Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi:

XIN CƯ SỈ CHO HUỆ HẠNH HỎI VẬY TU "GIÁO HẠ" LÀ TU NHƯ THẾ NÀO? CÓ PHẢI LÀ NGHIÊN CỨU KINH ĐIỂN ĐỂ TÌM RA CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT KHÔNG?

Trả lời:
Đúng đấy, giáo hạ là danh từ chỉ chung cho các pháp tu thuộc về nghiên cứu giáo điển cho đến khi thông suốt tất cả kinh điển, nhờ đó mới ngộ ra lý đạo nhiệm mầu. Ngộ ra chánh pháp rồi mới có thể hạ thủ công phu chân chánh mà đắc đạo. Hầu hết các trường cấp dạy về Phật học phổ thông dựa trên căn bản này.

Nhưng thực ra, đây là con đường học Phật khá gian truân. Học giáo nghĩa để hiểu (gọi là Giải) thì có, hiểu rồi bắt đầu "Hành" thì không dễ; hành rồi mới "Chứng". Chứng đắc là một việc hoàn toàn khác, không phải là chuyện để cho hàng hạ căn thấp thỏm như chúng ta bàn tới đâu!

Có ba cách chính để học Phật là Giác, Chánh, Tịnh. Thì Giác chỉ cho Pháp Thiền định, Chánh chỉ cho học rộng kinh điển, thuộc về Giáo hạ; Tịnh là thanh tịnh thân tâm, niệm Phật cầu sanh Tịnh độ.

Gíác dành co các vị Thượng-Thượng căn hoặc Thượng căn tu tập, có thể nhất thời đốn ngộ thành tựu, cho nên gọi là pháp "Đốn Giáo". (Đốn là nhanh chóng, cấp kỳ). Giáo hạ chỉ phù hợp với hàng Thượng căn và Thượng-Trung căn mới thực hiện nổi và thời gian phải dài lâu và vững vàng, nên gọi là pháp "Viên Giáo". Ít nhất thì cũng phải 3 đại A-tăng-kỳ kiếp thời gian mới mong thành đạt. Còn Tịnh môn dành cho tất cả chúng sanh không phân biệt thượng hay hạ, một đời thành Phật nên được gọi là pháp "Đốn-Viên". Có nghĩa là vừa nhanh vừa vững.

Cho nên "Đại khai viên giải" không phải đơn giản như nhiều người tưởng. Đây là cảnh giới chứng đắc tương đương với "Minh Tâm kiến tánh" trong Tông môn, "Nhất tâm bất loạn" trong Tịnh tông. Trong Tịnh tông niệm Phật nhất tâm bất loạn không phải dễ, nhưng vãng sanh thì thật sự dễ, rất nhiều người đã được vãng sanh, đó là nhờ Phật lực gia trì mà cứu được tất cả tầng lớp chúng sanh. Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ ai cũng có khả năng vãng sanh. Vãng sanh dù dưới phẩm vị nào sau cùng cũng được viên mãn đạo quả, gọi là "Viên mãn tam bất thối chuyển".

Chính vì vậy, chư Tổ nói, pháp môn niệm Phật cầu sanh Tây phương là "Đốn trong Đốn, Viên trong Viên", ai tín nguyện hạnh vững vàng chắc chắn thành tựu trong một đời tu tập, cho nên mới có câu, "vạn người tu vạn người đắc, mưôn người tu muôn người chứng"

Thời này, tâm trí hạ đẳng nên tu tịnh nghiệp là hay nhất, dễ thành đạt nhất. Đây chính là nhờ lực gia trì cuả chư Phật tiếp độ vãng sanh, cứu được vô số chúng sanh tối chướng sâu nặng thoát vòng sanh tử, bất thối thành tựu đạo quả vậy.

Diệu Âm
(17/11/2008)


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

VẤN ĐỀ PHÁ THAI


Kính gởi Chú Diệu Âm !

Cháu có một vấn đề rất cần sự giải đáp và chỉ dạy của Chú, để Cháu có thể được thấu triệt vấn đề này hơn ( Cháu đang rất bối rối và lo sợ ), Cháu nghĩ rằng chắc vợ chồng Cháu đã tạo tội nặng rồi ! Khi Cháu được biết một chút về học Phật và những lời dạy về Nhân Quả. Vấn đề mà Cháu gặp phải là như thế này : Hai vợ chồng Cháu lúc đầu đã có một đứa con đầu lòng, lúc trước con của Cháu chỉ vừa tròn khỏang 2 tuổi thôi ( nay đã 3 tuổi ), nhưng vợ Cháu lại có thai thêm lần nữa ( đây là việc ngòai ý muốn của 2 vợ chồng Cháu, vì vợ Cháu đã dặt vòng tránh thai ), vì trục trặc nên vẫn có thai. Lúc này 2 vợ chồng Cháu rất bối rối và lo sợ, vì đứa con đầu còn nhỏ quá mà sanh nữa thì sợ không lo nổi, lúc này Cháu nghĩ là sanh con thì phải chăm sóc cho tròn vẹn, nếu 2 đứa thì sẽ không lo tròn nổi ( nói chung Cháu rất là bối rối ). Cuối cùng 2 vợ chồng Cháu quyết định là không sanh ( đi hút thai ra, thai lúc này khoảng 6 hay 7 tuần, khi hút ra chỉ là cục máu thôi, chưa thành hình, chuyện này đã xãy ra khoảng 1 năm rồi ). Bây giờ nghĩ lại sợ quá Chú ơi ! Mong Chú giải bày dùm ! 2 vợ chồng Cháu đã phạm vào tội gì ? Có cách nào hóa giải không Chú Diệu Âm ?
MONG ĐỢI THƯ HỒI ÂM CỦA CHÚ !
A DI ĐÀ PHẬT !

Trả lời:

Khi hiểu được nhân quả báo ứng rồi chúng ta mới sợ sự tạo nghiệp ác. Trong các nghiệp ác thì nghiệp sát nặng lắm!

Tuy nhiên, nghĩ cho cùng, chúng ta là chúng sanh còn đầy mê muội thì tránh sao cho khỏi gây nghiệp. Cái điều muốn nói ra đây là khi tạo nghiệp rồi chúng sanh có mạnh dạn thấy rõ việc làm sai trái cuả mình chăng? Nếu thấy rõ rồi, có mạnh dạn sám hối tội lỗi không? Đây là vấn đề cho chúng ta bàn tới.

Cháu vì thấy hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn đã quyết định làm một việc mà trong nhà Phật nghiêm cấm, thì chắc chắn là có tội. Nay ăn năn, hối hận, đang tìm cách hoá giải. Thật sự đây cũng là điều may mắn và đáng khen.

Trong kinh Quán Vô Lượng thọ, Phật nói, người phạm đến tội đại ác mà thành thâm sám hối, niệm Phật cầu sanh vẫn đưọc vãng sanh. Đây chính là đầu mối cho cháu giải nạn đó.

Nhưng sám hối như thế nào mới được?
Sám là nêu cái lỗi của mình ra, Hối là không làm chuyện đó nữa. Cháu đã khai ra chuyện phá thai cuả mình là Sám, bây giờ quyết lòng từ nay trở về sau không được tái phạm nữa túc là hối.

Nhưng khi đã tạo tội lỗi thì việc nhân quả làm sao giải?

Hãy hàng ngày tụng kinh,niệm Phật, làm được chút công đức, việc lành nào đều phải thành tâm hồi hướng công đức cho pháp giới chúng sanh, hồi hướng cho lịch đại oan gia trái chủ. Riêng cháu hãy hồi hướng thêm cho vong thai đó. Cứ thành tâm làm việc này hàng ngày nhé.

Nếu lòng mình chân thành hòa giải như vậy thì oán hờn cũng sẽ dẽ dàng giải tỏa thôi.. Nhưng cháu phải chân thành mới được.

Kinh Điạ tạng bồ tát bổn nguyện có nói, chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Đề này,khơi tâm động niệm không có việc gì tránh được nghiệp nhân. Thì sự tạo nghiệp của cháu cũng không phải là điều đặc biệt. Cái khổ nạn chính là con người là làm điều sai lầm mà không biết mình làm sai, cứ tiếp tục làm sai lầm tiếp thành ra oan oan tương báo không có ngày chấm dứt!

Sám hối là biết lỗi, không làm tiếp. Đừng sám hối theo kiểu ngày ngày nghĩ đến việc làm đó mà sợ sệt, mà đau khổ, mà lo âu... Cách sám hối này không đem lại lợi ích gì cho cháu và cho người bị thiệt hại, mà coi chừng có hại nữa, không tốt.

Vì sao vậy? Vì người nào cứ nghĩ mãi về những điều tội lỗi thì tội lỗi sẽ hiện ra trong tâm của họ. Nếu ngày ngày đều nghĩ đến tội lỗi thì ngày ngày tội lỗi hiển hiện trong tâm, chắc chắn người đó sẽ đau khổ, sẽ lo âu, sẽ sợ sệt, sẽ sống trong buồn khổ, mất vui. Đây là điều hoàn toàn không tốt!

Tất cả đều do tâm tạo. Tâm hồn đang chìm trong cảnh lầm lỗi thì thấy toàn là cảnh lỗi lầm. Không có gì hay ho khi tâm hồn chìm đắm trong tội lỗi đâu!

Thực ra, chính mỗi một người trong chúng ta trong nhiều đời kiếp trước, cho đến đời này, đã tạo ra vô lượng vô biên những tội lỗi rồi, từ chứ không phải chỉ có một tội lỗi đã phát hiện ra được này đâu. Chính vì những tội lỗi đó mà chúng sanh rất dễ bị đọa vào ba đường ác để thọ quả báo.

Nhưng cũng nên hiểu thêm rằng, bên cạnh đó có thể chúng ta cũng làm được vô lượng những việc thiện lành rồi chứ không phải thường. Chính vì nhờ thiện căn đó mà đời mạt pháp này chúng ta mới có cơ hội gặp được Phật pháp. Trong kinh Phật dạy, người nào đời này gặp được câu Phật hiệu mà tin tưởng, trì niệm thì do trong nhiều đời nhiều kiếp họ đã tu phước thiện rất lớn mới được.

Như vậy, cháu đời này gặp được Phật pháp, gặp pháp niệm Phật có tin tưởng, có niệm Phật thì cũng nên vui mừng rằng thiện căn phưóc đức của cháu lớn lắm.

So sánh giữa tội và phước, chúng ta thấy vẫn còn nhiều cơ hội giải thoát.

Tu là tu sửa. Hành là hanh vi tạo tác sai lầm. Tu sửa thì chỉ bắt đầu sửa từ hôm nay, nghĩa là hiện tại, cho đến tương lai, chứ không cách nào chạy ngược về quá khứ để tu sửa được. Thời gian trôi qua không bao giờ trở lại được. Vậy thì, quá khứ làm sai là kinh nghiệm cho chúng ta sửa chữa lại hành vi động niệm của mình hầu tương lai không còn tái phạm nữa.

Nhưng còn một vấn đề nữa: Tu phước thì hưởng phước, còn làm tội thỉ phải chịu tội. Phần nào ra phần đó. Có nghĩa là quả báo phải thọ lãnh, gọi là "Nhân duyên quả báo tơ hào không sai". Vậy phải làm sao đây?

Nếu tu hành mà không thoát được sanh tử luân hồi, nghĩa là không ra tam giới thì chắc chắn không trước thì sau cũng phải có ngày hoàn trả tất cả những nghiệp nhân chính mình đã làm ra. Trả nghiệp ở đâu? Ở các cảnh giới địa ngục.

Làm sao thoát được sanh tử luân hồi?

Nếu tự tu tự chứng thì chắc chắn rằng, thời mạt pháp này thế gian khó tìm ra 1 người thực hiện được sự thoát vòng sanh tử của Phật giáo. Vì như cháu đã biết, nghiệp chướng đã quá nặng, còn nghiệp nhất định phải theo nghiệp thọ quả báo, theo nghiệp thọ báo thì nhất định không thể thoát ra khỏi tam giới. Nên nhớ đã là nghiệp thì dù là thiện hay ác vẫn là nghiệp, vẫn bị trói buộc trong sáu đướng sanh tử luân hồi.

Muốn thoát tam giới phải phá Kiến-Tư phiền não, từng phẩm từng phẩm phaỉ phá hết đếm 88 phẩm thô thiển cố chấp tham trước thuộc về Kiến hoặc. Ai phá nổi? Nhất định khó có ai làm được! Rồi sau đó phải phá thêm 81 phẩm Tư-hoặc, nghĩa là những ý nghĩ tế vi trong tâm, khơng cần phải lộ ra hành động.. Ai phá nổi? Chắc chắn không tỉm được 1/10 người làm được trong cái thế giới ngũ trược ác thế này! Trong kinh nói, đưọc vậy rồi chưa hết, ngoài ra còn phải sanh lên trời rồi rớt xuống phàm trần 7 lần như vậy, sau đó mới chứng quả A-la-hán vượt qua được tam giới,thoát khỏi luân hồi.

Như vậy làm sao đây? Phải nương nhờ Phật lực mà thoát luân hồi. Một câu A-di-đà Phật giúp cho chúng sanh đầy tội lỗi đới nghiệp Vãng sanh. Vãng sanh thì chắc chắn thoát ly sanh tử luân hồi..

Nhưng thoát ra khỏi tam giới chỉ mới qua khỏi "Phần đoạn sanh tử" chứ chưa thoát được "Biến dịch sanh tử".

Phần đoạn sanh tử là sự chết sống của cái báo thân này, báo thân của phàm phu có giới hạn, sanh ra từng đoạn rồi chết. Các vị A-la-hán vượt qua được thân phàm phu, không còn Phần đoạn sanh tử nữa, nhưng còn chịu phần Biến dịch sanh tử, nghĩa là sự biến đổi giữa mê và ngộ trong tâm. Nói chung còn phải tu hành thật niều để phá "Trần sa hoặc" đề tiến dần đến chổ phá vô minh hoặc để khai trí huệ, sáng tâm thấy tánh. (Điều này cao quá, không dám bàn thêm).

Người niệm Phật được Adiđà Phật tiếp dẫn vãng sanh sẽ vượt qua tất cả những cảnh giới đó, một đời thành đạo vô thượng. Thật vô cùng quí hoá, vô cùng thù thắng. Một đời này chúng ta ai cũng có thể thực hiện được. (Xem thêm kinh Vô lượng thọ, Adiđà, v.v...)

Khi vãng sanh, nhờ Phật gia trì chúng ta được khôi phục chân tâm tự tánh mà thành Phật. Thành Phật thì mới có năng lưc cứu độ tất cả chúng sanh. Cứu độ tất cả chúng sanh nghĩa là cứu tất cả những người mà lúc mê muội ta đã hại họ. Cứu được oan gia trái chủ thì hoá giải nhân quả vậy.

Thành tâm niệm Phật cầu vãng sanh thì tất cả oán nạn sẽ được giải quyết.

Tóm lại, muốn giải ách nạn này, cháu phải làm như vầy:
1/ Không được tái phạm lỗi lầm như trước nữa.
2/ Ngày ngày niệm Phật, ăn ở làm thiên lành, giúp người, phóng sanh, v.v... nói chung đừng làm ác, cố gắng làm thiện, đừng ngừng lại ở việc thiện nữa, mà mỗi chiều lại đem công đức này:
- Hồi hướng đến khắp pháp giới chúng sanh,
- Hồi hướng cho oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp.
- Hồi hướng cho ông bà cha mẹ bà con thân thuộc trong nhiều đời nhiều kiếp
- Hồi hướng cho vong thai đó, cứ nghĩ đến để hồi hướng cầu cho họ được vãng sanh tịnh độ là được.
- Hồi hướng về Tây phương tịnh độ cầu cho chính mình hết báo thân này được vãng sanh, nguyện thành Phật, độ chúng sanh.
- (Hồi hướng cho những ai cần đến đều được).
3/ Phải luôn nhớ Phật, niệm Phật, cầu hết báo thân được vãng sanh. Chứ không phải nhớ tội, sợ tội, buồn vì tội lỗi đã lỡ lầm làm phải trong quá khứ nữa nhé.

Chúc vui thành đạo.

Diệu Âm
(25/11/08)
Hỏi
A-DI-ĐÀ-PHẬT.kính thưa cư sĩ Diệu Âm.tâm con luôn nguyện cầu vãng sanh được về Tây Phương Cực Lạc Quốc,lòng luôn ước có điều kiện con sẽ thỉnh Chư Vị Tam Thánh về thờ, và luôn niệm Nam Mo A Di Đà Phật. nhưng vừa rồi, ở trong gia đình con có đứa em rể về chơi. đứa em rể này có 1 người anh mất từ nhỏ, hay về nhập vào đứa em rể để chi bảo. Lần về chơi này, người anh cũng nhập vào, nói là con chỉ thờ Mẹ Quan Âm có chiếu hào quang mà thôi, con hỏi vong ấy rằng. Con muốn thỉnh thờ Chư Vị TAM Thánh được không, vong ấy nói rằng, chỉ thờ Quán Thế Âm mà thôi. Con cũng hoan hỉ thỉnh Bồ Tát Quán Thế Âm về thờ, vì con nghĩ trong lòng con luôn kính thờ 3 VỊ, nay thờ Quán Thế ÂM cũng như đạii diện cho 3 Vị. Con vẫn niệm A-DI-ĐÀ-PHẬT, và đọc mỗi kinh A-DI-ĐÀ mà thôi. Vì lòng con quyết chọn pháp môn Tịnh độ. Cư sĩ cho con hỏi con nghĩ và đọc kinh như thế có đúng không? còn 1 vấn đề nữa con xin hỏi, theo con biết niệm PHẬT diệt tội, vậy con niệm Phật thầm trong tâm ,không ra tếeng (vì từ nhỏ con đã quen niệm như vậy để con có thể niệm mọi lúc mọi nơi, ngay cả chỗ đông người) như thế con có trả dần được tội nghiệp của mình tư vô lượng kiếp tu trước đến giờ được không?xin Cư sĩ hoan hỉ chỉ dạy cho con. A-DI-DA-PHAT. Con có pháp danh Ngọc Tri.

Hãy thành tâm kuyên vong linh niệm phật cầu vãng sanh đi. Quán Thế Âm cũng ở Tây Phương, Bồ tát cũng phải niệm Phật, hỏi vong linh cho rõ ràng, tại sao lại không niệm Adiđà Phật để vãng sanh?

Niệm Phật tự nhiên diệt tội, niệm lớn hay thầm đều được,miễn là phải thành tâm.

Hãy thành tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh độ thì tội không diệt hết cũng được vãng sanh.. Vãng sanh thì thành tựu đạo quả, lúc đó tội không hết cũng hết. Nói chung chỉ cần vãng sanh được là giải quyết tất cả.

Đừng niệm Phật để cầu hết nghiệp. Vì cầu hết nghiệp tức là còn sợ nghiệp, còn nghĩ, nhớ, tưởng... đến nghiệp. Tâm nhớ tưởng thì nghiệp theo tâm tưởng mà hiện ra báo đời. Nghiệp chướng của chúng ta nặng lắm, chắc chắn một đời này không cách nào tiêu hết nghiệp được đâu. Nghiệp không tiêu hết, mà tâm cứ trói vào đó thì chắc chắn phải theo nghiệp thọ báo. Nghĩa là không thể thoát ly sanh tử luân hồi được.

Niệm Phật thá thiết cầu hết báo thân được vãng sanh, cứ vậy mà đi. Nếu báo thân còn 50 năm nữa mới chết thì bệnh gì cũng hết, nghiệp có nặng hay không cũng không cần đếm xỉa tới, còn ta thì hưởng được 50 năm an vui kkhoẻ mạnh. Nếu báo thân có mãn thì mãn lúc nào ta vãng sanh lúc đó. An nhiên tự tại!

Niệm Phật, tưởng Phật, nhớ Phật hiện tiền, tương lai chắc chắn sẽ về Tây phương thành Phật. Đây là lời của Bồ tát Đại thế Chí dạy trong kinh Lăng Nghiêm.

Chỉ nên nghe theo lời Phật Bồ tát, không được nghe theo ai khác nhé.

Diệu Âm
(25/11/08)
Sửa lần cuối bởi hieuphuctien vào ngày 03/02/09 19:32 với 1 lần sửa.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Kính Sư Huynh Diệu Âm Úc Châu;

Thầy Ngộ Thông đã cho chúng tôi niệm Phật theo máy đánh nhịp, chúng tôi

đã tìm mua ở tiệm bán nhạc cụ máy Metronome quatz hiệu Seiko đánh

đến 208 nhịp 1 phút. Đạo tràng Niệm Phật ở Oklahoma chúng tôi có khoảng

20 liên hữu đồng tu Niệm Phật mỗi lần từ 60' đến 90' không gián đoạn, niệm

như vậy thì có lợi hơn. Nếu đánh địa chung thì Niệm được từ 20đến 30 phút

là ngưng nghỉ, rồi bắt đầu Niệm lại chúng tôi cũng đã thực hành dộ 4 tháng

thấy không thể nhất tâm bât loạn vì bắt đầu Niệm từ 20 đến 30 phút tâm

còn tạp Niệm, còn xen tạp nhiều chuyện bên ngoài.

Xin Sư Huynh giúp cho ý kiến vì nhiều bạn đồng tu đang theo Pháp môn

Niệm Phật Cầu Nguyện Vãng Sanh được nhiều sự lợi lạc,

A-Di-Đà Phật






Diệu Âm góp ý kiến rằng,

Niệm Phật cò rất nhiều phương pháp, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng. Có người thích cách này, cò người thích cách khác. Không có cách nào là tuyệt đối ứng hợp với tất cả mọi người. Cho nên, đạo hữu thấy phương cách của Thầy Ngộ Thông hướng dẫn làm cho đạo hữu thấy cảm ứng thì hãy theo cách của Thấy.

Từ trước tới nay, chư Tổ đều chế ra khá nhiều cách để đáp ứng những cảm ứng khác nhau. Có người niệm chậm mới nhiếp tâm, có người niệm nhanh mới nhiếp tâm, có người niệm theo âm điệu mới thấy cảm ứng, có người cần niệm đơn giản từng tiếng rõ ràng mới cảm ứng, có người thích phương pháp "Phản văn trì danh", có người thích "Kim Cang trì danh", v.v... Tất cả đều do sự ứng hợp riêng, chứ không thể nói cách này là nhất, cách kia là nhì được.

Theo như đạo hữu nói thích niệm nhanh. Điều này tốt, Ngài Ấn Quang chủ trương Kim Cang Trì Danh, nghĩa là niệm rất nhanh, hai môi đánh nhẹ hai hàm răng và tiếng rất khẽ để niệm thật nhanh, mỗi ngày niệm 50 ngàn câu Phật hiệu.

Còn như Ngài Phi Tích thì dùng hơi thở để niệm, nghĩa là thở vào: A-di-đà Phật, thở ra: A-di-đà Phật, còn thở còn niệm, cách niệm này không thể nhanh được. Ngaì Ngẫu Ích Đại Sư thì dạy cần thành tâm, chí thành, chí thiết niệm cho sâu chứ không cần niệm nhanh. Chủ đích của Ngaì là niệm sâu, chứ không phải niệm nhiều.

Niệm nhanh để các tạp niệm không xen tạp vào, dễ tạo công phu thành thục và bắt cả ngày phải bám sát theo câu Phật hiệu vì phải xong công cứ. Nhưng niệm nhanh cũng có khuyết điểm là rất dễ thành niệm láo, niệm như cái máy, ưa tính số nhiều chứ không đủ phẩm chất, v.v...

Niệm chậm thì tiếng rõ ràng, lắng nghe rõ tiếng niệm, chủng tử rõ ràng, tâm thành kính, trang ngiêm, hành giả càng ngày càng điềm đạm, v.v... Nhưng nó cũng có khuyết điểm là không có sức đẩy mạnh, dễ lười biếng, dễ có tạp niệm xen vào, v...v...

Nói chung, mỗi cách đều có chỗ hay, và chỗ yếu. Các vị tu hành cao thường điềm nhiên tự tại, trong tâm thầm niệm Phật, còn người phàm phu của chúng ta thường nên kết bè với nhau niệm ra tiếng để hỗ trợ nhau mới tốt.

Phương pháp niệm Phật địa chung là cách công phu chính yếu của Hộ Tịnh Tông thế giới đang áp dụng, Nó giống một phần ngắn trong "Tam thòi hệ niệm Pháp sự" do ngài Trung Phong Quốc Sư lập ra từ đời nhà Nguyên. Cách công phu này khá hay, phổ dụng cho tất cả mọi người, ai tham gia cũng cảm thấy hoan hỉ. Thời gian 3 giờ trôi qua một cách thoãi mái, không quá gò ép, không quá căng thẳng, tư thế cộng tu thay đổi liên tục nhưng không mất cảnh trang nghiêm, nhất là sự sử dụng pháp khí rất hay.

Còn phương pháp đánh nhịp của Thầy Ngộ Thông, tình thực Diệu Âm chưa biết qua, nhưng cũng có nhiều người tán thán lắm. Vì trong những năm qua, Diệu Âm theo tu chung vói đại chúng của Tịnh Tông Học Hội nên chỉ biết có cách tu theo địa chung, còn ngày thường thì kinh hành niệm Phật, nên không biết làm sao so sánh.

Nói chung tất cả đều tùy duyên, hãy để tự mỗi người tìm lấy phương thức tu thích hợp nhất của họ thì được nhiều thiện lợi... Người thích niệm chậm nên kết nhóm niệm chậm. Người thích niệm nhanh nên thành lập nhóm liên hữu niệm nhanh để hỗ trợ nhau. Mục đích chính vẫn là niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, đều tốt cả.

Cố gắng giúp đỡ nhau, khuyến tấn nhau để cùng nhau tu học. Đây chỉ là phương tiện tạo tư lương để vãng sanh, chứ không phải là mục đích.

Nghĩa là, người niệm chậm không nên chê người niệm nhanh. Ngưòi niệm nhanh không được khinh thường ngưòi niệm chậm. Nếu chê bai nhau thì chúng ta bị phạm vào Chấp Trước. Nhất định không tốt!

Còn một vấn đề khác đạo hữu nêu ra là "Nhật tâm bất loạn", xin thưa rằng cảnh giới này trước đây Diệu Âm cũng từng lầm lẫn qua, cứ tưởng rằng một vài phút tâm hồn an tịnh nào đó thì cho là "Nhất tâm bất loạn". Nhưng sau này hiểu ra thì không phải vậy đâu.

Nhất tâm bất loạn là cảnh giới chứng đắc cao lắm, có lẽ rằng trong đời này, như sức của D/Â, không dám mơ tới.

Chư Tổ dạy, niệm Phật không cầu nhất tâm bất loạn thì mới có thể Nhất tâm bất loạn, nếu còn đặt vấn đề nhât tâm bất loạn thì không bao giờ được Nhất tâm bất loạn. Vì không còn để ý đến nhất tâm bất loạn thì tâm mới tịnh, còn cứ cầu mong lung tung thì tâm càng loạn thêm. Nếu tham cầu nhiều quá cũng dễ đi đến chỗ vọng tưởng sai lầm, có thể bị nguy hiểm về sau!...

Trong quá khứ, cũng như gần đây, nhiều người đã tự nhận chứng đắc đến cảnh giới này. Nhưng hình như sau đó họ đã gặp khá nhiều trở ngại! Thấy đó mới biết lời chư Tổ khuyến cáo không sai!

Tổ Ấn Quang dạy, phải luôn tự coi mình còn thấp kém. Đây là Ngài nhắc nhở chúng ta đó. Ngài nói vãng sanh là do lòng thành kính mà cảm đến Phật lực gia trì,vậy thì thành tâm niệm Phật là hay hơn. Chư Tổ còn dạy, hãy nhìn những điều tốt, đừng nhìn điều xấu, cố gắng xét lỗi mình, chớ nói lỗi người, để tránh bớt nghiệp, giữ tâm thanh tịnh. Cứ thế mà tu, rồi thành tâm niệm Phật cầu vãng sanh.

Và hơn nữa, hãy chuẩn bị thật kỹ người hộ niệm, thì khi lâm chung mình dễ được an toàn nương theo Phật lực gia trì, 10 niệm vãng sanh thì hay hơn.vậy.

Diệu Âm.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Chủ Đề: Giải Oan Gia
Hỏi:
Mẹ em trước khi về VN, ở bên đây rất tinh tấn niệm Phật, mọi ngày đều tụng kinh A Di Đà, trong thời gian ở VN mẹ em có nhiều biểu hiện ( behavior) khác lạ, em không biết giải thích (explain) làm sao chị biết rằng dường như có oan gia trái chủ theo sát. Tụii em rất lo lắng, ngoài việc niệm Phật cầu xin chư Phật gia hộ, tụi em không biết phải làm sao.

Trả lời:

Kính Bs Diệu Huệ,

Diệu Âm xin gởi lời thăm Cụ Diệu Thiện, mẹ của Bs. Cụ Diệu Thiện tâm đạo rất tốt, biết niệm Phật, biết đường cầu vãng sanh Tịnh độ. như vậy là tốt. Mong gia đình yếm trợ cụ cho trọn vẹn. Ngoài ra không có gì trở ngại đâu. Khi về VN qua, nhiều khi thay đổi không khí nên khó chịu một vài hôm đó thôi. Trước tiên xin cô Diệu Huệ hãy an lòng về người mẹ, Diệu Âm thấy cụ rất hiền và đáng kính.

Điều thứ nhất, tại sao lại nghĩ rằng có oan gia trái chủ theo? Có thấy không hay chỉ nghĩ như vậy thôi?

1- Nếu thấy rõ ràng có oan gia trái chủ thì mình mau mau cầu giải liền đi?
Bằng cách:
- Thành tâm sám hối nghiệp chướng, sám hối những lỗi lầm của mình, nhất định đừng làm sai trái nữa, nhất là chấm dứt sát sanh.
- Thành tâm khuyên oan gia trái chủ niệm Phật cầu siêu sanh là hay hơn hết, đừng nên bám víu vào cõi vô thường đau khổ này làm chi cho thêm đau khổ!
- Còn mình thì ngày đêm tụng kinh, niệm Phật hồi hướng công đức cho họ. Cố gắng phóng sanh lợi vật để sám nghiệp rất tốt.

2- Nếu chỉ nghĩ rằng là có oan gia chứ không biết sự thực như thế nào, thì tốt nhất đừng nghĩ thêm nữa. Phật dạy, tất cả đều do tâm tạo, những sự suy nghĩ của mình thường gạt mình vào những chỗ thực thực hư hư không tốt. 1 nghi thì 10 ngờ, 1 ngờ thì 10 nghi, nghi - ngờ; ngờ - nghi... cứ thế làm cho mình rối lên, từ chỗ không có chuyện thành ra có chuyện. Không tốt!

Niệm Phật xóa tan tất cả ách nạn. Người niệm Phật được chư Long-Thiên hộ pháp bảo hộ, làm cho mình an toàn. Niệm Phật có chư Bồ tát gia trì bảo vệ, còn có điều kiện nào an tâm hơn? Vững tâm niệm Phật thì tất cả những sự chập chờn trong tâm sẽ tan biến. Niệm Phật mà tâm không an chính vì mình còn thiếu lòng tin đó thôi. Hãy mau mau củng cố niềm tin cho vững vàng.

Người niệm Phật thiếu niềm tin vững vàng thường bị những sinh hoạt chung quanh chi phối làm chao đảo. Người mới khởi phát tâm niệm Phật thường nên chuyên tu một thời gian mới tốt, chớ vội phát tâm làm việc đạo sớm. Vì tâm đạo thì có, nhưng lực thì chưa có, gọi là "Lực bất tòng tâm", cũng dễ gặp chướng ngại làm cho mình thối tâm Bồ đề. Những chướng ngại này, nói cho có vẻ Phật học một chút, gọi là "Ma chướng".

Ví dụ, mình muốn niệm Phật cầu vãng sanh, mình tin như vậy nhưng lý đạo chưa được thông suốt. Khi đi ra ngoài, ít ai hiểu đến đạo lý này, họ chê bai. bài bác, ngăn trở hoặc không đồng thuận với mình, hoặc có những luận điệu phản chống lại, v.v... Đậy là những thử thách rất thường xảy ra, làm cho mình chao đảo và thối tâm. Nghĩa là, lòng tin của mình bị giảm sút.

Những gì làm cho tâm mình thối chuyển gọi là "Ma chướng". Bị "Ma chướng", thực ra chỉ vì tâm mình chưa vững, thành ra bị hoàn cảnh chuyển đổi. Tâm không vững gọi là "Nội Ma". Hoàn cảnh hỗn loạn bên ngoài gọi là "Ngoại Ma", hay gọi là "Thiên Ma".

Như vậy, ngoại ma hay nội ma đề do tâm của mình sanh ra cả. Tâm vững là chánh tâm, chánh tâm sẽ chuyển đổi hoàn cảnh theo chánh đạo, tất cả đều hỗ trợ tốt.

Tâm không vững, thì bị hoàn cảnh chi phối, chuyển đổi theo chiều hưóng bên ngoài, gọi là tà đạo. Tà đạo này suy cho cùng là do tâm của ta bị "Tà" trước.

"Chánh" là thẳng, là trực. Tu chánh là đi thẳng một đường tới chỗ thành tựu. "Tà" là không thẳng, đi xeo xéo, đi lần quần, đi vòng vo, v.v... Tu Tà là tu không thẳng, tu suốt cuộc đời, hết đời này qua đời khác, tu tới vô lượng kiếp... cũng không tới đích!

Tu hành mà không có đường rõ rệt, nhắm về tương lai mà không có hướng đến nhất định, thường bị vướng vào cái tệ hại này. Người tu hành mà không có sự hướng dẫn tốt thường bị vậy,

Phật giáo là đạo thoát ly sanh tử luân hồi, thế mà nhiều người tu học Phật lại chưa bao giờ dám nghĩ đến chuyện vượt thoát sanh tử luân hồi, chưa có tâm muốn qua khỏi tam giới, không bao giờ nghĩ rằng mình có thể vãng sanh Tây-phương Cực-lạc để hoàn thành đạo quả, trong khi lời Phật dạy rõ ràng rằng: niệm Phật vãng sanh Cực lạc.

Tất cả đều do niềm tin quá bạc nhược, quá thiếu phước thiện, thành ra học Phật mà lại nghi ngờ lời Phật, không theo lời Phật dạy, không chịu y giáo phụng hành. Ngược lại, ưa thích chạy theo những thứ triết lý bóng bẫy của người đời, những kiểu lý luận lòng vòng của thế gian, ở đó chỉ cần lòe ra một chút tâm lý mà mê tít, rồi mạnh dạn đem cả công phu và lý tưởng tu hành của mình để đổi lấy từng chút hào nhoáng phù phiếm, tạm bợ, tìm kiếm một vài cái phước báu nhỏ nhen trong tam giới lục đạo, mà quên mất lối giải thoát.

Tu hành như vậy, dù rằng, tiếng là đang tu theo Chánh-Đạo, nhưng kết cuộc không thể nào đạt được Chánh-Quả! Tu mà không đạt được chánh quả thì nhất định còn bị trối buộc trong nghiệp Ma. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật dạy, "người quên mất tâm giác ngô, mà đi tu các hạnh lành. đó toàn là nghiệp của ma", là chỉ cho việc này đây!...

Tâm giác ngộ là tâm thành Phật. Muốn thành Phật thì phải về Tây phương Cực lạc. Vì về tới Tây phương cực lạc thì một đời thành Phật.

Không lo chuyện thành Phật, chỉ dẫn dắt chúng sanh tạo nghiệp thiện, quên bẵng chuyện thoát ly sanh tử luân hồi, làm cho chúng sanh đời đời kiếp kiếp bị kẹt trong tử sanh không thoát nạn được. Ngài Tĩnh Am nói, thiện nghiệp càng lớn, sanh tử càng nặng.... như vậy làm sao thành đạo?

Cho nên, dạy chúng sanh làm thiện mà không biết dạy hướng giải thoát, thì chẳng khác gì nhử cho chúng sanh một miếng mồi thật ngon trong cái bẫy sanh tử. Ngược lại, người biết hướng giải thoát mà không chịu làm thiện, chính là người biết được đường đi nhưng bị thiếu cơm ăn. Vì vậy, tu thiện rất cần, nhưng xin đừng ngừng lại đây, hãy hướng tới Tịnh nghiệp mới đúng.

Trong kinh Phật có câu: Tâm tịnh quốc độ tịnh. Hay nói ngược laị, tâm loạn quốc độ loạn. Nghĩa là, tâm mình vững vàng, thanh tịnh thì hoàn cảnh chung quanh sẽ ảnh hưởng cái tâm của mình mà dần dần sẽ thanh tịnh. Ngược lại tâm mình chưa có chỗ nương dựa vững vàng, còn chơi vơi, thì dần dần sẽ bị xã hội lôi cuốn mà loạn lên giống như xã hội đang loạn vậy.

Chính vì vậy, chúng ta cần hàm dưỡng công phu, cố gắng niệm Phật cho nhiều, khi ra ngoài gặp những người không biết tu hành, chống đối, hiểu lầm hay những sinh hoạt trái nghịch nào khác thì đừng nên chú ý đến, đừng nên can thiệp vào, tốt nhất là lánh xa để tâm ta khỏi bị chao đảo.

Tâm chưa thanh tịnh rất cần hoàn cảnh thanh tịnh. Hãy cùng nhau tạo mội trường thanh tịnh để giúp đỡ nhau thoát được nhiều ách nạn. Sự lo lắng, buồn phiền, sợ sệt, nghi ngờ, v.v... đề có ảnh hưởng không tốt! Những người chung quanh cố gắng đừng sơ ý tạo những ý tưởng tiêu cực, đây là một thứ từ trường không tốt cho nhau. Người sắp chềt mà ta biết cách hướng dẫn, họ còn vui vẻ, thích thú, vững tâm để vãng sanh thay huống chi là sự nghi ngờ không căn cứ, một vài nét buồn man mác vu vơ!

Trở lại chuyện của Cụ, Cụ bị khó chịu trong người có lẽ vì thấy người thân của Cụ bị bệnh, nằm trên giường nhiều năm mà cứu không được, nên đâm ra ưu buồn đó. Người chị em của Cụ chưa hiểu đạo lắm, có vẻ còn sợ chết, bên cạnh đó, trong địa phương chưa có BHN, chưa ai nắm vững cách thức cứu người Vãng Sanh. Chắc chỉ vậy thôi, không có gì liên quan đến oan gia trái chủ đâu.

Xin Bs hãy khuyên Cụ rằng, mỗi người đều có phần số riêng, nghiệp ai nấy trả. Mình biết đạo thì cố hết sức khuyên giải, nhưng được hay không còn tùy thuộc vào nhiều nhân duyên khác. Điều cần nhất là chính ta phải lo tu hành để thành đạo. Thành đạo rồi thì thiếu gì dịp để cứu độ nhau.

Trong việc tu hành giải thoát, muốn giải thoát thì chính ta phải tự cởi mở những chướng ngại, buông hết những vướng mắc ra.

Cứu người thì tốt, nhưng cứu người không được làm cho mình buồn phiền, vì buồn phiền cũng là một sự vướng mắc. Tu hành thì tốt, nhưng tu mà thõa mãn với công phu của mình thì cũng bị vướng mắc. Đã vướng mắc thì chính mình bị kẹt.

Thôi thì an nhiên là tốt. Tất cả đều có nhân - duyên - quả. Thưa với Cụ nên tùy duyên để tâm mình thanh tịnh là điều tốt đẹp vậy.

Khuyên cả gia đình đều phát tâm niệm Phật, cầu Tam Bảo gia trì, nên phóng sanh lợi vật,... đem công đức hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, hồi hưóng cho oan gia trái chủ, hồi hướng cho ông bà cha mẹ, thân quyến trong nhiều đời kiếp để họ được lợi lạc, khuyên họ nên niệm Phật cầu vãng sanh tịnh độ.

Riêng mình xác lập cho vững đường vãng sanh, đừng chao đảo mà lỡ luống qua cơ hội này, khó tìm lại lắm.

Chúc Bs Diệu Huệ vạn sự kiết tường.
Chúc Cụ vui trong tiếng niệm Phật vãng sanh.

Diệu Âm
Sửa lần cuối bởi hieuphuctien vào ngày 03/02/09 19:34 với 1 lần sửa.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi:

Cách đây một tuần, LH có gửi mail, hỏi ý kiến của Sư huynh để hộ niệm cho bác Nguyễn thị Hùng, 92 tuổi, mẹ nuôi của LH. bác này đã tu tập cả đời Bác, nhưng từ ba năm nay, trở bệnh nặng, nhất là từ ba tháng nay, Bác không tự đi đứng được nửa, ăn thì vẩn ăn được, nhưng lúc nào củng có vẻ mệt mỏi, khi LH đến tụng kinh cho Bác nghe, phải lay Bác để bác tỉnh ngủ, nhưng nhiều khi mở mắt ra , thì củng nhắm lại ngay, hình như là bác mêt mỏi, không thiết gì nửa...LH thương Bác lắm, tự hỏi, nếu bác ra đi, mà tâm không nhớ Phật thì công trình tu tâp của bác củng như không sao Sư Huynh?
Mổi ngày, LH tụng cho bác nghe kinh Vô Lượng Thọ, từ phẩm 32 đến phẩm 37, sau đó 3 chuổi NAMMO A DI ĐÀ PHẬT, Theo Sư Huynh, LH tiếp tục như vậy, hay tụng kinh khác???

Mổi lần đến, LH ngồi bên giường bác, gỏ mỏ, đánh chuông, lâu lâu sờ mặt Bác, nhăc bác nhớ Phât, có ngày LH hỏi bác nghe không thì Bác nói có, vậy là bác không phải hôn mê đâu, làm như bác không thiết gì nửa , nên cứ nhắm mắt hoài...

lần nửa làm rộn Sư Huynh, nhưng LH lo quá, các con bác đều lai Tây, anh chị ấy không biết gì hết về tống táng, nên tứ lâu lắm rồi, bác đã dặn dò LH mời Thày nào cho Bác,v...v...tháng 3 này LH đi qua Úc thăm má LH ở Perth, đến 15/04 mối về, Lh sợ không biết có trể quá khong?

Xin cám ơn Sư Huynh trước NAMMÔ A DI ĐÀ PHẬT





Trả lời:
Người già như trái chín cây, hãy mau mau lo liệu chớ nên lơ là!

Thế gian người thọ đến trên 90 cũng đã quá cao, bao nhiêu khổ cực của cuộc đời này cũng đã quá đủ rồi. Mau mau hãy chán chê nó đi để quyết định cho tương lai!

Điểm đầu tiên là người đã tu tập suốt đời, nhưng sau cùng cũng không thoát khỏi nghiệp chướng báo hại. Đây là một bài học thích đáng cho mọi người.

Tu thì tạo phước lành, phước lớn thì được hưởng phước. Phước này nếu có thì hưởng được phước báu nhân thiên. Không tu thì tạo nghiệp xấu. Nghiệp xấu này gây chướng ngại cho đường giải thoát.

Nhưng so sánh ra, một người trong thời mạt pháp này có nghiệp xấu ác nhiều lắm. Chính vì thế, dù có tu nhiều nhưng phước lành cũng khó đè bẹp nghiệp xấu. Hơn nữa, việc tu hành đời này chưa đủ duyên để kết thành quả tốt để hưởng, trong khi đó coi chừng nghiệp nhân trong quá khứ đã hợp được duyên mà phát sinh ra, dẫn vào các đường xấu ác để thọ khổ.

Chính vì vậy, tu hành phải biết cách tu mới có cơ hội giải thoát cảnh tử sanh. Nếu sơ ý, sẽ mãi mãi lần quần trong cảnh luân hồi đau khổ. Tệ hơn nữa, nếu rơi vào tam ác đạo thì sự đau khổ này làm sao diễn tả cho nên lời!

Vậy thì tu cách nào đây? Câu hỏi của cô Liên Hương thật là hay: nếu bác ra đi, mà tâm không nhớ Phật thì công trình tu tập của bác cũng như không sao?

Muốn nhớ Phật thì ngày ngày phải niệm Phật, niệm mãi, niệm mãi. Cứ A-di-đà Phật mà niệm, niệm thành thói quen, không cần tìm hiểu gì thêm nữa, thì cuối cùng sẽ nhớ Phật thôi.

Nhất định đừng rời câu Phật hiệu "A-di-đà Phật" nhé.

Một ý niệm cuối cùng quyết định đời kiếp tương lai. Tu suốt đời nhưng không xác lập rõ đường đi, nẻo về, cứ loay hoay trong nghiệp nhân quả báo thì sau cùng cũng tùng theo nghiệp nhân quả báo mà thọ sanh, nghiệp nào mạnh nó lôi mình đi. Đi theo nghiệp thì làm sao thoát được nghiệp để vượt tam giới, thoát tử sanh?

Phải xác định đường đi điểm về ngay bây giờ đi, chứ không phải chờ đến lúc sắp chết rồi mới tính. Coi chừng quá trễ đó, ân hận cũng thành thừa!

Tu thiện thì tạo nghiệp thiện, nhưng đừng quên điều này, là nghiệp chướng của chúng sanh thời này đã quá nặng, căn cơ đã quá thấp, trí huệ bị che lấp, v.v... Trí huệ đã bị che lấp nên thường mê mờ, nhiều vọng niệm, vọng tưởng sai lầm khởi phát ra, hướng dẫn tới những hướng đi sai lầm!.... Chính vì thế, dù có đang tu tập vẫn có thể thường tạo nên nghiệp nhân xấu ác như thường!

Môt chứng minh cụ thể, là có người tu hành suốt cả đời nhưng sau cùng ngày ra đi vẫn bị mê man bất tỉnh, xuôi tay buông thần thức trôi theo dòng nhiệp lực.

Tại sao vậy? Nghiệp chướng nặng.

Nếu không bị mê man bất tỉnh, thì chính họ nhiều lúc cũng không biết điểm về là đâu, đường nào giải thoát, đường nào luân hồi!... Chắc khó tránh khỏi những cạm bẫy hiểm nghèo của oán thân trái chủ!

Tại sao vậy? Sát sanh hại vật nhiều quá, ma chướng nhiếu quá.

Như vậy, dù có tu cũng chưa chắc thoát nạn! Tu nhiều có phước, nhưng có phước mà không biết đường giải thoát, thì nhiều lắm cũng hưởng một chút phước hữu lậu nhân thiên nào đó ở đời sau, vẫn còn trong cảnh lục đạo luân hồi, chưa thoát được đại nạn!

Tu hành mà cứ nhắm đến những cảnh giới trong sáu đường sanh tử thì thật sự còn quá sơ sót vậy!

Lý luận hay, kiến thức giỏi... không phải là ngộ đạo đâu. Vin vào đó coi chừng chúng sẽ là những mảnh ván kiên có kết thành cái hòm thật chắc, gói trọn huệ mạng của mình, chôn vùi trong cảnh sanh tử khổ đau vạn kiếp đó!

Phải huân tu câu A-di-đà Phật, đó là đường đi. Phải phát nguyện vãng sanh hằng ngày,đó là điểm về. Phải xác định rõ ràng đường đi, điểm về thì ngày mãn phần đâu sợ gì lạc đường nữa?

Phải lo trước, đừng để tới đường cùng rồi mới tính. Không có phép mầu nào đặc biệt dành cho ta đâu..

Trở lại tình trạng của cụ.

Đây có lẽ là bệnh già, Cụ sẽ yếu dần yếu dần để chờ chết. Sự mệt mỏi là sự đương nhiên, không cần ngại.

Hãy lựa lúc nào cụ thức dậy, tỉnh táo nhất, không ngủ để hộ niệm. Lúc cụ ngủ thì cần có người bên cạnh niệm Phật, nếu cụ tỉnh lại thì lợi dụng lúc đó mà vui vẻ khuyến tấn, nhắc nhở, khuyên cụ mau mau buông xả tất cả, thành tâm niệm Phật cầu vãng sanh Tây-phương cực lạc.

Hãy nói rõ với cụ, đến giờ phút này, nếu không chịu niệm A-di-đà Phật, thì nhất định không còn lối thoát an toàn. A-di-đà Phật phát 48 đại nguyện độ tất cả chúng sanh, trong đó chắc chắn có cụ. Cụ tin tưởng niệm Phật cầu vãng sanh thì được vãng sanh. Vãng sanh thì thành đạo, sẽ sung sướng. Nhất định không bị chết.

Nếu cụ Không tin tưởng, không chịu niệm Phật, không muốn vãng sanh thì chắc chắn sẽ bị chết. Không ai cứu được. Chết thì bị đọa lạc! Ngàn vạn kiếp bị khổ đau! Dễ sợ lắm!

Chính cụ phải tự niệm Phật, tự phát nguyện vãng sanh.. Không ai ép buộc cụ được.. Chúng ta chỉ khuyên, dùng nhiều tâm lý khuyên nhắc. Đừng làm điều gì gây phiền não cụ. Chúng ta tận sức, nhưng phải biết tùy duyên.

Không nên nôn nóng, hấp tấp. Ví dụ, vì gấp muốn cụ niệm Phật mà cứ mãi đánh thức cụ dậy sẽ không tốt, vì nên nhớ cụ đang yếu đuối, đang mệt lã người. Nếu sơ ý cứ bắt cụ thức dậy để niệm Phật thì làm cho cụ bực mình, tự ái, bất cần, phiền não... Không tốt!

Tìm một cái máy niệm Phật để bên cạnh để cụ được nghe thường xuyên câu Phật hiệu để nhập dần vào tâm.

Hãy tìm người biết hộ niệm đến niệm A-di-đà Phật mà hộ niệm cho cụ. BHN họ biết cách khai thị, khuyến khích, hướng dẫn. Trong giai đoạn này, tổ chức từng đợt niệm Phật bên cụ, khuyên cụ niệm Phật cầu sanh Tịnh độ là tốt nhứt. Hãy xem kỹ những video hộ niệm vãng sanh để học cách khai thị, hướng dẫn, chăm sóc người bệnh vãng sanh.

Nếu chưa từng hộ niệm qua thì tìm xem những cuộc nói chuyện về HN của Diệu Âm. Diệu Âm chỉ có một đề tài duy nhất là "Niệm Phật - Hộ Niệm - Vãng Sanh", nói đi, nói lại, nói tất cả những gì cần thiết liên quan đến việc HN. Xin xem qua để tìm hiểu thêm.

Người HN phải có khả năng khai thị. Tổng quát, cần phải vui vẻ, tin tưởng, nói năng phải thoãi mái... Nói chung luôn luôn có trạng thái tích cực, trực tiếp, đơn giản, hết lòng nâng đỡ, động viên tinh thần người bệnh vươn lên, làm cho người bệnh không sợ chết, coi cái chết nhẹ nhàng, hơn nữa coi việc xả bỏ báo thân này là cơ hội tốt để giải thoát, để được sớm vãng sanh về với A-di-đà Phật.

Khai thị là nói thẳng trọng tâm, gỡ rối tại chỗ, khuyên buông xả để niệm Phật chứ không phải thuyết giảng đạo lý... Nhất định đừng dùng đến những danh từ khó hiểu, hay những thuật ngữ cao siêu mà gây loạn tâm người bệnh.

Đừng có những lời nói, cử chỉ, hành động nào u sầu, buồn thảm, tức bực, lo lắng, rơi lệ, vừa nói vừa khóc, không cần những câu chúc đẩy đưa, không cần những lời thăm bệnh: nóng lạnh, cầu may, hỏi chuyện Bác sĩ, không cần tìm thuốc thang chữa cầu may, v.v... vì những điều này, nếu sơ ý đưa ra sẽ tạo sự quyến luyến, tiêu cực, sợ chết, tham chấp thân mạng... sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý bệnh nhân.

Người thân nhân thường xuyên lạy Phật cầu xin Tam Bảo gia trì, cầu sám hối thay cho người bệnh. Nên thường phóng sanh để hồi hướng công đức cho cụ được giải hiều ách nạn mà vãng sanh.

Tụng kinh, tụng chú đều tốt, nhưng không tốt bằng mời các nhóm họ niệm đến khuyên giải và hộ niệm cho Cụ. Hộ niệm là khuyên giải người bệnh mạnh dạn buông xả tất cả để niệm Phật cầu vãng sanh, chứ không phải chờ chết rồi đến tụng kinh cầu siêu.

Nếu không có BHN, thì người trong gia đình nên chia phiên nhau vừa chăm sóc vừa niệm Phật với cụ. Mỗi lần có được hoặc một, hoặc hai, hoặc ba... người đều có thể HN được.

Người bệnh phải tin tưởng, phát nguyện tha thiết, niệm Phật thành tâm, đây là điều tiên quyết. Nếu người trong gia đình tin tưởng, quyết lòng hỗ trợ, cộng với có sự hộ niệm tốt, thì 90% có thể cụ được vãng sanh, ra đi thoại tướng sẽ tốt đẹp bất khả tư nghì!

Hãy tin tưởng thật vững chắc vào câu Phật hiệu A-di-đà, tin vào đại nguyện của đức Di-đà mà cứu cụ. Nhất là phải tìm mọi cách khuyên nhắc cụ tin tưởng vào sự cứu độ của A-di-đà Phật, buông xả tất cả để tha thiết cầu vãng sanh, cố gắng dành hết thời gian niệm câu Phật hiệu A-di-đà. Được vậy là cơ hội cho LH cứu độ người mẹ nuôi rồi đó.

Nếu không tin, không chịu làm theo thì Diệu Âm này không biết cách nào khác hơn!

Ở Perth, hãy liên lạc với Niệm Phật Đường Liên Hoa, Đt: (08) 9248 1278 (nhà); hoặc: 0413 072 924 (Mobile), liên lạc với anh Hạp, mời họ tới HN.

Chúc Cụ sớm thoát nạn sanh tử

Diệu Âm


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi 2:
Em nghe mẹ em kể anh Diệu Âm có tiếp xúc với người chị bà con bi bệnh Ung thư, nhờ thành tâm niệm Phật nên bệnh đã lui. Nhưng lai nghe anh Diệu Âm dặn rằng khi nào chuẩn bị Vãng sanh, hãy báo cho anh biết để anh tổ chức Hộ niệm từ xa. Tụi em có thể làm gì để giúp đỡ chị ấy được chắc phần Vãng sanh?

Trả lời:
Chuyến về VN 11/08, Diệu Âm đã tiếp xúc được người chị bị bệnh ung thư mà được hết bệnh của Bác sĩ. Thật là vui! Chị đó rất vui mừng khi gặp Diệu Âm, và nói chuyện rất nhiều về bệnh tình của chị. Chị bây giờ rất giác ngộ đường tu hành, tin tưởng Phật pháp rất cao, rất thành tâm niệm Phật, Diệu Âm xin kể sơ lại một đoạn nói chuyện cho Bs nghe. Diệu Âm hỏi:
- Chị bị ung thư và bây giờ hết rồi hã? - Dạ.
- Chị niệm Phật bao lâu? - Dạ khoảng 7 tháng.
- Bây giờ Chị vui lắm phải không? - Dạ rất vui.
- Chị tin Phật pháp chưa? - Em tin tuyệt đối, em quyết định niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương.
- Bây giờ Chị có còn sợ chết nữa không? - Em không sợ chết, mà em cón muốn vãng sanh sớm nữa, ở đây làm chi cho khổ . Ngày nào còn sống em niệm Phật, ngày ra đi em theo A-di-đà Phật về Tây phương.
- .........
- Nhớ nghen, trước khi vãng sanh, nếu có thể thì chị nên cho tôi hay với, tôi sẽ cố gắng giúp chị bằng cách giới thiệu hoặc mời những ban hộ niệm họ tới hộ niệm cho chị. Phải cẩn thận hộ niệm mới vững tâm. - Dạ........

Câu chuyện là như vậy. Chứ tôi không có nói rằng, báo cho tôi biết để tôi tổ chức hộ niệm từ xa đâu..

HN cho người bệnh vãng sanh cần phải ở bên cạnh bệnh nhân, khai thị, hướng dẫn, hóa gỡ chướng nạn nếu có, và niệm Phật thành tiếng để hỗ trợ cho họ mới được, chứ ở xa thì nhiều lắm là chỉ hồi hướng công đức mà thôi.

Trên thực tế, đã nhiều lần Diệu Âm được các BHN, hoặc thân nhân ở xa, điện thoại tới nhờ Diệu Âm nhắc nhở hướng dẫn, khuyên giải cho bệnh nhân qua điện thoại thì có. Đây chẳng qua vì sự nế nang, tin tưởng hoặc tình cảm mà thôi. Vì để góp sức cứu người, tôi cũng không câu nệ, và thường vui vẻ để góp công hùn phước tạo thêm tín tâm cho người bệnh vững tâm niệm Phật hầu được vãng sanh. Đây là đòn tâm lý, chứ chính Diệu Âm này không có khả năng đặc biệt nào cả, Xin Bs đừng hiểu lầm.

Người chị bị bệnh ung thư tới giai đoạn chót nằm chờ chết. Chị biết buông xả, phát lòng niệm Phật cầu vãng sanh và được hết bệnh, thực ra chính là vì mạng số của người chị chưa hết. Giả như chị không niệm Phật thì đến nay chị cũng chưa chết, nhưng chị bị đau đớn đến mê man bất tỉnh, xỉu lên xỉu xuống trên giường.. Chị phải chịu cảnh khổ này qua nhiều năm tháng. Cái khổ nạn nói sao cho xuể!

Thế nhưng nhờ chị thành tâm niệm Phật, quyết buông hết để cầu vãng sanh, Do chị làm đúng theo pháp niệm Phật nên nghiệp bệnh của chị tự nhiên thuyên giảm.

Trong pháp hộ niệm vãng sanh, chư Tổ trong Tịnh tông thường nói rằng, thành tâm niệm Phật cầu vãng sanh, nếu thân mạng chưa hết thì tự nhiên hết bệnh. Nếu thân mệnh đã mãn thì được Đức Di Đà phóng quang tiến dẫn vãng sanh.

Hiện tượng hết bệnh của người chị của Bs chứng minh rõ ràng việc này. Trong một thời gian ngắn ngủi nói chuyện với chị, Diệu Âm giải thích thêm về hiện tượng này cho chị hiểu rằng, chị hết bệnh là do lòng chí thành niệm Phật mà được Phật lực gia trì. Thay vì chị phải tiếp tục bị đau đớn, thì giờ đây chị được thoải mái để niệm Phật. Tôi khuyên chị hãy vững tâm niệm Phật cho đến ngày mãn cuộc đời.

Chị có hứa sẽ quyết tâm niệm Phật cầu vãng sanh.

Trường hợp của chị, khi phần số mãn thì có thể bịnh sẽ tái phát và theo dịp đó chị vãng sanh luôn. Rất nhiều trường hợp buông xả niệm Phật cầu vãng sanh mà hết bệnh, có người hết bệnh 1 năm rồi tái phát để vãng sanh, có người 2 năm, 3 năm, 4 năm v.v... và đã có người niệm Phật hết bệnh luôn, hơn 15 năm qua vẫn đang còn sống, (ví dụ như ông Lý Mộc Nguyên ở Singapore, đến nay vẫn còn sống).

Câu Phật hiệu nhiệm mầu bất khả tư nghị. Mong cho ai biết được những tin tức này, phát khởi tín tâm vững mạnh, thành tâm niệm Phật. Thành tâm thì sẽ có cảm ứng. Chớ nên nghi ngờ.

Cái mạng này, sống chết đã có số phần. Người thành tâm niệm Phật có thể cải đổi mạng số. Đổi cái thân nghiệp báo thành cái thân nguyện lực. Đừng chấp vào cái túi thịt này mà bị chết, bị khổ ải trăm bề. Hãy phát tâm cứu độ chúng sanh vãng sanh Tây-phương Cực lạc thì cái thân này trở thành thân nguyện lực vậy.

Bây giờ, có thể làm gì để giúp đỡ chị ấy được chắc phần Vãng sanh?

Cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho chị niệm Phật. Nếu có thể Bs nên giúp cho chị một NPĐ nho nhỏ, ví dụ sửa sang một căn phòng nhỏ, gọn gàng, sáng sủa trang nghiêm để giúp chị có chỗ niệm Phật an ổn và nhân tiện chị có thể hướng dẫn gia đình và vài người trong làng cùng niệm Phật. Chính nhóm nhỏ người này sẽ là Ban hộ niệm giúp chị vững vàng vãng sanh, và giúp người khác trong làng khi lâm chung được vãng sanh Cực lạc.

Công đức vô lượng,

Diệu Âm


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi 4:
... Thật rất tiếc KN đã không có phước để biết anh sớm hơn, vì khoảng đầu tháng 8/2005 Ba KN & KN cùng với ... có đi một vòng thăm vài trại mồ côi quanh Saigon mà lại không nghe ... nói gì về kinh nghiệm của vấn đề trợ niệm, sau đó không lâu thì Ba KN mất và tụi KN lại 1 lần nữa lỡ 1 việc làm nghiêm trọng này, để đến bây giờ luôn mang trong lòng tội bất hiế'u & nỗi ân hận dày vò đến rướm máu!

... Nên last month, khi nghe được cuốn "Khuyên người niệm Phật" của anh, gia đình KN buồn lắm, mấy đứa em KN in ra rất nhiều đem đưa hết cho các thầy và các sư cô nhiều chùa rồi nhắc tất cả phải nghe cho kỹ để còn làm đúng như vậy hầu mang lại lợi ích cho người mất. Ngay cả thầy ... cũng đang xin một số CD này.

Hầu hết ở đâu ... cũng vậy, khi Má KN mất KN đi ... xin một lời khuyên là KN và gia đình nên làm gì để người mất được lợi ích thì 2/3 khuyên đọc kinh Địa Tạng, 1/3 khuyên đọc Kinh A Di Đà. Duy nhất "spirit" của Má KN là khuyên tụi KN niệm A Di Đà Phật và ... khuyên nên phóng sanh và làm lễ trai tăng để hồi hướng.

KN có nói với chi. QThiện KN muốn tham dự vào Đạo Tràng của chi. QT & KN đang sắp xếp thời gian.

Trả lời 4:

Một người trong một đời này có phước phần được hộ niệm lúc lâm chung không phải là sự ngẫu nhiên, mà do cái nhân lành tu được trong nhiều đời liếp trước. Cho nên, được vãng sanh suy cho cùng cũng đều có nhân quả.

Chúng ta đều dựa vào nhân và duyên của một người mà giúp họ hưởng cái quả báo tốt đẹp mà thôi.

Tin được pháp môn niệm Phật khó lắm! Một người khi gặp pháp niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ mà không tin là chuyện thường. Vì con người trong thời này rất thiếu thiện căn. Chính vì thiếu thiện căn đã xui khiến họ nghi ngờ pháp Phật, không chịu nương theo lời Phật dạy.. Ngược lại, những sự lý luận thường tình của người thế gian lại hấp dẫn họ. Ví dụ: có người nói rằng, sống mà không lo chuyện thực tế, lại cứ nghĩ đến chuyện hão huyền trong tương lai làm chi? Hoặc, nếu có Tây phương thì Chư Phật còn phải tu vô lượng kiếp mới về tới đó để thành đạo quả thì đâu có lý do gì một phàm phu niệm Phật một đời mà có khả năng mơ tới, v.v.. và v.v...

Không tin vào câu Phật hiệu là do thiếu thiện căn. Thiếu thiện căn thì dù tu tập có hay cách nào đi nữa nhiều khi vẫn chỉ lòng vòng trong những thứ phước báu hữu lậu, giả tạm của thế gian, chứ khó có thể thoát vòng sanh tử trong đời này.

Người thiếu thiện căn cho thế giới Tây phương là hão huyền, nhưng không ngờ chính họ đang bám vào những điều quá hão huyền để tiếp tục chịu sự huyễn mộng vô thường đắng cay! Đây chỉ vì mê mà mất cơ hội giải thoát vậy!

Điều con người đang nghĩ đang thấy là quá giả tạm mà ít ai ngộ ra! Khi chết đi rồi tự họ sẽ biết thế nào là thực tế, nhìn nấm mồ hoang lạnh trong nghĩa điạ mới biết thế nào là huyễn mộng. Người mê muội mới nghĩ rằng chết là hết. Người giác ngộ phải hiểu rõ rằng cái xác thì rã nát dưới ba tấc đất, nhưng chính con người đó đang bị thảm nạn khổ đau trong các cảnh khổ nào đó chứ không phải hết!

Những cái mà hôm nay họ cho là thực tế, thì thực tế này chỉ là những thứ huyễn mộng, vô thường! Bên cạnh, những điều Phật dạy thì họ lại cho là huyễn mộng, vô thực, xa vời... thì cái xa vời ấy lại là rất thực tế mà họ phải chịu đựng qua hàng vạn kiếp!

Cho nên, sự khác biệt chính ở chỗ mê hay ngộ! Mê cũng ở tại tâm, ngộ cũng ở tại tâm, chứ không phải là những thứ hào nhoáng khoe ra ngoài!

Mong cho nhiều người sớm ngộ ra đạo lý giải thoát. Đừng để quá muộn màng! Tội nghiệp lắm!

Vì nhiều người còn mê trong cái giả tạm nên không biết đường đi, thành ra Khánh Ngọc mới "đi một vòng ... mà không nghe ai nói gì về kinh nghiệm của vấn đề trợ niệm, sau đó không lâu thì Ba KN mất và tụi KN lại 1 lần nữa lỡ 1 việc làm nghiêm trọng này, để đến bây giờ luôn mang trong lòng tội bất hiếu & nỗi ân hận dày vò đến rướm máu!...", Nghe Khánh Ngọc nói mà Diệu Âm cũng đành ngẹn ngào!...

Nhiều người tu học Phật mà không tin lời Phật, không truyền bá ý Phật. Ngược lại cứ đi truyền bá những thừ tư tưởng, học thuật, kiến giải... của chính mình, của thế gian. Thậm chí có người suốt cả một đời tu học theo Phật giáo mà không hề hay biết những điều chính yếu của Phật dạy trong đạo giải thoát giác ngộ!

Đã có nhiều lần Diệu Âm nói chuyện về hộ niệm, khi nghe đến điều này, có người đã ân hận, đã khóc nức nở, hoặc nghẹn ngào rơi lệ, ... Họ tâm sự như vầy:
- Tôi đã làm điều sai lầm với người thân của tôi rồi!
- Nếu như tôi nghe được những lời này sớm hơn 2 tháng thì tôi cứ được mẹ tôi rồi;
- Tôi tu hành đến nay đã 40 - 50 năm... mà chưa từng nghe qua những điều hết sức quan trọng này!...
- v.v... và v.v.

Thật là khổ cho chúng sanh!

Có người có phước báu thì thiếu thiện căn. Có người có thiện căn thì thiếu phước báu.

Người có phước báu, thì đường tu trôi chảy, ít chướng ngại, rất dễ tu hành, thuận lợi nhiều mặt. Khi tu được thì họ vội tưởng vậy là đầy đủ. Nhưng có ai ngời rằng, có phước báu mà thiếu thiện căn thì đời này dễ tu phước, khó tu huệ. Huệ không tu thì trí huệ khó phát sinh, mập mờ đường thành đạo.

Người có thiện căn thì trí huệ phát sinh, tin lời Phật dạy, biết đường giải thoát trong một đời này. Nhưng có trí huệ, có thiện căn mà thiếu phước báu thì đường tu cũng thường bị chướng ngại, nhiều sự cản trở, thành ra đường thành đạo cũng có khó khăn.

Chính vì vậy nên chúng ta cần tu cả Phước lẫn Huệ mới tốt.

Vậy xin hỏi, làm sao có thiện căn? Trong kinh Phật dạy, "Tín năng trưởng dưỡng chư thiện căn". Thiện căn ở tại niềm tin. Có thiện căn thì tin lời Phật, tin lời Phật thì tăng trưởng thiện căn. Hãy nhìn vào tín tâm mà biết được thiện căn của một người.

Làm sao tu phước báu? "Tín vi đạo nguyên công đức mẫu". Công đức phước báu nằm ngay ở lòng tin. Người nào cho rằng mình không đủ phước báu, thì hãy nuôi dưỡng niềm tin vào pháp niệm Phật thì tự nhiên phước báu sẽ tăng trưởng. Phước tăng thì thiện căn cũng tăng theo, "Phước chí,Tâm linh". (Thành tâm tu phước thiện, thì tâm hồn cũng linh thông). Như vậy chính niềm tin là nguồn gốc tạo thiện căn và phước báu. Người có niềm tin rồi thì nhờ đó mà được tăng trưởng thiện căn và phước báu lên.

Khi nhìn những hiện tượng xả bỏ báo thân, chúng ta có thể nhận thức khá rõ ràng.

Một người dù ít tu hành, nhưng cuối đời phát tâm tin tưởng vững vàng vào pháp niệm Phật và trì giữ câu Phật hiệu mà niệm là nhờ nhiều thiện căn kết tụ lại mà có. Người cuối đời được cơ duyên gặp thiện trí thức nhắc nhở, khai thị, hộ niệm, họ niệm Phật mà vãng sanh là nhờ có phước báu trong nhiều đời kiếp trước tu được đưa đẩy đến.

Thiện căn nhiều thì tin tưởng mạnh. Phước báu lớn thì lúc xả bỏ báo thân hưởng được nhiều sự an nhiên, bớt phần đau khổ. Người đủ cả thiện căn và phước đức thì ra đì an nhiên và được vãng sanh một đời viên mãn giải thoát.

Còn nhiều người tu hành tự thấy mình giỏi, vội tự mãn với những chứng đắc(?) của mình, không tin vào pháp niệm Phật... sau cùng thường bị mờ mịt, không biết tương lai sẽ như thế nào?!

Nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa là người lười biếng cũng được vãng sanh. Xin đừng ỷ lại rằng mình có nhiều thiện căn phước đức mà coi chừng bị vướng phải chông gai.

Người cẩn thận tu phước tu thiện sẽ dễ tạo nên cái duyên thù thắng để sau cùng có cơ hội được hộ niệm, niệm được câu Phật hiệu vãng sanh Cực lạc.

Tuy nhiên, cũng nên nhớ điều này, người chết được an lành mà không biết đường vãng sanh thì nhờ hưởng phước mà được thiện chung đó thôi, họ vẫn thường phải đầu thai lại trong sáu nẻo luân hồi, chưa có phần giải thoát! Cho nên, chết an lành không hẳn là được đắc đạo hay được vãng sanh. Rất nhiều người đã hiểu lầm điều này!

Người có thiện căn, nhưng nếu thiếu phước báu thì khi xả bỏ báo thân khó được an nhiên, có thể họ chịu nhiều đau đớn. Nhưng nếu họ được hộ niệm cẩn thận, ý chí kiên định niệm phật cầu vãng sanh, thì họ cũng có cơ may vãng sanh. Hộ niệm thật sự là đại cứu tinh vậy.

Nhiều người lý luận rằng, một vị nào đó đã tu hành khổ cực suốt đời mà chưa được vãng sanh Tây Phương, thì làm sao một người bình thường chỉ cần được hộ niệm mà có thể vãng sanh? Đây là vì người đó chỉ nhìn thấy Nhân-Quả hạn hẹp riêng trong một đời này, chứ chưa hiểu rằng "Nhân quả thông ba đời".

Ba đời là quá khứ, hiện tại, vị lai. Quá khứ là vô lượng kiếp trong quá khứ, hiện tại là đời này, tương lai là vô lượng kiếp trong tương lai.

Quả báo tùy theo cái duyên mà có thể là hiện báo, sanh báo, hay hậu báo. Hiện báo, hay còn gọi là "Hoa báo", là nhân đời này hưởng quả trong đời này. Sanh báo là nhân đời này hưởng quả trong khoảng 1,2,3 đời sau. Hậu báo là quả báo hưởng được từ cái nhân trong nhiều đời nhiều kiếp quá khứ.

Người niệm Phật vãng sanh không ngoài ba cái nhân quả này. Hơn thế nữa, được Phật lực gia trì nên thành tựu nhanh chóng, viên mãn.

Vì nhờ cái nhân trong vô lượng kiếp trong quá khứ mà hiện tại họ hưởng cái quả giác ngộ giải thoát này mà thành đạo, để tương lai vô chung họ đi cứu độ chúng sanh. Lúc đó họ mới biết rõ thế nào là tu hành trong vô lượng kiếp.

Người thiếu cái nhân lành trong quá khứ thì thường mất phần giải thoát trong đời này, để tương lai bị trầm luân trong sáu đường sanh tử. Đây là trường hợp một chúng sanh mãi mãi không bao giờ biết được quá khứ của họ là sao?

Nhiều người tu hành mà thiếu mất niềm tin vào lời Phật dạy, làm cho thiện căn phước báu trong nhiều đời kiếp không kết tụ lại được. mặc dầu, đôi khi họ đã có rồi. Đây là vì hoặc vô tình hoặc mê muội, hoặc bị ma chướng gạt, làm họ lãng phí mất thiện căn phước đức của họ để tương lai đành tiếp tục trôi lăn trong sáu đường đau khổ!

Tất cả ở tại niềm tin. Tin tưởng vững chắc thì có cái điểm hội tụ tất cả thiệu căn phước đức trong vô lượng kiếp để làm cái nhân vãng sanh Tây phương cực lạc trong đời này vậy.

Tất cả đều do tâm tạo. Cực lạc hay đọa lạc ở ngay tại tâm. Ngài Trung Phong quốc sư nói, A-di-đà Phật là tâm ta, tâm ta là A-di-đà Phật. Cực lạc là đây, đây là cực lạc thế giới, chính là đạo lý này.

Nhiều người luận giải đạo lý duy tâm quá siêu hình, quá triết lý, quá cao siêu, quá bóng bẫy... làm cho chúng sanh mê mẫn vào lý luận đó. Nhưng khổ thay, càng mê muội thì càng mờ mịt, càng mờ mịt thì càng mông lung, càng mông lung thì không có hướng đi nhất định, không biết đâu để nương tựa! Đến khi chết họ tiếp tục cảnh mông lung đó mà đành phải tùng nghiệp thọ nạn.

Người không biết phương pháp hộ niệm, khi đối diện với người lâm chung thì họ chẳng biết gì để khuyên, chẳng biết đâu để hướng dẫn?! Thôi thì đành chờ người đó thọ nạn trước rồi tính sau?! Đau khổ thay! Mỗi lần thọ nạn thì một chúng sanh phải chịu nạn vạn kiếp khổ đau! Thật quá tội nghiệp!

Chính vì vậy, người biết đạo phải lo tự cứu lấy mình, chớ nên sơ ý nương nhờ vào ai mà phải ân hận vạn kiếp. Tất cả đại lý giải thoát đã được Phật dạy rõ ràng minh bạch. Trong kinh điển, Phật dạy chúng sanh trong thời mạt pháp này hãy quay về niệm Phật để thoát luân hồi. Người niệm Phật quyết cầu vãng sanh Tịnh độ thì được vãng sanh thành đạo Vô thượng. Đây là tất cả những gì tha thiết nhất của đức Thế Tôn đã để lại cho chúng sanh.

Nghĩa là, Niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc chính là chỗ nương tựa vững chắc cho chúng ta vậy.

Diệu Âm.
(28/01/09)


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi 1:

Làm sao giảng giải khuyên răn cho chồng con và mẹ chồng cùng niệm A Di Đà Phật? vì họ là người Mỹ

Trả lời:

Thật khó khăn lắm đấy! Người Mỹ họ sống theo hiện thực, thích về những gì cụ thể trước mắt, ít khi chấp nhận những hiện tượng xa vời..

Sống lên trong môi trường khoa học vật chất cao, hưởng thụ nền khoa học vật chất, văn học hiện thực, họ rất khó cảm ứng đến những chuyện sanh tử luân hồi, nhân quả báo ứng, thế giới mông huân, vãng sanh Tây Phương, v.v... Thành ra rất khó giúp họ khai ngộ.

Thôi thì, nếu đaọ hữu có tâm cứu giúp họ thì khi làm được chút công đúc nào thì âm thầm hồi hướng cho họ cầu cho họ được cơ duyên tỉnh ngộ đạo pháp.

Về phương tiện thì nên tìm cơ hội gieo duyên lành. Ví dụ, khi có đi phóng sanh thì nên rủ họ đi theo coi chơi cho vui. Nếu người có căn nhiều khi nhìn thấy mình phóng sanh lợi vật có thể làm họ khơi dậy tâm từ bi... Khi đi chùa thì rủ họ theo...

Đặc biệt, nếu có dịp niệm Phật, nhất là hộ niệm thì mời họ đi theo và khuyên họ thành tâm cầu nguyện cho người bệnh. Họ muốn cầu gì đó thì cầu, còn mình thì giảng giải cho họ biết rằng mình cầu Phật A-di-đà (Amita Buđha) tiếp dẫn người bệnh sau khi chết được về Tây phương (Western Pureland). Khuyên họ bắt chước niệm theo âm: "A-di-đà Phật", có thể một ngày nào đó sẽ cảm ứng.

Khi có người vãng sanh thì giảng sự vãng sanh cho họ nghe, kèm theo video để làm chứng cho sự ra đi tuyệt vời này(!), khác với cách cách chết khác. Đây là nhờ sự cứu độ của Phật A-di-đà. Dẫn dụ dần dần thử coi, chứ có cách nào khác hơn.

Một điều chú ý khác, người Âu Mỹ thường thích ngồi thiền hơn là niệm Phật, vì hầu hết họ thấy rằng ngồi thiền có thể giúp ích cho sức khỏe, giúp giảm bớt những sự căng thẳng trong đầu, làm tâm an nhàn một chút, hoặc dễ thấy được một vài điều kỳ lạ nào đó. Còn chuyện vãng sanh thì xa vời quá, lâu quá, đợi đến lúc chết mới đi vãng sanh, ít ai đủ kiên nhẫn chờ, v.v...

Hơn nữa, có thể còn ham sống sợ chết! Chờ chết làm chi? Biết bao giờ chết đây? Kiếm vài điều hay hay trước không hơn sao. Hồi giờ có thấy ai chết mà vãng sanh đâu? v.v...

Cũng có thể, nhiều người Mỹ hiểu lầm vãng sanh giống như sanh lên cõi "Trên", cõi Trời, cõi thần... chứ không phân biệt rõ các cảnh giới như người học Phật Á châu. Họ cứ tưởng Phật A-di-đà giống như một vị thần linh nào đó, như các tôn giáo khác thường nhắc đến chứ có gì đâu đặc biệt. Mỗi nơi kêu một tên khác, vậy thôi.

Điều khó khăn khác, giảng về Phật pháp phải có đủ từ ngữ, hầu hết người VN nói tiếng Mỹ không cách nào nói sâu sắc được. Cho nên, bảo giúp một người Mỹ hiểu Phật pháp rất khó vậy.

Trong kinh Phật dạy, thế trí biện thông là một ách nạn cho người học Phật. Người Mỹ đầu óc thực tế, lại có nền khoa học kỹ thuật cao, cho nên tâm của khó có thể chuyển hướng về đường tâm linh cao được. Cũng có một số người Mỹ tu học Phật, nhưng cách tu học của họ khác với người học Phật chân chánh. Ở họ có thể thiên về: "Khoa học Phật giáo", hoặc là "Triết lý Phật giáo".

Khoa học Phật giáo là người nghiên cứu Phật giáo đã lường lọc kinh sách của Phật theo tấm kính khoa học. Nghiã là, điều gì hợp với khoa học thì họ tuyên dương, không hợp với khoa học, hoạc khoa học chứng minh không được thi họ loại bỏ. Đáng tiếc, khoa học là nghiệm chứng, thuộc về vật chất vô thường. Phật pháp là tâm chứng về sự thật của pháp giới. Hai điều khác nhau.

Loại này thường định nghĩa Phật giáo như một thứ đạo đức học, hay hội đoàn thiện lành để khuyên người làm lành lánh ác, làm điều tốt để tạo nên mẫu người thiện lương, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, thế thôi.

Triết lý Phật giáo thì ngược lại, thuần về học thuật, tư tưởng, duy tâm, khai thác những tư tưởng triết học có tính trừu tượng, cao siêu. Những hiện tượng như học thuyết, triết học, văn thơ bóng bẫy, tư tưởng siêu vượt,... có thể đại diện cho phái này.

Ngoài ra có thể còn thêm một loại khác nữa là hạng nguời hiếu kỳ thích điều huyến bí, ảo diệu, thần thông. Loại này thường nghiêng về dị đoan mê tín, thần học, cầu phép thần kỳ đặc dị. Họ đã coi Phật giaó như một thứ quỷ thần đạo.

Tất cả những hình thức đó không thể gọi là Phật giáo chân chính được. Nói chung, người hiểu Phật pháp theo đúng nghĩa của Phật pháp rất khó tìm ở người Âu Mỹ.

Thôi thì cái gì cũng tùy duyên của chúng sanh.

Riêng cô Dung, một khi hiểu được sự vãng sanh là thực rồi thì tự mình phải lo cho chính mình là điều quan trọng. Đừng nên thấy người khác không tin mình bỏ đường giải thoát. Nếu tâm không kiên cố thì dễ bị thối lui. Lui tuốt tới chỗ khổ nạn, đời kiếp tương lai rất khó có cơ hội gặp lại câu Phật hiệu để cầu thành Phật đó..

Hỏi 2:

"khuyên người niệm Phật" được dịcch sang tiếng Anh hay không? để cho chúng sach có thể nghe và đọc mà hiểu ra chân lý của vũ trụ, sự thủ thắng của câu Nam Mô A Di Đà Phật?

Trả lời:

Điều này Diệu Âm đành bó tay, không thể tự giải quyết. Tất cả đều có duyên phần. Nếu một mai nó có duyên với người Mỹ thì tự nhiên có ngưòi dịch ra tiếng Anh. Còn khả năng của Diệu Âm không đủ sức làm việc này.

Sẵn đây, cũng xin báo tin rằng, đã có người đang tìm cách dịch ra tiếng Hoa (Chinese), tiếng Đức (Germany). Diệu Âm thầm cầu nguyện chư Phật Bồ tát gia trì cho công việc này để kết thêm chút duyên với họ.

Chúc Cô Dung vạn sự kiết tường như ý.

Diệu Âm
5/3/2009


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi 1:
"Niệm Phật Không gián đoạn", vì thế con cảm thấy lo lắng băn khoăn, bởi vì con vừa đi làm vừa Niệm Phật, vậy làm sao mà Niệm Phật suốt ngày được? Như vậy là con bị "Gián Đoạn" phải không...?

Trả lời:
Niệm Phật không gián đoạn là niệm Phật liên tục, không nên có lúc niệm có lúc không niệm. Tuy nhiên, xét cho cùng, thì vấn đề gián đoạn này nặng về Lý hơn là Sự.

Lý niệm gián đoạn chính là người có tâm hồ nghi câu Phật hiệu, không tin rằng pháp môn niệm Phật có thể cứu độ một chúng sanh phàm phu như mình được vãng sanh.

Người không tin vào pháp niệm Phật nên họ niệm lấy có, niệm giống như kiểu trả bài, niệm để cầu xin một vài sự an lạc tạm bợ, cầu xin các thứ phước lành nhỏ nhen nào đó, như cầu hanh thông phát tài, cầu buôn mau bán đắc, cầu gia đạo yên vui, v.v... và v.v...

Niệm Phật như vậy về hình tướng nhìn thấy thì có niệm, nhưng thực tế thì không niệm gì cả. Họ niệm Phật thì không chí tâm, không thành kính. Niệm Phật chưa xong là họ đã chuẩn bị niệm cái gì khác, họ thích tu đủ kiểu, xen tạp nhiều phương pháp, thấy cái gì hay hay cũng muốn nhào vào thử nghiệm, đụng đâu tu đó... Nói chung, không có hướng đi nhất định.

Người không có hướng đi nhất định thành ra tâm hồn chao đảo, đường tu không chuyên, hướng về mù mịt, thường chỉ nhắm vào những điểm gần gũi, tạm bợ, thích chạy theo những thị hiếu giả tạm nào đó của thế gian, chứ không có chí nguyện vãng sanh Tây phương Cực lạc, không có lý tưởng vượt thoát sanh tử luân hồi, không tin tưởng một đời này có thể thành đạo vô thượng.

Người học Phật như vậy dù cho bề ngoài nhiều lúc thấy khá hay, nhưng kết quả thường thường vẫn bị trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi, tiếp tục chịu đọa lạc, khó có cơ hội được giải thoát.

Vì không có hướng nhất định để đi cho nên thường thay đổi cách tu hành, nay tu cách này, mai tu cách khác. Nghe người ta nói cách nào cũng hay hết thôi thì gôm hết. Đi không có đường nhất định, nên đường nào cũng đi, vô tình cứ đi lòng vòng. Nhắm không có hướng nhất định, nên không có hướng đến, thành ra không biết sẽ đến đâu!...

Vì tâm không định nên phải loạn cách tu. Tu không chuyên nhất nên nay niệm Phật, mai không thèm niệm Phật mà niệm thứ khác... Đây chính là vấn đề "Gián đoạn" trong pháp niệm Phật.

Như vậy, gián đoạn chính là tâm không có chủ định. Vì không chủ định nên tâm hồn lạc lòi, bơ vơ, phân vân, hồ nghi, chao đảo, thiếu lý tưởng. Nói theo kinh Vô Lượng Thọ là "Tâm Bất Định". Tâm bất định là tâm vô thường, khó có ngày khai ngộ. Người niệm Phật mà tâm bất định, thì mặc dầu hình thức có tu giỏi cho mấy cũng bị vướng vào tình trạng "Gián đoạn". Lúc có gọi là niệm, lúc không gọi là gián đoạn. Vậy gián đoạn suy cho cùng chính là cái tâm đã chuyển hướng, tâm xen tạp. Nói cho gọn, là Lý gián đoạn.

Sự gián đoạn là, người vì chuyện làm ăn, buôn bán, bận bịu công vụ... không thể niệm Phật liên tục được. Sự gián đoạn này là chuyện thường tình, ai cũng có, không ít thì nhiều. Chuyện này có ảnh hưởng đến việc niệm Phật chứ không phải hoàn toàn không.

Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này thuộc về công phu tu tập, chứ không phải là chủ tâm xen tạp. Công phu bị ảnh hưởng thì có thể tiến chậm, khó thành tựu đến chỗ niệm Phật thành thục, niệm Phật thành phiến, niệm Phật nhất tâm bất loạn, chứ không phải là tạo chủng tử xen tạp trong tâm.


Về vấn đề nhất tâm bất loạn, thì thành thật mà nói, thời mạt pháp này khó có thể tìm đâu ra người đạt được cảnh giới này. Tuy nhên, lâu lâu ta có nghe nói rằng có người nào đó tự xưng là mình đã nhất tâm bất loạn thì có, còn thực chất người đó có được "Nhất tâm bất loạn" hay không là chuyện hoàn toàn khác!

Vì nhất tâm bất loạn là cảnh giới chứng đắc tương đương với "Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh" của Thiền tông, "Đại khai minh giải" của Giáo hạ, Tam mật tương ưng của Mật tông. Cảnh chứng đắc này đã phá được Vô minh của hàng Bồ tát Pháp thân đại sĩ không phải là chuyện thường. Chư vị Đại Tổ sư mà chưa dám tự xưng là chứng đắc, thì đâu có chuyện một người quá hứng khởi tự vỗ ngực xưng tên mà được như vậy!

Cho nên, bận việc làm không thể niệm Phật liên tục thì lúc làm việc cứ làm việc, sau đó hãy chọn giờ nào thuận tiện trong ngày để công phu, niệm Phật. hằng ngày công phu như vậy cũng được coi là liên tục. Nếu bữa nay niệm Phật, mai tu cách khác, mốt trở lại niệm Phật, bữa kia không niệm Phật nữa lại niệm chú, v.v... đây mới chính là niệm Phật gián đoạn. Vì chính cái tâm hồ nghi vào pháp niệm Phật nên mới vay mượn đủ cách. Vay mượn là xen tạp, lúc xen tạp đó là tâm không còn tin tưởng vào câu Phật hiệu, không còn tin lời Phật dạy, còn tha thiết vãng sanh Tây phương. Nay muốn, mai không tức là gián đoạn vậy.

Tóm lại, nếu Tuấn một lòng tin tưởng, vững tâm niệm Phật, vẫn tha thiết cầu vãng sanh, nhưng lúc bận việc làm không niệm Phật được, nhưng tâm vẫn giữ một đường niệm Phật thi không phải là gián đoạn đâu. Đừng nên lo ngại nữa. Hãy tùy duyên và an nhiên niệm Phật tiếp nhé.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi: Pháp môn Tịnh độ hay nhắc đến, đó là "CHẤP TRƯỚC". Thưa, Chấp trước có phải là Chấp Nê đến "Tham, Xân, Si, Mạn, Nghi, Ác Kiến" phải không ạ? Nếu vậy thì ý nghĩa của chữ "chấp Trước" rộng quá và Cao quá, không dễ gì mà buông xả được một sớm một chiều...

Trả lời: Đúng vậy, nói chung, chấp trước là tất cả những thứ đó. Không những thế, mà còn hơn nhiều thế nữa, là cả một rừng chướng ngại cho người muốn vượt sanh tử luân hồi, chứ không phải là điều đơn giản như nghiều người thường lầm tưởng!

Chấp trước còn có những danh từ khác như: Kiến-Tư hoặc, Phiền não hoặc, nghiệp hoặc, v.v...

Kiến-Tư hoặc nghĩa là Kiến-Hoặc và Tư-Hoặc.

Kiến hoặc là những điều còn thô tháo như: Ngã kiến, Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, kiến thủ kiến, v.v... Những tật đố, cạnh tranh, ganh tỵ, thị phi, tốt xấu, khen chê, thương ghét, v.v... đều là Kiến hoặc hết. Kiến hoặc tùy theo Tiểu thừa hoặc Đại thừa mà phân chia hơi khác nhau một chút, có tông phái nói có 88 phẩm, có phái nói tới 112 phẩm. (không nên đi sâu vào đây, nhứt đầu lắm!)

Tư hoặc thuộc về tình cảm, những động niệm tế vi hơn ở trong tâm. Cũng tùy theo phái tiểu thừa hoặc đại thừa mà Tư hoặc cũng được phân chia khác nhau, tiểu thừa chia làm 10 phẩm, đại thừa 16 phẩm, có nơi chia ra đến 81 phẩm.

Chấp trước là cái nhân tạo ra nghiệp sanh tử đọa lạc trong tam đồ lục đạo.

Còn chấp trước còn tạo nghiệp. Người chưa phá được chấp trước thì không thể phá được nghiệp. Hơn nữa, chính chấp trước là cái nhân tạo ra nghiệp, từ đó nghiệp càng ngày càng nhiều, thành ra người chấp trước phải tùng theo nghiệp mà thọ báo trong tam giới chứ không thể chứng đắc, chưa thể thành đạo.

Chấp trước là chướng ngại chính của hàng phàm phu. Còn chấp trước là còn phàm phu, chưa thể thành Thánh nhân được!

Người nào phá được Chấp trước (cả Kiến hoặc lẫn Tư hoặc) thì mới thoát được sanh tử luân hồi, chứng đắc quả A-la-hán. Cửa ải này là mốc điểm then chốt phân biệt giữa phàm phu và Thánh nhân. Vô cùng khó khăn!

Đối với hạng phàm phu tục tử như chúng ta thì vấn đề phá chấp trước coi như vô phương giải quyết!

Nhiều vị Tổ Sư đức cao trọng vọng mà các Ngài vẫn phải than rằng: một vài phẩm Kiến hoặc không phá nổi. Đây là sự thật, chứ không phải nói đùa.

Chính vì vậy, khi tu hành chúng ta phải thật cẩn thận. Nếu sơ ý thì tu hành đến vạn kiếp cũng không thoát khỏi trần lao. Vì sao vậy? Vì phàm phu khó có thể mơ đến ngày phá hết nghiệp để thoát vòng sanh tử

Ví dụ, thấy nghiệp chướng dễ sợ quá, nhiều người phát nguyện tu hành tốt để trả hết nghiệp. Nguyện như vậy nghe qua thì hay lắm, nhưng kết cuộc thì đời đời kiếp kiếp bị kẹt trong tam đồ, lục đạo. Tại sao? Vì chấp trước không thể phá được thì nghiệp chướng vẫn còn. Nghiệp chướng còn thì nó sẽ tìm cơ hội tăng trưởng. Một đời nhiền hơn một đời, làm sao thoát tam giới?

Trong kinh Đại Tập, Phật nói: "Vạn ức người tu hành, khó tìm ra một người chứng đắc". Câu này Phật cảnh cáo cho người tu hành mà không biết cách đó.

Như vậy, chẳng lẽ hạng người hạ căn như chúng ta đây có tu hành cũng thành vô ích sao?

Không phải vậy đâu. Vẫn có cách cho tất cả mọi người được vững vàng thành đạo. Miển sao chúng ta quyết lòng nghe lời Phật dạy, coi kinh điển cho thật kỹ đừng sơ suất. Hãy thành tâm y giáo phụng hành, thì pháp Phật chắc chắn giúp ta liễu thoát sanh tử trong một đời này.

Cũng trong kinh Đại Tập, Phật dạy: "Người nào nương theo pháp niệm Phật thì thoát luân hồi". Đây là chính lời Phật dạy. Như vậy pháp niệm Phật thật là nhiệm mầu, quá vi diệu, có thể cứu được người tội chướng sâu nặng. Và đây cũng chính là chìa khóa để thành đạo cho tất cả mọi người trong thời mạt pháp..

Phá chấp trước tức là đoạn nghiệp. Đoạn nghiệp có hai cách: Diệt-Đoạn và Phục-Đoạn.

Diệt đoạn là diệt cho sạch hết nghiệp chướng, như nhổ cỏ phải nhổ cho tận gốc, hết rễ. Công phu này cần cho người tự tu tự chứng thành bậc Vô Lậu, chỉ dành cho hàng Bồ tát, hàng thượng căn thượng trí... mới làm nổi, còn người hạ căn phàm phu thì vô phương!

Một người căn tánh hạ liệt mà không tự biết khả năng của mình, muốn mong cầu diệt đoạn chấp trước cho đến nghiệp sạch tình không, thì đây chỉ là vọng tưởng, hão huyền, không thực tế! Vì thiếu phần khiêm hạ, không quán xét kỹ căn cơ mà thành ra bị mê muội! Đã mê muội rồi thì dù có tu hành hay cách nào đi nữa, sau cùng cũng đành luống công mà thôi!

Phục Đoạn là cách phủ phục nghiệp chướng, chận nghiệp lại, đừng để nó hiện hành. Thông thường thì đây là cách hành trì của bậc Hữu Lậu, trong tam giới. Nghĩa là cách tu không thoát vòng sanh tử.

Nói rõ hơn, phục đoạn chỉ là thứ công phu nhỏ, cố gắng vừa kềm chế đừng cho nghiệp chướng tung hoành, giống như lấy đá đè cỏ, không cho cỏ ngóc đầu lên.

Công phu này không ích lợi gì cho người tự tu tự chứng, vì đè cỏ thỉ cỏ tạm thời không mọc được, nhưng mầm cỏ vẫn còn đó, nó sẽ len lỏi tìm cách chui ra. Một ngày nào khi có cơ hội thuận lợi, chắc chắn cỏ sẽ vượt lên, không những thế, một khi đã vượt lên thì vượt rất mạnh, không cách nào cứu nổi! Cũng giống như đè nén cái lò xo, khi sức mình bị đuối rồi, không nén nổi nữa, thì cái lò xo sẽ bật lên và bật rất mạnh, lúc đó khó có gì kềm chống nổi.

Tuy nhiên Phục đoạn lại có hữu dụng và rất thuận lợi đối với người niệm Phật cầu vãng sanh. Vì so với Diệt đoạn, thì Phục đoạn đương thời dễ hơn rất nhiều, dùng câu Phật hiệu phủ lấp nghiệp chướng lại. Nói cho dễ hiểu hơn, là mỗi khi nổi lên chấp trước, ghét thương, giận hờn, bực tức... thì đề khởi câu Phật hiệu, cứ cố gắng niệm Phật lên thì tự nhiên phủ được chấp trước. Chỉ cần phủ chấp trước mà niệm Phật cầu vãng sanh thì sau cùng được vãng sanh về Tây phương. Đây là "Đới nghiệp vãng sanh", chứ không phải diệt sạch nghiệp để chứng đắc.

Đới nghiệp là mang khối nghiệp đi vãng sanh về với đức A-di-đà. Ngài cho phép chúng sanh làm vậy, Ngài có cách cứu chúng sanh từ hàng phàm phu thành bậc Chánh Giác bằng con đường này.

Nên nhớ, chỉ có pháp niệm Phật cầu sanh Tịnh độ mới có phước phần đới nghiệp vãng sanh. Vãng sanh thi một đời thành tụ đạo quả.

Hỏi rằng, nếu phủ nghiệp không được thì làm sao? Hãy cố gắng phủ, phủ được tới đâu hay tới đó, phủ càng nhiểu càng tốt. Đây là công phu của mỗi người phải tự lo lấy. Phủ trọn vẹn thì an nhiên tự tại vãng sanh, phủ nhiều thì thành công dễ, phủ ít thì khó khăn hơn cho chính mình ở lúc lâm chung. Muốn chọn cách nào thì chọn..

Muốn an toàn thì mỗi ngưòi tự cố gắng lên. Còn như muốn bị nhiều chướng ngại thì cứ tu lai rai, tu tà tà,... Nếu cuối cùng bị nhiều trở ngại, mất phần giải thoát thì phải tự chịu lấy thôi, không trách ai được!

Giả như sợ rằng mình bận bịu công việc, công phu yếu, phủ nghiệp không được nhiều, đè nghiệp không mạnh... nếu sự lo lắng này nên trở thành là vấn nạn chung của tất cả mọi người thì thật là hay. Vì lo lắng như vậy mới cố gắng tu hành tinh tấn hơn, buông xả trần lao nhiều hơn, và cẩn thận chuẩn bị kỹ hơn cho ngày lâm chung bỏ báo thân.

Chuẩn bị làm sao? Hãy kết nhóm với nhau, cỡ 5-10 người cùng tu chung và hứa sẽ tích cực, nhiệt thành, quyết tâm hộ niệm cho nhau lúc bỏ báo thân. Đây là điều tối cần thiết, không thể thiếu, hoặc lơ là được.

Niệm Phật và được hộ niệm cẩn thận thì chư Tổ nói, muôn người niệm Phật muôn người được vãng sanh. Trong những năm qua ở VN rất nhiều người niệm Phật và được hộ niệm mà khi xả bỏ báo thân để lại thoại tướng tốt đẹp, mà trước đây rất ít khi được thấy qua. Trong đó chắc chắn rất nhiều người đã có phước phần vãng sanh Cực lạc. Thật bất khả tư nghì!

Thật sự, hộ niệm là đại cứu tinh cho tất cả mọi người. Đây là chỗ thù thắng nhất của pháp môn niệm Phật, đã cứu độ vô lượng vô biên chúng sanh vãng sanh vể Tây phương cực lạc, bất thối thành đạo Vô-Thượng.

Trở laị vấn đề Phục nghiệp để vãng sanh, đây là điều mà ai cũng có thể làm được. Nói cụ thể một chút cho dễ hiểu: Một là, ăn ở hiền lành, đừng nghĩ tới nghiệp nữa. Hai là, thành tâm niệm Phật tha thiết cầu vãng sanh Cực lạc.

Đừng nghĩ tới nghiệp chướng nữa để quên luôn cái duyên xấu đi. Cái duyên xấu hay duyên tốt đều từ chính cái tâm tạo ra.

Nghĩ điều xấu thì duyên với điều xấu, duyên với điều xấu thì tạo nên nhân xấu. Nhân xấu mới kết bè với nhân xấu cũ, tất cả đều dễ cùng khởi lên, làm cho chúng ta hứng chịu quả báo xấu.

Ăn ở hiền lành, làm thiện làm lành là tạo phước, tạo nhân tốt. Duyên tốt thì hợp với nhân tốt. Nhân tốt mới và nhân tốt cũ hiện hành, ta dể hưởng quả báo tốt.

Duyên xấu không có thì nhân xấu cũng khó kết thành quả xấu. Trong lúc đó, chúng ta thành tâm niệm A-di-đà Phật cầu sanh Tịnh độ là tích cực phủ phục tất cả nghiệp duyên, đây là điều mà chúng ta cùng lúc tạo được vừa Nhân vừa Duyên vừa Quả cực lạc. Nhờ nhân duyên này cảm ứng đạo giao, hợp vói đại nguyện của A-di-đà Phật, Ngài sẽ ứng hoá tiếp độ chúng ta về Tây phương. Được vãng sanh xong thì gặp Phật A-di-đà, chư Tổ nói gặp được A-di-đà Phật rối thì lo gì mà không thành đạo.

Vậy thì, muốn một đời này khỏi bị nghiệp báo nó lôi cổ vào chốn tam đồ khổ nạn thì chúng ta hãy cần tu hành một cách hết sức căn bản: các việc ác không làm, các viêc thiện cố gắng làm, làm thiện nhưng đừng chấp (trước) vào việc thiện nữa để giữ tâm thanh tịnh. Chính tâm hồn thanh thản, vui tươi ngày ngày niệm Phật là điều tối quan trọng để giải thoát.

Cụ thể lại, bắt đầu từ nay, chúng ta hãy ăn ở hiền hoà, vui vẻ, tập buông xả nhiều một chút...

Ví dụ, người hay cạnh tranh, ganh tỵ, ưa nói xấu nguời này, chửi người nọ... Đây là điều không tốt, là người không tốt! Nên tránh.

Chúng ta là người đang tập tu hành. Đang tu hành vì chính ta có nhiều lỗi lầm. Hiểu được như vậy thì thấy người khác nếu lỡ có lỗi lầm gì, thì hãy nên biết thông cảm, tha thứ cho họ. Người có tâm hồn như vậy thì Phật giáo gọi là người có lòng Từ Bi, Nho giáo gọi là đấng Trượng Phu Quân Tử, người thế gian gọi là người tâm tính rộng rãi.

Hòa Thượng Tịnh Không nói, dẫu cho một người đại xấu đi nữa, thì ít ra họ cũng có 10% tốt, hãy tiếp cận họ bằng 10% tốt đó. Như vậy, Ngài là người có lòng từ bi.

Còn chúng ta, hễ thấy ai làm điều gì, chưa biết là tốt hay xấu cũng lo chê trước, tìm cách nói xấu trước... Vậy thì, chính ta là người chấp trước quá nặng. Ta chấp trước nhiều quá, suy cho cùng vì chính ta là người xấu. Chấp trước rất tổn hại cái đức của mình. Vô tình, càng chấp trước càng xấu.

Ấn Quang Đại Sư dạy: "Tồn Thành" là giúp cho người thành công điều thiện mỹ. Nếu ta làm được điều tốt thì hãy cố gắng làm, nếu làm không được thì cũng nên có tâm tán thán những điều tốt của người khác. Thành tâm tán thán sẽ chia được một phần phước báu của họ. Còn người cứ thấy ai làm bất cứ điều gì, chưa biết là tốt hay xấu cũng đều chê baí, đố kỵ, thì đây quả là hạng người tiểu nhân.

Phá chấp trước chính là phá bỏ những tật đố này vậy.

Vậy thì, một việc trước đây làm cho ta cảm thấy khó chịu, thì nay hãy coi nhẹ nó đi. Cái gì cũng coi nhẹ lại một phần thì ta cảm thấy thoải mái một phần, coi nhẹ hai/ba phần thì ta cảm thấy thoải mái hơn hai/ba phần. Cố gắng xem mọi việc đều nhẹ nhàng thì ta càng ngày càng vui hơn, tâm hồn an nhàn thanh tịnh. Đây là ta đang tích cực phá chấp đó.

Người thoải mái lúc nào khuôn mặt cũng tươi hơn, lòng từ bi thương người lớn hơn, tân hồn vị tha hơn, dễ được cảm tình hơn, dễ kết được nhiều bạn lành hơn. Chính nhờ vậy mà sự nghiệp của họ hanh thông, dễ thành công hơn.

Thành công vĩ đại nhất là vãng sanh Tây phương Cực lạc. Muốn được vậy thì không có gì bằng buông bỏ những tật đố tầm thường, ngày ngày niệm Phật, phát tâm vãng sanh tha thiết. Chắc ăn hơn nữa, hãy tạo một nhóm nhỏ cỡ 5-10 người, cùng một chí hướng vãng sanh hợp lại để niệm Phật chung với nhau, hãy chuẩn bị hộ niệm cho nhau khi cần thiết. Được vậy, chắc chắn được vãng sanh, ai ai cũng được thành tựu đạo quả.

Chúc tất cả đều viên mãn đại nguyện.

A-di-đà Phật

Diệu Âm

(27/3/09)


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách