Kim Chỉ Nam Trên Con Đường Tu Tịnh Độ

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Kim Chỉ Nam Trên Con Đường Tu Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Viết bởi Tuệ Dũng

Kim Chỉ Nam Trên Con Đường Tu Tịnh Độ

1. NIỆM NIỆM tương tục (không gián đoạn) là như thế này:

Thí dụ như có người ở nơi đồng vắng bị giặc cướp cầm gươm rượt theo muốn giết (dụ cho sanh tử, vô thường, không tha mạng sống).

Người đó sợ hải quá, cắm đầu chạy riết, đến chỗ gặp một con sông chắn ngang qua (con sông sanh tử. Bờ bên này là sanh tử ngạn, bờ bên kia là giải thoát ngạn).

Người ấy vừa chạy trốn vừa thoáng nghĩ trong đầu rằng:

Nếu ta lội qua khỏi được con sông này, đến BỜ BÊN KIA thì mới mong bảo toàn thân mạng. Nhưng để y phục mà lội hay là cởi bỏ ?

Nếu để y phục mà lội sợ e vướng mắc, lúng túng tay chân khó bơi. Còn cởi bỏ thì không kịp nữa rồi, vì giặc cướp đã rượt tới sau lưng (đây là dụ cho cái chết đã gần kề không còn xa nữa).

Bấy giờ người ấy chỉ còn có một NIỆM DUY NHẤT là làm sao cho qua sông được thì thôi chớ không còn có ý nghĩa chi khác...

Thì người NIỆM PHẬT chúng ta đây cũng y như vậy, nghĩa là:

Chỉ chuyên tâm tha thiết niệm,

Ðừng nghĩ ngợi điều chi khác cả (tức là dứt hết mọi tạp tưởng).

Câu NIỆM PHẬT này vừa DỨT thì câu NIỆM PHẬT khác TIẾP NỐI theo liền (đừng có để phí thời giờ).

NIỆM NIỆM nối nhau liên tục như vậy cho đến MƯỜI NIỆM.

Ðây gọi là "THẬP NIỆM tương tục" (Tức là 10 niệm nối nhau không dứt).

(ÐÀM LOAN PHÁP SƯ dạy).

2. Ðức PHẬT (Thích Ca và A DI ÐÀ) xót thương, khuyên TA nên chuyên xưng danh hiệu A DI ÐÀ Phật.

Bởi vì phép niệm "Xưng danh hiệu A DI ÐÀ PHẬT" này rất dễ, nếu có thể giữ mãi mỗi niệm nối nhau như thế, lấy suốt cả đời mình để làm hạn định, thì:
Mười người tu, mười người vãng sanh.

Trăm (ngàn) người tu, trăm (ngàn) người vãng sanh.
Tại sao vậy?
Bởi vì:

Không có duyên tạp (Không có suy nghĩ điều chi khác hết) nên được CHÁNH NIỆM.

Hạp với bản nguyện của Phật A DI ÐÀ (Ðại nguyện thứ 18, 19, 20).

Vì không trái với lời kinh (kinh vô lượng Thọ, kinh Thập lục Quán, kinh Phật thuyết A DI ÐÀ v.v...).

Vì thuận theo lời PHẬT dạy, cho nên dễ vãng sanh.

(Liên Tông nhị Tổ - Thiên Ðạo Ðại Sư dạy).

3. Chí tâm niệm PHẬT nghĩa là: Ý nghiệp làm lành.

Xưng danh hiệu PHẬT nghĩa là: KHẨU nghiệp làm lành.

Chấp tay, cúi mình lạy PHẬT nghĩa là: THÂN nghiệp làm lành.

Nếu giữ ba nghiệp THÂN, KHẨU, Ý làm lành như vậy trọn đời, thì một câu niệm PHẬT có thể diệt được tội nặng trong 80 ức kiếp sanh tử.

(HOÀI CẢM ÐẠI SƯ dạy).

4. Lúc lễ bái, niệm PHẬT và phát nguyện phải:

- Khẩn thiết, chí thành.

- Không xen lẫn tạp tưởng.

- Như người sắp sửa bị giết mà cầu được tha.

- Như người bị giặc cướp rượt đuổi .. mà muốn được thoát.

- Như bị nước trôi, lửa cháy, một lòng mong được cứu nạn.

Niệm Phật phải khẩn cấp và chí thành như thế thì mới thành tựu được công phu.
Tóm lại nếu:

Nói một đường, làm một nẻo (Tức là miệng thì nói niệm PHẬT mà lòng không chịu niệm).

- Lời nói và hành động chẳng giống nhau.

- Lòng TIN (nơi Tịnh Ðộ pháp môn) không vững chắc.

- Nay thì niệm, mai mốt lại bỏ bê, biếng trễ vv...

- Niệm như thế ắt khó được vãng sanh.

(Liên Tông Lục Tỗ Vĩnh Minh đại sư dạy).

5. Người tu pháp NIỆM PHẬT, dù cho đang khi làm công việc nặng nhọc chi, song TRONG TÂM LÚC NÀO CŨNG KHÔNG QUÊN CÂU NIỆM PHẬT... Giả sử như lỡ có quên thì phải cảnh tỉnh ngay lập tức và nhiếp tâm niệm trở lại... Tập như thế lâu ngày thành quen...Ðến khi gần lâm chung thì dù cho thân có bị bịnh khổ dày vò, đau đớn, nhưng tâm vẫn KHÔNG QUÊN câu niệm PHẬT...

Khi vừa tắt thở thì thần thức liền nương theo câu niệm PHẬT ấy mà đi, quyết định sẽ được vãng sanh về nơi CỰC LẠC...

(Tuân Thức đại sư dạy).

6. a. Người tu Tịnh độ muốn được vãng sanh thì việc CHÁNH YẾU là phải CHUYÊN TÂM NIỆM PHẬT... còn phần phụ thì phải dứt trừ điều ác, làm những hạnh lành ...

Ðem các công đức ấy mà hồi hướng và nguyện sanh về chốn Tây Phương, ắt sẽ được mau thành tựu, như thuyền đi xuôi gió, lại còn thêm được thuận dòng (nước) vậy.

b. Sớm tối chuyên tâm lễ PHẬT như người (làm quan) đi chầu vua không dám sơ sót. Còn như người niệm PHẬT thì phải:

- Miệng niệm PHẬT, tâm phải tưởng PHẬT.

- Tâm và miệng đều hợp nhau,

- Phát lòng chí thành, trân trọng.

- Tin chắc (nơi lời Phật dạy về pháp môn Tịnh độ) đừng có nghi ngờ.

- Mỗi ngày đều phải siêng năng chớ đừng nên biếng trễ.

Thì chắc chắn là sẽ thành tựu được môn NIỆM PHẬT Tam muội. Chừng đó lo gì không được vãng sanh.

(Từ Chiếu đại sư dạy).

7. a. Người niệm PHẬT phải nên:

Giữ một câu Nam mô A DI ÐÀ PHẬT như dựa vào núi Tu di, lay chuyển chẳng động (Tức là dù cho có ai bài bác, phá hoại thế mấy đi nữa quyết cũng chẳng nghe). Thường nhớ, thường niệm. Sáng cũng niệm, tối cũng niệm, đi cũng niệm, ngồi cũng niệm...

Tâm niệm PHẬT chẳng bỏ qua, câu niệm PHẬT chẳng rời lòng.

Mỗi giờ, mỗi khác, cũng nhớ niệm, niệm hoài không bỏ lỡ, giống như gà ấp trứng phải thường cho hơi ấm tiếp tục thì trứng mới nở con. Còn niệm Phật hoài mà không bỏ qua thời giờ gọi là "Tịnh niệm tương tục" ắt bông sen của mình sẽ mau nở vậy.

b. Chuyên lòng xưng danh hiệu PHẬT, nhứt tâm, nhứt ý nắm giữ một câu A DI ÐÀ PHẬT.
Bởi vì:

- Chỉ một NIỆM này tức là PHẬT A DI ÐÀ.

- Chỉ một NIỆM này là viên mãnh tướng (tướng mạnh) phá địa ngục.

- Chỉ một NIỆM này là thanh gươm báu chém bầy ma, tà.

- Chỉ một NIỆM này là ngọn đuốc sáng phá cảnh tối tăm (Vô minh).

- Chỉ một NIỆM này là con thuyền to vượt qua biển khổ.

- Chỉ một NIỆM này là thuốc hay trị dứt bệnh sanh tử.

- Chỉ một NIỆM này là đường tắt mau ra khỏi tam giới.

- Chỉ một NIỆM này là tự tánh DI ÐÀ.

- Chỉ một NIỆM này là duy tâm Tịnh độ.

Giữ chắc một câu NIỆM: Nam mô A DI ÐÀ PHẬT này đừng cho quên mất...

- Có việc cũng niệm như vậy.

- Không việc cũng niệm như vậy.

- Có bệnh cũng niệm như vậy.

- Không bệnh cũng niệm như vậy.

- An vui cũng niệm như vậy.

- Buồn khổ cũng niệm như vậy.

- Sống cũng niệm như vậy.

- Chết cũng niệm như vậy.

cứ NIỆM NHƯ VẬY mãi thì cần chi phải hỏi ở nơi người khác để tìm ra đúng đường về ư ?

(Ưu Ðàm đại sư dạy).

8. Kinh "Ðại Tập Nguyệt Tạng" dạy:

Niệm Phật lớn tiếng có 10 công đức là:

1. Ðánh tan cái tâm hôn trầm, mê ngủ.
2. Thiên ma kinh sợ.
3. Tiếng vang xa khắp 10 phương.
4. Ba đường ác được nhờ vào đó mà dứt khổ.
5. Tiếng động chung quanh không xâm nhập vào làm loạn thâm mình được.
6. Niệm tâm không tán loạn.
7. Mạnh mẽ tinh tấn.
8. Chư PHẬT vui mừng.
9. Tam muội hiện tiền.
10. Ðược vãng sanh Cực lạc.

9. Nên biết pháp môn TỊNH ÐỘ này chẳng cần lựa chọn kẻ trí, ngu, sang, hèn, nghèo, giàu.

Cũng chẳng cần phân biệt kẻ nam, nữ, già, trẻ, tăng, tục.

Chẳng luận kẻ mới tu hay tu lâu.

Tất cả đều có thể niệm PHẬT được.

Hoặc niệm lớn, hoặc niệm nhỏ, niệm ra tiếng, niệm thầm, vừa lạy vừa niệm, nghiên cứu mà niệm, nhiếp tâm mà niệm, quán tưởng mà niệm, lần chuỗi mà niệm, vv...

Giữ câu NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT liên tục không dứt như dòng nước chảy mà niệm, cho đến đi cũng niệm, đứng cũng niệm, ngồi cũng niệm, nằm cũng niệm, ngàn muôn niệm (đời lộn xộn) đều gom về nơi một câu NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT như thế...

Niệm theo cách nào cũng được, điều cốt yếu là giữ cho lâu bền đừng lui sụt (đây tức là HẠNH đó), phát lòng TIN quyết định đừng cho bị lay chuyển (đây tức là TÍN đó).

Nếu quả thật hành trì câu niệm PHẬT được đúng như thế, thì cần chi tìm bậc tri thức để hỏi đường (nào về Cực lạc) ư!

(Tông Bổn đại sư dạy).

10. a. Niệm Phật có:

+ Niệm thầm (tiếng nhỏ).

+ Niệm ra tiếng (lớn).

+ Niệm không ra tiếng (mặc niệm).

+ Niệm Kim cang trì (se sẽ động môi, lưỡi mà niệm).

Niệm thầm thì dễ bị hôn trầm.

Niệm lớn tiếng thì bị mau mệt. (hao hơi)

Duy chỉ có cách niệm "KIM CANG TRÌ" là có thể bền lâu.

Tuy nhiên cũng không nhứt định, nếu như thấy cần thiết thì có thể thay qua, đổi lại cũng không sao.

b. Tâm hôn trầm, tán loạn đã có lâu kiếp nhiều đời rồi, ắt nhiên không thể nào trong một lúc mà an định được. Cho nên người niệm PHẬT nếu thấy tâm không được thanh tịnh cũng đừng có lo ngại chi. Chỉ cần khi niệm PHẬT, mỗi chữ, mỗi câu, đều do từ nơi TÂM mà phát ra, dụng công phu như vậy lâu ngày, sẽ có hiệu quả.

c. Tạp niệm là bịnh, niệm PHẬT là thuốc.

Niệm PHẬT chính là hành môn để trị tạp niệm đó.

Nếu niệm PHẬT mà không thấy hiệu quả, đó là tại mình dụng công chưa được chơn thành và tha thiết.

Cho nên mỗi khi tạp niệm nổi lên, phải chuyên tâm, cố gắng trì niệm, mỗi chữ, mỗi câu phải rành rẽ, rõ ràng. Thì tạp niệm tự nhiên được dứt trừ.

d. Người học PHẬT, niệm PHẬT đừng quá nên chạy theo hình thức bên ngoài, chỉ quý là ở nơi CHÂN THẬT TU HÀNH.

Hàng cư sĩ Phật tử tại gia không cần phải cạo tóc, mặc áo đà làm chi. Tự có thể để tóc, mặc áo trang (lam) mà niệm Phật cũng được.

Người thích thanh vắng, không cần phải đánh chông mõ. Tự có thể yên lặng mà niệm PHẬT cũng được.

Người sợ công việc phiền phức, không cần phải kết bè, lập hội làm chi. Tự mình có thể đóng cửa mà niệm PHẬT.

Người biết chữ, nếu có thật tâm quyết tu, không nhứt định và bắt buộc phải vào chùa nghe kinh. Tự có thể xem kinh, y theo lời dạy trong ấy mà niệm PHẬT.

Trải qua ngàn dặm xa xôi hành hương không bằng hiếu thuận với cha mẹ mà niệm PHẬT.

Giao du với bạn bè kém đạo đức, không bằng kẻ dốt nát mà chuyên tâm niệm PHẬT.

Hạnh thấp mà vọng nói đạo lý cao siêu, không bằng kẻ thiệt thà, chất phát mà niệm PHẬT.

Tánh ưa thích sự háo kỳ, ham cầu sự lịnh thiêng của thần thánh, ma quỷ, không bằng chánh tâm tin nơi lý nhơn quả mà niệm PHẬT.
Tóm lại:

a. Người niệm PHẬT:
+ Giữ lòng ngay.

+ Dứt hạnh ác.

Ðây gọi là THIỆN NHƠN.

b. Người niệm PHẬT.

+ Nhiếp tâm trừ tán loạn.
Ðây gọi là HIỀN NHƠN.

c. Người niệm PHẬT.
+ Tỏ rõ tâm tánh.

+ Dứt được hoặc nghiệp.

Ðây gọi là THÁNH NHƠN.

(Liên Tông Bát tổ LIÊN TRÌ đại sư dạy).

11. a. Pháp môn niệm PHẬT không có chi là kỳ lạ cả.

Chỉ cần: TIN SÂU, NGUYỆN THIẾT và CỐ GẮNG THẬT HÀNH mà thôi.

Ðiều cần yếu là phải:
+ TIN cho thấu đáo.

+ GIỮ cho bền lâu.

+ MỘT LÒNG chuyên niệm.

Mỗi một ngày đêm niệm hoặc là 30 ngàn câu, 50 ngàn câu, 100 ngàn câu niệm PHẬT, nhứt định không để cho thiếu.

Nếu giữ được như thế trọn đời mà không được vãng sanh thì chư Phật ba đời thành ra vọng ngữ.

(Nhứt định là không có lẽ đó).

b. Người chơn thật niệm PHẬT:

- Buông bỏ cả thân, tâm, ấy là ÐẠI BỐ THÍ.

- Không khởi tâm Tham, Sân, Si, ấy là ÐẠI TRÌ GIỚI.

- Không cải cọ, phải quấy, hơn thua, ấy là ÐẠI NHẪN NHỤC.'

- Không gián đoạn, xen tạp, ấy là ÐẠI TINH TẤN.

- Không để cho vọng tưởng buông lung, ấy là ÐẠI THIỀN ÐỊNH.

- Không bị các đường lối tu khác làm cho mê hoặc, ấy là ÐẠI TRÍ HUỆ.

Trái lại, nếu chẳng như thế thì không được gọi là CHƠN THẬT NIỆM PHẬT.

c. Niệm PHẬT có SỰ TRÌ và LÝ TRÌ:

1. SỰ TRÌ là TIN có Phật A DI ÐÀ ở phương Tây, có thế giới Cực lạc, có 9 phẩm sen vàng... quyết chí niệm PHẬT, cầu được sanh về nên niệm PHẬT hoài, thiết tha như con nhớ mẹ không lúc nào quên.

2. LÝ TRÌ là tin Phật A DI ÐÀ, cõi Tây Phương, 9 phẩm sen vàng... trong tâm mình đều có đủ hết, do tâm mình tạo ra hết cả.

Rồi đem câu Nam mô A DI ÐÀ PHẬT ấy, tạo thành ra cái CẢNH để buộc chặc Tâm mình vào đó, khiến cho không lúc nào quên.

(Liên Tông Cửu Tổ NGẪU ÍCH đại sư dạy).

12. a. Một chữ NGUYỆN bao gồm cả TÍN và HẠNH.

TÍN là tin nơi TỰ, THA, NHÂN, QUẢ, SỰ và LÝ.

Tin TỰ là tin tất cả đều do tâm mình tạo, nên nếu mình niệm PHẬT ắt sẽ được PHẬT tiếp dẫn.

Tin THA là tin Phật THÍCH CA không nói dối, Phật A DI ÐÀ chẳng bao giờ nguyện suông.

Tin NHÂN là tin niệm PHẬT đó chính là gieo nhân vãng sanh, giải thoát.

Tin QUẢ là tin sự vãng sanh, thành Phật là kết quả.

Tin SỰ là tin cõi Tây Phương và tất cả sự tướng nơi nước Cực Lạc mà Phật thuyết ra trong kinh thảy đều có thật (cũng như cõi Ta bà này có thật vậy).

Tin LÝ là tin "lý tánh duy tâm", tức là TÂM của mình bao trùm hết tất cả các thế giới khắp 10 phương.

b. HẠNH là thực hành, là chuyên trì danh hiệu (A DI ÐÀ PHẬT) không xen tạp và không tán loạn (suốt cả đời mình).

c. NGUYỆN là mỗi tâm của mình (khởi ra) đều có lòng ưa thích (cõi Cực Lạc), mỗi niệm của mình (khởi ra) đều có ý mong cầu (được sanh về).

Trong 3 điều TÍN, HẠNH, NGUYỆN này, người tu Tịnh độ cần phải hội đủ, quyết định không thể thiếu được một điều nào cả.

NGUYỆN là điều cần yếu nhất.

Có thể có TÍN, HẠNH mà không có NGUYỆN.

Chớ chưa từng thấy có việc: có NGUYỆN mà không có TÍN, HẠNH bao giờ cả. (Cho nên nói chữ NGUYỆN bao gồm cả TÍN và HẠNH chính là như vậy).

d. Niệm PHẬT mà không phát tâm "BỒ ÐỀ" thì không tương ưng (không hợp) với bổn nguyện của Phật A DI ÐÀ, sẽ không được vãng sanh.

(Tâm Bồ Ðề là tâm: Lợi mình, lợi người, trên cầu thành Phật quả, dưới nguyện độ chúng sanh).

Còn nếu như vẫn có phát tâm Bồ Ðề mà không chịu niệm PHẬT (thì) cũng không được vãng sanh nữa.
Vì vậy nên phải:

Lấy sự phát tâm Bồ đề làm CHÁNH nhơn.

Niệm PHẬT làm TRỢ (duyên) nhơn.

Sau đó rồi mới phát nguyện cầu sanh Cực lạc.

Người Phật tử tu Tịnh độ cần phải biết rõ các điều này.

(Liên Tông thập nhứt Tổ - TĨNH AM đại sư dạy).
13. Ðại sư dạy:

a. Thiệt vì sanh tử,
Phát lòng Bồ đề.
Lấy TÍN, NGUYỆN sâu,
Trì danh niệm PHẬT.

16 chữ này là tông yếu (Quan trọng bực nhất) của pháp môn Tịnh độ...

(Bởi tất cả sự khổ trong đời này không gì hơn việc sống, chết. Cho nên nếu tu hành, niệm Phật, mà không cầu để thoát vòng sanh tử là một điều sai lầm rất lớn).

Nhưng đã phát ÐẠI TÂM (Bồ đề tâm) rồi thì phải tu ÐẠI HẠNH. Mà trong các hành môn tu, thì phương pháp dễ dụng công, mau thành tựu, rất yên ổn, rất viên đốn (đầy đủ) thì không có môn tu nào bằng.
DÙNG TÍN, NGUYỆN SÂU,

TRÌ DANH NIỆM PHẬT.

Nói TRÌ DANH đây là chấp giữ một câu A DI ÐÀ PHẬT trong lòng KHÔNG PHÚT NÀO QUÊN. Nếu quên hoặc là có một niệm nào khác xen vào thì không được gọ là CHẤP GIỮ (chấp trì).

Như thế mà hành trì cho đến trọn đời, ắt sẽ được vào cảnh "Nhứt tâm bất loạn" mà thành tựu được sự nghiệp Tịnh độ vậy.

b. Tâm tạo nghiệp được,
Thì:

- Tâm cũng chuyển nghiệp được.
Và:

- NGHIỆP đã do TÂM tạo,
Thì:

- Cũng tùy theo TÂM mà chuyển được.
Nếu:

- TÂM mình không chuyển được NGHIỆP
Thì:

- Bị NGHIỆP trói buộc.
Còn như:

- NGHIỆP mà không chuyển được theo TÂM,
Thì:

- Có thể buộc TÂM.
NHƯNG:

- DÙNG TÂM THẾ NÀO mới chuyển được NGHIỆP?
ẤY LÀ:

- Giữ TÂM hợp với điều kiện ÐẠO ÐỨC, hợp với PHẬT.
VÀ:

- NGHIỆP làm sao buộc được TÂM?
ẤY LÀ:

- Cứ để TÂM y theo "đường xưa lối cũ", buông lung theo cảnh lục trần.

(Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) vậy.

(Liên Tông thập nhị Tổ, TRIỆT NGỘ đại sư dạy).
TRÊN ÐÂY:

Người giải thích đã vì chư vị PHẬT TỬ và quý LIÊN HỮU mà lược thuật lại đôi lời dạy bảo về phương cách niệm PHẬT của chư Tổ sư, để làm "Kim chỉ nam" trên con đường tu Tịnh độ.

Những mong sao cho quý chư hiền học PHẬT, niệm PHẬT, nguyện cầu được sanh về cõi CỰC LẠC xem xong rồi nên phát lòng trân trọng, ít nhiều chi cũng nên y theo đó mà cố gắng thực hành...
Và như thế,

Mới mong thành tựu bước đường "Tây quy" mà lòng ta vẫn hằng luôn ước ao, mong mỏi. Lành vậy thay!

Trích: TÂY PHƯƠNG NHỰT KHÓA
HT. Thích Thiền Tâm soạn thuật


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Kim Chỉ Nam Trên Con Đường Tu Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

1.Một câu danh hiệu Phật

Trong Phật giáo, pháp tu đơn giản nhất chính là một câu Nam mô A-di-đà Phật. Pháp tu sâu xa nhất cũng là một câu Nam mô A-di-đà Phật. Rất đơn giản chỉ dành cho hạng người buôn bán nhỏ, người bình dân, kẻ tôi tớ. Quá sâu xa thì trên đất Bồ-tát Đẳng giác cũng không thể hiểu hết. Một câu Nam mô A-di-đà Phật cũng rất đơn giản, rất sâu xa, tột cùng viên mãn những thuần thục, hết sức bình thường nhưng huyền diệu, dễ hành trì nhưng cũng khó giải thích. Một câu Nam mô A-di-đà Phật là mục đích chủ yếu mà Phật thị hiện nơi cõi đời ô trược này cũng là đại pháp vô thượng thông suốt bồn nguyện của đức Phật. Đó cũng là tinh hoa trí tột của ba tạng giáo điển. Một câu Nam mô A-di-đà Phật vượt lên tất cả pháp Giáo, Thiền, Mật và Luật học, nhiếp hết tất cả pháp môn. Do đó Đại sư Ấn Quang bảo:”Chúng sinh trong chín cõi lìa phương pháp niệm Phật trên sẽ không thể thành Phật, mười phương chư Phật xả bỏ phương pháp niệm Phật dưới không thể độ khắp chúng sinh”.

2. Đại si cuồng

Đã biết pháp môn Tịnh độ rất thù thắng lại khó gặp, nếu bạn là người chần chừ trông trước dòm sau, đến chỗ này tham thiền, đến chỗ kia nghiên cứu giáo lý mà không chịu thành thật tin nhận, không chịu an tâm nương tựa vào một câu Nam mô A-di-đà Phật là đại si cuồng. Si là ngu si chẳng biết trước mắt. Một kết quả thù thắng mà Phật A-di-đà đã trải qua nhiều kiếp tư duy và khổ hạnh, khó thành đạt mà nay đã thành đạt, đó chính là một câu thánh hiệu này, là thệ nguyện độ sinh của Phật A-di-đà, là vua trong các đức Phật, là pháp bảo nhiệm mầu mà mười phương chư Phật cùng tán thán, ngàn kinh vạn luận đều tuyên dương. Cuồng là rồ dại không biết chính mình là phàm phu thấp kém, nghiệp chướng nặng nề, đắm chìm trong bùn lầy ngũ dục không có cách nào ra khỏi. Còn tự cho là hay, dối nói nương tự lực mới có thể giải thoát. Không chịu nương tha lực, không chịu tin pháp môn Tịnh độ.

3. Quy định thời khoá

Người học Phật, từ khi Quy y Tam Bảo trở về sau, nhất định phải quy y thời khoá tu tập. Bắt đầu cần cầu tự mình mỗi ngày thực hành lạy Phật và niệm Phật. Số mực tu hành nhiều hay ít có thể căn cứ vào tình huống thời gian của mình mà sắp xếp. Mỗi ngày cứ theo thời khoá đều đặn lấy đó làm định kế lâu dài cho đời tu của mình. Một thời gian sau, dần dần tăng thêm phần lượng số mục tu hành, khiến cho đạo nghiệp của mình ngày càng tiến bộ. Cách quy định thời khoá này mới có thể thật sự được lợi ích trong Phật pháp. nếu không thì quy y uổng ghi tên suông; giống như học sinh đến trường ghi tên báo danh lại chẳng lên lớp học, thì làm sao có thể đạt đến chỗ tốt đẹp của việc học Phật!

4. Ngừng và diệt tham, sân, si

Ngoài thời khoá tu hành lễ Phật, lạy Phật mỗi ngày, người học Phật phải chú trọng vào việc sửa đổi thói quen xấu nơi thân, khẩu, ý của mình. Sửa đổi thói quen xấu chính là ngừng lại và diệt tham, sân, si. Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày phải kiểm thảo mỗi lời nói và từng cử chỉ của bản thân. Nhất cử nhất động quán chiếu xét lại chính mình, từng bước vững chắc cố gắng đem thói quen xấu sửa đổi ngay.

5. Không giết hại, nên ăn chay

Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy:” Ăn thịt đồng tội với giết hại”. Phần lớn chúng ta đều có thói quen ăn thịt. Mỗi ngày ăn thịt, chúng ta đã vô tình gián tiếp tạo nhiều việc sát hại sinh mạng. Đối với chúng sinh, chúng ta đã tạo ra sự oán thù sâu như biển. Mỗi ngày tạo vô số, vô biên tội lỗi về sau nhân quả báo ứng sẽ đến, khi đó nợ máu giết hại phải đền trả sòng phẳng. Cho nên, làm người trên cõi đời này, luôn gặp nhiều bất hạnh thảm thương. Vì thế, sửa đổi thói quen xấu nên phải từ việc xấu ác sửa đổi trước, cố gắng ăn chay và phóng sinh. Người có căn duyên lớn, đã biết ăn thịt và giết hại là tội cực ác, liền phải dứt bỏ hoàn toàn thói quen ăn thịt và hoàn toàn ăn chay. Người căn duyên chưa thuần thục nên phát tâm ăn chay buổi sáng hoặc ăn vào ngày mùng một ngày rằm, dần lên đến sáu ngày hoặc mười ngày, rồi ăn chay trong một tháng để dần giảm đi số lần và phần lượng ăn thịt về sau, mình cũng với tất cả mọi người hoàn toàn ăn chay được.

6. Ăn thịt là thói quen rất xấu

Ăn thịt và giết hại là thảm kịch rất đau thương trên thế gian này. Nhưng việc này người đời cho đó là thường không có gì sai trái cả. Ngoài ra, không biết tất cả những mối hận thù không bao giờ dứt trên thế gian đưa đến những trận bệnh dịch tận cùng những trận đao binh người mất nhà tan, vợ con ly tán đều từ nơi việc giết hại ăn thịt nhau mà đưa đến. Không làm sao được vì chúng sinh nghiệp chướng sâu nặng, vô minh che đậy, không hiểu biết gì. Tự mình chịu đoạ lạc, không có thuốc cứu chữa. Chẳng biết làm sao được, chỉ mong mỗi người học Phật đều có thể giác ngộ ăn thịt và giết hại chúng sinh là tội cực ác. Nhanh chóng dứt bỏ thói quen xấu ăn thịt và giết hại. Phát tâm ăn chay và phóng sinh để giải thoát khỏi quả báo khổ đau sắp tới cho chúng sinh và cả nhân loại.

7. Hoàn tất vào một lần này

Người có thể sửa đổi thói quen ăn thịt để trở lại ăn chay nhưng họ không làm. Cần phải biết không những đời này chúng ta đã ăn thịt bao nhiêu năm, huống gì từ nhiều đời, nhiều kiếp đến nay thì nghiệp giết hại để ăn thịt của chúng ta làm sao kể xiết! Thói quen xấu ác này sớm đã thâm căn cố để nơi thân tâm chúng ta. Vì thế, khi nghe nói đến ăn chay, luôn có rất nhiều người phê bình và đặt nghi vấn. Có rất nhiều người không có cách gì để tiếp nhận và thực hành. Đây là tình huống tất nhiên. Có thể đem thói quen xấu ác từ ngàn năm đến nay để làm xong trong một lần này. Đời nay dứt hẳn, nguyện về sau không tái phạm về sau không tái phạm lại thói xấu ăn thịt và giết hại, là bước thành tựu rất lớn của người học Phật

8. Phóng sinh đền lại nợ giết hại từ trước

Rất nhiều người cho rằng chỉ cần ăn chay là đủ, cần gì lại phải phóng sinh. Đây là quan niệm quá sai lầm. Giống như một bọn đánh bạc thiếu nợ, nay bỏ đánh bạc, món nợ đánh bạc từ trước lại có thể không đền trả lại ư! Bỏ đánh bạc lại chỉ không thiếu thêm món nợ mới mà thôi. Cũng giống như vậy, không sát hại từ trước do chúng ta ăn thịt và giết hại vẫn còn thiếu lại. Y theo luật nhân quả báo ứng vẫn phải trả báo. Phương pháp trả lại nợ giết hại tốt nhất chính là phóng sinh. Chủ động và tích cực cứu chuộc mạng chúng sinh là đền trả lại món nợ giết hại từ trước.

9. Ăn thịt là hữu lậu

Rất nhiều người có tu hạnh phóng sinh nhưng cũng vẫn không bỏ thói quen ăn thịt, kiểu này cũng không có tác dụng gì. Cũng giống như bạn đánh bạc một phần lo trả món nợ đánh bạc cũ, một phần không chịu bỏ bản chất đánh bạc, thấp hèn, nên vẫn tiếp tục thiếu những món nợ mới. Cách này có tác dụng gì? Chúng ta phóng sinh là trả món nợ giết hại từ trước, để tiêu trừ nghiệp sát và tích luỹ công đức. Bạn lại ăn thịt và giết hại tạo ra món nợ sinh mạng, công đức của bạn tích luỹ được nhiều tán mất. Như vậy thì có ý nghĩa gì?

10. Hai việc cùng tiến hành

Trong tất cả việc thiện, phóng sinh là việc thiện có công đức lớn nhất. Bởi phóng sinh là việc làm cứu mạng sống, vì thế công đức rất lớn, những việc thiện khác không thể so sánh. Trong tất cả các tội, ăn thịt và giết hại là tội lớn nhất. Vì ăn thịt và sát sinh là đã kết mối thù oán sâu như biển, quả báo về sau phải gặp nhau để trả lại rất là thảm khốc. Ngày giờ qua mau, mạng sống không được lâu dài, người học Phật nên ở chỗ gấp rút và cần thiết để hạ thủ công phu. Phải nhanh chóng tu hai hạnh thiện lớn nhất là ăn chay và phóng sinh, nỗ lực thực hành mới là chính đáng. Bằng không thì bận rộn một đời làm sao bù lại được tội lỗi lớn, cuối đời cũng không được lợi ích là bao nhiêu!

11. Ăn thịt là đại ác

Riêng bạn, mỗi ngày đều bố thí làm việc thiện, làm được nhiều việc thiện liền có nhiều công đức. Bạn cần phải biết mỗi ngày ăn thịt giết hại là làm việc cực ác. Tất cả công đức tích luỹ được đều bù lại hết. Vì thế, khi sửa đổi thói quen xấu và lỗi lầm, trước hết phải từ nơi ăn chay phóng sinh mà làm trước.

12. Phóng sinh là việc thiện lớn

Những việc thiện trên đời có hàng ngàn thứ, nhưng có việc phải cần thời gian và đủ nhân duyên mới có cơ hội làm. Chúng ta không thể với tất cả mọi việc đều quan tâm và làm hết được. Nhưng có một việc thiện công đức rất lớn mà không hạn cuộc thời gian và địa điểm hoặc tiền nhiều hay ít, chỉ cần bạn phát tâm thì tuỳ thời gian nào đó bạn có thể làm được thì nên làm. Việc làm này chư Phật rất hoan hỷ, Long Thiên hết sức hộ trì. Đó chính là hạnh phóng sinh. Phóng sinh đầy đủ công đức không thể nghĩ bàn, là chánh hạnh niệm Phật, cũng là hạnh đẹp nhất của người học phật. Chúng ta bỏ tiền mua chuộc mạng sinh vật để phóng sinh là chúng ta đã bố thí tiền tài, cứu sinh mạng chúng sinh trong khổ nạn nguy cấp và lo sợ là chúng ta bố thí sự vô uý. Vì sinh mạng chúng sinh Quy y và niệm Phật cho chúng là bố thí pháp. Trong hạnh phóng sinh gồm bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô uý đều đầy đủ, nên công đức phóng sinh là trên hết.


Liên TRì Đại Sư
Tập tin đính kèm
Hòa Thượng Mãn Giác
Hòa Thượng Mãn Giác
htmangiac-sucochonduc.jpg (24.7 KiB) Đã xem 728 lần


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách