Tín-Nguyện-Hạnh

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Tín-Nguyện-Hạnh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đã lâu tôi bận học tập với những bạn đồng tu khác, không có diệp viết bài Tịnh Độ. Nhưng tôi nghĩ việc đó rất cần thiết, bởi vì sây nhà phải từ đất làm nền tản. Nay nhân duyên đầy đủ, tôi viết vài hàng đàm đạo cùng chư Liên Hữu về pháp môn Tịnh Độ.

Thiết nghĩ người tu Tịnh Độ phải nắm vững và làm cho được ba cái món hành trang Tín-Nguyện-Hạnh nầy để vãng sanh Cực Lạc. Ba món tư lương nầy nếu hiểu rỏ, theo đó mà làm tròn một đời thì mười người tu mười người giải thoát tam giới theo chiều ngan (hoành siêu tam giới).

Phật đã dạy như thế, chư tổ đã tục diệm truyền đăng như thế, những người tu Tịnh Độ từ xưa đến nay vẫn thực hành như thế mà đặng giải thoát, vãng sanh Cực Lạc.

Tu hành pháp môn nào cũng phải theo đúng tôn chỉ thiết yếu của pháp môn đó mà làm. Tịnh Độ là Tín-Nguyện-Hạnh!

Vậy ba điều nầy cần phải học hiểu cho rỏ ràng mới tu hành vững chảy được, nếu mờ mịt ba điều đầy thì chẳng thể vững chắc trên đường tu Tịnh Nghiệp vậy!

Vì vậy chư Liên Hữu hãy cùng tôi học hỏi.

Thế nào là Tín?
Thế nào là Nguyện?
Thế nào là Hạnh?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tín-Nguyện-Hạnh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thế nào là Tín?
Thế nào là Nguyện?
Thế nào là Hạnh?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nxphong
Bài viết: 11
Ngày: 06/04/10 21:03
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Tín-Nguyện-Hạnh

Bài viết chưa xem gửi bởi nxphong »

Tôi chỉ mới trì chú, và thành tâm hướng về Phật Giáo cũng khoảng trên hai tháng thôi. Chỉ mới là Phật tử đơn thuần, chưa theo Mật tông, Tịnh Độ, Thiền Tông. Nhưng chắc có lẽ, tôi sẽ đi theo con đường Mật tông, tôi cũng có nghe rằng tháng 9 Dương Lịch này, có một vị Lat ma về Việt Nam, hy vọng tôi có duyên với vị ấy. Với tinh thần ham học hỏi, tôi xin chia sẽ hiểu biết nông cạn của tôi.
Tín: cũng như là trong ngũ giới phật: Không nói dối. Cũng như là tín là niềm tin với Phật Pháp
Nguyện: là ước nguyện tâm bồ đề với mọi người.
Hạnh:là thước đo hiểu biết, công phu của mình đối với pháp môn mà mình tu tập.
Xin cảm ơn.


laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Tín-Nguyện-Hạnh

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

“noi theo pháp bậc thượng, chỉ đạt được bậc trung”

6. Đáp lời hỏi của Huyễn Tu Học Nhân



Hỏi: Chuyên tu trì danh, nguyện được Niệm Phật tam-muội, cầu sanh Tịnh Độ thì dụng công ra sao?

Đáp: Dùng tín nguyện sâu để niệm Phật. Niệm Phật tam-muội cũng chẳng dễ gì đạt được, nhưng phải thường nên phát cái tâm ấy. Đấy gọi là “noi theo pháp bậc thượng, chỉ đạt được bậc trung”.

Hỏi: Có kẻ nói niệm ra tiếng, trì danh theo lối Truy Đảnh[9], có người bảo niệm Kim Cang trì, có người nói niệm thầm, có người bảo nhớ số, có người nói “tùy tức” v.v… Muốn đắc nhất tâm bất loạn thì có nên chuyên trì một pháp hay không?

Đáp: Truy Đảnh dễ bị bệnh. Niệm lớn tiếng, nhỏ tiếng, niệm Kim Cang hay thầm niệm, đều tùy theo tinh thần của chính mình mà điều chỉnh để dùng. Há nên chấp chết cứng một pháp đến nỗi bị bệnh ư? Tùy Tức chẳng bằng Tịnh Thính (lặng lẽ lắng nghe), bởi lẽ Tùy Tức không khéo thì cũng bị bệnh, còn Tịnh Thính thì chẳng bị bệnh!

Hỏi: Có lúc Kim Cang trì, có lúc niệm thầm, có lúc nhớ số, có lúc niệm theo lối Tùy Tức v.v… chẳng biết [niệm như vậy] có gây trở ngại cho nhất tâm hay không?

Đáp: Nhất tâm là do niệm, chứ không phải do âm thanh niệm Phật, sao lại bảo là trở ngại? Nhớ số cũng chỉ là nhớ khi động, chứ khi ngồi tịnh tọa chỉ nên niệm thầm, đừng nên lần chuỗi. Nếu lần chuỗi ắt bị tổn thương.

Hỏi: Hiện thời trong khi tịnh tọa, học nhân niệm ra tiếng bốn chữ hồng danh, nhiếp tâm niệm thiết tha, áp dụng phương pháp “tâm - miệng [niệm Phật] phân minh, rõ ràng để chấp trì, dùng tai lắng nghe”, hơi cảm thấy khinh an (nhẹ nhàng, dễ chịu). Con muốn tu sao cho đạt đến nhất tâm bất loạn thì có thể chuyên hành pháp ấy hòng đạt được hay không?

Đáp: Pháp ấy rất hay! Lúc tịnh tọa nên niệm thầm, niệm ra tiếng cũng được. Nhất tâm bất loạn là do tâm chuyên chú và khẩn thiết vậy!

Hỏi: Trong bộ Văn Sao cao quý của thầy, pháp Tùy Tức được cực lực đề xướng, nhưng chưa nói rõ cách niệm như thế nào? [Niệm Phật Tam Muội] Bảo Vương Luận ghi: “Có thể nương cậy lớn lao vào pháp này”, nhưng cũng chỉ nói: “Xưng danh hiệu Phật theo hơi thở”, con vẫn chưa hiểu rõ cách niệm như thế nào? Chỉ có sách Sức Chung Tân Lương ghi: “Tùy Tức Niệm Phật dùng khi thở ra chứ không dùng khi hít vào. Cứ mỗi một hơi thở ra là một câu, hoặc hai chữ đều được” Học nhân nghi rằng: Khi hít vào chẳng niệm, há chẳng phải là gián đoạn ư? Con thường thử luyện mỗi hơi thở ra là một câu, cảm thấy rất phí sức, mà niệm cũng chẳng rõ ràng cho lắm! Chỉ có khi hít vào niệm A Di, thở ra niệm Đà Phật thì đã không gián đoạn, mà còn được rõ ràng, lại chẳng tốn sức. Chẳng biết cách niệm như vậy có được hay chăng? Hay là lúc hít vào thì chẳng được niệm?

Đáp: Khi hít vào chẳng niệm, trong khi ấy sao lại nói là gián đoạn? Thở ra niệm một câu, hít vô bèn chẳng niệm; chứ khi hít vô lẫn thở ra đều niệm ắt sẽ bị tổn khí. Nếu chỉ niệm hai chữ thì trong một hơi hít vô thở ra niệm một câu Phật hiệu sẽ chẳng trở ngại chi!

Hỏi: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”, hành trì như thế nào?

Đáp: Tông chỉ của Niệm Phật là sanh lòng tin chân thật (tức Tín), phát nguyện thiết tha (tức Nguyện), chuyên trì Phật hiệu (tức Hạnh). Ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh là tông chỉ của Niệm Phật. Phương pháp dụng công Niệm Phật hay nhất là “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”. “Nhiếp trọn sáu căn” là cái tâm niệm Phật chuyên chú nơi danh hiệu Phật, tức là nhiếp Ý Căn. Miệng phải niệm sao cho rõ ràng rành rẽ, tức là nhiếp Thiệt Căn. Tai nghe cho rõ ràng rành rẽ tức là nhiếp Nhĩ Căn. Ba căn ấy được nhiếp trong Phật hiệu thì mắt quyết chẳng thể nhìn ngó loạn xạ. Khi niệm Phật nên buông rèm mắt xuống, tức là hạ thấp mí mắt xuống, chớ nên mở banh mắt. Mắt đã nhiếp rồi thì mũi cũng chẳng thể ngửi loạn được, tức là mũi cũng được nhiếp! Thân phải cung kính tức là thân cũng bị nhiếp. Sáu căn đã nhiếp, chẳng tán loạn thì tâm không vọng niệm, chỉ nghĩ đến Phật; đấy mới là tịnh niệm.

Hễ sáu căn không nhiếp thì tuy niệm Phật trong tâm vẫn có vọng tưởng tơi bời, khó đạt được lợi ích thật sự. Nếu có thể nhiếp trọn sáu căn để niệm thì gọi là “tịnh niệm tiếp nối”. Tịnh niệm đã có thể thường tiếp nối thì nhất tâm bất loạn và Niệm Phật tam-muội sẽ đều có thể dần dần đạt được. Xin chú ý chỉ mong đạt được “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” thì nghiệp sẽ tiêu, trí sẽ rạng, tâm địa sẽ khai thông, lo gì chẳng hiểu rõ nghĩa kinh nữa! Xin hãy gắng sức!



7. Đáp lời hỏi của cư sĩ Châu Văn San



Con có những điều thưa hỏi kể ra như sau, kính xin thầy chỉ bày. Công đức vô lượng!

1) Lão pháp sư niệm Phật phát chí nguyện lớn lao như thế nào?

Đáp: Nguyện sanh Tây Phương, thấy Phật, nghe pháp, chứng Vô Sanh Nhẫn, trở vào Sa Bà phổ độ chúng sanh.

2) Thân người cầu liễu thoát đến nơi đâu?

Đáp: Đến Cực Lạc thế giới.

3) Phật nói: “Chúng sanh đều có trí huệ của Như Lai” là đã gộp cả Tín - Nguyện - Hạnh vào trong ấy hay chăng?

Đáp: Trí huệ của Như Lai không pháp nào chẳng bao gồm, nói trên phương diện chúng sanh thì chỉ là Lý Tánh mà thôi, chớ nên hiểu lầm!

4) Chúng sanh cõi Sa Bà sanh vọng tưởng thì là Ngã Kiến hay không phải Ngã Kiến?

Đáp: Vọng tưởng bao gồm hết thảy phàm tình, Ngã Kiến là [phàm tình] nặng nề nhất.

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... bien21.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tín-Nguyện-Hạnh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thế nào là Tín?

Tín dịch ra Việt văn là Tin.

Tin cái gì?

Nơi sáu thứ Tin sau đây mà Tin thì mới gòm trọn vẹn chữ Tín chân thật.

1. Tín Tự (Tin mình)
2. Tín Tha (Tin người)
3. Tín Nhân
4. Tín Quả
5. Tín Sự
6. Tín Lý

Bởi vì Ngẫu Ích Đại Sư đã giải thích quá rỏ ràng ở trong Kinh A Di Đà Yếu Giải do Sư Cụ Tuệ Nhuận dịch cho nên tôi sẽ lần lược trích những lời ngài giảng giải ra cho mọi người đọc, cũng như sẽ tận khả năng và sức hiểu của mình viết lời giải thích thêm cho người nào đọc không hiểu, hoặc hiểu thì có thể hiểu thêm.

http://niemphat.net/Luan/adidakinhyeugi ... .htm#phan3


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tín-Nguyện-Hạnh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Thế nào là tin ở mình?

Người tu học mà tin ở mình là: tin ở cái tâm tính của mình (1), nó chỉ hiện ra trong một loáng (một niệm). Tâm tính của mình đây chẳng phải là trái tim thịt đâu, chẳng phải là những cái bóng trần duyên mình tưởng tượng thấy hiện ra ở trong khối óc, trái tim đâu. Tâm tính của mình đây: về thời gian, nó không có lúc nào là kiếp trước của nó, không có lúc nào là kiếp sau của nó; về không gian, nó không có chỗ nào là bến bờ của nó. Lúc nào cũng có nó, chỗ nào cũng có nó, nó tràn đầy khắp cả vũ trụ, khắp không gian vô biên, khắp thời gian vô tận. Tâm tính của mình, suốt ngày nó theo mọi trần duyên, suốt ngày nó chẳng hề biến đổi.

Cả quãng hư không mênh mông bát ngát khắp mười phương và bao nhiêu thế giới nhiều như vi trần đang quay cuồng ở trong đó, đều là những vật bị tạo ra ở trong tâm tính của mình trong một niệm hiện ra đây. Mặc dầu mình tối tăm điên đảo, mê hoặc, không nhận rõ được tâm tính của mình nó bao la rộng lớn như thế, nhưng nếu mình chịu hồi tâm trong một niệm (một loáng) thì quyết định là mình sẽ được sinh vào cái thế giới Cực Lạc, là cái thế giới vốn sẵn có đủ ở trong tâm tính của mình, không còn nghi ngờ gì nữa.

Tin như thế gọi là Tin ở mình (tức là tin ở cái tâm tính chân thực của mình, trong nó có sẵn mầm nhân để tạo ra thế giới Cực Lạc).

-----------
(1) Người tu học đừng có hững hờ, chểnh mảng, phải hết lòng đặt mình vào với cái tâm tính chân thực này, và phải gắng hết sức diệt cho hết cái tâm nghĩ ngợi lăng xăng nó luôn đến luôn luôn, làm rối loạn và bưng bít mất tâm chân thực không cho hiện ra.

Yếu Giải: "Người tu học mà tin ở mình là: tin ở cái tâm tính của mình (1), nó chỉ hiện ra trong một loáng (một niệm)."

Học Giải:

"Người tu học" - là nói cho tất cả những ai đang học Phật Pháp và đang thực hành Phật Pháp. Phật pháp chẳng phải là tôn giáo mà là nền giáo dục của Phật Đà đối với pháp giới chúng sanh. Khi chúng ta quy y Phật thì tôn Phật làm thầy, chúng ta là học trò. Cho nên chúng ta cầu Phật giúp tức là cầu ngay cái giáo pháp của Phật để chúng ta học hiểu và thực hành, để mang lại sự giải thoát và giác ngộ cho mình và người. Chứ không phải là cầu Phật biến hóa bằng thần thông nầy nọ để cứu mình. Vì vậy mới gọi là người tu học, phải học và phải tu tập giáo pháp của Phật. Nếu không đem lời dạy của Phật ra học, và thực hành thì mình chẳng phải là người tu học vậy.

"Tin ở mình là tin ở cái tâm tính của mình" - Chúng ta phải có tự tin, tức có lòng tin nơi chính mình. Mình đây không phải là cái thân máu mũ nầy, mà là tâm tánh. Tâm tánh nầy ai cũng có cả. Chẳng qua chúng ta không nhận thấy được nó mà thôi vì hằng ngày chúng ta nghĩ ngợi lăng xăng rồi cho những thứ vọng tâm (thức) đó là mình bỏ đi cái tâm tánh sáng ngời rộng khắp của chính mình sẵn có.

"Nó chỉ hiện ra trong một niệm" - tức chỉ cái tâm tánh sáng ngời rộng khắp của mình sẵn có chỉ có thể hiện khi mình đạt được Nhất Tâm hay Nhứt Niệm. Nói Nhứt Tâm hay Nhứt Niệm nghĩa là không còn niệm thứ hai, không còn niệm nào khác vậy. Hằng ngày chúng ta có vô số niệm vọng tưởng nên không thể nào thấy biết được tâm tánh của chính mình. Vì vậy cần phải gom các vọng niệm về một niệm "Nam Mô A Mi Đà Phật" để được nhất tâm. Ngay đó ta trực nhận thể tánh của nhất niệm là vô niệm.


Yếu giải: "Tâm tính của mình đây chẳng phải là trái tim thịt đâu, chẳng phải là những cái bóng trần duyên mình tưởng tượng thấy hiện ra ở trong khối óc, trái tim đâu."

Học Giải:

"Tâm tính của mình đây chẳng phải là trái tim thịt đâu"
- Chữ "Tâm" và "Trái tim" người Trung Quốc viết giống nhau nên dễ bị hiểu lầm. Cho nên phải đính chính Tâm Tánh chẳng phải là trái tim bằng thịt thôi thớp.

"chẳng phải là những cái bóng trần duyên mình tưởng tượng thấy hiện ra ở trong khối óc, trái tim đâu." - Không phải tâm tánh là trái tim, mà nó cũng chẳng phải là những bóng trần (pháp trần) tưởng tưởng ở trong đầu. Thí dụ nghe nói "trái tim" thì liền trong đầu mình hiện cái bóng ảnh của trái tim. Đây là do vì mình từng thấy trái tim qua con mắt, rồi nó lưu nạp vào bộ nhớ ở trong đầu (nhà Phật gọi là A Lại Da Tàng Thức), khi duyên đến thì nó sẽ hiện ra.

Những thứ bóng ảnh đó gọi là pháp trần. Pháp trần là một trong Lục trần:

1. Sắc trần
2. Thanh trần
3. Hương trần
4. Vị trần
5. Súc trần
6. Pháp trần

Năm trần đầu tiên ở bên ngoài tiếp súc với Năm Căn đầu tức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân căn) mà sanh ra Năm Thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thức).

Lưu lại thành bóng ảnh ở bên trong tức Pháp trần. Pháp trần tiếp súc với Ý căn (bộ óc) sanh ra Ý Thức.

Ý thức phân biệt tốt sấu thiện ác v.v... nhờ Mạt Na Thức đem vào kho báo A Lại Da Tàng Thức. Chủng tử được cất chứa, theo nghiệp chủng tử thiện ác mà luân hồi sanh tử trong sáu đường (Trời, Người, A Tu La, Súc sanh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục) để thọ quả báo.


Yếu Giải: "Tâm tính của mình đây: về thời gian, nó không có lúc nào là kiếp trước của nó, không có lúc nào là kiếp sau của nó; về không gian, nó không có chỗ nào là bến bờ của nó. Lúc nào cũng có nó, chỗ nào cũng có nó, nó tràn đầy khắp cả vũ trụ, khắp không gian vô biên, khắp thời gian vô tận. Tâm tính của mình, suốt ngày nó theo mọi trần duyên, suốt ngày nó chẳng hề biến đổi."

Học Giải:

"Tâm tính của mình đây: về thời gian, nó không có lúc nào là kiếp trước của nó, không có lúc nào là kiếp sau của nó" - Ở đây có hai cách hiểu:

1) Có kiếp trước và kiếp sau là do mình dựa trên hoàn cảnh, tướng trạng đổi dời mà đặc ra như vậy. Như hoa nở thì cho là mùa xuân, hoa tàn thì mùa thu. Trải qua bốn mùa thì gọi là một năm. Giả sử như nếu không có bốn mùa, không có đồng hồ thì còn đâu là thời gian? Ra khỏi trái đất ở trong vũ trụ thì lấy gì mà làm thời gian? Khi con người nhân duyên hết thân thất đại trả về cho thất đại, khi nhân duyên kết thành thì hoàn thất đại thành một thân khác. Thấy có tan có hợp trên tướng trạng như vậy mà tạm cho là có thời gian vậy thôi. Chứ tâm tánh lúc nào lại không có? Mặt trời lúc nào lại không chiếu sáng, chẳng qua trái đất soay tròn mà có ngày có đêm đấy thôi.

2) Vì Tâm Tánh của mình là Nhất Tâm, Nhất Niệm thì chẳng có đối đãi của thời gian trước sau. Cho nên không có kiếp trước, kiếp sau, mà có chỉ là mình đặc ra để ý thức phân biệt thời gian vậy thôi. Chứ kỳ thực thời gian không có thật.

"về không gian, nó không có chỗ nào là bến bờ của nó." - Về không gian cũng thế, chẳng có bến bờ. Không thể nói hư không ở bên Việt Nam khác với hư không ở bên Mỹ được. Cũng thế tâm tánh cùng khắp chẳng thể chia ra tâm tánh nầy là của mình, tâm tánh kia là của người, cũng chẳng thế nói tâm tánh nó ở Ta Bà khác với tâm tánh nó ở Cực Lạc, bởi vì tâm tánh không chổ nào là không có.

"Lúc nào cũng có nó, chỗ nào cũng có nó, nó tràn đầy khắp cả vũ trụ, khắp không gian vô biên, khắp thời gian vô tận." - Lúc nào về thời gian cũng có tâm tánh, ở nơi nào trong không gian cũng có nó, nó khắp cả vũ trụ, không gian không có biên giới, thời gian không có cùng tận, tâm tánh nó cũng không biên giới không cùng tận. Vì thế mới gọi là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang.

"Tâm tính của mình, suốt ngày nó theo mọi trần duyên, suốt ngày nó chẳng hề biến đổi." - Tâm tánh của mình tuy suốt ngày theo các trần duyên mà bản thể chẳng hề biến đổi. Giống như theo duyên mà có nhẫn vàng, lắc vàng, dây chuyền vàng, hình tướng khác nhau mà thể chất vàng vẫn chẳng biến đổi.


Yếu Giải: "Cả quãng hư không mênh mông bát ngát khắp mười phương và bao nhiêu thế giới nhiều như vi trần đang quay cuồng ở trong đó, đều là những vật bị tạo ra ở trong tâm tính của mình trong một niệm hiện ra đây. Mặc dầu mình tối tăm điên đảo, mê hoặc, không nhận rõ được tâm tính của mình nó bao la rộng lớn như thế, nhưng nếu mình chịu hồi tâm trong một niệm (một loáng) thì quyết định là mình sẽ được sinh vào cái thế giới Cực Lạc, là cái thế giới vốn sẵn có đủ ở trong tâm tính của mình, không còn nghi ngờ gì nữa.

Tin như thế gọi là Tin ở mình (tức là tin ở cái tâm tính chân thực của mình, trong nó có sẵn mầm nhân để tạo ra thế giới Cực Lạc)."

Học Giải:

"Cả quãng hư không mênh mông bát ngát khắp mười phương và bao nhiêu thế giới nhiều như vi trần đang quay cuồng ở trong đó, đều là những vật bị tạo ra ở trong tâm tính của mình trong một niệm hiện ra đây." - Cái hư không mênh mông bát ngát khắp mười phương và thế giới nhiều như hạt bụi đang tuần hoàn biến đổi thành-trụ-hoại-không ở trong đó, hoàn toàn là những thứ được tạo ra ở trong tâm tánh của mình trong một niệm hiện ra đó vậy. Những thứ hư không và thế giới đó đều là "tướng" duyên sinh được hiện ra từ tâm tánh mình. Nói một cách khác, những vật đó đều là tâm tánh của mình.

"Mặc dầu mình tối tăm điên đảo, mê hoặc, không nhận rõ được tâm tính của mình nó bao la rộng lớn như thế, nhưng nếu mình chịu hồi tâm trong một niệm (một loáng) thì quyết định là mình sẽ được sinh vào cái thế giới Cực Lạc, là cái thế giới vốn sẵn có đủ ở trong tâm tính của mình, không còn nghi ngờ gì nữa." - Tuy chúng mình mê mờ điên đảo không nhận rỏ được tâm tánh của mình nó vốn bao la rộng lớn như thế, nhưng nếu mình chịu quay trở về cái tâm trong một niệm thì nhứt định mình sẽ được sanh về cái thế giới Cực Lạc. Cái thế giới đó vốn sẵn có đủ ở trong tâm tánh của mình, không còn nghi ngờ gì nữa cả.

"Tin như thế gọi là Tin ở mình (tức là tin ở cái tâm tính chân thực của mình, trong nó có sẵn mầm nhân để tạo ra thế giới Cực Lạc)." - Nếu chịu quay về với tâm tánh của mình, nhận hiểu và tin nhận mười phương thế giới, ngay cả Cực Lạc thế giới cũng chẳng ngoài cái tâm tánh của mình, mà mình hồi đầu quay về với tâm tánh đó, tức mình sẽ được sanh về cõi Cực Lạc. Chỉ có tin nhận như thế thì mới gọi là Tin ở Mình (Tín Tự).

Chúng ta không nên nghi rằng "Tôi không thể vãng sanh Cực Lạc vì bất kỳ một lý do nào như là tôi nghiệp nặng, tôi vẫn còn mê, tôi không đủ khả năng v.v..."

Nghĩ như vậy tức là không Tin ở nơi Chính Mình, không tin Tâm Tánh của mình vốn sẵn có mười phương cõi Phật. Ngay cả thế giới Cực Lạc cũng chẳng ngoài tam tánh mình.

Nếu không tin ở mình, ở tâm tánh mình thì làm sao vãng sanh Cực Lạc? Dù ta vẫn còn mê muội điên đảo chưa thấy được tâm tánh nhiệm mầu của mình, nhưng mình tin rằng mình có tâm tánh/Phật tánh và các thế giới mười phương ngay cả Cực Lạc thế giới cũng chẳng ngoài tâm tánh đó, nhưng nếu ta hồi đầu niệm Phật thì ngay nơi mỗi niệm đó không còn niệm nào khác, tức tâm tánh sẽ hiện tiền, Cực Lạc sẽ hiện tiền vậy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tín-Nguyện-Hạnh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Yếu Giải:
2. Thế nào là tin ở người?

Người tu học tin ở người, là tin Phật Thích Ca không nói dối, tin Phật A Di Ðà không nguyện xuông, tin chư Phật ở sáu phương có tướng lưỡi rộng dài, quyết không nói hai lời. Phải thuận theo lời dạy bảo chân thực của chư Phật, quyết chí cầu sinh sang Cực Lạc, không còn nghi hoặc nữa.

Tin như thế gọi là tin ở người (tức là mình tin lời dạy bảo của người).

Học Giải:

"Người tu học tin ở người, là tin Phật Thích Ca không nói dối" - Tín Tha tức là Tin ở người. Mà người nào? Trước hết là Tin đức Phật Thích Ca Mâu Ni không nói dối. Đức Phật Thích Ca thị hiện ở cõi Ta Bà, ngay trái đất nầy gần 3000 năm về trước ở xứ Ấn Độ đã thuyết giảng rất nhiều phương pháp tu hành để giác ngộ giải thoát. Trong đó có Kinh A Di Đà. Kinh nầy Phật Thích Ca dạy chúng ta phải Tín, phải Nguyện và phải Niệm Phật A Di Đà cầu sanh Cực Lạc thế giới. Không những chỉ Kinh nầy mà còn nhiều Kinh khác cũng đề cập đến cõi Cực Lạc, Phật A Di Đà, khuyên chúng ta tín nguyện niệm Phật cầu sanh về cõi đó.

Phật là đấn Toàn Giác và Đại Từ Đại Bi, tuyệt đối không nói lời mê hoặc điên đảo, không nói dối gạc người, mà ngược lại vì lòng Từ Bi rộng lớn thương sót mọi loài mà đích thân chỉ bài cõi Cực Lạc và giới thiệu Đức Phật A Di Đà cho chúng ta biết, cũng như phương pháp tu hành để được sanh về cõi đó, để giải thoát an lạc tu hành tin tấn đạt quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Vì thế chúng ta người tu học pháp môn Tịnh Độ phải Tin chắc vào lời Phật Thích Ca đã dạy, phải Tin Nguyện Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc! Không tu Tịnh Độ thì thôi, không ai ép buộc, mà hết phát nguyện tu Tịnh Độ rồi thì phải làm đúng tông chỉ tu hành của Tịnh Độ thì mới mong đạt được kết quả như ý nguyện tức là liễu thoát sanh tử, vãng sanh về Cực Lạc thế giới ngay trong một đời nầy!


"tin Phật A Di Ðà không nguyện xuông" - Trong Kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy về tiền thân của Phật A Di Đà là một vị Vua xuất gia có pháp danh là Pháp Tạng, từng phát 48 lời đại nguyện, lập cõi Tịnh Độ Cực Lạc phương tiện giáo hóa chúng sanh. Ngài đã trãi vô lượng kiếp tu hành và đã thành Phật hiệu là A Di Đà đã được 10 kiếp rồi (Kinh A Di Đà) và hiện tại đây đang thuyết pháp giáo hóa chúng sanh ở cõi Cực Lạc cách cõi Ta Bà nầy mười muôn ức cõi Phật (Kinh A Di Đà).

Đã như Tỳ Kheo Pháp Tạng đã thành Phật hiệu là A Di Đà thì những lời đại nguyện của ngài khi xưa đã thành tựu viên mãn, có giá trị, có hiệu lực. Cho nên không phải là lời nguyện xuông vậy.

Chừng nào thề thốt bậy bạ vô trí thì gọi là nguyện xuông.
Chừng nào miệng thì nguyện, tâm không nguyện thì gọi là nguyện xuông.
Chừng nào miệng thì nguyện, mà không có hành động thiết thực để hoàn thành lời nguyện thì gọi là nguyện xuông.

Đức Phật A Di Đà lúc còn tu hành đã từng phát nguyện một cách chân thành, và tin tấn tu hành vô lượng kiếp mới được thành Phật, mới làm tròn những đại nguyện của ngài. Do vậy những lời nguyện nầy gọi là chân nguyện, lời nguyện chân thật không hư dối. Vì vậy ta phải Tin vào lời Nguyện tiếp dẫn của Phật A Di Đà!



"tin chư Phật ở sáu phương có tướng lưỡi rộng dài, quyết không nói hai lời" - Trong Kinh A Di Đà, đức Thích Ca Mâu Ni Phật kể không những chỉ có ngài tán thán Kinh A Di Đà và cõi Cực Lạc, mà sáu phương chư Phật cũng vậy.

Hiện tướng lưỡi rộng dài có ý nghĩa là không nói dối. Người không nói dối lưỡi mới rộng và dày. Chư Phật là bậc đã giác ngộ và với lòng từ bi thương sót chúng sanh, muốn cứu giúp chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi mà chỉ dạy cho những phương pháp hay đẹp cho chúng sanh tu tập. Pháp môn Tịnh Độ là một trong những pháp môn thù thắng bật nhất, khéo giúp tất cả chúng sanh được giải thoát an vui. Các ngài tuyệt đối không nói lời dối gạt, chỉ nói một lời chân thành, không nói hai lời. Cho nên chúng ta phải Tin những lời khuyên của chư Phật không những chỉ sáu phương mà cùng khắp mười phương phải Tín Nguyện niệm Phật cầu sanh Cực Lạc!


"Phải thuận theo lời dạy bảo chân thực của chư Phật, quyết chí cầu sinh sang Cực Lạc, không còn nghi hoặc nữa." - Vì Phật Thích Ca không nói dối, Phật A Di Đà không nguyện xuông, chư Phật nói lời chân thật dạy bảo cho chúng ta về cõi Cực Lạc và đức Phật A Di Đà như thế, thì chúng ta chỉ còn cách là quyết chí một lòng tín nguyện niệm Phật cầu sanh Cực Lạc mới có thể mong đền đáp công ơn to lớn của Chư Phật đối với chúng ta. Phải tin lời chư Phật nói! Đấy mới không hổ danh là đệ tử Phật, là Quy Y Phật Pháp vậy!


"Tin như thế gọi là tin ở người (tức là mình tin lời dạy bảo của người)"
- Nếu tin chắc vào lời dạy của đức Thích Ca, lời nguyện của đức Di Đà, và sự chân thành khuyến tấn của chư Phật thì mới gọi là Tin ở người hay Tín Tha. Nếu không thì không gọi là Tín Tha vậy.


Người tu Tịnh Độ hãy tự sét lấy mình, xem mình có Tín Tự và Tín Tha chưa?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tín-Nguyện-Hạnh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Yếu Giải:
3. Thế nào là tin ở nhân?

Người tu học tin ở nhân là tin rất sâu rằng: Kẻ niệm Phật mà tâm tán loạn cũng còn tạo ra được hạt giống để thành Phật mai sau, huống chi là người niệm Phật nhất tâm bất loạn thì sao lại chẳng được sinh sang Tịnh Ðộ.

Tin như thế gọi là tin ở nhân (vì mình tin cái tiếng niệm Phật ấy tức là cái nhân thành Phật).
Học Giải:

Người tu Tịnh Độ cũng cần phải Tin ở Nhân. Tin cái Nhân mình Niệm Phật thì chắn chắn sẽ được cái quả vãng sanh Cực Lạc hiện đời và Thành Phật mai sau.

Dù rằng niệm Phật mà tâm còn tán loạn, tức là còn vọng tưởng thì cũng tạo được hạt giống để thành Phật sau nầy. Vì một khi niệm Phật thì hạt giống ấy bỏ vào A Lại Da Tàng Thức thì đời đời kiếp kiếp chẳng mất. Chính do nhờ cái nhân đó không mất mà sau nầy sẽ được cái quả gặp Phật mà đặng dược độ thoát tu hành thành Phật.

Huống chi là người Niệm Phật đến Nhất Tâm Bất Loạn thì làm sao lại không được vãng sanh Tịnh Độ. Nhất Tâm Bất Loạn là niệm Phật đến không còn tâm niệm nào khác ngoài câu Phật Hiệu.

Có hai loại Nhất Tâm:

1. Sự Nhất Tâm Bất Loạn: nghĩa là Niệm Phật cho đến khi hàng phục được mọi phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến cho đến Kiến Hoặc và Tư Hoặc được dứt trừ.

2. Lý Nhất Tâm Bất Loạn: nghĩa là Niệm Phật cho đến khi thấy được ông Phật của Tâm Tánh mình, tức là thấy được Chân Tâm Thật Tánh của chính mình vốn sẵn có.

Tin chắc cái Nhân mình Niệm Phật thì sẽ được vãng sanh Cực Lạc và Thành Phật mai sau thì đó mới thật là Tin ở cái Nhân.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tín-Nguyện-Hạnh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Yếu Giải:
4. Thế nào là tin ở quả?

Người tu học tin ở quả là tin rất sâu rằng: Các vị thượng thiện nhân đang tụ hội ở cõi Tịnh Ðộ kia, đều là những người đã theo phép Niệm Phật Tam Muội mà đã được sinh sang đấy, giống như người trồng nhân dưa đã được quả dưa, trồng nhân đậu đã được quả đậu. Cũng giống như bóng phải theo hình, vang phải theo tiếng, quyết không hư hỏng chút nào.

Tin như thế gọi là tin ở Quả (vì mình tin sự kết quả của những người đã được sinh kia).
Học Giải:

Đã tin Nhân thì phải Tin Quả. Vậy thế nào là tin ở quả?

Người tu Tịnh Độ tin ở Quả là tin rất sâu rằng các vị Thượng Thiện Nhân (những người thượng thiện) hiện đang tụ hội ở cõi Cực Lạc là do vì họ đã từng tu theo pháp Niệm Phật Tam Muội và đã được sanh về cõi ấy. Giống như là người đã trồng nhân hạt dưa và đã được quả dưa, trồng nhân đậu mà nay đã được quả đậu vậy.

Nhân nào thì quả nấy, giống như bóng lúc nào cũng theo hình và cái vang phải theo tiếng.

Chắc chắn là không có hư dối chút nào cả.

Nếu mình Tin chắc những cái Quả mà các vị đã vãng sanh về cõi Cực Lạc kia đã được là do cái Nhân tu hành pháp Niệm Phật, thì mình cũng phải tin chắc nếu mình tu hay gieo cái nhân niệm Phật thì cái quả sẽ được vãng sanh như những vị thượng thiện nhân đang ở cõi Cực Lạc hiện giờ không khác và không hư dối vậy.

Vì thế phải Tin ở Nhân và Tin ở Quả.

Chúng ta tử xét lại mình xem có thật tin Nhân Niệm Phật và tin Quả vãng sanh Cực Lạc và sẽ Thành Phật chưa?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tín-Nguyện-Hạnh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Yếu Giải:
5. Thế nào là tin ở sự thật?

Người tu học tin ở sự thật là tin rất sâu rằng: Cái tâm tính của mình tuy nó chỉ hiện ra trong một niệm (một loáng), mà thực ra nó rộng lớn vô cùng, chẳng biết đến đâu là hết được; thế thì những thế giới khắp mười phương xuất hiện ở trong tâm tính mình cũng chẳng biết bao nhiêu là hết được. Vậy thời thế giới Cực Lạc ở cách đây mười vạn ức Phật độ là một thế giới có thực, rất thanh tịnh trang nghiêm, chứ chẳng phải thế giới tưởng tượng ở trong bài ngụ ngôn của Trang Tử.

Tin như thế gọi là tin ở sự thực (vì mình tin cảnh giới Tịnh Ðộ là một sự thực có).
Học Giải:

Người Tu Tịnh Độ phải tin rất sâu rằng: "Cái tâm tính của mình tuy nó chỉ hiện ra trong một niệm (một loáng), mà thực ra nó rộng lớn vô cùng, chẳng biết đến đâu là hết được"

Tâm tánh của chúng ta tuy chỉ hiện ở trong một niệm, ngay nơi một niệm tâm tánh hiện tiền nơi đó, ngay nơi một Niệm "Nam Mô A Mi Đà Phật" thì tâm tánh hiện tiền ngay nơi đó. Chúng ta cứ tưởng là nó bé nhỏ hạng buộc ở nơi thân thể chúng ta, mà đâu ngờ nó rộng lớn vô cùng vô tận, khắp vũ trụ pháp giới không nơi nào là không có nó, ngoài nó được, thật chẳng biết đến đâu là hết cho được.


"thế thì những thế giới khắp mười phương xuất hiện ở trong tâm tính mình cũng chẳng biết bao nhiêu là hết được"

Do tâm tánh của mình cùng khắp mười phương không thể lường tưởng được, tâm tánh đã không bờ mé thì những thế giới trong mười phương hiện ra tướng cảnh đó như trái đất của mình đây cũng không biết bao nhiêu mà tính đếm được. Dẫu hiện tướng thế giới ngàn muôn và muôn vàng diệu dụng khắp cả mười phương vậy mà nó chẳng ngoài cái tâm tánh của ta trong một niệm.


"Vậy thời thế giới Cực Lạc ở cách đây mười vạn ức Phật độ là một thế giới có thực, rất thanh tịnh trang nghiêm, chứ chẳng phải thế giới tưởng tượng ở trong bài ngụ ngôn của Trang Tử."

Đã như thế giới hiện tướng và diệu dụng khắp cùng cả mười phương như hiện nay như trái đất mình ở thì dĩ nhiên cõi nước Cực Lạc cũng có thật và hiện tướng diệu dụng cũng như thế. Cảnh giới Cực Lạc cũng là cảnh giới có thật như trái đất ta ở vậy. Nhưng khác là nó thanh tịnh trang nghiêm. Chứ không phải là thế giới tưởng tượng bóng bẩy ở trong bài ngụ ngôn của Trang Tử.


"Tin như thế gọi là tin ở sự thực (vì mình tin cảnh giới Tịnh Ðộ là một sự thực có)."


Nếu ta có thể tin cõi Cực Lạc là thật có như cõi Ta Bà ta hiện sống đây, và hiểu biết và tin rằng cõi Cực Lạc cũng chỉ là một trong vô lượng vô biên thế giới trong mười phương. Kinh A Di Đà, Phật Thích Ca dạy "Có thế giới Cực Lạc, Có Phật Hiệu là A Di Đà hiện nay đang nói pháp". Phật quyết nói lời chân thật chẳng vọng ngôn rằng thật sự có cõi Cực Lạc, có Phật hiệu là A Di Đà hiện đang thuyết pháp giáo hóa chúng sanh ở cõi đó.

Tin như thế mới gọi là Tin ở Sự. Phải tin cõi Cực Lạc là một cõi có thật như cõi chúng ta hiện đang sống vậy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tín-Nguyện-Hạnh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Yếu Giải:
6. Thế nào là tin ở lý?

Người tu học tin ở lý là tin rất sâu rằng: Mười vạn ức Phật độ tuy là nhiều lắm, xa lắm; mà thực ra nó chỉ ở trong tâm tính của ta hiện ra trong một niệm đây. Nó không thể ở ra ngoài tâm tính của ta được, bởi vì tâm tính của ta không có đâu là ngoài để cho nó ở. Vả lại tin rất sâu rằng: Ở Tây Phương, Tịnh Ðộ của thế giới Cực Lạc với tịnh thân của vị Giáo Chủ và của các bạn (2) đều giống như những cái bóng hiện ra ở trong cái gương tâm tính của ta đây hiện ra trong một niệm.

Hoàn toàn những sự ấy tức là lý, hoàn toàn những vọng ấy tức là chân, hoàn toàn phần tu ấy tức là phần tính, hoàn toàn phần người khác ấy tức là phần mình; bởi vì tâm tính của mình tràn đầy khắp cả. Tâm tính của Phật cũng tràn đầy khắp cả. Tâm tính của hết thảy chúng sinh cũng tràn đầy khắp cả. Thí dụ như nghìn ngọn đèn cùng ở trong một căn nhà, ánh sáng của đèn nào cũng tràn đầy khắp cả nhà; ánh sáng này, ánh sáng khác nó giao chập vào với nhau chẳng hề chướng ngại gì cả. Tin sâu như thế gọi là tin ở Chính Lý (vì mình tin toàn thể cái khối Nhất Chân Pháp Giới ấy là chính lý).
Học Giải:

"Người tu học tin ở lý là tin rất sâu rằng: Mười vạn ức Phật độ tuy là nhiều lắm, xa lắm; mà thực ra nó chỉ ở trong tâm tính của ta hiện ra trong một niệm đây. Nó không thể ở ra ngoài tâm tính của ta được, bởi vì tâm tính của ta không có đâu là ngoài để cho nó ở."

Chúng ta tu Tịnh Độ phải tin vào Lý rất sâu rằng, tuy cõi Cực Lạc cách cõi Ta Bà đến cả mười vạn ức Phật Độ, nhiều cõi Phật lắm, rất xa vời vợi, mà kỳ thực nó ở ngay trong tâm tánh của chúng ta trong một niệm.

Nếu học Kinh Lăng Nghiêm sẽ giúp chúng ta hiểu rỏ điều nầy, Bảy đại đều là Như Lai Tạng Tánh cùng khắp mười phương, bản nhiên thanh tịnh, chỉ tùy theo tâm, nghiệp và ứng theo sự hay biết của chúng sanh mà hiện. Cõi Ta Bà như vậy, cõi Cực Lạc cũng như vậy, mười phương cõi Phật cũng như vậy!

Không một cõi Phật nào ngoài tâm tánh nầy được, bởi vì tâm tánh của ta không có đâu là ngoài cả.


"Vả lại tin rất sâu rằng: Ở Tây Phương, Tịnh Ðộ của thế giới Cực Lạc với tịnh thân của vị Giáo Chủ và của các bạn (2) đều giống như những cái bóng hiện ra ở trong cái gương tâm tính của ta đây hiện ra trong một niệm."

Cũng tin sâu rằng ở cõi Cực Lạc và tịnh thân của đức Phật A Di Đà cùng các bạn đồng tu giống như là những cái bóng hiện ở trong gương tâm tánh của ta đây vậy.

Thật đúng như thế! chẳng những cõi cực lạc và người ở cõi Cực Lạc là như huyễn, mà ngay cả cõi Ta Bà, người cõi Ta Bà và mười phương cõi Phật cũng là như huyễn vậy. Vì vậy:

1. Kinh Kim Cang nói "Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng", có tướng thì giả vì tất cả pháp hữu vi như mộng huyễn bào ảnh.

2. Kinh Hoa Nghiêm "Tất cả do Tâm tạo" đã là tâm tạo thì như hoa đớm trên hư không.

3. Kinh Lăng Nghiêm "Nhân duyên hư vọng hòa hợp nên có sanh; nhân duyên hư vọng biệt ly nên gọi là diệt", do nhân duyên hòa hợp thì tạm có sanh, khi nhân duyên biệt ly thì mất nên tạm gọi là diệt.

Khắp cả mười phương thế giới và chúng sanh đều là như thế. Phải tin chắc như vậy.


"Hoàn toàn những sự ấy tức là lý, hoàn toàn những vọng ấy tức là chân, hoàn toàn phần tu ấy tức là phần tính, hoàn toàn phần người khác ấy tức là phần mình; bởi vì tâm tính của mình tràn đầy khắp cả. Tâm tính của Phật cũng tràn đầy khắp cả. Tâm tính của hết thảy chúng sinh cũng tràn đầy khắp cả."

Tất cả những cõi nước, chúng sanh trong mười phương thế giới, hoàn toàn hết thẩy những sự ấy tức là lý,

Tuy rằng cõi nước, chúng sanh mười phương là huyễn vọng, vậy mà hoàn toàn tất cả những tướng huyễn vọng đó tức là chân.

Hoàn toàn sự tu tịnh độ Tín Nguyện Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc ấy tức là phần Lý.

Hoàn toàn những chúng sanh mười phương cõi Phật ấy tức là mình, chúng sanh và mình chẳng khác vốn là một mà thôi, bất nhị không hai.

Do vì sao nói những lời trên? bởi vì cái Tâm Tánh của mình tràn đầy khắp tất cả, không nơi nào là không có nó, phải nó cả. Cho đến tâm tánh của Phật, và của tất cả chúng sanh cũng như thế.


"Thí dụ như nghìn ngọn đèn cùng ở trong một căn nhà, ánh sáng của đèn nào cũng tràn đầy khắp cả nhà; ánh sáng này, ánh sáng khác nó giao chập vào với nhau chẳng hề chướng ngại gì cả."

Tâm Tánh của Phật, Ta, và chúng sanh cùng khắp pháp giới là bất nhị như một ngàn ngọn đèn cùng ở trong một căn nhà, ánh sáng của ngọn đèn nào trong một ngàn ngọn đèn đó cũng đầy khắp tất cả nhà, các ánh sáng như thế giao nhập với nhau không hề chướng ngại.


"Tin sâu như thế gọi là tin ở Chính Lý (vì mình tin toàn thể cái khối Nhất Chân Pháp Giới ấy là chính lý)."

Tin sâu như những điều trên, tin tâm Tánh của mình cùng khắp như thế gọi là tin ở Lý.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tín-Nguyện-Hạnh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Yếu Giải:
NGUYỆN

Người tu học đã có sáu sức mạnh tin như thế rồi thì hiểu rằng: Cõi Sa Bà ô uế này là do tâm tính mình ô uế đã tạo ra nó, lý ưng mình phải chán bỏ nó ra; cõi Cực Lạc trong sạch kia là do tâm tính mình trong sạch tạo ra nó, lý ưng mình vui cầu lấy nó (sự thật này tức là lý thật).

Mình đã chán ô uế thì nên bỏ, mà đã nên bỏ thì phải bỏ cho thật rốt ráo, không còn phải bỏ đi, bỏ lại nữa. Mình đã thích trong sạch thì nên lấy, mà đã lấy thì cũng lấy cho kỳ rốt ráo, không còn phải lấy đi lấy lại nữa. Sách Diệu Tông nói: “Người nào đã bỏ hết rồi, đã lấy hết rồi tức là người không còn phải bỏ, phải lấy gì nữa. Nếu ai chẳng làm cho trọn hết cái việc lấy và bỏ, mà đã vội nói rằng tôi chẳng lấy, chẳng bỏ gì cả, thế là người chỉ nói lý xuông, mà chẳng chịu làm cho xong phận sự. Phần Sự đã bỏ chẳng chịu làm cho xong thì phần Lý cũng chẳng bao giờ được trọn vẹn”.

Nếu mình đã hiểu thấu được (và tin chắc được) hoàn toàn Sự ấy tức là Lý ấy, thời mình chí nguyện lấy sự này tức là đúng lý mà lấy, và mình chí nguyện bỏ sự kia, cũng là đúng lý mà bỏ; một khi bỏ, một khi lấy chỉ là bỏ Pháp Giới này lấy Pháp Giới kia đấy thôi. Và đều đúng lý cả.

Cho nên sau khi đã có tâm Tín rồi, thì phải phát nguyện cho rõ ràng (chí nguyện bỏ hay là chí nguyện lấy).
Học Giải:

"Người tu học đã có sáu sức mạnh tin như thế rồi thì hiểu rằng: Cõi Sa Bà ô uế này là do tâm tính mình ô uế đã tạo ra nó, lý ưng mình phải chán bỏ nó ra; cõi Cực Lạc trong sạch kia là do tâm tính mình trong sạch tạo ra nó, lý ưng mình vui cầu lấy nó (sự thật này tức là lý thật)."

Đã như chúng ta học hiểu và có sáu sức mạnh của lòng Tin như vừa trình bài ở trên Tin Tự Tha, Nhân Quả, Lý Sự thì chúng ta hiểu rằng:

1. Cõi Ta Bà ô uế mà hiện chúng ta đang ở là do tâm tánh ô uế đã tạo ra nó, theo tình lý của con người thì ta phải chán bỏ nó ra. Đây là hợp lý với con người rằng cái gì dơ bẩn, ô uế biết phân biệt rỏ ràng và bỏ nó, như đàm đải tiểu tiện là nhơ bẩn, phải bỏ nó. Ai cũng thích ăn ở sạch sẽ, đâu ai thích ăn ở nơi dơ bẩn đâu? Đó là theo cái cách suy nghĩ của con người chúng mình.

2. Cõi Cực Lạc trong sạch kia là do tâm tánh mình trong sạch tạo ra nó, thì theo lý mình phải vui cầu lấy nó. Đây là hợp lý với con người vì rằng cái gì sạch sẽ thì biết sạch sẽ mà vui cầu lấy nó.

Nói tóm lại Ta phải chán cõi Ta Bà nhơ uế mà cầu thoát ly. Ta phải vui thích cõi Cực Lạc trong sạch mà nguyện về. Đấy là việc làm hợp tình hợp lý với một con người chân thật. Như nhà cửa dơ thì không thích ở, nhà cửa sạch thì thích ở. Hãy thuận theo cái tình lý của con người mà cầu thoát Ta Bà vãng sanh Cực Lạc.

Hơn nữa Tâm Tánh mình ô uế tạo ra cõi Ta Bà thì bỏ cái ô uế mà trở về với cái trong sạch tạo cõi Cực Lạc. Như Phật cũng thường dạy trong Kinh Pháp Cú:

Không làm các điều ác
Vân làm các việc lành
Giữ Tâm Ý trong sạch
Đấy lời dạy chư Phật

Thế thì tâm ác sâu dơ bẩn chớ có giữ lấy, phải bỏ đi, còn tâm thiện lành trong sạch nên giữ lấy vậy thôi.

Như Phật cũng từng dạy Tứ Chánh Cần:

1. Tinh cần ngăn không để sanh khởi các ác pháp chưa sanh
2. Tinh cần đoạn tận các ác pháp đã sanh
3. Tinh cần làm phát khởi các thiện pháp chưa sanh
4. Tinh cần làm tăng trưởng các thiện pháp đã sanh

Ác pháp chưa sanh thì phải ngăn, sanh rồi thì phải diệt trừ vức bỏ.
Thiện pháp chưa sanh thì làm cho sanh, thiện pháp sanh rồi thì giữ lấy làm cho tăng trưởng.

Hơn nữa ai cũng tu hành muốn được thân tâm Thanh Tịnh An Vui, chư đâu có ai muốn tu hành được Thân Tâm Ô Uế Khổ Đau bao giờ? Thế thì thật hợp tình hợp lý khi tu hành để bỏ cái tâm ô uế đau khổ, để được cái tâm thanh tịnh an vui.

Cũng thế, bỏ ta bà ô uế khổ đau, về Cực Lạc trong sạch an vui là một việc hết sức hợp tình hợp lý vậy.




"Mình đã chán ô uế thì nên bỏ, mà đã nên bỏ thì phải bỏ cho thật rốt ráo, không còn phải bỏ đi, bỏ lại nữa. Mình đã thích trong sạch thì nên lấy, mà đã lấy thì cũng lấy cho kỳ rốt ráo, không còn phải lấy đi lấy lại nữa. Sách Diệu Tông nói: “Người nào đã bỏ hết rồi, đã lấy hết rồi tức là người không còn phải bỏ, phải lấy gì nữa. Nếu ai chẳng làm cho trọn hết cái việc lấy và bỏ, mà đã vội nói rằng tôi chẳng lấy, chẳng bỏ gì cả, thế là người chỉ nói lý xuông, mà chẳng chịu làm cho xong phận sự. Phần Sự đã bỏ chẳng chịu làm cho xong thì phần Lý cũng chẳng bao giờ được trọn vẹn”."

Khi mình đã chán ô uế thì nên bỏ, mà một khi đã bỏ thì phải bỏ cho thật rốt ráo, không còn phải bỏ đi, bỏ lại nữa. Tức ý nói khi chán cõi Ta Bà nhơ uế muốn bỏ, thì phải bỏ cho thật rốt ráo không còn luyến tiếc Ta Bà và những gì ở cõi Ta Bà nữa, chỉ một lòng cầu thoát lý Ta Bà. Nếu nói bỏ rồi lạy lấy trở lại thì rốt cuộc có bỏ gì đâu.

Khi mình đã thích trong sạch thì nên lấy mà một khi đã lấy thì phải lấy cho thật rốt ráo, không còn phải lấy đi, lấy lại nữa. Tức ý nói khi muốn vãng sanh về cõi Cực Lạc thì dóc lòng chuyên tu Tịnh Nghiệp để nguyện về, không phải hôm nay muốn vãng sanh, ngày may lại muốn ở cõi Ta Bà tiếp tục.

Như sách Diệu Tông nói ai đã bảo hết rồi và lấy hết rồi thì không còn phải bỏ, phải lấy gì nữa. Nếu ai nói vẫn chưa thuận theo tình lý của con người làm trọn việc lấy bỏ, mà vội vàng nói rằng tôi chẳng lấy chẳng bỏ gì cả thì đó chỉ là toàn lời nói xuông, lý xuông thôi. Nếu phần sự đã bỏ không chịu làm cho xong phần sự ấy, thì phần lý cũng không bao giờ được trọn vẹn.

Tức là ý nói, nếu người nào vẫn chưa làm xong cái sự lấy và bỏ tức là bỏ ô uế Ta Bà, lấy trong sạch Cực Lạc cho trọn vẹn mà lại đi nói rằng Tôi Là Phật Di Đà, Tâm Tôi Thanh Tịnh là Cực Lạc, ở ngay Ta Bà chính là Cực Lạc nên chẳng cần phải lấy bỏ, bỏ đây sang kia thì hoàn toàn chỉ là những lời nói xuông, lý xuông mà thôi. Nếu ngay cái việc sự bỏ ta bà cầu sanh Cực Lạc làm chưa xong, bỏ tâm ô uế, được tâm trong sạch, nếu chưa được như thế thì phần lý cũng sẽ không bao giờ được trọn vẹn cả.

Nếu người nào bảo Tâm Tôi Thanh Tịnh là Cực Lạc rồi, và Ta Bà chính là Cực Lạc thì hãy sét lại tâm mình có phải là nó luôn luôn trong sạch và thanh tịnh không? Nếu không thì chỉ là lý lẻ xuông mà thôi. Chớ nên nói thế nữa đến khi tâm mình hoàn toàn trong sạch thanh tịnh như Phật Bồ Tát thì mới nói thế.



"Nếu mình đã hiểu thấu được (và tin chắc được) hoàn toàn Sự ấy tức là Lý ấy, thời mình chí nguyện lấy sự này tức là đúng lý mà lấy, và mình chí nguyện bỏ sự kia, cũng là đúng lý mà bỏ; một khi bỏ, một khi lấy chỉ là bỏ Pháp Giới này lấy Pháp Giới kia đấy thôi. Và đều đúng lý cả.

Cho nên sau khi đã có tâm Tín rồi, thì phải phát nguyện cho rõ ràng (chí nguyện bỏ hay là chí nguyện lấy)."


Nếu mình đã hiểu rỏ được và tin chắc được hoàn toàn Sự lấy bỏ ấy tức là Lý, thì mình chí nguyện lấy sự nầy tức là đúng lý mà lấy (chứ không phải vô lý vô cớ) và chí nguyện bỏ sự kia cũng là đúng theo lý mà bỏ chứ không phải vô lý.

Một khi bỏ rồi, một khi lấy rồi thì chẳng qua chỉ là bỏ pháp giới nầy để lấy pháp giới kia mà thôi, và đều đúng theo lý cả, đều hợp lý cả.

Cho nên khi đã có Tín Tâm rồi, thì phải Phát Nguyện cho rỏ ràng minh bạch là mình Nguyện Bỏ Ta Bà Ô Uế để lấy Cực Lạc Trong Sạch.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]41 khách