Yêu thương con cháu thì phải yêu thương theo đúng lẽ đạo

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Yêu thương con cháu thì phải yêu thương theo đúng lẽ đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

8. Đáp lời hỏi của cư sĩ Du Đại Tích



Kính đem những nghĩa con thường nghi chia thành mười bốn điều như sau, cúi xin thầy chỉ dạy uốn nắn.

1) Người tu hành dứt ác làm lành là chuyện thuộc về bổn phận, đáng nên gắng công, nhưng có điều ngoài công khóa và mười hai thời ra, ba tâm quá khứ, hiện tại, vị lai qua lại loang loáng, nói chung là chưa thể trừ. Tâm nghiệp chưa trừ cho sạch được thì có gây trở ngại cho sự vãng sanh hay chăng?

Đáp: Công khóa hãy nên chuyên, đừng nên xen tạp. Hễ chuyên sẽ dễ nhiếp tâm, còn tạp sẽ khó thể quy nhất được! Vãng sanh là do tín nguyện chân thiết. Nếu không có lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, dẫu cho tâm thanh tịnh cũng khó được vãng sanh. Chớ nên không biết!

2) Cổ đức nói: “Ái chẳng nặng chẳng sanh Sa Bà”. Phải nên trừ ái là lẽ đương nhiên! Nhưng trong vòng con cháu, giữa lẽ lợi - hại, nói chung chẳng thể mặc kệ, quên bẵng tình cảm thì làm như thế nào để chế ngự được?

Đáp: Yêu thương con cháu thì phải yêu thương theo đúng lẽ đạo: Dạy cho chúng nó đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành, kiêng giết, bảo vệ sanh mạng, tín nguyện niệm Phật thì lòng yêu thương ấy liền trở thành Trợ Hạnh cho tịnh nghiệp. Đấy chính là căn cứ lớn lao để ngừa hại đạt lợi vậy!

3) Tử Bách lão nhân nói: “Làm chủ được giấc mộng thì khi lâm chung sẽ tự chủ được”. Như vậy là cảnh trong mộng hết sức quan yếu! Khi lên giường sắp ngủ, con cũng từng niệm thầm, nhưng đến khi mộng vẫn là tơi bời tán loạn, chẳng dính dáng gì đến Niệm Phật hết. Thậm chí có lúc [nằm mộng thấy] ăn mặn, có khi biết ngay, hoặc chẳng biết liền, thật đáng hận, đáng thẹn! Con nên dùng cách nào để vãn hồi?

Đáp: Muốn mộng cảnh tương ứng hãy nên cật lực cầu tương ứng trong khi ban ngày. Nếu lúc tỉnh thường tương ứng thì trong mộng sẽ tự được tương ứng.

4) Người tu hành có cảnh giới tốt đẹp thì hoặc mộng đến Tây Phương, hoặc gặp mặt Di Đà, hoặc ngửi thấy mùi hương lạ, hoặc thấy hoa sen. Cư sĩ Vương Quý Quả ở tỉnh Tương (Hồ Nam) thường được thấy như thế. Con niệm Phật suốt mười năm không có tướng lành nào phát hiện, lỡ lâm chung vẫn như thế thì có phải sẽ khó đến được Cực Lạc hay chăng? Rốt cuộc có nên cứ để xuôi theo tự nhiên, đừng sanh lòng mong mỏi gì hết ư?

Đáp: Chỉ cầu tâm hợp với Phật, chẳng cần phải dốc sức để thấy được cảnh giới. Tâm đã tương ứng với Phật mà có tín nguyện chân thật sẽ chắc chắn vãng sanh. Nếu tâm mong cầu cảnh giới mà chưa tương ứng thì hễ có cảnh hiện ra, có thể sẽ bị ma dựa.

5) Tuổi tác già suy, chẳng thể thức dậy ngay trong đêm. Con có nên suốt cả một ngày tận hết tâm lực để dụng công [tụng niệm, tu tập], đến chỗ nào cần phải thể hiện lòng thành kính nhưng tâm không thấy được thì lạy nhiều để biểu lộ. Trong mười đại nguyện vương, điều đầu tiên là lễ kính, lợi ích như thế nào?

Đáp: Tuổi già thân thể vẫn mạnh thì cố nhiên lễ nhiều là tốt. Chứ nếu không thì trong hết thảy thời, hết thảy chỗ thường giữ lòng kiêng nể thì cũng là ý nghiệp lễ kính!

6) Khi niệm Phật, ngồi xếp bằng trước tượng Phật, miệng niệm, tai nghe, tay lần chuỗi, tâm tưởng Vô Lượng Quang Phật để mong tam mật tương ứng, nhưng vẫn không thể tránh khỏi hôn trầm, tán loạn thì nên thong dong để đợi khi thuần thục hay là có pháp nào để giúp đạt được “nhiếp trọn sáu căn” hay chăng?

Đáp: Ngồi xếp bằng niệm thì chớ nên lần chuỗi. Hễ lần chuỗi tâm sẽ khó lắng bặt suy tư, có thể bị bệnh. Hãy nên dựa theo đồng hồ để tính số câu niệm, một khắc niệm được bao nhiêu câu Phật hiệu sẽ giống hệt như lần chuỗi. “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” chính là pháp chế ngự cái tâm hay nhất.

7) Ưa điều lành dường như phát xuất từ tánh mà thành. Chỉ vì lực bất tùng tâm nên chẳng thể tài thí, cũng không thể pháp thí được. Chỉ đành hễ gặp ai thì đều khuyên bảo niệm Phật, ăn chay. Cũng như năm năm trước đây, buổi sáng con tụng công khóa, buổi chiều ra khỏi cửa thu nhặt giấy có viết chữ bị [người ta] quăng bỏ; gần đây tinh lực suy nhược hơn, công khóa cũng tăng, chẳng thể chuyên chú, thành kính đi ra ngoài thâu nhặt [giấy có viết chữ] được nữa. Chỉ trong lúc đi đường thì vẫn chú ý thâu nhặt; xét ra có trở ngại gì cho việc niệm Phật hay không?

Đáp: Người niệm Phật nên tu hết thảy thiện hạnh, nhưng cần phải chia ra thành Chủ - Bạn, Chánh - Trợ. Nếu đảo lộn vị trí của Chủ và Bạn sẽ được lợi rất nhỏ. Nếu có thể dùng Bạn để giúp cho Chủ thì sẽ như một người khoanh tay, trăm quan lo liệu việc cai trị, nào còn có trở ngại gì để nói nữa đây?

8) Tam phước, tam tâm trong Quán Kinh phải giữ gìn cẩn thận, hễ hơi dễ duôi liền mất ngay, chưa khỏi có chỗ không thực hiện được! Con thường tự oán, tự thẹn, do vậy thường niệm Sám Hối Văn, rốt cuộc có tiêu trừ được tội khiên hay không?

Đáp: Tiêu trừ tội khiên chẳng thể nói lơ mơ được. Chẳng viên thành Phật đạo sẽ chẳng thể nào hết sạch tội khiên! Chúng ta tiêu trừ được bao nhiêu chỉ là do lòng Thành cạn hay sâu mà định.

9) Người già dẫu khỏe mạnh cũng chẳng đáng tin cậy, phải chuẩn bị sẵn biện pháp cho cái chết. Con tính không nhận lễ phúng điếu, lúc liệm hoàn toàn dùng vải, chỉ mặc một cái áo hải thanh, y năm điều, ngọa cụ xếp bên cạnh. Nếu dựa theo cấm chế của Phật thì những thứ ấy chẳng dùng để liệm theo, nhưng nay người ta thường liệm theo [người chết]. Có nên chẳng câu nệ đội mão Tăng, đi hài Tăng, hết thảy [cỗ bàn cúng bái] đều dùng món chay, cúng thất, thỉnh Tăng niệm kinh?

Đáp: Nên lấy những lời khuyên răn nhắc nhở trong Văn Sao của Quang để dặn sẵn con cháu, [bảo họ] ắt phải chiếu theo đó để hành, ngõ hầu ông chẳng đến nỗi bị con cháu phá hoại chánh niệm.

10) Niệm Phật tự biết chẳng đắc lực, muốn tăng thêm công khóa nhưng chỉ vì không có sức, lại không có thời gian, nếu cứ để như vậy mãi, sợ ít có cơ hội nắm chắc vãng sanh, nhưng chí lại quyết muốn vãng sanh, rốt cuộc con nên dùng cách nào để có thể muôn phần trông cậy?

Đáp: Được vãng sanh hay không, hoàn toàn do có tín nguyện hay không? Sao lại nói bừa, tán gẫu, chẳng lấy lời cổ nhân đã nói để làm kim chỉ nam vậy?

11) Ở nơi đây hai thứ Long Hoa Giáo[10] và Tiên Thiên Giáo[11] rất thịnh hành. Khuyên can, ngăn trở thì chúng nó cứng chắc không thể phá, khoe hai giáo ấy cũng sanh về Tây phương được. Rốt cuộc [tu tập hai giáo ấy] có thể làm trợ nhân [cho sự nghiệp vãng sanh] hay chăng? Nếu có thể làm như vậy được thì con sẽ học theo để “tắt lại càng thêm tắt!”

Đáp: Ông đã quy y Phật pháp, tu trì Tịnh nghiệp, mà còn nghe theo lời ma mị của ngoại đạo, muốn học theo. Sao chẳng biết tốt - xấu đến mức như thế?

12) Khi niệm Phật tâm thường hay tán loạn, có kẻ nói là bị ảnh hưởng bởi tuổi tác. Nếu như tuổi già tâm tán loạn, chẳng thể thâu tóm được, thì người già quyết chẳng thể vãng sanh ư? Rốt cuộc có phải là vì tuổi tác hay là do công phu chưa đến mức đúng đắn?

Đáp: Ông không nhất tâm là do trong tâm không có chánh kiến; do không có chánh kiến nên không có lòng tin chân thật, nguyện thiết tha. Hễ có tín nguyện chân thật, thiết tha, dẫu chưa thể nhất tâm vẫn được vãng sanh. Nếu không có tín nguyện chân thật, thiết tha, dù có thể nhất tâm, cũng khó thể vãng sanh bởi vãng sanh là do nương vào Phật lực vậy.

13) Trong số các đạo hữu ở đây, có một người rất chịu dụng công, thọ giới, ăn chay trường, chỉ có điều nhà ông ta giàu nứt đố đổ vách nhưng đối với chuyện công đức chẳng chịu bỏ tiền ra, [như vậy thì] có trở ngại cho sự niệm Phật sanh về Tây phương hay không?

Đáp: Gã thần giữ của ấy tâm địa ô trược, hèn tệ, vẫn muốn cho con cháu phú quý lâu dài. Sợ rằng do cái tâm tham tài sẽ chuyển thành quả báo sanh trong loài ngạ quỷ cho nên trong kiếp vị lai hắn mới được thọ dụng thiện căn niệm Phật.

14) Một người suốt ngày niệm Phật và cùng với mọi người niệm Phật nửa ngày thì so ra lợi ích nào lớn hơn? (Hội niệm Phật ở nơi đây cứ vào ngày thứ Tư liền nhóm chúng niệm Phật nửa ngày).

Đáp: Cùng nhau niệm Phật là chuyện đề xướng. Tùy phận tùy lực tu trì cố nhiên chẳng ăn nhập gì tới niệm chung với đại chúng hay hành riêng một mình; nhưng muốn tu hành thật sự hãy nên bớt phô trương ngõ hầu có lợi ích thật sự.

Mười bốn điều trên đây phần nhiều là đại bệnh sát sao của Đại Tích, nên con chẳng ngại mạo muội thưa hỏi từ nơi xa xăm, thiết tha cầu xin thầy chia thành từng điều để chỉ dạy. Thầy liền phê ngay vào lá thư gốc, chẳng khác nào lò rèn nung luyện vậy. Đệ Tử Du Đại Tích dập đầu lần nữa.

[Sư phê]: Xin hãy đọc kỹ Văn Sao thì mọi mối nghi sẽ tự cởi gỡ. Ở đất Hỗ do lắm việc bận bịu nên tôi chẳng thể viết cặn kẽ được!

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... bien21.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Kệ Tu Trì

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

12. Kệ tu trì



Giữ vẹn luân thường,

Trọn hết bổn phận,

Ngăn dứt lòng tà,

Gìn giữ lòng thành,

Đừng làm các ác,

Vâng làm các thiện,

Kiêng giết, cứu mạng,

Ăn chay niệm Phật,

Hồi hướng vãng sanh

Thế giới Cực Lạc,

Dùng để tự hành,

Lại còn dạy người,

Ấy gọi Phật tử.

Hành giả hãy nên

Làm như thế ấy

Công đức vô lượng.

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... bien21.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.34 khách