Thoát nạn nhờ niệm Quán Âm

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Thoát nạn nhờ niệm Quán Âm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

133. Thư trả lời cư sĩ Trần Huệ Cung

Năm ngoái ở Đại Sanh, năm nay tại Cư Sĩ Lâm, hai lượt cảm ứng đều đáng cảm hóa kẻ ngu tục. Phàm làm công đức, vẫn lấy việc tụng niệm Phật hiệu làm trọng, bất tất phải đổi thành niệm kinh Địa Tạng. Một pháp Niệm Phật được ích lợi dễ dàng nhất, do kinh văn ít nên dễ niệm. Dẫu có người cầm dao muốn giết cũng vẫn niệm được. Hễ niệm liền được lợi ích. Dương Giám Đình ở Tô Châu khom mình chào tên lính Nhật ở cửa thành, trong tâm niệm thánh hiệu Quán Âm, gã lính ấy không thích được cúi chào bèn vung đao chém xuống (đây chính là oan gia đời trước khiến cho ông ta bị toác da đầu), [đao] chạm đến da đầu liền trượt ngang. Da đầu đã toạc, chảy máu rất nhiều, nhưng xương đảnh đầu chẳng bị tổn thương mảy may. Nếu lưỡi đao không trượt ngang thì đầu đã thành hai mảnh rồi! Do vậy, biết trong thời thế nguy hiểm nhất, hãy nên lấy niệm Phật làm chánh.

Những kẻ khoe kỳ đua lạ đều chẳng chú trọng cứu khổ nạn, mà chú trọng tỏ lộ chính mình trí thức cao siêu. Các vị Pháp Thân đại sĩ thuộc bốn mươi mốt địa vị trong hội Hoa Nghiêm số đến vô lượng vô biên đều vâng lời Phổ Hiền Bồ Tát dạy, dùng công đức của mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sanh thế giới Cực Lạc để mong viên mãn Phật quả. Những vị ấy là người như thế nào? Chuyện ấy là chuyện như thế nào? Huống chi bọn ta gặp phải đại kiếp đao binh từ ngàn xưa chưa hề có, há nên đổi niệm Phật thành niệm kinh ư? Tâm Địa Tạng Bồ Tát cứu khổ khẩn thiết, nhưng so với A Di Đà Phật tiếp dẫn lúc lâm chung khiến được vãng sanh thì lại càng thua xa lắm. Vì thế, hãy nên uyển chuyển khuyên Huệ Giáp vẫn chú trọng chiếu theo quy cách cũ, vừa dễ làm mà lại lợi ích nhiều lắm! Pháp danh của mười ba người được viết trong tờ giấy khác. Đã nhận được món tiền bố thí của ông và của họ, cám ơn! Nay gởi [cho các ông] một gói Long Thư Tịnh Độ Văn, tổng cộng là mười bốn cuốn, nếu ai xem được thì đưa cho họ, bảo họ phải cung kính, chớ có khinh nhờn. Chẳng đọc được thì xin thay Quang tặng cho người khác để tạo phước cho người ấy. Quang già rồi, mục lực lẫn tinh thần đều chẳng đủ, từ rày đừng giới thiệu người khác đến quy y vì không có sức thù tiếp. Nay tôi ở Linh Nham, dẫu không có một đồng nào cũng sống được, chứ không phải như ở chùa Báo Quốc, mọi người đều do Quang cung cấp.



134. Thư trả lời cư sĩ Lục Bồi Cốc



Bản chú giải Tâm Kinh của Vô Cấu Tử[10] dường như đúng, nhưng [thật sự là] sai, chớ nên đọc, cũng chớ nên lưu truyền, vì ông ta dùng lời lẽ nhà Thiền để diễn tả pháp luyện đan vận khí, khiến cho những kẻ chẳng biết tông chỉ Thiền gia đi theo con đường luyện đan vận khí, lầm người hoại pháp cũng lớn lắm! Căn bệnh như ông nói đó là vì ăn nằm quá độ. Do chẳng biết đoạn dục nên thuốc men vô hiệu! Từ nay hãy nên đoạn dục, vợ chồng ngủ riêng, chẳng mấy bữa sẽ thấy công hiệu. Đôi bên đều không xem nhau như vợ chồng, mà nên xem nhau như anh em, hoặc coi như khách khứa, đừng để cho dục niệm chớm nẩy. Nếu ngẫu nhiên khởi lên dục niệm, liền tưởng rắn độc nuốt nam căn của chính mình (pháp này mầu nhiệm tột bậc. Nếu là nữ nhân hãy nên tưởng như rắn độc chui vào nữ căn) thì dục tâm sẽ tiêu diệt ngay!

Sau khi bình phục vẹn mười, hãy nên dưỡng sức thêm bao nhiêu ngày nữa, từ đấy càng phải nên điều độ, chớ nên thường ân ái thì mới mong sống lâu, mạnh khỏe được! Nếu chưa được bình phục mười phần, quyết chẳng được nói “bệnh đã khỏe hẳn, ở chung phòng chẳng sao!” Nếu như thế, quyết khó thể mong chi lành mạnh được! Hãy nên nói rõ lời này với vợ. Đây là để lành bệnh, chứ không phải là đoạn dục vĩnh viễn. Cố nhiên, đôi bên hãy nên khuyên nhắc lẫn nhau, chẳng để đến nỗi có khi không nhịn được thì sẽ mau lành bệnh.

Nay tôi gởi cho ông một bao tro hương Đại Bi kèm theo thư. Tro này tôi đã dùng chú Đại Bi gia trì hơn bốn ngàn biến. Nếu có thể chí thành niệm Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát, chắc chắn chẳng mấy chốc sẽ lành. Một bao tro này có thể pha uống được năm sáu chục lần. Nếu sợ phiền [phải pha nhiều lần] thì có thể lấy một phần sáu [lượng tro], bỏ trong bát to, dùng nước sôi để pha, khuấy lên, đợi cho chất tro lắng xuống sẽ gạn lấy nước trong trút vào trong bầu, hoặc trong bình, trong vò, mỗi ngày uống ba bốn lượt. Cần phải ăn chay, hằng ngày thường niệm thánh hiệu Quán Âm. Nếu thấy hiệu nghiệm lớn lao, lần sau chỉ pha [lượng tro vừa đủ dùng] do giữ nước lại không [thuận tiện] bằng giữ tro. Sau khi lành bệnh, đem số tro còn dư treo ở chỗ cao sạch sẽ, hoặc để thờ dưới khám thờ Phật, chớ nên khinh nhờn! Nếu gặp chứng bệnh nguy hiểm liền pha uống, ắt sẽ có thể khởi tử hồi sanh. Dẫu tuổi thọ đã tận, uống vào cũng có lợi ích. Chất tro sau khi pha xong nên thêm nước vào để trát lên nóc nhà, hoặc đổ xuống giếng, chớ nên đổ vào nơi ô uế. [Tro này] so với nước Đại Bi có công hiệu lớn hơn vì nước Đại Bi gia trì mấy chục biến hoặc mấy trăm biến liền bị người khác muốn lấy đi, không có nước nào để lâu hơn ba bốn tháng. Tro này chuẩn bị sẵn cho người ở nơi xa chẳng thể gởi nước đến được! (Ngày mồng Mười tháng Chín năm Ất Hợi - 1935).



135. Thư trả lời cư sĩ Quý Quốc Hương (thư thứ nhất)



Nhận được thư, khôn ngăn cảm kích, hổ thẹn. Quang là ông Tăng tầm thường chỉ biết cơm cháo, đối với Thiền lẫn Giáo đều chẳng theo đuổi được, chỉ nương nhờ, quy hướng pháp Niệm Phật. Đối với chuyện làm thầy người khác, thật chẳng dám chấp nhận bừa bãi! Cũng có người do lầm nghe theo kẻ khác xin đặt pháp danh, Quang cũng ngượng ngùng đáp ứng là vì mong họ sanh lòng tin đối với Phật pháp, gieo thiện căn, chứ không phải là Quang có thể làm thầy người khác được! Còn như các hạ, Thiền - Giáo đều thông, giới hạnh tinh nghiêm, giữ vững tám giới, thường chỉ ăn ngọ. Quang còn chưa thể giữ lệ ăn ngọ được; nếu lúc này mạo muội nhận lời, mai sau chắc ông chẳng tận mặt thóa mạ, ắt cũng sẽ hối hận thuở trước không xét kỹ, đến nỗi đối với chuyện cầu phước điền lại đâm ra trở thành hành động khinh Tăng mạn pháp! Vì thế, chẳng thể không nói duyên do. Mong ông hãy chuyển sang lễ bái bậc cao nhân ngõ hầu được lợi ích lớn lao!

Lại do ông mong được một lời nói để minh tâm, cũng chẳng dám khinh suất dễ dàng nói ra. Nếu đối với người chưa hiểu Phật pháp mà giảng đại lược lý tánh chắc cũng còn [tạm] nói được. Chứ nói đúng theo sự thật thì minh tâm nhưng chưa đạt đến địa vị đại triệt đại ngộ, nào ai dám tự phụ? Do vậy, mong các hạ hãy tự xét. Nếu quả thật đạt đến chỗ như Lục Tổ nghe câu “không nên trụ vào đâu mà sanh tâm”, Bàng cư sĩ nghe câu “đợi ông một hơi uống sạch nước Tây Giang, ta sẽ nói cho ông”[11], sư Đại Huệ nghe câu “gió Nồm thổi từ phía Nam đến, điện gác thành mát mẻ”[12] thì mới được. Nếu không, nào dám nói bừa chuyện minh tâm? Quang vốn là một ông Tăng kém hèn, chẳng dám nói lời quá lố, cũng chẳng dám tâng bốc người khác quá mức. Vì thế, mới nói ra câu đụng chạm này! Còn như sáu bài Bút Ký như ông đã nói thì đều hay cả, chỉ có hai câu của Lục Tổ và Thần Tú[13] thì chưa nêu ra điều hại, lẽ tệ, xin viết thêm vào. Lời của Tú đại sư tuy về mặt ngộ thì chưa ngộ, nhưng nếu y theo đều có ích. Lời của Lục Tổ nếu chưa thực chứng mà y theo sẽ bị họa chẳng cạn. Mong hãy rủ lòng xét rõ! (viết vào đêm Trừ Tịch (30 Tết) dưới đèn)

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... mbien5.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Cung kính tượng Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

136. Thư trả lời cư sĩ Quý Quốc Hương (thư thứ hai)


Cung kính tượng Phật bằng đất nặn hay gỗ chạm như đức Phật thật, chắc chắn sẽ có thể thành Phật, huống là [mong thành tựu] những điều khác ư? Quang chỉ là một bức tượng bằng đất, bằng gỗ mà thôi! Ông cứ muốn kính trọng như một vị Phật thì cũng chỉ tùy ông, chứ hình hài đất gỗ vẫn chẳng thay đổi! Sở dĩ [ông được] tiêu trừ nghiệp chướng, tăng trưởng phước huệ là do lòng kính của ông cảm nên. Nay đặt pháp danh cho ông là Huệ Tu, nghĩa là dùng trí huệ tu tập pháp tự lợi lợi tha. Chớ nên nghĩ pháp tự lợi lợi tha vừa nói đó là quá lớn, quá cao, quá sâu, nó chính là “giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tây Phương” mà thôi! Nguyên do của nỗi loạn lạc cùng cực hiện thời là vì chẳng nói đến nhân quả báo ứng và giáo dục trong gia đình mà nên nỗi! Giáo dục trong gia đình càng phải chú trọng nhân quả báo ứng và dạy dỗ con cái. Ông hãy nên tùy phần tùy sức bảo hết thảy mọi người các sự lý này thì đối với Phật pháp, đối với Nho giáo đều được hữu ích.

Ngộ đạo dễ dàng, chứng đạo thật khó! Người đời nay phần nhiều đều chưa ngộ thật sự, chỉ lờ mờ, phảng phất, biết được chút phần liền tưởng “không có sanh tử để thoát, chẳng có Phật đạo để thành”, mặc sức phóng túng, tương lai đều nằm tù Diêm La. Đến lúc ấy mới biết cái ngộ (悟: giác ngộ) thuở trước chính là ngộ (誤: lầm lạc) vậy! Ông sau khi đã ngộ được câu “vốn không có một vật” bèn xét kỹ tập khí Tam Độc chẳng dễ tiêu trừ, quy tâm Tịnh Độ để cầu liễu thoát trong đời này, có thể nói là đã có thiện căn từ xưa. Những kẻ thông minh tự phụ chẳng chịu đổ công phu thật sự, rốt cuộc tự thành lừa mình dối người, nào có hạn lượng? Nguyện ông từ đầu đến cuối giữ mãi chí này, cùng với lệnh từ[14] và vợ con cùng niệm Di Đà, cùng sanh Tịnh Độ, ngõ hầu chẳng uổng phí cuộc đời này và dịp gặp gỡ này.

Ông trên có mẹ già, dưới có vợ con, ngàn muôn phần chớ nên khởi ý tưởng đoạn diệt. Nếu gặp tai họa bất trắc, không tìm được cách nào thì cũng nên chí thành cầu Phật gia bị để mong miễn thoát. Dẫu cho định nghiệp khó tránh, cũng nên một niệm dốc lòng thành, liền được tiếp dẫn, chứ đâu phải do bảy ngày không ăn mới đạt được! Đã mang sẵn ý tưởng ấy chính là đã có căn cội ma, cho nên tôi phải nói toạc ra. Hai mươi đồng ông đã gởi sẽ viết thư cho hòa thượng Chân Đạt chùa Thái Bình tại Thượng Hải, nhờ Sư thay tôi gởi cho ông bốn gói Quán Âm Tụng, ba gói Gia Ngôn Lục, ba gói Di Đà Kinh Bạch Thoại Chú. Đợi tới năm sau, Cảm Ứng Thiên Trực Giảng được in ra, sẽ gởi cho ông một hai gói để giúp dạy dỗ con cái, giáo hóa xóm làng. Tháng Ba năm sau Quang sẽ sang Thượng Hải để hoàn tất việc in sách. Trong mùa Thu sẽ làm một kẻ đi khắp Đông - Tây - Nam - Bắc, trọn chẳng có chỗ nhất định để tiện chuyên tâm niệm Phật, khỏi phải thù tiếp thư từ, kẻo hỏng đại sự của tôi! Sau này, có muốn thỉnh kinh sách, xin hãy gởi thẳng khoản tiền ấy cho hòa thượng Chân Đạt chùa Thái Bình bến Trần Gia, Thượng Hải thâu nhận, Sư nhận được sẽ gởi biên nhận về cho ông, hễ có sách liền gởi ngay. Nếu không có thì phải đợi có sách rồi mới gởi. Đừng gởi tiền sang Định Hải, Ninh Ba khiến mệt trí đến cùng cực! (ngày Hai Mươi Mốt tháng Mười Hai).



137. Thư trả lời cư sĩ Hoàng Bảo Việt



Hôm qua nhận được thư, khôn ngăn cảm kích. Chuyện ấy đã làm mệt trí các hạ, chịu lỗi khôn xiết. Ông Đối Phù chẳng chú trọng cho đỡ tốn kém, chỉ mong cho tâm nguyện này sớm được hoàn tất mà thôi. Nay đã chẳng thay đổi những gì đã bàn định trước đây, đã cho tiến hành gấp những việc ấy. Vẫn mong không lâu nữa các hạ sẽ lại tiến hành điều tra coi có thực sự in được hay không? Nếu chẳng điều tra, chắc sẽ đến nỗi nói rồi không xét tới, lại cứ chất đống bỏ đó mà thôi. Còn chuyện in ra sách xong sẽ biếu tặng, Quang thật sự chẳng cần đến, chỉ cần bảo người đưa sách qua chùa Thái Bình gởi một phần cho Quang xem là được rồi, không cần nhiều!

Hỏi đến chuyện sang đất Hỗ (Thượng Hải) thì sợ không có dịp nữa! Quang đã ngoài bảy mươi rồi, đâu còn được bao lâu nữa, ở yên trong quan phòng đợi chết mà thôi! Nếu ra khỏi quan phòng thì tổn hại cho chính mình, mà cũng vô ích cho người. Do vậy, chỉ mong sớm vãng sanh, chẳng mong tới lui những chỗ đại chúng tụ hội nữa. Nguyện các hạ phát Bồ Đề tâm, hành phương tiện sự, khiến cho con cái phước huệ ngày càng tăng, có thành tựu lớn lao vậy! (ngày mồng Chín)

Hôm qua tôi đã đem nguyên thư [của ông] gởi cho Đối Phù để [ông ta được] thỏa lòng khát vọng.



138. Thư trả lời cư sĩ Ninh Đức Tấn (thư thứ nhất)



Hôm qua do Phổ Đà chuyển thư đến, biết đất Tần (Thiểm Tây) của tôi vẫn còn có người phát tâm mộ đạo, tu trì Tịnh nghiệp, khôn ngăn vui mừng, an ủi. Quang sống tại Phổ Đà ba mươi bảy năm, do tuổi già khó thể thù tiếp, nên tháng Bảy năm ngoái xuống núi, tính sang Hương Cảng (hai năm trước đây có đệ tử nhiều lần thỉnh, đã chấp thuận rồi). Bạn bè sợ vượt biển trúng gió, chắc đến nỗi bị tổn thương, giữ lại bế quan ở Tô Châu, hết thảy [mọi chuyện] bên ngoài đều tạ tuyệt. Các hạ đã đọc Văn Sao, hãy nên hành theo đó thì nhất định sẽ được lợi ích lớn lao. Đừng do đọc kinh Đại Thừa hoặc gặp những vị tri thức Tông, Giáo, Mật v.v… liền vui thích sự sâu mầu rộng lớn của những pháp môn ấy và vì [nghĩ] những khai thị ấy thân thiết cao xa, huyền diệu, bèn bỏ Tịnh Độ để tu hành các pháp môn khác thì sẽ chẳng đến nỗi chỉ gieo nhân liễu sanh tử, quyết khó thể đạt được cái quả liễu sanh tử ngay trong đời này!

Vì sao vậy? Vì hết thảy pháp môn đều cần phải tự lực tu trì đến lúc “nghiệp tận, tình không” rồi mới có thể liễu sanh tử. Nếu không, dẫu cho ông công phu sâu xa, kiến địa cao vời, công đức lớn lao, nhưng nếu còn một mảy phiền não chưa đoạn sạch thì vẫn là người trong luân hồi y như cũ. Đã ở trong luân hồi thì người từ mê tiến vào ngộ rất ít, kẻ từ mê tiến vào mê rất nhiều! Lại chẳng biết có còn gặp được Phật pháp nữa hay không? Dẫu gặp được Phật pháp mà chẳng gặp được pháp môn Tịnh Độ thì vẫn y như cũ, không có thuở thoát khổ. Cậy vào tự lực [để thoát sanh tử] thì cả cõi đời khó được một hai người [thành công]. Cậy vào Phật lực thì muôn người chẳng sót một ai! Pháp môn Tịnh Độ dùng sự tín nguyện trì danh của chính mình để cảm Phật, Phật dùng thệ nguyện nhiếp thọ. Ví như ngồi tàu thủy vượt biển, sức của chính mình chẳng thể sánh bằng được. Nhưng đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.

Dùng những điều này để tự hành, lại còn dùng những điều ấy để khuyến hóa cha mẹ, anh em, vợ con, xóm làng, thân thích, bạn bè để bọn họ đều cùng được thấm nhuần pháp, cùng tu Tịnh nghiệp thì công đức của chính mình càng lớn, chắc chắn được vãng sanh không nghi ngờ chi! Nếu ngoài mặt tỏ vẻ từ thiện, trong tâm ôm lòng độc ác thì tâm trái với Phật, chắc chắn khó thể vãng sanh! Ví như uống thuốc, chẳng thể uống chung với những thứ kỵ thuốc! Nếu cùng uống có thể bị mất mạng, không cách chi lành bệnh được! Nay gởi cho ông hai gói sách để làm căn cứ tự hành, dạy người. Quang đã bảy mươi mốt tuổi rồi, tinh thần chẳng đủ, đừng thường gởi thư đến. Đã có Văn Sao, Gia Ngôn Lục làm chủ, các sách khác giúp thêm thì cũng chẳng thiếu sót, tiếc nuối chi! Đây là nói về người thật sự vì sanh tử, chứ nếu muốn làm bậc đại thông gia thì sách trong cả thế gian đều phải nên đọc. Dẫu có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi! (ngày Mười Tám tháng Giêng năm Dân Quốc 20 - 1931)

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... mbien5.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thoát nạn nhờ niệm Quán Âm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Cung kính tượng Phật như Phật còn tại thế thì được quả an vui, đẹp đẻ, cũng như gieo trồng Bồ Đề với Phật Pháp để được độ thoát về sau.

Tượng Phật nào cũng vậy, dù là bằng đá, bằng đất bằng đồng, hay bằng ngọc vàng cũng vậy. Không phải bằng đá đất thì khinh, còn bằng vàng ngọc thì quý!

Tôi thấy mọi người ùa nhau đi bái Phật Ngọc ở Việt Nam năm rồi vui lẫn buồn, mà đau lòng nhiều hơn mới đúng!

Vui là vì nhân đó mà mọi người gieo trồng nhân lành với Phật Pháp về sau.

Buồn là vì mọi người vẫn còn mê tín xem phật như thần linh đi cầu xin, và nghĩ rằng Phật Ngọc quý và linh nghiệm hơn Phật tượng đất ở nhà, chưa hiểu giáo lý, chạy theo cái hay đẹp bên ngoài.

Nếu hiểu rỏ Tượng Phật nào cũng như Tượng Phật nấy, miễn sao mình chí thành cung kính cúng dường đảnh lễ tôn trọng ngợi khen thì được phước báo bằng nhau không khác. Không phải tượng bằng vàng ngọc thì phước báo nhiều hơn tượng đất đá!

Muốn đảnh lễ Phật thì thời gian đi ngắm tượng phật ngọc lâu lắc, chen chút đông người, đảnh lễ chừng một hai lại, dùng thời gian cả tiếng đó ở nhà lại Phật được trăm ngàn lạy, phước báo nhiều mà nghiệp chướng cũng giảm bớt nhiều.

Hơn nữa, vả chăng khi mình kính lễ Phật tượng để:

1. Tưởng nhớ ân Phật đã thị hiện cõi nầy mà dạy dỗ chúng ta, giúp chúng ta thấy rỏ đường lành, đi ngay trên con đường giác ngộ giải thoát. Một bậc toàn giác đại bi đáng nên kính lạy.

2. Thấy hình tượng Phật, lạy phật để sám hối nghiệp chẳng lành tham, sân, si của mình đã tạo từ vô thỉ do thân, khẩu, ý mà sanh ra. Nay xin trở về Quy Y nương tựa bậc giác ngộ từ bi từ nay cho đến cùng tận đời vị lai, gieo cái nhân lành nầy để được độ thoát về sau.

3. Nhìn tượng Phật và lạy, để nghĩ nhớ đến ông Phật của chính mình sẵn có, trưởng dưỡng lòng tin rằng "mình có Phật Tánh", "mình sẽ thành Phật". Đã tin mình có tánh Phật thì phải sống và làm việc đúng theo cái tánh phật mà mình sẵn có, tức là:

Không làm các điều ác
Chuyên làm các điều lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đấy lời dạy chư Phật

Nếu làm được như vậy thì hằng chuyên tưởng nhớ đến phật, hằng chuyên cung kính Phật vậy.

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Thoát nạn nhờ niệm Quán Âm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Cám ơn lời nhắc nhở của Chú Thánh Trí , con rất cung kính tất cả những gì có hình Phật tượng Phật chứ chẳng phải chỉ cung kính Phật Ngọc , mà con nghĩ mọi người đi xem Phật ngọc vì họ thấy tượng bằng ngọc đẹp quá nên muốn đi ngắm nhìn thế thôi chứ không phải ai đi xem cũng là mê tín đâu chú . Nói chung mình không thể khiến cho tất cả đều làm đúng chính xác như pháp được đó là điều không thể nên mình nên nhìn sự việc với góc độ hoan hỉ " chúng sinh đi ngắm tượng Phật thì được gieo một chút căn lành " hoặc" mừng vì rất nhiều chúng sinh thích đi xem tượng Phật" . Còn việc niệm Phật tu hành thì phải đợi nhân duyên của họ chín muồi đã chứ bây giờ chú có khuyên có ao ước cũng chẳng khiến họ chịu hạ thủ công phu mà tu hành đâu ! tangbong


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Thoát nạn nhờ niệm Quán Âm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

143. Thư trả lời cư sĩ Ninh Đức Tấn (thư thứ sáu)

Thư trước gởi cho thầy Minh Đạo và khoản tiền gởi cho Quang, cũng như thư sau gởi cho Quang đều nhận được cả. Tôi vốn muốn trả lời ngay, nhưng do trong cuốn Tây Phương Công Cứ, phần Sáu Phương Phật trong kinh Di Đà bị sót mất hai mươi chữ “Xá Lợi Phất! Ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh” mà mấy người giảo chánh đều không trông thấy. Quả thật là nghiệp chướng tâm nhãn, khiến trở thành tội lỗi lớn lao! Hiện thời đã in riêng một bản gồm ba trang, đã in được sáu ngàn bản, đều in theo kiểu để cắt dán [vào chỗ bị thiếu]. Khi in xong sẽ gởi đến. Ở chỗ ông có hai gói sách, phàm những cuốn tự giữ và đã tặng cho người khác, mỗi cuốn đều dán cẩn thận hòng khỏi bị tội bỏ sót kinh văn. Sau này, khi [bản đính chính ấy] được in ra sẽ gởi đi, không phải viết thư nữa.

Nói đến tật dịch, hãy bảo mọi người đều cùng ở trong nhà của chính mình niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, sáng tối đến Phật đường lễ bái bao nhiêu đó lạy và niệm bao nhiêu đó câu. Ngoài ra, bất luận đi, đứng, nằm, ngồi và làm hết thảy chuyện, trừ lúc viết văn, tính sổ phải dụng tâm ra, khi làm hết thảy mọi chuyện khác đều nên niệm. Niệm khi ngủ thì nên niệm thầm trong tâm. Nếu áo mũ chỉnh tề, tay và miệng rửa súc sạch sẽ rồi, niệm ra tiếng cũng được, niệm thầm hay niệm nhỏ tiếng đều được. Nếu ngủ nghỉ hoặc lúc mới dậy, áo mũ vẫn chưa chỉnh tề, hoặc khi tắm rửa, tiêu tiểu, hoặc đến chỗ không sạch, niệm thầm trong tâm cũng có công đức y hệt như vậy. Nếu niệm ra tiếng sẽ chẳng hợp nghi thức. Ví như đứa trẻ nhớ mẹ, trong suốt một ngày, không lúc nào chẳng nghĩ nhớ đến mẹ. Dẫu khi ngủ nghỉ, tắm rửa, tiêu tiểu, há để cho trong tâm hoàn toàn quên mất chuyện niệm Phật! Đã nhớ được vô ngại thì niệm thầm trong tâm cũng vô ngại. Người tuy chí ngu cũng không ai chẳng sợ chết! Niệm Quán Thế Âm có thể được Ngài che chở khỏi bị lây bệnh dịch ác nghiệt ấy. Nếu dạy hết thảy mọi người trong một ngày hễ thuận tiện bèn niệm thì tiếng niệm Quán Âm sẽ vang khắp ruộng đất, đường sá.

Ông chỉ biết đối trước Bồ Tát niệm, nếu vậy thì có mấy người niệm được? Ai lại có thể quỳ niệm năm trăm câu? Pháp Niệm Phật thì trước hết là đứng niệm bài kệ tán Phật rồi niệm danh hiệu, đến câu thứ hai liền đi nhiễu. Nếu là chỗ rộng rãi thì đi nhiễu quanh, chỗ chật hẹp thì đi theo đường thẳng. Nhiễu quanh thì đi từ Đông qua Nam, sang Tây, lên Bắc. Đi nhiễu thẳng thì từ vách này bước thẳng tới trước, đến vách [đối diện] lại quay đầu [bước trở lại] nhưng cũng cần phải theo quy củ từ Đông sang Nam qua Tây lên Bắc để xoay mình, chớ đừng từ Đông sang Bắc, sang Tây, rồi về Nam, đấy gọi là “đi ngược”, phạm lỗi! Kệ hồi hướng rộng lớn vô ngại, [đọc bài kệ ấy] thì có gì là không được, nhưng quỳ niệm năm trăm câu thì chắc chắn không được, do người ta phần nhiều không thể làm như thế được, hoặc làm lâu ngày sẽ thành bệnh. Đang trong cõi đời cực khổ cực ác này, chỉ A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát là đáng nương tựa được! Dạy cho khắp hết thảy già - trẻ - trai - gái hằng ngày thường niệm Quán Thế Âm trong nhà, bảo đảm chẳng gặp tai họa, được nhiều điều tốt lành. Chỉ nên đến niệm trong điện thờ Quán Âm vào buổi sáng và buổi tối; ngoài ra, tùy mỗi người đi - đứng - nằm - ngồi đều có thể niệm sao cho thuận tiện. Đây quả thật là phương cách thuận tiện nhất.

Hàng nữ nhân chịu niệm từ nhỏ, về sau xuất giá sẽ không bị khổ vì khó sanh. Hoặc lúc cấn thai liền hằng ngày thường niệm, hoặc đến khi sanh nở, hãy nên bảo sản phụ tự niệm Quán Thế Âm Bồ Tát ra tiếng, những người chăm sóc bên cạnh đều cùng lớn tiếng niệm giúp cho sản phụ. Người trong gia đình ở tại phòng khác cũng có thể niệm cho sản phụ. Dẫu sanh khó đến nỗi sắp chết mà niệm thì chẳng bao lâu sẽ an nhiên sanh nở. Chớ nên nói “lõa lồ bất tịnh, niệm sợ mắc tội!” Chẳng biết đấy là lúc không thể làm sao khác được, chứ không phải là có thể cung kính, khiết tịnh mà chẳng chịu cung kính, khiết tịnh vậy! Chẳng những không có tội lỗi, mà mẹ lẫn con đều cùng gieo thiện căn. Người đời thường biết giữ theo lẽ thường mà chẳng biết quyền biến, đến nỗi chẳng dám dùng pháp “[không những] khỏi khổ, [mà còn] gieo được thiện căn”, để rồi phải chịu khổ, hoặc bị mất mạng, chẳng đáng buồn sao? Lúc sanh nở vạn phần chớ nên niệm thầm trong tâm mà phải niệm ra tiếng. Vì lúc ấy, [sản phụ] phải gắng sức đẩy đứa con ra, nếu niệm thầm trong tâm sẽ có thể bị bệnh. Dẫu chẳng bị bệnh nhưng công đức niệm thầm yếu nhỏ lắm so với niệm ra tiếng. Người đời nâng vật nặng còn phải dùng tiếng hò reo để giúp sức, huống chi trong khoảnh khắc sanh tử ấy, há chẳng nên tận lực cầu Bồ Tát gia bị ư?

Từ trước đến nay, Quang chẳng biết cõi đời mê tín, [người đời thường] cho là “chẳng được niệm Phật trong phòng sanh”. Hơn nữa, “người niệm Phật chẳng dám bước vào phòng bà đẻ”, nên trong Văn Sao chưa hề nhắc tới. Bốn năm năm gần đây mới biết điều tệ này nên thường nói với hết thảy mọi người, cũng mong cho mẹ con [sản phụ] được an vui, cũng mong cho con cái [do họ] sanh ra đều sẵn đủ chánh tín, đều là người lành. Vì thế, nói với ông. Do tâm lo cho ông trọn chẳng thấu hiểu văn nghĩa, đến nỗi Văn Sao đã nhiều lần nói “đi - đứng - ngồi - nằm, tắm rửa, tiêu tiểu, đều niệm Phật được”, mà ông vẫn hỏi “tùy theo lúc đi - đứng - ngồi - nằm, lúc bận bịu, lúc rảnh rang để niệm lớn tiếng, nhỏ tiếng hay niệm thầm có được hay chăng?” Tôi nhận thấy: Ông chỉ biết “quỳ niệm là hữu ích”, tức là làm cho đa số mọi người chẳng dám phát tâm niệm!

Tam Chướng là Phiền Não Chướng, Nghiệp Chướng, Báo Chướng. Phiền Não chính là vô minh, còn gọi là Hoặc, tức là chẳng hiểu lý ([“chẳng hiểu lý”] chính là tham - sân - si), lầm lạc khởi lên các thứ tâm niệm chẳng thuận lý. Nghiệp tức là do những Tâm Sở[27] “tham - sân - si phiền não” mà làm những chuyện ác giết - trộm - dâm v.v… vì thế gọi là Nghiệp. Nghiệp đã thành, thì tương lai nhất định phải chịu các thứ khổ báo. Tam Đồ: Đồ là đường, là nẻo, có nghĩa thông với nhau. Do các ác nghiệp giết - trộm - dâm nên sẽ chịu ác báo trong Tam Đồ là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Tám nạn cũng có Thông (chung) và Biệt (riêng). Thông là lụt, hạn, tật dịch v.v… Biệt là: 1) Sanh trước khi đức Phật giáng thế hay sanh sau khi Phật đã nhập Niết Bàn 2) Vô Tưởng Thiên[28] 3) Bắc Câu Lô Châu[29] 4) Thế Trí Biện Thông 5) Mù - điếc - câm - ngọng 6) Địa ngục 7) Ngạ quỷ 8) Súc sanh. Tám thứ này tuy khổ - vui, trí - ngu khác nhau, nhưng đều cùng khó nhận lãnh sự giáo hóa của đức Phật; vì thế đều gọi là tám nạn (ngày Lập Thu)



144. Thư trả lời cư sĩ Ninh Đức Tấn (thư thứ bảy)



Thư và bưu phiếu sáu đồng (đã giao cho Hoằng Hóa Xã) đều nhận được đầy đủ. Ông tánh thích lôi thôi! Chuyện chẳng khẩn yếu đã qua rồi, cần gì lại phải nói nữa? Ngay như trước đây ông muốn gởi bánh Trung Thu, vì bưu cục chẳng gởi trong bao, bèn nói tới nói lui! Nói những lời lẽ vớ vẩn ấy để làm gì? Tôi đã bảo ông đừng nên gởi đồ ăn nữa, ông vẫn cứ làm như thế. Những thứ được gởi tới trong mùa Xuân đều bị nát bét. Đầu Thu lại gởi nữa, há chẳng phải là tự khuấy mình, nhiễu người? Ông mới học Phật, chỉ nên sốt sắng niệm Phật, hiểu được thì cũng theo Ngài đi, mà không hiểu được vẫn theo Ngài đi, ngõ hầu chẳng đến nỗi lỡ làng công phu! Ông muốn có được một cuốn từ điển hoàn thiện nhất. Chỉ sợ có được cuốn từ điển ấy, ông bèn hằng ngày chú trọng tra tìm [từ ngữ] trong tự điển, chẳng rảnh rỗi để niệm Phật!

Muốn tra chữ Phạn thì hãy đọc cuốn Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập[30] (sáu cuốn), nhưng sơ tâm chẳng biết thể loại [của từ ngữ tiếng Phạn muốn tìm] thì cũng chẳng dễ tra. Dẫu tra được, vẫn sợ chẳng hiểu rõ văn nghĩa đã được giải thích. Muốn tra số mục danh tướng (từ một đến mười, trăm, ngàn, vạn… danh từ) hãy xem Giáo Thừa Pháp Số[31] (sáu cuốn, bộ này giản lược nhưng danh mục nhiều) và Đại Minh Tam Tạng Pháp Số[32] (mười sáu cuốn. Bộ này giải thích tường tận cặn kẽ, nhưng so với Giáo Thừa Pháp Số thì ít danh mục hơn). Muốn tra đại lược sự tích thông - tắc của Phật pháp trong các đời thì nên đọc Thích Thị Kê Cổ Lục[33] (năm cuốn). Hơn nữa, cuốn Phật Học Đại Từ Điển do Đinh Phước Bảo biên tập danh tướng thật rộng, nhưng phần khảo cứu chẳng được tra xét kỹ càng cho lắm. Nói chung, có một phần ba mươi là sai ngoa, chỉ bậc thông gia mới phân biệt được rõ ràng. Nếu không, chắc sẽ đến nỗi bị hiểu lầm vì sách ấy (bộ sách này dựa theo sách của người Nhật Bản đã soạn rồi tăng đính[34], dùng số Tây Dương 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0 để đánh số thứ tự. Nếu không rành số Tây Dương sẽ bó tay). Bộ này phải tốn mười mấy đồng, hiện thời chẳng biết có còn hay không? Mấy bộ sách này nếu là bậc thông gia thì không ai chẳng dùng. Nếu có chỗ nào không rõ ràng, hễ tra là rõ. Ông là người không hiểu rõ trọn vẹn; nếu có mấy bộ sách này sẽ thành ra suốt ngày chuyên dụng công tra danh tướng mà thôi! Do vậy, vẫn chẳng nên thỉnh ngay! Hãy đợi đến khi dần dần nhiễm sâu [rồi hãy thỉnh thì sẽ có ích].

Huống chi hiện thời phương Nam thủy tai xưa nay chưa hề có, Nhật Bản lại chiếm Đông Tam Tỉnh[35]. Nước ta cực lực tẩy chay hàng Nhật, sợ rằng sẽ gây nên cái họa chiến tranh toàn thế giới (đáng sợ cùng cực). Đang trong thời thế nguy hiểm như trứng chồng này, chỉ nên chuyên tâm niệm Phật, niệm Quán Thế Âm để cầu được ngầm che chở. Huống chi ông còn bận việc nhà, rảnh đâu để nghiên cứu những sách ấy?

Mấy năm trước đây, Thiểm Tây bị tai nạn, phương Nam đã nhiều lượt quyên góp chở tới. Nay Hồ Bắc, Giang Tây, Giang Tô các xứ bị nước nhận chìm, thảm chẳng nỡ nghe, cũng chẳng nỡ nói! Quyên mộ đủ cách khác nhau. Ông Tào Tung Kiều (người Tô Châu cũng quy y với Quang) mấy năm gần đây quyên mộ cho Thiểm Tây gần đến mười vạn, đều giao hết cho Châu Tử Kiều. Lần này chánh phủ phái ông ta sang Giang Bắc lo việc cứu trợ. Tô Châu cũng quyên góp được sáu bảy vạn đồng cùng mấy vạn bộ quần áo cũ các loại và áo lạnh mới may, nhưng vẫn chỉ là “chén nước, xe củi”[36], chẳng thể [cứu trợ] trọn khắp! Đê đập trên sông ngòi bị sụt lở rất nhiều, cứu trợ dân chúng bị nạn còn chưa đủ tiền để lo trọn, huống là tu bổ đê ư? Khoản tiền tu bổ đê so với khoản tiền cứu người sẽ nhiều gấp mấy chục lần. Nếu không tu bổ đê, hễ nước lớn, cả vùng sẽ biến thành cái đầm. Nếu tu bổ, đào đâu ra khoản tiền ấy?

Trời giáng họa xuống Trung Quốc lần này là lớn nhất. Thứ thiên tai nhân họa này đều do mọi người chẳng nói tới nhân quả báo ứng, đến nỗi trở thành tình thế phế kinh điển, phế luân thường. Tình người như nước, lễ pháp như đê. Phá trừ lễ giáo đến nỗi con người đâm ra chẳng bằng cầm thú, cho nên mới thành tình thế đê đập đều vỡ, nước lũ chảy tràn lan! Hãy nên gấp rút dạy gia quyến, thân bằng niệm Phật để dự phòng. Những chuyện không khẩn yếu xin hãy để từ từ rồi mới tiến hành (ngày Hai Mươi tháng Tám năm Dân Quốc 20 - 1931)

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... mbien5.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Chánh yếu là cầu vãng sanh Tây Phương.

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

145. Thư trả lời cư sĩ Ninh Đức Tấn (thư thứ tám)

Ông nhất quyết muốn thọ giới thì trong ngày Mười Bảy tháng này là ngày khánh đản A Di Đà Phật, hãy tự thệ thọ giới trước đức Phật. Trước hết phải lễ bái sám hối, tùy theo công phu của mình bận bịu hay rảnh rỗi mà định thời hạn nhiều ít. Đến ngày hôm ấy, phải khởi tâm ân cần, trân trọng, lễ bái sám hối, hướng về đức Phật xin nhận lãnh Ngũ Giới. Người tại gia đắp y hay không đều chẳng quan trọng; so với kẻ tiếm dụng[37] thì chẳng thà không dùng. Chỉ mặc áo dài, hoặc mặc tăng bào[38], không có gì là không được. Nghe nói trong thành có gã họ Hàn nọ, đại khai đạo Ngũ Giáo Đại Đồng, thần thông quảng đại, biết được túc nhân của người ta. Lại còn làm cho người bệnh lập tức khỏi bệnh. Ông hãy nhường cho hết thảy mọi người được hưởng lợi ích ấy, chứ ngàn vạn phần ông chớ nên mong hưởng lợi ích nơi hắn! Nếu ông đến thân cận, ắt sẽ bị ma lực của gã dụ dỗ, đến nỗi đánh mất chánh tri kiến, tăng thêm tà tri kiến. Đâm ra vốn liếng có thể liễu thoát trong một đời bị biến thành luân hồi cả kiếp dài lâu, chẳng có thuở thoát ra được! Hiện thời tai họa ngày một cùng cực, hãy nên dạy hết thảy mọi người cùng niệm Phật và niệm Quán Âm để phòng ngừa họa hại và gặp dữ hóa lành vậy (ngày mồng Bốn tháng Mười Một năm Dân Quốc 20 - 1931)



146. Thư trả lời cư sĩ Ninh Đức Tấn (thư thứ chín)



Nhận được thư đầy đủ. Đã nhận được năm đồng rồi, đừng lo. Khóa trình do ông đã lập tạp loạn, không có thứ tự. Sáng dậy rửa ráy, súc miệng xong, đến trước Phật thắp một nén hương, hoặc ba nén. Niệm bài Hương Tán một biến, niệm Hương Vân Cái Bồ Tát ba lần, nhất tâm đảnh lễ Thường Trụ Thập Phương Tam Bảo (niệm ba lần ba lễ, hoặc niệm một lần một lễ). Nhất tâm đảnh lễ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nhất tâm đảnh lễ A Di Đà Phật, nhất tâm đảnh lễ Quán Thế Âm Bồ Tát, nhất tâm đảnh lễ Đại Thế Chí Bồ Tát, nhất tâm đảnh lễ Chuẩn Đề Bồ Tát, nhất tâm đảnh lễ Ma Lợi Chi Thiên Bồ Tát[39], nhất tâm đảnh lễ Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (mỗi danh hiệu ba lạy, hoặc một lạy), rồi niệm Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát ba lượt, liền tụng kinh Di Đà một biến, Vãng Sanh Chú ba biến. Nếu như tụng thêm chú Chuẩn Đề, chú Ma Lợi Chi Thiên v.v… thì cũng được. Rồi niệm tiếp bài kệ tán Phật. Niệm kệ xong, liền niệm Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, rồi liền niệm Nam Mô A Di Đà Phật hoặc vài trăm câu, hoặc một ngàn câu. Hãy nên vừa đi nhiễu vừa niệm, hoặc nhiễu niệm một nửa, ngồi niệm một nửa. Phật hiệu sắp niệm xong liền trở về chỗ. Niệm xong Phật hiệu, liền quỳ niệm Quán Âm, Thế Chí, Chuẩn Đề, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng mỗi danh hiệu ba lượt. Niệm xong liền đọc bài Phát Nguyện Văn, đọc xong bèn niệm Tam Quy Y. Xong xuôi lễ Phật lui ra.

Hoặc có thể buổi sáng niệm các chú Đại Bi, Chuẩn Đề, Vãng Sanh, Bạch Y, Ma Lợi Chi Thiên, Lục Tự[40] v.v… mỗi thứ một biến; niệm xong, tụng Tâm Kinh theo như thứ tự nghi thức trong các khóa tụng. Buổi tối tụng kinh Di Đà, Đại Sám Hối[41], niệm Phật v.v… giống như trên. Sáng tối không niệm bài Hương Tán cũng không sao. Trong tùng lâm vào mồng Một, ngày Rằm, lên công khóa thì trước hết niệm bài Hương Tán, những hôm khác đều chẳng niệm bài Hương Tán. Cách này do trong giới cư sĩ nhiều người thích phô trương bày vẽ lập ra. Trong tùng lâm, khi lên công khóa, mọi người tề tựu, lễ Phật ba lạy liền niệm (buổi sáng niệm Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát, niệm chú Lăng Nghiêm. Buổi tối niệm Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát, tụng kinh Di Đà). Người tại gia tuy có thể tùy ý tự lập chương trình, nhưng chớ nên bày vẽ thêm thắt mấy thứ hoặc bỏ sót lộn xộn, không theo thứ tự.

Kinh được truyền dạy trong mộng tuy có lợi ích nhưng không cần phải niệm, vì kinh chú quá nhiều, cần gì phải niệm những thứ đó? Tâm Kinh công đức cực lớn, sao không niệm? Phàm tu trì nói chung hãy nên giản lược; nếu niệm quá nhiều thứ, đâm ra chẳng bằng chuyên niệm một thứ tốt hơn. Chỉ vì nhân dân hiện thời không ngày nào chẳng ở trong cảnh nước sâu lửa bỏng, hãy nên niệm thêm [danh hiệu] Quán Thế Âm Bồ Tát bao nhiêu đó câu; hoặc lập một thời riêng, hoặc trong công khóa, ngay sau khi niệm Phật xong bèn niệm tiếp [danh hiệu] Quán Âm bao nhiêu đó câu, rồi tới danh hiệu các vị Bồ Tát mỗi vị niệm ba lần hoặc niệm mười lần đều được. Còn như để dạy cho người mới phát tâm thì càng giản lược càng hay.

Cần biết rằng: Đạo lý căn bản của Niệm Phật là muốn làm cho con người sanh lòng tin, phát nguyện cầu sanh Tây Phương liễu sanh thoát tử, chớ nên chỉ phát tâm cầu sự giàu - vui trong thế gian mà chẳng cầu sanh Tây Phương. Hễ nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì tai nạn trong thế gian cũng tiêu diệt được, chứ không phải là niệm Phật chẳng thể tiêu diệt tai nạn! Quán Thế Âm Bồ Tát tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh Tây Phương. Niệm Quán Thế Âm cũng cần phải trước hết là nhằm cầu tiêu trừ tai nạn, nhưng chánh yếu là cầu vãng sanh Tây Phương.

Hãy nên nói với người hữu duyên: Ai nấy phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, chí thành niệm Phật và Quán Thế Âm sẽ có thể chuyển được túc nghiệp, chẳng mắc phải những khổ ách vì thiên tai nhân họa. Hơn nữa, con người hiện thời đã xa hoa đến mức cực điểm. Đất Tần vốn chất phác, nghe nói gần đây cũng nhiễm theo thói [xa hoa] hiện thời! Hãy nên gắng khuyên lơn gia quyến thường nghĩ đến lúc gặp tai nạn để chẳng đến nỗi nhiễm phải thói ác ấy. Nếu đã nhiễm, hãy cực lực sửa đổi, trừ bỏ. Kẻ nhỏ tuổi càng phải nên học tánh chất phác!

Ông không hiểu việc quá mức, trong khóa tụng sáng tối, lúc lễ Phật sao lại đem tên Ấn Quang đặt trước danh hiệu Phật để lễ, sao không biết tôn - ty, thánh - phàm đến mức như thế? Đừng nói Ấn Quang là một gã phàm phu nghiệp lực vô tri vô thức; dẫu là cổ đức, hay Phật thị hiện giáng sanh, hoặc Bồ Tát thị hiện giáng sanh, vẫn chẳng thể kể theo bổn địa được! Do họ đã hiện thân làm Tăng, chắc chắn phải đứng sau Phật, Bồ Tát thì mới đúng lối phù hợp cả Bổn lẫn Tích. Nếu tâm ông cảm kích Quang thì có thể sau khi tụng công khóa xong, trong tâm thầm tưởng đảnh lễ một lạy thì đối với nhân tình lẫn thiên lý đều không trái nghịch! Nếu ông sắp xếp theo kiểu ấy (tức là đem danh hiệu Ấn Quang để lễ trước khi lễ Phật), chẳng những ông tội lỗi khôn cùng mà còn làm cho Ấn Quang cũng bị tội theo ông! Đấy không phải là ông tâng bốc Quang mà là hãm hại Quang! Nếu ông có thể chí thành niệm Phật tự lợi, lợi người, dẫu chẳng lễ Quang cũng đâu có thiếu sót gì? (ngày Mười Bốn tháng Bảy năm Dân Quốc 21 - 1932)

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... mbien5.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Thoát nạn nhờ niệm Quán Âm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

147. Thư trả lời cư sĩ Ninh Đức Tấn (thư thứ mười)

Nhận được thư gởi đến bữa trước, nói ông có một hộp mứt, ngạnh mễ[42], tiểu mễ[43] mỗi thứ hai thưng[44], đựng thành một đãy. Ông đúng là gã si! Từ mấy ngàn dặm gởi những thứ ấy đến, há chẳng phải là vô sự mà tự phiền, rộn người hay sao? Túi gạo cho tới nay vẫn chưa nhận được, vì thế đến bây giờ mới trả lời thư. [Nếu tôi] không bận chuyện gì quan trọng thì hễ nhận được thư bèn trả lời ngay. Một mình ông [gởi thư hỏi han này nọ] thì còn được, huống chi nào phải chỉ có một mình ông? Há nên thốt lời oán trách, kêu ca [thầy không muốn trả lời thư vì nghĩ trò] không thể dạy được? Sao chẳng thông cảm cho người khác già yếu chẳng thể thù tiếp được? Nếu như lời ông nói, ắt sẽ mệt tới chết cũng lo không xuể. Từ rày đừng so đo cái kiểu chẳng biết thời thế như vậy, cũng đừng đem thức ăn từ xa gởi đến!

Mười đồng ông gởi tôi đã nhận được rồi, sẽ dùng để in sách. Thầy Minh Đạo mất vào giờ Sửu ngày Mười Chín tháng Mười, ngày Hai Mươi Mốt chuyển linh cữu về Linh Nham, ngày Hai Mươi Lăm đưa đi hỏa táng. Thầy ấy trọn chẳng gắng công tu trì chân thật, nhưng do lo liệu công việc trong hội Phật Giáo mấy năm, những kẻ không biết thời thế nhất định muốn xây tháp cho thầy ấy. Họ coi tượng đất như tượng bằng vàng ròng, tôi cũng chỉ mặc kệ cho họ làm. Chớ nên bắt chước thói tục hèn xấu ấy! Từ rày không có chuyện chi quan trọng, đừng gởi thư đến. Hiện nay tôi không ra khỏi phòng bế quan, chuyện Hoằng Hóa Xã cũng giao về cho Quang đảm nhiệm thì càng thêm phiền toái! (ngày mồng Bốn tháng Mười Một năm Dân Quốc 21 - 1932)

[Tuy] xuất gia bên Lâm Tế Chánh Tông, nhưng Quang đã lấy pháp môn Tịnh Độ làm tông, chẳng coi Thiền Tông là chánh. Cư sĩ hỏi chuyện này chẳng có quan hệ chi! Quang cũng không có môn đồ, chết rồi trọn chẳng để lại vật gì. Hình chụp cũng không có. Lễ Phật cho nhiều so ra tốt hơn lễ tôi trăm ngàn vạn lần. Nghe nói gần đây có một bài thuốc thần hiệu để cai thuốc phiện: Dùng một thước vải Tây đỏ vuông vức, cắt thành hai mươi bốn miếng. Lúc hút thuốc, trước hết dùng que tiêm thuốc phiện[45] cắm trên phía đầu mảnh vải, phía dưới đặt một cái chén hứng, đốt cho tro vải rớt vào trong chén. Dùng nước sôi hòa [tro ấy] uống, rồi mới hút. Chẳng đợi tới khi uống hết [tro của] hai mươi bốn miếng vải đã cai nghiện được. Hãy nên bảo người nghiện thuốc làm thử. Nếu linh nghiệm sẽ có thể cứu được cái họa thuốc phiện vậy!



148. Thư trả lời cư sĩ Ninh Đức Tấn (thư thứ mười một)



Mười ba gói Bát Đức Tu Tri chắc ông đã nhận được rồi. Nhận được thư, tôi liền viết thư cho người lo việc thuộc Hội In Kinh Thượng Hải hỏi về giá cả. Họ nói: Chiếu theo giá ban đầu phải là bốn trăm năm mươi đồng, bưu phí là hai chục đồng. Ngày hôm nay liền gởi tiền đi, không bao lâu nữa sẽ có mấy bao gởi đến. Phàm sách gởi đến sẽ có hóa đơn, hãy nên kiểm kỹ số hộp, số quyển. Nếu có sai sót, liền gởi thư hỏi trực tiếp tiên sinh Phí Phạm Cửu, Chấp Sự của Ảnh Ấn Tống Tạng Kinh Hội ở số 714 đường Oai Hải Vệ, Thượng Hải (Phạm Cửu cũng là Phật tử quy y, pháp danh là Huệ Mậu), đừng sai Quang chuyển thư. Hình thức của kinh tôi chưa xem qua. Mấy bữa nữa sẽ bảo Linh Nham Sơn đem một hộp kinh[46] đến để coi (kinh ở Linh Nham giá năm trăm tám mươi ba đồng, vốn là do về sau lên giá) sẽ coi kỹ cách ghi danh mục để tiện kiểm đọc, chẳng đến nỗi rối loạn.

Khoản tiền ấy không cần phải gấp, tới năm sau trả lại sớm hay muộn hoặc năm sau nữa mới trả cũng được; nhưng trước khi gởi tiền, phải viết thư nói rõ. Đợi khi Quang viết thư cho biết, sẽ gởi tiếp khoản tiền ấy về chỗ nào, do sớm muộn gì năm sau Quang cũng sẽ xuất quan, sẽ rời khỏi Tô Châu. Hiện thời, vẫn chưa quyết định sẽ đi về đâu, nhưng nói chung là ở phương Nam, chẳng trở về phương Bắc vì già cả sợ lạnh, áo bông, mền bông v.v… cầm theo vướng víu, bỏ đi lại không đành. Vì thế chẳng dám trở về phương Bắc. (Bảy giờ rưỡi ngày Mười Hai tháng Mười năm Dân Quốc 23 - 1934. Hôm nay trời âm u, chẳng thấy đường, viết dưới ánh đèn điện).



149. Thư trả lời cư sĩ Ninh Đức Tấn (thư thứ mười hai)



Chắc là ông đã nhận được chừng đó bưu kiện Đại Tạng Kinh bản đời Tống rồi. Nay đem thư của hội ấy gởi cho Quang và biên nhận gởi kèm theo thư. Gần đây, Quang mục lực càng suy, hết thảy những chuyện sai phái viết lách đều chẳng thể làm được. Trong ngày Mười Ba, Mười Bốn đã đăng trong hai báo Thượng Hải và Tân Thân, ngày Mười Lăm đã đăng trên Phật Học Bán Nguyệt San, từ nay không có chuyện hết sức quan trọng đừng nên gởi thư đến. Chuyện viết lời tựa, hiện thời không thể xem được. Hễ năm sau còn sáng mắt đôi chút sẽ viết. Nếu không, sẽ để mặc đó.

Hiện thời Cửu Hoa Sơn Chí chưa xong, do thầy Đức Sâm lo liệu, lại còn Viễn Công Văn Sao. Năm sau, hoàn tất hai cuốn sách ấy, sẽ rời đất Tô đi nơi khác, sẽ cho ông biết chỗ ở, chứ hiện thời vẫn chưa quyết định. Nhận được bưu kiện này xin báo cho biết, chỉ viết “đã nhận được” là xong, chẳng cần viết cho nhiều những lời dài dòng vô ích. Mong hãy sáng suốt soi xét. Ngoài ra là bốn bức tượng Phật vẽ bằng bút, hơn hai mươi bức vẽ tượng Phật vẽ bằng móng tay được in theo lối thạch bản, cùng với Một Lá Thư Trả Lời Khắp, xếp thành một gói, gởi bằng thư bảo đảm, mong hãy thâu nhận (ngày Rằm tháng Mười Một năm Dân Quốc 23 - 1934)

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... mbien5.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Lúc bình thường hãy nên niệm Phật cho nhiều

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

150. Thư trả lời cư sĩ Ninh Đức Tấn (thư thứ mười ba)

Ngày Mười Tám nhận được thư ông, nhận được hết thảy. Hôm qua nhận được khoản tiền một trăm đồng do tiệm Mậu Thịnh Đức chuyển đến, đã nhận rồi, đừng lo. Ông nói quá nhiều lời, toàn là những lời “không có chuyện gì cứ bới ra chuyện”. Quang không trở về đất Tần, ông [tưởng ông phải] đến đây, [Quang mới] biết đường về [đất Tần]! Nếu Quang trở về đất Tần, lên xe ở Tô Châu, đến cửa Bắc Trường An xuống xe. Ông đến đây chỉ thêm phiền phức cho Quang mà đi về tốn mấy chục đồng, dùng vào chỗ vô ích, há chẳng đáng tiếc ư?

Cần biết rằng: Thời cuộc hiện thời xét tới cùng chẳng biết ra sao? Hãy nên ở yên trong nhà, lỡ có chuyện sóng gió còn có người làm chủ. Nếu đi xa chưa về được thì đôi bên đều phải bận lòng vô ích; sao lại khổ sở làm chuyện tổn hại, vô ích ấy? Còn chuyện ông [đề nghị Quang] sống trong nhà ông, chẳng gặp một ai, nếu xét đến cùng, có khác gì [Quang] không trở về [đất Tần] đâu, làm sao Quang ở trong nhà ông được? Phổ Đà, Ngũ Đài, Nga Mi Chí gởi cho ông mỗi thứ một bộ, xếp thành một gói. Tọa Hoa Chí Quả vốn là sách nói về nhân quả, cũng gởi cho ông một gói. Sau hai ba tuần nữa, sẽ có tờ truyền đơn khuyên nên tiếc chữ và sách Khuyến Niệm Phật gởi sang tiệm Mậu Thịnh Đức. Ông sẽ được họ báo cáo đã giao tiền (ngày Hai Mươi tháng Hai năm Dân Quốc 24 - 1935)



151. Thư trả lời cư sĩ Ninh Đức Tấn (thư thứ mười bốn)



Hôm nay ông Vương Ấu Nông vì lo liệu công cuộc cứu trợ cho dân chúng bị nạn vì thổ phỉ, thiên tai ở Thiểm Tây đã gởi cho Quang mười cuốn sổ vàng lạc quyên. Quang một mực chẳng quyên mộ, huống chi đương lúc khốn khổ gian nan này, bèn gởi khoản tiền in sách một ngàn đồng để quyên tặng và gởi trả lại sổ vàng. Khoản tiền ông thỉnh kinh đã trả được một trăm, khoản tiền còn lại nếu có thể trả được lúc này thì xin hãy gởi cho Hội Cứu Trợ Tỉnh Thiểm Tây tại số Mười đường Ngũ Vị thuộc tỉnh thành, giao cho cư sĩ Vương Ấu Nông để cứu trợ cho vùng Thiểm Nam. Nếu chẳng tiện trả một lúc, sớm muộn gì trả phần còn lại cũng được, nhưng vẫn giao cho Vương Ấu Nông. Nếu hội đã giải tán thì giao đến tận nhà ông ta ở số Mười ngõ Trần Gia thuộc khu Tây Bắc trong thành để tùy ý ông ta dùng làm khoản cứu trợ nào [cũng được] (ngày Hai Mươi Chín tháng Hai năm Dân Quốc 24 - 1935)



152. Thư trả lời cư sĩ Ninh Đức Tấn (thư thứ mười lăm)



Hôm trước nhận được thư ông, biết ông đã gom được khoản tiền nợ Quang là bốn trăm đồng, ông cũng quyên thêm một trăm đồng để cứu trợ dân bị thiên tai, an ủi, vui mừng hết sức! Ngày Mười Bảy, một đệ tử giao cho Quang một trăm đồng để cứu trợ; Quang lại gộp [món tiền ấy] với những khoản tiền do người khác cho Quang được năm trăm đồng đem gởi cho Ấu Nông để trọn hết lòng tôi.

Nói đến chuyện “niệm Phật, niệm Quán Âm đều có thể tiêu tai thoát nạn” thì lúc bình thường hãy nên niệm Phật cho nhiều, niệm Quán Âm ít hơn. Gặp khi hoạn nạn, hãy nên chuyên niệm Quán Âm do Quán Âm bi tâm tha thiết, có túc duyên sâu đậm với chúng sanh phương này. Chớ nên do thấy nói như vậy, bèn nói “Phật chẳng từ bi bằng Quán Âm!” Cần biết rằng Quán Âm là đấng thay Phật rủ lòng Từ cứu khổ. Ngay như khi Phật Thích Ca tại thế, cũng thường dạy chúng sanh khổ nạn niệm Quán Âm, huống gì bọn phàm phu chúng ta?

Khi xuất quan, sau khi đã quyết định tới ở chỗ nào sẽ gởi thư cho ông biết. Trong lúc chưa quyết định đi hay ở này, nói ra sẽ biến thành nhiễu loạn. Gần đây, [con người] hoàn toàn phế bỏ quy cách cũ, hoàn toàn chẳng biết kính tiếc chữ và sách; nay tôi cho in tám vạn tờ truyền đơn, sẽ gởi cho ông một gói. Mong hãy phân phát, lại hãy nên ra rả khuyên răn để mong ai nấy đều vun bồi nền phước (ngày Hai Mươi tháng Ba năm Dân Quốc 24 - 1935)



153. Thư trả lời cư sĩ Ninh Đức Tấn (thư thứ mười sáu)



Nghĩ tới người đời trước giữ khí tiết khắc khổ, hãy nên cực lực phổ biến sự giáo hóa của Phật khiến cho hết thảy mọi người đều hưởng lợi ích liễu sanh thoát tử, ngõ hầu tên cha mẹ ta được ghi trên sen báu Tây Phương. So với những sự vinh hạnh rỗng tuếch [được ghi danh trên] bài minh nơi văn bia trong cõi này, sẽ khác biệt vời vợi như trời với đất. Kẻ có hiếu với cha mẹ hãy nên chăm chú nơi chuyện lớn lao, còn chuyện nhỏ nhặt có làm hay không cũng được, chẳng cần phải dốc chí nơi những chuyện ấy! (tháng Mười năm Dân Quốc 24 - 1935)



154. Thư trả lời cư sĩ Ninh Đức Tấn (thư thứ mười bảy)



Há nên nói lắm lời sáo rỗng như vậy? Cái tập khí hư huyễn, hời hợt ấy người học đạo chớ nên có, huống là trước mặt thầy càng chẳng nên nói ư? Người Nhật mang tâm cọp sói muốn thôn tính nước ta. Nước ta lắm kẻ lén ăn hối lộ của Nhật, làm chó săn cho bọn chúng, đến nỗi bọn chúng càng lộ vẻ hung hăng dữ tợn hơn. Nếu không có ai chịu để cho chúng sai khiến, chúng trọn chẳng đến nỗi ngang ngược như thế! Ở Tô Châu hằng ngày dăm ba lần có phi cơ [Nhật] bay qua, lúc đầu ném bom mấy chỗ, gần đây chỉ bay qua mà thôi! Người Tô Châu mười phần lánh đi hết bảy, nhưng tỵ nạn ra ngoại ô càng khổ lắm. Những người không tỵ nạn còn an vui một chút. Quang già rồi, một bước cũng không thể di động được! Chưa đáng chết thì nói chung sẽ chẳng chết. Hễ phải chết, thà trúng bom mà chết, chứ chẳng chuyển dời đi đâu để phải chịu khổ oan uổng như thế.

Sữa độc (sữa của người mẹ nóng giận) giết trẻ nhiều hơn do phá thai hay trấn nước con gái[47]. Tiếc rằng những danh y từ xưa chưa từng nói đến chuyện này. Kẻ không biết [nguyên nhân] luôn đổ lỗi cho số mạng, chẳng biết đấy nào phải do số mạng. Phàm nữ nhân tánh tình nóng nẩy, con cái họ phần nhiều bị chết (nổi nóng lên [cho con bú, con] sẽ bị chết [vì sữa hóa độc]). Dù không chết, cũng lắm bệnh (nổi nóng nho nhỏ sẽ thành bệnh). Nữ giới từ nhỏ phải tập tánh nhu hòa thì suốt đời hưởng nhiều phước. Nếu không, chẳng những chính mình lắm bệnh, mà con cái cũng dễ bị chết hay lắm bệnh. Gia đạo bất hòa đến nỗi suy vong, tai họa thường thấy hằng ngày; đây quả thật là nền tảng để lập gia, lập quốc vậy. Hơn nữa, hiện nay chiến sự khốc liệt cùng cực từ trước đến nay chưa hề có. Về sau này, những vũ khí hung bạo càng tinh diệu hơn, nhân dân càng khó sống còn. Bất luận già - trẻ - trai - gái đều nên niệm Phật cầu sanh Tây Phương, ngõ hầu chẳng đến nỗi đời đời kiếp kiếp mắc phải sự ngược đãi, hà khắc này!

Hiện thời quốc nạn hết sức nguy kịch, phàm hết thảy mọi người đều nên nhất tâm niệm “nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát” để cầu chiến sự mau dứt, ai nấy được sống yên. Ngày Hai Mươi Tám tháng Sáu, Quang đăng quảng cáo khuyên khắp đồng bào toàn cầu cùng niệm thánh hiệu Quán Âm, gởi cho báo Thượng Hải Tân Văn, và tòa báo [Tân] Thân, bảo mỗi tờ đăng mười ngày. Mồng Tám tháng Bảy bắt đầu, báo tuy đã in ra, nhưng khó thể phát trọn khắp, lại bảo Tập Cần Sở tại Tào Hà Kính in năm mươi vạn tờ truyền đơn rộng bảy tấc gởi đến những cơ quan Phật giáo các tỉnh. Do chiến sự phải ngừng in. Bài văn ấy không chỉ vì chiến sự; sau khi yên ổn trở lại chẳng ngại gì in tiếp. [Tôi cho in bài ấy] kèm vào sau cuốn Đạt Sanh Biên, sau khi yên ổn sẽ tùy thời cơ mà lo liệu. Chiến sự chưa ngớt, chuyện gì cũng chẳng thể tiến hành. Gởi cho ông một phần quảng cáo khuyên niệm Quán Âm đã đăng trên báo, xin hãy lần lượt bảo khắp đại chúng thì lợi ích lớn lao lắm! (ngày mồng Ba tháng Tám năm Dân Quốc 26 - 1937)

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... mbien5.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Nhất tâm niệm Phật không chuyện gì chẳng thực hiện được !

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

155. Thư trả lời cư sĩ Ninh Đức Tấn (thư thứ mười tám)

“Thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát”, chính là “thường niệm, thường cung kính”. Chữ Thường thông sang chữ Cung Kính, há nên nói trơ trọi là “niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát” ư? Cần biết rằng hai chữ Nam Mô nghĩa là “quy y, đảnh lễ, cung kính, hãy cứu độ con” v.v… Hiện thời Tập Cần Sở tại Thượng Hải đã in hai ba chục vạn [tờ truyền đơn] phát đi các nơi, nhưng Nam Kinh, Nam Thông, Hán Khẩu, Vô Tích, mỗi nơi đều có người in; ông chỉ cần in ra, phát tặng tại đất Tần. Nhất tâm niệm Phật không chuyện gì chẳng thực hiện được!

Quán Âm từ bi tầm thanh cứu khổ, đang trong lúc khổ sở cùng cực này, dạy người ta niệm Quán Âm so ra họ rất dễ sanh lòng tin hơn dạy họ niệm Phật; vì con người phần nhiều không biết đến oai thần của Phật. Đối với chuyện [đức Phật] cứu khổ cứu nạn, trong kinh rất ít khi nêu rõ, nhưng chuyện đức Quán Âm cứu khổ cứu nạn thường được kinh Đại Thừa nhắc tới. Như phẩm Phổ Môn kinh Pháp Hoa, chương thứ hai mươi lăm “pháp Nhĩ Căn Viên Thông của Quán Âm” trong kinh Lăng Nghiêm, chương Thiện Tài Tham Học Quán Âm trong kinh Hoa Nghiêm (lần tham học thứ hai mươi tám). Kinh Đại Bi chuyên nói về chú Đại Bi và những chuyện Quán Âm cứu khổ. Kinh Bi Hoa[48] nói đến những chuyện khi Quán Âm Bồ Tát tu nhân, phát nguyện cứu khổ. Những kinh khác nói đến rất nhiều. Do nhân duyên này, cõi đời không ai chẳng biết Quán Âm là bậc cứu khổ cứu nạn. Đang trong đại kiếp này, bảo những người thượng đẳng (trí thức thượng đẳng) niệm Phật thì dễ, còn với kẻ hạ đẳng (trí thức hạ đẳng) do trong kinh chưa từng nói đến, chắc họ chẳng sanh lòng tin. Vì thế, bảo họ niệm Quán Âm. Sao ông lại đem so sánh quả vị, thần thông v.v… giữa Phật và Bồ Tát?

Cần biết rằng: Quán Âm có nhân duyên lớn với thế giới chúng ta. Từ trong vô lượng kiếp trước, Ngài thành Phật đã lâu, hiệu là Chánh Pháp Minh, nhưng do tâm từ bi sâu nặng, chẳng lìa cõi Tịch Quang (tức là cõi Phật ở) hiện hình trong chín cõi để thực hiện cứu vớt. Huống chi Ngài còn thị hiện làm Pháp Vương Tử của A Di Đà Phật, như dân chúng muốn cầu ân trạch của hoàng đế liền hướng về Thái Tử mà cầu. Niệm Quán Âm phát nguyện cầu sanh Tây Phương cũng được mãn nguyện, do Di Đà và Quán Âm cùng [thực hiện] một chuyện độ sanh, chứ không phải là hai nghĩa!

Đức Hằng được bổ làm giáo viên trường Sư Phạm Vị Dương, muốn Quang khai thị (hãy bảo anh ta thường đọc Liễu Phàm Tứ Huấn, An Sĩ Toàn Thư). Cần biết rằng cội rễ của sự đại loạn trong nước ta là do Trình - Châu bài bác nhân quả luân hồi, cho rằng: “Con người chết đi, hình hài đã mục nát, thần hồn cũng phiêu tán, dẫu có những nỗi khổ chém - chặt - xay - giã trong địa ngục, lấy đâu để thi hành! Lại do thần thức đã phiêu tán rồi, còn ai để thọ sanh? Tức là không có địa ngục, luân hồi, làm lành hay làm ác đều không có báo ứng”. Như vậy là ngăn trở kẻ khác làm lành, mặc kệ cho kẻ khác tạo ác! Từ đấy về sau, Lý Học đều chẳng dám nói đến nhân quả, luân hồi, nên thiện không có gì để khuyên, ác không gì để trừng phạt, hùa nhau đề xướng rộng rãi thực hành chuyện biến con người thành loài thú!

Cần biết rằng: Cuộc đại loạn này là vì Trình - Châu bài xích nhân quả luân hồi mà khơi ra đầu mối! Do quốc gia chẳng đề xướng chuyện giáo dục, đến nỗi cha mẹ trong gia đình chỉ dạy con cái mở mang trí thức, chẳng bảo ban con cái về nhân quả, báo ứng, đạo đức, nhân nghĩa. Thầy giáo trong nhà trường chỉ biết dạy học, soạn văn chương, chứ đối với chuyện “tận tụy theo đuổi [sự nghiệp] học thánh, học hiền” một câu cũng không nhắc tới. Bởi lẽ, những hạng thầy giáo ấy từ bé tới già cũng chẳng biết “học hành là để học thánh học hiền”, chỉ biết soạn văn chương để cầu công danh; đến khi đã đạt được công danh bèn cậy thế khinh người, gây tàn hại cho địa phương, mười phần hết tám chín! Những người tạo lợi ích cho địa phương chỉ được một hai phần mà thôi!

Cổ nhân nói: “Sư giả, nhân chi mô phạm dã” (Thầy là khuôn mẫu cho người khác). Khuôn chẳng thành khuôn, mẫu không ra mẫu sẽ gây hại chẳng nhỏ. Cần biết rằng con người cùng với trời đất cùng xưng là Tam Tài, Tài là tài năng. Trời chẳng biết cao bao nhiêu, to bao nhiêu; đất chẳng biết dày bao nhiêu, rộng bao nhiêu, con người chỉ năm sáu thước, là một vật nhỏ nhoi sống được sáu bảy mươi tuổi, sao có thể sánh cùng trời đất chẳng thể suy lường mà xưng danh? Nên biết rằng: Trời đất tuy có thể sanh thành vạn vật, nhưng nếu không có con người giúp đỡ giáo dục sẽ chẳng thành thế đạo. Vì thế, con người có thể kế thừa bậc thánh đời trước, mở mang đường học cho người đời sau. Đấy chính là trách nhiệm của kẻ làm cha, làm thầy.

Nếu biết ta là thầy của người khác, dẫu ta không có đức để cảm hóa người thì cũng nên “nhất cử nhất động của chính mình đều chẳng để sai lễ!” Tức là: “Chuyện phi lễ chẳng nhìn, lời phi lễ chẳng nghe, tiếng phi lễ chẳng nói, chuyện phi lễ chẳng làm”, dè dặt, kinh sợ như vào vực sâu, như bước trên băng mỏng, chỉ sợ người khác bắt chước ta làm chuyện không ra gì, thì có thể mong thành thánh, thành hiền, siêu phàm nhập thánh. Hãy nên thường sao lục nhiều bài để công bố cho những người có chí “lo toan cho người khác” được cùng đọc. Ở Tô Châu, phi cơ hằng ngày bay đến ba bốn năm sáu bảy tám lượt cũng không nhất định. Có ngày ném bom mấy lần, có bữa không ném. Có người khuyên Quang đi sang nơi khác, Quang thà bị trúng bom chết, chẳng muốn chết vì bôn ba nhọc nhằn, xin đừng nói cho lắm những lời xuông. Từ nay đừng nên gởi thư tới nữa do mọi người đang cầu được sống trong cái chết, làm sao còn rảnh rỗi để thù tiếp được nữa đây? (ngày Mười Tám tháng Chín năm Dân Quốc 26 - 1937)



156. Thư trả lời cư sĩ Ninh Đức Tấn (thư thứ mười chín)



Thư ông và mười đồng đều nhận được cả. Đang trong lúc đại kiếp chưa từng có này, cũng nên dè dặt, gắng sức ra công tu trì. Mấy năm qua, thư từ cũng chẳng ít, lại còn gởi các loại sách và Đại Tạng Kinh đời Tống. Nếu chịu vâng theo khuôn phép thì một bộ Văn Sao đã dư dùng. Chẳng chịu vâng theo khuôn phép, dẫu có Đại Tạng Kinh cũng chẳng ích gì! Không biết người em thứ hai của ông có vâng theo lời tôi nói hay không? Quang già rồi, mục lực chẳng đủ, chẳng thể viết nhiều. Từ nay đừng gởi thư đến nữa, cũng đừng giới thiệu ai đến quy y vì không có mục lực lẫn tinh thần để phúc đáp (tháng Mười năm Dân Quốc 26 -1937)

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... mbien5.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Đem vàng gò thành cái bô đi tiêu

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

157. Thư trả lời cư sĩ Lã Trí Minh

Sao gởi thư gì mà tên lẫn họ đều không ghi? Nếu gởi về nhà mình thì còn được. Nếu nhờ người khác chuyển, ắt phải lo có bị lỡ việc hay không! Muốn cho khi lâm chung chẳng bị hôn trầm, ắt lúc bình thường phải có hành trì chân thật. Lúc bình thường hờ hững, hời hợt, làm sao lâm chung tỉnh táo cho được? Chuyện của Châu Vinh Hâm nếu không phải là bịa đặt thì [ông ta] chắc chắn được vãng sanh. Một là vì ông ta có thiện căn từ đời trước, hai là vì được cả nhà trợ niệm. Chuyện trợ niệm lợi ích rất lớn. Nếu chẳng trợ niệm sẽ thành phá hoại chánh niệm. Đừng nói người không có công phu chẳng thể vãng sanh, ngay cả người có công phu mà bị người nhà phá hoại cũng chẳng thể vãng sanh được! Vì thế, phải khuyên sâu xa người nhà cùng tu Tịnh nghiệp, mới có thể chẳng đến nỗi công lao bị hỏng lúc sắp thành, vẫn trầm luân trong biển khổ sanh tử.

Con ông chẳng dám nhìn nữ nhân, nhưng kẻ tại gia hằng ngày thường trông thấy nữ nhân. Nếu thấy nữ nhân già, hãy tưởng như mẹ mình; người lớn hơn hãy tưởng như chị mình; kẻ nhỏ hơn hãy tưởng như em gái mình. Bất luận loại nữ nhân nào đều tưởng như vậy thì lâu ngày trông thấy nữ nhân khác cũng sẽ chẳng khác gì mẹ, chị, em mình. Lại nữa, [nếu] thấy nữ nhân xinh đẹp bèn khởi tà niệm thì hãy thường tưởng trong bụng người ấy toàn là phân tiểu, chỉ là một tấm da mỏng bọc lấy nên dường như dễ coi. Nếu bóc lớp da ấy ra, không có một điểm nào dễ nhìn cả! [Quán tưởng] nữ nhân như thế, mà [quán tưởng] chính mình cũng như thế. Lúc chưa thấy đã tưởng như vậy thì lúc trông thấy, tưởng niệm này sẽ hiện tiền, lâu ngày tà niệm tự tiêu. Nếu lấy vợ cũng tưởng như thế sẽ chẳng đến nỗi tham sắc chết yểu. Nếu không, nguy hiểm đến cùng cực. Chẳng những không nên đến chùa ni cô, mà với nhà thân hữu cũng đều nên tránh gây hiềm nghi (như ngồi trò chuyện trong phòng kín và chỗ không có người thấy).

Cổ nhân thì chị dâu em chồng chẳng đưa [đồ vật trực tiếp] cho nhau, chẳng phải là không trao cho nhau được mà là vì sợ biết đâu [do trực tiếp đụng chạm tay nhau] tà niệm dấy lên, nên lập ra cách ngăn ngừa này. Nơi ruộng dưa chẳng [cúi xuống] buộc dép, sợ [người khác] ở đằng xa trông thấy ngỡ mình bứt dưa. Dưới gốc mận chẳng [vói tay] chỉnh lại mũ, sợ [người khác] ở đằng xa nhìn thấy ngỡ mình bẻ mận. Chánh nhân quân tử không có tà niệm mà vẫn phải chấp trước như thế, huống chi là người vừa thấy nữ nhân liền khởi tà niệm há chẳng nên chấp trước như thế ư?

Phiền não là vọng, sao lại nói là “chẳng thể đoạn?” Nói “chẳng thể đoạn” là nói về chân tánh. Trước khi chưa chứng, chân tánh thuận theo ác duyên mà thành phiền não, nhưng vẫn bất biến. Thuận theo thiện duyên, tịnh duyên sẽ trở thành Bồ Đề, vẫn bất biến. Ví như vàng ròng tuy gò thành cái bô đi tiêu hay cái vò đựng nước tiểu ban đêm, tuy hằng ngày đựng phân, tánh vàng vẫn bất biến. Nếu đúc thành tượng Phật, tượng Bồ Tát, tuy cực kỳ quý trọng nhưng tánh vàng vẫn bất biến. Người trong thế gian ai nấy sẵn đủ Phật tánh, nhưng thường tạo ác nghiệp như đem vàng gò thành cái bô đi tiêu, cái vò đựng nước tiểu ban đêm, thật chẳng biết tự trọng quá sức! Nếu biết nghĩa này, ai chịu thường làm làm những món đồ để làm bô đi tiêu hay cái vò đựng nước tiểu ban đêm nữa? Nhưng con người tranh nhau làm bô đi tiêu hay cái vò đựng nước tiểu ban đêm! Trong trăm ngàn vạn ức người, chắc là hết sức ít những người chẳng chịu làm bô đi tiêu, cái vò đựng nước tiểu ban đêm, một dạ muốn làm tượng Phật, tượng Bồ Tát, ngay cả làm tượng Thiên Đế đại vương cũng không chịu làm!



158. Thư trả lời cư sĩ Tiền Sĩ Thanh (thư thứ nhất)



Hôm trước nhận được tiểu sử công đức của lệnh tổ[49], đọc rồi khôn ngăn cảm thán. Phàm những người cai trị dân đều chịu tuân theo pháp tắc thì thiên hạ yên vui vĩnh cữu. Chỉ có một chuyện người tầm thường muôn phần chớ nên bắt chước, bắt chước theo ắt bị đại họa. [Vũ Túc Vương] giương nỏ bắn sóng, sóng rút lui, ấy chính là thủy thần cảm đức của Vương nên sóng chẳng dâng lên nữa. Người thiếu đức bắt chước, ắt sẽ chọc giận thủy thần, sóng lớn bủa vây thì dân cư nguy hiểm đến cùng cực.

Ngày Trung Thu năm Quang Tự 12 (1886), tôi rời Nam Ngũ Đài (ở ngoài thành Trường An, chính là nơi Quán Âm hiện thân lão tăng hàng phục con rồng yêu quái, rồi khai sơn. Phần Phụ Lục cuối Văn Sao [Tăng Quảng Chánh Biên] có bài bi ký [về chuyện này]), sang núi Hồng Loa ở Bắc Kinh. Trước khi ra đi, đã nghe Thái Nguyên bị nạn lụt lớn. Đến đầu tháng Chín, tới Thái Nguyên, mới có đường nhỏ dành cho người đi bộ, do vậy bèn vào thành nhìn xem cảnh tượng. Một ngày nọ trong khoảng tháng Sáu, tháng Bảy, cuồng lưu dấy lên chảy bên cạnh thành từ phía Tây xuôi về phía Nam. Thế nước thật dữ dội, quan Tuần Phủ X… lên thành xem liền hạ lệnh bắn đại pháo [để phá sóng]. Bắn một phát, ngay lập tức nước dâng gấp mấy lần, thuận thế chảy về phía Nam thành. Cửa thành đã đóng, may là nước chưa tràn vào thành. Nam Quan là đường lớn để lên kinh đô, đường phố rất dài, nước xoáy đến nỗi nhà cửa, cỏ cây, tường vách không còn gì nữa, trở thành một cánh đồng mới bồi, phẳng lì, không một ai chẳng gặp phải tai nạn do phát đại pháo này. Tài vật bị tổn thất chẳng biết là đến mấy vạn vạn.

Đủ biết: Quỷ thần kính đức, chứ không sợ oai! Người thiếu đức trong lúc ấy chỉ nên suất lãnh mọi người khẩn cầu, sám hối cầu đảo đừng gây tổn thương cho dân lẫn vật, quyết chẳng đến nỗi khiến cả thành bị tai nạn lớn lao. Dẫu cho vô ích, quyết chẳng đến nỗi ươm thành tai nạn lớn lao! Khi in lại bài tiểu sử này, có lẽ hãy nên nêu rõ ý nghĩa này, ngõ hầu những kẻ làm quan về sau gặp phải cảnh này chẳng lượng đức mình, chỉ bắt chước Vương ra oai, đến nỗi chuốc họa hại dân!

Cư sĩ đã sáu mươi bảy, dẫu thọ trăm tuổi thì cũng đã quá nửa đời người rồi, hãy nên trong lúc về hưu vô hệ lụy này, theo đúng lý nên chuyên tu Tịnh nghiệp, tự hành, dạy người, khiến cho hết thảy mọi người đều quay về nơi hiện nay đã biến thành nhà cũ từng bị họ bỏ lơ thì lợi ích ấy chỉ đức Phật mới biết được! Nếu lắng lòng nghiên cứu thuật bói toán Phong Thủy, tuy có thể lợi người, nhưng cũng rất hữu hạn, Quang tuyệt đối chẳng nghĩ lời nói ấy là đúng. Lệnh tổ chẳng nghe lời [xúi giục] lấp [Tây] Hồ[50], kiến thức cao hơn những kẻ tầm thường vạn vạn lần. Nếu nghe theo, sợ sẽ nhọc dân hao của, hoặc đến nỗi bị tổn hại vô ích.

Đối với Phật pháp, Quang trọn chẳng đạt được gì. Năm Quang Tự 19 (1893) đến chùa Pháp Vũ ở Phổ Đà sống nhàn tản, cho tới năm Dân Quốc thứ sáu (1917), chẳng qua lại với người bên ngoài. Dẫu trong núi có ai sai phái viết lách gì, cũng chẳng dùng hai chữ Ấn Quang. Năm Dân Quốc thứ sáu (1917), Từ Úy Như nhận được ba lá thư bèn đem in ra mấy ngàn bản gởi cho người khác, đặt tên là Ấn Quang Pháp Sư Tín Cảo. Năm sau lại thâu thập được hơn hai mươi mấy bức thư, đặt tên là Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao, đem in ra ở Bắc Kinh, tới Phổ Đà xin quy y. Quang bảo ông ta quy y với pháp sư Đế Nhàn. Từ đấy, hằng ngày bận bịu thù tiếp thư từ, trọn chẳng có lúc nào ngớt. Bản Văn Sao cư sĩ đã đọc, chẳng biết là bản được in vào năm nào, chỉ sợ lúc ấy chỉ đọc được một hai lượt đã bỏ xó. Nay gởi cho ông một bộ, văn tuy gai mắt, nhưng ý chấp nhận được. Xin hãy đọc kỹ để tu trì liền có thể vận dụng lớn lao lời nghị luận rộng lớn về chuyện dẫu nghèo cùng hay hiển đạt đều có thể tốt lành.

Văn Sao Tục Biên chỉ có hai cuốn, độ chừng ba trăm trang, so với bộ trước có nhiều chỗ lợi người hơn, nhưng văn chương lại càng hủ bại, ô uế. Ước chừng cuối tháng Tám sẽ có thể in xong. Nếu cư sĩ chẳng hiềm hủ bại, ô uế thì cuối tháng Tám, đầu tháng Chín sẽ không ngại gì đích thân đến chùa Thái Bình, hỏi pháp sư Đức Sâm thỉnh hai ba bộ để kết pháp duyên. Quang chưa hề mó tay vào thuật bói toán Phong Thủy, nhưng tôi thấy những người tự xưng là đại thông gia hiện nay đều chỉ trích kiến trúc của người xưa là sai, mặc tình sửa đổi. Thật ra, được tốt lành thì ít, bị xui xẻo thì nhiều. Phàm [những ai làm] thầy thuốc hoặc bói toán, Phong Thủy xin Quang khen ngợi, Quang chẳng thốt ra một chữ nào đáp ứng vì sợ khiến cho người khác bị lầm lạc bởi mình. Quang nói thẳng với họ: Nếu Quang tán dương, phải thấu hiểu sâu xa thuật ấy và biết đích xác bản lãnh của các hạ thì mới được. Quang chẳng biết những thuật ấy, lại chẳng biết bản lãnh của các hạ, làm sao có thể phô bày với người khác cho được? Người ta nói sao, mình cũng phô phang y hệt như vậy, thì tuy ngu hèn, Quang cũng chẳng chịu mạo muội thuận theo thói lấy lòng ấy đâu nhé!

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... mbien5.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Thoát nạn nhờ niệm Quán Âm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

159. Thư trả lời cư sĩ Tiền Sĩ Thanh (thư thứ hai)


Nhận được thư khôn ngăn khâm phục, đọc đến tác phẩm lớn lao của ngài liền biết đức của Vũ Túc Vương nhiều đời hãy còn. Những gia đình trâm anh đời đời đức hạnh mà tôi thường hâm mộ chỉ có [gia tộc] Phạm Văn Chánh Công (Phạm Trọng Yêm) đời Tống là lâu bền nhất. Đọc gia phả nhà ông thì đức trạch của Vũ Túc Vương vượt trỗi Phạm công rất xa. Trộm nghĩ: Tập văn này nên đặt tên là Tiền Vũ Túc Vương Thế Trạch sẽ càng khiến người ta ngưỡng mộ. Quang là ông Tăng chỉ biết cơm cháo, không có tài đức làm thầy người khác, nhưng vì một người lan truyền chuyện giả, rốt cuộc người nghe chẳng xét, lầm tưởng là thật. Các hạ đã làm đồ đệ Ban Thiền[51] lại quy y với Quang, sợ rằng đôi bên chẳng hợp lẽ. Chỉ nên tích cực tu trì liền đạt được lợi ích lớn lao, chứ chẳng phải do quy y hay không?

Nay gởi kèm cho ông Một Lá Thư Trả Lời Khắp và toa thuốc để đáp tạ hậu ý. Quang mục lực suy yếu tột cùng, để trả đọc thư trả lời thư này phải cậy vào kính lão lẫn kính lúp mới miễn cưỡng xem thư và trả lời được. Đối với sự tích của Vũ Túc Vương, [tôi phải] dùng ba cái kính để xem đại lược đầu mối. Nếu in theo khổ chữ Tam Hiệu Tự, dùng ba cái kính để đọc thì phải tốn công mấy chục bữa mới mong đọc xong. Nếu chẳng hiềm gai mắt, đợi trong tháng Tám, tháng Chín, khi Văn Sao Tục Biên in ra, xin hãy gởi thư cho pháp sư Đức Sâm chùa Thái Bình ở đường Bắc Thành Đô, Thượng Hải thỉnh một bộ thì cũng có thể làm một nhúm cát trong vô lượng hằng hà sa số lợi ích cho đời, cho người.



160. Thư trả lời cư sĩ Tiền Sĩ Thanh (thư thứ ba)



Hôm qua nhận được thư, khôn ngăn cảm kích, hổ thẹn. Bài tụng của Quang tuy ý có thể chấp nhận được, nhưng văn thật vụng về, chất phác. Các hạ khen ngợi là xiển minh chân lý, muôn đời chẳng mòn, đấy vẫn là do đức của lệnh tổ mà thành. Các hạ đề cao đức lệnh tổ, quy hết về lòng tin Phật, cũng là xiển minh chân lý muôn đời chẳng mòn. Trộm nghĩ: Gần đây người tin Phật xưng đương công đức của tổ tiên trọn chưa có ai thấu nguồn tột đáy như vậy. Bài văn này cũng nên đưa vào trong Tây Hồ Từ Trưng Văn San, chứ nào phải chỉ in kèm vào trong văn tập của ông. Quang cũng tính in kèm bài ấy vào cuối bài tụng trong Văn Sao. Xin hãy bảo thư ký chép thành tờ khác gởi đi, vì sợ rằng [trong nguyên bản của ông] có những chữ viết Thảo chắc sẽ vướng khuyết điểm “đọc sai mặt chữ”. “Tử Dương tự đại”, chưa biết người ấy [là ai], xin hãy chú thích rõ ràng để người đọc đều hiểu lời răn dạy. Thể lệ của Văn Sao là phàm với những chỗ lẽ ra nên Đài Đầu[52] đều chẳng chừa chỗ trống để đỡ tốn giấy. Nếu đem lời Bạt này in kèm vào [Văn Sao Tục Biên] thì cũng sẽ theo lệ ấy.



* Nhận định của La Hồng Đào:



Hậu Hán Thư, quyển năm mươi bốn, truyện Mã Viện chép: Mã Viện bảo Ngỗi Hiêu: “Tử Dương (tên tự của Công Tôn Thuật) là ếch ngồi đáy giếng, lầm tưởng là cao quý”. Điển tích “Tử Dương tự đại” phát xuất từ câu nói này. Đại Sư thông hiểu sâu rộng kinh sử, lẽ ra chẳng thể không biết, nhưng do nhất thời quên mất, nên ở đây tôi mới kính cẩn ghi chú bổ sung.



161. Thư trả lời hai cư sĩ Trí Mục và Trí Thanh (thư thứ nhất)



Thư viện đã có hai bộ Đại Tạng Kinh, hơn một ngàn loại kinh điển trước thuật của các tông. Tuy sách vở quý ở chỗ có nhiều thứ, nhưng trong lúc đại kiếp này, quả là buổi sáng chẳng bảo đảm được buổi tối, như ở trên đống củi, phía dưới đã nhóm lửa, há nên thờ ơ, hờ hững đọc các kinh điển trước thuật, chẳng chuyên tâm dốc chí niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tây Phương và niệm Quán Thế Âm Bồ Tát để cầu gặp dữ hóa lành ư?

Phàm những ai đến thư viện đọc sách, bất luận là tư cách nào, cũng đều nên đem những điều này khuyên lơn để họ biết ngoài căn nhà lửa lớn này vẫn còn có thế giới thanh tịnh an lạc tột bậc. Nếu do đây sanh lòng chánh tín, chuyên chí nơi Tây Phương, công đức ấy sẽ lớn hơn [công đức của] những kẻ thâm nhập kinh tạng, triệt ngộ tự tâm nhưng chưa đoạn Hoặc trong tam giới trăm ngàn vạn ức lần! Nhưng mọi nhân sĩ vẫn chưa coi đó là điều đáng lo, vẫn chuyên chí nơi chuyện chẳng cấp bách, chẳng đáng buồn sao? Pháp danh của nhóm Trịnh Cầm Tiêu xin hãy chuyển cho họ. Quang già rồi, mục lực lẫn tinh thần đều không đủ. Hãy nên bảo họ đừng gởi thư đến và đừng giới thiệu người khác quy y vì không có mục lực để chống đỡ được!



162. Thư trả lời hai cư sĩ Trí Mục và Trí Thanh (thư thứ hai)



Đang trong thời thế này, ngoại trừ niệm Phật, niệm Quán Âm ra, không có cách tốt lành nào khác. Bất luận già - trẻ - trai - gái quy y hay không quy y, đều khuyên niệm Phật, niệm Quán Âm. Dù chẳng thể ăn chay hoàn toàn vẫn nên chú trọng bớt ăn mặn để trong khi nguy hiểm cũng không bị hiểm nguy. Thế giới đại chiến, cả cõi đời không một ai được an vui, người bị tàn sát cố nhiên là khổ, nhưng kẻ sát nhân hiện tại cũng cực khổ, đời sau hay đời sau nữa muốn làm chó, ngựa, trâu, dê cũng chẳng được! Tiếc cho cả cõi đời đều là kẻ si, cùng nhau mải miết giết người, giết vật, chẳng tự biết ác nhân đã gieo, ác quả sẽ tự theo đó đưa tới! Chuyện này đáng buồn hết sức, mong hãy sáng suốt xét soi!



Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên,

Quyển 1,

Phần 5 hết

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... mbien5.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thoát nạn nhờ niệm Quán Âm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Quán Âm bất tư nghì
Thường niệm thường quán chiếu
Thập phương tam thế giới
Xứ xứ Quán Thế Âm


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.34 khách