Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
trong Lá thư tịnh độ, Thơ khuyên dạy một vị tỳ kheo ni, Ngài Ấn Quang đã viết,

Lúc đã về Tịnh Độ, tỏ ngộ lý vô sanh rồi, nhìn lại cõi Ta Bà, thấy sự vinh hiển giàu sang chẳng khác nào ánh nắng, hoa không và ngục tù, biển độc! Nhưng muốn đạt chí nguyện, điều cần yếu là trước phải dứt trừ tập nhiễm mới dễ thành tựu sự vãng sanh. Kinh Phật thường nói: 'Người giàu sang khó học đạo, người nữ cũng khó học đạo.' Bởi người giàu sang phần nhiều hay quen tánh kiêu mạn, xa xí, ít chịu nhún nhường để xét sửa mình và tiếp đãi người. Như thế, đâu dễ dứt mối âu lo, xóa tan trần niệm, để cõi lòng vắng mà cầu đạo ư? Người nữ thì ưa sửa soạn dung nghi, thường đem lòng đố kỵ, đâu biết rằng dù cho hương trời sắc nước, vẫn là túi phẩn đẫy nhơ; đã luyến huyễn hình, làm sao ngộ đạo? Đức Như Lai vì trị những chứng bệnh ấy, chỉ dạy phép quán Tứ Niệm Xứ, quán thân không sạch, thọ là khổ, tâm vô thường và pháp vô ngã. Nếu thành tựu phép quán nầy, thì lòng tập nhiễm luyến sắc thân, cậy quyền thế, sẽ tiêu diệt như điểm tuyết giữa lò hồng.

kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

5. Vì Sao Phải Học Tập Kinh Lăng Nghiêm?

Trước hết nên hiểu Xuất Xứ và Đề Kinh.

Xuất Xứ:

Vào đời Đường, Vua Trung Tôn thứ nhứt, có ngài Bát Lặt Mật Đế từ xứ Ấn Độ lén vua, nhét Kinh Lăng Nghiêm được viết trên vải lụa vào bắp thịt, theo đường thủy sang Trung Hoa. May gặp một vị Quan Tướng Quốc tên Phòng Dung giúp đở, nên ngài được mời về chùa Chế Chỉ cùng với ngài Di Già Thích Ca cùng dịch thuật Kinh Lăng Nghiêm sang tiếng Hán. Ngài Phòng Dung nhuận bút làm cho có văn chương rất hay.


Đề Kinh:

Gọi đủ là Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh.

Đại: nghĩa là "Lớn". Nhưng không phải cái lớn đối với nhỏ mà nghĩa là "bản thể" của vũ trụ chúng sanh.

Phật Đảnh: là một trong 32 tướng hảo của Phật, gọi là "Vô Kiến Đảnh Tướng", là cái tướng quý nhứt trong tất cả tướng của Phật. Tượng trưng cho Trí Tuệ Vô Thượng.

Đại Phật Đảnh chỉ cho Kinh Lăng Nghiêm là Kinh nói về Trí Tuệ Vô Thượng của Phật.



Như Lai: là một trong 10 danh hiệu của Phật, có nghĩa là từ Chân Như hiện ra để độ sanh. Kinh Kim Cang: "Không đến không đi" gọi là Như Lai.

Mật Nhân: nghĩa là hạt giống bí mật. Muôn loài chúng sanh đều có Phật Tánh, nhưng chẳng tự biết gọi là Mật Nhân.

Như Lai Mật Nhân: Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh nếu có thể tu hành theo Kinh Lăng Nghiêm để nhận thấy Tánh Phật của mình tức thành Như Lai, Phật.



Tu Chứng Liễu Nghĩa:


Tu Không Liễu Nghĩa: Có nhiều nghĩa: Tu mù mịt không biết mình có Phật Tánh nên đi lòng vòng vẫn không thành Phật, Vì thế cũng có nghĩa là tu rất chậm xo với Tu Liễu Nghĩa, và cuối cùng là tu mà không Phát Tâm Bồ Đề cứu độ chúng sanh.

Tu Liễu Nghĩa: Quay về với tánh giác của mình ở nơi 6 căn để tu nên mau chống trở về với Phật Tánh. Nhĩ căn viên thông của ngài Quán Thế Âm là pháp Liễu Nghĩa. Nhưng Niệm Phật Viên Thông của ngài Đại Thế chí rất hợp thời hợp cơ nên dùng Nhĩ Căn để nghe tiếng Niệm Phật của Tự Tánh thì gọi là Liễu Nghĩa Trong Liễu Nghĩa!

Tu Chứng Liễu Nghĩa là ý nói Kinh Thủ Lăng Nghiêm là Kinh Đại Thừa Viên Giáo có thể giúp chúng ta tu và chứng được Phật Quả. Tu thẳng đến Phật Quả, không vào Thanh Văn, Bích Chi Phật Địa.


Chư Bồ Tát Vạn Hạnh

Bồ Tát: gọi đủ là Bồ Đề Tát Đỏa. Bồ Đề nghĩa là Giác, Tát Đỏa nghĩa là Hữu Tình. Bồ Đề Tác Đỏa là Giác Hữu Tình.

Vạn Hạnh: nghĩa là vô lượng vô biên pháp tu hành, vô lượng vô biên hạnh nguyện của Bồ Tát.

Tuy là Vô Lượng Vô Biên Hạnh Nguyện, nhưng Tất cả các hạnh của Bồ Tát đều quy về một việc đó là tu chứng một cách trọn vẹn cái định tự tánh Thủ Lăng Nghiêm vốn sẵn có nơi chính mình. Nói một cách khác tất cả các hạnh tu tập của Bồ Tát đều vì Ngộ Nhập Tri Kiến Phật.

Thủ Lăng Nghiêm:
là Đại Định phát xuất từ Tự Tánh của mình gồm có Samatha, Tam Ma và Thiền Na.

Kinh: nói đủ là khế kinh, âm phạn là Tu Đa La, là một tạng trong Tam Tạng Kinh Điển, nói chung nghĩa là những lời đức Phật Thích Ca đã dạy. Khế nghĩa là khế hợp. Trên thì khế hợp với đạo lý của chư Phật đã nói, dưới thì khế hợp căn cơ của tất cả chúng sanh được độ.

Kinh Lăng Nghiêm dạy rất rỏ về cái Tánh Phật của chính mình vốn sẵn có.
Kinh Lăng Nghiêm dạy ta nhận rỏ cái nào là chân và vọng, cái nào là chánh và tà, cái nào là Ma và Phật.
Kinh Lăng Nghiêm dạy ta thế nào là nguyên nhân của sanh tử luân hồi và của giải thoát giác ngộ.
Kinh Lăng Nghiêm dạy ta các pháp đưa đến giải thoát giác ngộ.
Kinh Lăng Nghiêm là Khai Thị Tri Kiến Phật cho chúng ta, cho đến giúp chúng ta Ngộ Nhập Tri Kiến Phật.

Không thể nào nói hết cái hay cái hữu ích của Kinh Lăng Nghiêm cho người muốn tu đạo Giác Ngộ và Giải Thoát.

Hiểu Kinh Lăng Nghiêm mới hiểu Kinh A Di Đà. Vì thế Kinh Lăng Nghiêm là bộ Xương của Phật Pháp. Kinh A Di Đà là Tủy của Phật Pháp.

Nếu không hiểu Kinh Lăng Nghiêm thì sẽ mê muội không lúc nào tỉnh được. Cổ đức dạy "Khai Tuệ có Lăng Nghiêm, Thành Phật có Pháp Hoa". Thật rất đúng vậy. Vì thế người tu hành Phật Pháp nếu có khả năng dù là pháp môn nào đi nữa, tất cả phải nên học Kinh Lăng Nghiêm trước. Nếu hiểu Kinh Lăng Nghiêm rồi thì Kinh điển nào học cũng sẽ dễ hiểu hơn và thông suốt hơn. Giống như đã nắm vững căn bản rồi thì cái gì cũng dễ dàn để học cả.

Kinh Lăng Nghiêm là bó đuốc soi đường cho tất cả người tu Phật Pháp, đạo Trí Tuệ. Ngọn đuốc Kinh Lăng Nghiêm mà bị diệt, bị tắc thì Phật Pháp sẽ bị lưu mờ dần dần sẽ bị diệt tận. Vì sao? Vì Kinh Lăng Nghiêm là "Kính Chiếu Yêu" như HT Tuyên Hóa đã nói.

Vì sao gọi là "Kính Chiếu Yêu"? Bởi vì học hiểu Kinh Lăng Nghiêm sẽ biết rỏ đâu là chánh, đâu là tà, đâu là chơn, đâu là vọng, đâu là ma, đâu là Phật.

Nếu như không có Kinh Lăng Nghiêm thì chánh tà, chơn vọng, ma phật bất phân. Chơn mà cho là vọng, vọng mà cho là chơn. Chánh mà cho là tà, tà mà cho là chánh. Phật mà cho là ma, ma mà cho là Phật. Nếu đã bất phân như thế thì ma quái có diệp quành hành, khiến chúng sanh tiếp tục điên đảo và càn mê muội khó mong thoát được.


Bởi thế rất mong mọi người tu Phật Pháp phải học hiểu Kinh Lăng Nghiêm, phải truyền bá Kinh Lăng Nghiêm thì Phật Pháp mới mong trường tồn, rạng sáng khắp vũ trụ.

Đối với người tu Tịnh Độ cũng thế. Học hiểu Kinh Lăng Nghiêm để soi sáng con đường tu Tịnh Độ của mình cho thấy rỏ mà đi cho vững vàng.

Hai câu trong Kinh Lăng Nghiêm: "Thâu nhiếp lục căn, Tịnh Niệm Tương Kế" chính là bí quyết nhiệm mầu để tu Tịnh Độ, để được Nhứt Tâm, đạt Niệm Phật Tam Muội, về Cực Lạc, chứng Vô Sanh như ngài Đại Thế Chí Bồ Tát vậy. Vì thế Ấn Quang Đại Sư sắp Kinh nầy vào Tịnh Độ Ngũ Kinh. Người tu Tịnh Độ chớ nên bỏ qua vậy.

Tóm Tắc Lại Vì Sao Phải Học Tập Kinh Lăng Nghiêm?

Vì Kinh Lăng Nghiêm dạy chúng ta quay về với Tánh Giác của chính mình. Chỉ khi nào ta quay về Tánh Giác của mình thì mới không còn bị Vô Minh nữa. Hết Vô Minh tức là Hết Khổ Sanh Tử Luân Hồi, thẳng đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Chỉ có pháp tu Quay Về Tánh Giác của chính mình mới thật là pháp tu Liễu Nghĩa vậy và Kinh Lăng Nghiêm chính là Kinh Tu Chứng Liễu Nghĩa. Trích lại phần giải thích Đề Kinh:

Tu Liễu Nghĩa: Quay về với tánh giác của mình ở nơi 6 căn để tu nên mau chống trở về với Phật Tánh. Nhĩ căn viên thông của ngài Quán Thế Âm là pháp Liễu Nghĩa. Nhưng Niệm Phật Viên Thông của ngài Đại Thế Chí rất hợp thời hợp cơ nên dùng Nhĩ Căn để nghe tiếng Niệm Phật của Tự Tánh thì gọi là Liễu Nghĩa Trong Liễu Nghĩa!

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

6. Vì Sao Phải Học Tập Kinh A Di Đà?

Trước hết nên tìm hiểu Đề Kinh.

Trong Kinh A Di Đà, Đức Thích Ca Thế Tôn cũng như Chư Phật Hiện Tướng Lưỡi Rộng Dày dạy phải Tin kinh nầy và dạy Tựa Đề Kinh nầy là: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhứt Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh.

Ngài Cưu Ma La Thập dịch là Phật Thuyết A Di Đà Kinh. Ý của ngài La Thập muốn hiển rỏ ý Kinh, vì Kinh nầy dại phải niệm A Di Đà Phật. Nên ngài La Thập lấy danh hiệu đức Phật A Di Đà làm đề Kinh. Rất hợp lý!

Chúng ta gọi tắc là Kinh A Di Đà hoặc Kinh Di Đà.

Muốn hiểu thế nào là Kinh Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhứt Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh thì cứ đọc Kinh A Di Đà sẽ rỏ.

Ở đây muốn đem Đề Kinh mà ngài La Thập dịch để giải thích.

Phật Thuyết A Di Đà Kinh

Phật:

1. Thông: Phật là một trong 10 danh hiệu của Phật cho nên gọi là Thông. Phật nghĩa là Tự Giác, Giác Tha, và Giác Hạnh Viên Mãn. Người có đầy đủ ba thứ giác nầy thì gọi là Phật.

2. Biệt: Chữ Phật ở đây là chỉ cho đức Phật Thích Ca. Ngài là người nói Kinh nầy cho chúng sanh ở cõi Ta Bà biết rằng có Phật A Di Đà, có cõi Cực Lạc thật sự. Không phải là nói vọng ngữ! Có thật mới nói, không phải thật thì không nói. Bởi vì Phật không có thì giờ để nói vớ vẩn. Và Phật cũng chẳng bao giờ nói vọng ngữ vậy cho nên chư Phật mới có thể hiện tướng lưỡi rộng dày trùm khắp cõi Tam Thiên Đại Thiên. Tuy đó là nghĩa ẩn dụ, nhưng biểu trưng cho lời nói thành thật đúng đắng không hư dối vậy.

Thuyết: nghĩa là Nói. Đức Phật Thích Ca vì thương sót chúng sanh nên đích thân nói mà không cần ai thưa hỏi. Không ai thưa hỏi vì không ai biết gì về cõi Cực Lạc và cũng chẳng biết có Phật A Di Đà. Cho nên chữ "Nói" ở đây không phải dễ gì mà nói được. Phải đúng thời, đúng cơ thì mới nói được. Chứng tỏ pháp môn Tịnh Độ nầy không phải dễ nói, và chính vì vậy mà càn chứng tỏ pháp môn nầy không dễ gì tìm cầu được! Mà có tìm cầu được cũng không dễ gì mà Tin Nhân được. Không dễ gì Tin Nhận được gì thật là không dễ gì y giáo phụng hành. Trong tất cả pháp môn, pháp môn Tịnh Độ là pháp môn khó nói, khó gặp, khó tin nhứt trong tất cả pháp môn. Mà người nào có thể gặp, có thể tin nhận và thọ trì thì thật là người quý hiếm vậy! Thật là người có đầy đủ Thiện Căn, Phước Đức!

A Di Đà: là cái danh hiệu của đức Phật A Di Đà trải tu vô lượng kiếp cần khổ, lập vô lượng hạnh nguyện từ bi mới có được! Cho nên cái danh hiệu ấy rất hiếm có được, thật là TÔN QUÝ, VÔ THƯỢNG không gì hơn!

Chữ "A" nghĩa là Vô.
Chữ "Di Đà" nghĩa là Lượng.

Chữ "Phật":

1. Thông: Xin xem phần giải thích chữ Phật ở trên.
2. Biệt: Chữ Phật nầy chỉ cho đức Phật A Di Đà. Có Vô Lượng Nghĩa, nhưng không ngoài hai nghĩa chính: Quang và Thọ.

Như vậy A Di Đà Phật nghĩa là Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ.

Vì sao gọi là Vô Lượng Quang?

Kinh A Di Đà nói: "Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di Đà."

Vì sao gọi là Vô Lượng Thọ?

Kinh A Di Đà cũng nói: "Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Đà."

Vậy chúng ta có thể hiểu Vô Lượng Quang vì hào quang sáng chói không cùng tận, không chổ nào là không chiếu đến được. Và Vô Lượng Thọ vì ngài và nhân dân ở nước Cực Lạc đều sống lâu không thể tính kể được.

Đó là cái hiểu thông thường. Hiểu rộng hơn nữa thì phải học Kinh Lăng Nghiêm, có như vậy chổ nầy mới sáng tỏ được!

Vô Lượng Quang sáng chói không cùng tận, chổ nào cũng chiếu đến được, cả vũ trụ cả pháp giới chúng sanh dù là tối tâm đến cở nào, xa sôi đến cở nào cũng chiếu đến được. Như thế nghĩa là gì? Nghĩa là Vô Lượng Quang là Tính Giác của hết thảy chư Phật, của hết thẩy chúng sanh đấy vậy, bởi thế mới là cùng khắp, chỗ nào cũng có.

Kinh Lăng Nghiêm dạy: "Đâu biết rằng cả thân, lẫn núi sống thế giới điều là vật hiện trong Diệu Minh Chân Tâm"

Kinh Hoa Nghiêm cũng nói: "Nhứt Thiết Duy Tâm Tạo".


Tâm Tánh nầy ai ai cũng sẵn có, và nó thường trụ ở khắp mười phương cho nên gọi là Vô Lượng Thọ, mà cũng nghĩa là Vô Lượng Quang vì cùng khắp mười phương, không chổ nào là không chiếu. Chẳng qua vì chúng ta mãi mê chạy theo trần cảnh nên chẳng thấy được mà thôi! Biết mình mê thì phải nên quay về với Tâm Tánh Chân Thật của chính mình. Vì thế kinh nầy dạy chúng ta phải niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Quay về Nương Tựa A Di Đà Phật, nương tựa Tánh Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ của chính mình.

Người Niệm Phật là người quay về và sống với cái Tánh Giác, Tánh Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ của mình. Cho nên pháp môn Niệm Phật lại là pháp Liễu Nghĩa trong Vô Lượng Pháp Liễu Nghĩa (xin xem phần Vì Sao Học Tập Kinh Lăng Nghiêm ở trên về pháp tu Liễu Nghĩa).

Ở chổ nầy mới hiển rỏ ràng Kinh A Di Đà quả thật là Cốt Tủy của Phật Pháp, là Cốt Tủy của Kinh Lăng Nghiêm. Kinh Lăng Nghiêm là bộ Xương của Phật Pháp, là ngọn đuốc soi sáng pháp môn Tịnh Độ.

Nói sao cho hết cái diệu nghĩa của danh hiệu Phật A Di Đà!

Kinh A Di Đà dạy chúng ta tu Niệm Phật vãng sanh Cực Lạc. Người tu pháp nầy cần ba tư lương:

Tín: Phải có lòng Tin với chư Phật vì chứ Phật không nói dối, phải có lòng Tin với Phật A Di Đà vì ngài không nguyện xuông. Tin Tánh Vô Lượng Quang, Thọ của mình và chư Phật đồng một thể.

Nguyện: Phải phát Tâm Bồ Đề trên cầu Phật Đạo, dưới độ chúng sanh mà phát nguyện vãng sanh Cực Lạc.

Hạnh: Phải thường trì danh hiệu Nam Mô A Di Đà, tức phải thường quay về với Tánh Vô Lượng Quang, Thọ của chính mình.

Nếu có đầy đủ Tín Nguyện Hạnh thì chắc chắn sẽ được đức A Di Đà Phật tiếp dẫn về cõi Cực Lạc.

Kinh Lăng Nghiêm dạy: "Thâu Nhiếp Lục Căn, Tịnh Niệm Tương Kế" chính là bí quyết để niệm Phật nhứt tâm, chứng Niệm Phật Tam Muội, Ngộ Vô Sanh.

Niệm Môt câu Nam Mô A Di Đà Phật là một lần quay về với Tánh Giác của chính mình, là một lần thấy được Tánh Giác của chính mình, là một lần sống trong Tánh Giác của chính mình. Ai cũng mong thấy Phật mà không niệm Phật thì làm sao thấy? Ai cũng muốn kiến tánh, ngộ tâm mà không niệm Phật thì làm sao kiến tánh, ngộ tâm?

Bởi thế Kinh Lăng Nghiêm dạy: "Nếu Tâm chúng sanh nhớ phật, niệm Phật thì hiện tại và tương lai nhứt định thấy Phật, cách Phật không xa, chẳng cần phương tiện, tâm tự khai ngộ."

Kinh Lăng Nghiêm là Xương của Phật Pháp. Kinh A Di Đà lại là Tủy của Kinh Lăng Nghiêm cũng tức là Tủy của Phật Pháp. Mà Kinh A Di Đà dạy ta phải Niệm Phật A Di Đà. Chứng tỏ câu Nam Mô A Di Đà Phật lại là Cốt Tủy của Kinh A Di Đà, là thể chất của Cốt Tủy Kinh A Di Đà, nghĩa là thể chất của Toàn Bộ Phật Pháp.

Vì thế Phật dạy: "Nếu người nào chuyên niệm A Di Ðà, chính là Vô thượng thâm diệu Thiền".
Trí Giả đại sư bảo: "Niệm Phật tam muội là vua trong các môn tam muội".
Tổ Vân Thê cũng nói: "Một câu A Di Ðà Phật bao trùm tám giáo, tròn nhiếp năm tông".

Chúng ta có phước duyên gì mà được sanh làm người, có phước đức thù thắng gì mà được gặp Phật Pháp, đặc biệt trong biển cả Phật Pháp lại gặp được pháp môn Tịnh Độ. Nghe được danh hiệu Tôn Quý, Côn Đức Vô Lượng của đức Phật A Di Đà, cõi nước Thanh Tịnh Trang Nghiêm Cực Lạc!

Hởi ơi! Ai cớ ngờ cả Đại Tạng đều nằm ở ngay cái câu "Nam Mô A Di Đà Phật". Người bán pháp nầy là người bán Tam Thế Hết Thảy Chư Phật, Chư Tôn Pháp, Chư Thánh Hiền Tăng. Người tu pháp nầy là người Quy Kính Hết Thảy Chư Phật, Chư Tôn Pháp, Chư Thánh Hiền Tăng.

Kinh Sách, chư Phật, chư Tổ đều vạch tim, vẩy máu ra cho mọi người thấy rỏ như thế mà còn không chịu tin, chịu nguyện, chịu niệm Phật thì còn có lời nào để nói và để đáng nói thêm nữa bây giờ?

Kính mong mọi người Tín Nguyện Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc để không phụ Tam Bảo vậy. kinhle

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.
Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật.

Lâm Thánh Tri Kính Viết
Nhân Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát mà Tặng Ngài và Tất Cả Chúng Sanh.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Vũ Khúc
Bài viết: 35
Ngày: 14/11/09 23:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Vũ Khúc »

Tôi cũng là một Phật Tử nhiều năm tu Tịnh Độ. Mới vào diễn đàn này nhưng đã thấy ngay tâm chấp Ngã, chấp pháp kia sâu nặng thật. Ai cũng biết rằng giáo lý Khổ - Vô thường - Vô Ngã và Tứ Niệm xứ ai cũng hiểu là do Phật nói ra sớm nhất (cứ tạm cho là vì chúng sanh có căn cơ khác nhau mà Phật nói như vậy đi). Ai cũng hiểu rằng Phật trước sau chỉ truyền dạy con đường Trung Đạo, Tư tưởng của Đức Thế Tôn trước sau là phá Chấp, từ chấp Ngã đến Chấp Pháp. Vậy mà bạn dct87 lại có thể cho rằng Tứ Niệm xứ của Phật nói ra là thuộc hàng Nhị thừa khi viết:

"Kính thưa Thánh Tri...

1. Học Tập Sám Hối
2. Học Tập Phát Tâm Bồ Đề
3. Học Tập Ngũ Giới
4. Học Tập Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo (nếu tốt hơn thì học cả 37 phẩm trợ đạo)
5. Học Tập Kinh Lăng Nghiêm
6. Học Tập Kinh A Di Đà

Sao tự dưng Thánh Tri lại dính qua Nhị Thừa ????"

Không biết bạn dct87 có biết Phật đã dùng Thiền pháp gì trong 49 ngày dưới gốc Bồ Đề để giác Ngộ, và khi Phật nhập Niết Bàn Vô Dư thì dùng pháp Thiền gì?
Có lẽ các Đại đệ tử của Phật cũng bị dct87 chê là "Thanh Văn và là tiểu thừa chỉ biết tự độ mình?" vì đường lối tu của họ theo như các tư liệu còn để lại thì đâu có phải là Thiền Tông, Hoa Nghiêm Tông, Pháp Hoa Tông hay Tịnh Độ Tông... Ai dám nói các Vị: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp, A Nan, Ưu Ba Li, A Na Luật, Phú Lâu Na, Ca Chiên Diên, Tu Bồ Đề và La Hầu La là những người tiểu thừa chỉ vì mình mà không cứu độ chúng sinh. Theo tất cả các Kinh sách Phật giáo chúng ta có thể có thì đó là mười vị đệ tử tiêu biểu nhất của đức Phật, Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh, làm cho Phật pháp hưng thịnh trên khắp lãnh thổ Ấn Độ thời đó, và còn lưu truyền mãi đến ngày nay.

"Tiểu thừa là 1 con đường đi riêng.
Đại Thừa là 1 con đường đi riêng.

Đích đến của nó không có link với nhau được. Cho nên cái này không phải là căn bản cái kia...Căn bản của người tu Đại Thừa là tin mình có Chân Tâm Phật Tánh đồng Phật không khác ..... cái này là căn bản nhất. Hàng Nhị Thừa không tin nổi"

Nói như vậy thì hóa ra dct87 là người biết rõ con đường đi của Tiểu Thừa và Đại Thừa là như thế nào? Phật sau khi đã giác Ngộ thuyết pháp 45 năm trời còn tự nói rằng chưa hề thuyết pháp, vậy mà dct87 tâm ngã chấp, pháp chấp nặng nề như trên lại biết rõ đường đi của Tiểu Thừa hay Đại Thừa là khác nhau chăng? Học Phật là phải biết mục tiêu cuối cùng là sự giác ngộ, là trí tuệ viên mãn NHƯ LAI thấy biết như thật và chỉ nói những điều như thật có. Người học Phật mà không hiểu điều này thì mong gì đến vào Cực Lạc chứ chưa nói đến giác ngộ?

Lại nữa, dct87 cho rằng "Tam Pháp Ấn này là giai đoạn vào Không của Nhị Thừa...." và thậm tệ hơn nữa còn viết "trong Đại thừa thì Kinh Đại Bát Niết Bàn nói "khổ, không, vô thường, vô ngã là điên đảo tà kiến, chỉ có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh mới là Niết Bàn chân chính". Đến đây thì dct87 đã đi quá trớn rồi. Mời dct87 chỉ ra rõ ràng điều trên trích dẫn nơi đâu hay chính từ cái tâm điên đảo của chính bạn?

Tôi băn khoăn tự hỏi một người có tâm phân biệt nặng nề đến mức có thể viết như thế này "Vậy thì Tứ Niệm Xứ đó làm sao sánh nổi Đại Thừa ??? Huống chi Pháp môn Tịnh Độ Niệm Phật vãng sanh ???" thì liệu có niệm Phật ra rả suốt ngày liệu đến lúc lâm chung có vì vọng tâm điên đảo chấp ngã chấp pháp sâu nặng mà làm mê lú quên mất cả niệm Phật chăng? Có thể lắm, vì có thể ngay lúc đó dct87 sẽ khởi tâm suy xét xem trong đám người đang trợ niệm cho ta hoặc đang ở quanh ta kia có bao nhiêu kẻ là Nhị thừa bao nhiêu kẻ là Tiểu Thừa hay Đại Thừa? Đời Vô thường mà, ai mà nói chắc điều gì, bởi thế việc khi dct87 rối tâm lúc lâm chung có xác xuất lớn lắm đây!

Bạn Thánh Tri ở trên, vì tâm nguyện Bồ đề nên nói ra phương pháp tu hành của mình rất là đáng quý, vì với tâm không phân biệt bạn đó biết rằng kết hợp những điều Phật dạy và coi đó như các phương tiện giúp mình "đáo bỉ ngạn". Mong rằng các Phật Tử dù là Tịnh độ tông hay là các Tông phái khác đi nữa cũng nên hiểu rõ rằng Phật dùng ngón tay để chỉ trăng, chứ không phải muốn chúng ta ngắm ngón tay mà quên mất nhìn trăng. Nếu cứ chấp phải là Tịnh Độ tôi mới nghe và đó mới đúng thì ắt là ngày càng đi xa với đích mà Phật chỉ ra mà không biết đó.

Nam mô A Di Đà Phật!


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Không biết bạn dct87 có biết Phật đã dùng Thiền pháp gì trong 49 ngày dưới gốc Bồ Đề để giác Ngộ,
À, thì Thái Tử dùng phép thiền ngồi trong 49 mới thành Phật....??? cứ tưởng là phải trãi qua 3 đại A Tăng Kì Kiếp, tu Bồ Tát Đạo, tu học Lục Độ Vạn Hạnh, trãi vô số kiếp mới thành Phật chứ....
và khi Phật nhập Niết Bàn Vô Dư thì dùng pháp Thiền gì?
Theo mình nhớ là Phật nhập từ sơ thiền tới tam thiền tứ thiền rồi trở xuống trở lên như vậy !!! không biết đúng không ???
Chẳng biết ý nghĩa khúc này Vũ Khúc muốn nói gì...
Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp, A Nan, Ưu Ba Li, A Na Luật, Phú Lâu Na, Ca Chiên Diên, Tu Bồ Đề và La Hầu La là những người tiểu thừa chỉ vì mình mà không cứu độ chúng sinh
Dĩ nhiên những hàng Thánh Giả này cũng chẳng phải A La Hán, Nhị thừa ... Những Thánh Giả này thường hay xuất hiện nơi các kinh lớn... thì làm sao họ là A La Hán được chứ... họ lại có mặt nơi hội Hoa Nghiêm (nơi chỉ có Đại Bồ Tát) ...thì làm sao cho rằng họ là A La Hán...

Thời Phật tại thế, kẻ đương cơ không nhiều, người phụ trì Phật thì vô số ( nhất Phật xuất thế, vạn Phật phụ trì ).
Nói như vậy thì hóa ra dct87 là người biết rõ con đường đi của Tiểu Thừa và Đại Thừa là như thế nào? Phật sau khi đã giác Ngộ thuyết pháp 45 năm trời còn tự nói rằng chưa hề thuyết pháp, vậy mà dct87 tâm ngã chấp, pháp chấp nặng nề như trên lại biết rõ đường đi của Tiểu Thừa hay Đại Thừa là khác nhau chăng?
(Phần trích Vũ Khúc trích trong kinh Kim Cang ra không đúng lý chỗ này).... Nói mà không nói, không nói mà nói hết 49 năm (bên Bắc Tông cho rằng Phật thuyết 49 năm, bên Nam Tông thì cho rằng 45 năm) là chỗ làm mà không chấp nơi có tướng làm, đây là chỗ dẫn dắt Nhị Thừa từng bước một ra khỏi Hố Không Tiêu Nha Bại Chủng Phật Tánh....

Vũ Khúc tự mình đã biết 2 pháp Nhị Thừa và Bồ Tát thừa chăng ???

Dĩ nhiên mình không biết rõ lắm lắm, nhưng Phật học căn bản nhất cũng hiểu được rõ ràng...chẳng phải là người niệm Phật như Vũ Khúc chẳng rõ sao??? lại nữa....nếu tự cho mình không có chấp pháp, chấp ngã...sao lại phân bua nơi chỗ này ??? :) . Nhất Chân Pháp Giới có tướng ta và người cho Vũ Khúc nói sao??? À...thì ra...mình cũng như người ta...cũng thấy người ta đúng, người ta sai...!!!

Dĩ nhiên dct này cũng sai....sai ở chỗ thực hành chưa trọn vẹn, nhưng còn chuyện "tồi Tà phù Chánh" thì ...tâm vẫn khao khát.... :)
Người học Phật mà không hiểu điều này thì mong gì đến vào Cực Lạc chứ chưa nói đến giác ngộ?
Vậy đến Cực Lạc phải hiểu thông suốt Phật Pháp sao ??? Phật, Bồ Tát, Tổ nào nói vậy ???
Lại nữa, hiểu pháp là một chuyện, chứng được pháp là 1 chuyện, không phải chứng được pháp mới có tư cách vãng sanh...

Còn nói đến giác ngộ thì.... "....nhược kiến A Di Đà, Hà sầu bất khai ngộ " ???
" và thậm tệ hơn nữa còn viết "trong Đại thừa thì Kinh Đại Bát Niết Bàn nói "khổ, không, vô thường, vô ngã là điên đảo tà kiến, chỉ có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh mới là Niết Bàn chân chính". Đến đây thì dct87 đã đi quá trớn rồi. Mời dct87 chỉ ra rõ ràng điều trên trích dẫn nơi đâu hay chính từ cái tâm điên đảo của chính bạn?
Mình quá trớn à????
Bạn Vũ Khúc...à............Bạn nên cẩn thận, đó là lời kinh nói...chẳng phải tâm điên đảo nói lời cuồng vọng quá trớn của tôi phát ra....Nếu cho đó là lời điên đão thì phải chăng ......Phật cũng ...... như Vũ Khúc nói sao ????

“... Các ông nên khéo học phương tiện. Bất kỳ lúc nào và ở đâu cũng thường tu những pháp quán tưởng thường, lạc, ngã, tịnh. Lại nên biết rằng, bốn phép quán tưởng vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh mà các ông đã tu tập trước kia đều là điên đảo cả. Muốn tu các pháp quán tưởng cho đúng lẽ chân thật, phải như người có trí kia, biết dùng phép khéo léo để lấy hạt bảo châu ra khỏi nước. Ấy là các pháp quán tưởng thường, lạc, ngã, tịnh...”


Đoạn trên ở Tập 1 kinh Đại Bát Niết Bàn, đạo hữu à,...à không!...Liên Hữu có thể tự mình dò tìm nhé... Sự dò tìm ấy chẳng phải người có tâm tiểu thừa có thể ham muốn tìm cầu đâu....Chúc may mắn.

Vũ Khúc có biết tại sao chỗ Tam Pháp Ấn đó là chỗ Điên Đảo không ???
Vậy sao nó là điên đảo? phải chăng chính tự dct này điên đảo ????
Tôi băn khoăn tự hỏi một người có tâm phân biệt nặng nề đến mức có thể viết như thế này "Vậy thì Tứ Niệm Xứ đó làm sao sánh nổi Đại Thừa ??? Huống chi Pháp môn Tịnh Độ Niệm Phật vãng sanh ???"
Như Phật đã nói trên...đó là chỗ điên đảo ....Người có tâm phân biệt thế nào là điên đảo, thế nào là chân thực liễu người đó không thể tìm con đường lớn để đi sao???

Người không biết thế nào là điên đảo thế nào là chân thực...liệu sự tu hành của mình có định hướng, có mục đến đến chăng???
....thì liệu có niệm Phật ra rả suốt ngày liệu đến lúc lâm chung có vì vọng tâm điên đảo chấp ngã chấp pháp sâu nặng mà làm mê lú quên mất cả niệm Phật chăng?Có thể lắm, vì có thể ngay lúc đó dct87 sẽ khởi tâm suy xét xem trong đám người đang trợ niệm cho ta hoặc đang ở quanh ta kia có bao nhiêu kẻ là Nhị thừa bao nhiêu kẻ là Tiểu Thừa hay Đại Thừa?
Ha ha...tự mình suy tưởng hay nhỉ... đó có phải là "trước ngã đam nhân"....không ??? Có phải đó là tự mình chấp ngã, chấp pháp làm mê lú quên mất cả niệm Phật chăng???? à...có thể lắm...

Lúc đó chỉ cần nghĩ tới Phật, mong Phật tiếp dẫn... còn chuyện ai trợ niệm cho mình không quan tâm đâu... Kẻ ác trợ niệm cũng được, kẻ thiện trợ niệm cũng được, chẳng cần biết ai niệm, hể niệm một câu là dct này đã gieo duyên vị lai với họ rồi....Không vui thôi chứ tại sao lại ...bực bội chi để mất phần vãng sanh ....???

"Bất dã phương tiện, tự đắc tâm khai"
Tâm đang niệm Phật còn niệm thêm 4 niệm xứ......???
Niệm 2 danh hiệu Phật cùng lúc là không thể chứng nổi Tam Muội rồi, đừng nói chi....niệm thêm.... thân, thọ, tâm, pháp.

Tôi .......dct này....không hề phỉ báng pháp tu tiểu thừa, nhưng.... đó 2 là con đường khác nhau...Nếu người biết cách dùng thuốc, sẽ dùng đúng, sẽ hết bệnh... Người ta đang nhất hướng chuyện niệm, 1 câu Phật hiệu bao trùm tất cả pháp môn, nay lại ....lôi thêm dây mơ rễ má...làm sự chuyên tâm họ lệch lạc...

Chánh Hạnh là niệm danh hiệu Phật.
Trợ hạnh....cũng niệm danh hiệu Phật.

Nói chánh tui cũng niệm A Di Đà Phật, nói Tà tui cũng niệm A Di Đà Phật.
Nói Thiền tui cũng A Di Đà Phật, nói Mật tui cũng A Di Đà Phật...
Nói 4 Niệm Xứ, 12 Nhân Duyên ...tui cũng A Di Đà Phật.
Chẳng cần biết người ta dạy tui cái gì.... tui chỉ 1 hướng chuyên niệm.... Đây gọi là ........1 Câu Phật Hiệu Tín Tâm Kiên Cố Không Lui Sụt...Không bị các pháp môn khác làm nhiễu loạn.... Đứng chắc 1 thuyền mà cố chèo... rồi sẽ đến đích mau ...

Một lòng 1 câu Phật hiệu...mới mong có ngày chứng Nhất Tâm, chứng Tam Muội... Mới mong có ngày sanh Thượng Phẩm ở Ao Sen...

À...Đây là chư liên hữu, cùng hướng đi nên dct chia sẻ.... :) . Nếu là Box khác thì mình sẽ không nói gì hết... đường ai nấy đi.
Thánh Tri tự mình đưa ra các pháp môn cho là hay...rồi liệt vào Box Tịnh Độ.... Tịnh Độ Tông trở thành ...Thập Cẩm mất thôi...
...1 lần cuối, mong Mod Thánh Tri xét lại cho Box Tịnh...

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

coi như thảo luận tới đây chấm dứt....

Mình giành thời gian niệm Phật có lẽ tốt hơn... chia sẻ tới đây cũng đã đủ... họ dùng tâm gì tiếp nhận thì chuyện họ...pháp duyên chỉ tới đây thui...hihi :)

Nam Mô A Di Đà Phật....

Xin ẩn náo 1 thời gian....khi Box này trở thành Box thực sự chuyên tu Tịnh Độ sẽ trở về ...vì dct chỉ tu Tịnh thôi... :)

Nam Mô A Di Đà Phật.

Chúc chư liên hữu an lạc.

"...thiện hữu đề huề,
xuất phiền não chi thâm uyên,
đáo bồ đề chi bỉ ngạn..."


Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
MinhDao
Bài viết: 65
Ngày: 11/01/08 16:16

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi MinhDao »

Vũ Khúc đã viết:
Bạn Thánh Tri ở trên, vì tâm nguyện Bồ đề nên nói ra phương pháp tu hành của mình rất là đáng quý, vì với tâm không phân biệt bạn đó biết rằng kết hợp những điều Phật dạy và coi đó như các phương tiện giúp mình "đáo bỉ ngạn". Mong rằng các Phật Tử dù là Tịnh độ tông hay là các Tông phái khác đi nữa cũng nên hiểu rõ rằng Phật dùng ngón tay để chỉ trăng, chứ không phải muốn chúng ta ngắm ngón tay mà quên mất nhìn trăng. Nếu cứ chấp phải là Tịnh Độ tôi mới nghe và đó mới đúng thì ắt là ngày càng đi xa với đích mà Phật chỉ ra mà không biết đó.
Nam mô A Di Đà Phật!

Kính chào quí Liên Hửu va Vũ Khúc,

MD đọc thấy biết được bạn Tu Tịnh Độ lâu năm nhưng không biết bạn có phải chuyên Tu Tịnh Độ không.
Đoạn trên bạn viết có vẽ hơi phân vân nên md trích lời Tổ Ngẩu Ích chia se với Bạn.
MD nghĩ rằng các Liên Hửu xiển dương Tịnh không là không phải chấp là vào Tịnh Độ mà là tuân theo lời Phật Tổ dạy chuyên Tu thâm nhập một Pháp Môn mà không Tạp Tu.


12. Dạy Thạch Hữu


Niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ chính là một pháp môn gồm thâu trọn vẹn trăm ngàn pháp môn, chứ chẳng phải là đề cao một pháp môn, vứt bỏ trăm pháp môn khác! Nhưng phải thâm nhập một môn, lấy Niệm Phật làm Chánh Hạnh, còn hết thảy Giới, Ðịnh, Huệ v.v... làm Trợ Hạnh. Chánh - Trợ cùng hành như thuyền thuận gió, lại thêm có giây lèo thì càng chóng đến được bờ.

Pháp Niệm Phật tuy nhiều, nhưng Trì Danh là giản tiện nhất. Pháp Trì Danh tuy nhiều, nhưng phép Ký Số là ổn thỏa, thích đáng nhất. Kẻ tu hành thực sự nào có mong làm gì khác với hạng ngu phu, ngu phụ đâu!



Tặng bạn thêm bài nầy miễng phí luôn.
vào link dưới đọc nếu thích
http://niemphat.net/Luan/ngauichdaisu.htm


18. Dạy Niệm Phật Xã

Chúng ta từ vô thỉ đến nay, thẳng cho đến tận vị lai, hoàn toàn không có lúc nào là chẳng khởi niệm. Dù cho tâm tình nguội lạnh, nhập Vô Tưởng Ðịnh, vẫn còn đọa trong tám vạn bốn ngàn loạn tưởng khô khao. Nhưng nếu niệm địa ngục thì là người thuộc trong địa ngục giới, niệm ngạ quỷ thì là người trong ngạ quỷ giới, cho đến niệm Phật thì là người thuộc về Phật giới. Lẽ này thật rõ ràng. Vì thế sách Tông Kính Lục viết: “Một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật”.

Nếu lại hỏi người niệm Phật là ai thì là trên đầu lại mọc thêm đầu, đang cưỡi lừa lại đi kiếm lừa, ắt kẻ mắt sáng phải cười sặc cả cơm. Nhưng gần đây hạng vô tri, ngông cuồng, càn rỡ lại xem thoại đầu là kỳ đặc, coi danh hiệu Phật là tầm thường, bỏ Như Ý bảo châu, tranh nhau nhặt lấy ngói sạn, đáng buồn thay!

Riêng mình các thiện hữu Thịnh Khê kết xã niệm Phật, suốt cả ngày niệm Phật ra tiếng tàn một cây hương, lại niệm thầm hết một cây hương, tuần hoàn như thế chẳng gián đoạn, lấy Nhất Tâm Bất Loạn làm hạn. Phải tin sâu chớ nghi Hạnh đơn giản, khéo léo này, lâu ngày đừng biến đổi thì sẽ tự siêu thoát trọn vẹn ngũ trược, viên tịnh bốn cõi Tịnh Ðộ, chẳng còn phải ở ngay trong điện Hàm Nguyên lại hỏi Trường An ở đâu nữa!




Nam Mô A Di Đà Phật


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Như đã nói:

Tứ Niệm Xứ cũng như Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo là trợ hạnh. Tín Nguyện Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc là Chánh Hạnh quá rỏ ràng không cần nhắt lại.

Dct nên hiểu:
Đã là "Đại Tạng Kinh" thì không thể chỉ thuần Tịnh Độ, ở đây đã có nhiều box Thiền, Mật, Nam Tông, Bắc Tông v.v... thì không thể cho rằng và cũng không thể chờ đến một lúc nào đó thì toàn bộ nơi đây ai ai cũng sẽ tu Tịnh Độ được. Vì mỗi người căn cơ khác nhau chẳng đồng kia mà! Vì vậy không thể bắc buộc kẻ khác phải giống như mình, phải đồng tư tưởng như mình, phải tu như mình, đó là một chuyện không thể được. Chư Phật còn có nhiều hạnh nguyện khác nhau kia mà. Ánh sáng của một đức phật nầy tỏa 10 do tuần, có đức phật 100 do tuần, có vị như Phật A Di Đà thì cùng khắp (nói trên tướng trạng hạnh tu khác chứ chư phật nào lại không có ánh sáng cùng khắp của chân tâm nhiệm mầu thanh tịnh sáng suốt).

Người chuyên tu tịnh độ mỗi mỗi cũng có hạnh nguyện khác nhau không thể nói hết được. Chư tổ Tịnh Độ Tông, tuy ai cũng tu Tịnh Độ mà mỗi hạnh nguyện mỗi cách tu đều không giống nhau như đúc được kia mà.

Vả lại Ăn cơm cũng cần phải có đồ ăn và canh mới dễ nuốc. Thì việc tu Tịnh Độ hay bất cứ pháp môn nào cũng thế. Nhưng chủ yếu là Chánh và Trợ rỏ ràng. Ai có thể chỉ thuần ăn cơm trắng mà không cần nước tương, đồ ăn, canh thì vẫn được thôi. Tùy sở thích và căn cơ của mỗi người. Thấy cái nào có lợi cho mục đích tu hành của mình thì làm, cái nào không lợi ích thì không làm thế thôi.

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Vũ Khúc
Bài viết: 35
Ngày: 14/11/09 23:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Vũ Khúc »

A Di Đà Phật!

Nên nói nữa không đây?
Sửa lần cuối bởi Vũ Khúc vào ngày 03/12/09 18:36 với 1 lần sửa.


Vũ Khúc
Bài viết: 35
Ngày: 14/11/09 23:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Vũ Khúc »

Đại Niết Bàn Kinh đã viết:“... Các ông nên khéo học phương tiện. Bất kỳ lúc nào và ở đâu cũng thường tu những pháp quán tưởng thường, lạc, ngã, tịnh. Lại nên biết rằng, bốn phép quán tưởng vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh mà các ông đã tu tập trước kia đều là điên đảo cả. Muốn tu các pháp quán tưởng cho đúng lẽ chân thật, phải như người có trí kia, biết dùng phép khéo léo để lấy hạt bảo châu ra khỏi nước. Ấy là các pháp quán tưởng thường, lạc, ngã, tịnh...”
Chỗ này cần phân biệt cho rõ, ý của câu Kinh này không phải nói khổ, vô thường, vô ngã là những điều điên đảo, mà là cách thức người đời thường dùng tu quán các pháp đó là không phù hợp. Điều này có thể hiểu là do trong thời mạt những pháp tu mà người ta dùng bị sai lệch nhiều, bởi vậy nên đưa ra những phương tiện phù hợp hơn với căn tính người thời mạt. Cách nói trong Kinh nhiều lúc để nhấn mạnh và tạo dựng lòng tin nên mới thể hiện như vậy, chứ đâu có phủ định sạch trơn Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Điều này cần phải quán triệt, không có là xa vào tà kiến kiến chấp rồi đó.

A Di Đà Phật! Niệm Phật là Pháp tu Nhà Phật, Bát Thánh đạo, Tứ niệm xứ và Tam pháp ấn (Khổ, Vô thường, Vô Ngã) cũng là những điều Phật vì chúng sinh mà hết lòng nói ra. Người niệm Phật chuyên tâm theo Tịnh Độ là đúng rồi. Nhưng chớ vì thế mà bài bác những điều căn bản nhất do Phật nói ra. Nếu đọc Kinh sách Đại thừa mà không liễu nghĩa, cứ chấp theo câu chữ thì có ngày nghe người ta nói ý "giết Phật" "đốt kinh" (Thiền Tông) cũng tưởng là thật như thế thì nguy lắm thay. Tôi vì phá cái chấp pháp mới nói thế, chứ tôi đâu có khinh chê pháp niệm Phật, vì đó là con đường tôi đang đi đó thôi. Xin dừng ở đây.

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Mình nghĩ có duyên với Vũ Khúc nên đã phân tích về 2 pháp Tiểu và Đại...cho liên hữu rõ..

dct viết dài lắm...kakaka...rất dài là đằng khác...so với mấy bài kia thì bài này dài hơn nhiều...Nhưng âu do số mạng, nhân duyên cho nên đang viết gần kết thúc thì cái Đại Tạng Kinh này tự dưng....refresh hay sao á... mất hết....ngồi cười hi hi...

Nhưng đã nói là có duyên chút thì vẫn gieo chút pháp duyên... dĩ nhiên sẽ viết thật sự rất ngắn gọn, không phân tích, tự cảm hiểu...

Bồ Tát Long Thọ

"Nhị thừa chủng không sanh"
(Người tu chấp pháp Nhị Thừa không thể sanh Cực Lạc"

Phổ Hiền Bồ Tát trong kinh Hoa Nghiêm:
Người phát tâm Vô Thượng Bồ Đề thì hàng Nhị Thừa không sánh kịp

Ấn Quang Đại Sư sợ phàm phu tu tạp loạn mà dạy:

"Duy chỉ trì danh mà chứng thực tướng
Không cần quán tưởng cũng thấy Tây Phương"

(Pháp Quán Đại Thừa mà còn phải buông bỏ không cần dùng, huống chí 4 Niệm Xứ)

Cách nói trong Kinh nhiều lúc để nhấn mạnh và tạo dựng lòng tin nên mới thể hiện như vậy, chứ đâu có phủ định sạch trơn Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Điều này cần phải quán triệt, không có là xa vào tà kiến kiến chấp rồi đó.
Kinh Đại Bát Niết Bàn: phẩm Tứ Đảo:
"Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật rằng : “ Thế-Tôn ! Từ nay tôi mới đặng chánh kiến. Bạch thế-Tôn, trước đây chúng tôi đều là người tà kiến cả. "

Phật dạy : “ Nầy Ca-Diếp ! Như-Lai vì hàng Thanh-Văn nhục nhãn mà nói là hàng phục loài thiên ma, chớ chẳng phải vì người tu học đại thừa mà nói. Hàng Thanh-Văn dầu có thiên nhãn, nhưng vẫn gọi là nhục nhãn. Người tu học đại-thừa dầu có nhục nhãn nhưng gọi là Phật nhãn. Vì kinh điển đại-thừa gọi là Phật-thừa, là trên tất cả và hơn tất cả.
...

Dĩ nhiên mỗi đoạn trên mình đã phân thích rõ ràng tỉ mỉ...mà tại cái duyên nó ngăn cản...cho nên chỉ trích ra thôi... còn tiêu hóa được những ai thì tùy nhân duyên.

Có lẽ đến đây thực sự kết thúc rồi...
A Di Đà Phật....


Hình ảnh
Vũ Khúc
Bài viết: 35
Ngày: 14/11/09 23:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Những Pháp Người Tu Tịnh Độ Cần Học Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Vũ Khúc »

Đến đây thì tôi cũng đã thật sự hiểu vì sao đức Phật lại nói rằng chánh pháp chỉ kéo dài có 500 năm.
Lần theo những dấu vết giúp ta đi ngược thời gian, con dập đầu trước đức Thế Tôn xin mang cái tâm vô ngã mong mỏi được các đạo hữu xem và suy nghĩ:

http://www.thuvienhoasen.org/daithuavatieuthua-03.htm

Nam mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách