chính là Báo Thân. Thân ấy được chia làm hai loại, Tự Thọ Dụng Thân và Tha Thọ Dụng Thân...

Tự Thọ Dụng Thân: Chân Báo Thân của Bồ Tát phá Vô Minh mà hiển lộ
Tha Thọ Dụng Thân: Là Thân của Như Lai, là Tịnh Độ nơi để Phật dạy Bồ Tát, Bồ Tát ở nơi này hưởng được pháp Nhất Thừa của Phật để phá tiếp Vô Minh mà chứng Pháp Thân nữa...

Bồ Tát càng phá Vô Minh càng thấy Báo Thân Phật to lớn bằng trăm thế giới cho đến tận hư không biến pháp giới và sự thọ dụng của Báo Thân Phật cũng bất khả tư nghì.

Đây Là Từ Trong Kinh Tâm Địa Quán Đức Phật Dạy Không Phải KC Tự Mình Suy Diễn Ra Nói Càn.
Kimcang có thể chỉ cho dct đoạn nào phẩm nào được không...
Chứ dct ...hi hi hổng biết đường tìm...

Chỉ có Thường Tịch Quang Tịnh Độ là của Phật và Phật (Diệu Giác). Còn gọi là Pháp Tánh Độ.
Thường: Chân Thường
Tịch: là nói về sự giải thoát cứu cánh
Quang: nói đến ánh sáng là ai cũng biết nói đến Bát Nhã.

Là quốc độ cứu cánh viên mãn của Bồ Tát... nơi chỉ có Diệu Giác và Diệu Giác (thay vì Kimcang nói " Thật Báo Trang Nghiêm Độ Thì Dù Là Bồ Tát Đẳng Giác Cũng Không Thể Thấy Được Mà Chỉ Có Chư Phật Tự Chứng Biết.")

Các Vị Bồ Tát Phá Phần Vô Minh Chứng Phần Pháp Thân Thì Ở Cõi Phương Tiện Thánh Cư Độ.
Phương Tiện Thánh Cư Độ (đại khái ý Kimcang muốn nói Phương Tiện Hữu Dư Độ đúng không???)

Cái từ Hữu Dư trong đó dct tạm thời không phân tích tại vì Kimcang nói Phương Tiện Thánh Cư Độ cho nên dct chỉ nói 2 chữ Phương Tiện thôi.

Phương Tiện Đạo: là chỗ của bậc Nhị Thừa tu các các pháp để phá Kiến Tư và Trần Sa để tạm thời thọ thân pháp tánh (Niết Bàn), tự tại trong ba cõi, dứt bỏ được thân sanh tử phân đoạn. Nhĩ nhiên là chưa diệt hết Vô Minh (Hữu Dư) nên còn có sanh tử biến dịch. Bồ Tát vãng sanh trong cõi Phương Tiện Thánh Cư Độ này chính là Bồ Tát trong pháp Tiểu Thừa (Trí Tuệ, Đức Tín, và Tinh Tấn) chứ không phải BỒ Tát phá Vô Minh như kimcang nói.


Nam Mô A Di Đà Phật....
Sửa lần cuối bởi dct87 vào ngày 07/03/09 00:13 với 1 lần sửa.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: NIỆM PHẬT TAM MUỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật

dct chỉ mong tuyên dương Chánh Pháp, không phải tranh hơn thua...Mục đích vì học hỏi nhau, cùng nhau tu tinh tấn. Nếu có gì hơi quá đà... Mong các vị bỏ qua cho.

Nói tới nói lui... quên mất cái bài đầu tiền do Blue Rain post lên cắt xén lời của HT Quảng Khâm, tự đặt topic là Niệm Phật Tam Muội nhưng nội dung hoàn toàn không có gì là... Tam Muội hết... đọc vô mà không biết là muội (mê mờ) ngay.

Nếu có post sao Blue Rain không post toàn văn mà cố tình ngắt đoạn này ghép đoạn kia lại lập topic hư dối ??? Lại còn cố tình bôi đen những dòng chữ đi ngược lại pháp môn Tịnh Độ mà mượn lại phỉ báng nữa...
Có phải cố ý phá hoại Phật Pháp ???

Nếu có thể dct cũng xin cắn răng gạt lệ (nói quá hihi) xin Mod copy toàn bài của Hòa Thượng Quảng Khâm vào và phải thay chủ đề "Niệm Phật Tam Muội" thành "Cẩm Nang Tu Đạo".... như vậy mới y như bản gốc. Không thể để cho kẻ có ác tâm cát xén rồi đặt tên bừa bãi để phá hoại....

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: NIỆM PHẬT TAM MUỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Bài giảng của HT Quảng Khẩm cũng chẳng có chướng ngại gì
Thật ra thì bài giảng của HT Quảng Khâm không chướng ngại cho nên lúc đầu dct có copy bản gốc rõ ràng cho mọi người thấy mà dct đâu có chống lại ...

Nhưng vì Thanh Tri nói ngại tự tại muôn pháp v.v.. cho nên dct viết bài sau mượn lời Tổ mà dẫn cho Thánh Tri xem..
Vả lại ngài chẳng nói là Vĩnh Minh Đại Sư dạy như thế, cho nên bài đó cũng không thể cho là của Vĩnh Minh Đại Sư nói vì bài đó hơn khác một chút. Bài đó mình có thể nói là bài của HT Quảng Khâm nói, còn bài mà DCT post về Ấn Quang Đại Sư giảng thì mới đúng là bài của Vĩnh Minh Đại Sư.

Trong văn học thì chừng nào 100 phần trăm giống thì mới gọi là copy. Còn nếu sửa chửa đi sai khác thì nghĩa là dựa theo vần thơ tương tợ mà tự mình lập ra một bài thơ mới
Uh, thì Thánh Tri nghĩ là bài đó là của riêng HT Quảng Khâm cũng được... Còn bài kia là của Tổ Vĩnh Minh ...

Nếu bài thơ đó của riêng HT Quảng Khâm thì Thánh Tri có thể phân tích thoải mái..
Nhưng nếu là bài thơ của Tổ Vĩnh Minh thì phải dựa theo Tổ Ấn Quang mà thẩm định...

dct ...biết HT Quảng Khâm tu Tịnh Độ, đôi khi nói lý Thiền, HT cũng dạy nguyện vãng sanh.... v.v...
Nhưng có chỗ Ngài nói dct không vừa ý lắm, dường như không đúng tông chỉ pháp môn Tịnh Độ, cho nên mới đề xướng xin xem xét lại thôi.

Vả lại dct không gạng ép cho HT Quảng Khâm như lời của Tổ Ngẫu Ích đâu ... xin sám hối vậy...
Vì lời Tổ không thể thay đổi được, mà chỉ có lá thư này mới nói về câu thơ của Tổ Vĩnh Minh gắng lên cho mọi người xem.

Trong bài của HT Quảng Khâm rất nhiều chỗ khuyên chúng sanh niệm Phật PHÁT NGUYỆN vãng sanh, nhưng người post bài này Blue Rain thay đổi thứ tự, cắt xén lời nói, lập topic không đúng nội dung....

dct kì vọng vào diễn đàn Daitangkinh này có thể hoằng dương Chánh Pháp. Dĩ nhiên không thoát khỏi cảnh Tà Kiến từ diễn đàn khác chạy vào phá hoại... Cho nên phải răn đe họ để giúp chúng sanh khổ nạn đời sau...

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NIỆM PHẬT TAM MUỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đề nghị đạo hữu DCT copy bài giảng của hòa thượng Quảng Khâm, và so sánh với bài của Blue Rain xem Blue Rain cố tình làm sai ở chỗ nào
Blue Rain thay đổi thứ tự, cắt xén lời nói, lập topic không đúng nội dung..
Nếu Blue Rain cố tình làm như vậy, xuyên tạc làm hại cho Phật Pháp thì Admin phải xử lý để bảo vệ Phật Pháp.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: NIỆM PHẬT TAM MUỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Chương IV: Pháp Môn Tịnh Ðộ

1. Tây Phương Có Phật Hiệu A-Di-Ðà

Chúng ta chỉ biết mình do cha mẹ sanh ra. Song trước khi được cha mẹ sanh ra, mặt mũi mình ra sao? Sau khi chết đi, mình sẽ về đâu?

Nay do nghe Phật Pháp, biết có Ðức Phật hiệu A-Di-Ðà là vị đã phát 48 lời nguyện, rằng ai niệm danh hiệu của Ngài thì sẽ được tiếp dẫn về Tây Phương. Nếu Phật có nguyện vậy, thì mình cũng phải phát nguyện: nguyện vãng sanh Cực-Lạc.

Mình phải tin chắc rằng thật có Thế-Giới Cực-Lạc, có Ðức Phật Ðại Từ Ðại Bi A-Di-Ðà; rồi phải luôn luôn niệm Phật để đến lúc lâm chung mình mới có chánh niệm. Khi hấp hối mà có khả năng niệm Phật, thì Ðức A-Di-Ðà ắt sẽ đến tiếp dẫn. Song le, nếu bạn vẫn còn ý nghĩ lưu luyến bất kỳ thứ gì, dù nhỏ như đầu kim, ngọn cỏ ở cõi Ta-Bà này, bạn sẽ lại rớt vào vòng luân hồi!

Cái nghiệp của Phật, Bồ-tát chính là lòng lo lắng cho chúng sanh của các Ngài.

Khi cõi Ta-Bà còn chúng sanh, thì còn Phật, Bồ-tát. Khi chẳng còn chúng sanh, thì Phật, Bồ-tát cũng không còn.

Mau mau tu để về Tây Phương, không thì ở đây khổ lắm! Ở đây bạn thấy nóng nảy, chứ ở Tây Phương thì thanh tịnh, mát mẻ.

Trần gian đầy dẫy đấu tranh - mình phải tìm một nơi an lạc như Tây Phương của Ðức Phật A-Di-Ðà.
Mình đã hồ đồ, mê muội lúc đầu thai. Giờ đây, mình cần phải sáng suốt tìm đường đi lúc chết - con đường ấy chính là Niệm Phật A-Di-Ðà.

Tứ Sanh (bốn loại chúng sanh được sinh ra từ trứng, từ thai bào, từ nhiệt độ ẩm thấp, và từ sự biến hóa) đều ở trong vòng luân hồi, không gián đoạn sanh tử. Nguyên do là bởi ý niệm tham lam, phiền não, vọng tưởng... khởi lên khi Sáu Căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với Sáu Trần (hình, sắc, âm thanh, hương thơm, mùi vị, cảm xúc, pháp). Do đó Sáu Căn tác hại lắm.

Ngày nay, bạn mà có thời gian để tu hành là quý báu, khó được lắm đấy. Ðể xem bạn có tìm đặng con đường thoát sanh tử hay chăng. Nếu bạn quá chú trọng, chăm lo cái thân xác này thì bạn chẳng phải tu hành niệm Phật đâu. Quá chăm sóc cái thân xác này, thì không có cách gì giải thoát nổi!

Kinh A-Di-Ðà nói tới Phật ở sáu phương - Ðông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới - đều hiển xuất tướng lưỡi rộng dài (tức là thuyết Pháp), khiến Pháp-âm trùm khắp ba ngàn cõi Ðại Thiên Thế-Giới - chủ yếu đều quy nạp về Tây Phương.

Tây Phương ở đâu? Ở trong tâm mình - khi tâm vô sự, không phiền não, thì đó tức là Tây Phương.

Tuy rằng thân ta hiện sinh ở cõi Ta-Bà, song nếu mình niệm Phật mà niệm tới lúc tâm tịnh, thì cõi Phật sẽ tịnh. Nghĩa là khi tâm thanh tịnh, không phiền não, không vọng tưởng; thì đó là Tịnh-Ðộ - cõi Tịnh-Ðộ ở ngay giữa Ta-Bà - mà tâm tức là Tây Phương.

Tây Phương Cực-Lạc ở tâm ta. Mình cần phải niệm Phật cho tới chỗ tâm thanh tịnh; niệm một cách đầy chú ý, tập trung. Khi niệm Phật, bạn cần phải phát nguyện vãng sanh Tây Phương, rời bỏ trần gian khổ lụy. Chớ nên quá yêu quý, nâng niu cái thân xác thịt này.

Mỗi thế giới cũng như mỗi hạt cát, trong đó có hằng hà sa số chúng sanh mà ai ai cũng có thể sinh về Tây Phương được cả.

Hễ mình niệm Phật thì hoa sen (ở Tây Phương ) sẽ nở ra. Do đó nói: "Tâm khai (niệm Phật) thì hoa nở."

Niệm Phật thì mới khiến ta thật sự thanh tịnh. Niệm Phật là con đường dẫn tới Tây Phương. Hễ niệm Phật thì mình sẽ tới đặng Tây Phương mà chẳng cần phải mua vé tàu, ngồi phi cơ; bởi thuyền Pháp thì không có sắc tướng.

2. Niệm Phật

Niệm Phật, tụng kinh, xem Kinh và nói chuyện là bốn việc mà bạn chắc chắn làm hằng ngày. Tốt nhất là ít nói chuyện. Thời gian tụng Kinh và xem kinh sách không nên nhiều hơn thời gian niệm Phật là tốt nhất. Niệm Phật vẫn là chủ chốt.

Xem kinh sách không cần phải quá nhiều. Phàm gặp việc gì, cứ một câu "A-Di-Ðà Phật" là được. Ðể tránh chuyện thị phi, cứ một câu "A-Di-Ðà Phật".

Bạn hãy yên lặng, lắng lòng mà niệm Phật; niệm tới lúc ngủ thiếp luôn càng tốt. Khi tâm tới chỗ chuyên nhất - chỉ một niệm - thì bạn có thể siêu xuất Tam Giới, thẳng tới Tây Phương. Khi tu hành, bạn cần phải tập: mắt nhìn mà giả lờ như không thấy, tai nghe mà giả đò như không biết; chỉ thành thật niệm Phật.

Không cần phải xem nhiều sách vở, chỉ cần niệm Phật cho nhiều. Khi trí huệ khai mở, tất cả Kinh Tạng tự nhiên sẽ ở tại tâm bạn.

Ði, đứng, nằm, ngồi, đều nên ở trong phạm vi niệm Phật.

Khi định tâm lại niệm, bạn sẽ giác ngộ rằng chúng ta từ sáng tới tối, tâm luôn nhắm mắt ra bên ngoài mà không bao giờ quán xét xem tâm mình có hướng về Phật A-Di-Ðà chăng. Ðừng để cho tâm bạn bị cột vào đám tín đồ, đệ tử, hoặc cảnh giới bên ngoài. Nếu bạn cột vào chúng thì sẽ bị chúng xoay chuyển, lôi đi mất; đáng sợ lắm!

Hiện tại các bạn không đủ chánh niệm, mười phần không được một; do đó thật là nguy hiểm. Khi bạn niệm Phật nhiều thì đó là Thiền sống.

Có kẻ nói là bế quan, song họ đầy dẫy vọng tưởng, đầu não không chút thanh tịnh. Khi bạn ngồi tịnh tọa lâu, thấy mệt thì nên đứng dậy đi rảo.

Khi bạn niệm Phật mà rời được cảnh giới thì đó tức là Thiền. Bạn phải duy trì chánh niệm, bởi vì trong tâm bạn luôn còn rất nhiều chủng tử xấu xa.

Khi niệm Phật mà không có chánh niệm thì lòng bạn luôn nghĩ này nghĩ nọ. Miệng niệm mà tâm hướng ngoại. Nếu bạn thật sự muốn, thì bạn mới làm cho tâm bạn chuyên nhất đặng. Nếu bạn không có lòng muốn tu, thì làm sao niệm Phật (cho thành công)?

Niệm Phật mà rời xa được ngoại cảnh, cùng Phật tương ưng, thì mới biết tâm này và Phật giống nhau.

Việc quan trọng nhất khi niệm Phật là phải nghe tiếng niệm cho rõ ràng.

Niệm Phật tức là vào Trung-Ðạo? không có tốt, không có xấu.

Tuy niệm Phật cũng là một chuyện huyễn hóa, song nó thuộc về chánh niệm. Do đó, mình dùng huyễn (niệm Phật) để diệt huyễn (vọng tưởng).

Hỏi: Niệm làm sao mới chuyên nhất?

Ðáp: Ðây cũng là chấp trước. Chỉ cần bạn đừng để ý gì tới vọng tưởng là được (thì tâm sẽ chuyên nhất). Bởi vì mình tự nhủ lòng rằng: "Ðừng khởi vọng tưởng"; song vọng tưởng vẫn cứ tự dấy khởi. Do đó, hễ để ý tới vọng tưởng thì mình lại sanh thêm một vọng niệm; càng để ý tới nó thì nó càng tăng!

Khi vọng niệm nổi lên, bạn đừng sợ. Hãy mặc kệ, đừng chú ý tới nó là xong. Cứ một lòng niệm "A-Di-Ðà Phật". Vọng niệm vốn không có thực thể, từ từ nó sẽ tan biến mất.

Hễ nhớ tới niệm Phật thì niệm ngay; không nên chấp trước rằng tôi phải làm thế này thế kia. Niệm Phật là tuy niệm mà không (chấp trước vào) niệm.

Niệm Phật mà còn thấy rằng mình đang niệm hay không niệm, thì đều là chấp trước.

Niệm Phật thì phải tùy duyên. Phàm làm chuyện gì, ở đâu, lúc nào cũng nên tùy hoàn cảnh mà niệm Phật. Không phải nói rằng: "Tôi cần niệm bao nhiêu, bao nhiêu hồng danh", hoặc "Tôi đang niệm Phật, không thể làm việc được", hoặc "Tôi đang bận rộn, chưa đi niệm Phật được... "

Mỗi tâm niệm, mỗi ý nghĩ, bạn chớ xa rời cảnh giới Phật. Ði, đứng, nằm, ngồi - nhất cử nhất động, làm gì bạn cũng cứ niệm Phật. Khóc cũng niệm Phật; cất chân một bước cũng niệm Phật. Sức mạnh của việc niệm Phật vĩ đại vô song, có thể khiến bạn đắc Niệm Phật Tam-Muội - một thứ Ðịnh không phải tầm thường.

Khi sinh ra, mình đã mang theo trong người đầy dẫy nghiệp chướng. Do đó, chớ tạo thêm nghiệp mới để chết rồi lại mang đi; chẳng lợi ích chút nào cả!

Hỏi: Niệm đức Phật hay Bồ-tát nào thì tốt nhất?

Ðáp: Tất cả mọi đức Phật và Bồ-tát đều tốt như nhau. Không phải niệm vị này thì tốt hơn niệm vị kia: đó đều là do bạn phân biệt, so sánh mà ra. Chư Phật, Bồ-tát cũng không nhất định cần bạn niệm tên các Ngài nữa.


Niệm Phật tới chỗ tâm định, thì tức là Thiền. Nên nói:

"Vừa Thiền, vừa Tịnh-Ðộ,

Mười người tu, mười người thành.

Có Thiền, không có Tịnh-Ðộ,

Mười người tu, chín kẻ lạc đường!"


Vừa tịnh tọa vừa niệm Phật, thì tương đối không đi lầm đường hoặc xảy ra nguy hại.

Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi!

Nếu bạn biết dọn lòng trong sạch niệm Phật, thì khi lâm chung sẽ có hoa sen, Phật, Bồ-tát và cảnh giới thù thắng hiện ra. Do đó, lúc còn sống bạn cần phải tu để trừ cho sạch hết những ham muốn trần tục.

Khai-thị lúc Phật-thất:

Mục-đích đả Phật-thất là để độ chúng sanh vãng sinh Thế-giới Cực-Lạc.

Cõi Ta-Bà thì có sinh có diệt; cõi Tây Phương thì bất sinh bất diệt. Mình đi xuất ngoại thì cần tiền mua vé máy bay, chớ tới Tây Phương thì chỉ cần niệm Phật đến độ chuyên nhất, không còn sắc tướng (chấp trước). Ðó chính là "bất sinh bất diệt" vậy. Phải niệm Phật thì mới có chỗ để mình ký thác thân mạng này.

Niệm Phật thì phải niệm niệm không xa rời Phật. Niệm cho rõ ràng, nghe cho phân minh, mỗi chữ mỗi chữ đều phải rõ. Tâm nhớ tưởng, tai lắng nghe, miệng thầm niệm - cứ thế mà nhiếp tâm chuyên chú nơi Phật hiệu. Hãy buông bỏ mọi chuyện bên ngoài; cứ nương theo tiếng niệm thì tâm sẽ tập trung, chuyên nhất. Bất kể là "người niệm" hay "tiếng niệm", bất kể là "tôi niệm" hay "bạn niệm"; đại-chúng ai cũng nương theo tiếng niệm Phật thì tâm sẽ chuyên nhất. Tây Phương Cực-Lạc lại cũng dựa theo tiếng niệm Phật này.

Khi đả Phật-thất, bạn chớ để cho ý niệm trần tục lôi kéo tâm mình. Nếu không chuyên tâm, thật uổng cơ hội quý báu này.

Do vậy, hãy một lòng một dạ niệm Phật, chuyên chú vào tiếng niệm.

3. Niệm Phật Có Thể Thấy Phật Không?

Hỏi: Phải chăng niệm Phật thì có thể thấy Phật?

Ðáp: Không thể có!

Hỏi: Nếu vậy trong chương Ðại-Thế-Chí Niệm Phật Viên-Thông có câu:

"Nếu ai nhớ Phật, niệm Phật,

thì bây giờ hoặc mai sau nhất định thấy Phật;

Chẳng cần phương tiện gì cả, tự mình lòng dạ mở khai."


là ý gì?

Ðáp: Ðúng! Lòng dạ mở khai tức là thấy Phật, thấy đặng vị Phật của tự-tánh.


Chư Phật và Bồ-tát đều có nguyện lực mà ta có thể dựa vào đó để tu hành. Vì thế, lúc đi, đứng, nằm, ngồi, bạn chớ rời tiếng niệm Phật. Khi niệm Phật thì mình mới tương ưng với Phật; đây là cảnh giới không có hình hài, sắc tướng gì cả.

Ðừng nên chấp trước, tự hỏi tại sao Ðức A-Di-Ðà không hiện hình ra tiếp dẫn!

4. Thầy Quảng-Hóa Tới Tham Phỏng

Coi thầy công phu hành trì trình độ tới đâu, (tôi nói để thầy nghe) chớ khi lâm chung thầy cần không vương vấn, quái ngại bất kỳ việc gì thì mới vãng sanh được.

Nếu thầy còn tham vọng muốn độ chúng sanh, thì tham muốn ấy cũng là một thứ chấp trước, một thứ quái ngại!

Hòa-Thượng hỏi: Tây Phương ở đâu?

Thầy Quảng-Hóa đáp: Nói theo phương vị, thì nó ở phương Tây; nói theo thực tướng, thì nó ở tại lòng mình.

Hòa-Thượng nói: Hễ có Phật có Bồ-tát, thì có Tịnh-Ðộ. Thầy phải giảng dạy sao cho người nghe có chỗ nương tựa để tu hành.

Ðức Phật dạy rằng nếu người nào trong một ngày, hai ngày..., cho tới bảy ngày mà có thể niệm Phật đến chỗ "nhất tâm bất loạn", thì Phật (A-Di-Ðà) sẽ đến tiếp dẫn. Song, nếu không ăn không ngủ thì chẳng cần tới bảy ngày, chỉ bốn hay năm ngày là đủ rồi!

Thầy Quảng-Hóa nói: Có lần tôi chứng kiến Ðức Quán-Âm hiện ra với tướng mạo trang nghiêm đẹp đẽ; cả chuỗi anh lạc của Ngài cũng tuyệt đẹp.

Hòa-Thượng cười, nói rằng: Thật sao? Ở đâu mà có Bồ-tát như thế?


Khi thầy độ chúng sanh, thầy cần phát nguyện rồi theo đó mà thực hành, như Ðức Quán-Âm, Phổ-Hiền vậy. Song, đến khi lâm chung, thầy phải buông bỏ hết mọi thứ. Nếu nguyện của thầy chưa làm xong, thì thầy sanh trở lại đây để tiếp tục độ sinh; công đức này càng thù thắng, vĩ đại. Nguyện là thứ thầy ghi tạc ở trong lòng.

Phật và Bồ-tát tuy đã thị hiện nhập Niết-Bàn, song thật sự các Ngài vẫn còn quanh quẩn, không rời những kẻ đang tu hành như chúng ta; có điều các Ngài không hiện ra thôi.

Chỉ cần Kinh, Luật, Luận tồn tại, chư Phật, Bồ-tát có thể dạy mình.

Ðừng cho rằng không có ai truyền thọ, rồi không còn (Phật Pháp) gì nữa.

Khi lâm chung, đừng nên để tâm muốn thấy hình tướng chư Phật, Bồ-tát.

Cầu mà không thấy là việc tốt.


Nếu cầu mà thấy, thì những hình tướng đó không đáng tin cậy đâu.

Phải không mong cầu gì; chỉ tịnh tâm niệm Phật. Phật, Bồ-tát từ trong chân tâm thanh tịnh hiện ra thì mới thiệt đúng.

Phải buông bỏ (sự chấp trước vào) tấm thân thối tha này. Tâm là tâm. Mặc kệ cái thân này biến thành tròn hay méo, đừng để ý lo lắng, chiều chuộng nó. Chẳng cần nói xa xôi, hễ có chứng đắc, thâu hoạch được cái gì thì vẫn còn chưa đúng. (Ý Hòa-Thượng muốn chỉ sự chấp trước của Thầy Quảng-Hóa, rằng Thầy còn chấp vào sự kiện mình đã chứng kiến Ðức Quán-Âm hiện thân).

Trong cái này (Hòa-Thượng chỉ vào tâm Ngài), chẳng có vật gì cả. Các vị đó (Hòa-Thượng chỉ nhóm cư-sĩ tại gia đang ngồi nghe giảng) thì vẫn còn đủ thứ.

Hiện tại, các bạn đêm ngủ nằm mộng mà sáng ngày ra cũng là ở trong mộng.

Các bạn hệt như đang đóng phim vậy; cuốn phim này dài lắm - cả đời bạn, song chẳng khác gì giấc mộng ban đêm!

(Hòa-Thượng khuyến khích Thầy Quảng-Hóa niệm Phật bằng thực-tướng - hình tướng chân thật thì không hình hài, không sanh diệt; tức là chân tâm? chứ đừng niệm Phật bằng sự-tướng - còn chấp trước vào hình hài, sắc tướng, công việc trần gian thế sự ).

Ngày hôm nay tôi nói bấy nhiêu thôi. Kẻ xuất gia thì sẽ lãnh hội được phần nào, chứ người đời thì không có ai hiểu.

Xưa kia cổ nhân chỉ nói một câu là đủ, hôm nay tôi nói quá nhiều! Chờ khi về rồi, các bạn từ từ lãnh hội thì sẽ giác ngộ, thấu suốt hết.





Bài của Blue Rain post:
NIỆM PHẬT TAM MUỘI

* Nên niệm Phật cho nhiều, không nhất định là cứ phải ngồi Thiền; bởi vì khi công phu Thiền chưa chín muồi, bạn dễ bị dính vào ma sự.

* Niệm Phật tới chỗ tâm định, thì tức là Thiền. Nên nói:

"Vừa Thiền, vừa Tịnh-Ðộ,
Mười người tu, mười người thành.
Có Thiền, không có Tịnh-Ðộ,
Mười người tu, chín kẻ lạc đường!"

* Vừa tịnh tọa vừa niệm Phật, thì tương đối không đi lầm đường hoặc xảy ra nguy hại.

* Hỏi: Phải chăng niệm Phật thì có thể thấy Phật?

Ðáp: Không thể có!

* Hỏi: Nếu vậy trong chương Ðại-Thế-Chí Niệm Phật Viên-Thông có câu:

"Nếu ai nhớ Phật, niệm Phật, thì bây giờ hoặc mai sau nhất định thấy Phật;Chẳng cần phương tiện gì cả, tự mình lòng dạ mở khai."
là ý gì?

Ðáp: Ðúng! Lòng dạ mở khai tức là thấy Phật, thấy đặng vị Phật của tự-tánh.

* Thầy Quảng-Hóa nói: Có lần tôi chứng kiến Ðức Quán-Âm hiện ra với tướng mạo trang nghiêm đẹp đẽ; cả chuỗi anh lạc của Ngài cũng tuyệt đẹp.

Hòa-Thượng cười, nói rằng: Thật sao? Ở đâu mà có Bồ-tát như thế?

* Khi lâm chung, đừng nên để tâm muốn thấy hình tướng chư Phật, Bồ-tát.

Cầu mà không thấy là việc tốt.

Nếu cầu mà thấy, thì những hình tướng đó không đáng tin cậy đâu.

Phải không mong cầu gì; chỉ tịnh tâm niệm Phật. Phật, Bồ-tát từ trong chân tâm thanh tịnh hiện ra thì mới thiệt đúng.

* Phật và Bồ-tát tuy đã thị hiện nhập Niết-Bàn, song thật sự các Ngài vẫn còn quanh quẩn, không rời những kẻ đang tu hành như chúng ta; có điều các Ngài không hiện ra thôi.

Chỉ cần Kinh, Luật, Luận tồn tại, chư Phật, Bồ-tát có thể dạy mình.

Ðừng cho rằng không có ai truyền thọ, rồi không còn (Phật Pháp) gì nữa.

* Hỏi: Niệm đức Phật hay Bồ-tát nào thì tốt nhất?

Ðáp: Tất cả mọi đức Phật và Bồ-tát đều tốt như nhau. Không phải niệm vị này thì tốt hơn niệm vị kia: đó đều là do bạn phân biệt, so sánh mà ra. Chư Phật, Bồ-tát cũng không nhất định cần bạn niệm tên các Ngài nữa.

* Hễ nhớ tới niệm Phật thì niệm ngay; không nên chấp trước rằng tôi phải làm thế này thế kia. Niệm Phật là tuy niệm mà không niệm.

* Khóc cũng niệm Phật; cất chân một bước cũng niệm Phật. Sức mạnh của việc niệm Phật vĩ đại vô song, có thể khiến bạn đắc Niệm Phật Tam-Muội - một thứ Ðịnh không phải tầm thường.

Những phần bôi đen trên là do Blue Rain copy qua, sắp xếp không đúng thứ tự lại còn cố tình bôi đậm những chỗ không đúng lý Tịnh Độ. Đây là dụng ý gì ???
Bài trên HT Quảng Khâm nói rất rất nhiều và tín nguyện nhưng chả thấy Blue copy 1 chữ nào hết ....lại tự mình cố ý đặt topic là NIỆM PHẬT TAM MUỘI.


Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NIỆM PHẬT TAM MUỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

dct đã gởi bài copy của hòa Thượng Quảng Khâm và bài copy của Blue Rain
Vậy đề nghị Admin xem xét, so sánh và có ý kiến.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách