Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Câu hỏi 1: ở chỗ cháu mọi người đang HN cho một ông khoảng 80 tuổi rồi, ôg đang ở với con gái, mà con gái của ông làm nghề ăn sáng hàng ngày sát hại rất nhiều con Cua, vậy khi mọi người đến trợ niệm thì có chướng ngại cho việc Ông vãng sinh. Nếu có chướng ngại thì có cách gì để hóa giải chướng ngại này ko a ?

Trả lời:
Sát sanh hại vật ảnh hưởng rất lớn đến việc vãng sanh. Người con sát nhiều cua như vậy cũng là một chướng duyên cho cụ. Nhất là trong lúc hộ niệm mà tiếp tục sát haị sanh vật thì khó lòng cầu được sự cảm ứng.

Còn hộ niệm thì mình chỉ làm hết sức, và phải yêu cầu người nhà không được sát sanh trong suốt thời gian hộ niệm và 49 ngày từ khi người bệnh chết.

Muốn hộ niệm cho cha mẹ vãng sanh mà con cái tiếp tục giết sanh vật không thuơng tiếc, thì sự hộ niệm không có lòng thành. Hơn nữa sát sanh lúc hộ niệm coi chừng bị thêm nạn oan gia trái chủ, vì thù trước thêm oán sau, họ có thể đánh mạnh hơn nữa, thành ra việc hoá giải oán thân trái chủ không thể thành tựu! Sát sanh chắc chắn là điều phải cấm cữ! Nếu người nhà không chịu ngừng tay thì chúng ta đành phải từ chối hộ niệm vậy.

Vậy thì, người nhà phải ngừng sát sanh, phải thành tâm sám hối, thay vì tiếp tục sát sanh thì hãy thành tâm phóng sanh để chuộc tội. Và, từ nay về sau đừng sát sanh nữa mới là tốt.

Câu hỏi 2: có một Bạn đồng tu mới gia nhập BHN, vì người này chưa hiểu rõ về đạo Phật nay muốn nhờ BHN bốc mộ theo nghi thức nhà Phật không muốn theo những ông thầy cúng. Như vậy BHN có nên đi niệm Phật để giúp gia đình Họ không , xin nhờ chú chỉ cho cách BHN phải biết làm như thế nào trong trường hợp này ạ ?

Trả lời:
Diệu Âm chỉ biết khuyên người niệm Phật và hướng dẫn hộ niệm vãng sanh, không rành về việc bốc mộ. Xin hỏi quý Thầy thì hay hơn.

Thành thật không rành lắm, xin lỗi nghen.

Khuyên rằng, BHN chỉ chuyên nên vào một chuyện duy nhất là Hộ Niệm cho người vãng sanh thì tốt nhất, những chuyện khác chớ nên xen vào, có vậy tâm chúng ta mới thanh tịnh và làm trọn tâm Bồ-đề thiêng liêng cao cả của mình.

Khi hộ niệm xong coi như xong nihiệm vụ. Nếu gia đình có cầu mong chúng ta tiếp tục niệm Phật hồi hướng công đức, thì cũng có thể làm được, bằng cách mỗi bữa cộng tu gọi người nhà tới tham dự niệm Phật chung và sau cùng hồi hướng công đức cho người đó. Đây cũng là cách giúp cho gia đình kết duyên sâu hơn vào pháp môn Tịnh độ.

Người nhà muốn BHN hồi hướng công đức, nhưng họ không muốn tham gia công tu thì ta cũng nên hồi hướng công đức cho người ra đi, nhưng tâm người trong gia đình không thành, thì người đi cũng hưởng ít thiện lợi!

Diệu Âm
(25/11/08)


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi:
Người bệnh bị hôn mê rồi thì làm sao?

Trả lời:

- Thành tâm cầu nguyện oan gia trái chủ xin hoá giải oán thù, cùng niệm Phật hộ niệm.

- Kêu gọi gia đình thành tâm lạy Phật cầu Phật gia trì cho ông vãng sanh.

- Xin phát tâm phóng sanh để hồi hướng công đúc cho oan gia trái chủ, cầu giải nạn.

- Khai thị nên to tiếng một chút, nhấn mạnh việc ông sắp xả bỏ báo thân, mau mau buông xả để niệm Phật, để may ra ông nghe được giựt mình và âm thầm niệm Phật trong tâm.

Cầu mong cho ông duợng được phước phần.


Chờ tin thêm
Diệu Âm


Hỏi:

Cam on su huynh!
Hom nay gia dinh ong ( 83 tuoi ) da mua ca phong sanh ( nhung ho khong biet, mua ca nuoi ). Ong cu hom nay da rut ong cho uong sua qua duong mui, truc tiep uong bang mieng. Ban ngay, ong thuong ngu me, ngay to, nhung ban dem lai tinh, doi an va chiu niem Phat ( theo loi chu Ut cua chi Hong Nhung ). Ong nay, truoc day nam o BV Cho Ray, la Duong cua chi Hong Nhung. Ngay mai BHN se ho niem ban dem, de ong co the nghe khai thi va phat tam niem Phat.

Trả lời:

Quyết định quá hay, hãy chọn giờ nào người bệnh tỉnh táo hộ niệm là tốt nhất.

Người bệnh mỏi mệt, thường cần ngủ nghỉ là chuyện thường. Nếu không cho họ ngủ thì họ mệt quá không chịu đựng nổi. Nếu ép họ niệm Phật thì có thể họ phiền não, đưa đến thaí độ bất cần, ù lì, không thích hoặc sợ hãi những buổi hộ niệm. Cho nên, đừng thấy bệnh nhân ưa ngủ mà mình thất vọng, hoặc bắt ép bệnh nhân phải thức để niệm Phật. Phaỉ uyển chuyển nương theo sức khoẻ của bệnh nhân mà cứu họ.

Quyết định chọn giờ bệnh nhân thức để hộ niệm là quyết định đứng đắn, rất hay, tuyệt vời. Nên khai thị vui vẻ, vững vàng, tìm cách vực tinh thần người bệnh dậy để phá tan tất cả mọi sự mỏi mệt, lo âu, buồn phiền, sợ sệt, phân vân... Cố gắng dùng tâm lý hướng dẫn cho người bệnh an lòng, thèm muốn được sớm vãng sanh về với A-di-đà Phật. Lúc đó người bệnh coi cái chết nhẹ nhàng, coi sự chết như một ơn huệ, một cơ hội tốt để giải thóat cảnh khổ để về Tây phương Cực lạc hưởng đời an vui sung sướng và thành tựu đạo quả.

Cụ thể là lời khai thị cần vui vẻ, lời nói tin tưởng,
- ví dụ: cần nói, quyết phải sẽ được về Tây phương, (không nên nói: cố gắng lên chứ về Tây phương không phải dễ lắm đâu, v.v...)
- không nhắc thêm các điều tiêu cực, buồn, xấu, ví dụ nhắc các điều lỗi lầm của bệnh nhân không tốt) , v.v...
- Tránh các cử chỉ buồn kkổ: như thở dài, nói quá yếu ớt, nghẹn ngào, rơi nước mắt, v..v...

Tiếp tục phóng sanh hồi hướng công đức. Bảo con cháu trong gia đình thường xuyên lạy Phật cầu sám hối cho bệnh nhân, cầu A-di-đà Phật và Bồ-tát gia trì.

Thường khuyến tấn bệnh nhân, nói có quang minh cuả Phật Bồ tat1 gia trì, có người đang hộ niệm an toàn, yêm tâm niệm Phật.

Khi người bệnh quyết lòng niệm Phật thì dễ phá cơn mê

Có điều gì cầu thì email liền nhé.

Diệu Âm


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi:
Người cư sĩ bạn của người mất, có mời chúng em đến hộ niệm trong vòng 8 tiếng, sau 8 tiếng thì người nhà của người mất gọi nhà quàng họ xuống mang xác đi. Trong thời gian chờ nhà quàng xuống thì em thấy người cư sĩ trưởng nhóm họ làm những việc sau đây, em khộng biết có đúng không em xin anh giải thích.
chẳng hạn như họ đọc Chú Đại Bi, đến Bát Nhã Tâm Kinh, xong tụng kinh A Di Đà, chú Vãng sanh, và niệm Phật thêm để chờ người nhà quàng đến...

Em cũng có dự hộ niệm vài lần, nhưng chỉ thấy niệm Phật, từ 8-12 tiềng xong rồi thôi chứ không có làm thêm phần tụng kinh, trì chú.

Xin anh Diệu Âm hoan hỉ giải thích giúp em giải toả những phân vân, để khi đi hộ niệm mình biết những gì mình cần làm và những gì minh không nên làm để cho người ra đi không bị thiệt thòi mất phần vãng sanh.


Trả lời:

Đọc chú Đại bi, tụng Bát nhã tâm kinh, tụng kinh Adiđà khi hộ niệm không có gì sai cả, nhưng thật sự để trực tiếp giúp người lâm chung vãng sanh thì câu Phật hiệu là mạnh nhất, thẳng nhất, trực tiếp chuyển cảnh giới cho người ra đi.

Trong kinh Vô lượng thọ, Phật dạt 10 niệm tất sanh. 10 niệm này là niệm 10 lần danh hiệu A-di-đà Phật cầu sanh Tây phương cực lạc. Hãy quyết tâm giúp cho người sắp chết niệm cho kỳ được 10 câu Phật hiệu cầu vãng sanh.

Tụng chú Đại-bi giải ách nạn, tiêu nghiệp chướng, tốt chứ không phải sai. Nhưng trong một thời gian quá ngắn ngủi và cấp bách này, người bệnh khó có thể tụng được để tiêu nghiệp. Dù có tụng được cũng khó nhất tâm trong tình huống quá cấp bách, tứ đại phân ly đau đớn cùng cực! Khó nhất tâm tụng niệm thì làm sao tiêu nghiệp!? Vấn đề là ở chỗ này.

Tụng Bát nhã tâm kinh để hiểu thấu lý không của chơn tâm tự tánh. Hiểu được lý không này thì thành Phật. Nhưng thưa thực rằng, chính người còn đang khỏe cũng chưa chắc đã hiểu thấu lý đạo trong tâm kinh, thì làm sao người bệnh (nghĩa là còn sống) bình tĩnh để hiểu. Khi chết rồi, trong khoảng thời gian ngắn ngủi, thần thức đang trăn trở đấu tranh rất căng thẳng với tình chấp, đang quay cuồn trong cơn gió nghiệp, nào là oan gia trái chủ bủa vây báo haị, v.v... Thật là vạn điều thống khổ nói sao nên lời, thì thật sự cũng quá khó cho họ bình tâm để hiểu thấu đạo lý cao diệu trong tâm kinh.

Hãy niệm Phật nhờ Phật quang chiếu xúc, cứu độ người vãng sanh. Câu Phật hiệu, ngắn gọn, rõ ràng giúp cho bệnh nhân còn sống hay thân trung ấm giực mình tỉnh ngộ niệm theo. Lời Phật A-di-đà thề rằng, người nào khi xả bỏ báo thân, niệm danh hiệu Ngài cầu vãng sanh, dẫu cho 10 không mà được sanh Ngài, thì không giữ ngôi Chánh Giác. Niệm sáu chữ "Nam mô A-di-đà Phật" mà Phật còn sợ dài, còn sợ cho người sắp chết khó niệm được, nên chư Phật, cũng chư Tổ khuyên hãy niệm bốn chữ thôi, "A-di-đà Phật" để dễ vãng sanh hơn. Tại sao chúng sanh không chịu vâng lời Phật dạy!?...

Mau mau chộp lấy cơ hội này mà thành tựu đạo quả, chớ sơ ý nữa mà ân hận vạn kiếp đó!

Tụng kinh A-di-đà cũng rất tốt, nhưng suy cho cùng lý, thì kinh A-di-đà Phật dạy cho chúng sanh niệm câu Phật hiệu để vãng sanh, thì lúc tối cần thiết này chúng ta hãy nhiếp tâm niệm câu Phật hiệu, tức là niệm toàn bộ kinh A-di-đà rồi đó.

Nói chung, lúc lâm chung, không có gì khác hơn là niệm một câu Phật hiệu "A-di-đà Phật", thành tâm, chí thành chí kính, cùng nhau niệm sẽ giúp cho người ra đi nhiếp tâm niệm theo, cầu xin vãng sanh mà đưọc vãng sanh.

Đây là đường dễ nhất, trực tiếp nhất, chuyển đổi hẳn từ cảnh phàm phu tội chướng nặng ở cõi ta bà khổ lụy, về Tây phương thành bậc bất thối chuyển. Nhất thiết duy tâm tạo. Tâm niệm A-di-đà Phật thì chủng tử A-di-đà Phật sẽ xuất hiện, chủng tử A-di-đà hiện ra thì tương ứng với từ lực tiếp dẫn của Phật A-di-đà mà vãng sanh về Tây phương.

Tóm lại, trong suốt thời gian từ sau khi tắt hơi cho đến 8 giời, 12 giờ, 16 giờ, ... Tốt nhất là hãy cùng nhau niệm câu Phật hiệu, niệm cho đến khi nhà quàng đem xác đi mới tốt. Tất cả kinh điển gì khác có thể tụng sau đó cũng được, chưa phải muộn.

Nên nhớ, trong lúc lâm chung rất cần sự khai thị hướng dẫn, cần ngắn gọn, rõ ràng, chủ đích là khuyên buông xả tất cả để niệm Phật cầu Phật phóng quang tiếp độ vãng sanh Cực lạc. Đang vừa tắt hơi thì khai thị ngay để người đó kịp thời tỉnh ngộ mà niệm Phật. Trong khoảng một vài giờ đầu sau khi tắt hơi rất cần tiếp tục nhắc nhở, khai thị, hướng dẫn thần thức niệm Phật cầu vãng sanh. Cần nhắc thần thức đừng nên chạy theo những cảnh giới lạ, cứ một lòng niệm A-di-đà Phật, chờ A-di-đà Phật đến tiếp dẫn là được vãng sanh. A-di-đà Phật hóa hiện sẽ giống như ảnh tượng đang treo trước mặt bệnh nhân.

Tụng kinh, tụng chú trong những lúc này không mạnh bằng câu Phật hiệu. Chư Tổ thường xuyên nhắc nhở rằng, tụng kinh không bằng tụng chú, tụng chú không bằng niệm A-di-đà Phật. Nhất là trong lúc hộ niệm, câu A-di-đà Phật là tất cả nguồn vãng sanh thành đạo vậy.

Niệm 8 tiếng đồng hồ là thời gian tối thiểu, chứ không phải tối đa. Nếu niệm 8 giờ mà người chết vẫn chưa hiển hiện tướng tốt thì có thể họ chưa được phước phần thoát nạn. Đây là do nghiệp chướng báo hại, oan gia cản trở, hoặc tâm người ra đi còn mê muội tham chấp vào chuyện thế gian vô thường, như thương tiếc cái thân, thương nhớ con cháu, tham tiếc tài sản, uất hận chuyện gì, v.v... Nếu thuận duyên, hãy phát tâm niệm thêm cho họ đến 16, 20 tiếng. Rất tốt.

Nên khai thị, hướng dẫn cụ thể, nghĩ thử người chết đang bị chướng nạn gì mà khai nói thẳng đến vấn nạn đó. Hãy hỏi người nhà để biết tâm chấp của người bệnh. Hãy xem thử người nhà có tin hay không, có khóc hay không, có làm điều gì lôi kéo họ lại không?

Khai thị rất quan trọng. Cần phải học tập cách nói trôi chảy, đừng nói ấp úng, ngập ngừng, giọng nói vững vàng, tin tưởng,thành tâm... Phải tập ứng đối nhặm lẹ, sáng suốt và phải đi thẳng vào trọng tâm của sự gút mắc mới cứu người được.

Còn chuyện tụng kinh cầu siêu, cúng tế,... không phải phần hành chính của người hộ niệm.

Mong cho nhiều người sớm ngộ pháp Phật nhiệm mầu, mau mau ứng dụng phương cách hộ niệm vi diệu để cứu độ được người hay người đó. Còn như cứ tiếp tục mê muội, không tin tưởng... thì Phật cũng đành "tùy duyên"!

Diệu Âm
(29/01/09)


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi:

Hiện tại có một trường hợp này cháu không biết làm sao? Có một bệnh nhân tuổi đã 80 mà bệnh ung thư, ông cụ này không đi được, nhưng còn tỉnh táo và biết mọi chuyện nhưng ông ấy không hiểu về phương diện niệm Phật. con cháu trong gia đình muốn ông ấy có được hộ niệm cho ông . Ông có ý định trong lòng:
Ông cụ này rất thương người vợ đã mất và quyết lòng đi tìm vợ khi đã qua đời.

Con không biết bất đầu làm khi ông cứ cố quyết lòng như vậy.

Trả lời:

Người còn chấp chuyện thế gian nhất định khó được giải thoát. Khó giải thoát thì chắc phải chịu đọa lạc. Đó là tại chính mình mê muội nên đành chịu vậy thôi!

Người trước khi chết mà quyết chạy theo người chết thì chắc chắn phải chết. Chết thì kinh khủng lắm! Vì chết là bị đọa lạc. Người chết trước bị nạn, người sắp chết muốn theo đường đọa lạc nữa thì làm sao được vui vẻ, tự do?

Vợ có nghiệp của vợ, chồng có nghiệp của chồng. Nghiệp khác nhau thì thọ báo khác nhau, khi chết làm sao có thể gặp nhau? Mà dù có gặp nhau đi nữa thì ở trong cảnh khổ đau đọa lạc cũng đành ngậm đắng nuốt cay, sống dở chết dở, nhìn nhau mà khóc, mà chịu phũ phàng ân hận ngàn năm. Càng ân hận càng khổ đau, lúc đó biết mình đã vụng dại cũng đã quá muộn màng!

Người vợ đã chết, có thể đang bị khổ đau. Trong cảnh khổ ấy, người vợ đang mong đợi ngày đêm người chồng tìm cách cứu mình ra. Người chồng là niềm hi vọng cứu độ cho vợ, vậy mà người chồng không chịu tìm cách cứu vợ ra, lại muốn chui vào chỗ khổ nạn để chịu chung số phận đọa đày. Sao mà nghĩ sai lầm vậy?

Một người bị tù cứu còn dễ, hai người bị tù thì cứu càng khó. Cùng nhau vào tù thì ai cứu được ai đây? Người bị đọa lạc trông người thân được giải thoát để cứu mình, người chưa chết không chịu tìm đường giải thoát để cứu người thân, lại muốn chui vào chỗ khổ để cùng bị đoạ đày. Chẳng lẽ gặp nhau để khóc than mà vui sao?

Người mê mờ cứ đâm đầu vào chỗ chết. Ông bà, cha mẹ, vợ con cứ dắt nhau nhảy vào hầm lửa để cùng bị thiêu đốt. Xưa nay có ai bị vậy mà được thoát nạn đâu?

Cho nên, Hải hãy cố gắng khuyên ông cụ mau mau niệm nam mô A-di-đà Phật cầu vãng sanh Cực lạc, về được Tây phương cực lạc rồi mới có khả năng gặp người vợ đã chết của cụ đang bị nạn ở chỗ nào mà tới đó cứu. Còn nếu cụ nhất định muốn tìm người vợ đã chết thì nhất định cụ bị khổ nạn, dễ lâm vào cảnh lang thang không nhà không cửa, không nơi nương tựa trải qua hàng ngàn vạn năm đó. Tội nghiệp lắm! Đừng nên sơ ý.

Cố gắng khai thị, nói rõ điều lợi hại cho ông cụ biết. Hãy nói vững vàng, rõ ràng để cho cụ giựt mình tỉnh ngộ, mau mau thay đổi ý muốn sai lầm. Chính cụ phải đổi ý niệm, tha thiết cầu vãng sanh thì mới có thể vãng sanh. Có được vãng sanh thì mới có thể thành tựu đạo quả, mới có khả năng cứu độ người thương, thân nhân.

Vãng sanh Tây Phương không khó, Tín tưởng, phát nguyện vãng sanh và thành tâm niệm Phật thì được. Nói với gia đình cùng nhau khuyên nhắc, chớ có nghi ngờ.

Cụ phải có lòng tin sâu sắc vào lời Phật dạy thì được thôi. Lời đức Phật A-di-đà thề rằng, ai nghe danh hiệu Ngài mà tin tưởng, vui vẻ, niệm danh hiệu Ngài cầu vãng sanh về nước Ngài thì dẫu niệm 10 niệm (trước khi xả bỏ báo thân) cũng được Phật đến tiếp dẫn về Tây phương, hưởng đời sung sướng vô lượng. Phật dạy như vậy xin Cụ phải tin tưởng đừng nghi.

Nguyện vãng sanh phải thật tha thiết, chứ không được nguyện dối. Tha thiết muốn vãng sanh thì phải buông bỏ tất cả những ý muốn khác, không được sợ chết, không được nhớ con cháu, không được muốn theo vợ.

Tin tưởng vào lời Phật dạy và tha thiết cầu vãng sanh thì được cảm ứng, lúc đó cất lời niệm câu Phật hiệu thì đời này được vãng sanh, thoát khỏi tất cả khổ nạn, sanh về cõi Phật A-di-đà thành tựu giải thoát.

Còn nếu không chịu nghe theo lời này, cứ muốn chạy theo đường đoạ lạc, thì sau khi chết khó tránh khỏi nạn, ngàn đời vạn kiếp bị đọa lạc khổ đau, không ai cứu được đâu.

Về phần gia đình, con cháu của cụ phải hỗ trợ tích cực về việc hộ niệm. Nếu con cháu không chịu tin tưởng Phật pháp, không hỗ trợ cho việc vãng sanh Cực lạc, lại cứ đem chuyện thế gian ra ai ủi, vỗ về, tham sống sợ chết, cầu cho được sống thêm, v.v... thì thật là khó giải quyết.

Hộ niệm là con cháu trong những lúc chăm sóc, phải chú tâm khuyên nhắc cụ niệm Phật, và cùng niệm Phật với cụ, cầu xin cho cụ được vãng sanh, Bất cứ trường hợp nào cũng thành tâm cầu cho cụ được Phật A-di-đà phóng quang đến tiếp dẫn. Nhất định không có tư tưởng sầu khổ, buồn lo, than khóc,...

Đừng để người hàng xóm, người quen thân tới lui thăm lom, nói điều tiêu cực mà làm lạc tâm người bệnh

Rất chú trọng việc phóng sanh lợi vật, làm nhiều việc thiện lành để hồi hướng công đức cho cụ. Thường ngày gia đình cần nên lạy Phật, niệm Phật, thành tâm thay cho người bệnh cầu xin sám hối nghiệp chướng, v.v... rồi hồi hướng công đức cho Cụ, hồi hướng cho oan gia trái chủ, cho ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ, để hóa giải ách nạn, cầu cho cụ vãng sanh. (Xem thêm các video vãng sanh để biết cách điều giải).

Nhất định phải tìm mọi cách thuyết phục cụ thay đổi ý niệm, thay vì muốn đi tìm người chết thì giờ đây hãy một lòng một dạ niệm A-di-đà Phật, cầu vãng sanh. Đây là điều tối quan trọng. Nếu cụ không chịu thay đổi thì việc hộ niệm sẽ thất bại. Cần dùng nhiều thiện xảo, tâm lý, vui vẻ... khuyên nhủ, khai thị...

Lòng thành tất linh ứng. Nên nhớ chỉ cầu vãng sanh, không được cầu hết bệnh. Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ thì tự nhiên được hưởng đại lợi lạc. Nghĩa là, cụ sẽ được tỉnh táo vui vẻ hoặc sẽ vãng sanh nếu thân mạng đã mãn, hoặc là sẽ hết bệnh nếu số phần chưa hết. Nếu sơ ý cầu nguyện sai cách thì Cụ sẽ bị thêm ách nạn, khó tránh miễn khổ đau về sau.

Đọa lạc hay Cực lạc đều ở chính ý niệm của Cụ thôi.
Chúc Cụ sớm ngộ đường giải thoát. Chúc Hải thành công.


Diệu Âm
5/3/2009


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi:
người KHAI THỊ ĐANG DÙNG HAI NGÓN TAY ĐỂ KÉO MÍ MẮT TRÊN của người được HN và nói CON GIÚP BÀ MỞ MẮT ĐỂ NHÌN PHẬT NHA ! (lúc đó Bà đang bị mê không biết gì hết ) .Qua hành động trên DT không biết người KHAI THỊ này làm có ĐÚNG PHÁP KHÔNG?


Trả lời:
Khi người bệnh mệt mỏi, đau lưng, mỏi cổ, chóng mặt... người hộ niệm có thể phương tiện xoa bóp chút ít giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái một chút cũng được. Những việc này người thân trong gia đình nên thường làm trong khi chăm sóc bệnh nhân.

Những khi bệnh nhân nằm ác mộng, thấy những cảnh giới xấu, khiến cho họ phải hoảng hốt, lo sợ, đổ mồ hôi, thần sắc bất an, không thể nhiếp tâm niệm Phật được... người hộ niệm nên đánh thức bọ dậy, dùng lời an ủi, vỗ về, ủy lạo, có thể cầm tay, nắm chặt tay họ để niệm Phật giúp người bệnh mau chóng thoát cảnh sợ hãi, lấy lại bình tĩnh mà an lòng niệm Phật.

Còn trong trường hợp mê man bất tỉnh thì nên khuyên con cháu trong nhà lạy Phật cầu Phật gia trì, cầu giải oan gia trái chủ, cầu sám hối cho người bệnh thì hay hơn. Có thể khai thị lớn tiếng một chút để may ra người bệnh nghe được mà giác ngộ, sực nhớ lại câu Phật hiệu để niệm theo.

Vạch mắt người bệnh có vẻ mạnh bạo quá, ép buộc quá, có thể làm họ bực mình, nên tránh là tốt hơn.

Khi đang hấp hối, đang lâm chung, nên tránh đụng chạm. Cần khai thị nhắc nhở niệm Phật. Cần thêm nhân sự để niệm Phật. Đừng nên ồn ào, kéo ghế kéo bàn, không được khóc lóc, kêu réo, cầm bình tĩnh và thành tâm niệm A-di-đà Phật cầu Ngài tiếp dẫn.

Khen Diệu Trúc,

Diệu Âm


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi 1: Người được hộ niệm là một bệnh nhân bị bệnh Ung Thư ở giai đoạn cuối . Khi được hộ niệm người này đã phát tâm tha thiết cầu VÃNG SANH . Nhưng khi lâm chung người nhà đã đụng đến thân thể rồi mới gọi BHN. Sau khi được hộ niệm 12 giờ đồng hồ thì phải LIỆM . BHN thăm hơi nóng có kết quả như sau:

- Ở ngực Ấm nhất.

- Ở đỉnh đầu không lạnh như những chỗ khác .

Như kết quả trên THẦN THỨC của người được HN đã xuất ra khỏi thân chưa?



Trả lời:

Sau 12 giờ mà thấy hơi ấm ở ngực chứng tỏ người đó không được vãng sanh về Cực lạc. Nếu gia đình thành tâm nên hộ niệm thêm, cố gắng khai thị hướng dẫn giúp cho thần thức hiểu đạo mà nhiếp tâm niệm Phật cầu vãng sanh thì cũng có thể chuyển đổi hoàn cảnh.



Trong vòng mới tắt hơi, chưa đủ 8 giờ mà người nhà đụng chạm vào thân xác là điều không tốt, có thể gây chướng ngại lớn cho thần thức không được an ổn ra đi. Hơn nữa, người bệnh dù có phát tâm tha thiết nhưng trong đời ít tu hoặc gần chết mới được hộ niệm thì cũng khó xoá được nghiệp thì lúc lâm chung chưa chắc đã chịu đựng nổi nghiệp khổ báo đời, oan gia hãm hại, thành ra tinh thần chưa chắc đã vững vàng thoát khỏi các ách nạn.



Thần thức còn vướng trong thân xác khi có nhiều điểm nóng trên thân. Nếu thấy điểm nóng ở một vùng lớn hay nhiều chỗ thì đừng nên nhập quan vội. Không tốt. Trong lịch sử người chết một vaì ngày rồi sống lại không phải ít.



Khổng giáo khuyên ít ra 3 ngày mới chôn cất. Phật giáo chư Tổ khuyên nên để 7 ngày mới thiêu hoặc chôn là sợ sự hồi dương.



Người tình chấp sâu nặng thường cứ bám vào cái xác rất dễ bị haị.



Hỏi 2: Người được HN cũng bị bệnh Ung Thư ở giai đoạn cuối đang HẤP HỐI. Là một Phật Tử nên đã thực hiện đầy đủ TÍN NGUYỆN HẠNH. Khi Lâm Chung vẫn còn niệm Phật và ra đi trong tiếng Niệm Phật cuả BHN .

- Sau 7 giờ HN thì bị xen tạp vì người nhà không thông suốt đã để một BHN khác đến HN bằng micro, QUAY PHIM, RỌI ĐÈNv.v.. hoàn cảnh lúc đó rất hỗn tạp.

Trong trường hợp này BHN phải Xử Lý Như thế nào? HN tiếp tục hay đình chỉ việc HN để ra về .

(Văn Tập)



Trả lời:

Trước khi hộ niệm cho một người cần phải làm việc cụ thể với gia đình. Nếu gia đình không chịu những điều kiện của BHN thì xin đừng phan duyên.



Trường hợp này là do BHN chưa làm việc cẩn thận, rõ ràng mới đưa đến tình trạng lỡ cỡ khó xử về sau. Thôi rút kinh nghiệm, mất lòng trước được lòng sau. Phải ra điều kiện trước để khỏi bị phiền sau vậy.



Hiện có nhiều nhóm hộ niệm không biết học theo cách nào, đã thực hiện nhiều cách không đúng pháp đúng lý, như dùng dao búa, dùng đèn, dùng chú, làm phép này nọ v.v... Có nhiều người dùng cách cầu siêu để hộ niệm. Tất cả những điều này gây trở ngại cho người chết bị mất phần vãng sanh.



Phải dặn dò trước, hễ người nhà không làm đúng cách thì mình nên lặng lẽ ra về, chứ không có cách nào khác hơn.



Chụp hình, lóe đèn, quay phim chiếu đèn vào người chết, ồn ào, náo loạn... đều không tốt. Muốn quay phim thì phải thật yên lặng, không được chen qua chen lại để quay phim, không được làm động tâm người hộ niệm và nhất là động tâm người bệnh.



Quyết định cấm chỉ chuyện chụp hình là hay nhất. Không được dùng đèn pha vào mặt người bệnh hay thân xác để quay phim... Không được kéo dây điện làm vướng bận người hộ niệm, v.v...



Hộ niệm không phải hát cải lương, đâu phải diễn kịch, đâu cần phải la lớn tiếng đến nỗi phải dùng micro, hệ thống âm thanh? Nhất định không tốt.



Nếu người nhà không tuân chỉ, không chịu tạo khung cảnh trang nghiêm, nghĩa là họ không tha thiết muốn người thân của họ được phước phần giải thoát, thì người HN cũng đành chịu thua. Vui vẻ bái chào ra về, chớ nên phiền lòng hoặc miễn cưỡng hộ niệm.



Nhiều người cũng muốn mình hộ niệm mà cũng muốn tìm cách hô hấp, ép ngực, đụng chạm vào thân xác thì có hộ niệm cũng không thâu được kết quả tốt đâu.




A-di-đà Phật

Diệu Âm

(10/03/2009)


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi: ...một bác trai này 70 tuổi, bác thường xuyên đưa đón vợ mình đi hộ niệm, ngay cái hôm hộ niệm cho một bà cụ được vãng sanh vào ngày 12 tháng giêng, thì vợ bác trở về thấy bác đã bị té trong nhà tắm, nhưng miệng thì cứ kêu "phật ơi cứu con, phật ơi cứu con và niệm mười niệm", nhưng gia đình vẫn đưa bác vào bệnh viện cấp cứu, nhưng bác sỹ từ chối và mang bác về nhưng vẫn được thở ô xy, nhưng đã mê man bất tỉnh....

Nhưng khi khám xát thì xát cứng và ấm ngực, bác đã không được vãng sanh. Ban hộ niệm buồn lắm chú ơi! Tại sao bác thành tâm như vậy mà không được vãng sanh vậy chú? Có phải tại gia đình đưa bác vào cấp cứu trong bệnh viện nên thần thức đã bị tán loạn không chú? Trong vòng 49 ngày mình có thể làm gì cho bác ấy được vãng sanh không chú? Bác rất có tâm đạo, thường xuyên niệm Phật, và thường chở vợ mình đi niệm Phật, đáng lý ra bác có rất nhiều công đức, phải có cơ hội vãng sanh nhiều chứ chú, cháu buồn lắm!!



Trả lời:

Người được vãng sanh không phải dễ dàng. Tất cả đếu phải có nhân có duyên đầy đủ mới được. Đừng thấy mình hộ niệm được một số người ra đi với thoại tướng tốt đẹp thì tưỏng rằng với ai cũng được phước phần này.

Người niệm Phật mà sau cùng không được vãng sanh chính vì nhân niệm Phật đời này chưa thành tựu mà nhân trong nhiều đời trong quá khứ đã kết tựu về.

Nhân quả thông ba đời. Cận tử nghiệp rất dễ sợ! Người niệm Phật mà ỷ lại hay sơ ý, thi dù có hộ niệm, người đó cũng khó tránh khỏi ách nạn của cận tử nghiệp.

Hộ niệm là trợ giúp người ra đi thêm Tín Nguyện Hạnh để vãng sanh, chứ Hộ niệm đâu thể quyết định giùm cho người ra đi.

Chính người ra đi phải quyết định. Chính Tín-Nguyện-Hạnh của người ra đi phải đầy đủ. Điều này chính người đi phải lo huân tu, phải ngày đêm tự mình cố gắng mới được, chứ không phải hỗ trợ cho vợ con tu hành là đủ, không phải cúng dường cho chùa chiền là xong, không phải giúp cho người khác tu hành là Phật thương sẽ cứu mình đâu...

Tâm Phật tịch tĩnh, có cầu có ứng, cứu độ tùy duyên, không có phan duyên. Giống như cái chuông, có đánh có tiếng. Liệu người tu hành có cầu đúng không. Nói rõ hớn, tất cả do chính tâm mình quyết định vậy. Cho nên, phải nắm rõ đường thành đạo.

Nghe kể lại sự việc, thì hình như ông bác này nặng về tu phước, chứ không nặng tu vãng sanh. Tu như vậy chẳng qua là kiếm chút phước báu nào đó mà thôi.

Tu phước thì hưởng phước. Nhưng thưa thực rằng, hưởng được phước cũng không phải dễ, vì phải đợi cái duyên phước đến mới hưởng được cái phước này. Giả như có hưởng được phước đi nữa, thì cái phước này liệu có bao phủ được nghiệp chướng trong nhiều đời nhiều kiếp không?

Thành tâm niệm Phật, cầu sanh Tây phương, khi bị hoạn nạn thì hãy niệm "A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật,..", phải nhiếp tâm vào câu Phật hiệu để cầu vãng sanh Cực Lạc, chứ sao lại kêu "Phật ơi cứu con, Phật ơi cứu con,... ". Cứu gì đây? Người đó đang xin Phật cứu cái tai nạn của mình hay cứu cho mình khỏi bị chết chăng?

Hãy tha thiết cầu sanh Cực lạc thì mới có cảm ứng, mới hợp với đại nguyện của Phật. Nếu sơ ý cầu lệch ra khỏi quỹ đạo này thì chính mình bị lạc đường. Tất cả đều do tâm mình tạo ra. Phật chính là tâm, tâm chính là Phật. Tâm nguyện cuối cùng là điểm giải quyết tương lai.

Cho nên, chính người trong cuộc đang hướng về đâu trong lúc này. Nếu chuyển đổi tâm ý, thay vì :"mười niệm tất sanh", thì công đức niệm Phật (nếu có) đã biến thành phước báu nhân thiên, hoặc bất thành tựu.

Ông bác thường chở vợ đi hộ niệm, tại sao ông không chịu tham gia hộ niệm với vợ vậy? Có lẽ chính ông bác này cũng ỷ lại vào vợ chăng?

Người nào ăn nấy no, ai tu nấy chứng. Không ai tu giùm cho ai được!

Vậy người niệm Phật hãy nhiếp tâm niệm Phật, đừng quá ỷ lại. Mình ưng thuận cho người niệm Phật, mà chính mình không niệm Phật, thì chủng tử Phật trong tâm của mình yếu, hoặc không có. Vì thế nên lúc hữu sự không cất nổi tiếng Phật hiệu.

Muốn nhân chủng Phật mạnh trong tâm thì làm sao?

Ngày đêm niệm Phật, huân tu câu Phật hiệu, niệm thành thứ phản xạ tự nhiên mới được.

Niệm Phật có Phật, niệm ma có ma. Người không niệm Phật thì ma, niệm cạnh tranh ganh tỵ, niệm lý hay luận giỏi, niệm lục đạo vô thường. Niệm lục đạo thì đành phai chịu sanh tử luân hồi.

Đừng lý luận, triết lý, nói huyền, nói diệu nữa. Đừng nên tham gia vào các cuộc hội đàm, tranh cãi, thị phi, hơn thua nữa. Những thứ này nó làm mình phải mê muội, tâm hồn không thanh tịnh. Tâm loạn thì đường giải thoát bị che kín. Những cái tâm hăng sùng, cạnh tranh, hơn thua, lý lẽ... chính là những chiếc lưỡi hái do chính mình tạo ra, nó sẽ chờ ngày đoạn mất cơ hội thoát nạn của chính mình. Uổng lắm!

Vậy tốt nhất hãy thành tâm niệm Phật, chí thành niệm Phật. Thành tất linh, một ngày nào đó mình được thành đạo. Đừng để quá trễ mà ân hận.

Cho nên, cố công niệm Phật, phải tự mình làm lấy chứ không thể làm một chú ít việc thiện là đủ đâu. Nên nhớ căn nghiệp của mỗi người chúng ta lớn lắm, không thể sơ ý được.

Người khi chết, trong vòng 8 giờ mà bị đụng chạm, bị cắt mổ, bị đưa vào ướp xác, v.v... rất khó thoát nạn. Người biết hộ niệm phải hiểu rõ chuyện này. Nếu khinh thường thì khó có thể tránh khỏi ách nạn.

Trong vòng 49 ngày, thần thức còn có cơ hội siêu sanh. Gia đình nên chí thành cầu siêu, lam thiện làm phước, phóng sanh để hồi hướng. Hằng ngày tụng kinh niệm Phật và khai thị cho hương linh sớm giác ngộ ma phát tâm niệm Phật cầu vãng sanh. Việc hiếu nghĩa thì người sống phải cố gắng làm, thành tâm làm, đây là điều cần thiết, chớ nên sơ suất vậy.





Hỏi: Nếu hộ niệm cho một người được 8 tiếng, sau khi khám sát thì đỉnh đầu ấm, chân tay mềm mại, sắc mặt tươi hồng, môi lại mĩm cười, nhưng khám ở vùng bụng thì hương linh cũng ấm ở vùng bụng luôn. Như vậy hương linh có được vãng sanh không vậy chú?



Trả lời:

Trường hợp này, trong quyển quy tắc trợ niệm lâm chung cần biết có nói, nên tiếp tục niệm Phật trợ niệm cho người đó thêm một thời gian nữa, 4, hoặc 8 tiếng nữa chứ không nên ngưng. Thường sau khi 8 giờ niệm Phật thân xác người ra đi sẽ lạnh toát, đó là bảo đảm thần thức đã hoàn toàn thoát ly khỏi xác. Nếu còn nóng nhiều chỗ, đôi khi thần thức chưa ra khỏi thân. Vì vậy chớ nên vội vã nhập quan thì làm cho thần thức đau buồn, bức xúc... không tốt!

Thường muốn thăm thân phải thực hiện sau 8 giờ hộ niệm, nên cẩn thận, nhẹ nhàng, và thành kính đối với nhục thân. Nhiều người sau khi thăm thân hay "bắt cái xác tập thể dục" lâu quá, đây là điều nên tránh, chỉ làm để sắp xếp lại tư thế nằm cho trang nghiêm, và chắc chắn biết không còn chướng ngại gì là được. Nên thăm từ dưới chân thăm lên.


A-di-đà Phật

Diệu Âm

(01/04/2009)


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi: Chú Diệu Âm kính,

MQ có một câu hỏi xin hỏi chú, có một ông cụ người Việt gốc Hoa tuổi 60 đang bị bệnh gang B chắc là đến thời kỳ cuối vì MQ thấy ông bụng và chân đả bị sưng to, không ăn uống và không đi được nhưng ông còn tỉnh táo. Ban hộ niệm có tới hộ niệm cho ông, ông rất là hoan hỷ và niệm phật theo. Sau khi niệm phật và hồi hướng công đức thì có một phật tử thầm nguyện như sao: (xin đức Phật A Di Đà cho ông cụ Dương Bỉnh Truyền được hết bệnh) vậy thì lời cầu nguyện của phật tử naỳ có lợi haị gì trong khi chúng con muốn ông được vãng sanh.



A DI ĐÀ PHẬT





Trả lời:

Minh Quang,

Phải nói với người Phật tử đó đừng làm như vậy nữa. Nếu nguyện xin hết bệnh thì sẽ mất vãng sanh. Đây là lời chư Tổ Sư luôn luôn nhắc nhở như vậy. Phải y giáo phụng hành. Không được nhượng bộ.



Người bệnh muốn đưọc vãng sanh thì phải phát tâm tha thiết cầu xin được sớm vãng sanh. Nếu tâm nguyện này vững vàng, thì nếu dịp này ông đi thì được vãng sanh, để lại thoại tướng bất khả tư nghì.



Nếu còn tham tiếc thân mạng thì chắc chắn không được vãng sanh, khi chết sẽ theo đường luân hồi thọ nạn. Nhất định không thể thay đổi.



Chết sống là chuyện thường. Tất cả đã có vận hạn. Cứ để Phật lo đi. Nếu vận hạn chưa chết dù cầu cho chết cũng không chết đâu. Nếu đã đến lúc phải xả bỏ báo thân, thì có cầu 100 miễu ngàn chùa cho sống lại cũng không sống được.



Người cầu cho mạnh lại vì: một là chưa hiểu đạo lý vãng sanh; hai là tham tiếc thân mạng, diễn tả suy nghĩ của người thế gian. Nếu còn tiếp tục lầm lẫn, khi người đó chết, nhất định phải tùng theo nghiệp tham chấp thân mạng mà chịu nạn. Nghĩa là, linh hồn sẽ chui vào nấm mồ đề thành ...!



MQ phải quyết ngăn cản lời nguyện cầu này.



Nếu người PT đó là của BHN thì nhất định MQ phải họp lại để điều chỉnh ý tưởng sai lầm. Nếu vị đó thay đổi thì từ nay về sau đừng sơ ý nữa.



Nếu không chịu theo đúng pháp Hộ Niệm, lại tự động cải lời Tổ, thì xin mời người đó đừng nên tham gia HN nữa. Thà mất một người sai lầm còn hơn có thêm một chướng ngại trong việc cứu người.



Nếu người đó là của gia đình người bệnh, thì nói với thân nhân của họ phải cứng rắng quyết định. Nếu người thân trong nhà không chịu nghe theo, không chịu thay đổi, thì BHN quyết định rút lui, sau đó tùy duyên của họ muốn làm gì đó thì cứ làm...



Tất cả chú đều dựa vào lời Tổ mà nói, không bao giờ tự nghĩ ra.





A-di-đà Phật

Diệu Âm

(09/04/2009)


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi 1:

A Di Đà Phật.
Kính anh Diệu Âm,

Hôm qua tôi có email đến anh chi tiết về lần hộ niệm đầu tiên mà qua lần nầy chúng tôi mới rút được thêm kinh nghiệm. Có một điều hơi lạ xin đuợc trình bày thêm:

Buổi hộ niệm trước ngày bà ra đi có 2 người nghe tiếng niệm Phật âm điệu của người nam giống như tiếng của Duy hôm đó không có mặt và chỉ duy nhất tôi là người nam.

Hơn 2 tiếng hộ niệm sau khi bà tắt thở tôi nghe tiếng Đà Phật, Đà Phật rõ ràng hoà cùng với tiếng niệm Phật của tôi phát ra từ loa của MP trong góc phòng, thời gian có lẽ trên dưới 15 phút. Chẳng một lúc không lâu tôi lại nghe rõ âm thanh tiếng niệm Phật đó, niệm đủ 6 chữ phát ra từ chỗ Song Hoài ngồi, khi nghe âm thanh nầy thì tiếng niệm Phật của SH lúc có lúc không. Và điều lạ là khi nghe tiếng niệm nầy thì tai tôi lại không nghe tiếng niệm của của chư liên hữu, tôi chỉ nghe tiếng niệm của các liên hữu khi tôi ngưng để thở. Rồi từ âm điệu nầy bổng dưng lại nghe tiếng niệm Phật khác thay thế đưa lên tiếng niệm với âm điệu cao hơn, tiếng niệm nầy chỉ kéo dài trong vài phút rồi từ đó về sau không còn nghe gì khác ngoài tiếng niệm Phật của nhóm chúng tôi.

Buổi chiều nầy cũng có một bạn đạo nghe tiếng niệm lạ và cô nghĩ

"chắc là chú về hộ niệm".

Xin anh cho biết trường hợp như thế nầy có thường xảy ra không? Và đây có phải là tiếng niệm Phật của người vô hình cùng hộ niệm không? Xin cám ơn anh rất nhiều. A Di Đà Phật.

Kính bút,
Minh Thịnh




Trả lời:

Kính anh Minh Thịnh,



Diệu Âm vùa mới đi Melbourne về, trong lúc xa nhà thì anh đang hộ niệm, có chút khó khăn, nhưng không kịp thời góp ý kiến được.



Vấn đề âm thanh lạ, thật sự đây là một điều mà chính Diệu Âm này chưa từng gặp qua. Tuy nhiên, trước đây có một vài trường hợp hộ niệm, các đồng tu khác cũng nêu lên vấn đề tương tự, nghĩa là, khi họ niệm phật có tiếng niệm lạ niệm theo.



Trường hợp này đôi lúc vì âm thanh dội lại cũng có. Nhưng sự phản dội âm thanh chắc chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được. Ở đây anh xác quyết là tiếng niệm lạ từ trong không gian chung quanh phát ra, thì không nên nghi ngờ nữa.



Như vậy, có thể anh nói đúng. Những điều này chứng tỏ có các vị trong những cảnh giới khác đang niệm Phật chung với mình.



Vì vậy, những lúc hộ niệm, việc điều giải oan gia trái chủ nên làm sớm, cầu xin họ xoá bỏ hận thù, cùng với chúng ta hộ niệm cho người bệnh để họ cũng được phước duyên giải thoát, và giảm bớt các chướng nạn cho người bệnh



Khi cộng tu với nhau, chúng ta phải nên luôn luôn nhớ rằng, ngoài những người hữu hình của chúng ta ra, còn có rất nhiều vị trong những cảnh giới mà chúng ta không thể thấy được cùng tới tu chung với ta. Họ nương theo chúng ta để niệm Phật, cầu vãng sanh Tịnh độ.



Nếu mình tu hành chân chánh, trang nghiêm, chư Long Thiên Hộ pháp sẽ tới bảo hộ cho mình, chư Bồ tát gia trì. Ngài Tịnh Không khuyên đồng tu, hàng đêm nên mở pháp giảng kinh suốt đêm, rồi chân thành mời oan gia trái chủ, chư chúng sanh có duyên đến để nghe kinh thính pháp, cầu nguyện cho họ nghe pháp hiểu đạo, cùng phát tâm tu hành hầu xóa bỏ oán thù, cùng nhau niệm Phật cầu sanh tịnh độ.



Có người sợ rằng, mời oan gia vào thì họ tới ở trong nhà nên lo sợ. Thật ra, đã là oan gia trái chủ thì họ luôn luôn bám sát theo mình để tìm cơ hội trả thù. Có sợ cũng không trốn được.



Biết như vậy, thì tốt nhất mình nên thành tâm tìm cách hoá giải trước, thường xuyên hồi hướng công đức cho họ, tìm cách giúp cho họ có cơ hội thính pháp văn kinh, sớm ngộ được Phật pháp để tu hành, cùng nhau vãng sanh, thì mình tránh được những chướng nạn của sự trả thù về sau.



Nên chân thành làm điều này để giải nạn trước, đừng để họ ra tay rồi thì cũng khó khăn hoá giải.



Có câu này tôi chưa hiểu: Cô nghĩ "chắc là chú về hộ niệm". Chú này là ai vậy?



Hỏi 2:

Kính anh Diệu Âm,

Tôi là Minh Thịnh ở Bakersfield, CA. Xin tóm lược việc hộ niệm lần đầu tiên mà chúng tôi gặp phải để xin anh cho nhận xét và chỉ dẫn.

1. Diễn biến đến ngaỳ 5 tháng 4:

Sau khi nghe anh hướng dẫn về trợ niệm vãng sanh ỏ Đạo tràng của chị Quãng Thiện thì hai hôm sau lại có một liên hữu được phát giác là bệnh ung thư tái phát và bác sĩ cho biết có thể ra đi trong vòng 2 - 3 tuần. Chúng tôi áp dụng ngay phương pháp trợ niệm đã học được từ anh trong thời gian qua, đồng thời khuyên gia đình phóng sanh, ấn tống Kinh Địa Tạng và đĩa tụng... Mấy hôm sau sức khoẻ bà hồi phục trong thấy rõ từ gương mặt cho đến sự vận động đi đứng. Một tuần trở lại đây sức khoẻ suy sụp hơi nhanh, chúng tôi đến mỗi chiều để cùng niệm Phật vói bà. Hôm qua bà nói mệt quá nên chúng tôi chỉ có thể cùng niệm trước bàn thờ Phật để hồi hướng đến oan gia trái chủ và cho bản thân bà. Trong phòng bà bốn bên đều có hình Phật và luôn có tiếng niệm Phật. Nếu tình trạng cứ mê mờ như vầy thì tôi thấy khó quá. Bà có chịu phát nguyện: "Xin Phật cho con về Tây Phương Cực Lạc" nhưng tôi nghĩ trong thâm tâm bà vẫn còn sợ chết vì có đôi lúc còn do dự, hai hôm trước thấy bà có vẻ phát nguyện mạnh hơn. Tôi có khuyên gia đình nên nói thật ngay từ ban đầu nhưng họ không muốn bà bị khủng hoảng. Tới giờ phút nầy gia đình chỉ cho biết bà bị bệnh rất nặng chứ không dám nói đến 2 chữ UNG THƯ.

Ngày 6-4: Nguời con tới giờ phút nầy mới hỏi bà có sợ chết không thì bà trả lời không sợ. Từ đây BHN hướng dẫn bà "Xin Phật cho con về Tây Phương NGAY BÂY GIỜ". Thấy vậy chúng tôi mừng thầm. Chúng tôi khai thị và nhắn nhũ "Bà về Tây Phương rồi thì nhớ sau nầy theo Phật A Di Đà về tiếp dẫn chúng tôi nghe, đừng quên chúng tôi nghe" Bà hoan hỉ và nói nhớ chứ. Cám ơn bà con.

Sáng ngày 7-4: Bà có vẻ yếu, tôi sợ bà sẽ đi trong đêm hay hôm sau nên có cầu cứu chị Quãng Thiện, anh Đức Phong và huynh Quãng Tu. Chị cho biết sẽ khõi hành lúc 2 giờ nhưng lúc 1:30 bà đã ra đi nên tôi nói phái đoàn khỏi lên vì lúc nầy hầu hết chúng tôi đã có mặt (6 người) tại nhà bệnh nhân rồi.

Lúc bà trong cơn hấp hối (lần đầu tiên chứng kìến) thì Song Hoài nhắc nhỏ bà cùng niệm Phật theo. SH niệm chậm theo hơi thở của bà rất đúng nhịp điệu đã học được từ các tài liệu Hộ Niệm Vãng Sanh. Nhưng chuyện bất như ý xãy ra là hai đưá con gái khóc, tôi vừa chạy vô thì một đứa đã được kéo ra và một đưá quỳ dựa vào thành giường phiá chân khóc, tôi chỉ kịp lấy tay áo che lại sau đó thi cháu ngưng khóc. Quá bất ngờ cùng một lúc! Các cháu nầy đã được nhắc nhở không được xúc động than khóc.

Chúng tôi tiếp tục hộ niệm cho đến 9:30. Trong thời gian nầy thỉnh thoảng phải nguyện xin Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn bà và khai thị kêu gọi bà xuông xả tình cảm thế gian con cháu. Qua 6 giờ hộ niệm mà mắt bà vẫn chưa khép lại, gương mặt không thấy thay đổi nên chúng tôi niệm tiếng thật lớn và nguyện Phật phóng quang tiếp dẫn nhiều lần. Đúng 8 tiếng mà không thấy gì thay đổi làm chúng tôi quá hối hộp.

Bắt đầu dò xét hơi ấm thì chỗ rốn ấm và chân tay cứng làm chúng tôi thấy run. Ngưòi con trai duy nhất của bà từ xa về cách đó hơn tiếng đồng hồ, nghe nói như có vẻ không hài lòng với việc hộ niệm vì cậu nghe vị HT nói chỉ cần 4 tiếng hộ niệm. Cậu vuốt mắt, mắt cũng không khép lại. Chúng tôi đề nghị tiếp tục hộ niệm để sau 2 tiếng nữa sẽ dò thăm. Chúng tôi nói với con cháu, chúng tôi đã làm hết sức mình bây giờ con cháu phải đem lòng thành tâm cùng hộ niệm, cầu xin A Di Đà Phật tiếp dẫn mẹ, bà mình về Tây Phương. Con cháu quay quần cùng niệm Phật nhưng chỉ 5 -10 phút gì đó thì không nghe tiếng niệm nữa, thì ra cậu quý tử gọi chị em vào phòng đóng cửa lại để bàn luận gì đó, sau đó một cô chạy ra nói :"Tụi bây làm vậy làm sao má ra đi yên được", xong đóng cửa cái rầm, phòng kia cũng đóng cái rầm, lúc đó tôi biết có chuyện nên phải khai thị ngay, khuyên bà đừng quyến luyến con cháu mà hãy buông xả tất cả để về với Phật.... 11:15 tờ giấy đưa ra: Gia đình muốn ngưng lúc 11:30. Chúng tôi định cố kéo đến 11:30 sẽ đãnh lễ Phật nguyện cầu Phật tiếp dẫn nhưng đến 11:30 thì cậu con trai bưng vào chén nước rồi bắt ấn hay làm gì đó để vuốt mắt trong khi tôi quỳ để chuẩn bị cầu Phật. Chúng tôi nhắc cô con gái dò thử thì thấy chỗ chấn thuỷ ấm. Thấy thái độ của cậu con trai như vậy nên chúng tôi ra trước bàn thờ đãnh lễ và chấm dứt... Chúng tôi muốn tiếp tục để may ra có thể giúp được tiến lên dù hơi khó nhưng cô con gái đã bị sức ép của cậu con trai thành thử không quyết định được và bỏ cuộc.

Trước đó chúng tôi sang ra các dĩa DVD, VCD, MP3 các tài liệu về HNVS , các bài giảng pháp nói về sanh tử để phấn phối cho các chị em trong gia đình chuẩn bị nhưng chẳng có ai xem hay nghe. Chúng tôi có khuyên trong vòng 49 ngày phải tuyệt đối tránh các sự bất hoà trong chị em...

Trong lúc bà quá mệt và đau ngực, hai cô con gái xoa ngực và vuốt ve tay bà? Điều nầy làm sao bảo họ ngưng được. Chúng tôi cũng sợ là sự trìu mến nầy làm tâm bà lưu luyến con cháu... rồi lại hai cô con gái khóc ...

Thưa anh, trước những sự việc xảy ra như đã trình bày với anh chúng tôi thấy buồn là sự nhiệt tình của mình vô tình làm cho gia đinh người xáo trộn. Nếu mà bà được vãng sanh thì cô con gáí hiểu đạo còn bảo vệ được cái uy của người chị với cậu em, đàng nầy kết quả không như ý muốn. Vì vậy nên chúng tôi ghi ra sự việc nầy để mong được sự nhận xét và chỉ dẫn của anh.

Xin cám ơn anh rất nhiều.

Kính bút,
Minh Thịnh



Trả lời:

Kính anh Minh Thịnh



Anh đã tận sức hộ niệm cho người là điều tốt rồi. Còn chuyện người đó được phước phần vãng sanh hay không còn tùy thuộc vào nhiều nhân duyên hợp lại. Chứ không phải khi hộ niệm cho người nào là người đó sẽ đưỡc vãng sanh đâu. Người thiếu thiện căn phước đức dễ gì được phần!



Xin anh chớ nên lo ngại nhiều quá.



Vấn đề thứ nhất là người thân trong gia đình không đồng thuận, chống đối, cản trở... là một chướng ngại rất lớn cho việc thoát nạn của người thân của họ.



Trước đây, chính tội cũng có một lần hộ niệm một bà bác ở bên Pháp, diễn biến cũng gần giống như vậy. Một chuyến tham Âu châu ngắn ngủi, gặp duyên tôi cố gắng khuyên giải và kêu gọi nhiêu đồng tu tới hộ niệm.



Nhưng, người con gái thì muốn hộ niệm, nguời con trai thì không tin. Làm sao hơn đây? Người con trai thì đầu tiên ầm-ừ lấy lệ, sau đó tìm cách cản ngăn, kết quả sau cùng là chính mẹ của anh ta ra đi không tốt gì cả! Nghĩa là mất phần vãng sanh, dù rằng bà cụ suốt cả cuộc đời tu hành khá cố gắng.



Đó là duyên của họ.



Vì vậy khi đi hộ niệm phải nói thật rõ quy luật hộ niệm cho người gia đình nghe, bắt họ phải tuân thủ. Nếu có người nhà chống đối, hoặc tạo ra không khí bất hoà khi hộ niệm thì mình nên chấm dứt, không nên miễn cưỡng, không nên phan duyên.



Rút kinh nghiệm này, sau này cần phải nói chuyện với người nhà thật kỹ trước khi khởi công niệm Phật. Thuận duyên mình hộ niệm, không thuận mình nên từ chối. Đây là điều nên cứng rắng quyết định.



Khi họ đã chấp nhận hết rồi, thì cũng thường để ý đến người thân nhân, khi khai thị cho người bệnh, chúng ta cũng tìm cách khuyến tấn, khích lệ, củng cố tinh thần của những người trong gia đình, gíúp họ tin tưởng hơn và cộng tác chặt chẽ với mình để cứu người thân của họ.



Nếu người thân chỉ tin lấy lệ, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần người chết.



Sự kình chống của người trong gia đình là điều rất nguy hại đến thần thức của người chết. Chắc chắn hậu quả không tốt!



Khi cụ còn sống, nếu thấy bà cụ đau nhức, con cháu có thể xoa bóp, xoa dầu... để giúp bà cụ bớt đau cũng không có gì là chướng ngại lắm. Chướng ngại là những lúc chăm sóc con cháu than vãn những lời tiêu cực, sai lầm làm cho người bệnh sợ chết hoặc bi lụy. Đây là những điểm kỵ. Những việc này có thể thường diễn ra. Vì khi chết xong, con cháu đã khóc kể. Đây thật là điều không tốt!



Nói chung cuộc hộ niệm của anh đã gặp nhiều nghịch duyên, thành ra khá khó khăn.



Nếu chị Quảng Thiện và anh Đức Phong muốn tới tham gia, dù là bà cụ đã vừa mới tắt hơi cũng rất tốt chứ có ngại gì đâu, mình có thêm người biết niệm Phật đến phụ lực. Nhờ số đông mà lực hộ niệm sẽ mạnh hơn. Nhất là đối với người ít tu niệm như bà cụ. Tôi biết chị Quảng Thiện và anh Đức Phong rất nhiệt tâm.



Khi hộ niệm, nếu có máy quay phim, chúng ta cũng nên tìm cách nhẹ nhàng quay lại. (Nhớ là không được chụp hình, vì chụp hình thường làm động tâm ngưòi bệnh, nhất là đèn flash). Nhờ những video này chúng ta có thể xem lại sự diễn biến một cách trung thực, nhờ đó chúng ta có thể phát hiện thêm những sơ suất khác.



Nếu sơ suất là phần của gia đình, thì ta sẽ nói cho gia đình (khác) hay (trước khi hộ niệm).



Đôi khi, (cũng có thể) là sơ suất của BHN, hay cá nhân người HN, ví dụ: khai thị ấp úng quá, khai thị chưa đúng trọng tâm, cách nói nhão quá, buồn quá, căng thẳng quá, nhanh quá, hay hỏi nhiều quá, đi lại nhiều quá, tiếng niệm không được trong trẻo, tiếng niệm không đồng nhất, lớn quá, không chú ý những đòi hỏi cuả người bệnh, như: uống nước, nhiệt độ nóng lạnh, niệm lâu quá, v.v....



Tất cả những sơ suất đều có thể xảy ra, hãy cố gắng chú ý đến để rút tiả thêm kinh nghiệm hầu những lần sau mình vững tâm hơn trong việc cứu người





A-di-đà Phật

Diệu Âm

(14/04/2009)


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi 1:

... Con xin hỏi bác là trong lúc người bệnh đang hấp hối, chỉ còn mười mấy phút thì ra đi, thì rất là khó chịu đau nhức thân thể, thì có nên để cho người thân vuốt ve thoa bóp không?



Trả lời:


Theo như thư của Song Hoài diễn tả thì đúng người bệnh đang trong cơn hấp hối. Thường trong cơn hấp hối, nhiều người bị đau đớn dữ dội, khó thở, họ phải vận dụng toàn cả sức lực để thở từng hơi một, cho nên phải há mồm, trợn mắt, v.v...


Đang hấp hối thì không nên xoa bóp hay vuốt ve nữa, mà nên khai thị, nhắc nhở niệm Phật và tất cả đều thành tâm niệm lớn câu Phật hiệu để hộ sức cho người đó niệm theo.



Đây là lúc tứ đại phân ly cho nên thường bị đau dữ dội. Trong kinh Phật có so sánh sự đau đớn này giống như con rùa bị lột cái mai vậy.



Cho nên, hộ niệm cho một người, cố gắng thực hiện càng sớm càng tốt, đừng để đến lúc sắp chết rồi mới bắt đầu, nhiều khi có hộ niệm đúng cách đi nữa cũng khó mà xoay chuyển tình thế. Vì đến lúc này, người bệnh không còn đủ tinh thần bình tĩnh để niệm câu Phật hiệu, không còn đủ vững tâm nghe theo lời hướng dẫn đâu.



Hãy khuyến tấn nhau tu hành, hãy phát tâm niệm Phật càng sớm càng hay, hãy nghiên cứu cách hộ niệm càng sớm càng tốt để tất cả những gì cần làm ta đã lo làm truớc rồi, những gì cần biết đã biết trước rồi, có được vậy mới bình tĩnh và sáng suốt đối phó được.



Người học Phật phải hiểu thấu điều này mà tìm cách hoá giải trước.



Hoá giải bằng cách làm thiện làm lành, đừng làm ác, phóng sanh lợi vật, v.v... để nghiệp chướng của mình nhẹ, tạo thêm phước đức. Đem tất cả công đức này hồi hướng cho oan gia trái chủ, hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, để hóa giải oan trái nhiều đời kiếp, và hồi hướng về Tây phương cầu vãng sanh. Có chút tu hành nào, chút thiện phước nào, hàng ngày đều hồi hướng hết. Trong đó, thành tâm niệm Phật tu hành là điều quan trọng hàng đầu.



Hãy tập buông xả càng nhiều càng tốt.



Ngày ngày đều có tâm nguyện vãng sanh để chí hướng vãng sanh Cực lạc mạnh mẽ. Nhờ vậy lúc lâm chung, trong cơn hấp hối, dù bị đau đớn, chướng nạn cách nào chúng ta cũng vẫn nhớ niệm câu Phật hiệu A-di-đà và quyết lòng cầu sanh Cực lạc.



Người có nhiều phước thì lúc lâm chung đỡ khổ hơn người thiếu phước.



Mọi người đều tự lo trước, đừng sơ ý.



Trong cơn hấp hối, người bệnh không thể nghe hay trả lời gì được nữa đâu. Cho nên chớ nên hỏi han gì cả. Hãy lớn tiếng khai thị hướng dẫn họ quyết tâm niệm Nam mô A-Di-Đà Phật cầu Phật tiếp độ về Tây Phương. Ví dụ, có thể nói như vầy:



- Bác Trần văn X ơi, sống chết là chuyện thường, đã đến lúc phải xả bỏ báo thân rồi. Đừng tham chấp vào cái thân này nữa mà bị khổ nạn. Hãy mau nhiếp tâm niệm A-di-đà Phật cầu Phật tiếp độ về Tây phương Cực lạc. Có chúng tôi đang bảo hộ cho bác đây. Hãy an tâm mà niệm Phật để được về Tây phương hưởng cảnh vui sướng. Đừng lưu luyến nơi đây mà chiụ khổ nghen. Hãy cố găng hết sức niệm Phật theo chúng tôi bác ơi!



Nam... mô... A...Di...Đà...Phật, Nam... mô... A...Di...Đà...Phật,



(Người biết đường vãng sanh trước sẽ dễ dàng tiếp nhận những lời khai thị này. Người chưa biết niệm Phật, chưa biết đường vãng sanh thì lúc này bị khó khăn hơn!)



-Nói với con cháu trong nhà thành tâm lạy Phật, cầu Phật gia bị, cầu A-di-đà Phật phóng quang tiếp độ. Phải thành tâm thật thành tâm khẩn cầu. Đừng lạy vài cái rồi bỏ đi. Hãy thành tâm cầu Ngài phóng quang tiếp độ. Tâm thành mới linh ứng.



-Tuyệt đối đừng khóc lóc, không được ồn ào, cãi cọ, ý kiến này nọ, đi lại lộn xộn... trong thời điểm này.



- Tất cả mọi người nên niệm lớn tiếng một chút, niệm thật rõ ràng, niệm từng tiếng, có thể niệm theo hơi thở, để hỗ trợ cho người bệnh niệm theo.



- Phải có một hình Phật A-di-đà (lớn càng hay) treo hay để trước mặt.



- Trong khi mọi người niệm Phật, một người đại diện cho BHN và gia đình thành tâm điều giải oan gia trái chủ, bằng cách khẩn nguyện cầu xin oan gia trái chủ xóa bỏ hận thù, cùng nhau niệm Phật hộ niệm để cùng được về Cực lạc hưởng cảnh an vui, thoát vòng sanh tử.



(Hãy dựa theo lời cầu giải oan gia trong quyển quy tắc trợ niệm, hoặc xem thêm những cuộc Diệu Âm hộ niệm đã có ấn tống khắp nơi- Có thể vào www.tinhthuquan.com hoặc www.tinhtong.com xem thêm.)



Hãy thành khẩn cầu xin oan gia trái chủ buông tha, cùng nhau hộ niệm. Không được cống cao, ra lệnh, hay dùng bùa chú đánh phá oan gia. Chỉ nên thành tâm sám hối cho người ra đi và cầu xin hoá giải.



- Hộ niệm muốn được dễ dàng thi nên xuất viện, đem về nhà mới làm được tất cả những điều cần thiết. Trong bệnh viện thường bị nhiều chướng ngại, làm cho khó được vãng sanh hơn.





Hỏi 2: ... giọng nói của con hơi run xúc động khi khai thị vì chưa bao giờ con phải làm chủ nói chuyện trước tình hình có mặt của người lớn. Nhưng khi niệm Phật thì con niệm rất là chân thành và rõ ràng chứ không run giọng. Con thay phiên cho bác Minh Thịnh hướng dẫn lúc đó thôi. Vậy con có tội nặng không vậy?



Trả lời 2:

Cháu đã thành tâm, đem hết sức mình để hộ niệm thì sao lại có tội? Chuyện được vãng sanh hay không là do duyên phước của người bệnh, cháu đã tận tâm cứu là đã làm trọn đạo nghiã người hộ niệm rồi.



Lần đầu tiên hộ niệm ai cũng lúng túng và thường sơ suất, đây là chuyện thường. Chính tâm cháu thiện lành, từ bi là cháu đã tạo công đức. Người thời nay chết đi dễ gì sanh lại làm người, cháu cứu người vượt qua tam ác đạo, gieo nhiều duyên niệm Phật cho họ thì cũng có công đức chứ không có tội đâu.



Một lần hộ niệm thì có thêm kinh nghiệm. Cần nghiên cứu thêm cho vững vàng đề tương lai việc cứu người được viên mãn vậy.



Chúc cháu an vui, niệm Phật tốt.



A-di-đà Phật

Diệu Âm

(16/04/2009)


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
qy3bao
Bài viết: 1
Ngày: 30/05/09 08:21
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi qy3bao »

Kính chào Cư sĩ Diệu Ấm!
Con vô cùng hân hoan khi đọc những câu trả lời của Cư sĩ về pháp môn niệm Phật và hộ niệm cầu Vãng sanh. Duyên phước cho con được biết Cư sĩ, con rất muốn học hỏi thêm về pháp môn niệm Phật và phương pháp hộ niệm cầu Vãng sanh. Con năm nay 28t, sống và làm việc ở Saigon, con vừa bước chân vào chánh pháp của Đức Phật. Con chưa tinh tấn trong quá trình tu tập. Con rất muốn học hỏi và tinh tấn pháp môn niệm Phật ADi Đà. Xin Cư sĩ vui lòng cho con biết địa chỉ Email liên lạc. Email của con là [email protected]
XIn được chỉ giáo thêm ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách