Trang 1 trên 1

Nghi ngờ chẳng thể vãng sanh thì chẳng thể nào vãng sanh đượ

Đã gửi: 24/02/10 22:41
gửi bởi laitutran247
363. Thư trả lời cư sĩ Nghê Huệ Biểu

Hình ảnh


Vãng sanh hoàn toàn cậy vào tín nguyện chân thành, thiết tha. Nếu trước đó đã nghi ngờ, sợ chẳng thể vãng sanh thì chẳng thể nào vãng sanh được!Huống chi như ông, Tịnh nghiệp thuần thục, thần thức dạo chơi Tịnh Độ, rất khó có; nhưng chớ nên nói lộ ra, vì sao vậy? Do người đời nay phần đông thích dối xưng là bậc thông gia, chắc sẽ do ưa cầu danh mà bịa đặt đồn thổi khiến tự lầm, lầm người. Lời lẽ này chính là lời chánh đại quang minh, đừng ngỡ là tôi ghen ghét sự tốt đẹp của người khác! Bài kệ do ông đã soạn thật hay, hiềm rằng hai chữ “pháp vũ” (mưa pháp) rất chẳng như pháp. Quang là một ông Tăng tầm thường chỉ biết cơm cháo, há nên đề cao như thế?

Mười năm trước, ở Bắc Kinh có cuốn Tự Tri Lục. Thượng Hải, Hàng Châu, Dư Diêu đều muốn ấn hành để lưu truyền rộng rãi. Sách ấy toàn là những chuyện bịa đặt, Quang bảo họ hãy ngưng (bảo đừng in). Sau này có hai người cũng muốn phỏng theo ý ấy, gởi thư xin chứng minh; Quang đem chuyện Tự Tri Lục răn nhắc họ. Ông vốn thiếu từng trải, chẳng biết những kẻ cầu danh so với kẻ cầu lợi chẳng thua kém nhau đâu! Vì thế, chỉ xin ông hãy tự sốt sắng tu trì, đừng phô phang chuyện ấy, tuy có thể khơi gợi lòng tin cho người khác, nhưng cũng sẽ mở ra đầu mối cho kẻ khác mạo nhận đấy! (ngày mồng Hai tháng Chạp năm Dân Quốc 23 - 1934)



364. Thư trả lời cư sĩ Triệu Liên Châu



Hai bài ca Dưỡng Khí và Quả Dục văn từ lẫn nghĩa lý đều viên diệu, quả thật là tác phẩm hữu ích cho thân, tâm, tánh mạng. Nhưng trong thời gần đây, Nho sĩ chẳng dụng công tận tụy thực hành, chuyên coi nói xuông là cao thượng, trở thành phường “kể chuyện ăn, đếm của báu!” Dẫu nói đến mức một giọt nước chẳng rỉ cũng chỉ trở thành hý luận mà thôi! Chẳng dám nói các hạ cũng cá mè một lứa với bọn họ, nhưng cũng chẳng dám nhất quyết các hạ chẳng giống với bọn họ! Điều may mắn là các hạ đã có tín tâm, hãy nên siêng năng niệm Phật. Hễ phiền não hiện tiền hãy làm cho nó bị tiêu diệt ngay. Nếu dưỡng khí như thế thì khí chẳng đến nỗi thiếu; quả quá (bớt lỗi) như thế, lỗi sẽ có thể dần dần không còn. Bỏ niệm Phật để nói đến chuyện “dưỡng khí, bớt lỗi” rốt cuộc vẫn chưa phải là đạo rốt ráo, lại còn tốn sức. Vì thế biết một pháp Niệm Phật quả thật là đạo nhất quán của cả Nho lẫn Thích. Nếu chẳng dùng pháp này để tự tu mà muốn cầu được tâm pháp của Nho, của Phật, khó khăn lắm đấy! Bởi lẽ chỉ có tự lực, không có Phật lực [gia hộ] vậy! (ngày Mười Tám)



365. Thư trả lời cư sĩ Giang Hữu Bằng



Chúng ta là sanh tử phàm phu, chớ nên mù quáng bịa đặt, những gì chính mình biết thì chẳng thể không đề xướng; điều gì mình không biết há nên dối xưng thông gia rồi hồ đồ tán dương ư? Những nhà Phong Thủy bói toán cố nhiên có thể làm cho con người hướng lành tránh dữ, nhưng vừa mất công vừa tốn kém lắm. Châu Dịch là sách dạy người hướng lành tránh dữ, vừa nhàn nhã lại chẳng tốn kém. Bởi lẽ, [Châu Dịch] chỉ chú ý vào chỗ tăng tấn đức, sửa đổi nghiệp, sửa lỗi, hướng lành; chứ không phải là dụng tâm nơi sửa cửa, dời bếp, bớt Đông, bù Tây. Gởi trả lại thư cho Từ cư sĩ, hiện thời Quang không có tinh thần để soạn văn đâu! Một ông thầy Địa Lý ở quê tôi đi xem đất cho người khác, chuyện cát - hung mấy chục năm sau ông ta đều đoán biết. Đứa con ông ta mười mấy hôm sau chết, bố ông ta ba bốn tháng sau chết, thầy Địa Lý đều không nói tới do chỉ biết chuyên dựa vào Địa Lý, chẳng bằng chuyên dựa vào tâm đức vậy!

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... bien10.htm

“Lòng Thành đến cùng cực, đá vàng còn phải nứt”

Đã gửi: 24/02/10 23:03
gửi bởi laitutran247
“Lòng Thành đến cùng cực, đá vàng còn phải nứt”

368. Thư trả lời cư sĩ Trí Chương


Hình ảnh

Tâm tánh của chúng sanh và tâm tánh của Phật không hai. Phật rốt ráo đoạn hết Phiền Hoặc nên được đại thọ dụng, pháp nào, chuyện nào cũng đều tự tại. Chúng sanh thì toàn thể trong mê, nên ngược ngạo dùng sức công đức của Phật tánh để làm cái gốc khởi Hoặc tạo nghiệp, chẳng đáng buồn ư? Dẫu có ai hiểu được nghĩa này, ý muốn trái trần hiệp giác, chí tâm niệm Phật, nhưng vì chỗ chín quá chín, chỗ sống quá sống, nên cũng chẳng dễ tương ứng với Phật! Nếu thân sa vào cảnh hoạn nạn, thật sự có thể một mực dốc lòng thành, không ai chẳng được cảm ứng ngay lập tức. Do khổ não bức bách, nhất tâm cầu cứu, hết thảy những tình kiến khác đều chẳng hiện tiền. Vì thế cảm ứng mầu nhiệm chẳng thể nghĩ bàn!

Các pháp thế gian trọn không có tướng nhất định. Họa - phước dựa dẫm lẫn nhau, tổn hại hay lợi ích chỉ do con người tự chuốc lấy. Người khéo được lợi ích thì không gì chẳng có ích; kẻ cam chịu tổn hại thì không gì chẳng phải là tổn hại. Nếu ông có thể thường giữ được ý niệm “gặp nạn sắp chết niệm Phật” trong lòng, chắc chắn sẽ có thể vào lúc báo thân này sắp mất, giã biệt Sa Bà, cao đăng Cực Lạc, làm đệ tử của Phật Di Đà, làm bạn lành trong hải hội. Nguyện học trò tôi là Trí Chương thường giữ được cái tâm dè dặt kinh sợ để hòng chẳng phụ ơn Di Đà Thế Tôn một phen đại từ bi hiện thân cứu khổ thì may mắn lắm thay! (tháng Tám năm Mậu Thìn - 1928)



369. Thư trả lời cư sĩ Lý Huệ Thật (thư thứ nhất)



Tánh tình ông thường ưa nói những lời vô vị. Nhà ông chẳng dư dật, lại còn có mẹ già, sao lại nói “muốn tìm chỗ thanh tịnh để nhất tâm tu đạo?” Ông làm ở Cục Điện Lực, nếu xem kinh tham Thiền thì công việc bận bịu vô cùng, thật khó thể dụng công! Nếu nói niệm Phật, chỉ sợ ông chẳng phát chân tâm. Nếu thật sự phát tâm liễu sanh tử thì tuy đông người cũng chẳng đến nỗi bị trở ngại, bởi lẽ niệm Phật chỉ có một câu, dẫu cho bận bịu cũng chẳng thể phiền rộn được! Nếu tâm ông chẳng chán ghét [pháp Niệm Phật] thì cố nhiên chẳng chướng ngại cho lắm. Nếu ông sanh lòng chán, sẽ trở thành [niệm Phật] một khắc cũng thấy khó chịu đựng! Ông chẳng thể bỏ nhà để kiếm chốn yên tịnh niệm Phật, sao lại xin tôi quyết đoán, há chẳng phải là coi như chuyện đùa ư? Nếu ông có thể khuyên cha mẹ già, khuyên vợ con cùng tu Tịnh nghiệp, há chẳng bằng ông ở riêng một chỗ vắng lặng để niệm Phật ư?

Hơn nữa, đối với những chuyện thù tiếp thuộc về phương diện tình cảm giữa con người với nhau, nếu ông lấy cớ tu hành để giảm dần đi, ắt người ta chẳng đến nỗi trách móc. Hoặc khi bất đắc dĩ thì thù tiếp đại khái, chuyện gì bớt được thì bớt, có gì là không được? Sống trong cõi trần học đạo, nếu tu các pháp môn khác thật khó được lợi ích; chứ nếu tu Niệm Phật thì thật là ổn thỏa, thích đáng tột bậc! Nhưng do ông không có chuyện gì cứ bới ra chuyện, vọng tưởng quá nhiều, đừng nói là “chưa có được chỗ yên tịnh sẽ khó được lợi ích”, ngay cả khi đã có được chỗ yên tịnh rồi, vẫn khó được lợi ích! Sao ông khổ sở dùng tinh thần hữu dụng để nói năng, so đo vô ích, tự phiền, rộn người? Hãy nên tận lực ngăn ngừa bệnh này, tùy phận dụng công; đọc kỹ Văn Sao thì sẽ tự có thể trong hết thảy chỗ đều tự tại yên vui vậy! (mồng Tám tháng Tư)



370. Thư trả lời cư sĩ Lý Huệ Thật (thư thứ hai)



Tánh tình của ông chuyên môn tìm tòi, bàn nói những chỗ không quan trọng, khẩn yếu! Ví như kẻ thích đồ cổ, đầy nhà là đồ cổ, cũng có món giá trị thật sự quý báu, nhưng cũng có cái chẳng đáng một hai đồng, nhưng tự mình vẫn tưởng là quý báu không thể tính giá được! Thông thường, hễ có khách đến liền dẫn người ta đi xem, kèo nài người ta thưởng lãm. Do đấy ôm lòng kiêu căng, khoe khoang, cho là “vật quý báu trong thiên hạ đều về tay ta!” Tới khi họa hoạn xảy đến, những thứ vật báu ấy đúng là tăng thêm họa táng thân, trọn chẳng có ích được một đồng. Những gì ông nghiên cứu để thưa hỏi trọn chẳng khác gì chuyện này! Nay may mắn được răn nhắc, liền gấp muốn coi trọng chuyện liễu sanh tử, nhưng cái tâm cứu độ cha mẹ lại chờ cho tới sau khi được vãng sanh đắc [Vô Sanh Pháp] Nhẫn! Sao không nói với cha mẹ, vợ con về nỗi khổ sanh tử luân hồi, mối họa do ăn thịt, sát sanh ngay trong khoảng thời gian này, khiến cho hai cụ già và vợ con đều cùng niệm danh hiệu Phật, cùng sanh về Tây Phương vậy?

Nếu ông có thể chân thật phát tâm chí thành, đối trước đức Phật sám hối thay cho hai cụ, tuy hai cụ không tin tưởng nhưng rồi cũng sẽ tin tưởng. “Lòng Thành đến cùng cực, đá vàng còn phải nứt”, huống hồ hai cụ vốn yêu thương con ư? Nếu có thể vứt sạch tập khí bàn bạc, nghiên cứu mù quáng trước kia, chắc chắn sẽ được lợi ích lớn lao. Nếu không, sẽ trọn chẳng khác gì kẻ ưa chơi đồ cổ, gieo được cái nhân xa đã là chuyện may mắn lắm rồi! Nhưng vẫn mắc tội bàn luận Phật pháp xằng bậy cũng chẳng phải nhỏ đâu! Một pháp Niệm Phật hết thảy mọi người đều nên tu, hết thảy mọi người đều có thể tu được, sao chẳng uyển chuyển khuyên hai cụ [tu pháp ấy] ngay trong lúc này?

Ông nói ra những lời lẽ ấy, biết ông đọc Văn Sao vẫn theo cái kiểu cưỡi ngựa vùn vụt xem đèn, trọn chẳng suy xét tường tận những điều đã được nói [trong bộ sách ấy]! Xin hãy nương tựa toàn thân nơi Văn Sao và An Sĩ Toàn Thư. Tuy Thọ Khang Bảo Giám vẫn chưa phải là sách quan hệ khẩn yếu cho chính mình, nhưng hãy nên lấy đó làm của báu gia truyền, lại hãy nên nói với hết thảy những kẻ trẻ tuổi về lẽ lợi - hại, hãy nên khuyên hết thảy những người già nương theo đó mà răn nhắc con cháu. Dùng những điều này để tự hành, lại còn dạy người, nhờ vào công đức ấy ắt sẽ có thể làm cho cha mẹ già và vợ con cùng thoát khỏi biển khổ.

Nay đặt pháp danh cho ông là Huệ Thật, nghĩa là áp dụng trí huệ vào thật sự, thật lý, chẳng còn Đông kéo Tây lôi, cũng như chỉ giải thoát nơi cửa miệng, trọn chẳng có lợi ích thật sự gì! Ông đọc kỹ Văn Sao sẽ chẳng đến nỗi bỏ lơ hai cụ già, chỉ mong vãng sanh Tây Phương đắc Nhẫn rồi mới cứu độ họ. Trong tháng Nhuận, Quang sẽ sang Thượng Hải, sợ là tháng Ba vẫn còn ở Thượng Hải. Chưa đến Phổ Đà thì đừng nên tới Phổ Đà ngay. Nếu cứ muốn tới, nên tới chùa Thái Bình ở bến Trần Gia, Thượng Hải hỏi thăm sẽ biết rõ là Quang còn ở đó hoặc đã qua nơi khác. Quang rất muốn ai cũng niệm Phật vãng sanh Tây Phương cho nên mới dài dòng một phen như thế này!

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... bien10.htm