PHƯƠNG THỨC HỘ NIỆM GIÚP NGƯỜI VÃNG SANH

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

PHƯƠNG THỨC HỘ NIỆM GIÚP NGƯỜI VÃNG SANH

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Niệm Phật thế nào để vãng sanh bất thối thành Phật
Trợ niệm thế nào mới như lý như Pháp
Giúp người Vãng Sanh được đắc lực
(Dịch từ tài liệu của Tịnh Tông Học Hội Úc Châu)
Những yêu cầu căn bản của đoàn viên trợ niệm:

1. Không phan duyên trợ niệm. Người trợ niệm sau khi nhận được thông báo, liền nhiếp tâm niệm Phật, khẩn thiết chí thành, giữ thân tâm nghiêm chỉnh. Từ lúc đi cho đến lúc về đến nhà không được nói nhảm, nói đùa giỡn.
2. Nhân viên trợ niệm (không bao gồm gia quyến của người bệnh), mỗi nhóm từ 4 đến 5 người, chia phiên ra niệm.
3. Thời gian trợ niệm duy trì ít nhất từ 8 đến 12 giờ đồng hồ, nếu trợ niệm đến 24 giờ thì càng tốt.
4. Khi trợ niệm tâm nhất định phải chuyên nhất. Sinh tử sự đại. Chúng ta vì người bệnh trợ niệm cũng giống như chính mình muốn được vãng sanh vậy. Phải quán nghĩ như vậy. Trong lúc trợ niệm, vừa niệm Phật vừa quán tưởng Phật A Di Đà, Tây Phương Tam Thánh đến tiếp dẫn người vãng sanh. Cần phải có niềm tin mạnh mẽ như vậy.
5. Người trợ niệm nhất định phải cách xa người vãng sanh 2 mét. Không được đi qua lại trong phạm vi 2 mét, càng không được kinh hành.
6. Khi trợ niệm không được ho, tằng hắng, ách-xì... để thần thức người ra đi khỏi bị khuấy nhiễu.
7. Trợ niệm cho bệnh nhân phải hỏi họ bình thường thích niệm Phật như thế nào. Nếu bịnh nhân không nói được, chúng ta nên niệm Phật theo trung đạo, nghĩa là không nhanh, không chậm, không cao, không thấp. Mỗi chữ mỗi câu phân minh rõ ràng, khiến người bệnh nghe rõ từng câu thâm nhập vào trong tâm. Niệm Phật như vậy mới gọi là chân chính trợ niệm.
8. Trong lúc trợ niệm, muốn uống nước xin hãy ra ngoài, nếu không thì dễ làm phân tâm người khác, và làm như vậy cũng là thái độ cung kính người vãng sanh.
9. Sau khi trợ niệm xong, cấm chỉ nhận bất cứ tiền thù lao nào, dù là tiền xe, tiền trà nước...
10. Trước khi đi trợ niệm nên chuẩn bị:
- Mền hoặc mền quang minh (mền vãng sanh).
- Tượng Phật A Di Đà.
- Máy niệm Phật 4 chữ (loại niệm tiếng không quá nhanh quá chậm)
- Tờ thông báo của ban trợ niệm (tờ lớn, chữ lớn).
- Chuẩn bị trà nước.

Thứ tự khi trợ niệm:

11. Trước tiên phải bàn thảo với gia quyến của họ để có thể phối hợp với nhau tốt đẹp, hầu hoàn thành công đức trợ niệm 'thần thánh'.
a. Hỏi tên họ của bệnh nhân.
b.Bàn một số vấn đề cần thiết và nêu những yêu cầu của ban trợ niệm. (Xem ở trang gia quyến giúp người bệnh an toàn vãng sanh).
12. Khi đắp mền cần 2 người cầm 2 đầu nhẹ nhàng kéo lên khỏi ngực, chí thành niệm chú vãng sanh 3 lần, kế tiếp chí thành niệm Phật. Phải nhất tâm chuyên niệm Phật hiệu.
13. Kiểm soát, sắp xếp hoàn cảnh chung quanh:
a.Đặt hình Phật nơi bệnh nhân có thể nhìn thấy.
b. Người hộ niệm hoặc người nhà của bệnh nhân nhất định ngồi hay đứng cách bệnh nhân cách 2 mét, không được đi qua lại trong vòng 2 mét đó. Người bệnh sau khi tắt thở, da thịt của họ mỏng manh như lông chim, như con rùa lột mai, nếu đi lại trong vòng 2 mét sẽ khiến họ đau đớn, đau khổ như bị dao xẻ thịt vậy.
c. Kiểm soát xem văn thông báo và văn hồi hướng đã dán xong chưa, không khí trong phòng có thoáng mát không. Nếu mùa hè thì mở quạt máy, không được thổi thẳng vào người bệnh (hoặc người đã vãng sanh).
d. Tránh những âm thanh quấy nhiễu (như điện thoại, người nhà bàn tán thảo luận...).
e. Trợ niệm 8 đến 12 giờ đồng hồ (hoặc 24 giờ), xong tụng kinh A Di Đà, hồi hướng. Xem như công việc trợ niệm kết thúc viên mãn.
14. Khai thị trợ niệm:
a.Bất luận là người đó đã tắt thở hay chưa, đều phải khai thị. Văn khai thị như sau:

A Di Đà Phật! Kính thưa cư sĩ (đại đức, bồ tát) .....(tên họ)...
(Bác, Cô...) nên buông xả vạn duyên nhất tâm cầu sanh Tịnh độ nơi Tây Phương Cực Lạc. Con cháu tự có phước phần riêng của họ. Thế gian này rất là khổ, không nên lưu luyến. Thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà có bảy hàng cây báu, tám loại nước công đức, đất trải bằng vàng, vô cùng trang nghiêm đẹp đẽ không thể diễn tả hết được. (Bác, Cô) nên lập tức phát nguyện đến thế giới Cực Lạc, một lòng cầu Phật từ bi đến tiếp dẫn (Bác, Cô) vãng sanh Tây Phương. Duy chỉ gặp Phật A Di Đà hoặc thấy ánh hào quang màu vàng (kim sắc) ôn hòa của Tây Phương Tam Thánh (Bác, Cô) mới theo các Ngài đi. Ngoài ra, khi thấy bất cứ cảnh tượng nào khác, tuyệt đối không thèm để ý đến. Như vậy (Bác, Cô) nhất định được vãng sanh về Tây Phương. Bây giờ chúng tôi niệm Phật, xin (Bác, Cô) hãy cùng chúng tôi niệm Phật.

b.Sau khi khai thị, rắc bột tro dưới đất chung quanh giường người bệnh để tránh kiến, trùng... bò lên thân, làm chướng ngại việc niệm Phật vãng sanh của họ.
c. Bắt đầu trợ niệm: tiếng niệm Phật nên giữ trung đạo, không nhanh, không chậm, không lớn, không nhỏ, từng tiếng rõ ràng.

Hộ Niệm
Những điều cần biết đối với gia đình bệnh nhân


Muốn được Ban Hộ Niệm (BHN) hộ niệm cho người thân, gia đình bệnh nhân phải:
1. Tin tưởng Phật pháp, thật lòng muốn được hộ niệm cho người thân mình vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc. Gia chủ hoặc đại diện gia đình phải trực tiếp liên lạc mời Ban Hộ Niệm (BHN). Đây là nguyên tắc.
2. Trước khi hộ niệm, BHN cần gặp và nói chuyện với gia đình hầu báo những quy tắc hộ niệm. Gia đình cần phải chấp nhận những điều kiện này. BHN không thể hộ niệm nếu gia đình không đồng ý làm theo. Nếu có gì khó khăn xin nói rõ với BHN trước khi khởi sự hộ niệm.
Cụ thể gia đình cần chú ý mấy điểm sau đây:
3. Việc hộ niệm hoàn toàn do lòng thiện nguyện, BHN tuyệt đối không nhận bất cứ một sự trả ơn hay thù lao nào cả.
4. Cần dọn dẹp một nơi sạch sẽ, trống trải, trang nghiêm. Phòng chỉ trang bị tôn tượng đức Phật A di đà hoặc Tây-phương tam Thánh, việc này BHN sẽ sắp xếp để hợp với phương cách hộ niệm.
5. Gia đình cần phải nhất mực tin tưởng, tích cực thực thi việc hộ niệm và sẵn sàng làm đúng theo sự hướng dẫn của BHN. (Nên nhớ rằng, nếu thân nhân tin tưởng hỗ trợ và người bệnh thành tâm niệm Phật, tha thiết cầu vãng sanh Tịnh-độ, lại được hộ niệm đúng pháp thì ai cũng đều được an nhiên vãng sanh về nước Cực-lạc với đức Phật A-di-đà, thoát ly sanh tử luân hồi, sống an vui cực lạc vô lượng thọ tại cảnh Tây-phương, một đời bất thối chuyển thành Phật. Khi bỏ báo thân sẽ hiển hiện những thoại tướng vô cùng tốt đẹp, trang nghiêm, bất khả tư nghì).
6. BHN chỉ có niệm Phật hộ niệm cho người bệnh vãng sanh, không tụng kinh cầu an hoặc cầu chóng bình phục. Gia đình không nên xen tạp những hình thức này trong lúc đang hộ niệm. Nên nhớ, càng xen tạp càng khó được vãng sanh, (nghĩa là sẽ bị chết, bị luân hồi đọa lạc!).
7. Thân nhân cần phải rõ ràng điều này: hộ niệm là niệm Phật cầu xin cho người bệnh được vãng sanh Tây-phương Cực-lạc, chứ không phải cầu cho hết bệnh. Nếu báo thân chưa mãn phần thì nhờ lòng chí thành tin tưởng mà được cảm ứng đạo giao, Phật lực gia bị người bệnh tự nhiên sẽ được bình phục, nếu báo thân đã mãn thì được Phật A-di-đà phóng quang tiếp độ vãng sanh về nước Tịnh-độ. Còn nếu cầu xin cho hết bệnh thì bệnh sẽ không giảm, ngược lại, nếu đến kỳ số phần đã hết thì chắc chắn người bệnh sẽ mất phần vãng sanh.
8. Gia đình phải nhất mực kiêng cữ sát sanh, dù là những loài vật nhỏ như kiến, muỗi, ruồi v.v... từ khi bắt đầu hộ niệm và suốt 49 ngày sau khi người bệnh ra đi. Nấu ăn cần gọn nhẹ, tránh những mùi thức ăn xông tới chỗ hộ niệm. Thân nhân nên ăn chay trong suốt thời gian này.
9. Nếu trong nhà có nuôi súc vật như: chó, mèo v.v... thì nên nhốt chúng lại, hoặc canh chừng cẩn thận không để chúng lai vãng đến gần.
10. Trong khi đang niệm Phật hộ niệm, người thân, con cháu, quyến thuộc... không được khóc lóc, ôm ấp, than vãn, gây ồn náo, thăm hỏi vẩn vơ gây rối tâm người bệnh.
11. Người nhà cần phải tham gia hộ niệm, nhưng phải tuân theo sự hướng dẫn của BHN. Không được tự ý thêm bớt hoặc cố tình thay đổi cách hộ niệm.
12. Nếu đang ở bệnh viện, một khi bác sĩ đã thông báo không còn cách cứu chữa, gia đình nên sớm xin xuất viện để về nhà lo việc hộ niệm là điều tốt nhất. (Nên nhớ, ở nhiều bệnh viện hoặc là không thể hộ niệm được, hoặc là không đủ điều kiện tốt cho việc hộ niệm vãng sanh).
13. Nếu bất đắc dĩ phải nằm tại bệnh viện thì gia đình cần nên liên hệ với bác sĩ, xin chuyển đến một phòng riêng yên tỉnh và yêu cầu giảm lượng thuốc mê, morphine, v.v... nhằm giúp cho bệnh nhân thêm phần tỉnh táo. Khi đã tắt hơi rồi không được rút kim, chỉ nên khóa tất cả các ống hóa chất, dưỡng khí, và không đụng đến thân thể ít nhất trong vòng 8 giờ đồng hồ để niệm Phật hộ niệm.
14. Ngoài ra, nếu có điều gì cần thiết cần thông báo trong lúc hộ niệm, thì xin trực tiếp với trưởng BHN. Không nên bàn với các vị đang niệm Phật hộ niệm.
15. Gia đình cần chú ý thực hiện đầy đủ những điều trên đây. Nếu không, BHN sẽ đình chỉ sự hộ niệm. Mọi hình thức hộ niệm sau đó chỉ là do cá nhân thực hiện lấy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
***
Nội-Quy
cho thành viên Ban-Hộ Niệm

1. Ban-Hộ-Niệm (BHN), hay còn gọi là Nhóm-Cộng-Tu (NCT) có chủ đích chính là cùng nhau niệm Phật tu hành cầu sanh Tịnh-độ và tích cực hộ niệm cứu người lâm chung được vãng sanh Cực-lạc theo đúng tôn chỉ của Tịnh-độ-tông. Ngoài ra, tuyệt đối không dính mắc đến bất cứ một hoạt động nào khác. Mọi sinh hoạt nào khác với chủ đích trên là phần riêng tư cá nhân, không được đem ra bàn thảo, phổ biến, hoặc tuyên truyền... trong phạm vi BHN hoặc NCT.
2. Hộ viên BHN hoặc NCT chỉ dành cho liên hữu, đồng tu, Phật tử tin tưởng pháp niệm Phật cầu vãng sanh, không nhận người có tánh hiếu kỳ vào BHN. Tất cả hộ viên đều hoàn toàn tự nguyện, tự ghi tên, địa chỉ và số điện thoại vào danh sách để dễ bề liên lạc.
3. Hộ viên phải có lòng chân thành, thiết tha muốn hộ niệm cứu độ người vãng sanh. Khi hữu sự phải tích cực tham gia việc cứu độ. Cần có tâm niệm cảm ơn người bệnh vì nhờ họ mà mình lập được công đức và nhân lành Tịnh-độ. Xin đừng miễn cưỡng hoặc hiếu kỳ tham gia vào BHN.
4. Hộ viên cần tham dự đầy đủ các cuộc họp của BHN để rút tỉa ưu khuyết điểm, học hỏi thêm về cách thức hộ niệm cho vững vàng, hầu tránh những điều lỗi lầm đáng tiếc có thể xảy ra!...
5. Mọi người đều nên học tập cách khai thị hướng dẫn bệnh nhân, hòa giải oan gia trái chủ . Tuy nhiên, việc khai thị vẫn thường dành cho chư vị Tăng-Ni (trong BHN), trưởng ban, trưởng nhóm hoặc các vị có kinh nghiệm đã có chuẩn bị trước. Hộ viên, (vì chưa chuẩn bị kỹ), nếu không cần thiết thì đừng tự ý xen vào việc khai thị, để tránh những tình huống sai trái như: lời nói tiêu cực, nói sai pháp, hướng dẫn sai đường, v.v... Không được có lời nói hoặc cử chỉ nào làm cho người bệnh bị thối tâm, nản lòng, hồ nghi, rối loạn, phiền não, khủng hoảng hoặc tức bực. Cụ thể nên tránh: hạch hỏi quá nhiều bắt người bệnh phải trả lời, khui ra lỗi lầm của bệnh nhân, nói đến những cảnh giới hung dữ, nói lời cộc cằn thiếu tế nhị, v.v... Nói chung, khai thị không phải là nói đạo lý cao siêu, mà chính là khích lệ người bệnh không nên sợ chết, chỉ nên quyết lòng buông xả vạn duyên, thành tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ. Hướng dẫn cần ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng, và hóa giải những trở ngại tại chỗ để người bệnh an tâm niệm Phật cầu vãng sanh.
6. Tự đem theo nước uống và thức ăn, không nên làm phiền chủ nhà. Tuyệt đối không được nhận tiền lì-xì hoặc bất cứ quà tặng gì nhằm đền ơn đáp lễ từ gia quyến người vãng sanh.
7. BHN chỉ đơn thuần niệm Phật hộ niệm vãng sanh. Không được vận động bất cứ một hình thức nào về tiền bạc để: phúng điếu, vòng hoa, phụ giúp tang gia... Không làm các việc: cúng tế, cầu siêu, cầu an, lo việc hậu sự. Những việc này là vấn đề cá nhân hoặc thuộc phạm vi khác.
8. Hộ niệm nên chia thành phiên, mỗi phiên hộ niệm 2 tiếng. Thay phiên, cần nên chờ cho nhóm khác tới thay thế mới được ra về. Phải giữ thân tâm luôn được tỉnh táo, chỉ nên niệm trong phiên của mình, không nên niệm liên tục quá lâu, (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt).
9. Khi hộ niệm có thể dùng khánh, (nhưng cần nên hỏi qua bệnh nhân!). Không được dùng mõ.
10. Niệm Phật có thể là sáu chữ Nam mô A-di-đà Phật hoặc bốn chữ A-di-đà Phật, nên tùy theo thói quen hoặc yêu cầu của bệnh nhân. Chú ý điều chỉnh tốc độ và âm lượng cho hợp với người bệnh. Thông thường, không nên niệm nhanh quá hoặc chậm quá (tức là trung đạo).
11. Trong thời gian chờ đợi hoặc xong phiên hộ niệm xin giữ thanh tịnh niệm Phật, không nên tham gia vào các việc lặt vặt như nấu nướng, thái rau, v.v... Hộ viên không làm các việc: chăm sóc, thay áo quần, vệ sinh, liên lạc bệnh viện, v.v... Những việc này là nhiệm vụ của thân nhân.
12. Tránh mọi sự xúc động, giọng nói nghẹn ngào! Tránh cầu chúc hết bệnh hay an ủi theo tập tục thế gian. Tránh cãi cọ, nói chuyện, cười đùa, đi lại, ách xì, khạc nhổ, v.v... trong khi hộ niệm.
13. Các vị đồng tu có âm giọng quá cao hoặc quá sắc không nên tham gia hộ niệm, vì dễ gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Nếu muốn được hộ niệm, thì nên ngồi xa và phải niệm nhỏ.
14. Những hộ viên đang bị cảm, sức khỏe quá yếu không nên tham gia hộ niệm. Những người mà bình thời thường hay xung đột với người bệnh cũng cần tránh tham gia hộ niệm.
15. Tất cả hộ viên cần chú ý thực hiện đầy đủ theo bảng nội quy này để việc hộ niệm được viên mãn, cứu độ người được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
***
Nguyên Tắc
gia quyến bệnh nhân cần giữ gìn
Để giúp người bệnh an tòan Vãng Sanh

1. Gia quyến không được khóc lóc trước mặt bệnh nhân, không được hỏi thăm vấn đề nóng lạnh để tránh chướng ngại việc niệm Phật. Càng không được sờ mó, di động thân thể bệnh nhân mà khiến họ bị đau đớn. Phải biết người mới mất đau đớn như con rùa bị lột mai. Trong giây phút sanh tử này, tuyệt đối không tăng thêm những tình cảm đau buồn và tạo sự đau đớn trên thể xác của họ. Chỉ duy nhất một lòng vì họ niệm Phật, như vậy mới thật sự là hiếu thảo và quan tâm thương yêu.
Trước và sau khi mất, ít nhất phải niệm Phật không gián đoạn 12 giờ đồng hồ.
- Nếu bệnh nhân ở bệnh viện, khi biết bệnh tình không thể cứu chữa, hãy nên lập tức ngưng ngay, nhanh chóng xuất viện, đồng thời phải liên lạc với ban trợ niệm, về nhà tìm một nơi yên tĩnh để sớm bắt đầu công việc niệm Phật. Trong lúc di động người vãng sanh (bất luận họ đã tắt thở hay chưa), đều phải thực hiện 2 việc sau:
- Ngay lúc này lớn tiếng niệm Phật.
- Mời một người trong gia quyến của họ nói bên tai họ rằng: chúng tôi (con) di chuyển thân thể của (Bác, Cô,...). (Bác, Cô,...) phải giữ chánh niệm. Dốc sức niệm Phật.
• Chúng ta bây giờ lên xe.
• Bây giờ chúng ta xuống xe.
• Chúng ta đã về tới nhà.
Phải nhắc nhở như thế và luôn thức tỉnh họ niệm Phật. Sau khi về tới nhà hoặc an trí xong thì đắp mền và khai thị. Sau đó không được lại gần và phải ngồi cách xa họ 2 thước, chú tâm niệm Phật.
2. Có thể mời gia quyến cùng nhau trợ niệm, đồng thời cử ra một người giúp giải quyết mọi thứ chướng ngại trong khi trợ niệm. Bởi vì người nhà mới là then chốt, chúng ta chỉ là ngoại duyên. Người vãng sanh rất dễ tiếp nhận sự quan hoài của người trong gia đình. Mọi người đều đồng tâm hiệp lực niệm Phật mới có thể cảm thông với nguyện lực của Phật A Di Đà và Ngài phóng từ quang gia hộ làm cho người vãng sanh liền được lợi ích to lớn. Do đó trong thời gian trợ niệm, người nhà nhất định không được rời khỏi. Từ 8 đến 12 giờ sau mới được làm những việc khác.
Người nhà hãy tạm gác mọi việc để dốc lòng niệm Phật, nếu có việc cần phải giải quyết, thì chỉ cử một người đi làm. Gia quyến nên tự sắp xếp luân phiên nhau niệm Phật cùng với ban trợ niệm. Điều này vô cùng quan trọng.
3. Khi chưa tắt thở, trong vòng 12 giờ trợ niệm, nên mời người nào mà bình thường hay thân cận với người bệnh, cứ khoảng 1 đến 2 tiếng hoặc khi phát hiện họ lâm vào trạng thái dị thường, thì nhắc nhở họ tỉnh thức và giữ chánh niệm niệm Phật. Văn nhắc nhở như sau:
(Bác, Cô) hãy mau niệm Phật. Khi Phật A Di Đà tới, mau mau theo Ngài mà đi.
4. Nếu trong lúc trợ niệm, thấy người bệnh có vẻ mỏi, chán niệm Phật hoặc đau khổ giãy giụa, hoặc họ thấy oan gia trái chủ đến đòi mạng... Đây chính là nghiệp chướng hiện tiền, chướng ngại vãng sanh. Lúc này phải khẩn thiết đối trước hình Phật, vì oan gia trái chủ của họ mà khai thị.
5. Những người mà người bệnh ghét, hoặc không ưa, thì chớ để họ đến gặp mặt, hầu tránh cho người bệnh sanh tâm sân mà bị đọa vào ba đường ác.
6. Không nên gấp rút lau mình, thay quần áo, rút ống kim... cho bệnh nhân. Những hành vi này làm tổn thương đến bệnh nhân một cách nghiêm trọng. Cũng không được tự tiện sờ mó vào người bệnh nhân. Phải chờ sau 12 đến 24 giờ mới được làm những thứ này.
7. Nếu tắt thở ở bệnh viện, chớ bao giờ vội đưa vào phòng lạnh hoặc chích thuốc chống thân bị rã, để tránh cho người ra đi cái cảnh đau đớn giống như bị đưa vào "địa ngục băng hàn". Nếu sợ có mùi hôi, có thể đốt nhang trầm hoặc để nước đá lạnh, tuy nhiên, đừng để nước đá quá gần thân xác người vãng sanh. Hỏa thiêu hoặc đưa vào phòng lạnh phải sau 7 ngày, vì e rằng có việc hồi dương xảy ra. Trừ phi bị chết vì ngoại thương hoặc bệnh nghiêm trọng.
8. Khi làm tang lễ, đãi khách thì toàn bộ nên dùng chay. Nếu sát sanh để tế lễ sẽ tạo thêm nghiệp tội cho người vãng sanh.
9. Trong thời gian tang sự, phải cữ việc vợ chồng, giữ ngũ giới thập thiện, tuyệt đối cấm chỉ sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu.
10. Gia quyến nên lấy việc mỗi ngày niệm Phật hồi hướng làm điều thiết thực. Làm vậy sẽ được công đức vô cùng thù thắng, âm dương đều được lợi.
11. Trong 49 ngày gia quyến nên hoàn toàn dùng chay. Nếu không thể được thì trong 49 ngày cố gắng không nấu thức ăn mặn trong nhà. Phải biết tiết kiệm phước, không được có bất cứ hành vi phung phí gạo, rau... Phải vì người vãng sanh mà tích phước, làm việc công đức, như: cúng dường Tam Bảo, phóng sanh, in kinh, cứu giúp người nghèo khổ... Đem những công đức này hồi hướng cho người vãng sanh, họ sẽ được lợi ích thù thắng không gì sánh bằng.
12. Trước khi chôn cất hoặc thiêu:
• Trước bàn Phật cần cúng hoa tươi, trái cây, nước trắng.
• Trước bàn Linh mỗi ngày cúng cơm 3 lần (thức ăn chay).
- Sáng: cháo, thức ăn bằng đậu hũ.
- Trưa và tối: một chén cơm, một đôi đũa. Một mâm để 6 món thức ăn, một ly nước trong. Trái cây thì thay mỗi ngày.
• Sau khi chôn cất xong, không cần phải cúng cơm mỗi ngày 3 lần.
• Ngay ngày đi chôn (hoặc thiêu):
- Trước bàn Phật thì cúng hoa tươi, nước và trái cây (ngày này phải thay trái cây mới). Cúng 4 loại trái cây trong một đĩa hoặc mâm lớn, một chén cơm nhỏ, 6 chén nhỏ thức ăn, 1 ly nước trắng.
- Trước bàn Linh thì cúng 1 chén cơm, 1 đôi đũa, 6 chén nhỏ thức ăn, 1 ly nước trắng, hoa tươi, 4 loại trái cây trong một đĩa hoặc mâm trung.
- Trước bàn để cúng tế thì đặt 12 đĩa thức ăn, mỗi bên để một rổ trái cây.
- Tụng kinh A Di Đà, hồi hướng. (Nếu không thỉnh được pháp sư, cư sĩ tại gia có thể làm thế).
13. Trong 7 thất (49 ngày):
• Mỗi thất: Sáng từ 10:00 đến 11:00 tụng kinh A Di Đà, niệm trăm tiếng Phật hiệu, cúng ngọ, hồi hướng. (Phần cúng ngọ có thể chiếu theo cách cúng ở ngày đi chôn cất).


Hộ Niệm cứu độ người được Vãng Sanh Tịnh Độ công đức vô lượng vô biên.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách