LƯỢC SỬ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

LƯỢC SỬ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

LƯỢC SỬ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Thời đức Phật còn tại thế, khi ngài ở núi Kỳ Xà Quật, thành Vương Xá . Vua nước đó là Tần Bà Sa La ( Bimbasara ), cùng hoàng hậu là Vi Đề Hy thường đến thăm hỏi, cúng dường Phật và chư tăng.
Khi ấy thái tử con vua là A Xà Thế làm phản, bắt vua cha tống giam và mặc cho cha chết đói để cướp ngôi. Hoàng Hậu Vi Đề Hy nhiều lần đi thăm vua, lén đem thức ăn vào cho vua Tần Bà Sa La. Vì vậy nhà vua không chết. Thái tử biết chuyện bèn bắt giam mẹ vào cung cấm và sai giết vua cha để lên ngôi.
Thái hậu Vi Đề Hy Ở trong cung cấm đau khổ quá, mới thầm khấn Phật xin cứu giúp. Đức Phật trên núi Kỳ Xà Quật, sai hóa thân đến an ủi thái hậu.
Lúc đó Thái hậu Vi Đề Hy bạch với Phật rằng “ Con đau khổ quá, xin Phật chỉ cho con thế giới nào không có những đau khổ để con thác sanh về đó”. Đức Phật liền hiện ra các cõi Tịnh Độ ở mười phương co thái hậu chọn. Sau đó thái hậu đã chọn nước Cực Lạc là cõi Tịnh Độ ở phương Tây để xin sinh về. Đức Phật dạy thái hậu phải niệm Pật A Di Đà và nguyện được vãng sinh về cõi ấy.
Pháp môn niệm Phật ra đời từ đó.
Kỳ kết tập kinh điển thứ nhất, sơ tổ Ca Diếp và nhị tổ A Nan đã kết tập các kinh điển về Tịnh Độ.
Tổ thứ 12 là ngài Mã Minh đại sĩ, ở cuối luận Đại Thừa Khởi Tín dạy rằng “phương tiện tối thắng là niệm Phật, cầu sanh Tây Phương, hầu cận đức Phật A Di Đà để được trụ bậc bất thoái chuyển”.
Tổ thứ 14 là ngài Long Thọ Bồ Tát chứng Sơ địa vãng sanh Cực Lạc
trong các bộ luận mà ngài soạn như bộ Tỳ Bà Sa luận đều khen rằng Pháp môn niệm Phật là con đường dễ đi mà mau đến.

Ngoài ra, các tổ sư như ngài Thiện Đạo, ngài Vĩnh Minh Diên Thọ, Ngẫu Ích đại sư
Trí Giả đại sư, tổ tông Pháp Hoa,
Thanh Lương đại sư, tổ tông Hoa Nghiêm
đều tuyên dương, hoằng hóa pháp môn Tịnh Độ.
Không kể đến các bậc đại Bồ-Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí v v… đều dạy niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ.

Một pháp môn xuất xứ từ miệng Phật dạy bảo , được chư Phật mười phương tán thán, các đại Bồ-Tát , các đại tổ sư cực lực tuyên dương mà một số người lại bảo rằng không phải Phật pháp, ra sức đả phá thì đúng là bọn ngoại đạo thâm nhập vào đạo Phật để hòng phá hoại chánh pháp.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
thienkhanh1973
Bài viết: 2
Ngày: 09/04/10 04:53
Giới tính: Nam
Đến từ: sai gon

Re: LƯỢC SỬ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi thienkhanh1973 »

Ai chưa có lòng tin thì tôi xin kể việc có thật: trước tôi hay ngồi thiền và niệm Phật, một đêm nọ khoảng 3h thì nằm xuống ngủ, vừa chợp mắt thì thấy mình trong hư không đang ngồi xếp bằng, tâm liền niệm Nam mô A Di Đà Phật, cứ mỗi niệm lại thấy mình bay cao hơn một chút....rồi ý muốn trở về xác thì tỉnh dậy.
Vậy các bạn nghĩ xem


NamMoADiDaPhat.Org
Bài viết: 21
Ngày: 19/03/10 15:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Atlanta - USA

Re: LƯỢC SỬ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi NamMoADiDaPhat.Org »

Niệm Phật càng nhiều thì nhớ Phật nhiều hơn. Một khi nhớ Phật nhiều hơn thì dễ đi về với Phật và quên đi các phiền não của thế gian trong tâm mình.


[size=110][color=#0000BF][b]B[/b]iết làm sao gieo Đạo khắp đại đồng,[/color]
[color=#800000][b]Đ[/b]ưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc.[/color][/size]
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: LƯỢC SỬ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Niêm. Phât. không có nghĩa là thấy mình bay trong không trung. ĐH nên đoc. kinh Lăng Nghiêm đễ biết đó chĩ là những hiên. tương. tâm lý cãn trỡ viêc. hoc. Phât. cũa mình mà thôi.

ĐH nên tìm đoc. cuốn "Đức Phât. đã day. những gì" do HT Rahula người Tích Lan viết và do sư bà Thích Nữ Trí Hãi dich. Viêt.

Quan điễm cũa PG không chấp nhân. có linh hồn..."Khỗ" "Vô Thường" "Vô Ngã" "Không".


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: LƯỢC SỬ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

ĐH Binh :D :D

Theo tôi chỗ tôi biết thì pháp môn Niêm. Phât. đã có từ thời Đức Phât. Thích Ca nói kinh A Di Đà, bô. môn Vô Vấn Tư. Thuyết (không ai hõi tư. Như Lai nói ra vì đâu có ai biết đâu mà hõi.... :D :D )

Nam mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.
Nam mô A Di Đà Phât.
Nam mô Vô Lương. Tho. Phât.
Nam mô Vô Lương. Quang Phât.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: LƯỢC SỬ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thì Phật nói nhiều Kinh, nhưng thường đề cập đến đức Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc.

Thành ra trong 3 Kinh Tịnh Độ: Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, hoàn cảnh và đối tượng khác nhau, nên mở đầu kinh có khác. Nhưng cũng chỉ một việc đó là Tín, Nguyện, Niệm Phật cầu sinh Cực Lạc.

1. Kinh A Di Đà, không ai hỏi mà Phật Tự Thuyết cho ngài Xá Lợi Phất, đại diện cho Trí Tuệ đệ nhứt trong hàng Thanh Văn, và các vị khác, về cõi Cực Lạc và Phật A Di Đà.

2. Kinh Vô Lượng Thọ, thì ngài A Nan thấy Phật hiện điềm lành mà hỏi Phật, nên Phật giảng về đức Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc.

3. Kinh Quán Vô Lượng Thọ, thì nhân Hoàng Hậu Vi Đề Hi bị cảnh nhà tan, mất nước, chán cảnh đời thế tục, chán cõi Ta Bà đầy đau khổ, xin Phật chỉ dạy cõi Phật tốt đẹp để bà nguyện về, Phật hiện các cõi Phật, bà liền chọn cõi Cực Lạc.

Dĩ nhiên trong 3 Kinh là dạy cho những hạng người khác nhau. Cũng là dạy về Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc mà dạy cho những hạng người căn tánh khác nhau, ai ai cũng được nhiếp thọ cả.

Tuy Ba Kinh đều hay nhưng có lẽ do đọc tụng thường nên tôi mến Kinh A Di Đà nhiều hơn. Tôi thấy Kinh A Di Đà hay vô cùng, ngài La Thập dịch thật tài tình, lưu loát!

Kinh A Di Đà là Pháp Thân của Phật, là Trí Tuệ, là Tri Kiến của Phật.

Vậy mà có rất nhiều người chẳng hiểu lại khinh nhờn, ham thích tụng Pháp Hoa, Hoa Nghiêm v.v... cho Kinh A Di Đà là Kinh tụng đám cho người chết!

Ngài Ngẫu Ích trong Yếu Giải nói Kinh A Di Đà là "Bí áo Pháp Hoa, cốt tủy Hoa Nghiêm" nghiệm đi nghiệm lại quả thật chính xác!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: LƯỢC SỬ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kinh A Di Đà là môt. bô. kinh rất hay. Hay ỡ chỗ ngắn mà ý rất thâm sâu giống như kinh Kim Cang hay Bát Nhã Tâm Kinh rất tiên. lơi. cho viêc. thiền quán, có thễ dùng làm công án hay câu thoai. đầu đễ tư duy quán chiếu thiền quán.

Người thích giáo lý bên PG Phát Triễn nếu muốn hiễu Niết Bàn là gì thì nên đoc. kinh A Di Đà. Còn muốn hiễu giãi thoát ra sao, tánh không là gì, tam pháp ấn là cái chi, Khỗ Tâp. Diêt. Đao. là sao thì phãi đoc. kinh Kim Cang và Bát Nhã Tâm Kinh. Nhưng đây chĩ là ý kiến cá nhân tôi thôi. :D

Trình đô. hoc. Phât. lâu mau khác nhau, căn cơ khác nhau, phong tuc. tâp. quán khác nhau nên có người thích Pháp Hoa, có người thích Hoa Nghiêm, còn người châm. như tôi thì thích kinh Nguyên Thũy, Kim Cang, Bát Nhã Tâm Kinh, và kinh A Di Đà.

Các nước Phât. Giáo Phát Triễn như Trung Quốc, Đai. Hàn, Nhât. Bãn và nhất là Trung
Quốc vốn nước lớn nên ho. thích những bô. kinh lớn như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, và Đai. Bát Niết Bàn, chuyên. này là lẽ dĩ nhiên vì ho. thích...tư tưỡng vĩ đai :D

Tôi vốn con người thưc. dung. không thích phương tiên. bìa chéo nên tôi thích nhất là kinh Kim Cang, Bát Nhã Tâm Kinh, kinh Pháp Cú, kinh A Di Đà và nhất là các bô. kinh Nguyên Thũy như kinh Kalama, kinh Quán Niêm. Hơi Thỡ, kinh Mi Tiên Vấn Đáp, kinh Người Bắt Rắn, và kinh Đai. Bát Niết Bàn (hê. Pali). Đó là những cái mình có thễ xài hàng ngày tiên. lơi. vô cùng.

Theo tôi thì nên kết hơp. cã hai bên thì mới mong hiễu đươc. thâm ý trong kinh Phât.

Xây nhà mà không có nền móng vững là chuyên. không tưỡng. Hoc. Phât. cũng vây. trước khi hoc. các bô. kinh lớn như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Niết Bàn cần phãi quán chiếu các bô. Nguyên Thũy và hê. tư tưỡng A Hàm trong Hán Tang. mới tránh đươc. hiễu lầm giáo lý nhà Phât. Nhưng đó chĩ là ý kiến riêng tôi ai thích kinh nào thì hoc. kinh đó.

:D :D :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: LƯỢC SỬ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Cùng là một Kinh A Di Đà mà mỗi người có mỗi cách hiểu khác nhau. Đó cũng không phải là chuyện là lùng gì như Kinh Pháp Hoa dạy, cùng một trận mưa mà muôn loài tùy theo sức mà thọ dụng, sanh trưởng, giải thoát.

Người theo Tịnh Độ thì Tín, Nguyện, Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc thế giới, vì tin thật có thế giới Cực Lạc, có Phật A Di Đà cách cõi Ta Bà nầy mười muôn ức cõi Phật.

Người theo Thiền Tông thì cũng có nhiều cách hiểu khác nhau, nào Tâm Tịnh Cõi Phật Tịnh, A Di Đà Phật là Tâm Tánh của mình, cõi Cực Lạc là Niết Bàn mà tại cõi Ta Bà nầy cũng nếm được hương vị giải thoát.

Cũng có người tu Như Huyễn Tam Ma Đề quán sét mọi vật do Duyên Sinh Không Tánh nên cho mọi vật là giả huyễn, không có thật, ngay cả cõi Cực Lạc và Phật A Di Đà, nhưng ngược lại cho A Di Đà Phật là Tâm Tánh mình, Tịnh Độ là Tâm Thanh Tịnh v.v... nếu ở cõi Ta Bà nầy mà mình tu tập tâm thanh tịnh thì đó là Tịnh Độ v.v...

Ai tu tập pháp môn nào thì tu tập pháp môn nấy, nhưng tùy mỗi góc độ mà nói. Như người tu Tịnh Độ nguyện sanh Cực Lạc thì người ta có quyền nói cõi Cực Lạc có thật như cõi Ta Bà không khác, Phật A Di Đà có thật như Phật Thích Ca không khác, mình không thể tu tập pháp khác mà cho họ thực hành không đúng.

Dĩ nhiên tôi là người tu Tịnh Độ nên tôi cũng Tin có cõi Cực Lạc, có Phật A Di Đà cách đây mười muôn ức cõi Phật và nguyện sanh về cõi nước ấy. Đâu có trở ngại gì với cái pháp tu Thiền hay Duyên Sanh-Tánh Không đâu? Cũng chẳng xa vời với chân lý mà còn khéo phù hợp nữa.

1. Ta hiện đang sống ở cõi Ta Bà, gồm nhiều thái dương hệ chứ không phải chỉ thái dương hệ trái đất của mình đang sống. Thì cách xa cõi Ta Bà nầy cả 10 muôn ức cõi Phật vẫn có cõi Cực Lạc, và các cõi Phật khác ở 10 phương.


2. Có người nói "Phương Tây" là hướng mặt trời lặng để bác bỏ cõi Cực Lạc vì nói phương tây là phương nào? Nhưng theo tôi hiểu ý mà chư Tổ dạy thì Phật Thích Ca chỉ cho chúng ta hướng về hướng mặt trời lặng để giúp cho chúng ta có thể chuyên nhứt một nơi, không nghĩ lăng xăng phương hướng khác. Cũng giống như câu hỏi "sao không niệm các đức Phật khác và nguyện về cõi khác mà lại niệm A Mi Đà Phật cầu sanh Cực Lạc?" cũng chỉ là vì muốn chúng sanh được chuyên nhứt nơi một đức Phật, nơi một cõi Cực Lạc Tịnh Độ đấy thôi.


3. Có cõi Ta Bà và người sống hiện nay như chúng ta, thì chẳng lẽ lại không có cõi khác và nhân dân ở cõi khác hay sao?


4. Phật Thích Ca là Phật đã thành, Ta là Phật sẽ Thành dĩ nhiên hiện cũng có chư Phật đang thành ở 10 phương, đâu hạng buộc chỉ một đức Phật Thích Ca là Phật duy nhứt ở cõi Ta Bà và các cõi khác thôi đâu? Nếu tin có Phật Thích Ca thị hiện gần 3000 năm về trước tại Ấn Độ, tại sao lại không tin có Phật A Di Đà cũng hiện ở cõi Cực Lạc đang thuyết pháp như Phật Thích Ca thở trước?


5. Nếu Quán Duyên Khởi Tánh Không thì biết các pháp do duyên sinh mà có, cõi Ta Bà và trái đất chúng mình cũng do duyên sinh mà có, như vậy cái gì cũng có thể có, vì đủ nhân đủ duyên hòa hợp thì có, thì thành, khi hết nhân duyên thì tan, thì mất. Như vậy cho cõi Cực Lạc do nhân duyên hòa hợp mà thành cũng đâu phải là không hợp với lý Duyên Sinh? Cõi Ta Bà duyên sinh mà có lại chấp nhận, mà ngược lại cõi Cực Lạc do duyên sinh mà có lại không chấp nhận được hay sao?


6. Hơn nữa, nếu cõi Cực Lạc không có, Phật A Di Đà không có thì Phật Thích Ca không cần phải nói là có và diễn tả rỏ ràng cảnh tướng ở cõi Cực Lạc, đời sống nhân dân ở cõi Cực Lạc, Phật A Di Đà, và dạy phải nguyện sanh về cõi đó vì sao? "Vì đặng cùng các bận thượng thiện nhân câu hội một chổ".

Phật Thích Ca thấy rỏ ràng cõi Cực Lạc, thấy rỏ ràng đức Phật A Di Đà và mọi người ở cõi Cực Lạc sinh sống như thế nào mà nói ra cho chúng ta biết như thế đó, nếu các cảnh ấy không có thì ngài bất tất phải nói làm gì, như nếu vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên, Thành Xá Vệ v.v... ở Ấn Độ không có thì Phật bất tất phải đề cập đến trong Kinh để làm gì?


7. Có mà giả có thì vẫn là có! mà có tạm bợ do nhân duyên hòa hợp. Cõi Cực Lạc cũng thế, đâu khác cõi Ta Bà! chỉ khác là nghiệp thiện ác và căn tánh của chúng sanh có khác. Cộng nghiệp ác thì vào cõi cộng nghiệp ác, cộng nghiệp lành thì vào cõi cộng nghiệp lành.


8. Như Kinh Lăng Nghiêm nói "Bảy đại đều là Như Lai Tạng Diệu Chân Như Tánh" và nói bảy đại "Thanh tịnh bản nhiên, châu biến pháp giới, tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng, tuần nghiệp phát hiện."

Thế thì cõi ta bà thành, trái đất hình thành do bảy đại ở khắp pháp giới tùy theo tâm chúng sanh, cái hiểu biết của chúng sanh, cái nghiệp của chúng sanh mà hiện. Cõi Cực Lạc và mười phương cõi Phật cũng lại như thế, đâu ngoài Như Lai Tạng Diệu Chân Như Tánh?

Dĩ nhiên cõi Ta Bà hiện có là do nơi tâm, sự hiểu biết và nghiệp của chúng sanh mà có. Thì cõi Cực Lạc cũng lại như thế. Tâm chúng sanh ở ta bà bất thiện, hiểu biết sai lầm, làm việc sai lầm tạo nghiệp phải thọ quả báo và duy trì cái thế giới cộng nghiệp bất thiện nầy. Ngược lại các cõi khác cũng thế mà nếu là cõi Tịnh Độ thì do tâm thiện, tịnh, sự hiểu biết đúng đắng, làm việc đúng chân lý, quả báo được thù thắng thì sanh về cõi Tịnh, do nghiệp thanh tịnh mà duy trì thế giới thanh tịnh.

Tuy hai cõi đều giã huyễn mà một là mê huyễn, còn một kia là giác huyễn, một thì từ mê vào mê, từ huyễn vào huyễn, còn một kia thì từ mê đến giác, từ huyễn về chân.


9. Vã chăng chư Phật Tu Vô Lượng Kiếp thực hành Kim Cang Lục Độ Vạn Hạnh (Lục Độ Vạn Hạnh mà không có các tướng ngã, nhân, chúng sanh và thọ giả) phải có quả báo của việc tu hành đó chứ! Bởi vì tu nhân thì phải có quả. Dĩ nhiên chư Phật được "Quả" Phật, nhưng cũng do nhờ tu Bố Thí, Trì giới v.v... mà được cái Báo Thân trang nghiêm, cõi Tịnh Độ Trang Nghiêm.

Vả chăng những cảnh tướng ở cõi Cực Lạc là do cái quả báo mà Phật A Di Đà đã trãi bao kiếp tu hành Kim Cang Lục độ vạn hạnh mà có được?

Thế thì lại càng không thể phủ nhận là cõi Cực Lạc không có, vì nếu không có tức trái nhân quả, vì nhân tu Kim Cang Lục độ thì quả báo phải có rỏ ràng như Tịnh Độ Trang Nghiêm, Báo Thân Trang Nghiêm.

Phật có ba thân: Pháp Thân, Báo Thân, và Ứng Hóa Thân. Mỗi mỗi đều do nhân tu hành mà có được quả báo thù thắng như thế.


10. Nếu cõi Cực Lạc không có Phật như cõi Ta Bà thì ai về đó làm gì, nhưng hiện tại đây có Phật A Di Đà đang thuyết pháp giáo hóa, ta về đó gặp ngài, học tập với ngài cũng là việc tốt vì như Kinh Hoa Nghiêm, Phổ Hiền Hạnh Nguyện "Thường Theo Phật Tu Học". Bất tất phải chờ ở cõi Ta Bà đến khi ngài Di Lặc thị hiện thành Phật hay sao?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: LƯỢC SỬ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"thienkhanh1973"]Ai chưa có lòng tin thì tôi xin kể việc có thật: trước tôi hay ngồi thiền và niệm Phật, một đêm nọ khoảng 3h thì nằm xuống ngủ, vừa chợp mắt thì thấy mình trong hư không đang ngồi xếp bằng, tâm liền niệm Nam mô A Di Đà Phật, cứ mỗi niệm lại thấy mình bay cao hơn một chút....rồi ý muốn trở về xác thì tỉnh dậy.
Vậy các bạn nghĩ xem
Giất mộng đó cũng chẳng dễ có nêu không phải là người có chút ít công phu Niệm Phật. Nhưng đó dù sao cũng chỉ là giất mộng, chẳng đáng là gì, chớ mong nghĩ tưởng việc tào lao mộng mị để mất lợi ích giải thoát.

Mộng đến mộng đi vốn là vô thường hư vọng. Ông đem cái hư vọng mà cho là cái gì, mà tin tưởng thì ông khác nào kẻ mê!

Ông hãy nghe lời tôi khuyên nhứt tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc trọn đời, đừng nghĩ tưởng chi khác, đừng mong cầu chi khác!

Chúc ông Tịnh Nghiệp sớm viên thành.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
thienkhanh1973
Bài viết: 2
Ngày: 09/04/10 04:53
Giới tính: Nam
Đến từ: sai gon

Re: LƯỢC SỬ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi thienkhanh1973 »

có anh em nào tham gia Phật thất 2/5 ở chùa Hoằng Pháp thì làm bạn với mình nhé


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: LƯỢC SỬ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nếu không tu Phật Thất đặc biệt ở chùa Hoằng Pháp thì không làm bạn sao? :)

Vào Phật Thất thì đừng nói chuyện với một ai, lúc niệm Phật phải nghe cái tiếng niệm của mình và đại chúng. Nương cái tâm theo cái tiếng, tiếng đâu tâm đó thì sẽ không mệt mỏi. Còn miệng niệm mà tâm không chú ý hay đi ta bà thì càng niệm càng mệt. Tuy vậy nếu nhớ biết mình đi ta bà thì chỉ cần quay lại nhiếp tâm theo tiếng niệm là được.

Ngoài thời khóa niệm Phật nên cầm sâu chuổi nhỏ mà lần niệm để cho khỏi phóng tâm ra ngoài trong mọi thời. Lúc lên giường ngủ thì nằm mà niệm phật thầm trong tâm một cách chậm rải theo hơi thở nhẹ nhàn "A Mi Đà Phật. A Mi Đà Phật..." trong tâm đến khi ngủ mới thôi. Đôi khi niệm lâu tới một hai giờ sáng mà cũng chưa ngũ cũng chẳng sao, cứ niệm không sợ mất ngủ. Tối ngũ vài tiếng mà vẫn khỏe như thường.

Sáng khi thức dậy ngồi trên giường niệm mười hơi Phật hiệu rồi mới bước xuống dường, tối cũng vậy mới ngã lưng trên giường rồi tiếp tục thầm niệm.

Lúc ăn cơm cũng thầm niệm Phật.

Chúc ông sớm được chuyên nhất nơi câu Phật hiệu, hoa sen sớm nở ở cõi Cực Lạc, bảng vàng sớm ghi danh.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách