Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi 1:*Khi đi hộ niệm, không đủ ngườii phảii nhờ sự hỗ trợ của các nhóm hộ niệm khác. Như thế có cần giữ nguyên ngườii khai thị lúc đầu không? Vì nếu như nhiều người khai thị của nhiều nhóm có ảnh hưởng đến người được hộ niệm không?

Trả lời 1: Trong một buổi hộ niệm, không nên thay đổi quá nhiều người khai thị, đây là điều tốt, tránh tình trạng ồn ào, làm người bệnh phân tâm, và nhất là tránh những người hiếu kỳ, không hiểu cách khai thị phát biểu bậy bạ, nói những lời không thích hợp. Người chưa kinh nghiệm khai thị nếu sơ ý nói một lời không thích hợp, hay sai pháp làm thay đổi ý nguyện của người bệnh. Rất khó chuyển đổi tâm ý người bệnh về sau, chứ không có nghĩa gì khác.

Nhiều nhóm hộ niệm cùng niệm Phật, thì Diệu Âm nghĩ rằng những người trong nhóm đã có kinh nghiệm khai thị, biết cách hướng dẫn rồi, vậy thì không cần phải áp dụng cứng ngat, hay phân chủ hay khách đâu. Uyển chuyển là tốt, bàn bạc với nhau là tốt, chứ còn phân chia cứng ngat thường gây xáo trộn... không tốt.

Cho nên, không cần phải giữ nguyên một người khai thị lúc đầu.

Hỏi 2: *Sau khi hộ niệm được 8 giờ. Người được hộ niệm có hai trường hợp.
1-Nóng ở bụng nhiều và ở đầu không nóng nhưng không lạnh như những chỗ khác .
2-Nóng ở ngực nhiều và ở đầu không nóng nhưng không lạnh như những chỗ khác. Như thế thần thức của 2 người này đã ra khỏi thân chưa ? trường hợp này xử lý như thế nào? Nếu gia đình không bằng lòng cho niệm tiếp.

Trả lời 2: Sau 8 giờ chỉ có thể còn hơi ấm tạii một điểm. Nếu còn ấm tại 2,3 điểm thì nên cẩn thận niệm thêm một số giờ nữa cho thực sự xác định một điểm ấm hoặc khi nào toàn thân lạnh hết mới được. Khi thân xác còn ấm nhiều chỗ thì coi chừng thần thức chưa thậtt sự ra khỏi thân thể, không được tẩm liệm xác.

1) Nóng ở vùng bụng, đây là điềm xấu, bị đoạ ngạ quỷ, không tốt. Nên thành tâm cầu Phật gia trì, gia dinh nên lấy Phật cầu gia hộ, Ban hộ niệm nên phát tâm niệm thêm 4, 8 gio nữa. Khai thi rất cần trong trường hợp này, cầu giải oan gia trái chủ. Hãy làm hết sức, còn kết quả ra sao thi tùy theo phước phần của người ra đi.

2)Nóng ở ngực nhiều có thể được sanh lại làm người. Trường hợp này thân xác cũng có thể được mềm mại, nhưng không viên mãn. Nhưng nếu thành tâm, Ban hộ niệm có thể tiếp tục khai thị, hướng dẫn cho thần thức buông xả việc luyến lưu con cháu, mau mau thức tỉnh niệm Phật, cầu xin A Di Đà Phật phóng quang tiếp dẫn. Nên niẹm thêm 4,8 giờ nữa, có thể giúp thần thức tỉnh ngộ mà vãng sinh cực lạc. Lúc đó điểm nóng sẽ chuyển lên đỉnh đầu.

Trong những trường hợp này, bắt buộc gia đình phải thành tâm cầu nguyện, thành tâm họp tác tối đa với Ban hộ niệm để cứu người thân của họ. Nếu người thân không bằng lòng thi ban hộ niệm đành phải đình chỉ và ra về. Tất cả đều tuỳ duyên phận, chứ không biết cách nào khác hơn.

Hỏi 3: *Khi gặp những trường hợp khó .Cần KHAI THỊ và CẦU XIN OAN GIA .Nhung khi CẦU XIN OAN GIA người KHAI THỊ có thể nói MẠNH ( có tính chất hù dọa) hay chỉ một mực NĂN NỈ như Anh đã hướng dẫn trong buổi nói chuyện ở Niệm Phật Đường TINH NGHIEM.
Trả lời 3: Noi mạnh, có nghĩa là, nói giúp cho thần thức giựt mình tỉnh ngộ, không nên nói quá nhỏ nhẹ như ru ngủ làm cho thần thức cứ mê mê tỉnh tỉnh trong trạng thái chơi vơi. Vì lúc đó có thể thần thức chưa biết mình đã chết, đang phân vân trong cảnh giới nửa thức nửa gia, đang mơ mơ màng màng không biết làm sao. Lúc đó ta nói lớn tiếng một chút làm họ giựt mình tỉnh ngộ ra mau mau niệm Phật cầu vãng sinh. (Nếu VT có cuốn video Hồ thị Lan, nên xem lai cuốn đó, khi D/A thấy khuôn mặt Cụ vẫn chưa tốt sau mấy tiếng đồng hồ, nên anh nói rất mạnh để mong Cụ giựt mình mà quyết tâm niệm Phật. Nên xem lại cuộc Vãng sinh này để rõ thêm).

Nói mạnh là nói dứt khoát, chứ không phải hù dọa, cong cao hay thách thức. Xem lại cuốn video của Trần thị Kim Phượng, (nếu có) D/A nói rất mạnh, rất cương quyết, nhưng không có lời nào là thách thức hay hù dọa đâu.

Nên thành tâm khẩn cầu oan gia trái chủ xóa bỏ hằn thù, cùng nhau niệm Phật, 1 là lọi cho người bệnh, 2 là lọi cho chính họ. Trong cuộc vãng sinh của Trần Kim Phượng, D/A áp dụng rất nhiều cách dieu giai, rất cương quyết, nhiều khi còn phải lý luận với oan gia nữa, nhưng tuyệt đối không chống đối hay thách thức.

Neu oan gia quyết lòng báo thù thì mình không còn cách nào khác. Người hộ niệm tuyệt đối không dùng bùa, ngải, hay cầu các vị thầy Pháp tới trục xuất, hay đánh phá oan gia. Nhất định nhớ điều này.

A di đà Phật
Diệu Âm


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

(Nhận thấy nhiều câu hỏi về HỘ NIỆM khá hay, Diệu Âm thấy cũng cần thiết cho những người muốn hộ niệm VS... Bắt đầu từ nay, nếu có câu hỏi nào hay, Diều Âm sẽ forward câu trả lời đến tất cả chư vị hữu duyên mà Diệu Âm đã biết được địa chỉ email. Nếu quí vị hoan hỉ thì khỏi cần trả lời, Nếu quí vị nào cảm thấy không hoan hỉ lắm thì xin trả lời ngắn gọn: "Không gởi cho tôi". Diệu Âm sẽ không dám tiếp tục gởi đến nữa. Đay là lời chân thành)

Van Tap,

Biết Van Tap con trẻ, ua hỏi nhiều, rất tán thán tính hay này, những câu hỏi rất hay. Những câu trả lời vừa rồi anh Diệu Âm đã forward khắp nơi cho nhiều người.

Hỏi 1: *Sau khi hộ niệm 8 giờ. Ban hộ niệm có cần thiết thăm hơi nóng người được hộ niệm ở đầu không ? (Để có thể xử lý mọi trường họp xấu kịp thời hay là tùy duyên )

Trả lời 1: Nên làm. Hãy cẩn thận và thành kính làm việc này. Không nên làm với tâm hiếu kỳ, nhưng thành khẩn làm vì để coi người đi có bị chướng ngại nào không, nếu bị chướng ngại thì xử lý kịp thời, nghĩa là báo với gia đình và BHN nên thành khẩn hộ niệm thêm cho người ra đi. Nếu được đồng thuận thì tốt, không đồng thuận thì cũng đành tùy duyên thôi.

Có nhiều người tham thân xác quá lâu, quá nhiều làm cho chúng ta tưởng tượng rằng họ bắt cái xác chết tập thể dụcc. Đây là điều bất kính, phải tránh. Có người, vì muốn biểu diễn sự mềm mại, cầm tay lật qua lật lại, cầm lên rồi thả mạnh xuống giường, để chứng tỏ cho mọi người thấy điều "Bất khả tư nghì" của người chết. Đây là điều bất kính, hãy tránh.

Hỏi 2: *Như Anh đã hướng dẫn.Sau thòi gian HN, người được HN chỉ còn hơi nóng ở một điểm hoặc khi nào toàn thân lạnh hết mới được. Vậy một trường hợp được HN 14 giờ ,người được HN ngoài các điều kiện cần thiết và thoái tướng tốt đầy đủ, toàn thân người được HN đều lạnh hết thì trường hợp này như thế nào ?( có được Vãng Sanh không ?).CŨNG KHÔNG NỐNG Ở ĐỈNH ĐẦU.

Trả lời 2: Hơi nóng có nghĩa là hơi ấm, hoặc ít lạnh hơn các nơi khác, chứ không phải nóng "như cái máy sấy tóc" như chị Thu Hương ở Đà-nẵng diễn tả đâu. Một người được hộ niệm 14 giờ sau khi tắt thở, có thể còn hơi ấm ở đỉnh đầu. Tuy nhiên, nhiều khi trong suốt thời gian hộ niệm, căn phòng mở máy lạnh thường xuyên, hoặc khi trời lạnh quá cũng có thể rất khó phân biệt. Cho nên, nếu ấm ở đỉnh đầu là cách xác định tốt hơn, mạnh hơn, yên tâm hơn, chứ không phải luôn luôn như vậy. Ví dụ, có người lúc chết chưa được vãng sanh, nhờ hộ niệm mà mấy ngày sau mới được vãng sanh thì làm sao còn hơi nóng? Cuộc VS của Sư Cô Phap Giac ở Sơn Tây Trung Quốc là một ví dụ cụ thể.

Cho nên, yếu tố Vãng sanh vẫn phải căn cứ theo 3 tư lương TÍN-NGUYỆN-HẠNH. Người có lòng tin, tha thiết cầu VS, quyết lòng niệm Phật, trước khi chết được Người Hộ Niệm khuyên nhắc cẩn thận, bảo vệ an toàn, không bị con cháu trong nhà ngăn cản, phá hoại, khi ra đi được thoái tướng tốt đẹp cũng có thể xác định được Vãng sanh. Nếu có thêm thoái tướng ấm ở đỉnh đầu thì thêm yếu tố chắc chắn, giúp cho mọi người an tâm hơn, thế thôi.
Nói chung, càng có nhiều thoái tướng tốt, càng vững tâm. Càng nhiều sự cản phá càng khó khăn cho người ra đi. Người HN chúng ta cứ thành tâm cứu độ chúng sanh, cố gắng giảm thiểu mọi rủi ro cho họ, mong cho người ra đi được hoàn mãn, là được. Còn mọi chuyện đều tùy duyên.

Hỏi 3: *Người được HN là một em bs hơn 10 tuổi bị bệnh Ung Thư chờ chết . Em chịu niệm Phật và phát nguyện Vãng Sanh nhưng lại đòi mua đồ chơi. Theo Anh trường hợp này nên xử lý như thế nào?.

Trả lời 3: Hộ niệm cho một người, luôn luôn tìm cách thỏa mãn những yêu cầu của họ. Một đứa bs 10 tuổi thích đồ chơi là chuyện bình thường, trước lúc chết các em còn thích được chiều chuộng, thích người chăm lo, thích người thương yêu bảo vệ... tất cả đều là chuyện bình thường, Người lớn mà đôi khi còn thích như vậy, huống chi là trẻ em.
Cho nên, hãy mua đồ chơi cho nó và nói rằng về Tây phương muốn có đồ chơi gì thì có liền, không cần đi tìm mua như ở đây. Thần thông đạo lực ở Tây phương vi diệu, bay lựon khắp không trung, muốn ăn có ăn, muốn mặc có mặc, muốn cái nhà bay lên không thì cái nhà bay lên không... muốn cái gì được cái đó. Còn ở đây, mấy thứ đó chơi làm de chơi tạm vài bữa thì hư, đâu có gì hay,... Lợi dụng sở thích của em mà khuyên tấn thêm, chứ không phải ngăn các em nhé. Đây không phải là chấp trước, mà lợi dụng sở thích để hướng dẫn, khuyến khích.
Một em bé mà biết niệm Phật, biết cầu VS thật sự là tốt lắm rồi. Hãy tận dụng tâm lý để thuyết phục và uyển chuyển khuyên nhắc mới thành công được.

Hỏi 4: *Khi HN người KHAI THỊ có cần thiết ngồi KHAI THỊ LIÊN TỤC ( ngồi gần nói nhỏ và các thành viên vẫn niệm Phật) hay chỉ KHAI THỊ như Anh hướng dẫn trong các đĩa HN cho cô Kim Phuong , Cụ Ho Thi Lan v v...

Trả loi 4: Câu hỏi này hay lắm! Hãy chuyển câu trả lời của Diệu Âm đến rất nhiều người đang hộ niệm nhé.
Nhiều ban hộ niệm, Diệu Âm thấy người khai thị nói liên tục bên tai người bệnh. Đây là điều không tốt, dễ làm người bệnh loạn tâm, tức bực, hoặc khó chịu. Có nhiều khi vì mình nói hoài, bắt họ phải chú tâm nghe hoài, làm họ bực mình, tự ái, phiền não... mà không muốn mình Hộ Niệm nữa đó.
Khoảng 1 giờ hoặc 30 phút nhắc nhở một lần là đủ rồi. Nếu người có tín tâm vững, có phát nguyện tha thiết, thường ngày biết niệm Phật tu hanh nhiều, v.v... thì nhiều khi khỏi cần khai thị nữa. Xin mọi người hãy nhiếp tâm niệm Phật để người bệnh cũng nhiếp tâm niệm theo thì tốt hơn.
Cụ Ho thi Lan, khi Diệu Âm tới thì cụ đã bị mê man nằm im thiêm thiếp. Hỏi gia đình thì biết Cụ không niệm Phật tốt mấy, con cháu trong gia đình chưa vững lắm về pháp Phật,... chính vì vậy mà Diệu Âm khuyên giải khá nhiều, nhưng ít ra cũng 30 phút mới nói một lời ngắn. Coi trong video thấy nhiều là do họ niệm nhiều lần, và người quay phim quay nhap lại, không có chia ra mà thoi.
Sau khi cụ tắt hơi, thấy thoái tướng không được tốt, nên trong 4 giờ đầu Diệu Âm nói thêm. Khi thấy tướng đã chuyển đổi thì Diệu Âm an lòng ra về... Trước khi ra về có dặn mấy dòng tự tiếp tục niệm Phật là đủ, không cần nói thêm gì nữa.
Riêng Cô KIM PHUONG, như mọi người đều biết, cô bị chướng nạn rất nặng nên Diệu Âm phải cố gắng hết sức để điềuu giải oan gia trái chủ, (chắc VT đã biết chứ?). Điều giải xong việc oan gia nhập thân thì cô mới ra đi được. Khi cô ra đi rồi, trong vòng 2 giờ đầu,vẫn cần sự hướng dẫn để ngừa các chướng nạn vẫn đeo theo cô. Đây là điều tốt. Đến khi thấy rõ sự chuyển tướng khá rõ rệt, đây là điều cảm ứng tốt, nên Diệu Âm an tâm ra về.
- Có nhiều cuộc hộ niệm, người khai thị nói nhanh quá, nói cứng quá, nói cao ngạo quá, hoặc sơ ý không giữ sự thành kính với Tam Bảo, hoặc nói quá cứng khi hoà giải oan gia trái chủ... đây cũng là điều không tốt lắm, cần nên chú ý sửa chữa lại.
- Có nhiều khi người HN nhắc nhở mà có tình cảnh bắt buộc người bệnh phải niệm theo, cứ lật đầu người bệnh, bắt họ phải mở miệng niệm theo, ép buộc họ phải mở mắt ra nhìn tượng phật,... đây cũng là điều không tốt. Nếu thấy người bệnh cứ ngủ hoài, thì lâu lâu cũng nên nhắc nhở họ cố gắng vùng lên kiên cường niệm Phật, vui vẻ khích tấn là điều tốt. Tuy nhiên, nhiều khi người bệnh quá mệt mỏi thì cũng phải cho họ nghỉ một chút, hoặc khuyên họ thầm niệm theo. Chu ý giúp họ giữ vững ý nguyện niệm Phật, chứ không thể bắt buộc họ được.
- Nhiều người hướng dẫn người bệnh mà cứ hỏi nhiều quá, bắt bệnh nhân phải trả lời liên tục. Không tốt. Hãy nên nói ngắn, vui vẻ một vài phút là đủ, rồi niệm Phật là được. Hỏi người bệnh nhiều quà làm họ dễ loạn tâm.
- Khi hướng dẫn, khai thị, không nên mở ra những vấn đề gì lạ, hoặc làm cho bệnh nhân khó trả lời. Nếu lỡ mở ra một câu hỏi nào, người bệnh chưa kịp trả lời hoặc suy nghĩ, thì chính người khai thị phải nhanh chóng trả lời giùm cho người bệnh liền, đừng để họ suy nghĩ hoặc phiền não. Ví dụ: mình lỡ hỏi:
Cụ muốn nằm đây hay muốn về Tây Phương? Gặp người vui vẻ thì họ trả lời được, có người họ cảm thấy khó chịu vì họ nghĩ rằng mình khinh thường họ. Thấy vậy, đã lỡ hỏi, thì phải nhanh chóng tự giải quyết liền:
Ở đây khổ quá Cụ ạ, đau đớn, nhức mỏi, hãy mau về Tây phương với A-Di-Đà Phật tận hưởng sự sung sướng, thành Bồ-tát, thành Phật nghen, v.v... va v.v.....


- Tập nói cho thật tự nhiên, cũng đừng quá vội, quá nhanh, cũng đừng quá nhừa nhựa, quá chậm. Nói tự nhiên là không quá vẻ nghiêm trang, căng thẳng. Hãy vui vẻ, tự nhiên, thân thiện, đầy đủ sự khuyến tấn, khích lệ... Những khả năng này sé phát triển dần theo kinh nghiệm. Thường những lần đầu thường nói vấp víu, nhưng không sao đâu, từ từ sẽ tốt dần...

Những câu hỏi của VT làm anh Diệu Âm hoan hỉ lắm.

Diệu Âm


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi: * Người được HN NGŨ CĂN bị KHIẾM KHUYẾT ( mắt mờ hay câm hoặc điếc v.v...). có cơ hội VÃNG SANH không?

Trả lời: Người nào cũng có khả năng vãng sanh, nhưng khó hay dễ thì chắc chắn phải có. Người ngũ căn khiếm khuyết thật sự phải khó khăn hơn người bình thường. Trong kinh Duy Ma Cật có nói đến chuyện này. Ví dụ, người câm điếc làm sao họ nghe lời khai thị, khi gặp trở ngại mình khuyên họ buông xả làm sao họ biết để buông xả, khi mình niệm Phật làm sao họ nghe theo để niệm Phật được, khi oan gia trái chủ tấn công làm sao họ bảo cho mình biết sự cố bất thường đó, v.v....

Trong kinh Phật có kể ra những trường hợp khó được Vãng sanh như: người câm, điếc, mù, bị loạn thần kinh, bị cọp chụp, té cây, .v.v... nói chung những trường hợp này rất khó được VS.
Có những trường hợp có thể giải quyết được, như người già, lớn tuổi, tai bị linh lãng, điếc thì nên mua dụng cụ trợ thính, máy nghe, nhét vào lỗ tai thì có thể nghe được. Người già mắt bị mờ, nhưng nhờ lúc còn sáng có tu hành, từng nhìn thấy được hình Phật, khi sắp lâm chung còn nhớ được hình Phật để quán tưởng tới, v.v...

Khi tắt hơi xong, thần thức chuyển qua thân trung ấm, có thể thấy được, nghe được, nhưng sự chuyên tâm niệm Phật cũng là vấn đề khó khăn cho họ. Tập khí khá chi phối, nghiệp chướng hiện hành, oán thán , cũng thật sự khó khăn cho họ để thức tỉnh, hiểu đạo...
Nói như vậy nhưng chắc chắn vẫn có những trường hợp đặc biệt. Điều này ngoài dự liệu thông thường, khó quyết đoán được!

Hỏi: * Khi đến NHÀ của người được HN. Có để bàn thờ THẦN TÀI VÀ ÔNG ĐỊA hay thờ một số VỊ THẦN khác rất trang nghiêm, trường hợp này phải xử lý như thế nào? ( Người được HN nằm ngay trong phạm vi này.)

Trả lời: Không sao cả. Nều gia đình người bệnh thành khẩn niệm Phật, có tin tưởng, ủng hộ việc HN, thỉnh cầu BHN đến hộ niệm cho người bệnh thì chúng ta cũng nên đến HN. Khuyên họ nên đem hết công đức gì họ có hồi hướng về Tây phương, rồi thành tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, họ cũng có thể được VS.

Nếu đã tu xen tạp, suốt đời nhắm tới các đạo quỉ thần, đến lúc lâm chung mà còn vướng bận vào đó, không tin tưởng Phật pháp, người nhà chỉ mời chúng ta đến đóng góp thêm chút ít hình thức nào đó, rồi xen tạp các thứ khác thì chúng ta nên từ chối thẳng, đừng nên tham gia, vì vô ích, không giúp được gì mà đôi khi còn bị trở ngại cho người ra đi.

Chúc Van Tap ngu ngon, tu gioi.
Dieu Am


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi: * Khi đến NHÀ của người được HN. Có để bàn thờ THẦN TÀI VÀ ÔNG ĐỊA hay thờ một số VỊ THẦN khác rất trang nghiem, trường hợp này phải xử lý như thế nào? ( Người được HN nằm ngay trong phạm vi này.)

Diệu Âm trả lời:
Anh Diệu Âm xin lỗi Van Tap nghen, anh trả lời em mà quên xem câu hỏi cẩn thận.
Em nói đúng đó. Nếu thật sự gia đình thành tâm tin tưởng Phật, tha thiết muốn người thân được vãng sanh thì ngại ngùng gì mà không nói thẳng với họ về cách trưng bày trong phòng hộ niệm.

Thờ "ông Địa" và "Ông Thần Tài"thì thường để dưới đất, trong một góc nhà, chỉ cần lấy tạm vải, hoặc một vật gì lớn ngăn che lại là được. Không có gì trở ngại lắm.
Nhưng tưởng Thần Tiên ở trên bàn thờ trang nghiêm, thì có thể ảnh hưởng đến tâm hồn người muốn vãng sanh. Tốt nhất nên né tránh. Hãy giải thích cho họ rõ ràng là chỉ nên treo tôn tượng A Di Đà Phật là tốt nhất. Nếu họ cảm thấy khó khăn phải hạ những tượng khác xuống, thì đề nghị với họ nên dùng căn phòng khác để hộ niệm.

Hơn nữa, lòng tín ngưỡng của người bệnh dẫu sao cũng ăn sâu vào các hình tướng đã thờ lâu này, nếu lâm chung còn tưởng đến đó nữa thì rất khó định tâm, rất khó xoay chuyển tâm ý. Người bệnh nhìn thấy các tướng Thần Tiên, có thể họ lo sợ rằng lâu nay mình thờ các Ngài đó, nay lại niệm Phật A Di Đà mà không niệm các vị Thần Tiên thì các vị Thần Tiên sẽ buồn, sẽ quở phạt, họ sẽ ngại, sợ có lỗi, v.v... Chính vì vậy rất dễ phân tâm, khó nhiếp tâm câu Phật hiệu, hình tướng Phật A Di Đà khó đi sâu vào tâm người bệnh. Nói chung rất khó tạo tâm chân thành, thành kính niệm Phật -> rất khó tương ứng.

Đôi khi, dù cho họ có hiểu chút ít đạo lý VS, nhưng họ vẫn e ngại đủ điều. Đây là tập khí khó bỏ lắm. Tốt nhất laf chuyển đến phòng khác để họ tạm thời đừng nhìn vào đó nữa..

Trong phòng hộ niệm nên thoáng một chút, sạch sẽ gọn gàng một chút, những hình ảnh chụp gia đình, vợ chồng, con cái, hình bông hoa, phong cảnh nên tạm thời hạ xuống. TV cassette, radio, v..v... nên tắt đi. Nên tránh sự thăm nom của bà con, người thân, đừng để những người không hiểu đạo đến hỏi thăm bệnh tình, chúc phúc chúc lành bệnh, cầu mau bình phục, v.v... không tốt.

Nhắc nhờ người nhà đừng nói chuyện lớn tiếng, đừng vội vã bàn đến chuyện chôn cất, thiêu đốt, hậu sự, v.v... hoặc tỏ ra u sầu, buồn bã, thẫn thờ... những điều này dễ động tâm người đang nhiếp tâm niệm Phật cầu VS. Dừng để những tiếng ồn ào làm ảnh hưởng đến người bệnh.

Ngày hôm qua, 8/10/2008, Ở tại Úc vừa mới có một người VS, người hộ niệm không nhiều, nhưng sau 12 giờ tắt thở, toàn thân lạnh, đỉnh đầu còn ấm, thân xác tươi mềm, mặt mỉm cười tươi như hoa đầu xuân. Hay lắm. Khong có quay video.

Diệu Âm


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Kính Cô Diệu Thiện,
Xin thành thật xin lỗi Cô vì Diệu Âm quá bận nên trả lời thư cô rất chậm. Xin Cô từ bi không bắt lỗi. D/A xin góp một vài ý kiến với Cô như sau:
1 hỏi: Cô muốn đưa pháp môn hộ niệm này vào 1 chùa ở gần quê cô. để phối hợp cùng thực hiện, tránh sự để ý can thiệp của chính quyền, thì cô nên đặt vấn đề nói chuyện với quí thày cô ở chùa như thế nào cho hợp lý?

Trả lời: Mỗi chùa đều có đạo phong, đạo học riêng. Nói chung là có cách tu hành riêng. Cho nên, Cô cần cản thận trong lúc bàn thảo với các vị trụ trì ở đó mới được.

Thời mạt pháp này niệm Phật là pháp tối thắng nhất để cứu chúng sanh thoát vòng sanh tử. Trong những năm qua, người niệm Phật vãng sanh đã hiển hiện rõ rệt, rất nhiều. Nhiều người đã nhìn thấy những cuộc Vãng sanh đã ngộ ra đường giải thoát, đã phát tâm rất mạnh và quyết lòng thành lập những nhóm cộng tu, BHN, NPD để niệm Phật.

Nói vậy, nhưng vẫn còn nhiều nơi không muốn thay đổi cách tu hành. Họ đã quen thuộc với cách tu hành có trước. Đây cũng là điều bình thường chứ không có gì lạ.

Được vãng sanh cần phải có đầy đủ phước đức và thiện căn. Người có đủ phước đức và thiện căn thì gặp cơ duyên nay mới được cái phước phần Vãng sanh Tây phương cực lạc để viên mãn thành tựu đạo quả. Thiếu phước đức và thiện căn thì đành phải chịu thua!

Thiện căn là lòng tin, phuớc đức là phát tâm niệm Phật, nhân duyên là gặp được cơ hội này thì quyết lòng cầu vãng sanh Tịnh độ.

Chính vì thế mà mình làm Phật sự cũng phải tùy duyên, chứ không nên phan duyên.

Nghĩa là, bàn bạc với các chùa thì Cô cứ bàn bạc, khuyên đại chúng Niệm Phật thì Cô cứ khuyên, còn được hay không thì nên để tùy duyên của người. Xin Cô không buồn phiền khi khuyên người niệm Phật mà bị họ chống đối hay không theo.

Hầu hết các chùa chiền ở các nơi đã tu hành theo lệ cũ, quen thuộc rồi. Phật tử đã quen cách tu hành như vậy rồi, các Thày dù muốn thay đổi, cũng khó khăn chuyển đổi lắm. Mình nên thông cảm vấn đề này.

Cô nên gởi biếu, hoặc cúng dường cho họ những băng đĩa vãng sanh, lời pháp của Ngài Tịnh Không, nhưng tin tức về Hộ niệm Vãng sanh, và đề nghị với quí Thày/Cô về việc Hộ Niệm, chuyên tu Tịnh nghiệp, một lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, nếu được thì tốt, không được thì mình phải lo số phận củaa minh là chính vậy.

Trong những năm qua D/A đều cố gắng làm việc này, Trong đó, hầu hết các NPD của cư sĩ tại gia lập nên, tự niệm Phật, tự Hộ Niệm cho nhau đều đã có sự thành tựu rất lớn, cứu đọ được nhiều người vãng sanh.

2. Hỏii: Ở Hà nội, theo Cô được biết chưa có 1 ban hộ niệm nào cả, cô rất muốn thành lập, nếu Diệu Âm có nhóm liên hữu đồng tu nào có quan hệ thân thiết ở Hà nội, có thể gây dựng cơ sở được, thì cho cô biết vói.
Trả lời: Thực ra ở Hà nội đã có BHN chứ không phải không có. Năm 2007 có vài vị ở Hà Nội vào TP HCM gặp Diệu Âm và sau đó về HN lập BHN, đáng tiếc là hiện giờ D/A không liên lạc được để biết rõ địa chỉ cũng như điện thoại của họ. D/A sẽ cố gắng tìm cách nối lại liên lạc rồi cho cô hay sau.

Lỗi này có lẽ cũng do D/A. Hơn nữa, do D/A hơi bận bịu, không cách nào liên lạc cho hết được. BHN thành lập ở VN đến nay nhiều lắm, rải rác khắp nơi, nhiều khi ngay trong một tỉnh có đến hàng chụcc BHN mà D/A không cách nào liên lạc cho đầy đủ được.

Chị Thu Hương ở Đà nẵng là một người rất tốt, thẳng thắn, phát tâm mạnh, Cô nên liên lạc với chị Thu Hương để nhờ giúp đỡ về cách thức HN và thành lập BHN.

Về mặt chính quyền, thì ở đâu mình phải theo luật lệ ở đó. Căn bản là mình không được làm điều gì phạm đến quy định của nhà nước, không được xen vào việc chính trị. Làm đạo thì ta cứ lo việc đạo, quyết lòng theo giáo pháp của Phật để cứu độ chúng sanh mới tốt.

Nên tế nhị trong việc tiếp xúc, thành khẩn xin họ chấp nhận cho bà con xóm làng, những người già cả, tụ tập lại thành nhóm nhỏ để cùng nhau niệm Phật, nếu có ai bị bệnh nặng thì xin họ cho phép BHN tới niệm Phật hộ niệm. Chỉ vậy mà thôi.

Nhiều địa phương, ban đầu đều bị chính quyền địa phương la rày. Nhưng sau đó, họ thấy bà con thật sự tu hành, không có điều gì sai trái, thành ra sau cùng họ đều hoan hỉ cả.

3. Về việc về VN.
Thực sự Diệu Âm cũng muốn về VN lắm, nhiều đồng tu cũng như các nhóm HN luôn luôn nhắc nhở điều này.
Diệu Âm cũng đang suy nghĩ, nhưng tình thực mà nói, khả năng đi lại của D/A thực sự rất có hạn, thật là "lực bất tòng tâm".

Hơn nữa, ở tại Brisbane này, D/A đang cố gắng xây dựng một Niệm Phật Đường cho người VN tu học, vì hiện tại ở đây chưa có một đạo tràng nào dành cho người VN, thấy vậy mà tội nghiệp cho người VN chúng ta. NPD của Tịnh Tông thì niệm bằng tiếng Hoa, nhiều người không niệm được.

Nếu D/A không đứng ra xây dựng thì không biết chừng nào mới có một NPD cho người VN niệm Phật. Chính vì vậy mà D/A làm liều! Làm liều thì vay nợ cao, vay nợ cao thi phải vất vả, muốn đi đây đi đó giúp người niệm Phật nhưng đành phải cắt giảm tối đa, nhất là về VN(!), chứ không biết cách nào khác hơn! Xin thành thực khai báo, chứ không có ý gì khác. Chính vì thế mà khi nghe Cô đề nghị về VN, D/A cứ chần chừ không dám trả lời thư Cô là vậy.

Cho nên việc về VN, để D/A sắp xếp lại một chút, sẽ trả lời rõ hơn với Cô sau.

4. Trả lời cho Kiều Thanh:
Kiều Thanh muốn có pháp danh Diệu Âm thì tốt lắm chứ có gì đâu mà ngại ngùng. Khi thọ tam quy với vị Thày, hay nói thẳng với Thày ý muốn của mình, xin Thày hoan hỉ cho. Thế thôi.
Rất khen Kieu Thanh có tâm hướng Phật tốt như vậy.

Cố gắng niệm A Di Đà Phật, thành tâm niệm A Di Đà Phật, một lòng niệm A Di Đà Phật cầu hết báo thân này vãng sanh thì thành tựu ngay trong một đời này. Phải vững lòng tin vào lời Phật dạy nhé.

A Di Đà Phật
Diệu Âm


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

(Thư này trả lời Văn Tập)
Hỏi: Người được HN là một Ông Cụ 89 tuổi đã được HN niệm gần mồt năm,mỗi tuần hai lần,mỗi lần 1giờ .Ông vẫn còn tỉnh táo chỉ không đi được thôi và phát âm khó nên thường niệm thầm theo BHN . Ông và gia đình đều rất thành tâm,nhưng gần đây Ông hay bị HÔN TRẦM trong giờ HN.
Bên cạnh ông luôn luôn có một con chó đi theo ,bất cứ ai lại gần nó đều không bằng lòng.Vì BHN quen thuộc rồi nên nó không cắn .Như anh đã hướng dẫn trong các buổi nói chuyện về HN.VT sợ chú chó sẽ là chướng ngại khi Ông LÂM CHUNG.
Theo Anh trường hợp này nên xử lý như thế nào?( BHN và gia đình của Ông cần làm những gì ?)


Trả lời:
Cảm ơn Văn Tập, em đã hỏi 1 câu hỏi rất hay, rất đặc biệt, rất cần cho người đi HN và gia đình người bệnh, nhất là ở thôn quê VN.

Câu hỏi có mấy vấn đề riêng rẽ.

1) Ông cụ lâu nay tỉnh táo, nhưng gần đây lại hôn trầm trong giờ HN.
- Có thể là gần đến giai đoạn cuối cùng nên ông thường rơi vào trạng thái hôn mê chứ chưa chắc là hôn trầm lúc HN đâu. Ngườì nghiệp chướng nặng, trước lúc lâm chung khó tránh khoỉ cảnh này. Không những hôn trầm, mà coi chừng nhiều khi bị oan gia traí chủ tấn công đến thất điên bát đảo trong tâm mà mình không hay đó! Đây là chuyện thường tình chứ không có gì đặc biệt.

Hãy khuyên gia đình ăn chay, phóng sanh, làm thiện, bố thí, cúng dường, niệm Phật, v.v... hồi hướng công đúc cầu giaỉ oan gia trái chủ, giaỉ nghiệp cho ông. Thường lạy Phật, cầu tam bảo gia bị, và thành tâm thay cho ông sám hối nghiệp chướng. Tuyệt đối không sát sanh hại vật.

Nếu ông cụ nằm lâu năm quá, hãy chăm sóc kỹ một chút, có thể ông mệt mỏi quá mà sanh ra như vậy. Hãy xoa bóp các khớp xương, xoa lưng, các huyệt ở thái dương, sau ót, vai, bóp tay chân để maú huyết lưu thông tốt hơn. Xoa bóp trên đầu nhiều một chút để tránh chóng mặt nhứt đầu, tránh hôn trầm. Nên cho uống nước nhiều một chút để khỏi bị thiếu nuớc mà kiệt sức. Ăn uống hỏi cần kiên cữ nữa làm chi (hẳn nhiên là ăn chay mới tốt nhé).

Khuyên ông cụ mau mau sám hối nghiệp chướng, ngày đêm niệm Phật cầu vãng sanh. Mau mau buông xả, đừng lưu luyến gì khác, vì ngày giờ ra đi không còn xa nữa đâu. Con cháu trong nhà phải tích cực hỗ trợ đuờng vãng sanh cho ông cụ, nếu con cháu không hỗ trợ thi coi chừng bị trở ngại lớn đó.

Và, đây cũng là một bài học rất hay, người tu hành chớ nên ỷ lại. Bây giờ thì lý luận trên mây xanh, chứ lúc cuối đời thì coi chừng mê man bất tỉnh. Triệu triệu người tu hành, khó tìm ra 1 người thoát sanh tử là do chuyện này đây.

Vậy thì mau mau buông xả, đừng chấp, đừng chê, đừng luyến lưu, đừng tham sân si nữa. Hãy mạnh dạn buông tất cả xuống để tìm đường V/S về với Phật A-di-đà. Tất cả yêu thương, giận hờn, ganh ghét, v.v... trên đời này đều có duyên nợ cả. Người biết tu hãy biến tình yêu thành tri kỷ, biến thù hận thành bạn hiền. Hãy quyết lòng chuyển tất cả những duyên nợ này về Tịnh độ hết đi, để chúng ta cùng nhau về Tây phương thành Phật độ chúng sanh thì hay hơn. Đây chính là vì chúng ta yêu thương nhau đó.

Đời là khổ, người tu hành biết khổ thì hãy mạnh dạn lià khổ ra để đi về cõi Cực lạc, đây gọi là "cát ái", có cát aí mới thoát ly Ta-bà, mới thoát được nghiệp, mới tránh được cảnh hôn mê ở giây phút cuối cùng.

2)Ben canh ong luon luon co mot con cho di theo ,bat cu ai lai gan no deu khong bang long.

Đây là điểm chính của vấn đề, nêu lên câu hỏi này rất hay.
Nếu VT đọc kỹ trong KNNP, thì có chỗ D/A đã noí đến vấn đề này rồi. Nhưng mấy ai đọc hết được bộ KNNP, mà có đọc rồi cũng nên nêu chuyện này ra. Biết mà cũng hỏi là chủ yếu giúp cho nhiều người cùng biết, thì câu hỏi này thuộc về loại "Vì lợi ích chúng mà hỏi", công đức vô lượng.

Nhiều người hộ niệm mà không chú ý đến chuyện này, nhiều khi công phu hộ niệm cả năm trường bị phá hỏng bởi 1 con chó, 1 con mèo trong nhà. Thật đáng tiếc, và nhất là, rất tội nghiệp cho người chết!

Ông cụ thương con chó, con chó thương ông cụ, nó cứ bám sát theo ông cụ để bảo vệ cho ông cụ, thì đây thật sự là một chướng ngại rất lớn cho đường V/S của ông cụ. Thương là "ÁI", nhớ là "LUYẾN". Luyến ái con chó thì thật sự là hiểm họa cho kiếp số trong tương lai!

Trước khi hộ niệm, những lời dặn dò gia đình, có điều yêu cầu gia đình, nếu có nuôi chó, mèo, nói chung là gia súc, thì phải nhốt chúng lại, không được để chúng đi tự do, nhất là chó, mèo.

Nếu không làm nhốt được thì phải đặc biệt lưu ý coi chừng chúng, đừng để chúng lại gần, nhất là lúc lâm chung, vừa tắt hơi.

Hơn nữa, không được để chúng lai vãng trong suốt thời gian hộ niệm sau khi tắt thở cho đến khi thật sự an toàn vang sanh.

Lưu ý canh chừng không an toan bằng nhốt lại. Ở đây không những không nhốt mà còn để con chó kèm theo sát bên người sắp chết thì thật là đại nguy hiểm!

Nên nhớ, lúc tắt hơi xong, ta thì không thấy gì cả, chứ coi chừng con chó nó thấy rất rõ ông chủ nó đang làm gì, đang bị chướng ngại gì, đi đâu, có bị ai hà hiếp không, nó có thể thấy những hình ảnh mà ta không thấy, v.v... Nó có thể phản ứng rất mạnh, nhanh chóng, hung dữ... không ai có thể cản ngăn nó được đâu. Ví dụ, nó nhảy vô vồ tới chụp cái xác, cấu xé cái xác người chết (thật ra là nó có thể hiểu lầm, hoặc còn nhiều nguyên do khác nữa...), nếu vậy, thì chắc chắn mất V/S, mà còn tạo cảm giác kinh hoàng cho người chết nữa, đưa đến chỗ đọa lạc. Hậu quả chắc chắn không tốt!

Cho nên, phải khuyên người nhà nhốt nó lại, nếu không nhốt được thì nhờ thú y họ cho thuốc mê trước để nhốt. Khuyên ông cụ phải biết xa con chó ra, không nhớ nó nữa. Lúc chết mà nhớ thương con cháu còn bị trở ngaị thay, huống chi quyến luyến con chó!

Xin đừng để quá trễ!

Câu hỏi này cũng là dịp nhắc nhở người HN, khi hộ niệm phải chú tâm coi chừng mèo chó. Bên này xem chừng bên kia, nếu thâý có mèo chó tới thì đứng lên chận chúng lại, hay đuổi chúng đi.

Diệu Âm.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏỉ 1: Khi HN cho trường hợp đang hấp hối lại có một trường hợp khác cũng hấp hối (2 trường hợp này BHN đều HN thường xuyên khi chưa hấp hối) BHN gặp trở ngại vì:

- Phải niệm 24/24.
-Thành viên chỉ có 8 người .
-Các BHN khác đều bận.

Trả lời: Mình đâu có thần thông, biết phân thân như Thánh chúng ở cõi Tây-phương đâu mà phân thân đi hộ niệm cho đủ khắp. Cần đòi hỏi người trong gia đình phải lo việc hộ niệm cho người thân của họ.

Hộ Niẹm 24/24 có nghĩa là người bệnh hoặc ng. lâm chung phaỉ được HN 24/24 chứ đâu phaỉ người BHN phaỉ có mặt 24/24. Mình tham dự trong khả năng tối đa cuả mình, gia đình bắt buộc phải lo hết tất cả. Khi nào BHN của mình có người thì tới phụ HN. Chứ có cách nào khác hơn.

Hỏi 2: *BHN đang Hn cho một trường hợp đã được 8 giờ nhưng chưa tốt phải niệm tiếp tục .Lại có một trường hợp HẤP HỐI cần HN ( 2 trường hợp này cũng được HN thường xuyên).
-Thành viên chỉ có 8 người, có người phải đi làm nên niệm 8 giờ đã mệt rồi .
-Các BHN khác cũng bận .

Trả lời:
2 câu hỏi gần giống nhau. Tuỳ duyên chứ không cách nào khác. Mình làm vì chúng sanh, nhưng chúng sanh phải tự lo cho chúng sanh thì mới tương ưng với đại nguyện của Phật. Nhờ thế mới được cứu. Đưọc cứu nghĩa là được sự sắp xếp.

Tất cả đều do nghiệp duyên dẫn dắt. Người thiếu phước thì đành chịu chướng ngại, chứ biết làm sao hơn.

Người trong gia đình bắt buộc phải lo hộ niệm và chạy tìm người hộ niệm cho người thân, chứ không thể đổ dồn cho BHN được. Phải nói rõ chuyện này với thân chủ trước khi khởi sự HN. Không thể BHN thì lo hụt hơi, còn người nhà của họ thì ỷ lại. Không tốt.

BHN cần thêm người tham gia, và BHN phải biết chia phiên nhau, không nên dồn hết lực lượng cùng niệm. Dồn lực lượng Hộ Niệm, ban đầu thấy ngon lành, nhưng không có đường dài. Nhiều cuộc hộ niệm thấy một phiên tới mấy chục người. Tổ chức như vậy cũng tốt trong một số trường hợp, nhưng nhiều lúc làm người bệnh mệt, căng thẳng, phiền não, hoặc không dám xin nghỉ khi quá mệt. Hơn nữa tổ chức như vậy thật quá phí sức cho BHN, khổ cho người HN, không tốt.

Quyết dịnh cần phải uyển chuyển mới tốt. Tối đa 10 người 1 ca là đủ rồi, các người khác lo nghỉ ngơi. Phải làm đường dài, không làm đường ngắn mà sinh trở ngại về sau.

BHN chỉ có 8 người thì chia làm 4 ra, mỗi lần 2 người tới niệm Phật, bắt buộc người nhà phải tăng cường thêm 2,3 người nữa là đủ.

Quan trọng là khai thị tốt, hướng dẫn chính xác, và lòng thành tâm, chứ không hẳn phaỉ thật đông là tốt, nhất là nhà nhỏ hẹp quá, nhiều người cùng hà hơi sẽ không đủ thanh khí, điều này cũng gây trở ngại cho việc vãng sanh.

Không làm phiền não ngưòi bệnh, không được ỷ thị sơ ý gây thù hằn với oan gia traí chủ. Hoà giải được thì tốt cho cả oan gia và người lâm chung, không được thì đó là duyên phận cuả họ.

Nhiều người, khi thấy mình đưa được một số người vãng sanh xong thì tưởng mình ngon, ngạo mạn, nói lời khinh bạc với oan thân trái chủ, nói lời ra lệnh, hăm doạ họ, v.v... tất cả phải tránh.

Phải tuỳ duyên vậy.

Diệu Âm.
THƯ TRẢ LỜI VỀ HỘ NIỆM
CỦA CƯ SĨ DIỆU ÂM
(GỬI CÙNG NGÀY: CHỦ NHẬT ~ 26/10/2008)

Hỏi 1:Có một vị TRƯỞNG NHÓM củaa một BHN nói với VT rằng : Sau thời gian HN cho một người ,nếu còn hai điểm nóng thì có thể niệm tiếp.Nếu chỉ còn một điểm nóng thì niệm tiếp không có tác dụng.

Trả lời:
Diệu Âm chưa bao giờ trả lời như vậy, hãy đọc kỹ lại.

Nếu chỉ còn nóng 1 chỗ thôi thi có thể xác định được cảnh giới họ đi lúc đó, chứ chưa bao giờ nói rằng còn nóng 1 chỗ thì hộ niệm không có tác dụng nữa. Thêm vào câu "không có tác dụng nữa" là "ăn gian", không "ăn gian" thì hiểu lầm, hay đọc lướt qua mà sót ý. Có nghiã là, khi thấy họ chưa được vãng sanh Tây-phưong mình cũng nên phát tâm hướng dẫn tiếp, hộ niệm tiếp để cảnh giới họ cao hơn. Ngay cả người chết, đã bỏ trong hòm, mình còn phải đi dự cầu siêu để mong họ được cơ hội vãng sanh thì tại sao nói "hộ niệm không còn tác dụng nữa"?

Còn nóng nhiều chỗ (hai chỗ trở lên) trên thân thể thì mình nên nghĩ rằng thần thức còn vướng trong thân thể, chưa ra được. Chư tổ dạy, trường hợp này không được tẩn liệm, mà phải tiếp tục hộ niệm để giúp họ vãng sanh. Nếu sau 8 giờ, 12 giờ, 16 giờ mà thoại tướng không được tốt thì mình nên phát tâm niệm thêm cho họ, khai thị chỉ điểm đường vãng sanh, để thần thức ngộ ra đường giải thoát, đừng lưu luyến thế gian, con cháu, thân xác, v.v... mà bị kẹt, hoặc họ đang bị kẹt chỗ nào đó mình khuyên cho nhiều để họ tỉnh ngộ mà niệm Phật cầu A-di-đà Phật tiếp dẫn.
Vấn đề này gia đình phải hiểu đạo mới được. Nếu họ muốn chôn sớm cho khỏe thì mình "A-di-đà Phật" rồi ra về chứ không cách nào khác!

Vì thế, khi người chết mà chôn hoặc thiêu sớm quá thì tội nghiệp cho họ. Người không hiểu đạo cứ tưởng tắt hơi là hết. Hoàn toàn không đúng. Chôn, thiêu như vậy chẳng khác gì chôn sống vậy.

Hỏi 2:
Có một trường hợp người được Hn sau 8 giờ còn nóng ở 2 điểm Ở BỤNG VÀ NGỰC .BHN tiếp tục niệm thêm 4 giờ nữa ,hơi nóng chỉ còn Ở NGỰC. Trong trường hợp này nếu niệm thêm thì người này có CƠ HỘI VÃNG SANH KHÔNG?

Trả lời:

Vãng sanh thì không dám nói, nhưng có thể được thì có thể. Rất nhiều trường hợp sau 8 giờ, thân xác không tốt, nét mặt không tươi, vậy mà hộ niệm thêm một thời gian nữa thì thân xác biến chuyển, mặt tươi ra, thân thể mềm maị, và sau cùng thì kiểm lại có nhiều người ấm trên đỉnh đầu.

Đó là, khi tắt thở còn bị nạn, 8 giờ tâm còn vướng víu, còn bị trở ngại, chưa biết đường nào đi. Nhưng tiếp tục hộ niệm, tiếp tục khai hướng dẫn họ đã ngộ và được vãng sanh.

Hãy kiểm điểm lại phương thức hộ niệm, khai thi, gia đình, tín tâm, v.v... Đừng để HN mà người ra đi mất vãng sanh. Lâu lâu nên họp mà bàn bạc ưu khuyết điểm.


Nếu người đi tin tưởng, gia đình tin tưởng hỗ trợ, hộ niệm đúng cách, thì thường không có trở ngại nhiều như vậy đâu. Sau 8 giờ thoại tướng sẽ rất tốt. Nếu thường 8 giờ không được viên mãn, thì nếu là tại họ thì khỏi bàn,

Riêng BHN nên kiểm lại cách Hộ niệm: các điểm cần chú ý:
- Khai thị có thiếu sót,
- Cách nói không trôi chảy, không đúng trọng tâm, nói nặng lời quá, ưa hỏi bệnh nhân quá, cầu kỳ quá, ngạo mạn quá, chấp lỗi người bệnh quá, nói nhanh quá, nói nhiều quá, v.v...
- Cách niệm có hợp với người bệnh không?
-Nhiều cuộc hộ niệm bị xen tạp nhiều thứ quá. Người HN hình như có khuynh hướng muốn thêm nhiều thứ vào cho rậm đám, đây là điều nên tránh. Ví dụ, niệm Phật thì niệm, 6 chữ hoặc 4 chữ là được rồi, có nơi niệm
Nam mô tiếp dẫn đạo sư A-di-đà Phật (10 chữ), hoặc "Nam mô pháp giới tạng thân A-di-đà Phật" (10 chữ), v.v... không cần, không tốt lắm! 4 chữ hay 6 chữ thì tốt nhất.

Nên nhớ, chủ yếu là niệm Phật, chứ không phải tụng kinh, không phải cầu sám, cúng thí thực, không phải cầu tiêu tai giải nạn...

- Người nhà có thường thủ thỉ chuyện gia đình, than khóc, thầm mong còn nước còn tát, âm thầm chống phá việc hộ niệm... không?

- Gia đình kình cãi, bất hoà trong khi hộ niệm, lúc chết rồi mà kình chống nhau ảnh hưởng rất lớn đến thần thức người ra đi.
-v.v... và v.v...

Chúc thành công.
Diệu Âm


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

CÂU HỎI:

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Thân gởi Anh Diệu Âm

Hôm nay Van Tập có nói chuyện với một cô bạn là thành viên trong BHN ở HẢI PHÒNG .Cô ấy kể cho VT nghe một trường hợp về người thân của mình .. VT thấy chưa được thông suốt nên nhờ giải đáp.

Cô bạn này có một người Dì bi bệnh nằm nửa mê nửa tỉnh đã một năm nay.Gia đình lại chưa hiểu biết về PHẬT PHÁP .Vì muốn cứu người Dì nên Cô đã cúng BHN đến đọC KINH ĐỊA TẠNG trong 3 ngày (DỂ CHUYỂN NGHIỆP CHO NGƯỜI BỆNH SAU ĐÓ NẾU CÓ CHUYỂN BIẾN MỚI CHÍNH THỨC HỘ NIỆM ) .Sau mỗi thới đọc Kinh có PHÓNG SANH VÀ CÚNG THÍ THỰC.Đối với Gia Đình thì cho xem những bang đĩa của CHÙA HOẰNG PHÁP.

Qua sự hướng dãn của Anh và trong những buổi nói chuyện ở NPĐ TỊNH NGHIÊM . VT có nghe Anh giảng , HN cho một người các nghi thức càng đơn giản chừng nào thì ngươì đó càng dễ VÃNG SANH . Chỉ đọc Kinh khi nào người bệnh yêu cầu rồi sau đó phải NIỆM PHẬT tiếp .

Trong trường hợp này Cô bạn của VT làm có đúng PHÁP không? Theo Anh phải làm như thế nào? VT kính mong Anh trả lời . Cám ơn Anh rất nhiều

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Trả lời:
Bệnh về nghiệp chướng đọc kinh Địa tạng bồ tát bổn nguyện tốt, phóng sanh hồi hướng công đức cũng tốt. Nhiều oan gia trái chủ họ cảm ứng với kinh Địa Tạng.
Đọc Từ bi thủy sám cũng tốt. Nói chung đọc kinh Phật đều có ảnh hưởng tốt cho người sắp chết.

Người nhà quyết định đọc kinh Địa tạng ba ngày rồi bắt đầu hộ niệm, đây cũng là điều hay, không có gì trở ngại.

Có nhiều oan gia trái chủ có cảm ứng với kinh Địa tạng Bồ tát. Đọc kinh này có thể hoá giải phần nào chướng nạn về oan gia trái chủ, và chư đẳng vong linh chung quanh.

Còn việc quyết lòng cứu người vãng sanh thì phải chú trọng vào việc niệm Phật. Cần khai thị giảng giải để cho người bệnh hiểu mà phát tâm niệm Phật cầu vãng sanh mới được vãng sanh.

Khi hộ niệm, thì chúng ta niệm Phật, dùng công đức niệm Phật mà hồi hướng cho oan gia trái chủ thì cũng có tác dụng tương tự như đọc kinh Địa tạng. Nhưng niệm Phật có lợi hơn vì được phần vãng sanh. Nghĩa là, vừa tiêu bớt nghiệp, nếu nghiệp không hết thì cũng được đới nghiệp vãng sanh. (Đới nghiệp vãng sanh nghĩa là còn nghiệp nhưng mang nghiệp đi vãng sanh). Còn tụng kinh Địa tạng thì tiêu bớt nghiệp cho nhẹ bớt tội, nhẹ nhưng dễ gì hết, thành ra đành phải tùng theo nghiệp mà chịu sanh tử luân hồi. Có thể thoát điạ ngục, chứ không được đới nghiệp vãng sanh Tây phương, một đời thành tựu đạo quả.

Cúng thí thực để hoà giải chư đẳng vong linh cũng không sao. Cúng thí thực cũng là lòng từ bi thương xót chúng sanh, cũng vừa có hình thức lo lót, gỡ bớt những rắc rối từ chúng đẳng vong linh, chúng loại cô hồn, v.v... trong pháp giới.

Nhưng cúng thí thực thường bị vướng vào cái lệ là phải cúng thường xuyên, vì chúng vong linh các nơi khác có thể tới, nếu kẻ có người không đôi lúc cũng phiền hà! Sợ rằng chúng ta không có giờ, hoặc bận bịu đi làm, có ngày cúng, có ngày không cũng tạo trở ngại về sau. Cho nên, cúng thí thực nên dành cho các chùa, miễu... họ làm thì hay hơn, vì ở đó có người thường trực cúng thí hằng ngày, chúng ta đem tiền tới cúng dường cho chùa, nhờ chùa họ làm.

Tụng kinh Địa tạng thì giống như niệm Phật.. Hình thức có khác nhưng mục đích đều để hoá giải oan gia trái chủ, giải bớt nghiệp cho người bệnh. Có thể liệt kê ra vài điều cụ thể hơi khác sau đây:

1/Tụng kinh thì cần phải có lòng chân thành trì tụng, lúc tụng phải thành khẩn nhiếp tâm vào lời kinh mới có hiệu dụng, nếu tụng không chân thành thì không có hiệu dụng lắm. Còn niệm Phật thì chỉ có 6 chữ nên rất dễ nhiếp tâm.

2/ Tụng kinh dài quá thường bị lộn, bị quên làm tâm dễ xao lãng, lo ra... còn niệm Phật thì không thể quên được, tâm không lo gì lời kinh cho nên dễ nhiếp tâm niệm Phật, cầu Phật gia trì, tiếp độ dễ dàng.

3/Tụng kinh thì nguời bệnh không thể tụng theo được, khó hiểu được ý kinh và lời kinh. Còn niệm Phật thì người bệnh có thể niệm theo dễ dàng, hiểu dễ dàng.

4/Tụng kinh rất khó khai thị, hướng dẫn, còn niệm Phật thì khai thị hướng dẫn thường xuyên, nhắc nhở kịp thời, thấy chướng nạn xảy ra kịp thời khai thị, hướng dẫn, điều giải, vỗ tay, hoan hô, khích lệ... làm cho người bệnh lên tinh thần, thấy hết khổ, hết sợ chết, vui vẻ cầu vãng sanh.

5/Tụng kinh gieo duyên Phật pháp thì được, chứ trực tiếp cứu độ vãng sanh thì rất phiêu phỏng. Còn niệm Phật thì trực tiếp cứu độ vãng sanh. Nếu niệm có yếu đi nữa thì cũng kết duyên Phật pháp. Rõ ràng, niệm Phật thì có lợi hoặc ít ra cũng được huề vốn, còn tụng kinh nếu tốt thì được huề vốn còn không thì bị lỗ. Như vậy niệm Phật vẫn hay hơn.

Nên nhớ, 10 niệm tất vãng sanh là niệm 10 câu Phật hiệu trước phút xả bỏ báo thân, chứ không phải tụng 10 bộ kinh.

Cho nên, lúc còn tỉnh táo thì có thể tụng kinh để vừa lòng người(!), tụng vài biến rồi niệm Phật cũng tốt chứ không có gì trở ngại, chứ còn cứ tiếp tục tụng kinh cho đến chết luôn thì coi chừng người chết bị lỗ vốn, vì họ không biết đường nào để vãng sanh! Không biết thì phải đành theo nghiệp thọ báo trong lục đạo thôi! Xấu tốt khó đoán lắm! Vì nên nhớ, oan gia trái chủ luôn luôn là mối nguy hại đáng sợ cho người chết. Không biết điều giải, không dễ gì họ buông tha. Nghiệp chướng nặng nề, gỡ một đôi phần không thấm thía gì đâu!

Nói tóm laị, niệm Phật có lợi lạc rất nhiều, tụng kinh cũng có lợi, nhưng không nhiều bằng niệm Phật.

Cố gắng giúp cho nguời bệnh niệm được 10 câu Phật hiệu Adiđà Phật lúc lâm chung cầu sanh cực lạc thì giúp họ vãng sanh thoát vòng sanh tử thật quí hoá vô cùng, thật là một đại ơn huệ cho họ. Chúng ta hãy cố gắng lên nhé.

Diệu Âm
(16/11/08)


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

1. Khi hộ niệm, chúng ta nên niệm nhanh hay niệm chậm? Theo như các tài liệu hộ niệm của TTHH Úc Châu thì chỉ niệm nhanh khi hành giả đang hấp hối và sau khi tắt hơi 1 lúc. Nhưng em lại không biết rõ ràng là phải niệm nhanh bao lâu. Có người thì lại niệm nhanh suốt 8 hours. Em thấy niệm như vậy rất là tổn hơi, khó mà duy trì lâu dài. Xin sư huynh cho biết ý kiến. Cũng có ý kiến cho rằng niệm nhanh để đẩy thần thức lên hướng thượng, thật ra em cũng không biết có đúng hay không nữa.

Trả lời:
Khi hộ niện cho người bệnh chúng ta nên niệm theo tốc độ của người bệnh là tốt nhất, nghĩa là người bệnh niệm chậm ta niệm chậm, người bệnh niệm nhanh ta niệm nhanh. Nếu người bệnh không có quyết định gì cả thì ta nên niệm theo "Trung đạo", nghĩa là không nhanh không chậm (cỡ chừng 2 giây 1 niệm là được), không cao quá cũng không trầm quá.

Niệm 4 chữ A-di-đà Phật hay Nam mô A-di-đà Phật cũng tùy thuận theo người bệnh. Thông thường nên niệm từng tiếng rõ ràng là tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều người bệnh đã quen theo các âm điệu riêng thì mình cũng nên cố gắng niệm theo âm điệu của người bệnh.

Nhưng khi niện theo âm điệu, người hộ niệm phải rất cẩn thận, niệm tiếng rõ ràng, trong sáng, đừng nên kéo nhừa nhựa quá, hoặc âm thanh mờ đục, để cho người bệnh nhận rõ được từng tiếng "A ....Di...Đà...Phật" chứ không phải "A....i...à....ật", hay biến thành âm thanh xa lạ khác! Đây là sự thực, trong nhiều kinh nghiệm hộ niệm Diệu Âm đã từng gặp qua, chứ không phải nói đùa. Nhất là những người HỘ NIỆM nhiều quá, mệt mỏi, buồn ngủ, họ ngủ gục lúc đang niệm Phật, hoăc đôi khi đang nghĩ ngợi chuyện khác thành ra biến chữ A-di-đà Phật thành điều gì mà họ đang nghĩ đó. Điều này nguy hiểm cho người bệnh vì họ sẽ chìm trong những cảnh giới lạ, không niệm Phật được.

Khi người bệnh đang hấp hối, đang lâm chung, nên niệm rõ ràng từng tiếng, niệm chậm theo hơi thở, và niệm mạnh tiếng để họ cố gắng niệm theo. Lúc đang hấp hối mà người hộ niệm niệm nhanh quá thì người ra đi có thể nghe theo không kịp. Có thể, lúc người bệnh hắc hơi ra (sắp tắt hơi), cứ 1 hơi thở 1 câu "Nam-mo A-di-đà Phật" hoặc "A-di-đà Phật". Hoặc có người niện như vầy, thấy người bệnh hắc ra 1 hơi thì niệm "A...", hắc lần nữa thì niệm "DI...", rồi "ĐÀ...", rồi "PHẬT...". Mỗi cái hắc hơi mỗi tiếng. Nói chung lúc hấp hối đều phải niệm chậm để nương cho người bệnh cố hết sức niệm theo mới tốt.

Khi tắt hơi thì người hộ niệm bắt đầu niệm mạnh, nhanh hơn, đông người hơn một chút rất tốt. Niệm khoảng 2 tiếng đồng hồ nên thay ca khác. Mỗi lần thay nên nhớ hồi hướng công đức cho hương linh. Khi thay ca thì ca khác sẽ niệm, niệm chậm hay nhanh sau đó đều được, nghĩa là trở lại bình thường, tùy theo sức niệm chung. Chú ý nên niệm đều và thành tâm là được.

Nên nhớ trong giai đoạn hắc hơi ra, người hộ niệm cần khai thị hướng dẫn thường xuyên, nhắc nhở người bệnh rằng, giờ xả bỏ báo thân đã sắp đến rồi, hãy vui vẻ kên, hãy buông xả tất cả, mau mau nhiếp tâm niệm Phật, chờ A-di-đà Phật đến tiếp dẫn. Đừng để ý đến bất cứ cảnh giới nào khác đang hiện ra, cứ nhiếp tâm niệm Adiđà Phật, chỉ một lòng theo Adiđà Phật vãng sanh, không theo bất cứ một ai khác, dù là Phật hay Bồ tát, cha mẹ, v.v...

Ngay lúc tắt hơi nên khai thị nhắc nhở liền, ngắngọn như: "Bác, cụ, anh... đã phải bỏ báo thân rồi, mau nhiếp tâm niệm A di đà Phật cầu Phật tiếp dẫn vãng sanh Tây phương cực lạc". Rồi tiếp tục niệm Phật mạnh lên.

Hỏi 2. Lúc bình thường niệm Phật thì thật ra niệm chậm hay niệm nhanh là tốt?

Trả lời:

Tùy theo mỗi người. Đây thuộc về công phu. Có người cảm ứng với cách niệm thật nhanh, mỗi giờ niệm 10 ngàn câu Phật hiệu mới nhiếp tâm thì tiếp tục niệm nhanh. Có người niệm chậm tha thiết mới cảm ứng thì cứ niệm chậm. Có người thích niệm theo máy thì niệm theo máy, có người thích niệm từng tiếng rõ ràng thì niệm theo từng tiếng rõ ràng. Tất cả đều được. Mỗi cách niệm đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Mạnh hay yếu hoàn toàn tùy theo cá nhân.

Chư Tổ có để lại rất nhiều cách niệm là để đáp ứng với nhiều cách cảm ứng của người niệm Phật. Niệm chậm thuộc về "Phản văn trì danh", nghĩa là lắng nghe lấy tiếng niệm của mình để nhiếp tâm, phá tạp niệm. Niệm nhanh như "Kim cang trì danh" thì niệm rất nhanh, rất khẽ, không còn ra tiếng, lưỡi chỉ đánh đánh nhẹ vào hai hàm răng thôi, để những chuỗi câu Phật hiệu tiếp tục không rời, không để kẽ hở cho tạp niệm xen vào. Cách niệm này gíúp cho người niệm Phật một ngày có thể niệm tới 40 ngàn, 50 ngàn, ...100 ngàn, 160 ngàn câu Phật hiệu.

Đây là những cách công phu, mình không nên chê bai hay bài bác mộ cách nào được. Mỗi người đều hợp theo 1 phương cách riêng để nhiếp tâm. Điều chính yếu là phải rõ ràng, trong sáng, từng chứ từng câu minh bạch chứ không phải niệm lấy có, niệm dối.

Hỏi 3. Sư huynh có nói khi cộng tu thì niệm Phật "địa trung" 4 lần, mỗi lần 20 phút, vậy thì khoảng giữa của mỗi lần thì làm gi? Có phải sẽ tĩnh tọa không? Tại sao chỉ niệm có 20 phút mà không niệm lâu hơn?

Trả lời:

Địa chung chứ không phải điạ trung. Đây là phương pháp đã soạn sẵn cho một buổi cộng tu niệm Phật của Hộ Tịnh tông thế giới, phù hợp với thời gian 3 giờ công phu mà thôi chứ không phải là quy tắc bất di bất dịch.

Cách cộng tu 3 giờ này có: tán Liên trì, tụng kinh A-di-đà, tụng chú vãng sanh, xướng tán Phật A-di-đà, Kinh hành niệm Phật (6 chữ), ngồi xuống niệm Phật (4 chữ), giữa hai thời điạ chung thì có Tịnh niệm (nghiã là niệm thầm trong tâm).

Trong 3 giờ công phu, hấu hết thời gian là niệm A-di-đà Phật, nhưng cách cộng tu uyển chuyển, người công tu được có lúc đi kinh hành, có lúc ngồi niệm theo điạ chung, có lúc tịnh niệm, có lúc lạy Phật, có lúc buông thư (tức là lúc thư giãn cho khỏi mỏi 5 phút) làm cho thời gian trôi qua rất nhanh, ai cũng có thể theo được, không chán. Rất hay.

(Câu hỏi khác sẽ trả lời sau)

Diệu Âm
(19/11/2008)


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Sau khi tụi em niệm được vài tiếng, 3-4 hours gì đó thì g/đ đó có mời 1 vị tới ... vị đó tới thì bắt đầu đụng vào thân thể của người quá cố, tìm hơi ấm, vẽ chữ lên tay chân v.v... Khi em thấy vậy thì nhóm tụi em liền rút lui ra về vì cảm thấy không hợp với phương pháp trợ niệm của TTHH. Sau đó em có nghe các đồng tu khác kể lại là vị đó dùng tay ấn vô trán của người quá cố suốt buổi, và lúc đó .... CD lên mọi người niệm Phật theo, niệm rất nhanh.... Vì em cảm thấy phương pháp làm như vậy có thể ảnh hưởng tới việc vãng sanh......

Trả lời:

Trên thế gian này có rất nhiều cách hộ niệm khác nhau. Diệu Âm chỉ biết cách hộ niệm cho người lâm chung vãng sanh vế Tây phương cực lạc của Tịnh tông học hội, đây cũng Phương pháp của chư Tổ Tịnh Tông ứng dụng xưa nay cứu gười vãng sanh Tây phương cực lac5. P/Pháp này là sự ứng dụng kinh Phật một cách cụ thể, chính xác và rất đúng theo các kinh A-di-đà, Vô lượng thọ, quán vô lượng thọ và các kinh đại thừa khác.

Còn những cách hộ niệm khác thì vì không biết cho nên không dám bàn tới!
Trước đây Diệu Âm có đọc qua những cách gọi là trợ niệm rất lạ lùng, ví dụ như người hộ niệm lấy tay chận động mạch máu chính ở cổ của người bệnh, chỉ cho máu chạy lên đầu, không cho máu chạy xuống dưới (?). Phải tạo một vết thương cho chảy máu để thần thức theo đó mà xuất ra, v.v... những phương cách này nghe qua quá nguy hiểm! Mất tự nhiên! cũng không biết bắt nguồn từ đâu? Nên Diệu Âm quyết định không dám theo!

Có một sách khác trình bày cho người bệnh nghe đến những cảnh giới rất ghê sợ! Những người bình thường nghe đến nhiều khi cũng phải sợ rợn tóc gáy huống chi là người sắp chết. Điều này trái với cách hộ niệm của Tịnh độ tông. Tịnh độ tông thì làm cho người ra đi an lành, vui vẻ, ứng theo kinh gọi là tâm bất điên đảo, còn ở đây thì ngược lại. Thấy vậy Diệu Âm không dám theo.

Có nhiều cách gọi là "Hộ niệm", nhưng thực ra hình thức giống là pháp chiêu hồn, lên đồng, pháp cầu siêu sau khi chết, v.v... chứ không phải hộ niệm vãng sanh.

Có những pháp hộ niệm người chết, nhưng không phải giúp cho người sắp bỏ báo thân vãng sanh Cực lạc quốc của Phật Adiđà, mà họ giúp cho ngưòi chết thoát được cảnh giới xấu nào hay cảnh đó, nhất là ba đường ác, và cầu cho người đó tái sanh trở lại làm người, hoặc cũng có thể thành các vị Thần (A-tu-la), chứ không phải về nước cực lạc, v.v....

Tất cả những cách hộ niệm khác lạ này Diệu Âm không biết rõ, nên không dám phê bình đến. Chư vị muốn biết phải tự tìm hiểu lấy và nếu đem áp dụng thì đúng hay sai quí vị phải tự chịu trách nhiệm lấy về vấn đề nhân quả. Trong đời Diệu Âm đã chứng kiến tận mắt rất nhiều cuộc niệm Phật vãng sanh, thoại tường tốt bất khả tư nghì, người ra đi theo Adiđà Phật về tây phương, thật đúng như kinh Phật dạy. Thấy vậy Diệu Âm quyết lòng tin theo pháp hộ niệm của Tịnh tông và nhiệt lòng tuyên dương pháp này để cứu người vãng sanh. Quyết lòng không dám thay đổi, cũng không dám hiếu kỳ, hay bắt chước người khác thí nghiệm những phương pháp lạ.

Nhắc lại, Phưong pháp hộ niệm của Tịnh Tông là giúp cho người sắp xả bỏ báo thân niệm câu Adiđà Phật cầu sanh Tịnh độ. Nếu người đi làm được ba điều Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ, hơn nữa được trợ niệm cẩn thận thì hình như người nào cũng ra đi an nhiên, nhiều tướng lành hiện ra bất khả tư nghì. Dựa vào kinh ấn chứng ta tin tưởng người đó được vãng sanh Cực lạc. Hiện tại ỏ VN hiện tượng này đã xảy ra khắp nơi, hàng ngày, thật là một cơ duyên thù thắng cho người VN.

Những điều cấm kỵ căn bản là:
* trong vòng 8 giờ từ lúc tắt thở,
- Không được đụng chạm vào thân xác người chết.
- Không được hiếu kỳ sờ mó, thăm dò hơi nóng
- Người thân kiên cữ khóc lóc

Trường hợp nêu ra trong câu hỏi này thì thân xác đã bị đụng chạm, bị vẽ vời, bị ấn vào trán để làm phép gì đó, v.v... nghĩa là bị đụng chạm quá sớm sau khi tắt thở. Đây là điều không hợp với cách hộ niệm của Tịnh tông.

Hỏi rằng, đó là phưong pháp gì? Có đúng không? Thần thức được vãng sanh không? Có bị nạn gì không? Sẽ đi về cảnh giới nào? ... Xin thưa rằng, Diệu Âm không biết. Chỉ biết chư Tổ Tịnh độ cấm làm như vậy!

19/11/2008
Diệu Âm.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Sau khi tụi em niệm được vài tiếng, 3-4 hours gì đó thì g/đ đó có mời 1 vị tới ... vị đó tới thì bắt đầu đụng vào thân thể của người quá cố, tìm hơi ấm, vẽ chữ lên tay chân v.v... Khi em thấy vậy thì nhóm tụi em liền rút lui ra về vì cảm thấy không hợp với phương pháp trợ niệm của TTHH. Sau đó em có nghe các đồng tu khác kể lại là vị đó dùng tay ấn vô trán của người quá cố suốt buổi, và lúc đó .... CD lên mọi người niệm Phật theo, niệm rất nhanh.... Vì em cảm thấy phương pháp làm như vậy có thể ảnh hưởng tới việc vãng sanh......

Trả lời:

Trên thế gian này có rất nhiều cách hộ niệm khác nhau. Diệu Âm chỉ biết cách hộ niệm cho người lâm chung vãng sanh vế Tây phương cực lạc của Tịnh tông học hội, đây cũng Phương pháp của chư Tổ Tịnh Tông ứng dụng xưa nay cứu gười vãng sanh Tây phương cực lac5. P/Pháp này là sự ứng dụng kinh Phật một cách cụ thể, chính xác và rất đúng theo các kinh A-di-đà, Vô lượng thọ, quán vô lượng thọ và các kinh đại thừa khác.

Còn những cách hộ niệm khác thì vì không biết cho nên không dám bàn tới!
Trước đây Diệu Âm có đọc qua những cách gọi là trợ niệm rất lạ lùng, ví dụ như người hộ niệm lấy tay chận động mạch máu chính ở cổ của người bệnh, chỉ cho máu chạy lên đầu, không cho máu chạy xuống dưới (?). Phải tạo một vết thương cho chảy máu để thần thức theo đó mà xuất ra, v.v... những phương cách này nghe qua quá nguy hiểm! Mất tự nhiên! cũng không biết bắt nguồn từ đâu? Nên Diệu Âm quyết định không dám theo!

Có một sách khác trình bày cho người bệnh nghe đến những cảnh giới rất ghê sợ! Những người bình thường nghe đến nhiều khi cũng phải sợ rợn tóc gáy huống chi là người sắp chết. Điều này trái với cách hộ niệm của Tịnh độ tông. Tịnh độ tông thì làm cho người ra đi an lành, vui vẻ, ứng theo kinh gọi là tâm bất điên đảo, còn ở đây thì ngược lại. Thấy vậy Diệu Âm không dám theo.

Có nhiều cách gọi là "Hộ niệm", nhưng thực ra hình thức giống là pháp chiêu hồn, lên đồng, pháp cầu siêu sau khi chết, v.v... chứ không phải hộ niệm vãng sanh.

Có những pháp hộ niệm người chết, nhưng không phải giúp cho người sắp bỏ báo thân vãng sanh Cực lạc quốc của Phật Adiđà, mà họ giúp cho ngưòi chết thoát được cảnh giới xấu nào hay cảnh đó, nhất là ba đường ác, và cầu cho người đó tái sanh trở lại làm người, hoặc cũng có thể thành các vị Thần (A-tu-la), chứ không phải về nước cực lạc, v.v....

Tất cả những cách hộ niệm khác lạ này Diệu Âm không biết rõ, nên không dám phê bình đến. Chư vị muốn biết phải tự tìm hiểu lấy và nếu đem áp dụng thì đúng hay sai quí vị phải tự chịu trách nhiệm lấy về vấn đề nhân quả. Trong đời Diệu Âm đã chứng kiến tận mắt rất nhiều cuộc niệm Phật vãng sanh, thoại tường tốt bất khả tư nghì, người ra đi theo Adiđà Phật về tây phương, thật đúng như kinh Phật dạy. Thấy vậy Diệu Âm quyết lòng tin theo pháp hộ niệm của Tịnh tông và nhiệt lòng tuyên dương pháp này để cứu người vãng sanh. Quyết lòng không dám thay đổi, cũng không dám hiếu kỳ, hay bắt chước người khác thí nghiệm những phương pháp lạ.

Nhắc lại, Phưong pháp hộ niệm của Tịnh Tông là giúp cho người sắp xả bỏ báo thân niệm câu Adiđà Phật cầu sanh Tịnh độ. Nếu người đi làm được ba điều Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ, hơn nữa được trợ niệm cẩn thận thì hình như người nào cũng ra đi an nhiên, nhiều tướng lành hiện ra bất khả tư nghì. Dựa vào kinh ấn chứng ta tin tưởng người đó được vãng sanh Cực lạc. Hiện tại ỏ VN hiện tượng này đã xảy ra khắp nơi, hàng ngày, thật là một cơ duyên thù thắng cho người VN.

Những điều cấm kỵ căn bản là:
* trong vòng 8 giờ từ lúc tắt thở,
- Không được đụng chạm vào thân xác người chết.
- Không được hiếu kỳ sờ mó, thăm dò hơi nóng
- Người thân kiên cữ khóc lóc

Trường hợp nêu ra trong câu hỏi này thì thân xác đã bị đụng chạm, bị vẽ vời, bị ấn vào trán để làm phép gì đó, v.v... nghĩa là bị đụng chạm quá sớm sau khi tắt thở. Đây là điều không hợp với cách hộ niệm của Tịnh tông.

Hỏi rằng, đó là phưong pháp gì? Có đúng không? Thần thức được vãng sanh không? Có bị nạn gì không? Sẽ đi về cảnh giới nào? ... Xin thưa rằng, Diệu Âm không biết. Chỉ biết chư Tổ Tịnh độ cấm làm như vậy!

19/11/2008
Diệu Âm.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời về Hộ niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

CÂU HỎI: Khi Hộ Niệm cho người LÂM CHUNG nếu người đó đang CÓ THAI thì chúng ta phải KHAI THỊ như thế nào?Để cho người đó dễ dàng VÃNG SANH ..Đứa con trong bụng thì như thế nào?

Trả lời:

I) Mạng sống còn hay hết là do phần số của người đó, chúng ta hộ niệm không phải làm cho họ chết sớm hay hay đoạn căn mệnh của họ. Khi mạng số hết thì người đó phải ra đi. Còn chuyện dễ vãng sanh hay khó vãng sanh đều tùy theo mấy yếu tố sau, (Xin nhấn mạnh điều này, chết và vãng sanh là hai chuyện khác nhau),

1/ Người ra đi có tin tưởng pháp niệm Phật vững vàng hay không? Có phát nguyện vãng sanh tha thiết hay không? Hai yếu tố này rất quan trọng. Và, họ có quyết tâm thành tâm niệm A-di-đà Phật hay không?

Nếu tin vững và tha thiết thì việc niệm Phật trở nên dễ dàng, dù cho người bệnh mệt quá không niệm Phật được, người hộ niệm sẽ niệm rõ ràng và người bệnh âm thầm lắng tai nghe theo và niệm thần trong tâm cũng được VS.

2/ Người thân nhân trong gia đình có quyết lòng hộ niệm hay không? Nếu gia đình có lòng tin và hỗ trợ sự hộ niệm như lý như pháp thì dễ càng thêm dễ. Nếu người thân không hỗ trợ dù cho người ra đi có đủ Tín-Nguyện-Hạnh cũng bị chướng ngại, đôi khi cũng đành chịu thất bại!

3)Người Hộ Niệm có như lý như pháp hay không? Khuyên rằng, đừng nên thêm bớt nhiếu quá, pha chế nhiếu quá, tâm không thành, khả năng hướng dẫn, nói nhanh quá, tự cao ngã mạn, ý thị, làm người bệnh phiền não, v.v... sẽ làm giảm năng lực hộ niệm.

Cho nên vấn đề dễ hay khó tùy thuộc vào cá nhân và hoàn cảnh chung quanh có thuận lợi hay không. Và, nhất là, người hộ niệm nên thường xuyên xem lại những đoạn phim hộ niệm của mình rồi tự phát hiện sai lầm để sửa chữa, bổ khuyết...

I I) Vấ đề đang có thai. Diệu Âm đề nghị mấy điểm.

1/ Nếu thai đã nhiều tháng: Hài nhi có thể sống được, nuôi dưỡng được, mà nguời mẹ bị bệnh ngặc nghèo bác sĩ không thể cứu chữa được nữa, thì chúng ta nên hỏi ý kiến bác sĩ. Sản khoa ngày nay họ có thể giúp cho người mẹ sanh sớm hơn bình thường, và hài nhi có thể nuôi dưỡng trong những điều kiện đặc biệt và đứa bé vẫn lớn bình thường.

Nói chung, việc thai nhiều tháng thì nên hỏi ý bác sĩ, (bác sĩ quyết định). Nếu có thể cho đứa bé sanh ra thì nên làm điều này.

2/ Nếu Thai còn nhỏ quá, không thể sanh được, mà người mẹ phải sắp chết thì hộ niệm, Diệu Âm đề nghị nên thêm mấy điều sau:
- Hộ niệm cả mẹ lẫn con trong bào thai luôn. Nghĩa là ta luôn nghĩ đến người trong bào thai và mong được vãng sanh với mẹ.
-Hướng dẫn người mẹ niệm Phật, dặn người mẹ nghĩ đến đưá con trong bụng, cầu mong nó được đồng thuận để cùng V/S về tây phương.
-Khai thị thì cũng vậy, cầu nguyện cho vị trong bào thai cùng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Giảng nghĩa rằng cái duyên làm mẹ làm con này trong đời này quá ngắn ngủi, đây cũng là do nhân duyên quả báo, tất cả đều có số phần. Đặc biệt trong cái duyên thù thắng này hãy cùng nhau buông bỏ tất cả nợ đời, cùng nhau niệm Phật cầu vãng sanh. Cầu nguyện cả hai đều vế Tây Phương thành đạo.
- Khi hồi hướng đều hồi hướng cho cả mẹ lẫn người trong bào thai.
- Khuyên người mẹ phải quyết lòng niệm Phật, nhiếp tâm, vì mẹ niệm cho con niệm Phật theo, mẹ niệm chính là hai mẹ con cùng niệm. Mẹ vãng sanh thì con cũng hi vọng vãng sanh, chứ chưa dám chắc chắn, (Vì vấn đề này còn khá nhiều điều cần phải rõ hơn. Diệu Âm hiện chưa rõ lắm, khơng dám nói bừa. Sẽ hỏi rõ thêm, khi rõ rồi sẽ trả lời tiếp). Nhưng chắc chắn rằng là con của một vị Bồ tát thì không thể không hưởng một đại thiện lợi, đại phước báu. Chắc chắn sẽ giải quyết rất nhiều chướng nạn, tạo nhiều duyên tốt đẹp để giải thoát. Còn nếu mẹ không được VS thì cả mẹ lẫn con lại kết thêm duyên nợ sanh tử mới, rất khó về sau.
-Khi mẹ mãn báo thân, trong các buổi niệm Phật, tụng kinh,... nên hồi hướng cho vong nhi (thai), các tuần thất cầu siêu nên cầu siêu luôn cho vong thai. Việc cầu siêu, nghi thức nên hỏi quý Tăng Ni Sư.

Diệu Âm
(22/11/08)


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.47 khách