Hành Trì NIỆM PHẬT

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

chanh minh cong
Bài viết: 27
Ngày: 07/09/07 19:11

Hành Trì NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi chanh minh cong »

Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT
Kính thưa chư vị đạo hữu đồng tu,Chánh Minh Công hành trì theo pháp môn Niệm Phật đã được một thời gian nhưng do vẫn còn phải học tập nên có lúc chưa được tinh cần.Chanh Minh Công qua đây có thể trao đổi cách hành trì pháp môn vi diệu này,mong rằng chư vị đạo hữu cùng trao đổi về phương pháp hành để tất cả chúng ta cùng tinh tiến hơn.
Nam mô thường hoan hỉ Bồ Tát


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Hành Trì NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Bạn định trao đổi về vấn đề nào, giáo lý tịnh độ tuy chỉ có tín nguyện hạnh là quan trọng nhưng nói rộng ra thì bao hàm cả tam tạng kinh điển. Nói gọn lại thì chỉ một câu "thành Phật độ chúng sanh" bạn đi vào chi tiết một chút sẽ có nhiều người tham gia đề tài này đấy. Hay chúng ta chia sẻ về phương pháp và kinh nghiệm hành trì ?


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
chanh minh cong
Bài viết: 27
Ngày: 07/09/07 19:11

Re: Hành Trì NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi chanh minh cong »

A DI ĐÀ PHẬT
Điều mình muốn trao đỏi là phương pháp và kinh nghiệm hành trì đó bạn,mình mong rằng qua đây sẽ học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm tu tập.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Hành Trì NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Chào bạn,
Khiếp quá, may chưa múa rìu qua mắt thợ. Bạn là người có căn bản trong Phật pháp, tuy bài của bạn viết không nhiều nhưng chỉ cần thấy câu trả lời của bạn hôm qua trong câu hỏi "Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?" là biết rồi. Có gì bạn hỏi thì monggiac xin trả bài nhé. Để dể thảo luận monggiac xin nói sơ qua một vài cách niệm Phật, đã thực hành qua. rồi sau đó chúng ta có thể thảo luận thêm về những pháp đó để giúp nhau tiến bộ.

monggiac thường dùng chuổi niệm Phật lúc ban đầu thì mỗi câu Phật hiệu lần một hạt. về sau có những lúc rỗi rảnh nên niệm được nhiều vì lần nhiều đau tay nên chuyển qua niệm 2 câu Phật hiệu mới lần một hạt ngoài ra nếu niệm nhiều quá trong một ngày thì 10 câu mới lần một hạt. đây là cách thứ nhất mà mình đã sử dụng.

Cách thứ 2 là mình dùng phương pháp thập niệm ký số theo phương pháp của ngài Ấn Quang. Mình thường kết hợp với pháp sổ tức, tức là nương theo hơi thở để niệm.

Cách 3 là buổi sáng trước khi bước ra khỏi giường và tối trước khi đi ngũ mình dùng "thập niệm pháp" của ngài Từ Vân. một lưu ý nhỏ là hai pháp này tuy cũng là mười niệm giống nhau về tác dụng nhưng khác nhau về cách thực hành. một pháp là trường kỳ một pháp chỉ có thể sử dụng đoản kỳ. cách thứ 3 này chỉ thực hành một ngày 2 hoặc ba lần mà thôi. Đối với monggiac pháp môn chỉ là phương tiện để đạt đạo. Mời các bạn tham gia thảo luận thêm. tuy là pháp môn tịnh độ nhưng trong không có ranh giới trong các pháp hành của Như Lai. Đều là kinh nghiệm tu tập đều là con Phật cả. chúc an lạc.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
chanh minh cong
Bài viết: 27
Ngày: 07/09/07 19:11

Re: Hành Trì NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi chanh minh cong »

A DI ĐÀ PHẬT
Chào bạn nhé,nói ra đúng là Minh Cong còn phải hoc hỏi nhiều,quả thực cũng chưa có một cách thực tập có đường lối,thông thường thì trước khi đi ngủ Minh Công thường niệm phật ,nhưng cũng chưa được chăm chỉ có hôm hơi muộn hay mệt là Minh Cong lại không niệm,nói chung Minh Cong thực tập chưa có đường nối Minh Cong nghi vậy,có lúc có thể đang đi ngoài đường Minh Cong nhớ tới PHật lại niệm PHật.
Qua đây Minh Công cũng học hỏi được thêm cách trì niệm,Minh Cong sẽ chú ý hơn về phương pháp trì niệm và tinh tấn hơn.


Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: Hành Trì NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Xin chào cả nhà,
hoctro rón rén xin vào giơ tay phát biểu ạ. "Cách thứ 2 là mình dùng phương pháp thập niệm ký số theo phương pháp của ngài Ấn Quang."

Thập niệm ký số là gì ạ.


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Hành Trì NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

hoctro đã viết:X"Cách thứ 2 là mình dùng phương pháp thập niệm ký số theo phương pháp của ngài Ấn Quang."Thập niệm ký số là gì ạ.
Xin chào mình xin dẫn lời của chư vị cao tăng là ngài Thiền Tâm và Ấn Quang:
Bạn chú ý nhé màu xanh là pháp thập niệm ký số Màu gạch là thập niệm pháp của ngài từ Vân
HT Thiền Tâm: Nên niệm ra tiếng nho nhỏ theo pháp Thập Niệm Ký Số lấy 10 câu làm một đơn vị, chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu; cứ hết 10 câu lần qua hột chuỗi. Khi niệm đủ số hạn định, đến trước bàn Phật, xưng danh hiệu Tứ Thánh và đọc bài văn phát nguyện hồi hướng
Lá Thơ Tịnh Độ HT Thiền Tâm soạn dịch thư thứ 3: Phép nhiếp tâm không gì hơn chí thành, tha thiết, nếu không chí thành mà muốn quy nhứt ấy là điều rất khó. Đã chí thành niệm còn chưa thuần, phải lắng tai nghe. Không luận niệm thầm hay ra tiếng, đều phải niệm khởi từ nơi tâm, tiếng ra từ nơi miệng rồi lại vào tai (dù niệm thầm nơi ý vẫn có tướng miệng niệm). Tâm và miệng rành rẽ, tai nghe rõ ràng nhiếp tâm như thế, vọng niệm tự dứt. Nếu làn sóng vọng tưởng nổi trào quá mạnh, nên dùng phép Thập Niệm Ký Số đem hết tâm lực chuyên vào câu niệm Phật, thì vọng tưởng bị đàn áp không có chỗ xen hở để nổi lên. Phép này nhiếp tâm rất tuyệt diệu, thuở xưa những vị hoằng dương tông Tịnh độ chưa nói đến là vì căn cơ người thời ấy còn sáng lẹ, không cần dùng cách này vẫn có thể niệm Phật được quy nhứt. Ấn Quang tôi vì tâm khó điều phục, nhiều phen dùng thử mới biết là hay, nguyện cùng những người độn căn đời sau y theo tu tập để được đồng sanh về Cực lạc.
Thập Niệm Ký Số là khi niệm Phật phải ghi nhớ rành rẽ từ một đến mười câu, hết mười câu liền trở lại một, cứ như thế xoay vần mãi. Nhưng phải niệm trong vòng mười câu mà thôi, không được hai hoặc ba mươi câu, lại không nên lần chuỗi, chỉ dùng tâm ghi nhớ. Nếu nhớ niệm luôn một mạch mười câu thấy khó, thì phân làm hai đoạn, từ một đến năm, từ sáu đến mười. Nếu hoặc còn thấy kém sức lại chia làm ba hơi, từ một đến ba, bốn đến sáu, bảy đến mười. Cần để ý: Niệm, nhớ và nghe phải rõ ràng, vọng niệm mới không xen vào được. Dùng phép này lâu, sẽ được nhất tâm.
Nên biết phép Thập Niệm Ký Số cùng phép Thập Niệm của Ngài Từ Vân, về phần nhiếp vọng thì đồng, phần dụng công lại rất khác. Phép Thập Niệm tùy theo hơi người dài ngắn, không luận được bao nhiêu câu Phật, cứ một hơi kể là một niệm. Về phép này mỗi buổi sớm mai, chỉ dùng trong mười niệm mà thôi, nếu quá số ấy lâu ngày sẽ thành bị lao hơi. Phép Thập Niệm Ký Số thì niệm một câu biết một câu, mười câu biết mười câu, từ một đến mười rồi trở lại, dù cho mỗi ngày niệm cho đến mấy muôn câu cũng ghi nhớ như thế. Niệm như vậy không những trừ được vọng, lại có thể dưỡng thần, vì tùy sức tùy ý, hoặc chậm hoặc mau, không chi trở ngại. Lại, so với cách niệm lần chuỗi ghi số, phép Thập Niệm Ký Số lợi ích hơn nhiều vì lần chuỗi thân mỏi nhọc, tinh thần xao động, còn cách này thì thân nhàn mà tâm an. Chỉ những khi nào làm việc, hoặc khó ký số, nên khẩn thiết niệm suông, đợi lúc xong việc lại nhiếp tâm ký số. Như thế thì vọng tưởng không còn tung hoành, tâm cảnh an trụ vào câu niệm Phật.
------------------


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Hành Trì NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Điểm thiết yếu của pháp này là trọn đời không thiếu khuyết đều đặng sáng nào cũng vậy không bỏ sót bao giờ, công phu tuy ít nhưng mỗi ngày một ít, cũng như "thủy thanh châu" bỏ vào nước thì nước đục sẽ nên trong, câu Phật hiệu huân tập vào tâm người tán loạn lâu ngày sẽ nhiếp được loạn niệm.

bản thân mình thì ngày 2 lần là cơ bản. sáng thức dậy ngồi ngay trên đơn niệm luôn 10 niệm rồi mới bắt đầu một ngày mới, buổi tối trước khi "khò" mình lại niệm thêm một lần. trong ngày lúc nào rảnh rồi thì mình niệm mười hơi. Bạn có gì thắc mắc hãy vô tư, mình biết gì sẽ nói đó, nếu không còn có các cao nhân ẩn mình sẽ xuất hiện chỗ màu nhiệm của Phật pháp là vậy.

Trích: Vãng Sanh Tịnh Độ Sám Nguyện Nghĩa

Tống Kỳ Sơn Sa Môn Tuân Thức thuật

TMQT dịch

Thập niệm môn

Mỗi sáng sau khi thức dậy mặc y áo trang nghiêm hướng mặt về phía bàn thờ hoặc phương tây, chấp tay cung kính niệm A Di Đà Phật hết một hơi gọi là một niệm, tiếp niệm như vậy hết mười hơi gọi là mười niệm.

Khi niệm chỉ tuỳ theo hơi dài ngắn mà niệm, không nên cố gắng rán niệm cho nhiều, không luận là niệm bao nhiêu câu Phật hiệu, hễ hết một hơi gọi là một niệm cho đến mười hơi gọi là mười niệm, âm thanh không cao, không thấp, không nhanh không chậm điều hoà cho được vừa phải, mười hơi liên tục, khiến tâm không tán loạn, chuyên tinh làm công phu, gọi là mười niệm vì mượn hơi nhiếp tâm.
sau khi niệm xong phát nguyện hồi hướng như sau:

Một lòng quy kính
Phật A Di Đà
Thế giới cực-lạc
Nguyện lấy hào quang
Trong sạch soi cho
Lấy thệ từ bi
Mà nhiếp thọ cho
Con nay chánh niệm
Niệm hiệu Như-lai
Vị Bồ-đề đạo
Cầu sanh tịnh độ
Phật xưa có thệ:
Nếu có chúng sanh
Muốn sanh nước ta
Hết lòng tín nguyện
Cho đến mười niệm
Nếu chẳng đặng sanh
Chẳng thành chánh giác
Do vì nhân duyên
Niệm hiệu Phật này
Được vào trong bể
Đại thệ như-lai
Nhờ sức từ bi
Các tội tiêu diệt
Thiện căn tăng trưởng
Khi mạng gần chung
Biết trước giờ chết
Thân không tham luyến
Ý không điên đảo
Như vào thiền định
Phật và thánh chúng
Tay nâng kim đài
Cùng đến tiếp dẫn
Trong khoảng một niệm
Sanh về Cực-lạc
Sen nở thấy Phật
Liền nghe Phật thừa
Chóng mở Phật huệ
Khắp độ chúng sanh
Mãn Bồ-đề nguyện.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Quang4311
Bài viết: 39
Ngày: 30/01/08 08:11

Re: Hành Trì NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Quang4311 »

Xin hỏi, bạn niệm theo cách Thập Niệm Ký Số có phải mười niệm trong một hơi? Hay là chỉ niệm bình thường nhưng nhớ số?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Hành Trì NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nam-mô A-Di-Đà Phật.

Kính chào đại chúng hữu duyên!

Tri rất đồng ý với lời chỉ dạy của Monggiac về 3 cách niệm Phật:

1. Lần chuổi
2. Ký Số
3. Thập Niệm

Theo Tri nhận sét thì Niệm Phật thì có nhiều cách nhưng người niệm phật phải tùy theo sức lực và hoàn cảnh của mình mà vận dụng thực hành.

1. Mấy tháng nay Tri đã đổi cách niệm phật của mình. Tri mỗi ngày lần chuổi 10 sâu làm ấn định và ghi vào sổ Niệm Phật Công Cứ. Lần chuổi thì như Ấn Quang Đại Sư nói là động tâm mình, hay như Đạo Hữu Monggiac đã nói là mỏi/đau tay. Cho nên có thể theo HT Thiền Tâm thì cứ 10 niệm thì lần một lần để tránh việc ấy. Tuy nhiên có nhiều người niệm phật mà không lần chuổi thì bị quên, không nhớ là mình niệm bao nhiêu câu, hay là niệm một hồi là tâm chay đâu mất không hay biết. Cho nên lần chuổi giúp cho chúng ta không quên, và luôn luôn buộc tâm chúng ta vào những hạt chuổi, cho nên lở mà tâm mình có tán loạn thì khi tay bấm vào hạt chuổi và lần thì liền nhớ lại là mình đang niệm phật, phải chú tâm vào câu phật hiệu. Thì đây sâu chuổi/lần chuổi là phương tiện/phương pháp hay để giúp chúng ta vược qua những đều như vậy.

2. Pháp Thập Niệm rất hay! Tri cũng mỗi ngày tập, sau khi lần chuổi sáng tối hay thời, thì cũng niệm Thập Niệm. Hơi của Tri ngắn cho nên cứ 1 hơi là một niệm Nam Mô A-Di-Đà Phật, và cho đến 10 hơi thì 10 câu. Gắng làm sau đừng cho tạp loạn trong vòng 10 câu đó. Toàn tâm chú vào mỗi câu phật hiệu ấy.

Tuy nhiên theo đạo hữu Monggiac thì cũng rất hay tức là sáng vừa thức dậy ở trên dường liền niệm thập niệm, và trước khi đi ngủ thì ngồi ở trên dường ngủ niệm thập niệm. Tuy nhiên phải cố gắng và tập làm sau mà mình có thể chuyên tâm vào 10 niệm ấy hay mười hơi ấy đừng cho tạp loạn. Lâu ngày dĩ nhiên sẽ có kết quả hay... và đây là cái sự luyện tập để cho phút lâm chung! Phút lâm chung 10 niệm vãng sanh là phải xem coi hằng ngày mình tập niệm phật có chuyên nhứt hay không, và phương pháp thập niệm nầy là hữu dụng cho chúng ta. Nếu mà phút lâm chung có thể giữ vững chánh niệm không tạp loạn mà niệm thập niệm nầy thì thật là quý lắm! quý lắm!

Nhưng nên nhớ rằng, pháp Thập Niệm nầy không chỉ dùng cho hai thời sáng tối mà nó có thể được áp dụng nhiều lần trong ngày. Thí dụ sáng tối là hay thời rồi, trước khi ăn trưa thì cũng có thể niệm thập niệm nầy, sau khi ăn trưa cũng có thể niệm thập niệm, rồi trước khi ăn chiều/tối và sau khi ăn chiều/tối cũng có thể niệm thập niệm nầy. Nhưng nên nhớ rằng chỉ 10 hơi thôi, không được lố. Cách hay nhứt là 1 hơi là 1 niệm, 10 hơi là 10 niệm. Vì ta sẽ nghe rỏ ràng từng chữ từ câu phật hiệu hơn.

3. Pháp ký số của Ấn Quang đại sư thì vài năm trước Tri có sử dụng, cũng được lợi ích phần nào, nhưng cái đó hơi khó cho Tri vì Tri nhớ không được, và không thể định là phải niệm bao nhiêu mỗi ngày. Cho nên cách nầy thì khi nào rảnh thì dùng mà niệm (ngoài hai thời công phu sáng chiều lần chuổi).

* À sẳn đây xin hỏi đạo hữu Monggiac,

Có phải là mình niệm Nam Mô A-Di-Đà Phật thì mình niệm tiếp theo là 1 tức là "Nam Mô A-Di-Đà Phật 1... Nam Mô A-Di-Đà Phật 2.... Nam Mô A-Di-Đà Phật 3.... cho đến 10 cũng vậy"?

Hay là mình chỉ cần nhớ biết đó là 1 câu A-Di-Đà Phật, rồi 2 cầu, cho đến 10 câu, không cần phải đọc/niệm số ra?

Theo kinh niệm thì Đọc/niệm số ra luôn sau mỗi câu Phật hiệu thì tâm chuyên vào số nhiều hơn là câu phật hiệu, cho nên nghe số thì rỏ ràng còn nghe phật hiệu thì không rỏ ràng. Không phải là không nghe rỏ ràng mà là số nó ngắn gọn và lại đọc sau cùng nên tâm hay chuyên và lắn nghe tiếng sau cùng cho nên chỉ nghe số sau cùng. Thành ra cũng khó.

4. Ngoài 3 cách đó ra thì nếu lâu lâu muốn thì có thể quỳ gối, thẳng lưng, chấp tay, niệm to tiếng (nhiều khi cách nầy giúp ta chấn tâm vọng tưởng lại, vì âm thánh lớn đánh đuổi những vọng tưởng) Khi niệm to tiếng phải nên dùng hết thân tâm và sức lực của mình vào câu Nam Mô A-Di-Đà Phật như con nhớ mẹ kêu cứu vậy. Niệm Nam thì nghe tiếng Nam, và trong đầu cũng hiện chữ Nam, niệm Mô thì trong đầu hiện chữ MÔ và cũng nghe tiếng Mô v.v... Tuy làm như vậy chừng 10-15 phút thì tâm ta sẽ cảm thấy thoải mái sáng lạng và thanh tịnh... Vì niệm to tiếng mất sức nên chỉ nên dùng trong khoảng thời gian ngắn, không nên niệm lâu, tùy sức mình thôi.

5. Theo cách ngài Liên Trì thì có thể niệm bằng tâm tưởng, không cầu phải động môi ra tiếng, không cần lần chuổi, ký số. Tức là ngồi yên một chổ, tâm luôn châm chú vào câu "Nam Mô A-Di-Đà Phật". Từng chữ phải cho rỏ ràng. Tuy tâm châm chú vào từng chữ, và không niệm ra tiếng nhưng cũng phải "Nghe" cho rỏ cái âm thanh của tự tâm mình, thấy cho rỏ câu "Nam Mô A-Di-Đà Phật" hiện ở trong đầu mình. Cách nầy cũng hay lắm!

Nếu có thể ngày đêm mà thường luôn giữ vững như vậy thì hay lắm, tuy nhiên đây là cách mà ngài Liên Tri dạy cho người bịnh nằm dường. Nhưng chúng ta không bệnh vẫn có thể làm được. Tâm sẽ cảm thấy thanh tịnh khi dùng phương pháp nầy một hồi.

6. Chúng ta cũng có thể niệm theo hơi thở. Thở vào thì niệm "Nam Mô A", Thở ra thì niệm "Di Đà Phật" Đi đứng nằm ngồi đều có thể dùng phương pháp nầy.

Ngồi tỉnh tọa mà niệm cách nầy hay lắm. Người tu Thiền thì người ta cũng quán hơi thở ra vào từ nơi mũi của mình. Ta là người Niệm phật cũng có thể ngồi yên niệm Phật theo hơi thở của mình ra vào.

Nói chung rất nhiều cách niệm Phật, phải tùy sức mình và hoàn cảnh.

Vài lời đóng góp, kính mong quý Thiện Tri Thức chỉ dạy thêm.

Nam-mô A-Di-Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Hành Trì NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

xin lỗi các bạn mình trả lời trể
Quang4311 đã viết:Xin hỏi, bạn niệm theo cách Thập Niệm Ký Số có phải mười niệm trong một hơi? Hay là chỉ niệm bình thường nhưng nhớ số?
Thập niệm ký số không nhất định như vậy. Nguyên tắc chính của pháp này là "mười niệm nhớ số" tức là không quá mười câu, và nhớ số. tại sao không quá 10 câu vì quá thì tổn khí lực lại tán tâm. tại sao nhớ số mà không phải đếm số ? vì nhớ số thì mới bắt tâm chú ý vào việc mình làm, nếu tâm sao lãng liền quên. đếm số thì pháp này hết tác dụng.

Nếu một hơi niệm đủ 10 câu thì tốt nếu không thì có thể chia ra là 2 đoạn mỗi đoạn 5 câu, hoặc 3 đoạn, 2 đoạn 3 câu và đoạn cuối 4 câu, thậm chí một một hơi 1 câu cũng được.
Thập Niệm Ký Số lấy 10 câu làm một đơn vị, chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu; cứ hết 10 câu lần qua hột chuỗi. Khi niệm đủ số hạn định, đến trước bàn Phật, xưng danh hiệu Tứ Thánh và đọc bài văn phát nguyện hồi hướng
với pháp này thì niệm cả ngày, liên tục không gián đoạn cũng như hơi thở vậy, hít vào thở ra là hết một chu kỳ, cứ vậy liên tục. pháp này dựa trên pháp sổ tức quán (đếm hơi thở).

Còn thập niệm pháp của ngài Từ Vân thì một hơi là một niệm không kể hơi dài ngắn, không gắng sức niệm nhiều câu trong một hơi. có người một hơi niệm được 3 câu, có người một hơi niệm được 10 câu có người một hơi niệm được 50 câu. dù số lượng bao nhiêu đi nữa thì một hơi tính là một niệm.
điểm đặc biệt của pháp này là nương theo hơi thở nhiếp tâm niệm Phật, tuyệt đối không rán niệm nhiều. một ngày có thể niệm nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ được 10 hơi, tức là 10 niệm (bao nhiêu câu Phật hiệu mỗi hơi không quan trọng) và mỗi lần không thời gian không nên cách nhau quá ngắn. lý do vì nếu rán sức sẽ làm tổn khí hư phổi.

Dùng pháp nào niệm Phật không quan trọng mà quan trọng là nhất tâm và đắc sách. buồn ngũ thì cao thanh niệm (niệm lớn tiếng) sẽ làm cho khí huyết trong người hoạt động và lưu thông nhờ vậy đỡ buồn ngũ. Khi thấy mệt không khí lực thì nên mặc niệm (niệm thầm trong tâm) pháp này dưỡng tâm nhưng dể sanh hôm trầm. Đệ nhất sách là kim cang trì, khe khẻ động môi lưỡi, nhưng đừng để thoát hơi ra ngoài. còn một pháp nữa mình thấy rất hay rất dễ nhiếp tâm, đó là truy đảnh niệm Phật, tức là niệm Phật theo lối rượt đuổi ăn trộm. Trong chuyên mục tịnh độ có bài viết này (những người bị chứng đâu đầu vì hỏa khí không nên dùng pháp này nếu không sẽ dễ bị đau đầu lắm, nếu không thì không nên "đuổi" quá gắt). các bạn tìm xem.

Đối với người sơ cơ mới bắt đầu tốt nhất nên dùng chuổi niệm Phật. các bạn có thể kết hợp pháp thập niệm ký số, với chuổi hạt. cứ mỗi 10 câu là lần một hạt. khắt định mỗi ngày niệm vài ngàn câu là đệ nhất sách. nếu không thì lười lắm. cứ đến giờ công phu là vạn sự xảy ra lý do nào cũng có lý cả, nào là ngày nay làm việc cả ngày mệt, hôm nay nghĩ xả hơi ;) , hôm nay ho, không nên niệm phật nhiều, nếu không lại ho thêm :-P , rồi hôm nay mệt quá, nghĩ mai niệm bù :D khát nước, đói bụng, buồn ngũ... có đến 8 vạn bốn ngàn lý do "chú cuội" viện lý để khỏi niệm Phật.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Quang4311
Bài viết: 39
Ngày: 30/01/08 08:11

Re: Hành Trì NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Quang4311 »

Chào bạn monggiac,
Mình cũng có kinh nghiệm niệm theo cách Thập Niệm Ký Số, hồi trước mình cũng được chỉ là niệm như vậy, lấy 10 câu một hơi. Mình niệm như vậy, nhưng chỉ niệm ra tiếng (hoặc nhép môi) mới được thôi, bởi vì niệm theo lối này thì phải niệm thật nhanh thì mới được 10 câu trong một hơi thở? Mình niệm thầm theo lối này thì không được, vì niệm nhanh quá, lấy ý mình tưởng 10 câu liên tục, và cứ liên tục như vậy trong ý thì thật mệt. Hiện giờ mình niệm theo lối chậm rãi, có âm điệu, và nghe rõ ràng từng câu từng chữ. Theo mình thì niệm như vậy dễ thu được của từng câu từng chữ vào đầu mình hơn, và niệm thầm theo lối này rất dễ, chỉ tưởng đến âm thanh thì tự động nó phát ra.
Tuy nhiên, theo chỗ mình biết thì Ấn Quang Đại Sư nói phương pháp Thập Niệm này dùng bất cứ nơi nào cũng được, niệm ra tiếng niệm thầm đều được. Có lẽ mình hành trì sai phương pháp chăng? Do đó, mình muốn hỏi bạn về kinh nghiệm của bạn niệm theo phương pháp này. Bạn niệm như vậy có nghe được từng câu chữ rõ ràng không? Niệm thầm theo lối này có thấy nhẹ nhàng khinh an? Và khi đi đứng, làm việc niệm theo lối này có được?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.39 khách