23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

1. TRƯỜNG HỢP VÃNG SANH ĐẶC BIỆT

BỒ TÁT THANH NGỌC
Thầy Hồng Minh cách không gian trợ niệm qua điện thoại
* * * * *

Kính gởi cư sĩ Tịnh Hải,

Nhờ hồng ân Tam Bảo gia hộ, nhờ hạnh nguyện Phổ Hiền mà cư sĩ đã nhiệt tâm phục vụ hoằng pháp lợi sanh qua cao trào tu Phật Thất mỗi ngày một dâng cao, nhân rộng khắp mọi miền trong và ngoài nước. Chùa Phổ Đà tại Memphis, TN nói chung và tất cả Tịnh hữu đồng tu xin chân thành tán dương công đức vô lượng của Tịnh Hải đã vì đạo pháp và dấn thân hy hiến. Bằng Nguyện lực Tam bảo gia trì, kính chúc Tịnh Hải dồi dào sức khỏe, thân bệnh tiêu trừ để hoàn thành tâm nguyện.

Nơi đây, chùa Phổ Đà thân ái gởi về Tịnh Hải một số tư liệu bằng chứng kết quả sinh hoạt tu học mà Phật Thất đã mang lại sự tốt đẹp. Bằng chứng vãng sanh lưu xá lợi của cố đạo hữu Thanh Ngọc, một tín nữ Phật tử bổn tự mới qua đời, để làm chứng tin khuyến khích bạn đồng tu quyết tâm dũng mãnh, hạ thủ công phu: Cùng nhau tổ chức Phật thất chuyên trì hồng sanh Lục Tự nguyện cầu vãng sanh Cực Lạc.

Cố tín nữ Bùi Thị Non, thọ Bồ Tát giới tại gia, pháp danh Thanh Ngọc. Sinh ngày 8 tháng 3 năm 1953 tại Bà Rịa- Vũng Tàu, Việt Nam.

Lập gia đình 2/9/1973. Chồng là ông Nguyễn Văn Hiển. Bà sinh hạ được 3 người con là Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Thị Phi Phượng và Nguyễn Chánh Trực.

Bà cùng chồng và con vượt biên đến Mỹ ngày 29/10/1984. Từ đó đến nay định cư tại thành phố Memphis, Tennessee, USA.

Năm 1997, dưới sự lãnh đạo tinh thần của Hòa Thượng Thích Trí Chơn, chúng tôi lập Hội Phật giáo Việt Mỹ rồi cùng nhau xây dựng cơ sở chùa Phổ Đà. Đạo hữu Thanh Ngọc là một trong những thành viên sáng lập Hội và Chùa; đồng thời là thanh viên Ban Trị Sự, giữ chức vụ Thủ quỹ từ ngày thành lập chùa cho đến khi qua đời.

Năm 2000, đạo hữu Thanh Ngọc làm gạch nối giới thiệu Thầy Thích Hồng Minh từ Saint Louis, MO với Phật tử chúng tôi. Ban quản trị chùa thỉnh trình nguyện vọng lên Hòa Thượng Trí Chơn lãnh đạo tinh thần, mong Ngài ban quyết định bổ nhiệm Thầy Hồng Minh về trụ trì chùa. Được Hòa Thượng chấp thuận.

Từ đó, năm 2000 đến nay, Phật tử chúng tôi may mắn được Thầy Hồng Minh trực tiếp hướng dẫn chúng tôi tu học pháp môn Tịnh Độ áp dụng Niệm Phật Viên Thông của Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát và thường tụng Kinh Bát Chu Tam muội trong mỗi định kỳ Chủ nhật sinh hoạt tu học tại chùa.

Mùa Phật Đản năm 2001, Thanh Ngọc lâm bệnh. Đến bác sĩ khám, sau nhiều tuần xét nghiệm, được bác sĩ cho biết chị đang bị ung thư gan vào thời kỳ thứ hai, rất nguy hiểm, có thể mạng vong bất cứ lúc nào. Bà con bạn bè nghe biết cùng nhau đến thăm và an ủi chị.

Trong dịp này, nhờ những cuốn sách: Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá Lợi, Kinh Niệm Phật Sưu Giải.... của Tịnh Hải ấn tống ban phát khắp nơi.... chúng tôi kể lại cho Thanh Ngọc nghe mỗi khi thăm viếng và khuyên Thanh Ngọc nên dũng mãnh tuyệt đối, đặt trọn niềm tin và lòng chí thành của mình vào Đức Từ Phụ A Di Đà, luôn luôn nương theo hơi thở để nhiếp tâm trì niệm Lục tự Hồng danh của Ngài theo phương pháp Niệm Phật Viên Thông.

Rõ ràng; rành mạch; bền bỉ và liên tục; buông bỏ tất cả mọi ý niệm lo buồn về thân bệnh, dâng trọn hết tâm thành ý khẩn của mình lên Đức Phật A Di Đà để cầu nguyện cứu độ vãng sanh. Nếu thọ mạng tận, thì sẽ được Ngài tiếp độ ra đi nhẹ nhàng như Kinh văn nói còn nếu thọ mạng chưa dứt thì bệnh duyên sẽ được thuyên giảm như những Phật tử mà Tịnh Hải đã nêu danh trong hai cuốn sách nói trên.

Lắng nghe và tiếp nhận những lời chúng tôi nói, đồng thời bên cạnh đó Thanh Ngọc được Thầy Hồng Minh luôn luôn khuyến khích Niệm Phật cầu lực Gia trì của Hồng Danh Lục tự mà Tâm Bệnh và Thân Bệnh nhờ đó sớm giải kết.

Thanh Ngọc vâng theo lời Thầy, lời bạn, chẳng lo sợ hay buồn rầu về bệnh nữa, chuyên tâm niệm Phật. Quả nhiên, 6 tháng sau khám bệnh lại, bác sĩ rất ngạc nhiên bảo căn bệnh đã thuyên giảm đến 85%. Thật là một điều bác sĩ không thể nào ngờ được.

Bác sĩ nói: “Xin chúc mừng chị”. Thời gian kế tiếp chị Thanh Ngọc vẫn tiếp tục siêng năng sinh hoạt tu hoặc tham gia mọi Phật sự của chùa rất tích cực, động viên khuyến khích chồng và con thường xuyên đi chùa nhiều hơn. Đặc biệt bản thân chị rất tinh tấn niệm Phật, luôn luôn tham dự các khóa tu Phật Thất do Thầy tổ chức một cách đều đặn.

Cuối năm 2002, cơn bệnh của chị tái phát nhưng Thanh Ngọc vẫn thanh thản, nét mặt vẫn tươi vui và không ngừng niệm Phật, tham gia sinh hoạt tu học hàng tháng với chúng tôi. Ngoại trừ những lúc quá yếu thì chị gọi điện thoại báo cho Thầy và đạo tràng biết để bà con khỏi mất thời gian chờ đợi.

Mùa Phật Đản năm 2003, chị vẫn bình thường cùng chúng tôi vui vẻ bắt tay lo liệu mọi công tác chuẩn bị đón mừng lễ. Chị vẫn dâng lên Đức Điều Ngự Bổn Sư những bài ca tiếng hát xưng tán Ánh Đạo Vãng soi đường dẫn lối cho chúng sanh thoát vòng lục lụy.

Đây là kỷ niệm thân thương nhất mà Thanh Ngọc đã dành lại cho đạo tràng Phổ Đà chúng tôi khi giã từ thế gian khổ lụy để nương ánh quang minh Từ Phụ A Di Đà vãng sanh Cực Lạc.

Ngày 10/7/2003, tức ngày 11 tháng 6 năm Quý Mùi, Thầy trò chúng tôi lên đường về Atlanta theo lời mời của Ban Hướng Dẫn GĐPT miền Tố Liên tham dự và hướng dẫn Khóa Huấn Luyện Huynh Trưởng Lộc Uyển-A Dục, thì tối 12 tháng 6 cho biết chị Thanh Ngọc cần Thầy về gấp vì chị muốn gặp Thầy, nhờ Thầy hộ niệm trước khi chị qua đời. Thầy tiếp nhận điện thoại và trực tiếp nói chuyện với Thanh Ngọc, ân cần nhắc nhở Thanh Ngọc phải cố gắng duy trì chánh niệm, tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, nhớ đến lời nguyện vãng sanh của mình và chí thành niệm danh hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

Thanh Ngọc và cả nhà lúc bấy giờ vâng lời Thầy dạy, Thầy bảo: “Hãy để sát điện thoại vào tai Thanh Ngọc”. Rồi Thầy bắt đầu niệm to danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, Thanh Ngọc và cả nhà niệm theo gần 2 tiếng đồng hồ. Sau đó thì Thanh Ngọc an nhiên thác hóa một cách nhẹ nhàng, không bị dằn vò đau đớn, lúc đó khoảng 2 giờ sáng ngày 13 tháng 6. Sáng ngày sau, Thầy lên máy bay về chùa Phổ Đà và tiếp tục cùng đạo tràng phúng điếu hộ niệm.

Điều chúng tôi rất ghi nhớ là khoảng 6 giờ trước khi tắt thở, Thanh Ngọc gọi điện thoại về Việt Nam thăm hỏi cụ ông tức là Ba của Thanh Ngọc, năm nay đã trên 90 tuổi. Thanh Ngọc chúc sức khỏe và khuyên cụ an tâm đừng lo sợ gì về bệnh hoạn của con bên này cả, con sẽ không chết đâu mà lo. Ba nhớ niệm Phật để cầu nguyện cho con.

Chúng tôi nghiệm rằng: có lẽ Thanh Ngọc đã biết mình được vãng sanh nên mới gọi điện thoại an ủi cụ thân sinh, rồi sau đó gọi Thầy về hộ niệm như đã nói ở trên.

Vì có dấu hiệu cho biết trước nên khi di quan đến nơi hỏa táng, Thầy yêu cầu sau khi hỏa táng xong, nhà quàn đừng có xê dịch di chuyển thân xác mang đi nghiền nát vội, hãy báo tin cho Thầy và người nhà đến xem xét lại phần tro than của xác thân lần cuối theo phong tục Việt Nam chúng tôi. Được nhà quàn (lò thiêu) chấp nhận.

Sáng hôm sau, họ thông báo, Thầy và gia đình đến ... chúng tôi đã nhận ra tìm thấy Xá Lợi nơi phần tro than của xác thân tứ đại cố đạo hữu Thanh Ngọc để lại hầu làm chứng tín cho sự vãng sanh của chị. Xá Lợi có tất cả 5 màu: vàng, xanh, nâu, tím, cam.

Kính thưa cư sĩ Tịnh Hải,

Bắt đầu từ khi có chứng tín vãng sanh của cố đạo hữu Thanh Ngọc đã để lại qua Xá lợi đính kèm, Phật tử chùa Phổ Đà chúng tôi vốn tin tưởng Pháp môn niệm Phật, bây giờ lại càng thâm tín hơn.

Kính chào tinh tấn trong hạnh nguyện Phổ Hiền Vương để hoằng dương đạo pháp - lợi lạc quần sanh theo tâm nguyện mà Tịnh Hải đã định hướng.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát .

Phổ Đà, Memphis,TN ngày 10/10/2003
TM. Đạo tràng tu Phật Thất
Cư sĩ Nguyên Viễn

Lời Tịnh Hải:

Bài này do cư sĩ Nguyên Viễn đóng góp. Đọc xong hẳn chư vị đều công nhận sự nhiệm mầu của danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật.

Một người bị ung thư gan đến thời kỳ thứ hai, có thể chết bất cứ lúc nào, theo lời Bác sĩ cho biết. Nhưng sau đó có sự nhiệm mầu, thể theo lời dạy của Thầy Hồng Minh, trụ trì chùa Phổ Đà và lời khuyên của chư Phật tử chùa, liên hữu Thanh Ngọc buông bỏ tất cả, không buồn lo, chỉ nhất tâm niệm Phật trong 6 tháng rồi trở lại gặp bác sĩ. Quả thật là một phép lạ, bác sĩ xem bệnh thấy đã thuyên giảm tới 85%. Bác sĩ còn chúc mừng cho người bệnh.

Nhưng thời gian sau, bệnh lại tái phát. Nhưng nhờ sự gia hộ của Phật, liên hữu Thanh Ngọc vẫn tươi vui, an nhiên niệm Phật và dự Phật Thất.

Đặc biệt, liên hữu Thanh Ngọc vẫn lo mọi Phật sự của chùa cho đến khi vãng sanh.
Cách không gian hộ niệm

Lúc liên hữu Thanh Ngọc sắp ra đi, Thầy Hồng Minh và cư sĩ Nguyên Viễn bận đi xa. Người nhà gọi điện thoại cho Thầy Hồng Minh. Từ Atlanta, Thầy đã khai thị nhắc nhở liên hữu Thanh Ngọc giữ chánh niệm. Các không gian Thầy Hồng Minh hướng dẫn trợ niệm cho người đệ tử Thanh Ngọc, liên tiếp 2 tiếng đồng hồ qua điện thoại.

Liên hữu Thanh Ngọc và cả nhà niệm Phật theo Thầy. Sau đó, Thanh Ngọc nhẹ nhàng vãng sanh, không một chút đau đớn. Sau lễ trà tỳ, Thầy Hồng Minh và gia đình đã tìm thấy nhiều Xá lợi với màu sắp đẹp.

Trong sách này, có trường hợp của cụ bà Hạnh Thảo, lúc hấp hối con cháu rước Thầy. Sư viện cớ bận làm lễ, rồi bỏ ra về. Con cháu phải tự trợ niệm và gọi điện thoại về tận Phù Cát - Việt Nam, nhờ Sư Giác Dõng cách không trợ niệm cho cụ Hạnh Thảo. Khi cụ bà lâm chung lộ nhiều tướng lành, cụ bà bỗng đẹp ra, lỗ tai dài ra. Mọi người đều tin cụ bà đã vãng sanh Cực Lạc.

Vài năm qua, tại nhiều tiểu bang trên đất Mỹ, Phật tử Việt Nam đã vãng sanh tại nhiều nơi, lưu lại Xá Lợi như là những chứng tích của người tu theo Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc.

Phật tử Việt Nam ở khắp nơi được tăng thêm niềm tin lớn. Tuy nhiên đối với chúng tôi, chúng tôi vẫn còn có những nỗi buồn. Bởi Đức Phật Thích Ca mong muốn các đệ tử của Ngài phải được siêu thoát khỏi Tam Giới, không còn phải đi luân hồi.

Số Phật tử được vãng sanh tuy đã khá đông, nhưng so với số Phật tử đi chùa thì vẫn chưa có là bao. Nếu chư Tăng Ni các chùa đều đồng tâm dạy cho chúng sanh Pháp môn niệm Phật và tổ chức Phật Thất khắp nơi, chắc chắn số người được vãng sanh nhiều vô số kể.

Chúng tôi chẳng hiểu, một khi Phật tử qua đời, mà chẳng được vãng sanh, trong lòng các Tăng Ni có một chút áy náy nào không?

Chẳng lý nào chư Tăng Ni an nhiên tiếp nhận những lễ cầu siêu cho người quá cố và mãi mãi sống với những lễ lộc ấy? Thay vì, lo trợ giúp cho tất cả Phật tử đều được vãng sanh Cực Lạc. Giúp một người vãng sanh và người đó sẽ thành Phật, thì công đức ấy lớn lao biết dường nào!

Trong bài này, cũng như các bài khác, chúng tôi gọi chư liên hữu đã vãng sanh là Bồ Tát. Đó là chúng tôi đặt đúng cương vị của một vị đã vãng sanh. Bởi trong Kinh Vô Lượng Thọ, Ngài Pháp Tạng Tỳ Kheo đã có lời nguyện rằng tất cả chúng sanh được vãng sanh đều là Bồ Tát Bất Thối Chuyển. Bồ Tát Bất Thối Chuyển đều đắc quả Bồ Tát từ Thất địa trở lên và đã có đủ các thứ thần thông.

Do đó chúng ta phải có sự kính trọng đúng mức.

Như Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tối cao của Phật giáo Tây Tạng hiện nay được mọi người tôn xưng là Phật sống và hết sức kính trọng. Nhưng Ngài không bao giờ cho gọi như thế.

Theo chúng tôi, Ngài Đạt Lai Lạt Ma chính là một bậc Bồ Tát tái sinh. Nhưng, đắc quả Bồ Tát ở cấp địa nào đó thì chúng tôi thật sự không biết rõ, nếu nói sai sẽ đắc tội. Song so với bậc Bồ Tát vãng sanh ở Cực Lạc, thì Đức Đạt Lai Lạt Ma thấp hơn.

Sở dĩ chúng tôi dám nói quả quyết là vì vị Bồ Tát vãng sanh khi đến cây Bồ Đề Đạo Tràng ở Cực Lạc thì có 6 thần thông, trong đó có Tha Tâm Trí Thông (xin xem trang 19 Kinh Vô Lượng Thọ, nơi điều nguyện thứ 9).

Vị Bồ Tát có Tha Tâm Trí Thông gặp bất cứ ai đều biết rõ trong tâm của đối phương đang nghĩ gì. Nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma có được trí này, thì đâu phải đi gõ cửa khắp nơi để vận động độc lập tự do cho Tây Tạng.

Đây là một sự thật!

Cho nên chúng ta phải biết kính trọng một vị Bồ Tát vãng sanh. Chúng tôi nêu vấn đề ra để chư Tăng Ni khi hành lễ cũng phải thận trọng để khỏi đắc tội. Đối với chúng sanh, sau khi chết, nếu không được vãng sanh, thì là một vong linh, một hồn ma, muốn cầu siêu cách nào cũng được.

Nhưng, nếu là vị vãng sanh, thì trước thân xác đã chết, thần thức của vị ấy đã về cõi Cực Lạc rồi. Việc hành lễ xưng hô như thế nào, tùy chư vị, Nhưng xin đừng coi như là một hồn ma nữa.

Trong Pháp môn niệm Phật có sự vi diệu không sao giải thích được. Từ lâu nay có nhiều sách của nhiều vị thông đạt Kinh điển, như khi giảng Kinh Vô Lượng Thọ vẫn chưa thấy nói lên chỗ vi diệu ấy. Cho nên Đức Bổn Sư đã gọi là “Pháp môn khó tin”.Bởi, có người trong mấy giây phút trước, nếu không được hướng dẫn đúng mức, sau khi chết có thể rơi vào địa ngục, ngạ quỷ hay súc sanh. Đó là, do cái nghiệp đời trước đã tích trữ của người ấy và do cái duyên xảy đến trong phút lâm chung, khiến cận tử sanh nghiệp của người chết trở nên ác, mà phải thọ ác.

Trong cái phút ấy, người này vẫn có những nghiệp thiện, nếu có được duyên lành, do thân nhân, do bạn đồng tu, do các bực tu hành trợ niệm hay hồi hướng công đức thì vẫn có thể vãng sanh.

Đây là cái “Pháp môn khó tin”, chữ khó tin ở đây phải hiểu nghĩa là Pháp môn này nó vi diệu, mầu nhiệm lắm, kết quả đưa đến không thể tưởng được. Nó có thể chuyển tất cả các quả xấu thành tốt.

Một người sắp đọa địa ngục hay sẽ làm súc sanh, nhưng ngay sau đó được vãng sanh và sẽ thành Bồ Tát. Nói khó tin, là khó tin ở chỗ này vì kết quả vi diệu, mầu nhiệm không ai tưởng được.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

2. Bồ Tát Vãng Sanh:
LÊ QUANG MẪN
Luôn luôn “Tự Độ và Độ Tha”
Xứng đáng Bồ Tát Giới mà anh đã thọ

* * * * *

Vạn sự đều do duyên mà thành, song điều chúng tôi muốn trình thưa nơi đây là một nhân duyên đặc biệt đã giúp chúng tôi biết anh Lê Quang Mẫn, lúc anh thanh thản nằm yên trong áo quan tại nhà quàn Oak Hill ở San Jose.

Ban Niệm Phật chùa An Lạc mới vừa được thành lập (sau khóa tu Phật Thất đầu tiên vào tháng 11 năm 2002) thì anh Trưởng ban mời chúng tôi đến hộ niệm cho người bạn đạo của anh, một Phật tử thuần thành: anh Lê Quang Mẫn, pháp danh Quảng Hỷ, đã qua đời vì bệnh ung thư phổi.

Sau khóa lễ, chúng tôi lặng lẽ tiến đến nơi anh nằm, thầm nói câu vĩnh biệt. Nhìn nét mặt an lành của anh, tôi ngạc nhiên tự hỏi: “Một người từng bị vật vã với bệnh ung thư những hai năm trước khi chết, sao lại có vẻ mặt tự tại, an bình như thế”.

Thắc mắc ấy được giải đáp: một tuần sau đó, anh Trưởng ban báo tin Quảng Hỷ ra đi, lưu lại nhiều xá lợi.

Nghe tin lành ấy, chúng tôi hân hoan chia sẻ với nhau niềm vui đạo vị, mừng cho một liên hữu vừa thoát ly tam giới còn để lại chứng tích củng cố niềm tin cho mọi người. Thỉnh thoảng trong các buổi pháp đàm, một vài người có nhắc lại công hạnh của anh Mẫn, như ôn một tấm gương tốt cho các bạn đạo.

Bẵng đi một thời gian, mới đây, bác Tịnh Hải điện thoại nhờ chúng tôi thu thập tài liệu về sự vãng sanh của Quảng Hỷ vì bác chuẩn bị ra quyển sách thứ ba về “Những Chuyện Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá Lợi”. Đây là thắng duyên thứ nhì.

Chúng tôi noi theo hạnh nguyện Bồ Tát của anh Mẫn, đã cùng với người bạn đồng tu thân thiết của Quảng Hỷ là đạo hữu Nguyên Tịnh, xin phép đến gặp hiền nội của anh Lê Quang Mẫn là đạo hữu Thiền Ngọc.

Trong suốt buổi pháp đàm về người quá cố, chúng tôi ghi nhận được những đặc điểm, gương hạnh của Quảng Hỷ, nhờ đó chúng tôi hiểu được vì sao anh vãng sanh.

Phát Bồ Đề Tâm

Lê Quang Mẫn sinh ngày 28/1/1956 tại Long An, trong một gia đình Phật giáo. Song thân là những người biết tu hành và thường hộ trì Tam Bảo. Đặc biệt là hỗ trợ cho các Tăng sinh đang tu theo học các khóa Phật học.

Năm 1981, anh xuống tàu vượt biên. Chuyến đi này gặp nhiều hiểm nạn. Tàu bị cướp, bị hư, lênh đênh trên biển cả tháng trời, cạn lương thực, uống nước đến nỗi có nhiều người chết phải thủy táng tại chỗ. Trong cảnh đau khổ và tuyệt vọng cùng cực ấy, anh khẩn thiết niệm “Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn”. Khi cả tàu được thoát nạn, anh càng tin tưởng hơn vào sự nhiệm màu của Bồ Tát.

Từ đó, anh phát Bồ Đề tâm, nguyện làm Bồ Tát Phát tâm, trên cầu Phật đạo, dưới cứu khổ muôn loài. Hơn ai hết, anh đã chứng kiến và chịu đựng sự đói khát cùng cực, đã cận kề cái chết, hiểu mạng sống của sinh linh vô cùng quý báu; nếu không có những vị Bồ Tát trải lòng từ bi rộng khắp để cứu độ thì họ biết trông cậy vào ai?

Anh Lê Quang Mẫn cùng gia đình định cư ở an Diego (cực Nam California).

Tự độ , độ tha

Vốn thấm nhuần Phật Pháp, Quảng Hỷ thường lui tới sinh hoạt tại các chùa. Là đệ tử của Thượng Tọa Thích Từ Lực, hầu như tuần nào Quang Mẫn cũng có về Trung Tâm Phật Giáo Hayward để được học hỏi giáo pháp. Ngoài ra, anh còn làm Phật sự tại các chùa Đức Viên, An Lạc, Kim Sơn, Hồng Danh v.v...

Anh đã tham dự khóa tu của Thiền sư Nhất Hạnh tại Làng Hồng và có ý định xuất gia nhưng không thực hiện được.

Quang Mẫn theo Thầy Thông Triệt học Thiền một thời gian ngắn. Đến năm 1996, anh quyết định chuyên tu Tịnh Độ, tự soạn ra nghi thức để hành trì và phổ biến. Mỗi tối anh đều có thời Tịnh tu.

Tâm nguyện của anh là đem sự lợi ích đến cho đồng bào về vật chất lẫn tinh thần. Cúng dường và bố thí là Phật sự thường xuyên của anh.

Bên Bờ Sinh Tử

Năm 2000, anh bắt đầu ho. Thời gian này, anh tham dự khóa tu 5 ngày ở Santa Cruz (Bắc Cali) dưới sự hướng dẫn của Thầy Hằng Trường. Khóa tu để lại một ấn tượng khó phai trong tâm khảm anh.

Đến tháng 6/2001, người anh sa sút thấy rõ. Vợ anh lo lắng, năn nỉ anh đi khám bệnh tổng quát, chụp hình phổi. Tháng 7, bác sĩ xác nhận anh bị ung thư phổi vào thời kỳ khá nặng rồi.

Tuy biết mình vướng phải bệnh nan y nhưng anh Mẫn không hề sợ hãi. Anh vẫn lạc quan và sinh hoạt bình thường. Tháng 5/2002, dù cơn bệnh bắt đầu hoành hành, anh vẫn tham dự khóa tu hai tuần lễ của Thầy Hằng Trường tại Nam California.

Thầy chuyên tu về Hoa Nghiêm, hướng dẫn tu Bồ Tát đạo, mở rộng tâm thức Tịnh Độ cho hành giả. Đây là vị thiện trí thức cuối cùng nhưng quan trọng nhất trong cuộc đời tu học của Quảng Hỷ vì Thầy đã chỉ cho anh thấy rõ rằng muốn tự độ, phải độ tha; hãy quên mình phục vụ chúng sanh. Trong mọi hoàn cảnh, đừng ích kỷ tự tu, hãy vì tha nhân mà hành sự.

Thầy đã giải đáp được hoài bão độ sinh và chí nguyện giải thoát của Quảng Hỷ. Đây chỉ là một, không hai. Tu niệm Phật nên vì người mà tu cầu vãng sanh cũng vì muốn độ chúng sanh mà về Cực Lạc để tu học.

Lần cuối cùng Quảng Hỷ được gặp Thầy Hằng Trường ở một đạo tràng tại tư gia đạo hữu Tâm Quảng. Bấy giờ bệnh đã nặng lắm, đi đâu cũng phải mang bình dưỡng khí trong người để thở. Thầy khuyên anh: “Hãy xả bỏ tất cả!”.

Kể từ đầu năm 2002, bệnh tình ngày càng trầm trọng. Có người chỉ phương thuốc uống máu rắn hoặc giết rắn lục đốt ra tro uống (họ tình nguyện mua giùm). Anh khẳng khái chối từ: “Tôi thà chịu chết, không giết hại sinh mạng. Mình đã thọ Bồ tát giới, sao làm việc ấy được!”.

Tháng 11/2002, một tuần lễ trước khi mất, Quảng Hỷ nằm ở Nursing Home “Mission De La Casa”. Nơi đây, không những các bạn đạo thay phiên nhau thăm viếng mà chư Tăng Ni các chùa cũng lần lượt đến an ủi.

Vài ngày trước khi mất, Quảng Hỷ nói với đạo hữu Đoàn Thị Nga: “Em có gì (ý nói không qua nổi, sắp mất) nhờ chị cho Thầy Hằng Trường biết. Nếu em có xá lợi, chị giao cho Tuyết, vợ em (ngầm muốn độ cho vợ)”.

Tuy Quảng Hỷ dặn dò hậu sự, nhưng tâm anh chưa sẵn sàng ra đi. Anh vẫn muốn sống để tiếp tục những Phật sự, để có dịp về Việt Nam xây nhà tình thương, trường học, giúp đỡ đồng bào nghèo ...... những dự tính cả đời ước ao mà anh chưa thực hiện được.

Ngày 15/11/2002, từ 3 giờ chiều, anh bắt đầu hấp hối, nhịp tim yếu dần, yếu dần, từ 30 xuống còn 20. Mồ hôi toát ra theo những cơn đau.

Đã liên lạc được với Thầy Hằng Trường. Thầy đang ở xa, Thầy điện thoại về, dặn: “Quảng Hỷ ráng chờ Thầy, Thầy sẽ tới!”. Bạn đạo kề tai Quảng Hỷ báo tin; anh hiểu và anh chờ. Quý Sư và các bạn đạo luân phiên hộ niệm.

Thoát vòng sanh tử

Khoảng 9 giờ đêm, Thầy đến. Bây giờ Quảng Hỷ đã đuối lắm rồi nhưng vẫn còn tỉnh táo. Biết Thầy Hằng Trường tới, anh mở mắt, bật ngồi dậy, bắt tay Thầy, cúi đầu chào. Nhịp tim đang ở mức 20 tăng vọt lên 40,50 rồo 100, tưởng như sức sống được phục hồi. Điều này làm bác sĩ Thái Hồng Phương (đang hiện diện) rất ngạc nhiên.

Thầy hiểu tâm trạng của anh. Đây là giờ phút quyết định. Thầy nói: “Thầy đã thỉnh Ngài Quán Thế Âm tiếp dẫn anh về Tịnh Độ. Đây là duyên lành hiếm có. Hãy buông bỏ hết, một lòng niệm Phật mà ra đi trong ánh hào quang của chư Thánh Chúng”.

Thầy bảo Ban Hộ niệm phải nghiêm chỉnh vì đang có sự hiện diện của Thánh chúng nơi đây.

Và theo lời dạy của Thầy, các bạn đạo lần lượt tiến đến, kề tai Quảng Hỷ chúc lành cho anh ra đi. Tất cả mong Quảng Hỷ đi về thế giới Cực Lạc an lành, cõi tạm trần ai này không có gì đáng lưu luyến.

Thầy Hằng Trường hướng dẫn phương pháp niệm Phật cho người sắp lâm chung: “Hãy thấy mình với người bệnh là một. Mình là người bệnh, đau đớn vô cùng vì tứ đại đang phân ly. Do đó câu niệm Phật phải nhẹ nhàng, êm ái, sao cho dễ nghe, dễ cảm. Đừng niệm dồn dập quá như hối thúc người ta, vì phải đúng giờ mới đi được. Câu niệm cho liên tục”.

Anh Quang Mẫn nằm im, thầm niệm theo. Nhịp tim xuống dần, xuống dần. Khoảng 15 phút sau, anh thở ra 3 lần rồi đi nhẹ nhàng.

Ngay khi ấy, Sư Cô Quảng Tịnh cảm thấy có một luồng điện từ đỉnh đầu cô chạy dài xuống cả toàn thân. (Đây là lần thứ hai cô có cảm ứng này: lần thứ nhất, khi trợ niệm cho đạo hữu Thiện Bữu, vãng sanh năm 2000).

Thầy Hằng Trường xác nhận Quảng Hỷ đã vãng sanh và chúc mừng gia đình anh.

Một ngày sau khi làm lễ hỏa thiêu, anh Nhơn - một bạn đạo của Quảng Hỷ, do linh tính nên đã đến lo thiêu, thu nhặt được một số Hoa Xá lợi, ửng màu ngũ sắc.

Đặc biệt có Xá lợi giống như hình ngọn núi, cao 1 inch, phần dưới có màu hồng cam, phần trên trắng đục như sữa, có vòng xanh lục chung quanh, đỉnh có điểm tuyết lấp lánh.

Hoa Xá lợi này, Sư cô Như Phước xin về để ở chùa Đức Viên để sách tấn người niệm Phật.

Thiện căn phước đức nhân duyên

Kinh A Di Đà nói rằng: “Chẳng thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà có thể sanh về cõi Cực Lạc”.

Quảng Hỷ đã gieo duyên với Phật pháp từ nhiều kiếp rồi nên kiếp này anh vô cùng hâm mộ đạo Phật, một lòng cầu học không mệt mỏi. Lại phát tín tâm tu Tịnh Độ cầu vãng Sanh, một pháp môn rất khó tin, khó vào. Đây là đầy đủ thiện căn.

Thừa hưởng phước đức từ kiếp trước, anh lại tự mình liên tục bố thí, cúng dường, làm công quả. Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, Quảng Hỷ đã thật sự phát Bồ Đề tâm, sống xứng đáng với danh hiệu “Hữu tình giác ngộ” , “Bồ Đề tát đỏa” xứng đáng với Bồ Tát giới mà anh đã thọ trì.

Chính cái tâm rộng lượng ấy là nhân duyên tối thắng giúp anh gặp được Thầy Hằng Trường theo luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Thầy Hằng Trường xuất hiện kịp lúc, giúp anh tháo cái mấu chốt cuối cùng (còn lưu luyến với sự sống) và đồng thời giúp cho anh niềm tin mạnh mẽ vào sự tiếp dẫn của chư Thành chúng. Tự lực và tha lực kết hợp đúng thời, đúng lúc, thật là vi diệu.

Thành tựu của anh là một sự thật hiển nhiên, là bài học thực tiễn cho tất cả liên hữu đương thời và mai sau.

Người viết D.N.

(Viết theo lời kể của hiền thê anh Lê Quang Mẫn và Nguyên Tịnh, bạn đồng tu chí thân của anh).

Lời Tịnh Hải:

Tác giả bài này là một nữ cư sĩ, chúng tôi định nhân dịp này giới thiệu một cây viết nữ có khả năng giúp cho chư liên hữu thêm niềm tin vào Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh. Nhưng tác giả quá khiêm tốn không muốn mọi người biết tên. Vậy thì biết D.N. cũng đủ.

Như bao nhiêu người được vãng sanh khác, vừa vào đầu bài D.N. cho chúng ta thấy Lê Quang Mẫn vãng sanh. Vì chỉ có người được vãng sanh, khi ra đi lưu lại một nét mặt thanh thản tự tại, nhờ trước đó vài phút đã lộ vẻ mặt vui mừng khi gặp Thánh chúng đến tiếp dẫn.

Một trăm người được vãng sanh Cực Lạc cũng đều có gương mặt an lạc tự tại như vậy.

Tác giả hướng dẫn người đọc rất khéo, qua câu: “Muốn tự độ, phải độ tha”. Vì bởi, có nhiều người niệm Phật, nhưng sống với tâm ích kỷ, chẳng phù hợp với tâm đại từ đại bi của Phật A Di Đà, nên lâm chung khó được vãng sanh Cực Lạc.

Thầy Hằng Trường rất xứng đáng được đề cao ở đây, bởi Thầy không ngừng đi khắp nơi hướng dẫn chúng sanh tu niệm Phật cầu vãng sanh.

Tuy trong Kinh Phật nói Pháp môn niệm Phật này khó tin, là muốn nói ở chỗ dù một kẻ làm ác suốt đời, khi lâm chung gặp được thiện tri thức dạy cho niệm Phật, bảo ráng niệm cho đủ mười niệm. Người này cố gắng niệm cho đủ, liền được vãng sanh. Khó tin là ở chỗ này. Nhưng bao năm qua đã có người thực hành đúng như vậy. Và đã được vãng sanh.

Bây giờ nó đã thành Pháp môn để tin.

Nếu chư Tăng Ni và Phật tử Việt Nam làm giống Thầy Hằng Trường, không ngừng đi khắp nơi giảng về Pháp môn niệm Phật, thì chúng sanh một ngàn người niệm Phật sẽ có một ngàn người vãng sanh.

Đây là cái chỗ tự độ mà độ tha mà Lê Quang Mẫn, bây giờ là một Bồ Tát có đủ các thứ thần thông của cõi Cực Lạc. Nếu tất cả người tu theo Pháp môn niệm Phật đều thực hành đúng như Hòa Thượng Tịnh Không nói: “Làm người khách không mời mà đến”. Giống như những người Tin Lành Mỹ, họ đến từng nhà gõ cửa rao giảng đạo. Người ta đâu có mời mà mình đến gõ cửa xin giảng cho họ tu, thì mới đúng là đệ tử của Phật A Di Đà.

Ngày nào chư Tăng Ni Việt Nam, bất cứ lúc nào cũng dạy Phật tử hiểu rõ pháp môn niệm Phật, đào tạo ra những đoàn Phật tử, trở thành là những người khách không mời mà đến, thì đạo Phật đúng nghĩa là Đạo Phật cứu độ. Hoài bão chư Phật là cứu độ chúng sanh. Đại nguyện của Phật A Di Đà còn cao hơn tất cả chúng sanh từ con người đến chúng sanh mang thân trùng, thân dế hay ngạ quỷ, Phật A Di Đà đều độ hết.

Bất cứ ai tu Phật, thực hành Bồ Tát đạo, mà không thực hiện Phổ Hiền Hạnh Nguyện, thì không bao giờ đạt thành Phật đạo.

Trong bài này, tác giả giới thiệu Thầy Hằng Trường chuyên về Hoa Nghiêm. Học Hoa Nghiêm là phải học Mười Hạnh Nguyện Phổ Hiền. Thực hành Hạnh Nguyện Phổ Hiền là thực hành đức hạnh đang được giảng dạy cho tất cả Bồ Tát ở Cực Lạc vậy.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

3. CON CHÁU TỰ TRỢ NIỆM
CỤ HẠNH THẢO
VÃNG SANH - PHẬT A DI ĐÀ
PHÓNG QUANG TIẾP DẪN
* * * * *

Đây là một trong các chuyện mà chúng tôi thích nhất, dù rằng người chết không phải là một Cao Tăng, không lưu lại Xá lợi quý báu.

Bởi sao?

Vì cụ vừa mới quy y và niệm Phật trong một thời gian. Chuyện này khiến chúng tôi thích, vì động cơ được vãng sanh là con cháu trợ niệm mà thành tựu.


Có nghĩa là từ đây về sau, bất cứ ai thực hành giống như con cháu của cụ Hạnh Thảo, thì những vị ấy đều được vãng sanh. Chữ: “thực hành giống” mà chúng tôi nói là phải thực sự chí tâm, chí thành; phải tích cực trợ niệm không ngừng; phải tha thiết không lùi bước trước một trở lực nào, phải chịu đựng kiên gang không mệt mỏi.

Quay lại khúc phim

Cách đây gần 1 năm, một liên hữu gọi điện cho chúng tôi, nói:

- Bác Tịnh Hải, con là Ái Thu đây, nhờ đọc các sách của Bác, con và mẹ con áp dụng trợ niệm cho bà ngoại con. Bây giờ bà ngoại con đã được vãng sanh.

-Vậy hả? Mừng cho con. Nhưng làm cách nào con biết bà ngoại con đã được vãng sanh?

-Dạ có những hiện tượng đúng như sách nói.

Chúng tôi hỏi tiếp:

-Con đọc sách nào? Bài nào?

- Con đọc sách Những chuyện Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá Lợi, bài nói về trường hợp vãng sanh của Ký giả Trọng Viễn và sách Niệm Phật Cách Nào Vãng Sanh, bài của cô Diệu Liên ở Canada viết.

Bên kia đầu dây liên hữu Ái Thu nói:

-Con sẽ ghi hết tất cả sự việc cho bác, nếu bác thấy được thì bác đăng vào sách, để giúp cho bà con chúng ta.

Chúng tôi bảo:

- Điều nầy rất cần lắm. Nhưng con hãy kể cho bác nghe trước. Vì muốn cho mọi người tin, chúng ta cần có dữ liệu chính xác, đầy đủ bằng chứng. Vậy cháu hãy kể tỉ mỉ cho bác nghe.

Nghe xong chúng tôi liền bảo Ái Thu:

- Điều con nói bác tin được, nhưng con phải làm cho bác hai việc. Một, cậu con phải viết cho bác một cái thư để thấy rõ điều con nói hoàn toàn đúng. Hai,vị Sư Thầy của con ở Việt Nam cũng xác nhận sự việc xảy ra đúng như con nói. Ngoài ra, con gửi cho bác mọi hình ảnh cần thiết. Cháu Ái Thu thuận theo đòi hỏi của chúng tôi.Và hơn nữa năm sau, chúng tôi nhận đủ tài liệu.

Chẳng phải chúng tôi chẳng tin lời nói của cháu Ái Thu, chúng tôi tin tưởng mọi liên hữu cung cấp tài liệu cho chúng tôi. Quan điểm của chúng tôi, theo lời Phật dạy: “Tất cả các pháp đều do tâm tưởng”. Khi tâm ta tưởng điều gì, đó là Nghiệp. Nếu trước một vấn đề liên quan Phật pháp, người cung cấp cho chúng tôi đều bịa ra, giả dối,thì chính người đó đã tự tạo nghiệp địa ngục rồi.Chúng tôi không có tâm lừa gạt ai, chúng tôi đăng lại, chúng tôi chẳng có điều gì đáng trách bởi thành ý và thiện tâm của chúng tôi.

Cũng như khi chúng tôi viết sách, chúng tôi không hề có cái tâm đả phá ai hết hay tự khen mình. Nếu chúng tôi có ác tâm đả phá người khác, đó là chúng tôi đã tự tạo nghiệp.Vì khi chúng tôi khởi niệm là tạo nghiệp rồi. Nhiều người cứ tưởng mình cứ giải thích Phật pháp theo ý mình, thì mình vô tội. Nhưng không ngờ rằng mình vừa khởi lên ý nghĩ là đã phạm tội phỉ báng Phật pháp.

Trở lại chuyện kể của cháu Ái Thu.Chúng tôi biết cháu không có cái tâm khoe khoang, cháu muốn đem chuyện vãng sanh của bà ngoại cháu, khuyến tấn người khác thực hiện như mẹ cháu và cháu.

Tuy nhiên, với sự cẩn thận do thói quen, chúng tôi muốn cháu Ái Thu chân thành cúng dường cho tất cả các liên hữu về trường hợp vãng sanh của bà ngoại cháu. Bởi khi mọi người tin cháu, thực hành đúng như mẹ con cháu thì từ đây thế gian sẽ có vô số vị được thoát khỏi lục đạo luân hồi và vãng sanh Cực Lạc.

Tại sao chúng tôi khuyến khích
Trợ niệm lúc lâm chung?

Trước khi đi sâu vào chuyện kể của cháu Ái Thu, chúng tôi muốn nói với chư vị, tại sao từ hơn hai năm qua chúng tôi không ngừng kêu gọi sự trợ niệm lúc lâm chung. Chúng tôi là người tuyệt đối trung thành vào Kinh Phật và lời Phật dạy.

Người ta đọc Kinh, đọc phớt qua rồi thôi, còn chúng tôi đọc Kinh Phật, với cái tâm mổ xẻ từng câu, từng đoạn để tìm chứng nghiệm. Nếu điều Phật nói, đem ra thực hành có kết quả, thì theo, tán tụng và khuyến khích mọi người nên áp dụng.

Chúng ta đều hiểu, trong thời này con người làm các nhiều hơn thiện. Muốn thoát khỏi tam giới, không còn phải bị luân hồi lưu chuyển trong 6 đường, khó ai có thể làm nổi. Khi nghiên cứu Phật pháp, chúng tôi đọc nhiều Kinh sách Phật, một hôm đọc Kinh Quán Vô Lượng Thọ, chúng tôi thấy có câu:

“Hoặc có chúng sanh gây nghiệp bất thiện: Năm tội đại nghịch, mười điều ác độc. Kẻ ngu như thế, do nghiệp nên đáng đọa vào đường dữ, trải qua nhiều kiếp, chịu khổ vô cùng. Kẻ ngu si này lúc sắp lâm chung, may mắn được gặp bậc tri thức an ủi đủ điều, nói những phép mầu và dạy tưởng Phật, người nọ quằn quại tưởng niệm không nổi. Tri thức lại bảo : nếu người không thể tưởng niệm Phật kia, thì nên xưng danh Phật Vô Lượng Thọ. Người nọ hết lòng niệm chẳng dứt tiếng để đủ mười niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.

Lời Kinh quá rõ ràng, cho nên bất cứ ai thực hành đúng, thân nhân họ sẽ được lợi lạc. Không cần phải hiểu nhiều về Phật pháp.Và tiếp theo là lá thư của sư Giác Dõng mà chúng tôi yêu cầu cháu Ái Thu phải gởi cho chúng tôi.
THƯ CỦA
TỲ KHEO THÍCH GIÁC DÕNG

Trước hết tôi tự giới thiệu tôi là Tỳ Khưu Thích Giác Dõng, hiện trụ trì Tịnh Xá Phước An, thôn Vĩnh Phú, xã Cát Thắng, huyện Phú Cát, tỉnh Bình Định, Việt Nam.

Chú Tịnh Hải kính! Hôm trước cháu Thu có điện thoại về cho tôi biết là cháu Thu đã gặp chú ,để trao đổi và trình bày về câu chuyện cụ bà Huỳnh Thị Ngọc Sương, pháp danh Hạnh Thảo, trước và sau khi bà ra đi có những điều lạ khác thường, đó là nhờ công đức niệm Phật, nên chiêu cảm đến lòng từ bi, diệu hạnh, thần lực của Đức Phật A Di Đà. Những tướng trạng ấy tin rằng, quyết định bà cụ đã được vãng sanh Cực Lạc.

Hơn nữa, cháu Thu cũng cho biết, ý kiến của chú là cụ bà đã được vãng sanh, là nhờ nhiều duyên hiệp lại, trong đó đã có nhân duyên nên liên quan đến tôi.

Khi bà cụ hấp hối sắp ra đi, thì cháu Thu điện thoại về nhờ chư Tăng ở đây, hiệp tâm cầu nguyện cho bà .

Lúc ấy, các con, các cháu của tôi đứng chung quanh đồng thanh niệm Phật, và chư Tăng ở đây, lúc ấy cùng đồng tâm niệm Phật cho bà. Khi bà ra đi được Đức Phật A Di Đà hiện đến phòng hào quang sáng chói, màu vàng rực rỡ đến tiếp dẫn. Lúc ấy người ở trong phòng, ai ai cũng đếu thấy ánh hào quang sáng rực cả phòng. Bà cụ đã ra đi, sau đó là có những điều kỳ diệu nữa là mặt của bà, đối tượng giống như đàn ông, má lại hồng hào, khí sắc tươi nhận, rồi lại hai trái tai từ từ dài thêm ra. Lại có một điều đặc biệt nữa là, nóng trên đỉnh đầu, suốt 35 tiếng đồng hồ mà trên đỉnh đầu vẫn còn nóng .

Bà cụ Huỳnh Thị Ngọc Sương, khi ra đi và sau đó có những hiện tượng phi phàm, điều này phải ghi đậm để tán dương công đức của pháp môn niệm Phật. Vì bà cụ đã được vãng sanh, đã để lại những chứng tích, để lấy đó làm phương châm, để đi sâu vào niềm tin của công đức niệm Phật.

Chú Tịnh Hải kính, sau đó tôi góp ý với cháu Thu và gia đình nên tìm cách gặp chú Tịnh Hải để trao đổi và trình bày qua câu chuyện của bà cụ đã được vãng sanh cho chú Tịnh Hải nghe, để chú Tịnh Hải kết tập lại câu chuyện này cho lưu hành, phổ biến cho mọi người được biết.

Ở đây tôi nhận được cuốn niệm phật Vãng Sanh Xá Lợi của chú kết tập và Kinh Niệm Phật Ba La Mật sưu giải của chú. Khi tôi nhận được mấy cuốn này, tôi vô cùng hoan hỷ công đức của chú.

Tuy chú hiện tại là người Cư sĩ, còn nói về việc làm của chú đã góp vào một phần công đức rất lớn của hạnh hộ trì và hoằng dương chánh pháp. Việc làm của chú, chính đó là nhân hạnh Bồ Tát tương lai, lời nói của tôi như trên, không phải nói đùa để cho được bụng của chú, mà nói đó đúng theo lời Phật dạy.”

Nhờ xưng danh Phật Pháp nên trong mỗi niệm trừ tội sanh tử tám mươi ức kiếp, khi vừa tắt hơi thấy hoa sen vàng như vừng mặt trời ở trước người ấy, trong phút chốc liền vãng sanh Thế Giới Cực Lạc.

Đây là phẩm thấp nhất gọi là Hạ Phẩm Hạ Sanh. Chúng tôi tin tưởng kinh Phật nói sẽ không bao giờ sai. Và chúng tôi áp dụng cho em trai chúng tôi khi đang hấp hối. Mặc dù em của tôi không phải là kẻ không tin Phật và làm ác. Nhưng chúng tôi lấy tiêu chuẩn thấp nhất để áp dụng và mong độ thoát cho em chúng tôi về Cực Lạc. Kết quả khiến chúng tôi lạc quan và tin tưởng mãnh liệt. Và trước mắt chúng tôi thấy rõ, ngoài việc chỉ rõ cho mọi người niệm Phật đúng cách,còn có cách thứ hai là tiếp trợ cho người lâm chung. Chỉ có hai cách này, mới thực sự độ được chúng sanh ở thời mạt pháp này.

Một năm sau, chúng tôi may mắn được nghe băng giảng của Hòa Thượng Tịnh Không. Cũng nghe thấy Ngài nói, Ngài tin theo Pháp môn Niệm Phật khi biết rằng một người chết sắp đọa địa ngục, Phật A Di Đà cũng khiến cho người ấy được thoát luân hồi.Hòa Thượng Tịnh Không đang gây phong trào tu niệm Phật khắp thế giới.

Tất cả người Việt Nam chúng tôi, xuất gia lẫn tại gia, đều thật sự thương chúng sanh đều nên tiếp tay phát động cao trào Niệm Phật, trừ những ai cố chấp với lòng dạ ích kỷ nhỏ nhen, những người này không xứng đáng là con của Phật.

Tại sao?

Theo lời Kinh vừa nói, nếu chúng sanh niệm Phật, mỗi một niềm trừ được 80 ức kiếp sanh tự trọng tội,tại sao lại ngăn cản? Đáng lý nên khuyên bảo, khuyến khích mọi chúng sanh đều nên niệm Phật, để khi họ chết khỏi luân hồi đau khổ mới là thương chúng sanh thật sự.

Như trường hợp cháu Ái Thu,cháu can đảm đem chuyện trợ niệm của mẹ con cháu nói ra để mọi người đều theo đó học lấy kinh nghiệm, hầu giúp đỡ thân nhân họ thoát khỏi luân hồi. Đó mới thật sự thương chúng sanh.

Vắn tắt kể mọi sự tình

Bà ngoại của Ái Thu tên là Nguyễn Thị Ngọc Sương, pháp danh hạnh Thảo,thọ 88 tuổi, mất ngày 13/10/2002.Cụ mới quy y Tam bảo cách nay 2 năm, sau khi một người con trai qua đời.


Má của Ái thu biết Phật pháp và tin vào pháp môn niệm Phật nên sau khi cụ Hạnh Thảo quy y thì được bà hướng dẫn niệm Phật. Gia đình Ái Thu thỉnh băng Hoa Nở Thấy Phật và Phật Thất của chùa Hoằng Pháp cho bà cụ xem. Xem xong cụ hạnh Thảo thích lắm và nói: “Tao chết cũng giống như bà cụ này vậy, tao không để bị hành xác đâu.”

Cụ Hạnh Thảo có xâu chuỗi và từ đó lần chuỗi niệm Phật ngày đêm. Đêm nào bị mất ngũ thì cụ niệm Phật nhiều hơn.

Một hôm cụ bị té bất tỉnh, gia đình phải đưa vào nhà thương,một mặt báo cho các con của cụ cùng biết.Trong thư Ái Thu viết: “Trong lúc ở nhà thương, má con lúc nào cũng nói kề bên tai ngoại,nhắc ngoại con nhớ Phật, nghĩ đến Phật và niệm Phật, Phật sẽ đến đón rước má về Tây Phương Cực Lạc”.

Chúng tôi hỏi:

-Gia đình có rước Thầy đến trợ niệm không?

- Dạ có, Chùa có phái một Thầy đến, nhưng viện lý do vào chủ nhật có lễ nên không ở lại, chỉ chỉ dẫn cho gia đình cách trợ niệm. vì vậy con phải điện thoại về Phù Cát - Việt Nam, cho Đại Đức Giác Dõng để xin hướng dẫn. Ngoại con tuy hôn mê, nhưng thần thức ngoại con vẫn còn nghe thấy. Nên con và má kiên trì trợ niệm cho ngoại. Lúc đó có cậu hai, dì và em con hiện diện, nhưng những người này không tin. Vào 4 giờ ngày 13-10, nhà thương quyết định rút ống dẫn khí. Má con kề sát tai ngoại nói: Má ráo riết niệm Phật không ngừng nghe má, y tá sẽ rút ống.

Má con vừa nói dứt lời, y tá rút máy, thì con thấy ánh sáng từ bên trên rọi xuống gương mặt của ngoại và bóng đèn neon bỗng rực sáng cả gian phòng. Lúc đó, ngoại con thở hắt ra đi một cách êm thắm. Con và má con tiếp tục niệm Phật. Rồi má con thấy hiện tượng lạ là: ngoại con thay đổi gương mặt biến dạng là gương mặt của người đàn ông. Còn con thì thấy bàn tay của ngoại con rất đẹp, da tay căng thẳng không nhăn nheo như lúc sống. Trái tay ngoại lớn thêm, vì lúc còn sống tướng ngoại rất tốt. Lúc đó cậu hai buộc miệng nói với má con: “Em và cháu niệm Phật quá thành tâm nên má mới được như vậy”.

Do lời nói này của Ái Thu, chúng tôi mới bảo:


- Cháu hãy nói cậu cháu và Đại Đức Giác Dõng viết cho bác mấy chữ, kể hết sự tình thì bác mới đăng được.

Đây là lá thư của cậu hai

Tôi tên Kh.T. ngụ tại thành phố Monterey Park, quận Los, miền Nam Cali, có vài lời trình bày sau đây.

Ngày 9 tháng 10 năm 2002, nghe tin má tôi tục danh Nguyễn Thị Ngọc Sương, pháp danh Hạnh Thảo bị bạo bệnh, té bất tỉnh, được đưa vào cấp cứu tại nhà thương “West Houston Medical Clinic”, tôi liền bay gấp qua Houston thăm má.

Tới nơi đến bện viện, gặp Má tôi nằm trên giường bệnh, vẫn hôn mê bất tỉnh. Liên tiếp mấy ngày sau, tôi đã tuần tự gặp mặt 4 vị bác sĩ chuyên môn về não, tim, phổi, ruột đang tận tâm cứu trị Má tôi, họ đều cho biết rằng Má tôi 88 tuổi đã cao niên, nên khi bị cơn xuyễn và đau tim (Asthma & Heart attack) cùng tấn công một lựot tại nhà, cấp cứu không kịp thời, dưỡng khí bị thiếu quá lậu, làm tổn hại qua mức những tế bào não bộ, nên không còn cứu tỉnh lại được.

Tôi liền triệu họp gia đình với các em tôi và đông đủ gia đình các cháu tôi ở Houston, để chuẩn bị tinh thần tất cả các con cháu hầu giúp tiễn đưa một cách trang nghiêm an lành, linh hồn má tôi lên miền Cực Lạc.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

4. Trường hợp “Lão Thật Niệm Phật”
thấy Phật của Cụ Bà Diệu Thạnh
Chỉ riêng đỉnh đầu có 40 viên Xá Lợi

* * * * * *

Những ngày giữa tháng 9/2004, trong khi chờ tài liệu và hình ảnh Xá lợi của cố Sư Bà Diệu Hạnh (chùa Linh Thạnh - Cần Thơ), thì Hải Trí được Thầy Thích Đức Toàn cho biết tin một vị cư sĩ tại Cần Thơ vãng sanh lưu Xá lợi vào đầu năm 2004.

Sau khi Thầy Đức Toàn cho hay tin, Hải Trí liền liên lạc với cô Diệu Dung (là con dâu của bà cụ) và được cô Dung cung cấp tài liệu , hình ảnh của bà cụ. Bà cụ tên Nguyễn Thị Trị - pháp danh Diệu Thạnh. Sau đây là chuyện thấy Phật vãng sanh lưu xá lợi của bà .

Bà Diệu Thạnh - Nguyễn Thị Trị sinh năm 1924 (Giáp Tý) tại miền Nam Việt Nam. Bà chỉ có một người con trai duy nhất. Ông bạn của bà mất sớm, bà ở vậy nuôi con không tiến thêm bước nữa.

Bà rất chất phác, rất ít nói, khi nào có ai hỏi thì trả lời. Bà sống với người con trai của bà là Phật tử Thiện Đạo và con dâu là Diệu Dung cùng với 4 cháu nội. Bà biết vài bài thuốc gia truyền để chữa bệnh quai bị, giời ăn, đau cổ, ung nhọt.

Cách đây hơn 10 năm, ngày nào bà cũng đến nhà của Phật tử Minh Chất để lễ Phật và nghe kinh (vì bà không biết chữ nên không thể đọc kinh). Dần dần, Bà rất mến đạo, siêng năng lễ Phật. Không lâu sau, bà quy y Tam bảo, thọ trì Ngũ giới.

Sau khi quy y, bà phát tâm ăn chay trường. Và duyên lành đến, bà cụ gặp Hòa thượng Thích Thiện Cung ở Tịnh Thất Liên Hoa. Hòa thượng dạy cho bà pháp môn niệm Phật. Kể từ đó, bà niệm Phật thật mãnh liệt cầu vãng sanh Tây Phương. Bà không cần biết đọc kinh, chú này nọ mà chỉ niệm Phật và niệm Phật mà thôi.

Thời khóa công phu của bà cụ là sáng niệm Phật từ 7 giờ đến 9 giờ tại phòng thờ Phật ở nhà rồi sau đó đi quanh sân kinh hành niệm Phật đến 10 giờ 30. Buổi trưa, từ 14 giờ đến 15 giờ 30, bà niệm Phật, nghỉ 1 lát rồi niệm Phật tiếp. Tối 7 giờ, bà đi đến nhà của đạo hữu để niệm Phật cùng với bạn đạo trong xóm.

Có điều đặc biệt là bà không biết chữ nhưng từ khi niệm Phật thì bà đọc được chữ và tụng được Kinh. Bà cất một ngôi chòi lá trong khuôn viên của nhà để ở trong đó niệm Phật. Trong chòi có một cái giường, một tủ quần áo và 1 tượng Phật A Di Đà.

Vì ngôi chòi của bà cạnh đường hẻm nên ai đi ngang qua vào mỗi lúc bà niệm Phật đều nghe tiếng niệm Nam Mô A Di Đà Phật thật rõ ràng mặc cho tiếng xe chạy hay trẻ con đùa giỡn.

Buổi tối, các cháu mời bà vào nhà xem ti vi nhưng bà nói: “Thôi! Để tao ở ngoài này niệm Phật”.

Thầy Đức Toàn thỉnh thoảng lên nhà cô Diệu Dung nhờ sang băng Kinh, băng giảng. Mỗi lần Thầy gặp bà, Thầy thường hỏi:

- Bà cụ ơi, bà có niệm Phật không?

- Thưa Thầy, con niệm Phật tối ngày.

Thầy cười và nói:

- Vậy bà niệm được bao nhiêu câu mỗi ngày?

- Thưa Thầy, con niệm 40,50 xâu chuỗi trường.

Và Thầy dạy tiếp:

- Bà cụ nhớ phát nguyện hồi hướng vãng sanh Cực Lạc nhe.

Bà đáp lại rằng:

- A Di Đà Phật! A Di Đà Phật!

Thầy Đức Toàn có kể lại việc tu hành của bà cụ cho Hải Trí qua điện đàm. Thầy nói rằng: “Bà cụ Diệu Thạnh niệm Phật và phát nguyện vãng sanh hàng ngày như thế này chắc chắn bà sẽ vãng sanh”.

Có một đêm gần cuối năm 2003, tại chòi lá của bà, khoảng 11 giờ khuya bà niệm Nam Mô A Di Đà Phật thật to và rất lạ thường. Khi đó, cô Diệu Dung từ trong nhà chạy ra chòi xem, còn bà thì niệm Phật ra tiếng thật mê man. Cô Diệu Dung thấy vậy sợ quá, định lắc vai để lay bà nhưng lúc đó Minh Chất đi đến và khoác tay.

Thời kỳ lâm bệnh và
giây phút lâm chung của bà

Vào tháng Giêng năm Giáp Thân (2004), bà bị bệnh cao huyết áp. Sức khỏe kém dần, chân yếu đi không được. Gia đình mời Bác sĩ đến nhà vô nước biển và cho thêm thuốc uống. Tay lúc nào cũng để trên ngực, miệng nhép nhép niệm Phật.

Ngày 22/2/2004 (nhằm ngày mùng 3 tháng 2 năm Giáp Thân), tức là còn 3 ngày nữa bà cụ mất. Lúc này, tinh thần của bà vẫn tỉnh táo, ăn rất ít, chủ yếu là uống nước súp. Cô Diệu Dung luôn túc trực cạnh bên để trợ niệm và nhắc bà niệm Phật. Lâu lâu cô hỏi “Mẹ có niệm Phật không” và bà lúc nào bà cũng gật đầu nói “Có”.

Khi biết tin bà rất yếu nên các bạn đạo ở lối xóm liền chạy sang và Phật tử trong đoàn Hộ niệm đã đến cùng gia đình trợ niệm cho Bà. Lúc này, miệng bà niệm Phật và tay bà nắm chặt tượng Phật A Di Đà.

Gia đình, bà con và bạn đạo trợ niệm cho bà đến sáng ngày mùng 6/2 năm Giáp Thân (ngày 25/2/2004), cô Diệu Dung thỉnh Thầy Đức Toàn cùng đoàn Phật tử của chùa Quang Đức tụng Kinh Sám Hối. Lúc này, bà cũng chắp tay lên ngực nhép miệng niệm theo.

Khoảng hơn 6 giờ chiều cùng ngày, cô Diệu Dung thay áo thọ cho bà rồi tiếp tục niệm Phật. Ít phút sau, bà khẽ gật đầu và đưa hơi lên mấy cái và đi. Bà ra đi một cách nhẹ nhàng. Lúc này là 6 giờ 55 phút ngày 25/2/2004 (mùng 6/2 Giáp Thân). Hưởng thọ 81 tuổi. Tiếng trợ niệm của bạn đạo và gia đình suốt 8 giờ rồi làm lễ nhập quan. Thân thể của bà đến lúc nhập quan thật là mềm mại. Nét mặt của bà hồng hào, tươi tắn.

Ngày mùng 27/2/04, linh cửu của bà được hỏa táng tại lò thiêu Mỹ Khánh. Vừa châm lửa, có một vị nhìn qua lỗ phát lửa thấy ngọn lửa bay thẳng vút lên cao thay vì phà tỏa ra.

Sáng ngày 28/2, ông từ quản trang đã kéo 2 cái máng ra để nguội. Trong đó có của bà cụ và một người khác. Một máng thì vun chùn màu đen ghê sợ. Còn một máng thì gom gọn, không vun lên, xương trắng phao. Cô Diệu Dung hỏi ông quản trang cái nào là máng của bà cụ thì ông chỉ vào cái máng gom gọn, trắng phao. Cô Diệu Dung hỏi lại xem ông có lộn không.

Ông bảo: “Tôi làm nghề này mấy chục năm rồi không bao giờ lộn cả với lại đây là lò thiêu bà lão có xâu chuỗi (hình bà mặc áo tràng có đeo xâu chuỗi) ở phường Cái Khế vào hồi lúc 4 giờ chiều hôm qua”.

Và sau đó, cô Diệu Dung vừa gắp xương vào hủ vừa nói: “Để xem có xá lợi không”. Nhưng thật ra, cô cũng chưa từng thấy xá lợi và cũng không nghĩ rằng bà cụ lưu lại xá lợi. Ông quản trang cười và nói “Tôi thiêu ở đây biết bao nhiêu người rồi, làm gì có”.

Vừa lúc đó, Phật tử Minh Chất và Diệu Nguyệt vào tới. Diệu Nguyệt lấy đũa bới đống tro phần đầu thấy 2 chiếc răng trắng và nhiều viên tròn đen, cứng bóp không bể. Cô vội đem ra ngoài sáng thì thấy chiếu như kim tuyến. Cô vui mừng nói: “Đây nè, thím Út có xá lợi nè!”.

Thế là mọi người phấn khởi lấy đũa khều khều tìm kiếm. Phần đầu tìm được hơn 40 viên xá lợi lấp lánh sáng và 10 cái răng. Ông quản trang nói: “Tôi mới thấy lần đầu tiên. Bà cụ có phước quá!”. Và ông xin một viên thờ ở nghĩa trang Mỹ Khánh để dành cho mọi người xem.

Số xá lợi của bà cụ được an vị vào một hoa sen đặt vào lồng kiếng tại nhà của người con trai. Hải Trí có xuống nhà của bà cụ ở Cần Thơ để xem xá lợi và tham quan ngôi chòi lá của cụ.

Ngày 14/9/2004
Hải Trí

Lời Tịnh Hải:

Theo lời giảng của H.T. Tịnh Không, cụ bà Diệu Thạnh đáng được gọi là bực “Lão Thật Niệm Phật”. Bà không biết gì về Kinh và chú. Bà chỉ chơn thật niệm Phật.

Cụ bà không biết chữ nên không làm bạn với Kinh. Cụ tới nhà bạn đạo cư sĩ Minh Chất để lạy Phật, niệm Phật. Chủ nhà tụng Kinh bà cũng phụ đọc theo.

Thời gian sau, cụ bà thuộc Kinh và biết mặt chữ. Theo lời cô con dâu kể, ban sáng cụ bà niệm Phật trong nhà 2 giờ đồng hồ. Kế đi rảo ngoài sân niệm Phật (gọi là Kinh hành niệm Phật). Chỉ vừa đi vừa niệm Phật chớ chẳng có máy chíp như bây giờ. Cơm nước xong, trưa cũng niệm Phật. Nghĩ một lát lại ngồi niệm Phật đến chiều.Tối tối, đến nhà bạn đạo niệm Phật. Cụ sống một mình thanh tịnh trong một cái chòi lá nhỏ. Nói cụ sống một mình không đúng. Trong chòi lá đó còn có ông Phật A Di Đà - người cha lành của cụ. Vì vậy trong tâm của cụ lúc nào cũng có Phật.

H.T. Tịnh Không nói, người lão thật niệm Phật như cụ bà Diệu Thạnh, lâm chung chắc chắn vãng sanh Cực Lạc.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

5. MỘT CHUYỆN TÙY DUYÊN KỂ VỀ
SỰ KỲ DIỆU CỦA XÁ LỢI PHẬT
Và chuyện vãng sanh của

cụ Thiện Phước ở Biên Hòa

* * * * *

Lời Tịnh Hải:

Đầu năm Ất Dậu (2005), chúng tôi quyết định khóa sổ để kết thúc cuốn sách này. Nhưng, sau đó chúng tôi được một lá thư từ Sa Đéc cho bíết Sư Bà Tuyết Liên, trụ trì Tịnh Xá Ngọc Luân, vãng sanh lưu Xá lợi, do Sư Giác Hóa trợ niệm.

Điều đáng lưu ý, lúc Sư Bà Tuyết Liên được chở từ bịnh viện về Tịnh xá, mặt của Sư Bà sạm đen vì máu động ở não bộ. Quý Sư cô muốn rút ống dưỡng khí ngay. Nhưng Sư Giác Hóa ngăn lại và nói: “Tự nhiên đến giờ đi là đi. Niệm Phật A Di Đà chuyên suốt thì sẽ ra đi nhẹ nhàng đặc biệt, còn nở nụ cười trên gương mặt tươi hồng”.

Mọi sự diễn tiến đúng như Sư Giác Hóa nói, Sư Bà Tuyết Liên được trợ niệm, hiện tướng vãng sanh đầy đủ.

Lễ hóa táng cử hành tại Vũng Liêm (Vĩnh Long). Sau lễ trà tỳ, Quý Sư cô thu lượm nhiều Xá lợi đẹp.

Chúng tôi điện đàm với một liên hữu tại Mỹ, là người trực tiếp liên lạc với chư vị ở Sa Đéc, hỏi những tài liệu về Sư Bà Tuyết Liên có nên đăng tải cho mọi người đều biết không?

Chúng tôi được trả lời: “Chư vị ở Sa Đéc cảm thấy Quý Sư cô không quan tâm đến báu vật do Sư Bà Tuyết Liên để lại; nên họ nghĩ không có sự thoải mái để làm việc này”.

Chúng tôi chỉ biết nói: Tùy duyên thôi!

Mấy ngày hôm sau, chúng tôi được Hải Trí báo tin về chuyện Xá lợi Phật ở Hoàng Ân Cổ Tự - Cù Lao Phố - Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai cùng chuyện biết trước ngày giờ vãng sanh của Thân phụ Sư cô Huệ Tâm trụ trì Hoàng Ân Cổ Tự. Ngoài ra, còn có chuyện vãng sanh lưu Xá lợi của Sư Bà Tạng Liên, trụ trì Tịnh xá Ngọc Bích (Vũng Tàu).

Như chư vị biết, chúng tôi đã quyết định khóa sổ. Nhưng, chúng tôi không thể từ chối những gì liên quan đến chuyện vãng sanh.

Cho nên, chúng tôi nói với Hải Trí: “Con cứ tùy duyên mà lo việc”.

Hải Trí đã liên lạc với Sư cô trụ trì Tịnh xá Ngọc Bích là trưởng tử của Sư Bà Tạng Liên, nhưng...

Trong bản tường trình dài 3 trang đánh máy của Hải Trí cho biết, Hải Trí cũng không cảm thấy có sự thoải mái để làm việc này.

Chúng tôi đành trả lời Hải Trí: “Tất cả đều tùy duyên con”

Sở dĩ chúng tôi nêu hai trường hợp niệm Phật vãng sanh của Sư Bà Tuyết Liên và Sư Bà Tạng Liên để chư liên hữu khắp nơi hiểu, thời này vô số vị tu niệm Phật, lúc lâm chung được trợ niệm đầy đủ, đều được vãng sanh Cực Lạc. Như trường hợp Sư Bà Tuyết Liên, nếu để các Sư cô ở Sa Đéc rút dây dưỡng khí sớm, chỉ trong một tích tắc có thể tình trạng đổi khác rồi.

Tuy cũng là tu niệm Phật, nhưng phần lớn trong đó có nhiều vị xuất gia vẫn chưa nắm vững cách hành trì niệm Phật. Đa số hiện nay đều nhờ vào trợ niệm lúc lâm chung. Mà lúc lâm chung trợ niệm không đúng cách thì, có thể hàng trăm hàng ngàn năm sau mới có dịp trở lại làm người để tiếp tục tu vãng sanh Cực Lạc.

Tại sao vậy?

Vì thời này, theo H.T. Tịnh Không giảng, người xuất gia cách quá xa Phật, cảnh sống hồi này so với thời Phật tại thế, hoàn cảnh dễ lôi cuốn người tu đọa lạc. Cho nên H.T. Tịnh Không nhứt định không cất chùa vì sợ rằng nơi ấy dễ làm cho người được Hòa Thượng giao coi chùa bị đọa lạc.

Chúng tôi rất buồn, vì Sư Bà Tuyết Liên và Tạng Liên đã mất nhiều năm tu niệm Phật, đáng lý các nữ trưởng tử của hai Sư Bà nên nhơn dịp này để mọi người biết Sư Bà đã vãng sanh. Nhiều vị khác sẽ noi gương hai Sư bà tu vãng sanh Cực Lạc, thì hai Sư Bà càng thêm công đức ở Cực Lạc.


Chuyện vãng sanh của Thân phụ
Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa



Lúc đầu, Sư cô Huệ Tâm muốn Hải Trí trao cho chúng tôi về sự kỳ diệu của Xá lợi Phật Thích Ca. Mấy năm qua, chúng tôi đã đăng tải nhiều về Xá lợi Phật, tuy sự kỳ diệu không bằng câu chuyện này; nhưng nếu chúng tôi đăng riêng rẻ thì không có lý do, nên chúng tôi bảo cháu Hải Trí viết bài về Sư Bà Tạng Liên, nhơn dịp liên kết bài của Sư cô Huệ Tâm.

Bài của Sư Bà Tạng Liên không thành nhưng vì chúng tôi đã đồng ý để Hải Trí báo tin cho Sư cô Huệ Tâm biết rồi. Cho nên, một lời đã nói, chúng tôi phải giữ cho đúng.

Thân phụ Sư cô Huệ Tâm được vãng sanh cách đây hơn mười năm, thời đó ít có cư sĩ thiêu nhục thân. Nhưng có chứng tích cụ ông đã vãng sanh Cực Lạc.

Hơn nữa Sư cô là người xuất gia, Sư cô không dám “Không nói Có”.

Có thể nói, nhờ vào Xá lợi Phật, nhờ vào công phu tu hành và công đức tổ chức Phật thất cho chúng sanh ở Biên Hòa, mà thân phụ của Sư cô Huệ Tâm được đầy đủ thiện duyên vậy.

Bài dưới đây do Sư cô Huệ Tâm viết:

NGỌC XÁ LỢI CỦA
ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT



Ngọc Xá lợi Đức Phật! một điều mơ ước được phụng thờ mà tôi – Tỳ kheo Ni Thích nữ Huệ Tâm - Ủy viên kiểm soát Ban trị sự Phật giáo Đồng Nai, trụ trì chùa Hoàng Ân nghĩ mình cả đời không thực hiện được.

32 năm về trước (1972), Đại Đức NãRaDa - một Tiến sĩ Phật học giảng dạy tại trường Đại học NALANDA (Ấn Độ) cúng dường xá lợi Đức Phật Thích Ca tại ba ngôi chùa cổ. Đó là chùa Thiên Long, Thanh Long và Bửu Long. Cả ba ngôi chùa cổ tự này đều thuộc tỉnh Đồng Nai. Từ đó, tôi thầm mơ ước có được.

Năm 1989, sau khi tốt nghiệp Đại học phật giáo, tôi nương thân ở một số chùa và đến năm 1998, tôi về trụ trì Hoàng Ân cổ tự. Ngôi chùa nằm trong hẻm nhỏ, không có gạo ăn, không có điện nước để xài.

Lúc mới về chùa, tôi gặp nhiều chướng ngại, đố kỵ của người, đôi lúc cũng nãn lòng nhưng vì thấy những điều linh ứng và phần vì cảm thương chùa nghèo nên tôi không nỡ bỏ chùa. Tôi chỉ thầm niệm phật chính nhờ sự gia gia hộ của Đức Phật, Bồ Tát mà tôi vẫn đứng vũng giữa phong ba bão tố. Và một phước duyên đến với tôi:

Tôi có đứa cháu rể định cư ở Mỹ hơn 20 năm, cháu có quen với một số nhà sư Thái Lan ở Mỹ. Có một dịp cậu về Việt Nam có Đại Đức LIM trụ trì chùa Quan Thánh ở Houston, Texas; sư SAM SART và các nữ tu cùng về Việt Nam và có ghé thăm chùa.

Sau đó, vào ngày mùng 8/4 ngày Đức Phật Đản sanh, Đại Đức LIM gởi cho chị của tôi từ Mỹ mang về 5 viên xá lợi của Đức Phật.

Tiếp theo ba tháng sau, nhà sư SAMSAT qua thăm Việt Nam, cùng đi có nhà sư ONNT và Thầy Bổn sư của quý Thầy, cúng dường cho chùa thêm 19 viên xá lợi, lúc này số xá lợi Phật lên đến 24 viên, được thờ tại chùa Hoàng Ân. Thật là diễm phúc cho tôi; và quý thầy còn cúng dường cho chùa hơn 200 viên xá lợi nhỏ như hạt cát, màu vàng lóng lánh.

Thật vui mừng lớn lao! Mấy mươi năm trước, tôi chỉ mơ ước có được một viên xá lợi của Thánh Chúng còn không có mà nay được 24 viên Ngọc Xá lợi của Đức Phật Bổn Sư. Ôi! hiện thực mà ngỡ như một giấc mơ.

Và chuyện nhiệm mầu đã xảy ra. Ngày 5/7/2003, tôi cùng thị giả đến chùa Huệ Lâm của cố Sư bà Thích Nữ Giác Nhẫn. Sư bà vãng sanh được hơn 05 tháng. Ngài là bặc chân tu, thực học, trên 60 năm hành đạo, hóa đạo và lúc nào cũng xiển dương pháp môn niệm phật cầu vãng sanh cực lạc. Ngài ra đi và lưu lại nhiều xá lợi rất đẹp. Buổi lễ trà tỳ của Sư bà tôi cũng có tham dự và được cung thỉnh xá lợi từ Bình Hưng Hòa về chùa.

Xá lợi của Sư bà Giác Nhẫn được cung thỉnh vào một cái tháp, được thờ trước linh tiền. thấy có đèn rọi vào tháp xá lợi của sư bà thật sáng nên tôi liền thỉnh 24 viên xá lợi của Đức Phật từ trong đấy ra xem cho rõ (ở chùa chỉ dùng đèn pin hoặc ra giữa nắng để chiêm bái)

Lạ thay! Tôi phát hiện có một viên xá lợi vừa phát sanh. Tôi gọi cô thị giả, cô Diệu Liên (cháu của Sư bà) cùng xem và vội chạy trở lên lầu báo tin cho Sư bà Giác Bổn (bào muội của Sư bà Giác Nhẫn). Tôi thấy quá mầu nhiệm nên liền hỏi Ni sư Như Trí – là trưởng tử của sư bà Giác Nhẫn chỗ bán tháp Xá lợi để tôi thỉnh một cái vì ở chùa không có tháp. Nhưng Ni sư không chỉ, tỏ vẻ ghen tị với số Xá lợi của tôi. Qua cảm nhận tôi biết được điều này nhưng tôi không giận chỉ thầm tiếc cho một người xuất gia mà tâm không buông xả, độ lượng thì làm sao được việc lớn?

Thật vậy! chỉ một năm sau, dầu đã thừa kế ngôi chùa Huệ Lâm, có tờ di chúc của sư bà hẳn hoi với phần thân thế quen biết nhiều chỗ nhưng cuối cùng cũng tự động đi nơi khác và bị Chư tôn Hòa Thượng Giáo phẩm truất khỏi ngôi tổ đình.

Ngày Đại tường của sư bà vừa qua (16/3/05), về chùa không thấy cô, tôi cũng buồn cho cô. Đây là bài học của cô vì không những xem mọi người không ra gì mà mà còn không tin xá lợi Đức Phật và cũng chính bài học của cô mà niềm tin tưởng của tôi càng tăng.

Ngọc Xá lợi sau đó liên tục phát sanh!

Ngày mùng 5-7-2003 đã phát sanh lần đầu tiên 1 viên tại chùa Huệ Lâm – Q.8.

Ngày 13/7/03 : 1 viên.

Ngày 14/7/03 : 1 viên.

Ngày 15/7/03 : 1 viên.

Ngày 16/7/03 : 1 viên.

Ngày 17/7/03 : 1 viên.

Không nén được phần hoan hỷ nhân tiết Vu Lan, vào ngày 19/7Â.L, tôi làm lễ cung nghinh Xá lợi Phật tại chùa Hoàng Ân. Tôi thỉnh 80 vị Tôn Đức Tăng Ni và hàng trăm phật tử và cũng mời 2 nhà sư Thái Lan SAMSAT và ONNT nhưng vì visa hết hạn nên phải trở về Mỹ.

Tôi chụp hình rửa ra trên ngàn tấm trong ngày đại lễ. Lúc nhà sư Thái Lan cúng dường xá lợI cho tôi, sư nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, còn tôi chỉ nghe được một vài câu nhưng cũng biết đây là xá lợi Phật. Trong số xá lợi có 200 viên màu vàng lớn hơn hạt cát một chút nhưng chiếu sáng lấp lánh rất đẹp. Tôi không rõ đây là phần xá lợi gì của Đức Phật nhưng có một cô Phật tử nằm chiêm bao được báo mộng là “hãy vào chùa Hoàng Ân để chiêm bái 200 viên xá lợi mồ hôi của Đức Phật”.

Sáng ngày 19/7/03, cô chủ tiệm đồng hồ Hũu Thành cùng bạn vào chùa Hoàng Ân. Trong lúc chùa làm lễ, 2 cô ra thắp nhang ở miễu bà, liền thấy tượng bà vớI nét mặt tươi cười, cả hai đều kinh ngạc hơn khi thấy hai dòng nước mắt bà chảy ra, có lẽ bà vui mừng trước buổi lễ cung thỉnh xá lợi Phật và còn một điều không thể nghi bàn nữa là lễ hôm ấy, vô số xá lợi Đức Phật hiện ra, có nhiều người cùng thấy với tôi.

Các vị ấy đều là Phật tử và hiện làm ở các cơ quan, công sở. Vị nào muốn tìm hiểu thêm xin liên hệ với tôi để được cung cấp các số điện thoại và danh tánh của các vị ấy để biết thêm lời tôi kể ở đây.

Trước lúc xá lợi Đức Phật phát sanh, những điều vi diệu hiện ra. Sau đó, 88 viên ngọc xá lợi phát sanh, tôi mừng vui, bước chân đi như người đi trên mây. Từ ngày 4/7 – 16/7 : 8 viên. Ngày 19/7: 88 viên

Tổng cộng tất cả số xá lợi hiện có là 96 viên từ 24 viên ban đầu hiện thực dường như giấc mộng, mộng mà như hiện thực.

Đúng như lý Bát Nhã “sắc tức thị không, không tức thị sắc, ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”. Tâm không trụ chấp, dính mắc chỗ nào, tâm sanh ra tất cả. Ví như từ không có một viên Xá lợi nào mà bây giờ được 96 viên. Biết nói thế nào diễn tả niềm hỷ lạc vô biên.

Ngược dòng thời gian, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nhập diệt Niết Bàn năm 624 trước Công nguyên + 2005 năm dương lịch = 2629 năm. Đức Phật đản sanh: 2629 – 80 năm tuổi thọ = 2549 năm.

Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn 2629 năm nhưng ngọc Xá Lợi của Ngài vẫn còn lưu hạ. Kinh điển ghi chép rằng Đức Phật nhập Niết Bàn giữa rừng cây Tala Song Thọ, sau 7 ngày làm lễ trà tỳ tại thành Xá Vệ, lửa không cháy được cho đến khi Tôn giả Đại Ca Diếp du hóa từ phương xa nghe tin Đức Thế Tôn nhập diệt, Ngài vội vã dẫn 500 môn đệ băng rừng lội suối về đến nơi quỳ trước cổ kim quan, lúc này hai bàn chân của Đức Phật từ trong cổ kim quan ló ra. Không cầm được nước mắt, Đại Ca Diếp than khóc kính lạy Đức Thế Tôn, bậc cửu chủ trong thiên hạ, Đức Từ Phụ hãy an lòng ngơi nghĩ, chúng con xin kế thừa mạng mạch Phật pháp.

Lạ thay! Hai bàn chân của Đức Phật tự thụt vào và Ngài dùng Tam Muội Chân Hỏa tự trà tỳ kim thân mình.

Sau khi hỏa táng, tất cả Xá lợi của Ngài được chia làm ba phần:

- Xá lợi lớn bằng hạt đậu (hay nút đũa, 5 cân)

- Xá lợi vừa bằng hạt gạo, hạt thóc được 6 cân

- Xá lợi nhỏ bằng hạt mè được 5 cân

Hiện nay tóc và răng của Ngài vẫn còn lưu hạ bên Thái Lan và một vài nước. Trong Kinh sách nói có phước đức thì được lưu giữ Xá lợi, còn không thì Xá lợi thị thâu lại. Tôi đã chứng kiến tận mắt điều này. Vì ở Cù Lao Phố, có một ngôi chùa, nhân ngày cúng Tổ, thỉnh được hai viên Xá lợi từ một chùa THERAVADA ở Sài gòn. Buổi lễ rất trang trọng. Xá lợi thờ được 7,8 tháng thì bỗng biến mất.

Gần ở cầu Nước Trong - huyện Long Thành - Đồng Nai, có một chùa cũng thỉnh được một viên Xá lợi Đức Phật từ Cần Thơ, vị trụ trì hỏi tôi chỗ để thỉnh tháp. Tôi chỉ đường Nguyễn Chí Thanh - Chợ Lớn. Ba tháng sau gặp lại, tôi hỏi Sư cô trụ trì có thỉnh được tháp thờ Xá lợi chưa? Sư cô buồn bã nói: “Không có mua. Không biết sao về chùa giở viên Xá lợi ra, tự nhiên viên Xá lợi chảy thành nước”.

Tôi nghe mà giựt mình. Thế nên 24 viên ngọc Xá lợi của Đức Phật và 96 viên Xá lợi phát sanh cộng với mấy trăm viên mồ hôi Đức Phật, đối với tôi là những hạt bảo châu vô giá.

Gần 20 năm nay, tôi đi dạy các khóa hạ, các trường Phật học, cũng mong ước mở trường học tại chùa hoặc trường hạ cho Ni chúng vân tập về tu học trong ba tháng cấm túc an cư. Nhưng vì chưa có điều kiện xây dựng nên chưa thực hiện được.

Lòng thôi thúc tôi phải làm một việc gì đó có ý nghĩa hơn cho chúng sanh nên sau lễ Phật đản năm 2004, tôi đến chùa Hoằng Pháp – Hóc Môn nhờ quý Thầy hướng dẫn tổ chức Phật Thất.

Ngày 24/4/Giáp Thân (2004), tôi khai khóa tu niệm Phật lần đầu tiên tại chùa Hoàng Ân. Và một tháng sau, nhân ngày Tết Đoan Ngọ, nhà Sư CHEEN từ Mỹ về cúng dường cho chùa thêm 20 viên Xá lợi của Đức Phật, Xá lợi có ánh sáng trắng như kim cương. Phật tử vân tập về chùa để tu niệm Phật trên 60 vị, mội người một nơi nhưng vâng theo lời dạy của Đức Bổn sư, sau khi ta nhập diệt, chúng sanh trong thời mạt pháp, pháp Phật khó hành trì, chỉ có pháp môn Niệm Phật dễ thâm nhập, tinh chuyên niệm Phật, nhất tâm bất loạn, lâm mạng chung thời vãng sanh về cõi A Di Đà Phật.

Và hiện tiền phước báu đến với Hoàng Ân Cổ Tự, chùa tuy không giàu có về vật chất, nhưng an lạc niềm vui.

Tôi về trụ trì ngôi chùa nghèo, thiếu thốn mọi bề, phải tạo cảnh an bần mới lạc đạo. Tôi vui vì trên chánh điện có Phật và Phật ngự trong lòng.

Thỉnh được ngọc xá lợi của Đức Phật về, tôi mừng quá, lại không biết thờ ở đâu, thỉnh lên cao không chiêm bái được, để ở dưới thấp thì sợ mất.

Nhưng, đạo Phật tự lợi, lợi tha, phước báu này tôi không thể giữ riêng cho mình, phải san sẻ cùng mọi người.

Một cái tháp bằng kiếng tám cánh tượng trưng cho tám cánh cửa bát chánh đạo mở ra để chúng sanh đi vào Phật đạo, ngọc Xá lợi của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật được kính cẩn thờ phụng trong đó.

Ý ngôn tại ngoại, không ngôn từ nào diễn đạt được cảm xúc mừng vui của tôi. Không biết do tưởng tượng hay hiện thực, mỗi lần gặp điều gì không vui, tôi bước lên chánh điện, bật đèn ngắm nhìn ngọc Xá lợi của Đức Phật, tôi lại thấy lòng an tịnh, muộn phiền xua tan. Ngọc Xá lợi Đức Phật đẹp lạ thường khi mỗi lần có Phật tử xin chiêm bái.

Tôi hứng một ly nước từ giếng cổ, nước trong vắt như nước suối, chắp tay khấn Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, cung kính thỉnh ngọc Xá lợi đặt trên ly nước.

Kỳ diệu thay, 24 viên Xá lợi không chìm, viên này kết viên kia. Nhìn bằng mắt thường thấy chiếu sáng màu ngũ sắc và một vòng hào quang bao bọc các viên xá lợi.

Sau khi kết lại với nhau, ngọc Xá lợi vẫn chạy vòng quanh ly nước, không tách rời nhau như đạo Phật đồng nhất thể.

Tất cả mọi người đều mừng vui chắp tay cung kính quỳ lại.

Xá lợi Phật lại phát sanh lần mới nhất là vào dịp Tết Ất Dậu (2005) vừa qua. Ngày mùng 4 Tết 2005, có 100 Phật tử ở chùa Thiên Bản (Sàigòn) đến viếng chùa và xin chiêm bái Xá lợi. Có ba cô Phật tử ở đường Võ Văn Tần nhà ở gần chùa, thấy ngọc Xá lợi kết với nhau có hình Đức Quán Thế Âm đang bay trên ly nước Xá lợi. Họ chỉ hỏi Sư cô có thấy không? Tôi trả lời là không thấy. Phật tử thấy tốt hơn Sư cô. Sư cô chỉ thấy một vòng hào quang bao chung quanh Xá lợi. Tất cả cùng thấy như Sư cô.

Ngọc Xá lợi Đức Phật có lúc phát sanh trong tháp, có lúc phát sanh trên tay, có lúc phát sanh trên mặt nước.

Ngày 22 tháng Giêng 2005, có đoàn Phật tử ở Chợ Lớn nghe tin đồn liền từ Sàigòn qua Đồng Nai đến chùa Hoàng Ân xin chiêm bái Xá lợi Đức Phật. Đang kết lại thành một khối thì tự nhiên có một viên Xá lợi nhỏ như đầu cây kim nổi lên. Tôi ngỡ là hạt bụi.

Đầu Xá lợi chạy ngổng lên khỏi mặt nước, chạy vòng vòng còn nhanh hơn những hạt Xá lợi lớn. Hào quang sáng trắng lấp lánh tỏa ra. Mừng rỡ tôi la lớn Ngọc Xá Lợi Phát Sanh ! Ngọc Xá Lợi Phát Sanh!

Và mới đây, vào ngày Vía Đức Quán Thế Âm 19-2 Ất Dậu (2005), trong khi thỉnh Xá lợi để Hải Trí chụp hình, thì tôi thấy có một viên Xá lợi phát sanh cùng hào quang tỏa ra phát sáng. Hải Trí đã chứng kiến tận mắt và cậu bé vô cùng xúc động trước sự nhiệm mầu này. Cũng nhờ vào Hải Trí mà tôi có dịp trình bày về ngọc Xá lợi Đức Phật cho chư vị.

Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni - Đức Từ Phụ A Di Đà - Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật - Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cùng Long Thần Hộ Pháp đã, đang và sẽ tiếp tục từ bi gia hộ, hoa giác ngộ mọc lên trên mỗi bước chân đi.


Cầu mong sao cho chân cứng đá mềm, tứ chúng đệ tử chúng con: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di cùng Thiện nam tín nữ thừa hành theo lời giáo huấn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni mà thực hành pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

Nguyện cầu hoa khai kiến Phật, hoa sen nở thấy Phật. Mỗi tối niệm Phật và mỗi chủ nhật nơi mái chùa Hoàng Ân hẻo lánh, vâng theo lời dạy của Đức Thế Tôn, tinh tấn thời khóa niệm Phật bất thối chuyển.

Câu Lục tự Di Đà, âm điện bổng trầm ngân vang “Nam Mô A Di Đà Phật”. Bốn bước nhẹ nhàng an lạc, từng bước chân sắc áo cà sa vàng ánh, hòa sắc cùng áo lam người Phật tử tịnh lạc vô biên, tịnh mặc tiêu dao.

Giữa chánh điện tôn nghiêm, nhắm đôi mắt lại niệm chữ Di Đà, tôi cảm nhận một niềm giao cảm với Phật A Di Đà. Chừng như trước mắt tôi là cõi Tây Phương Cực Lạc có Đức Tây Phương Giáo chủ A Di Đà ngự tọa. Đức Phật phóng quang tuyên thuyết Kinh A Di Đà, hoa sen bảy báu nở, hằng hà sa số chư Phật, Thánh chúng đông đầy từ ái nhìn xuống cõi nhân gian.

Lắng nghe nơi cõi Ta bà tâm thành khẩn thiết, chúng sanh dị khẩu đồng âm thánh thót niệm danh hiệu Ngài. Chừng như Đức Phật mỉm cười phóng quang gia hộ nơi cõi Ta bà, Phật pháp xương minh, thiền môn hưng thịnh, tứ chúng an hòa, tấn tu đạo nghiệp, hiện tiền sanh chúng phước lạc an vui, lâm mạng chung thời vãng sanh về cõi A Di Đà Phật.


Nhiều việc niệm Phật linh ứng
của những vị dự niệm Phật Thất

Có rất nhiều chuyện niệm Phật linh ứng của các Phật tử tham dự niệm Phật. Ở đây, tôi xin đưa một vài gương điển hình.

Phật tử Huệ Nhân, năm nay 74 tuổi, mẹ mất đã lâu, chưa bao giờ nằm mộng thấy mẹ về nhưng sau khi vào chùa dự Phật thất được ba kỳ thì bà nằm chiêm bao thấy mẹ về và được báo mộng là mẹ của bà đã vãng sanh về Cực Lạc. Bà vui mừng vô hạn vì 40 năm mới gặp lại mẹ.

Phật tử Đoàn Thanh Sơn có con tên Đoàn Thanh Nhân, nóng tánh hay gây gỗ, bỏ học, thích rong chơi bên ngoài, cha mẹ của cậu than phiền với tôi. Tôi bảo dẫn cậu bé vào quy y và tham dự niệm Phật vào mỗi Chủ Nhật. Và kể từ đó, cậu thay đổi hẳn tính tình. Ban ngày đi học nghề, buổi tối đi học bổ túc và vâng lời cha mẹ, không rong chơi phá phách làng xóm nữa.

Và cuối cùng là chuyện

vãng sanh của cha tôi

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thưở sanh tiền là một thương gia lớn ở chợ Biên Hòa, công việc ông rất bận rộn cả ngày, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Có nhiều lúc bán hàng đến 12 giờ khuya mới ăn cơm trưa. Dầu mỏi mệt, mắt nhướng không nổi, ông cụ vẫn không bỏ thời khóa niệm Phật. Ngày ấy tôi vừa mười hai tuổi đầu, không hiểu việc làm của cha.

Ông là người Tàu lai mang họ Từ - Từ Văn Lên, pháp danh Thiện Phước, sanh năm 1916. Năm 1959, lúc tôi 9 tuổi, ông quy y với Thầy Yết Ma Thiện Niệm – là một Ni sư người Pháp lai giả trai đi tu. Cha tôi chỉ nghe Thầy Yết Ma và Ni Trưởng Huỳnh Liên, Ni sư Thanh Liên, Kim Liên, Tạng Liên dạy niệm A Di Đà Phật được vãng sanh về cõi Phật.

Đằng đẳng hơn 60 năm, không một buổi tối nào ông bỏ thời khóa niệm Phật. Ông lên gác thắp nhang bàn Phật rồi xuống dưới đất ngồi trên bộ ván niệm Phật. Chư Phật đã chứng minh cho ông. Trước khi nhắm mắt, ông biết trước ngày vãng sanh.

Sáng ngày 9/2/1992, tôi về thăm nhà, ông nhìn tôi mà nói:

- Con có tiền lo cho ba không?

Tôi liền nhìn ông vì lúc này ông không bị bệnh hoạn gì mà lại hỏi như vậy. Tôi trả lời rằng:

- Con đi tu, dạy học ở trường hạ đâu có tiền.

Đến chiều ngày mùng 10/2/1992, ông bị té và được đưa vào bệnh viện vào lúc 7 giờ sáng ngày 11/2/1992.

- Ông hỏi: Nay ngày mấy?

- Đứa cháu nội nói: Dạ ngày 11

- Ông nói: ngày 14 nhớ mua khoai lang nấu để cúng nhe. Ba sẽ được vãng sanh, nấu để cúng chư Phật đến rước Ba. Ông lập đi lập lại ba lần.

Đúng 4 giờ 30 sáng ngày 14/2/1992, người an nhiên ra đi trong tiếng trợ niệm của con cháu.



Lạ thay, lúc ở bệnh viện, mắt ông tái xanh nhưng khi về nhà, khuôn mặt ông sáng lạ thường, môi như mỉm cười, da thịt đầy đặn, sắc mặt sáng rực ánh hồng. Toàn thân lạnh ngắt nhưng riêng đỉnh đầu của ông vẫn nóng ấm.

Chuyện này có nhiều chư Tôn đức chứng minh nhưng vì thời gian cũng lâu nên bây giờ nhiều vị đã mất, nhiều vị đã đi nơi khác nên khó mà tìm được để chứng minh người thật việc thật. Nhưng những điều tôi trình bày đây là chân thật, không hư cấu hay giả dối vì Phật pháp bất khả tư nghì. Ông hưởng thọ 77 tuổi, vãng sanh ngày 14/2/1992. Một năm sau, 24/2/1993, mẹ tôi cũng vãng sanh và cũng thọ 77 tuổi.



Tuy tôi học nhiều, được bằng Cử nhân Phật học, Cử nhân Văn chương, Cao học Xã hội, Giảng viên Phật học và nhiều chức vụ khác nhưng tôi không công phu niệm Phật thì chắc chắn lúc lâm chung sẽ không được hưởng lợi lạc như cha mẹ tôi. Mặc dầu ba mẹ tôi không am hiểu nhiều về giáo lý nhưng ông bà niệm Phật gấp bội lần nên vãng sanh thật an nhiên và biết trước ngày vãng sanh. Tôi chỉ mong ước được bấy nhiêu đó thôi.

Cha tôi được an táng nên không có trà tỳ nên không biết có Xá lợi không. Nhưng theo tôi, có hay không Xá lợi thì cũng không quan trọng, quan trọng là có vãng sanh được hay không mà thôi.



Kính bút
Tỳ Kheo Ni Thích nữ Huệ Tâm


Bài này có được do một nhân duyên trong giấc mộng rất đặc biệt. Chuyện là như thế này, qua Tết Nguyên đán Ất Dậu, ông Tịnh Hải quyết định khóa sổ để hoàn thành quyển sách này. Hải Trí cũng đang trong thời gian layout cuối cùng các bài đánh máy. Thì trong một đêm ngày mùng 1/2/Ất Dậu, Hải Trí nằm mộng thấy một vị sắc diện, quần áo rất đẹp, hiện ra trên hư không đứng trên một tảng mây và nói: “Con hãy về hướng Đông, cách nơi con ở khoảng 20 dặm, con sẽ thấy điều nhiệm mầu của Đức Phật”. Lúc này, cái vía của Hải Trí hỏi lại rằng: “Nhưng chuyện mầu nhiệm gì mà Ngài báo cho con vậy”. Trên hư không trả lời: “Đến ngày Phật nhập Niết bàn, con sẽ thấy điều này”. Nói xong câu này, vị này bay mất và Hải Trí cũng giựt mình thức giấc. Hải Trí cũng không quan tâm về việc này cho lắm và cho rằng đây là ảo tưởng.

Đến ngày mùng 7/2/Â.L là ngày lễ Đại Tường của Sư bà Giác Nhẫn chùa Huệ Lâm. Hải Trí có tham dự và sau khi kết thúc buổi lễ, Hải Trí gặp Sư cô Huệ Tâm, sau một hồi hầu chuyện, Sư cô nói là từ mấy năm nay, Sư cô tìm mọi cách để liên lạc với ông Tịnh Hải (tác giả Những chuyện niệm Phật vãng sanh lưu Xá lợi) nhưng không được. Hải Trí hỏi Sư cô có việc chi không? Sư cô nói là ở chùa có thờ Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhưng ở đây không tiện để nói về việc này, có gì ngày mai Sư cô sẽ gọi điện thoại cho Hải Trí.

Qua ngày hôm sau, ngày 8/2/Â.L tức ngày Phật nhập Niết bàn, Hải Trí không lưu tâm gì đến việc báo mộng. Từ sáng đến tối, Hải Trí đi học về khoảng 8 giờ tối thì nghe điện thoại của Sư cô Huệ Tâm. Qua điện đàm, Sư cô kể cho Hải Trí nghe những chuyện mầu nhiệm của Xá lợi Phật.

Và những viên Xá lợi này tự động phát sanh ra, từ 24 viên ban đầu mà bây giờ là 96 viên. Sư cô kể những viên Xá lợi này nếu có ai thành kính chiêm bái thì Xá lợi sẽ phát hào quang.Lúc này Hải Trí giựt mình và nhớ lại sự việc được báo trong giấc mộng. Hải Trí nói Sư cô trình bày trên trang giấy cho cụ thể hơn, chứ nói qua điện thoại thì không cụ thể hết.

Nhưng “trăm nghe không bằng một thấy” nên vào ngày Khánh đản Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (19/2/Ất Dậu), Hải Trí đi qua chùa Hoàng Ân để chiêm bái Xá lợi Phật và xem thực hư như thế nào. Quả thật! Số Xá lợi thật mầu nhiệm. Hải Trí thỉnh 7 viên xá lợi (chỉ lấy 1 ít làm tượng trưng) sau đó thả vào ly nước lúc đầu các viên Xá lợi chạy quanh thành ly nhưng lúc sau tự hút lại vào giữa ly nước.

Lúc đang kết lại, Hải Trí liền giơ máy lên chụp hình nhưng thật nhiệm mầu, lúc này mỗi viên xá lợi đều phát quang một màu thật đẹp. Hải Trí liền chụp hình và sau khi rửa ra, hình thật rõ về hào quang của Xá lợi Phật mà chính Hải Trí chứng kiến.

Thật là Phật pháp bất khả tư nghì! Còn một điều nữa là nước đựng Xá lợi có vị ngọt và xá lợi tỏa ra mùi thơm, thật nhẹ nhàng và dễ chịu. Đây là chuyện có thật tại đời hiện đại của thế kỷ 21, không hề hư cấu, giả dối. Ngoài ra, ở chùa của Sư cô còn tôn thờ nhiều vật thiêng như tượng Phật Đức Bổn Sư Thích Ca được làm bằng đất ở 4 nơi: nơi Phật đản sanh, nơi Phật xuất gia, nơi Phật thành đạo và nơi Phật nhập diệt. Còn gọi là Tứ Động Tâm. Và một lá bồ đề được thỉnh từ Bồ đề Đạo tràng (Ấn Độ).

Sư cô trụ trì chùa Hoàng Ân, có lẽ nhiều vị cũng đã biết qua vì danh tánh của Sư cô có nêu trong quyển “Hương Quang Dưỡng Chung Cư”, phần danh sách các chùa đã tổ chức Phật thất ở Việt Nam. Đó là sư cô Thích nữ Huệ Tâm (nhân đây cũng xin đính chánh lại trong quyển Hương Quang An Dưỡng Chung cư đề là Tỳ kheo Ni Diệu Tâm, xin sửa lại là Huệ Tâm).

Khi hoàn tất bài này cũng là lúc sách này cũng được hoàn thành việc đánh máy. Hải Trí được biết tin và đã đi ra Long Hải (Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) để chiêm bái Xá lợi Phật ở Tịnh xá Ngọc Hải do Sư Bà Thích Nữ Chí Liên làm trụ trì. Hiện giờ chùa đang thờ Xá lợi Phật, Xá lợi các vị đệ tử của Phật và Xá lợi của cố Hòa Thượng Thích Giác Lập (đã có bài viết và hình ảnh trong quyển Lưu Xá Lợi 1).

Sư Bà Chí Liên cho biết rằng chùa đang xây tháp 7 tầng để tôn thờ Xá lợi của Đức Phật. Công trình này dự định kinh phí hơn 2 tỷ đồng Việt Nam. Công trình này sớm được hoàn thành là do lòng thành kính của quý vị. Xin đóng góp vào công trình Bảo Tháp Xá Lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở Tịnh xá Ngọc Hải.
Hải Trí


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

6. Cụ Bà DƯ THỊ KY
“Lão Thật Niệm Phật”
* Thêm bà Vương Thị Hựu (Canada) nhờ con hướng dẫn được vãng sanh Cực Lạc.
* * * * *

Học Phật, nếu thấu rõ đường đi, thấy rõ kết quả thì mình vui nhiều lắm. Còn nếu mờ mịt thì sống thấy khổ, tu hành cũng dễ chao đảo, dễ mất niềm tin, mất nguồn vui. Vãng sanh là sống mà đi vãng sanh, vui vẻ cho mình, vui vẻ lớn lao cho gia đình. Bác Dư Thị Ky, người Việt gốc Hoa, người thấp hơi tròn, ít nói và hiền lành, sinh năm Ất Hợi, thọ 68 tuổi, trước đây gia đình ở tại thị xã Cần Thơ, bán tạp hóa. Gia đình được qua Ðức quốc năm 1985, di cư qua Úc 1988.



Năm 2001, bác Ky đã quy y Tam Bảo và được ngài Tịnh Không cho pháp danh là Diệu Âm. Bắt đầu từ đó bác niệm Phật, kết quả đã được vãng sanh vào ngày mồng 05 tháng11 năm Nhâm Ngọ tức là ngày 08/12/2002 tại Sydney, sau khi thiêu nhục thân để lại tất cả 38 viên xá lợi, hiện số xá lợi này đang được người con của bác tên là Ðường Tấn Hải và gia đình đem đến đạo tràng Tịnh Tông Học Hội Úc Châu tại Brisbane.

Hiện nay đạo tràng đang mở khóa kiết thất niệm Phật 10 tuần nên họ đề nghị giữ số xá lợi này 100 ngày để hồi hướng công đức cho Bác, đồng thời cũng để cho mọi người chiêm ngưỡng rồi hoàn trả lại cho gia đình sau. Thật quả là một chuyện may mắn lại gặp chuyện may mắn hơn.


Bác Ky tên thật là Dư Tú Chi, nhưng có lẽ do sự phát âm của người Tiều cho nên sau khi chuyển dịch qua tiếng Việt ghi vào giấy tờ thành ra là Dư Thị Ky. Nhiều Phật tử đồng tu tại Niệm Phật đường Tịnh Tông học hội đã gặp gia đình bác Ky hai lần trong những khóa niệm Phật thất trước, lần thứ nhất khoảng tháng 12 năm 2001, lần thứ hai vào tháng 10 năm 2002. Bác tới đạo tràng này niệm Phật khoảng hai tuần rồi về lại Sydney. Ðúng ra bác ở lại cho đến hết khóa niệm Phật, nhưng vì chồng của bác là bác Ðường Thọ Liệt bị cảm ho hơi nhiều nên không thể ở lại lâu hơn. Lần này bác tới đạo tràng niệm Phật cũng là lần cuối cùng bác đến đạo tràng.

Từ lúc bác khởi sự niệm Phật cho đến ngày vãng sanh đâu khoảng hơn một năm. Sau khi trở về lại Sydney, bác bị bệnh phải vào bệnh viện, bác sĩ phát hiện ra bác bị bệnh ung thư gan đã tới thời kỳ cuối không còn chữa được nữa. Năm ngày trước khi bác mất, gia đình xin đem về nhà để tự lo liệu.



Không có dấu hiệu đau đớn
của người bị bệnh ung thư



Cũng nên nhắc lại rằng bác Ky từ bệnh viện về vào ngày thứ Tư, bác rất vui vẻ nói chuyện và ăn uống với con cháu như là bác không hề có dấu hiệu đau đớn của người bị ung thư gan sắp chết. Ðến ngày thứ Năm thì bác thấy mệt và từ chối không nhận thuốc men và ăn uống. Bác nói: “Sao các con cứ cho Mẹ uống thuốc hoài vậy. Lo niệm Phật cho Mẹ đi”. Anh Ðường Tấn Hải tụng kinh Vô Lượng Thọ (bản Việt dịch của Cư sĩ Tâm Tịnh), bác nghe xong bác nói: “Mẹ nghe tụng kinh thấy hay quá mẹ cảm động đến rơi lệ”.



Ðến trưa ngày thứ Sáu thì bác tỏ dấu hiệu khá mệt, không nói năng và chỉ lần chuỗi niệm Phật thôi. Anh Hải liền điện thoại báo tin cho quý bác, anh chị trong ban Hộ niệm của nhóm tu niệm Phật tại Sydney và thỉnh mời quý Thầy Thích Phước Viên, Thầy Thích Phước Quảng, Cô Thích nữ Phước Hoàn, Cô Thích nữ Phước Hạnh vân vân... đến nhà trợ niệm.



Cứ khoảng 40 phút niệm Phật, thì quý Thầy Cô khai thị cho Bác Ky. Lúc thấy bác không còn niệm ra tiếng thì quý Thầy Cô mời gia đình và thân nhân ra phòng khách có bàn thờ Phật tụng kinh, không cho người nhà ở gần bác, sợ vào lúc đó bác khởi lên ý niệm quyến luyến. Chỉ có quý Thầy Cô và ban hộ niệm của nhóm niệm Phật ở trong phòng với bác như các bác Diệu Phước và Phước Thưởng, anh chị Chúc AÂm (Triều) Giác Ðức, Chúc Cẩm, Minh Hòa - Tâm Phúc, Mỹ Phước (Ngân), Khưu Ðức Ngân, Diệu Ngọc, bác Diệu Thuận, Nguyên Vân Thiện Lạc vân vân thì đến buổi sáng thứ Bảy...



Ðến khoảng 4 giờ sáng ngày thứ Bảy bác ra đi. Thật ra, không ai biết rõ giờ nào bác vãng sanh vì bác ra đi quá nhẹ nhàng đến nỗi, anh Minh Hòa thử dùng giấy mỏng đưa lại gần mủi của bác cũng không thấy động đậy, chỉ đoán lúc bác vãng sanh là 4 giờ sáng vì lúc đó hai mắt của bác nhắm lại.



Vào lúc 11 giờ khuya ngày thứ Sáu có chị Chúc Cẩm gọi điện thoại cho anh Thiện Kiến và chị Diệu Hà báo tin về tình trạng của bác Ky. Nhờ thông báo cho Thầy Thiện Huệ và quý Phật tử niệm Phật tại Bribane biết để hộ niệm cho bác đồng thời báo cho quý vị trong ban Cán sự Ðạo của tràng Tịnh Tông Học Hội Úc Châu.



Ðể quý vị đó viết bài vị cho bác Ky, đặt lên bàn thờ và anh Minh Hòa cũng điện thoại đến chị Diệu Hà để hỏi về việc xử dụng chiếc mền “Quang Minh”. Sáng hôm sau Bác Thanh Trí có đến nhà dịch lời hướng dẫn về chi tiết xữ dụng mền Quang Minh. Vào ngày chủ Nhật Thầy Thiện Huệ và anh Thiện Kiến từ Brisbane, và cô Hương (bạn gái của anh Hải ở Melborne) cũng đến nhà bác Ðường Thọ Liệt để hộ niệm cho bác Ky.



Giữa trưa ngày thứ Bảy (sau đúng một tuần lễ kể từ lúc bác Ky vãng sanh) nhục thân của bác Ky đựợc hỏa thiêu tới thứ Hai tuần kế thì đến nhà thiêu lấy tro cốt. Lúc lấy tro cốt có sự hiện diện của quý Thầy Thiện Huệ, Thầy Phước Sanh, Cô Phước Hoàn, Cô Phước Hạnh, anh Minh Hòa và gia đình. Quý vị đó đã thu lượm được 38 viên Xá Lợi nhiều màu sáng đẹp.


Những tướng lành của bác Ky

Việc vãng sanh của bác nhiều may mắn! Có tướng lành đã hiện ra như:



1) An lành ra đi với bệnh ung thư. Nên biết rằng, với bệnh ung thư gan, người chết phải trải qua những cơn đau dữ tợn, bác sĩ đã báo trước những hiện tượng này sẽ xảy ra cho gia đình chuẩn bị tinh thần và gởi rất nhiều thuốc vừa uống vừa chích để dùng ngăn bớt cơn đau cho bác khi lâm chung, nhưng tất cả thuốc giảm đau đều không cần sử dụng đến. Bác đã an nhiên vãng sanh.



2) Phút lâm chung có hương thơm. (Nhiều người nghe được hương thơm phát ra ba lần: một là lúc lâm chung, lần thứ hai vào khoảng trưa tức là sau khi lâm chung cỡ 8 tiếng, lần thứ ba vào lúc nhân viên nhà quàng tới làm việc).



3) Sau khi lâm chung những chai nước nấu chín để trong tủ lạnh tự nhiên có vị ngọt như có pha thêm đường.



4) Hơn 18 tiếng đồng hồ sau khi tắt thở, thân xác mềm mại, hoàn toàn không cứng. Người ta đặt hai tay bác chéo trước bụng để bồng xác lên thì hai tay cứ rơi xuống đu đưa như người đang ngủ. Sự việc này làm cho người thợ liệm vô cùng ngạc nhiên và phát biểu rằng, “30 năm làm trong nghề, đây là lần đầu tiên tôi gặp chuyện lạ lùng như thế này”.



5) Năm ngày sau, trước khi chuyển đi thiêu, người ta mở quan tài cho người nhà nhìn mặt lần cuối, thì thân xác vẫn còn mềm. Có một người đem phúng điếu những miếng vàng dát mỏng, có viết sáu chữ Hán “Nam Mô A Di Ðà Phật”, người ta mở miệng bác ra đặt vào một cách dễ dàng. (Ðây không phải là lễ tiết, chỉ vì người ta phúng điếu nên đặt vào miệng cho gọn mà thôi).



6) Khi thiêu xác, thu nhặt được 38 hạt xá lợi.



7) Sáu chữ Nam Mô A Di Ðà Phật bằng vàng rất mảnh, khi thiêu xong, người ta nhặt lại được 3 chữ không tiêu mất.



8) Ðôi bông tai bằng vàng giả, có hai hột giả, sau khi thiêu đôi hột vẫn còn nguyên vẹn và trở nên óng ánh như kim cương. Thật là lạ!



Trong kinh A Di Ðà có câu: “ Bất thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc”. Tạm dịch là: “ Chẳng phải chỉ có chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về nước Ta”. Nghĩa là “Người mà được vãng sanh ở thế giới Tây phương cực lạc là người có thiện căn rất lớn, đầy đủ phước đức và có nhiều nhân duyên lành”.



Trường hợp bác Dư thị Ky thật là đầy đủ thiện căn phước đức nhân duyên. Sau ngày bác Ky vãng sanh nhiều đồng tu niệm Phật đến thăm gia đình Bác, ai nấy đều trầm trồ khen ngợi về gia đình của Bác. Hơn bốn mươi năm qua gia đình bác sống vô cùng đạo đức. Bác trai có kể lại rằng: “Cách đây 40 năm, lúc đó mới có đứa con đầu lòng, đi chùa ở bảy núi (Thất Sơn) gặp được một vị Thầy chỉ dạy như vầy: “Ðời người chỉ là cõi tạm. Vợ chồng chỉ nên kiếm đủ sống qua ngày, còn lại là giúp đỡ mọi người và bố thí”. Kể từ thời gian đó đến nay hơn 40 năm như một ngày gia đình Bác là gương mẫu cho nếp sống đạo đức và hiền lương. Trước ngày bác Ky vãng sanh khoảng 2 tuần, gia đình Thiện Kiến-Diệu Hà có Phật sự tại tại Sydney. Có ghé thăm gia đình bác, lúc đó bịnh tình của bác khá nặng. Bác vẫn ra tiếp khách, sau đó còn nhờ Diệu Hà cầm 200 đô la đem về Tinh Tông Học Hội cúng dường Tam Bảo. Bác chẳng nghĩ đến thân thể đau ốm của Bác mà lại luông nhớ tưởng đến Tam bảo và hộ trì tam bảo. Ðây chính là hạt nhân Tâm bồ đề của người niệm Phật thì qủa của nó chắc chắn là Thành Phật. Ðây goị là Thâm tín nhân - quả.



Tuy nhiên, chuyện của bác Dư Thị Ky cũng là một điển hình tốt cho việc đới nghiệp vãng sanh. Bởi vì, không ai mà không có tội lỗi, mỗi khi khởi tâm động niệm đều là lỗi lầm. Vì thế, người tu tịnh nghiệp niệm Phật A Di Ðà được vãng sanh là do một phần nỗ lực tu trì của người đó. Một phần là lực gia trì của Phật A Di Ðà. Trong sự cảm ứng của Phật lực gia trì có Hiển Cảm Hiển Ứng, Hiển Cảm Minh Ứng, Minh Cảm Hiển Ứng, Minh Cảm Minh Ứng. “Cảm” là cảm cầu, cảm cơ, là sự cầu nguyện của người muốn được vãng sanh. “Ứng” là ứng hiện, gia trì, nhiếp thọ của Phật. “Hiển” là rõ ràng, “Minh” là âm thầm không rõ ràng. “Hiển Cảm” là chân thành niệm Phật tín hạnh nguyện đầy đủ, “Hiển Ứng” là Phật lực gia trì một cách rõ rệt. Ví dụ, sự vãng sanh của bác Dư Thị Ky có chỗ hiển, có chỗ minh. Về hiển cảm thì quá rõ ràng, như bác quyết tâm niệm Phật cầu xin vãng sanh, cả gia đình của bác: chồng, con, dâu, rể, bạn đạo đồng tu niệm Phật, quý Thầy _ Cô ... đều quyết lòng hộ niệm cho bác.



Theo sự kể lại của chồng bác là ông Ðường Thọ Liệt và con là anh Ðường Tấn Hải thì trước giờ lâm chung nếu có người nào nói chuyện ngoài đời thì bác đều gạt bỏ: “Chuyện này tôi không cần, hãy niệm Phật đi...”, hoặc có người nói chuyện về Phật pháp, bác cũng gạt luôn: “Chuyện này tôi biết rồi, hãy niệm Phật đi...”. Một người bệnh nặng, cận kề tới giờ lâm chung mà còn khuyên được người khác “...hãy niệm Phật đi...” đâu phải là chuyện dễ.



Khi Thầy Thích Phước Viên đến khai thị, thì bác vui vẻ mĩm cười lần chuỗi niệm Phật. Lát sau bác yếu dần tay không còn lần chuỗi được nữa, xâu chuỗi rớt xuống giường, nhưng ngón tay của bác vẫn động đậy như đang lần chuỗi. Lúc đó Thầy Thích Phước Quảng khai thị cho bác và bảo bác: “ Nếu không đủ hơi niệm ra tiếng thì cứ niệm trong tâm cũng được”. Bác tỏ dấu hoan hỷ vâng lời Thầy. Sau đó bác bình thản ra đi trong tiếng niệm Phật, không có một dấu hiệu tỏ ra đau đớn hay nuối tiếc. Quý Thầy - Cô, Phật tử và gia đình tiếp tục niệm Phật suốt 18 giờ sau đó trước khi gia đình báo cho nhân viên tẩn liệm đến đưa xác bác Ky ra nhà quàng. Khi đó người của bác vẫn tươi nhuận và mềm mại. Ðây là hiển hiện sự tha thiết nguyện cầu vãng sanh của bác.



Đây, cách hồi hướng công đức (mà mọi người cần học hỏi)



Vừa lo hậu sự xong thì gia đình chỉ để lại một vài người ở lại nhà hương khói và tụng kinh A Di Ðà, kinh Vô lượng thọ (Bản Việt dịch của Cư Sĩ Tâm Tịnh), còn chồng con bay về Tịnh Tông Học Hội để niệm Phật hồi hướng công đức. Tất cả những việc làm này rất thành tâm, đây gọi là “Hiển Cảm” hoặc là “Hiển cơ ”.



Người có lòng thành hiển cảm thì rất dễ có hiển ứng. “Hiển Ứng” là sự hiển hiện cứu độ của Phật Bồ Tát. Ví dụ: khi bác Ky lâm chung mùi hương bay ra, thân thể mềm mại suốt mười mấy tiếng đồng hồ, đến nỗi năm ngày sau vẫn còn mềm mại, nước uống trong nhà tự nhiên đổi vị ngọt ngào, đứa cháu gái 14 tuổi phát hiện nước trong các chai nước nấu chín để trong tủ lạnh, uống chai nào cũng thấy ngọt như là đã bỏ thêm đường vào nước v.v...



Còn “Minh Ứng” có thể là chỉ cho sự không bị quằn quại đau đớn với bệnh ung thư, được người tới hộ niệm suốt 14 tiếng đồng hồ trước khi bác vãng sanh và 18 tiếng đồng hồ sau khi vãng sanh, không có oan gia tới phá đám, lưu lại xá lợi, con cháu vui vẻ, gia đình hân hoan không bi lụy, bà con dòng họ trở nên tin tưởng Phật pháp và cùng nhau đông đảo thọ trì tam quy.



Có một chuyện khá đặc biệt có thể chỉ cho sự “minh ứng” là, theo thầy Thiện Huệ và một số người dự đám tang kể lại rằng, tại hội trường nhà quàng, trước khi hỏa thiêu thông thường thì người ta đọc điếu văn, chia buồn, phân ưu, v.v... còn đám tang này thì đã biến hội trường nhà quàng thành “Niệm Phật Ðường”. Người ta không cần đến những hình thức cầu kỳ, khách sáo, những câu điếu tang lấy lệ...



Thầy Thích Thiện Huệ nói: “Khoảng 60 người sắp hàng kinh hành niệm Phật vang vang trong suốt gần bốn ngày liền kể từ ngày thứ Tư đến 12 giờ trưa ngày thứ Bảy, mỗi ngày từ 8.30 giờ sáng đến 9 giờ đêm, hơn 10 tiếng đồng hồ chung quanh quan tài, những người đến thăm viếng cũng tham gia đoàn người kinh hành niệm Phật.



Buổi lễ nhập liệm có Hoà Thượng Thích Phước Huệ và hơn 10 Tăng Ni và rất đông Phật tự đến tụng kinh và niệm Phật”. Sự việc này đã làm cho nhân viên nhà quàng và nhiều người ngoại quốc đang dự ở mấy đám tang khác phải cảm động. Rõ ràng lòng thành tất ứng vậy. (việc chôn cất, tẩn liệm ở Úc châu có công ty chuyên làm việc này, chứ không phải làm tại nhà như ở Việt Nam).

Sau khi lo hậu sự xong, chồng, con và người dâu tương lai của bác bay xuống Brisbane để dự khóa tu. Thông thường họ phải ở nhà làm tuần 49 ngày, nhưng ở đây, mọi người đều nghĩ rằng niệm Phật hồi hướng công đức thiết thực hơn, cho nên con mới có dịp tiếp xúc được họ trong khung cảnh... “niềm vui còn hiện trên nét mặt...”. Thực sự đây là niềm vui! Một đám tang khác với nhiều đám tang bình thường: không có tiếng khóc, không có nét buồn, không có nỗi bi thương, mà tất cả đều hoan hỷ.



Anh Ðường Tấn Hải tâm sự, “...em vui lắm, má em vãng sanh được là nguồn vui lớn nhất của gia đình em và của chính em. Em hoàn toàn không thấy buồn mà còn rất là vui mừng.



Người chị của em, tên là Ðường Yến Kiều, là người yếu đuối nhất, dễ khóc nhất, nhưng nhìn thấy cảnh tượng linh hiển đó chị cũng vui, đã thật sự tin tưởng và quyết tâm niệm Phật...”.



Trong tuần thất 49 ngày của bác Ky tổ chức tại chùa Phước Huệ đạo tràng, có quý vị đại diện Tịnh Tông học hội Tại Sydney như vợ chồng ông Wong và vợ chồng ông James, Thầy Thiện Huệ và Phật tử từ Brisbane cũng đến tham dự. Gia đình bác Ðường Thọ Liệt tổ chức cúng dường trai tăng tại chùa và phóng sanh.



Cả gia đình Bác Ðường Thọ Liệt trai giới mỗi ngày 5 thời tụng kinh A Di Ðà và kinh hành niệm Phật tại nhà suốt mấy tháng liền. Tất cả con, dâu, rễ, cháu nội ngoaị đều tham dự. Trong khi niệm Phật có nhiều lần cảm ứng như ngữi thấy mùi hương thơm.



Có một cô gái trẻ, 25 tuổi, tên là Khưu Ðức Ngân, một trong những người hộ niệm, cô ta theo mẹ xuống đạo tràng kiết thất niệm Phật, có một vị đồng tu hỏi:



-Nguyên nhân nào mà cháu lại tới đây dự khóa tu vậy?

-Cháu thấy niệm Phật linh quá chú ạ, cho nên cháu xin theo mẹ về đây niệm Phật”.



Niệm Phật linh quá! Một cô gaíù từ nhỏ đến giờ không biết niệm Phật nay cũng phát tâm niệm Phật. Bác Ðường Thọ Liệt, 78 tuổi, chồng của bác Ky, khi chứng kiến hiện tượng vãng sanh của vợ, bác đã hạ quyết tâm niệm Phật, quyết lòng buông xả để cầu nguyện được vãng sanh. Ðầu tháng 1 năm 2003. Pháp sư Tịnh Không tới Sydney, anh Hải đã gọi tất cả người nhà, bà con trong gia đình gồm 20 người, đều đến xin quy y Tam Bảo, và cũng được Hòa Thượng cho chung một pháp danh: DIỆU ÂM. Phải chăng, một người vãng sanh là tự nhiên cứu độ được rất nhiều người khác vậy!... (nhứt nhơn chứng đắc cữu huyền thăng)



Bác Dư Thị Ky quả đúng nghĩa của
“Lão Thật Niệm Phật” chẳng cần biết Phật pháp



Bác Dư Thị Ky thật là người có phước đức nhân duyên, thời gian dự Phật thất không nhiều, thế mà kết quả tốt đẹp thật quá bất ngờ! Bác Ky hiền lành chẳng biết gì nhiều về Phật pháp, chỉ biết nghe lời khuyên của con cái mà niệm Phật một thời gian quá ngắn đã đương nhiên hưởng được một đại phúc báu. Cái đại phúc báu này phần căn bản là do bác niệm Phật chí thành và tâm tánh hiền lương đôn hậu thật thà dể chịu, ai làm sao cũng được, khi dự Phật thất mỗi khi về phòng nghĩ ai nấy còn trò chuyện riêng bác đặt lưng xuống giường là ngũ ngon lành, lúc vào niệm Phật đường thì nghiêm chỉnh kinh hành niệm Phật. Ðiều quan trọng chính yếu là do công đức của gia đình hộ niệm, nhất là anh Ðường Tấn Hỷ, Ðường Tấn Phát, Ðường Tấn Hải những người con còn trẻ mà hiếu nghĩa, tin Phật, quyết lòng bảo vệ mẹ mình cho đến ngày vãng sanh Tây Phương. Chính nhờ chính mình niệm Phật và nhờ quý Thầy Cô và quý đồng tu hộ niệm mà bác Ky đã hưởng được sự đại lợi phước báu vãng sanh cực lạc quốc, nơi thượng thiện nhân câu hội và chư thánh chúng là bạn đồng tu trong ánh từ quang của Ðức từ Phụ A Di Ðà Phật cho nên một đời viên mãn đạo quả.

Thêm một chuyện “Con hướng dẫn Mẹ niệm Phật và được vãng sanh”



Gần đây lại thêm một bác niệm Phật vãng sanh, bác này tên là Vương Thị Hưu, người Việt Nam gốc Hoa. Bác Hưu định cư ở Canada, bác chưa về đạo tràng niệm Phật. Nhưng mấy tháng trước con gái của bác, pháp danh là Minh Ðạo, tới đây nhập khóa tu 10 tuần rồi trở về Canada vào tháng 11/2002. Con gái của bác về nhà liền hướng dẫn cho mẹ niệm Phật và được vãng sanh.



Cô Minh Ðạo điện thoại qua báo tin các đồng tu tại đạo tràng hay rằng: “Mẹ em vừa vãng sanh rồi, đã an nhiên niệm đến phút giây cuối cùng rồi mỉm cười ra đi, xin nhờ các anh chị để giùm bài vị lên bàn thờ Hội Tịnh Tông...”.



Cho nên chính mình chí thành niệm Phật và sự hộ niệm của đồng tu thật vô cùng quan trọng. Những người lớn tuổi mới bắt tu hành, không đủ điều kiện niệm Phật đến nhất tâm, nếu sơ ý không lo chuẩn bị sự hộ niệm lúc lâm chung khó có thể tránh khỏi những trở ngại bất ngờ vào giờ phút chót. Nên nhớ, giải thoát hay đọa lạc xảy ra trong tích tắc, họa hay phước chênh nhau từng ly.

Hai tiếng “vãng sanh” nói ra thì đơn giản, nhưng giá trị của nó phải trả bằng hàng triệu kiếp, vô lượng kiếp tu hành, chứ không phải tầm thường. Nó quý báu không có gì sánh được đâu. Cho nên, người niệm Phật nhất định phải chú ý đến chuyện này, phải tự tạo môi trường thích hợp để niệm Phật, phải chuẩn bị lực lượng hộ niệm cho mình ngay từ bây giờ, đừng nên chần chờ.



Thường ở nhà riêng niệm Phật hay bị giãi đãi, cho nên nếu có thể, nên lập thành nhóm, hoặc mở Phật Ðường nhỏ để hội tụ nhau niệm Phật, vì nhờ lực của số đông mà bảo vệ và khuyến tấn lẫn nhau.



Riêng con cái trong gia đình hãy một lòng hiếu hạnh, phải hạ quyết tâm bảo vệ người thân. Như anh Ðường Tấn Hải là cái gương đại hiếu rất đáng khen ngợi, anh đã quyết tâm hộ niệm và đã cứu độ được người mẹ của mình. Trên đời này không có sự hiếu hạnh nào lớn hơn việc này đâu. Con cái, nếu thật sự có hiếu, nhất định phải thực hiện chuyện này cho kỳ được, không thể từ khước, không thể nại hà khó khăn. Người tin Phật phải làm đã đành, người không có lòng tin vào Phật pháp, nhưng chắc chắn chính họ không biết lý đạo nào để theo, thì khi biết có đường cứu cha mẹ cũng phải làm theo Phật để cứu cha mẹ trước, rồi mọi chuyện khác tính sau.

Trong chuyện vãng sanh của bác Dư Thị Ky, anh Ðường Tấn Hải thực sự là một người con gương mẫu của lòng hiếu thảo. Trước khi về lại Sydney để tổ chức thất tuần, anh ta đến nói với các đồng tu:



- Thứ bảy này tụng kinh, xin quý bác, anh chị hồi hướng thất tuần cho mẹ em nghen.



Anh ta thành tâm làm việc này, hiếu dưỡng phụ mẫu (khi còn sống cũng như khi cha mẹ qua đời) anh không ngại khó khăn, không ngại sự cầu khẩn bất cứ ai. Mỗi ngày sau giờ niệm Phật, mọi người đều về phòng nghỉ thì riêng anh ta thường lặng trở lại niệm Phật đường một mình tiếp tục niệm Phật. Kinh hành niệm Phật phải có người đánh khánh dẫn chúng, chuyện này không phải dễ nhất là người mới tập, nhưng anh ta, dù là người mới tập, cũng xin tự nguyện dẫn khánh sáng trưa chiều tối. Anh ta nói với một vị đồng tu:

-Em muốn có thêm giờ dẫn khánh để có thêm công đức hồi hướng cho mẹ.



Nghe nói mà thương! Anh Hải đã phát tâm cúng dường khắp nơi, in kinh, sang băng... bất cứ chuyện gì cần đến anh đều hoan hỷ tham gia, mục đích là để tạo công đức hồi hướng cho mẹ.



Có một bữa trưa có đồng tu vô tình mở cửa phòng của anh thì thấy anh đang ngồi xếp bằng trên giường, tay ôm hộp đựng xá lợi của mẹ và âm thầm niệm Phật. Người đó nhẹ nhàng khép cửa bước ra mà cảm động muốn rơi nước mắt.

Người con hiếu thảo là như vậy đó. Cha mẹ tại tiền thì lo bề phụng dưỡng, hướng dẫn tu hành. Mẹ lâm chung thì quyết lòng bảo vệ, chí tâm hộ niệm cho mẹ vãng sanh. Vãng sanh rồi vẫn cố gắng hết sức tạo thêm công đức hồi hướng cho mẹ để lòng mình được an lạc, thanh thản, một đời trả tròn đại hiếu làm người. Anh ta hỏi thăm từng chút, nhờ từng người, tranh thủ từng phút thời gian, đi xa hàng ngàn cây số... để làm việc thiện, âm thầm lặng lẽ tạo công đức gởi về cho mẹ. Thật là một tấm gương hiếu thảo đáng khen.



Nói tóm lại, nếu thực tâm tu hành thì nên nghe theo lời dạy của Tổ Ấn Quang, “...phải nghĩ rằng công phu tu tập của mình còn yếu...” mà cố gắng tinh tấn tu hành nhiều hơn. Phải biết nhiều đời nhiều kiếp rồi chắc chắn mình đã tạo nhiều nghiệp chướng, đời này có trả cho mấy đi nữa cũng khó mà hết. Thế thì đau bệnh chút ít có ăn nhằm gì! Hàng ngày nên nhớ phát lồ sám hối, phát nguyện tu sửa, lo tích công tồn đức hồi hướng cho chúng sanh. Một lòng tin Phật, chuyên tâm niệm A Di Ðà Phật, quyết cầu sanh Tịnh Ðộ.



Giữ cái tâm này vững vàng, thì một báo thân này thôi ta được đới nghiệp vãng sanh, bất thối thành đạo Bồ Ðề. Nam Mô A Di Ðà Phật


Ðồng danh Diệu Âm kính ghi
(Ghi theo lời kể của quý đồng tu và gia đình Bác Ðường Thọ Liệt. Brisbane ngày 9 tháng 3 năm 2003. Nhằm ngày viên mãn Phật thất 10 tuần. Ðại hồi hướng và Tam thời Hệ niệm).

Lời Tịnh Hải:



Bài này được trích từ mạng lưới của chùa Quảng Đức với tựa đề “Niệm Phật Vãng Sanh” ở Úc, và sửa ngắn lại với sự đồng ý của Thiện Kiến và Diệu Hà, hai đồng tác giá, nên đã đề là “Đồng danh hiệu Diệu Âm”. Bởi tất cả đệ tử của H.T. Tịnh Không đồng mang một pháp danh Diệu Âm. Bài này quá dài, không đúng khuôn khổ của sách, nên chúng tôi phải rút ngắn, dù rằng toàn bài thật giá trị. Chư vị nào muốn đầy đủ xin lên mạng lưới điện toán của chùa Quảng Đức. Trong bài này có hai sự kiện làm chúng tôi thích nhất:



- Một: đó là lòng hiếu thảo của cháu Đường Tấn Hải. Nếu tất cả những người con của các gia đình đều thật sự thương cha mẹ và trợ niệm như Đường Tấn Hải hoặc cháu Ái Thu trong chuyện của cụ bà Hạnh Thảo, thì dù giờ phút lâm chung, không rước được Thầy, thân nhân của tất cả những người con hiếu thảo cũng đều vãng sanh Cực Lạc.



- Hai: gia đình biết biến cuộc thăm viếng phúng điều thành cuộc kinh hành niệm Phật để trợ niệm.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

7. CƯ SĨ QUANG BẢO BIẾT TRƯỚC

NGÀY GIỜ VÃNG SANH CỰC LẠC

Cô con gái có chồng khác đạo, theo chúng trợ niệm bỗng thấy hào quang sáng rực, Phật A Di Đà hiện ra và cha cô theo sau Phật bay về Tây Phương Cực Lạc

* * * * *

Như đoàn lữ hành lạc vào rừng rậm trong đó có sáu con đường mòn. Đoàn người này quanh quần mãi ở trong sáu con đường ấy mà chẳng tìm được lối ra. May thay và cũng hạnh phúc lắm thay! Có một đấng giác ngộ hoàn toàn, với lòng từ bi vô hạng, đã chỉ bày con đường, để thoát khỏi khu rừng đầy khổ đau và nguy hiểm này, một cách an toàn. Ngài đã vẽ ra một bản đồ cho mỗi con đường một cách rõ ràng, minh bạch, nhằm độ thoát cho những ai quyết theo các con đường mà Ngài đã vạch ra.



Trong đó có một con đường đi tắt nhanh nhất để thoát khỏi sanh tử luân hồi trong sáu nẻo. Con đường đó là Tịnh Độ. Mới đây, một lữ hành đã theo con đường tắt này để vượt thoát khu rừng hiểm độc đó, và đã đến nơi an lạc tuyệt vời, mãi mãi không bao giờ đi lạc vào sáu đường mòn quái ác ấy nữa. Người lữ hành ấy là Phật tử Quang Bảo, thế danh Nguyễn Huệ.

Anh sanh năm Mậu Thìn tại Việt Nam. Cũng như bao nhiêu người Việt khác, anh đã đến Hoa Kỳ và định cư tại Saratoga miền Bắc California. Vốn có duyên lành với Phật pháp, anh đã quy y Tam Bảo do Hòa Thượng chùa Hoa Nghiêm tại Stockton trao truyền ngũ giới và anh đã quy hướng Tịnh Độ, tu theo pháp môn trì danh niệm Phật A Di Đà.



Có sanh tất có diệt; anh không tránh khỏi định luật vô thường bất di bất dịch này. Đầu năm 2002, anh bị bệnh ung thư gan; sau một thời gian chữa trị Bác sĩ cho anh biết không còn có thể chữa trị được nữa, khuyên anh về nhà yên nghĩ và nhấn mạnh rằng: “Anh không thể sống quá tháng 2 năm 2002 này”. Tin sâu vào Pháp môn Tịnh Độ, anh thường xuyên niệm Phật tinh chuyên, và nhờ Chúng Tịnh Nghiệp đến lễ tụng kinh 3 bộ Kinh Thủy Sám trong ba hôm để anh được giải nghiệp và giải mọi oan kết với chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay. Sau đó, gặp được thiện duyên, anh uống “canh dưỡng sinh” và được khỏe trở lại, tự lái xe đi chùa lễ Phật. Anh đã thoát chết vào năm 2002 theo lời dự đoán của bác sĩ chuyên khoa. Kể từ đó anh tinh tấn hành trì Pháp môn Tịnh Độ chuyên cần hơn, để cầu mong vãng sanh Cực Lạc. Đến ngày 16/02/2005 nhằm ngày mùng 8 tháng Giêng Ất Dậu anh được tác thành.



1/ Biết trước ngày giờ vãng sanh

Vào tháng 12/2004 bệnh anh tái phát và biết trước rằng đã đến lúc ra đi nên ngày 12/2/2005 nhằm ngày mùng 4 tháng Giêng năm Ất Dậu, anh nhờ vợ anh là Phật tử Nghiêm Định gọi nhờ Chúng Tịnh Nghiệp và Chúng Liên Trì đến lễ tụng kinh Thủy Sám giải nghiệp và niệm Phật A Di Đà hai ngày liên tục. Đến ngày 15/02/2005 nhằm mùng 7 tháng Giêng năm Ất Dậu, anh báo cho vợ con anh biết rằng: “Hôm nay tôi ra đi; hãy mời Chúng đến hộ niệm cho tôi và gọi tất cả các con về cho tôi dặn bảo”. 8:00 giờ tối cùng ngày, con gái của anh mới gọi Ban Hộ Niệm đến; anh ngồi dậy tỏ lời cảm ơn đại chúng trong Ban Hộ Niệm. Mọi người đều không tin anh mệnh chung lúc này vì anh còn rất tỉnh táo. Nhưng Ban Hộ Niệm vẫn dâng hương bạch Phật, lễ bái và hộ niệm cho anh. Vào lúc 11:45 giờ đêm cùng ngày một người con gái từ Nam California về đến; anh thấy người con này nên nói “Ba đã chờ con. Bây giờ con về, ba ra đi là được rồi”. 12:00 đêm đó Ban Hộ Niệm tạm nghĩ và lần lượt ra về. Chỉ còn lại 3 vị tiếp tục lễ Phật và niệm Phật. 12:15 sáng ngày 16/02/2005, nhằm mùng 8 tháng Giêng năm Ất Dậu, chị Nghiêm Định từ phòng bệnh bước ra báo cho biết anh đang hấp hối. Chúng tôi (Ban Hộ Niệm) vào bên trong có vài lời khai thị rồi hướng dẫn mọi người trong gia đình cất tiếng niệm Phật liên tục. Đúng 1:08 giờ sáng.

16/02/2005 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Dậu), anh nấc lên một lần rồi an lành ra đi để lại khuôn mặt bình thản. Từ đó, chúng tôi tiếp tục niệm Phật đến 9:15 giờ sáng cùng ngày thì Hòa Thượng viện chủ chùa Hoa Nghiêm và Sư Bà viện chủ chùa An Lạc đến. Chúng tôi hoàn kinh.

2/ Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn

Vào lúc 1:40 giờ, trong khi mọi người đang hộ niệm thì người con gái của anh tên Nguyễn Loan Anh (là bác sĩ Nha Khoa có chồng ở Nam California, khác với đạo Phật) – chưa từng biết Phật pháp và chưa hề đi chùa lễ Phật. Nhưng vì thương cha, cô chấp tay niệm Phật theo Chúng. Bỗng nhiên, cô thấy hào quang sáng rực rỡ. Từ trong hào quang có Đức Phật bước ra và hình dáng ba của cô mặc áo tràng màu lam đang quỳ dưới chân Đức Phật. Vì tình thương cha tha thiết cô cầu nguyện: “Cầu xin Đức Phật cứu ba con”. Bấy giờ chiếc áo tràng màu lam biến thành màu vàng; thân hình ba cô biến thành một đồng tử, nhưng khuôn mặt vẫn là của ba cô và nhìn cô nở một nụ cười an lạc rồi bay theo sau Phật về hướng Tây, để lại cho cô một tâm trạng vô cùng hoan hỉ.

3/ Lưu Xá Lợi

Các anh chị của Loan Anh cho rằng cô vì quá thương cha rồi bịa việc nhìn thấy hào quang Phật và hình dáng ba cô. Do đó cô cầu nguyện Đức Phật và ba cô lưu lại cái gì làm chứng tích, để anh chị em cô tin. Được vậy cô sẽ quay về thọ pháp quy y theo Phật.

Khi được quàn nhục thân tại nhà quan, ngoài những giờ tụng kinh cầu nguyện của Chư Tôn Đức thì Chúng Tịnh Nghiệp và Liên Trì vẫn liên tục hộ niệm. Đến 9:00 giờ sáng ngày 18/2/2005, nhằm mùng 10 tháng Giêng Ất Dậu, bắt đầu hỏa táng cho đến 4:15 chiều, Ban Hộ Niệm và gia đình anh thu gom tro và nhặt được rất nhiều viên ngọc xá lợi ngũ sắc (nhiều nhứt là xanh) và 16 răng còn lưu lại.

Với bài tường thuật này, Ban Hộ Niệm và gia đình tang quyến anh Quang Bảo mong rằng trong pháp môn Tịnh Độ nói riêng, và tất cả tín đồ Phật giáo nói chung, phát triển tín tâm quy hướng “pháp môn Tịnh Độ” nhất hướng xã bỏ vạn duyên tinh chuyên trì niệm “A Di Đà Phật” để khi xã bỏ báo thân đời này được vãng sanh thế giới “Tây Phương Cực Lạc”.



San Jose, ngày 26/2/2005
(nhằm 18 tháng Giêng Ất Dậu)

Chúng Tịnh Nghiệp và Liên Trì kính ghi



Lời Tịnh Hải:

Bài này do đại diện của chúng Tịnh Nghiệp và Liên Trì ghi lại nhưng không muốn lưu danh. Trong hai sấp hình ảnh mà chúng tôi nhận được toàn là hình ảnh Xá Lợi. Có thể nói, đây là một Cư sĩ để lại nhiều Xá lợi nhất. Chúng tôi được cho biết, đây chỉ là một phần Xá lợi thôi; nếu nhà quàn đừng thúc hối, thì có thể còn rất nhiều nữa.

Nhơn đây, chúng tôi muốn được trình bày một điều để làm sáng tỏ do đâu mà cư sĩ Quang Bảo có quá nhiều Xá lợi như vậy?

Từ ngày viết sách “Vãng Sanh Lưu Xá Lợi”, chúng tôi vẫn cho rằng khi một người niệm Phật tâm được thanh tịnh, thì tự thân kết thành Xá lợi, tùy trình độ “tâm thanh tịnh” của vị ấy, mà Xá lợi ấy nhiều hay ít.

Cư sĩ Quang Bảo được kiểm chứng là được vãng sanh Cực Lạc. Đáng lý chúng tôi phải dùng danh xưng Bồ Tát để gọi. Vì người vãng sanh đều là bực Bồ Tát Bất Thối Chuyển, hay gọi là Thất Địa Bồ Tát.

Cư sĩ Quang Bảo bị ung thư gan từ đầu năm 2002. Bác sĩ chữa trị cho rằng Quang Bảo không thể sống quá tháng 11/2002.

Nhưng quá tháng 11/2002, Quang Bảo không chết. Theo bài viết, Quang Bảo nhờ uống canh dưỡng sinh mà thoát cơn bệnh bất trị. Chúng tôi không hoàn toàn theo lập luận canh dưỡng sinh trị hết bịnh. Nó có thể là một yếu tố. Vì theo chúng tôi biết có người uống canh dưỡng sinh, mà không hết bịnh. Chúng ta trước tiên nên biết về thọ mạng, thứ đến do Quang Bảo tinh tấn niệm Phật, được Phật gia trì, do có cảm (nguyện) tất có ứng.



Do đâu Xá lợi của Quang Bảo
quá nhiều, không thể tính kể ?

Cư sĩ Quang Bảo đau vào đầu năm 2002 đến khi vãng sanh là ngày 16/2/2005. Tính tròn năm, Quang Bảo đã niệm Phật 3 năm tức hơn 1000 ngày.

Nếu là một Phật tử bình thường niệm Phật, thì chúng tôi không quan tâm đến; nhưng cư sĩ Quang Bảo là một người bị bịnh ung thư, tức là một người luôn luôn tính từ ngày từ giờ, thì sức định niệm Phật của anh, mỗi một câu là một chuyên tâm.

Một người bình thường bảo niệm Phật, họ niệm 6 năm cũng chưa được nhứt tâm. Nhưng một người được bác sĩ cho biết bị ung thư, chúng tôi nghĩ vị ấy niệm Phật trong 6 tháng có thể thành khối. Và niệm liên tục từ 1 đến 3 năm, chúng tôi nghĩ rằng như trường hợp Quang Bảo, nếu không đạt được Lý Nhứt Tâm Bất Loạn, thì tối thiểu cũng đạt được Sự Nhứt Tâm Bất Loạn.

Chúng tôi chẳng ngạc nhiên khi được cư sĩ Đoàn Hùng báo tin cư sĩ Quang Bảo biết trước ngày giờ vãng sanh. Vì một người biết mình bị ung thư, chẳng những niệm Phật miên mật hơn mọi người, mà sức định cũng trội hơn mọi người, chắc chắn sẽ diện kiến Đức Từ Phụ A Di Đà và sẽ được thọ ký ngày vãng sanh.

Ba năm niệm Phật của cư sĩ Quang Bảo xứng đáng hơn 10 năm niệm Phật của một Phật tử bình thường.

Nhiều người nghe nói đến bịnh ung thư đâm ra sợ hãi. Nhưng với chúng tôi, lắm lúc ngồi nghĩ, nếu mình bị ung thư có lẽ chúng tôi nắm chắc phần vãng sanh hơn.

Đầu năm Ất Dậu (2005), chúng tôi bị một trận cảm. Trong khi sức khỏe của chúng tôi được Bác sĩ ghi nhận rất tốt, có thể dự một vụ mổ. Nhưng không thể ngờ, 7 ngày sau chúng tôi cảm thấy kiệt sức. Vì từ ngày bị cảm, sau mỗi lần ngủ thức giấc thì chúng tôi bị toát mồ hôi làm ướt cả áo.

Nhiều đêm ngủ thức dậy, thấy mình còn sống là tự mừng rồi. Nhưng nếu chúng tôi rước người trợ niệm, thì mình đang làm trò đùa.

Mấy ngày liên tiếp, chúng tôi nằm trong phòng lặng lẽ niệm Phật không dứt tiếng. Và ý nghĩ, nếu mình bị ung thư có lẽ bảo đảm vãng sanh hơn lại dâng lên.

Con người ai rồi cũng chết. Người chết vì ung thư nó có một mốc định thời gian. Dù nói là chữa hết bịnh, nhưng đa số chỉ tạm một thời gian mà thôi. Nhờ có mốc thời gian nên người bịnh đều nhứt tâm niệm Phật. Và niệm Phật không ngừng, như mèo rình chuột. Nên người bịnh được kết duyên với Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm.

Trong băng giảng Kinh Vô Lượng Thọ mới nhứt, Pháp sư Ngộ Thông nhắc nhở đến nguyện thứ 18, tức 10 niệm sẽ được vãng sanh. Và nói rằng có người chờ lúc lâm chung để được trợ niệm liền được vãng sanh. Nhưng, trong khoảng thời gian đó, bị cảm mạo phong hàn, bị trúng gió nó bị đụng phải dây thần kinh, không niệm Phật được thì tính thế nào? Trong cơn mê sảng không niệm Phật được thì làm sao?

Trong những ngày bị cảm, tuy chúng tôi vẫn tỉnh giác, vẫn niệm Phật không ngừng nghỉ. Nhưng bỗng nhiên chúng tôi ghi nhận có trường hợp đặc biệt và bất ngờ như vậy.

Những giờ phút ấy, những Phật tử sống rời rạc như hiện nay, thật là có nhiều bất lợi. Chúng tôi viết đoạn này và đem lời Pháp sư Ngộ Thông chép ra, để làm bằng chứng nhắc Thầy Ngộ Thông trong đề nghị Thầy nên nghĩ đến Hương Quang An Dưỡng Chung Cư.

Tóm lại, cư sĩ Quang Bảo, tuy bị ung thư, nhưng vẫn là một người may mắn trong vô số; may mắn được gặp Phật; vừa tự kết tinh vô số Xá lợi và ngày vãng sanh may mắn được A Di Đà đến tiếp dẫn trong hào quang, được cả con gái ngoại đạo trông thấy. Vì tất cả người vãng sanh đều được Thánh chúng đến tiếp dẫn và ra đi khi còn sống.

Cư sĩ Quang Bảo có mấy người con

tại sao chỉ một người được thấy Phật?

Bác sĩ Nguyễn Loan Anh, tuy có chồng khác đạo, chưa từng hiểu về Phật Pháp. Khi từ Nam Cali về nhà, thấy mọi người đang trợ niệm, cô chấp tay niệm Phật theo. Trong khi niệm Phật, cô thành khẩn cầu: “Cầu xin Đức Phật cứu ba con”. Trong giờ phút quan trọng ấy, có lẽ các người con khác đều có lời cầu nguyện, nhưng chỉ có một mình cô cho được. Có thể nói, trước tiên là do lòng thành của cô và có thể vì cô là người khác đạo, nên Phật A Di Đà cho thấy.

Cô xin Đức Phật cứu ba cô. Cô là Bác sĩ chắc cô cũng biết, cơn bịnh ung thư của ba cô không cứu được để sống tiếp ở cõi này.

Thật sự ba cô, Bồ Tát Quang Bảo đã được Phật A Di Đà cứu sống mà vãng sanh, và vĩnh viễn sống ở Tây Phương Cực Lạc hiện nay.

Mừng cho Bác sĩ Nguyễn Loan Anh.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

8. Câu Chuyện Vãng Sanh của Cụ Bà Quả Thảo

* Thật sự cụ Quả Thảo vãng sanh về đâu?

* * * * *

Đây là cuộc tiếp xúc với cô Quả Lạng, là con gái của bà cụ Quả Thảo. Bà tên Phạm Thị Cúc, pháp danh Quả Thảo, cư ngụ tại San Jose, CA, USA vãng sanh lúc 4 giờ 10 phút sáng ngày 28 tháng 12 năm 2003 âm lịch, hưởng thọ được 83 tuổi.



Bà Quả Thảo rất mạnh khỏe, ít có bệnh. Đến một ngày nọ, bà cảm thấy đau ở ngực. Các con đưa bà đi bác sĩ. Bác sĩ cho biết bà bị ung thư gan đợt cuối, bà sẽ không sống được bao lâu. Gia đình con cái đều giấu không cho bà biết, nên bà tưởng bệnh nhẹ thôi. Đến hai tuần sau, bà bị đau nặng, các con đưa bà vào nhà thương. Sau đó bốn ngày thì bà vãng sanh. Bà ra đi một cách nhẹ nhàng.







Những điềm lạ trong thời gian ở nhà thương



Các con đưa bà nhập viện khoảng bảy giờ chiều chủ nhật ngày 25 tháng 12 năm 2003 âm lịch. Bác sĩ truyền nước biển cho bà, bà ngủ cho tới sáng thứ hai, cả ngày thứ hai bà khỏe lại bình thường. Đến hai giờ sáng ngày thứ ba, bà lẩm bẩm như là đang nói chuyện với ai. Đến khoảng ba giờ sáng, các con thấy bà có vẻ sắp đi, nên mời Quý Thầy đến giúp đỡ tụng Kinh, trợ niệm. Quý thầy giúp tụng Kinh và trợ niệm một hồi, thấy bà chưa có dấu hiệu vãng sanh nên ra về. Sau khi quý Thầy ra về bà khỏe lại bình thường. Tới khoảng 9 giờ đến 10 giờ sáng, bà thấy sư phụ của bà là Hòa Thượng Tuyên Hóa ở chùa Vạn Phật tới rước bà hai lần, nhưng bà đều lạy sư phụ. Bà nói bà chưa muốn đi vì bà chưa gặp đủ mặt con cháu. Sau đó, bà thấy Phật hiện đến hai lần để rước bà đi.



Lần đầu Phật và Bồ Tát hiện đến không nhiều nhưng lần thứ hai thì đến rất đông. Mỗi lần gặp Phật bà đều bảo con cháu hãy mau lạy Phật và đỡ bà lên để bà lạy.



Hai lần gặp Phật, bà đều lạy Phật xin cho bà ở lại vì bà chưa gặp mặt người con gái thứ bảy tên Lan vì còn ở Los Angeles chưa về kịp. Sau đó Phật bỏ đi.



Qua ngày thứ tư, nghe lời bác sĩ khuyên nên các con đưa bà về nhà. Về nhà bà ngủ mê man. Đến khoảng 10 giờ tối, bà thức dậy tỉnh táo như người bình thường. Lúc này, con cháu thân nhân đều có mặt đầy đủ, luôn cả cô con gái tên Lan của bà cũng về kịp. Bà cười giỡn với con cháu và người thân, bà còn nhắc lại những chuyện năm xưa và tật xấu của mỗi người, khiến con cháu và người thân ở chung quanh bà đều cười vui nhộn. Trong lúc cười giỡn thì có một cháu của bà từ Úc gọi qua hỏi thăm.



Lúc đó khoảng 12 giờ khuya, bà nói chuyện và dạy cháu niệm Phật hộ niệm cho bà. Sau khi nói chuyện xong, bà thấy hơi mệt, các con khuyên bà nên ngủ sớm. Bà bắt đầu nhắm mắt nhưng miệng luôn niệm Phật cho đến lúc đi sâu vào giấc ngủ. Các con cháu thấy bà đã ngủ yên, nên ai nấy cũng đi ngủ.



Khoảng 4 giờ 10 phút sáng, người cháu ngoại thức dậy để lo cho bà thì thấy bà không còn thở nên đánh thức cả nhà. Lúc đó, tướng mạo của bà vẫn còn đẹp và môi bà đỏ hồng, nên con cháu đều tin là bà đã vãng sanh. Vì vậy, con cháu bà không ai khóc.



Những điều kỳ lạ



Bệnh tình của bà đã làm cho các bác sĩ và y tá đều ngạc nhiên vì bình thường một người bệnh ung thư gan đợt cuối rất là đau đớn và khó coi, thêm vào đó là cục bướu lớn cỡ 7-8cm thì người bệnh sẽ chết. Nhưng cục bướu trong người bà đã lớn đến 12cm nhưng bà vẫn sống bình thường, không bị đau nhiều và sắc diện vẫn còn hồng hào, không bị vàng xanh. Còn một điều lạ nữa là, khi đưa bà về nhà, bác sĩ và y tá dặn dò con cháu của bà là “trước mấy ngày bà chết, bà sẽ bị những triệu chứng như là máu miệng hoặc máu mũi chảy ra. Bụng của bà sẽ bị sình to lên, nên khi chăm sóc cho bà phải luôn luôn đeo bao tay”.









Nhưng đến khi bà vãng sanh, những triệu chứng này hoàn toàn không có. Không những vậy mà vẻ mặt còn tươi sáng và đẹp hơn lúc bà còn sống.



Sau khi bà vãng sanh, Chư Tăng và con cháu trợ niệm cho bà đến 9 tiếng đồng hồ. Sau đó, bốn người con gái tắm rửa cho bà. Trong lúc tắm rửa, các con bà đều ngạc nhiên là ngực và đầu của bà vẫn còn ấm. Sau khi tắm rửa xong, các con kêu người tới khiêng nhục thân của bà đi. Những người đến khiêng, họ đều ngạc nhiên nói: “họ đã thấy nhiều xác chết, nhưng chưa thấy xác chết đẹp như bà, giống như một người đang nằm ngủ.



Các con vì thương bà nên không chịu hỏa thiêu, thêm vào vì bà vãng sanh gần ngày tết (tết tây) nên xác bà phải để trong phòng lạnh hết chín ngày, nhưng nhục thân của bà vẫn còn đẹp đẽ và nét mặt an nhiên tự tại.



Bà Quả Thảo rất là có phước, bà đã được nhiều Chư Tăng, con cháu và bạn bè cùng nhau trợ niệm trong khoảng thời gian nhập viện cho đến khi bà vãng sanh. Sau khi vãng sanh, con cháu bà tiếp tục mời chư Tăng đến giúp đỡ tụng Kinh và trợ niệm cho đến đến 49 ngày.



Sau khi vãng sanh, bà đã về cho con cháu bạn bè người thân của bà thấy được nhiều điềm lạ. Một ngày sau khi vãng sanh (ngày 29 tháng 12 năm 2003), bà về gặp người bạn đó là bác Phước. Bác Phước là người xưa nay tu Thiền.



Hôm đó khoảng 4 giờ sáng, bác Phước đang xả thiền. Tự nhiên bác nghe giọng nói của bà Quả Thảo, đứng ở đằng sau bên phía tay phải của bác. Bà nói: “Chị Phước! Nhắn dùm mấy đứa con của tôi lấy những bộ đồ tôi thích, cắt hết nút cho tôi!”.



Bác Phước vừa quay ra sau vừa hỏi cắt hết nút hả thì bỗng nhiên bác thấy bà Quả Thảo và sáu chư Tiên trong y phục màu trắng, họ chia ra làm ba cặp rồi bay lên trời.



Sau đó, đứa cháu của bà là cô nha sĩ Phượng nằm mơ thấy bà rất trẻ đẹp trong y phục nhà tu, bà đi giữa, hai bên có nhiều chư Tăng đi hai bên, trong một cảnh chùa rất đẹp.



Một người cháu khác của bà tên Ngân ở San Francisco, thấy bà rất trẻ đẹp trong y phục nhà tu, chung quanh bà có rất nhiều Chư Tăng. Bà ở trong một ngôi chùa rất lớn và rất đẹp. Ngôi chùa được gọi là Cửu Huyền Thất Tổ.



Bà về cho con cháu, bạn bè, người thân thấy rất nhiều điềm lạ. Các lần hiện về, bà đều mặc y phục Tiên hoặc y phục nhà tu. Chung quanh bà lúc nào cũng có chư Tiên, chư Tăng cùng đi và trong cảnh chùa rất đẹp.



Cả đời bà thích làm phước, bà hay đi chùa và siêng năng tụng Kinh niệm Phật. Đến phút cuối, dù trong lúc bị cơn bệnh ung thư hành hạ, bà vẫn còn đầy đủ lý trí giữ câu niệm Phật và luôn luôn nhắc nhở con cháu, người thân và bạn bè nên lo tu niệm Phật, bố thí và không được cúng mặn. Bà dạy con cháu phải làm theo hạnh nguyện của bà.



(Bài này do nữ cư sĩ Diệu Âm – San Jose ghi lại)



Lời Tịnh Hải:





Trường hợp của bà cụ Quả Thảo thật khó phân giải. Nếu nói rằng bà cụ đã vãng sanh Cực Lạc Thế Giới của Đức Phật A Di Đà thì, đúng mà cũng là không đúng.



Tại sao đúng?



Theo lời Kinh, thì bất cứ ai chuyên tâm niệm danh hiệu A Di Đà Phật thì lâm chung Phật A Di Đà đến tiếp dẫn. Thế là được vãng sanh Cực Lạc. Theo lời kể của cô Quả Lạng, thì bà cụ Quả Thảo đã thấy Phật A Di Đà đến rước hai lần.



Chẳng những bà thấy Phật, nói chuyện với Phật, còn bảo con cháu lạy Phật.



Như vậy chắc chắn bà cụ đã vãng sanh Cực Lạc Thế Giới. Xin lưu ý, ở đây chúng tôi dùng chữ vãng sanh Cực Lạc Thế Giới.

Tại sao không đúng?



Đây là một nghi vấn lớn lao, chúng tôi cần phải phân rõ ràng để làm một bài học kinh nghiệm chung.



Trước khi Phật A Di Đà đến, bà Quả Thảo thấy Hòa Thượng Tuyên Hóa. Chắc Đại Sư ở trong hàng Thánh chúng, Ngài đến trước để báo tin cho cụ bà, vì bà là đệ tử của Ngài. Bà lạy Sư phụ tỏ ý chưa muốn đi vì còn chờ gặp con cháu. Đại sư Tuyên Hóa trở lui và sau đó đến lần thứ hai. Bà cụ vẫn khư khư chưa muốn đi.



Mọi việc trên đây xảy ra ở nhà thương.



Nói đúng ra, bà cụ đã vấp vào điều cấm kị của nhà Phật. Trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật và Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật đều dạy, khi lâm chung nếu người sắp chết mà quá nặng về tình thì không thể bay lên các cõi cao, mà phải kẹt lại.



Hiểu như vậy, chúng ta mới thấy rõ, Đức Phật A Di Đà thật vô cùng đại từ bi. Mặc dù bà Quả Thảo khăng khăng từ chối với Đại sư Tuyên Hóa, Phật A Di Đà vẫn hiện đến cùng với Thánh chúng.



Đọc đến đây, chúng ta càng thấy rõ hơn. Phật là tối cao, một lời Ngài nói thì không có gì thay đổi. Phật A Di Đà đã nói, Ngài sẽ tiếp dẫn thì chắc chắn Ngài đến. Dù bà cụ Quả Thảo quá nặng tình con cái, đó là phần lỗi của bà. Phật A Di Đà sở dĩ thành Phật được là do bỏ tất cả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, thì Ngài đâu câu chấp về hành động thô thiển của bà cụ, một phàm phu mê muội.



Trong sách này, chúng tôi có trích đăng một bài trong băng giảng của Hòa Thượng Thiền sư Thích Thanh Từ, nói về chuyện vãng sanh của bà cụ thân mẫu của cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa. Lúc lâm chung, bà cụ cũng thất Phật A Di Đà đến tiếp dẫn.



Trở lại bà cụ Quả Thảo. Sau lần đầu xin cho bà được nán lại chờ đứa con gái thứ bảy, Phật A Di Đà và Thánh chúng trở lại đón lần thứ hai. Lần này số Thánh chúng cùng đi với Phật A Di Đà đông hơn. Nhưng cô Lan, người con gái thứ bảy của cụ vẫn chưa về tới.



Bà Quả Thảo quả nặng tình với con cái, vẫn khư khư xin Phật cho ở lại chờ con.



Phật và Thánh chúng bỏ đi, không trở lại nữa.



Bởi sự kiện này, chúng tôi không dám khẳng định bà cụ đã vãng sanh Cực Lạc. Vì bà Quả Thảo đã bỏ mất dịp ngàn năm một thưở.



Nhưng bà Quả Thảo vẫn vãng sanh.



Chúng ta nên hiểu thêm một điều. Mỗi con người đều có thọ mạng, tức là đến ngày giờ, thọ mạng chấm dứt thì Phật, Bồ Tát muốn cứu cũng không làm sao được.



Cho nên, chúng tôi mới nói bà Quả Thảo đã bỏ mất dịp ngàn năm một thưở.



Nhưng theo chúng tôi, bà Quả Thảo vẫn vãng sanh. Không vãng sanh Cực Lạc, bà Quả Thảo vẫn vãng sanh lên một cõi Trời nào đó.



Nhờ niệm Phật, bà Quả Thảo được nhẹ nghiệp. Nhờ nhẹ nghiệp, những người khác bị bệnh giống bà đều phải đau đớn để trả quả báo. Nhưng, trong mạng số bà phải bị ung thư, thì bà phải thọ bệnh. Song nhờ nhẹ nghiệp, bà không bị đau đớn như bao nhiêu người khác.



Đây là thành tựu kết quả của người tu niệm Phật. Hòa Thượng Đức Niệm, bà Diệu Âm ở Úc cũng cùng căn bệnh, tất cả đều không đau đớn, nhờ thành tâm niệm Phật.



Thay vì bà được Phật A Di Đà tiếp dẫn, nghiệp chướng của bà sẽ giảm nhiều hơn. Nhưng, bà không vãng sanh Cực Lạc, thì bà được vãng sanh lên một cõi Trời.



Lúc đầu, một thân hữu thấy bà hiện về, có chư Tiên đi theo. Vị thuật lại là người tu Thiền nên chúng ta có thể tin được. Có lẽ bà Quả Thảo muốn độ bà bạn này, nên chọn đúng người đến nhắn tin. Thật sự thì bà có thể báo tin thẳng cho con cháu. Con cháu của bà Quả Thảo thì thấy bà xuất hiện bên cạnh chư Tăng và ở trong ngôi chùa rất lớn và đẹp. Tóm lại, cụ bà Quả Thảo chắc chắn không còn ở Ta Bà này nữa, mà bà đã vãng sanh lên một trong các cõi Trời. Con cháu của cụ đều nghĩ như chúng tôi. Và sung sướng khi biết mẹ và mình đã lên được cõi Trời.



Với chúng tôi, dù bà Quả Thảo, vì quá nặng tình mà chẳng vãng sanh về cõi Cực Lạc Tây Phương Thế Giới. Nhưng cụ sẽ độ rất nhiều người. Bởi, sau khi chúng ta bỏ báo thân này thì vợ chồng, con cháu đều không còn sự liện hệ nào nữa. Sự thương nhớ càng làm trở ngại cho việc chuyển kiếp. Đã bỏ thân này thì không mang theo được gì cả, trừ những nghiệp quả. Nếu là người biết tu và biết niệm Phật hy vọng sẽ diệt bớt được nghiệp, khi lâm chung được Phật A Di Đà đến phóng quang tiếp dẫn, thì nghiệp của chúng ta được diệt dứt. Vì nơi cõi Cực Lạc, chúng sanh nơi đó không còn có nghiệp. Cho nên nơi Cực Lạc không có 3 đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.



Theo sự hiểu biết của chúng tôi, nếu con cháu của bà cụ Quả Thảo thật sự thương bà cụ, cũng có thể ngay trong đời nay, giúp cụ chuyển quả được vãng sanh Cực Lạc ngay.



Trên đây chúng tôi dùng chữ “thật sự thương”.



Nếu tất cả vợ chồng, cha mẹ, con cháu đều yêu thương nhau thật sự và hiểu đúng theo pháp môn niệm Phật vãng sanh của Phật, thì tất cả đều có thể giúp cho thân nhân, ông bà cha mẹ từ muôn kiếp của mình siêu thoát khỏi ba đường dữ. Đó là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.



Từ ngày chúng tôi viết sách, chúng tôi thấy có nhiều thứ tình thương. Khi cha mẹ vừa mất, nhiều người khóc lăn lộn tưởng chừng như người ấy có thể chết ngay theo người đã chết. Những đó chỉ là lối biểu diễn, thường tình của thế gian. Những người thật sự thương họ không biểu diễn, mà họ hành động thật sự, không một gian khổ nào mà họ từ chối. Họ kiên trì hành động không cần ai biết. Đây mới thật sự thương, như hành động của mẹ con cháu Ái Thu, mà chúng tôi có đề cập trong sách này.



Có nhiều người ỷ vào tiền bạc, tốn bao nhiêu tiền họ chẳng từ gian nan, nhưng bảo họ chịu một chút cực khổ, họ từ chối ngay. Đó không phải là tình thương thật sự.



Trường hợp bà cụ Quả Thảo, bà đã vãng sanh lên một cõi Trời. Tuy rằng lên được cõi Trời hưởng rất nhiều phước báu. Tuy nhiên, đối với Phật, đó vẫn là luân hồi trong sáu nẻo. Vì phước báu nào hưởng rồi cũng phải hết. Khi hết rồi, vẫn phải rớt xuống. Phật muốn tất cả đều phải siêu thoát, phải vượt khỏi Tam giới.



Muốn vượt khỏi Tam giới, thời Mạt pháp này chỉ có tu Niệm Phật cầu vãng sanh thì mới đạt được. Sỡ dĩ chư Phật mười phương đều tán thán Phật A Di Đà vì ngoài Ngài không có một vị Phật nào có thể giúp cho chúng sanh được vậy.



Phật Thích Ca, Phật Dược Sư và tất cả các vị Phật khác đều không thể làm được; bởi tất cả các cõi Phật đều có ba đường dữ. Chúng sanh chết đi sống lại, lộn lên rớt xuống đều cũng lẩn quẩn trong luân hồi. Luân hồi thật là đáng sợ, chính vì vậy mà chúng tôi kêu gọi mọi người ráng tu để vượt khỏi tam giới. Người không biết thương yêu, thật sự lo cho chúng sanh đều là ác độc. Những người này sống với tâm ma. Họ khoát lên người bộ áo rất đẹp, rất sặc sỡ, che giấu tâm ma ở bên trong.



Trường hợp bà cụ Quả Thảo, bà đang sung sướng thật sự. Con cháu cụ đang sống ở kiếp này đều biết cụ đang ở cõi Trời. Nhưng hết những thế hệ con cháu này, sau này có ai còn nhớ biết cụ đang ở đâu nữa không? (Chắc chắn không!).



Do đó, nếu ngay trong hiện tại, có thể chuyển quả vãng sanh cõi Trời của cụ, khiến cụ vãng sanh lên Tây Phương Cực Lạc Thế Giới vậy.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

9. Người Thầy của Hòa Thượng Tịnh Không
Đại Cư Sĩ LÝ BỈNH NAM
Lưu Lại Cả Ngàn Viên Xá Lợi

* * * * *

Người tu theo pháp môn niệm Phật mà không biết gì về Ngài Lý Bỉnh Nam cũng là một điều đáng tiếc.

Ngày nay, đa số Phật tử Việt Nam ở nước ngoài biết được và theo học với một nhà sư Tàu – Hòa Thượng Thích Tịnh Không. Ngài là người đang hoằng dương pháp môn giải thoát mà Đức Phật Thích Ca đã dạy riêng cho chúng sanh thời mạt pháp này.


Chúng tôi dùng chữ nhà sư Tàu, chẳng phải là chúng tôi phân biệt Tàu hay Việt, nhưng để mọi người thấy, Phật tử Việt Nam không phân biệt Tàu hay Việt. Cũng như chúng ta tu theo Phật, là tu theo ông Phật là người Nepal. Chúng tôi viết điều này ra ở đây để chứng minh Phật tử Việt Nam không phân biệt chấp trước. Tàu, Ấn Độ hay Nepal cũng được, bất cứ ai thấu suốt pháp môn giúp chúng sanh thoát khỏi lục đạo luân hồi thì chúng ta tu theo học. Có dịp chúng tôi sẽ trình bày chỗ chấp của một số người Việt Nam, mà nhiều năm qua làm hại Phật tử Việt Nam rất nhiều.

Tài liệu chúng tôi viết về cư sĩ Lý Bỉnh Nam là do cư sĩ Trần Văn Tường ở Úc lấy từ mạng điện toán của chùa Quảng Đức ở Úc gởi tặng chúng tôi.

Lý Bỉnh Nam là một cư sĩ thôi. Nhưng là một cư sĩ vĩ đại đã đào tạo cho chúng sanh thời mạt pháp này một vị Pháp sư lỗi lạc, một Hòa Thượng được người Việt Hoa khắp thế giới ngưỡng mộ. Khi viết về Ngài Lý Bỉnh Nam, có người vẫn chấp, sợ giới thiệu Ngài là một cư sĩ thì làm nhẹ thể vị Hòa Thượng khả kính. Tại vị ấy chấp, chứ Hòa Thượng Tịnh Không vẫn hãnh diện nói, Thầy tôi là một cư sĩ, và khi tôi được ông chấp thuận cho làm học trò, ông buộc tôi phải bỏ tất cả những gì tôi đã học được với hai vị Thầy cũng danh tiếng, đó là Giáo sư Đông Phương Mỹ và Chương Gia Đại Sư, một đại Lạt Ma.



Người tu phải nhìn thấu và biết buông xuống. Nếu được như vậy là thấu được điều Phật dạy “Nhứt thiết pháp không! Nhứt thiết pháp tùy tâm tưởng!”.

Những điều chúng tôi viết, chúng tôi thường nói thẳng điều mình biết mà không nuôi tâm chê trách ai. Nói để mong Phật giáo Việt Nam ngày mai sẽ vượt lên và mọi người đều buông hết, không chấp trước để cùng lo cho chúng sanh. Cái ta hãy bỏ đi, cái chủng tộc cũng buông đi, để hướng chúng sanh đi đến một đại đồng và siêu thoát.



Đây, bài viết về Đại Cư sĩ Lý Bỉnh Nam

của chùa Quảng Đức - Úc Châu

Cư sĩ Lý Bỉnh Nam thời Dân Quốc, hiệu Tuyết Lư hay Tuyết Tăng; người thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông. Tự bé, ông đã đỉnh ngộ, hiếu học. Ông chuyên học về pháp luật, chính trị và học cả Trung y, nghiên cứu Phật học: Giáo, Thiền, Tịnh, Mật, ông đều thường tu trì. Ông từng giữ chức giám ngục của huyện Lữ, nhưng nhân từ tột bực, chung thân ăn chay.

Ông quy y với vị Tổ thứ mười ba của Tịnh tông là Ấn Quang Đại sư, được ban hiệu là Đức Minh. Ông gắng sức tự hành, dạy người chuyên tu Tịnh nghiệp. Sau ông đáp lời mời, làm bí thư cho vị chủ nhiệm quản trị nhà thờ phụng Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư (Khổng Tử).

Ông theo chủ nhiệm Khổng Thượng Công (Khổng Đức Thành) thiên di theo chính phủ về Trùng Khánh, sống ở biệt thự Ỷ Lan thuộc núi Ca Nhạc. Mỗi sáng sớm, ông lên chùa Vân Đảnh để lễ tụng, niệm Phật. Ít lâu sau, ông lãnh trách nhiệm giảng dạy cho Phật Học Giảng Diễn Hội của chùa mấy năm, người tin theo rất đông. Năm Dân Quốc 45 (1946), theo Khổng Thượng Công trở về Nam Kinh, ông thường giảng Kinh tại chùa Phổ Tế và Chánh Nhân Liên Xã.

Tháng Hai năm Dân Quốc 38 (1949), vào lúc sáu mươi tuổi, ông theo Khổng Thượng Công qua Đài Loan, ngụ tại Thành phố Đài Trung. Vừa mới sắp xếp công vụ xong, ông đã tìm được chùa Pháp Hoa để làm cơ sở hoằng pháp và lập phòng chẩn mạch Trung Y, lập Bồ Đề Y Viện và Thí Y Hội v.v... để chữa trị, hốt thuốc miễn phí. Ông khởi xướng những sự nghiệp hoằng hóa, từ thiện để tiếp dẫn quần cơ đồng tu Tịnh Nghiệp.

Ông thường nhóm chúng niệm Phật; cử phái viên hoằng pháp đến thăm các nhà giam và những gia đình liên hữu. Do đó, pháp duyên ngày càng rộng rãi; tòa giảng kinh của ông mở rộng đến các chùa Linh Sơn, Bảo Giác, Bảo Thiện v.v... Ông còn khuếch trương những cơ sở truyền giáo khắp cả Tam Đài (Đài Bắc, Đài Trung và Đài Nam), chuyên hoằng dương Tịnh Độ phổ độ chúng sanh.

Mỗi năm, cử hành Phật Thất nhiều lần; lần nào ông cũng đích thân chủ trì, ân cần, thiết tha huấn thị. Ông thường soạn các tài liệu Phật học hàm thụ và vấn đáp, soạn các chương trình phát thanh miễn phí gởi tặng các đài phát thanh.

Về trước tác có: A Di Đà Kinh Trích Chú Tiếp Mông Kỵ Nghĩa Uẩn (lược chú Kinh Di Đà để những người kém hiểu biết lãnh hội được ý nghĩa sâu xa), Đại Chuyên Học Sinh Phật Học Giảng Tòa (tài liệu giảng dạy Phật học cho sinh viên chuyên ngành Phật học) gồm sáu quyển: Phật Học Vấn Đáp Loại Biên, Hoằng Hộ Tiểu Phẩm Vựng Tồn, v.v... hóa độ nhân gian.

Nhân đó, ở các nơi gần hay xa, mọi người đều được bình đẳng hưởng thụ pháp ích. Sau ông nghỉ việc để tăng thời gian hoằng pháp; luôn luôn khuyên người khác tin sâu nhân quả, già dặn, chắc thật niệm Phật.



Trong Pháp môn Niệm Phật có hai công phu để hành trì:



1- Tu Phật Thất, dành cho người căn cơ bình thường.

2- Ban Châu Tam Muội, dành cho người siêu việt xuất chúng,

có sức khỏe dẻo dai.



Hành giả thực hành Ban Châu Tam Muội phải đứng hay đi kinh hành trong thời gian 90 ngày không hề nằm, thường xuyên đắp y hoặc mặc áo tràng. Theo lời kể lại, cư sĩ Lý Bỉnh Nam đã hai lần đạt được Ban Châu Tam Muội. Ngài đã được định rất sâu. Như vậy, có thể Ngài Lý Bỉnh Nam đã đạt được Lý Nhứt Tâm Bất Loạn hoặc Sự Nhất Tâm Bất Loạn.

Ngày mười hai tháng Tư năm Dân Quốc 75 (1986), ông bảo đệ tử hầu cận:

- Ta sắp đi đây!

Đến sáng hôm sau, ông niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, dặn dò đệ tử rồi nằm yên lành mà tịch. Thọ chín mươi bảy tuổi. Sau khi trà tỳ, thu được hơn cả ngàn viên xá lợi ngũ sắc.

(theo Lý Công Tuyết Hư Lão Cư Sĩ Lược Sự).





Hòa Thượng Tịnh Không nói về
Đại Cư sĩ Lý Bỉnh Nam

Như chư liên hữu thấy, sau khi vãng sanh, cư sĩ Lý Bỉnh Nam lưu lại hơn cả ngàn viên Xá Lợi ngũ sắc. Đó là kết quả của người thật sự có công phu tu tập trong nhiều năm niệm Phật.

Rải rác trong các băng giảng, Hòa Thượng Tịnh Không thường nhắc đến vị Thầy vĩ đại của mình. Chúng tôi chẳng nhớ trong băng giảng nào đã ghi ra tài liệu dưới đây:

Theo Hòa Thượng Tịnh Không, tướng của Lý Bỉnh Nam không phải là người trường thọ. Vì cái lỗ tai và cái càm ông ngắn không phải là người sống lâu. Nhưng nhờ ông biết làm việc thiện, như chữa bệnh miễn phí cho mọi người, dạy Phật pháp cho mọi người. Sự thu nhập tài chánh của ông rất dồi dào, nhưng ông đem bố thí cho thiên hạ. Ông sống trong một căn nhà nhỏ, không cần người giúp việc hầu hạ. Đến 90 tuổi, ông sống một mình với thân thể khỏe mạnh cường tráng.



Phước báu mà ông có chẳng phải là do đời trước mà có. Sau khi học Phật ông mới tu. Phước báu thọ mạng của ông là nhờ tu trong đời này. Đây là điều mọi người chúng ta cần tìm hiểu học hỏi. Nhiều vị chỉ biết khen người, mà không noi theo gương người để áp dụng cho mình, thì lời khen ấy trở thành rỗng không. Ngài Lý Bỉnh Nam vãng sanh vào lúc 97 tuổi. Điều đáng lưu ý, tuy không ai kêu gọi, thiên hạ mến mộ công đức của Ngài, mỗi ngày có khoảng 600 người đến hộ niệm. Tất cả đều tự động đến, không phải để chia buồn, nói những lời rỗng tuếch, mà đi xung quanh quan tài hộ niệm. Tiếng niệm Phật không ngừng nghỉ trong suốt 49 ngày.

Hòa Thượng Tịnh Không nói : kết quả mà Ngài Lý Bỉnh Nam đã tu trong đời này. Thông minh trí tuệ do Ngài bố thí pháp. Khỏe mạnh trường thọ là bố thí vô úy. Vô úy mà không não hại tất cả chúng sanh. Tất cả chúng sanh gặp ta có cảm giác an toàn. Đó là vô úy. Ngài Lý Bỉnh Nam có trên 200 ngàn đệ tử. Thật là vĩ đại!


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

10. T.T PHƯỚC MINH

THƯỜNG NHẬP PHẬT THẤT
VÃNG SANH LƯU TRỌN
HỘP SỌ ĐẦU

Và trên 200 viên Xá Lợi được
Môn đồ chia nhau phụng thờ

* * * * *

Thượng Tọa Thích Phước Minh, thế danh là Trần Ngọc Tỷ, sinh năm 1915 tại Làng Mỹ Thạnh Trung, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Năm 17 tuổi, Thượng Tọa đến chùa Rạch Rừng thuộc xã Hòa Bình, quận Tam Bình xin quy y Tam Bảo với Hòa Thượng Thích An Sơn (thường gọi là Sư ông núi Tượng).

Cũng trong năm này, Thượng Tọa phát tâm xuất gia nhưng cha mẹ không cho đi, vì trong gia đình chỉ duy nhất Thượng Tọa là con trai nên ông bà cụ muốn Thầy lập gia đình để nối dõi Tông đường và tiếp nối giữ gìn gia nghiệp của cha mẹ để lại, phụng thờ tổ tiên. Vì thế Thầy phải vâng lời, không dám cãi lại cha mẹ. Hơn 10 năm sau, Thượng Tọa và gia đình dời về Cần Thơ.

Ý chí xuất gia cầu đạo giải thoát vẫn không quên, nên vào năm 59 tuổi (1973), Thượng Tọa đến chùa Phước Châu (thị xã Vĩnh Long) cầu Hòa Thượng Hoàn Phú thế phát xuất gia được Bổn Sư cho pháp danh Phước Minh và thọ giới Sa Di trong năm này. Năm sau (1974) trở về chùa Phước Hậu (Trà Ôn) tu học với Thầy Bổn Sư và giữ chức vụ Thư ký chùa.

Đến năm 1975, được Hòa Thượng Bổn sư cho đăng đàn thọ Tỳ Kheo Bồ Tát giới tại Tổ Đình Ấn Quang (Sàigòn). Năm 1976, Thượng Tọa lên chùa Huệ Nghiêm (An Dưỡng Địa) tại Sàigòn đảnh lễ cầu pháp với Hòa Thượng Thích Bửu Huệ tu tập theo pháp môn Tịnh Độ, chuyên tâm niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương.

Thầy rất siêng năng công quả và tinh tấn tu hành, chân thật cầu giải thoát nên Hòa Thượng Bổn Sư cử làm Phó Trụ trì Tổ đình Phước Hậu và cho Pháp hiệu là Hoàn Tịnh. Phía ngoài vườn chùa có lập một ngôi tịnh thất, Thượng Tọa thường nhập thất niệm Phật, khi thì 7 ngày, 21 ngày, lúc thì 49 ngày hoặc 3 tháng.

Đầu năm 2003 (Quý Mùi) Thượng Tọa thường hay đau yếu, đệ tử là Sư cô Trí Thanh (trụ trì chùa Phước Hưng) thường đưa Thượng Tọa qua Cần Thơ để khám bệnh điều trị. Khoảng tháng 08 Â..L, Thượng Tọa bệnh và nói với Sư cô Trí Thiện: “May đồ cho Thầy kỳ này thôi. Sau khỏi may nữa!”.

Đến khuya ngày 20 tháng 10 Â.L trở bệnh. Sáng 21/10 chuyển lên bệnh viện Đa Khoa Cần Thơ cấp cứu vì Thầy bị hôn mê. Đến trưa ngày 22/10, xin xuất viện đưa về Tổ đình Phước Hậu.

Ở trên xe chư Tăng Ni và Phật tử niệm Phật trợ niệm cho Thượng Tọa và đôi lúc thấy Thượng Tọa khẽ mỉm cười. Khi về đến chùa Phước Hậu vẫn tiếp tục trợ niệm cầu nguyện, lúc ấy Thượng Tọa bỗng nhiên niệm ra tiếng “Nam Mô A Di Đà Phật”. Chỉ một câu rồi im lặng niệm thầm. Lúc còn khỏe, Thượng Tọa thường dạy “Phải niệm cho thật rành rẽ, rõ ràng từ chữ từng câu”.

Đại chúng vẫn trợ niệm cho đến trưa ngày 24 tháng 10 âm lịch năm Quý Mùi, vào 11 giờ 5 phút (tức đầu giờ ngọ) nhằm ngày 17/11/2003, Thượng Tọa an tường vãng sanh trong tiếng niệm hồng danh Phật A Di Đà của đại chúng. Hưởng thọ 89 tuổi đời, hạ lạp 28 tuổi đạo.

Tang lễ của Thượng Tọa được cử hành trong 2 ngày 24 và 25 tháng 10 âl, đến 7 giờ sáng ngày 26 là lễ di quan đưa kim quan của cố Thượng Tọa đến Lò hỏa táng chùa Phật Học, Cái Răng, thành phố Cần Thơ để hỏa thiêu.

7 giờ sáng ngày 27/10 Â.L, môn đồ pháp quyến thu nhặt linh cốt, tro xương để phụng thờ. Thượng Tọa đã lưu lại một hộp xương sọ đầu và trên 200 viên xá lợi.

Đến tuần 49 ngày, toàn bộ linh cốt và hộp sọ đầu được an vị nhập vào bảo tháp tại chùa Phước Hậu vào ngày 13 tháng Chạp âm lịch, Quý Mùi. Riêng phần Xá lợi, môn đồ pháp quyến gìn giữ phụng thờ.


Sống chết, thạnh suy lý vẫn thường,
Tuổi cao, gần Phật bận chi thương.

Người Bạn Sen

Thích Đức An kính thuật


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

11. Để chuẩn bị tư lương làm
hành trang về Cực Lạc

GẦN CUỐI ĐỜI
NI SƯ HÀ LIÊN

BUÔNG BỎ TẤT CẢ ĐỂ VÃNG SANH

Lưu lại cho đệ tử
vô số Xá Lợi tuyệt đẹp

**********

Ni sư Thích nữ Hà Liên, thế danh Huỳnh Thị Tư, sinh năm 1927 tại xã Thới An, thị trấn Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Thân phụ là cụ ông Huỳnh Ngọc Sanh, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Đẩu. Ni sư là con út trong gia đình, thuộc hàng trung lưu, hiền hòa, đạo đức, theo Nho giáo, tích phước tu thiện. Giống lành đã sẵn trồng từ vô lượng kiếp, khiến nên thưở nhỏ Ni sư đã có tâm từ.


Năm 20 tuổi, nghe đồn có Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang hành đạo theo hạnh Phật. Ni sư liền đến Tịnh xá Ngọc Châu – Ô Môn để cầu học Phật Pháp nhưng không gặp, vì thưở ấy Đức Tổ Sư thường vân du xứ này sang xứ khác khó gặp được Ngài.

Thời gian trôi qua, đến năm 28 tuổi, Ni sư phải tuân theo lời cha lập gia thất sống theo đời thường một thời gian có được hai con, một trai và một gái, nhưng tâm niệm lúc nào cũng tưởng đến con đường giải thoát, luôn khấn nguyện sớm thoát cảnh duyên trần ràng buộc.

Hạnh nguyện chưa thành thì kế tiếp phải lo thọ tang cha, cảnh tử biệt sanh ly dồn dập trong lòng người hiếu tử, khiến tâm đạo của Ni sư càng nung nấu bởi khổ đau của kiếp người. Nên khi hoàn thành bổn phận của người con hiếu đối với song đường. Người Phật tử tín tâm ấy hướng đến Tam Bảo, quyết tìm cho được con thuyền Liên Hoa Khất sĩ làm hòn đảo nương tựa an lạc của đời thường.

Năm 34 tuổi, chia tay với người bạn đời quyết thực hiện những ước mơ đã được xây đắp từ lâu, bèn hướng dẫn chị và con gái quyết lên đường giải thoát tầm cầu Phật quả.

Năm 38 tuổi, Ni sư gặp được Bổn sư là Ni trưởng Thích nữ Diệu Liên, viện chủ Tịnh xá Ngọc Hòa – Phú Lâm – Sàigòn thế độ cho xuất gia.

Được thành tựu tâm nguyện, sống đời xuất gia trong sáng thanh thản, nhẹ nhàng dễ bề nghiêm thân tấn đạo. Tự biết mình bán thế xuất gia, vào cửa đạo trễ tràng, nên quyết định hành đời sống phạm hạnh, một y một bát, theo hạnh tam thường bất túc. Người rất tinh tấn, lập công bồi đức, nguyện hiến trọn đời mình cho đạo pháp với lòng thiết tha thành tín.

Nhờ sự tinh tấn dõng mãnh ấy, nên được đệ nhứt Ni trưởng Huỳnh Liên trao truyền thập giới Sa Di Ni. Năm 1972, được thọ Thức Xoa Ma Na Ni và năm 1974 được thọ Cụ Túc giới, được Ni trưởng Diệu Liên đề cử đến Tịnh xá Ngọc Phước – Xóm Mới để trông coi công trình xây cất Tịnh xá ở Xóm Mới, Huyện Hóc Môn.

Năm 1975, Ni sư được bổ nhiệm về Tịnh xá Ngọc Phú – Châu Đốc, tỉnh An Giang để điều hành Phật sự, hướng dẫn chư Ni tu học và duy trì ổn định nề nếp tu học cho chư Phật tử tại địa phương.

Với cương vị một trụ trì, Ni sư luôn đặt tinh thần Đạo pháp lên trên, Ni sư đã được bổn đạo Phật tử địa phương hết lòng ngưỡng mộ kính mến.

Ni sư mở rộng lòng từ dìu dắt dạy dỗ từ người chưa biết đạo trở thành những cư sĩ thuần thành. Riêng bậc xuất gia có những vị thiếu duyên Thầy trò thì được Ni sư nhận làm y chỉ sư và dìu dắt nương nhau tu học. Trong số này có hơn mười vị sư cô đã thành tựu được nhiều hạnh cao quý ấy.

Những năm tháng gần cuối đời, Ni sư Hà Liên giao phó trách nhiệm trụ trì cho đệ tử là sư cô Thích nữ Dung Liên để có thời gian hành trì đúng các thời khóa tu Tịnh Độ, chuẩn bị cho mình món tư lương làm hành trang về cõi Phật.

Vào 16 giờ 30 phút ngày 24/1/04, Ni sư Hà Liên đã vãng sanh Cực Lạc Thế Giới, thọ 78 tuổi, hết 37 năm sống theo người thế tục, 40 năm sống trong cửa đạo.



Lời Tịnh Hải :

Tài liệu trên đây do cháu Kim Tuyến và Nguyễn Thị Hên ở Châu Đốc cung cấp. Chúng tôi không đăng nguyên văn, vì theo chỗ chúng tôi hiểu, thời gian quý báu nhứt cho Ni sư Hà Liên được vãng sanh và lưu Xá lợi là sau khi Ni sư buông bỏ tất cả, trao quyền trụ trì cho Sư cô Dung Liên.

Tài liệu ấy cũng nói: “Ni sư Hà Liên giao phó trách nhiệm trụ trì cho đệ tử là Sư cô Dung Liên để có thời gian hành trì đúng các thời khóa tu Tịnh Độ, chuẩn bị cho mình món tư lương làm hành trang về cõi Phật”.

Khi viết về những vị niệm Phật vãng sanh, chúng tôi chú trọng tìm hiểu về công phu niệm Phật của từng vị. Dầu người chết có Xá lợi, thân nhân hay môn đồ pháp quyến nói vị đó tu Tịnh Độ, chúng tôi vẫn chưa tin ngay rằng vị đó đã vãng sanh Cực Lạc.

Cho nên với chúng ta cần phải rõ: Xá lợi là việc khác, mà vãng sanh Cực Lạc là việc khác. Một người tu Thiền được định cũng có Xá lợi; nhưng nếu không tin vào 48 Đại nguyện và thần lực của Đức Phật A Di Đà, không phát tâm Bồ Đề và cầu nguyện vãng sanh Cực Lạc, thì Xá lợi ấy được kết tinh bởi sức định khi ngồi Thiền, không liên hệ gì đến việc vãng sanh.

Ni sư Hà Liên thuộc Giáo hội Khất sĩ. Trong Giáo hội Khất sĩ có người tu theo Thiền, và có người tu Tịnh Độ. Cho nên, chúng tôi phải tìm hiểu Ni sư Hà Liên tu theo pháp môn nào mặc dù sau khi trà tỳ Ni sư lưu lại nhiều Xá lợi.

Câu nói trong tài liệu nói Ni sư Hà Liên giao chùa cho Sư cô Dung Liên để có thời gian hành trì các thời khóa tu Tịnh Độ, nói rõ lên rằng Ni sư quả là người thật sự vãng sanh Cực Lạc. Vì người muốn về Cực Lạc phải có thời gian chuẩn bị tư lương.

Đó là chỗ chúng tôi cần biết rõ. Vì có Tăng Ni tu tại chùa Tịnh Độ, nhưng không niệm Phật đúng pháp thì cũng chẳng có đủ tương để vãng sanh.

Tuy nhiên, một người tu theo pháp môn niệm Phật, khi lâm chung biểu hiện tướng lành, mặt hồng hào, lỗ tai bỗng dài ra, đỉnh đầu nóng ấm kéo dài hơn 8 tiếng (nhưng xin lưu ý thân nhân có cha mẹ anh em mất, đừng nên bừa bãi sờ tìm hơi nóng), sau khi thiêu lại có Xá lợi như Ni sư Hà Liên, thì chắc chắn vị ấy được Đức Từ Phụ A Di Đà tiếp dẫn về Cực Lạc.

Bởi đa số chúng sanh, trước khi mất đều xanh xao vàng vọt do còn nghiệp. Nhưng khi Phật A Di Đà đến, phóng hào quang tiếp dẫn, tất cả nghiệp của người ấy bị hào quang phá tan, thì bắt đầu giây phút ấy vị ấy đã vĩnh viễn thoát khỏi vòng sanh tử, sống với Hóa Thân.

Thân tứ đại bị bỏ lại trước khi ra đi. Nhưng trước khi đi theo Phật, than tứ đại được biến đổi. Đây là điều bất khả tư nghì. Song để nói lên rằng, khi lập 48 Đại nguyện, Ngài Pháp Tạng tức tiền thân của Đức Phật A Di Đà đã tốn bao nhiêu công phu tu hành trong năm kiếp. Ngày nay chúng ta được hưởng những báo đức (tức phước báo và công đức) của Đức Phật A Di Đà, nên cần phải biết tri ân Ngài.

Hòa Thượng Tịnh Không nói, người tu niệm Phật muốn được chắc Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn, người ấy cần phải biết hy sinh lo cho người khác.

Đọc tài liệu về cuộc đời tu hành của Ni sư Hà Liên, chúng ta thấy Ni sư đã đem gần 40 năm tu hành phục vụ cho đạo pháp và chúng sanh.

Chư vị nào muốn chắc được vãng sanh nên học theo gương của Ni sư Hà Liên.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: 23 Chuyện Niệm Phật Vãng sinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

12. Đau khổ vì chiến tranh loạn lạc, chết chốc
SƯ BÀ DIỆU HẠNH
QUYẾT VÃNG SANH CỰC LẠC THẾ GIỚI
Sư Bà đã được như nguyện và lưu Xá Lợi

* * * * *

Sư Bà Thích nữ Diệu Hạnh sinh năm Quý Hợi (1923), thị tịch năm Kỷ Mão(1999).Trụ thế 77 năm-hạ lạp 40 hạ. Sư Bà xuất gia vào năm 1946.

Vì chiến tranh loạn lạc nên Sư Bà bị thương tích đầy mình và mất cả niềm tin về cuộc sống.Vì vậy Sư Bà định kết liễu đời mình. Trong lúc cuồng trí và không chỗ ở, Sư Bà gặp được em dâu của Sư ông trụ trì chùa Linh Thạnh, được đưa về chùa ở.



Sư ông dạy về luật nhân quả, cho rằng do kiếp trước vụng tu lại tạo nhiều nghiệp thì kiếp này phải trả. Nếu nhìn thấu thì có gì đáng buồn tới phải toan tìm cái chết. Nếu muốn kiếp sau không còn khổ, thì phải ráng tu trì và niệm Phật cho nhiều, để nhẹ nghiệp, đó là pháp môn niệm Phật.

Từ đó, Sư Bà ý thức được đạo nên Sư Bà không có ý định chết nữa mà quyết tâm tu niệm Phật cầu vãng sanh. Nhưng Sư Bà không chịu xuất gia. Và sau nhiều lần đau bệnh, cận kề sinh tử, Sư Bà mới chịu xuất gia. Thế là Sư Bà khỏi bệnh.

Sư Bà không làm việc gì ngoài việc lần chuỗi niệm Phật và phụng dưỡng Sư Phụ cho đến năm 1974 thì Sư ông tịch. Sư ông có bốn vị đệ tử, vị nào cũng học giỏi cả nhưng Sư ông để lại chúc thư cho Sư Bà kế thừa trụ trì chùa Linh Thạnh. Vì vậy, không phải muốn mà được. Sau đó, Sư Bà làm trụ trì chùa Linh Thạnh đến năm 1985 thì Sư Cô Huệ Minh xin xuất gia tu học,cũng là thị giả của Sư Bà đến ngày tịch. Sư Bà nhận Sư cô làm đệ tử xuất gia đầu tiên.

Sư Bà là người không biết chữ nhiều nhưng bù lại, Sư Bà rất có lòng kiên trì và tinh tấn niệm Phật, không để cho thời gian lãng phí. Sư Bà niệm Phật cho đến khi ngủ, trong giấc vẫn niệm Phật thật lớn và rõ. Vì đang ngủ mà Sư Bà niệm Phật thật lớn nên Sư cô tưởng Sư Bà bị mớ, lúc đầu định đánh thức, nhưng lúc sau nghe kỹ lại thì biết Sư Bà niệm Phật nên không dám.

Bỗng một hôm vào khoảng tháng 6/1997, Sư bà nói với Sư cô Huệ Minh rằng: “Mai mốt Thầy có theo Phật thì con nên đem thiêu và phần tro còn lại thì đem ra cầu Cái Răng mà rải cho nó gọn”.

Sư Bà gọi Sư cô dặn thêm: “Những đồ mà Thầy đã sắm để liệm và đồ đắp mặt còn bộ mới để mặc liệm chớ liệm đồ cũ thì xấu lắm”. Nói xong, Sư Bà cười thật hoan hỷ.

Đến tháng 11/1997, có nhiều Phật tử đến chơi, thăm Sư Bà và hầu chuyện xem Sư Bà có lẫn lộn không. Nhưng Sư Bà không lẫn lộn là kể chuyễn này nọ, vui vẻ. Sư Bà cười khặc khặc mấy tiếng nhưng sau đó liền khóc, chắc có lẽ Sư Bà có gì mà không nói ra được. Từ đó, Sư Bà không nói chuyện gì nữa mà chỉ niệm Phật, thân thể có phần mỏi mệt. Sư Bà bị chấn thương xương cột sống không đi đứng bình thường được. Rồi từ đó, sức nhẫn nại và chịu đựng đã có từ trước nay càng nhẫn nại và chịu đựng hơn nữa. Sư Bà không than trách một lời mà thay vào đó là câu hồng danh A Di Đà.

Thế rồi, đêm 29/7/1999, Sư Bà bị tai biến, Sư cô Huệ Minh thấy Sư Bà rất yếu nên gọi điện thoại cho con cháu của Sư Bà để đến thăm và trợ niệm. Cháu của Sư Bà đến đầy đủ và túc trực 3 ngày đêm. Trong 3 ngày đêm này, các người cháu và Phật tử chùa đã hộ niệm cho Sư Bà.

Sư Cô bảo các cháu của Sư Bà chia làm hai hàng bên giường của Sư bà mà niệm Phật. Lúc này Sư Bà mở mắt sáng và sắc diện rất đẹp.

Cho đến ngày mùng 5, Sư Bà không còn mở mắt được thì Sư cô và Phật tử cất tiếng niệm lớn hồng danh “A Di Đà Phật”, khoảng hơn 10 niệm thì Sư Bà trút hơi thở cuối cùng, lúc đó là 8 giờ 55 phút. Sư Bà mở mắt thật to và rút hai vai lên một cái rồi nhẹ nhàng nhắm chặt mắt.

Bỗng lúc đó, có một con bướm màu cà phê sữa bay từ cửa thang lầu xuống mà đậu nơi nóc mùng nơi Sư bà đang nằm. Đến khi nhập quan, thân thể của Sư bà vẫn mềm mại, sắc mặt như đang nằm ngủ.

Con bướm lúc này bay đậu trên lư nhang cho đến lúc đưa vào lò thiêu, khi Hòa Thượng châm lửa, khói bay ra thì con bướm này bay theo ngọn lửa đó mà bay đi mất.

Còn chuyện linh ứng nữa là có một bà Phật tử bằng tuổi với Sư Bà, rất là thương Sư Bà. Vì nhà ở xa chùa nên lúc Sư Bà tịch, bà ấy không hay tin nhưng Sư Bà đã về báo tin cho bà biết.

Bà kể lại: “Sáng sớm hàng ngày, sau khi ngủ dậy, tôi đi cúng nước và tụng Kinh nhưng hôm đó hơi mệt nên chỉ dâng nước lên cúng mà chưa tụng Kinh. Lúc đó, tôi trở về giường nằm thì thấy Sư Bà ngồi trên lưng con hạt, đậu nơi nóc nhà của tôi mà nói rằng “Hôm nay là Thầy đi về Cực Lạc rồi mà sao Bà không ra chùa”.

Tôi liền giựt mình tỉnh dậy và nhớ rõ là Sư bà báo mộng và thấy Sư Bà mặc áo gì mà tay rộng lắm. Tôi kêu đứa cháu nội chở ra chùa Linh Thạnh thì lúc này chùa đang làm lễ chuẩn bị di quan.

Lúc lấy tro cốt và tìm kiếm Xá lợi thì Sư cô Huệ Minh vắng mặt vì sau lễ tang của Sư Bà, Sư cô quá mệt nên ngủ quên ở chùa.

Vì vậy, phần lớn số xá lợi do cháu của Sư Bà thờ tại tư gia ở Long Mỹ - Cần Thơ. Chỉ có vài viên được thờ tại chùa Linh Thạnh do Sư cô đến trễ. Xá lợi rất nhiều, có viên bằng đầu đũa, có viên màu đen huyền, chiếu lấp lánh.

Đặc biệt hơn là có 10 viên chiếu lấp lánh như kim cương và có 1 viên như Hòn Phụ Tử ở tỉnh Hà Tiên.

Ngày 2/10/2004
Hải Trí



Lời Tịnh Hải:

Đọc câu chuyện này, chư vị thấy Sư bà Diệu Hạnh chỉ biết chữ chút ít. Trong khi đó Sư ông chùa Linh Thạnh có tới 4 người Nam đệ tử học khá giỏi. Vậy tại sao Sư ông không giao quyền trụ trì cho Nam đệ tử, mà lại giao cho người Nữ.

Vậy có phải Sư ông Linh Thạnh trọng nữ khinh nam không?

Quả là không!

Nếu ông Thầy là người thích kẻ đệ tử giỏi kiến giải, không cần quan tâm đến việc công phu tu hành, thì Thầy sẽ chọn Nam đệ tử.

Nhưng, ở đây Sư bà là người chẳng ham sống, chỉ lo tu hành của một người bực “Lão Thật Niệm Phật”, thì hạnh tu của Sư bà phải được chọn giao chức trụ trì. Sư ông Linh Thạnh quyết định đúng đắn.

Sư Bà Diệu Hạnh đã lớn một lần muốn lấy cái chết để thoát Ta bà đau khổ này. May mà Sư bà không tự tử chết, chứ nếu Sư bà chết như vậy, Sư bà sẽ đau khổ nhiều hơn. Bởi vì người tự tử chết, thì sau đó, trong vòng 49 ngày của thân trung ấm, cứ 7 ngày lại phải tự tử một lần. Sau khi không được chết, lúc xuất gia Sư bà chí tâm trả ơn Sư phụ và nhứt tâm niệm Phật cầu vãng sanh. Đây gọi là tử tâm niệm Phật. Bởi Ta bà này tuy có những cái vui, nhưng trong những cái vui tạm đó đều có những cái khổ lâu dài, sau đó hiểu thấu lẽ hơn thiệt, bất cứ ai tử tâm niệm Phật đều cầm bằng sẽ vãng sanh, chắc chắn sẽ vãng sanh.

Do đó, chúng tôi thành lập Đề án Hương Quang An Dưỡng Chung Cư và tha thiết mong mỏi nhiều Chung cư được xây cất, giúp môi trường cho chư vị quyết tâm vãng sanh có nơi thực hiện ước nguyện của chư vị ấy.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách