Niệm Phật cảnh - Đại sư Thiên Đạo (Tổ thứ hai của Liên Tông)

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

MinhDao
Bài viết: 65
Ngày: 11/01/08 16:16

Niệm Phật cảnh - Đại sư Thiên Đạo (Tổ thứ hai của Liên Tông)

Bài viết chưa xem gửi bởi MinhDao »

http://chuahoangphap.com.vn/books.php?b ... 136&id=258
Niệm Phật cảnh
Tác giả: Thích Minh Thành
************************************************
Mục lục
· Lời ngỏ
· Đại sư Thiên Đạo (Tổ thứ hai của Liên Tông )
· Lời tựa
· Niệm Phật cảnh (Sa môn đạo cảnh và thiên đạo cùng biên tập)
· Môn khuyên tấn niệm Phật
· Môn tự lực, tha lực
· Môn niệm Phật được lợi ích
· Môn đã được vãng sinh
· Môn so sánh công đức
· Môn so sánh Phước trì trai
· Môn nghi ngờ, phỉ báng mắc tội
Đại sư Thiên Đạo
(Tổ thứ hai của Liên Tông )

Đại sư Thiện Đạo, Tăng đời Đường, người ở Lâm Truy, Sơn Đông. Họ Chu, hiệu là Đại sư Chung Nam. Ngài là Tổ thứ hai của Liên Tông, cũng là người tập hợp và đúc kết được những điều hay trong giáo nghĩa Tịnh độ của phái Đàm Loan, Đạo Xước.
Thuở bé, lễ Pháp sư Minh Thắng ở Mật Châu xuất gia, đọc các kinh Pháp Hoa, Duy Ma… Về sau, Sư xem kinh Quán Vô Lượng Thọ, vui buồn lẫn lộn, bèn tu tập mười sáu phép quán.
Năm thứ 15 niên hiệu Trinh Quán (641) đời Đường Thái Tông, Sư đến chùa Huyền Trung ở Tây Hà yết kiến Thiền sư Đạo Xước, tu học Phương Đẳng Sám Pháp, lại nghe giảng kinh Vô Lượng Thọ. Sau đó chuyên tâm niệm Phật, dốc sức chuyên cần bèn được Niệm Phật tam-muội, ở trong định tận mắt thấy cảnh trang nghiêm của Tịnh độ.
Về sau, Sư vào chùa Quang Minh ở Trường An hoằng truyền pháp môn Tịnh độ. Sư hành trì tinh nghiêm, thường ngày ngồi chắp tay nhất tâm niệm Phật đến khi kiệt sức mới thôi.
Hơn ba mươi năm không dời đổi nơi ngủ nghỉ, chẳng ngước mắt nhìn người nữ, cũng không nhận Sa-di lễ bái, tránh xa danh lợi, chẳng nhận cúng dường. Y phục tốt, thức ăn ngon, Sư đều đưa cho nhà trù để cúng dường
đại chúng, tự mình chỉ dùng thức ăn đạm bạc.
Sư đem những tịnh tài được dâng tặng:
* Viết mười vạn quyển kinh A-di-đà, vẽ ba trăm bức Tịnh độ biến tướng.
* Thấy tháp miếu già lam hư hoại đều tu sửa lại.
* Sư giáo hóa các châu Kinh Hoa, mọi người đều ngưỡng mộ đức hạnh.
* Có người tụng kinh A-di-đà mười vạn lần cho đến ba mươi vạn lần.
* Hoặc có người định thời khóa mỗi ngày xưng danh hiệu Phật một muôn cho đến mười muôn.
* Hoặc có người được Niệm Phật tam-muội vãng sinh Tịnh độ.
* Hoặc có người gieo thân từ đỉnh núi, sinh mạng ký thác nơi suối sâu, xả mệnh đốt thân.
Do đó, Sư được mọi người gọi là “Di Đà hóa thân”. Ngoài ra, Sư đã cùng với Pháp sư Kim Cang luận thuyết về sự hơn kém của pháp môn Niệm Phật.
Thời Cao Tông, ở Long Môn tại Lạc Dương đúc tượng Phật Đại Tỳ Lô Giá Na, Sư đảm nhận chức trách trông coi công việc.
Ngày 14 tháng 3 năm thứ hai niên hiệu Vĩnh Long (681), Sư thị tịch, thọ 69 tuổi, an táng ở Thần Hòa Nguyên phía Nam thành Trường An. Đệ tử gồm các vị: Hoài Cảm, Hoài Uẩn, Tịnh Nghiệp…
Đại sư có trước tác Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ 4 quyển, Tịnh Độ Pháp Sự Tán 2 quyển và Quán Niệm Pháp Môn, Vãng Sinh Lễ Tán Kệ, Ban Chu Tán, Ngũ Chúng Tăng Thượng Duyên Nghĩa… mỗi loại một quyển.
Sư rất được tông Tịnh độ tôn kính, nhờ sự xiển dương của Sư mà Tông này được xác lập, đặc biệt được gọi là dòng Thiện Đạo. Đây là một trong những đặc sắc của Phật giáo đời Đường, ảnh hưởng rất lớn đối với tông Tịnh độ.
Công nguyên 1909, học giả Nhật Bản là Quất Thụy Siêu… ở vùng phụ cận Toyuk (là nền cũ của Cao Xương) phát hiện quyển Vãng Sinh Lễ Tán Kệ và những mảnh đứt đoạn của kinh A-di-đà, phần sau có phụ lục văn phát nguyện của Sư. Đây có lẽ là một trong mười vạn quyển kinh A-di-đà do Sư viết.
Hơn nữa, Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ cũng gọi là Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ, vào thế kỷ thứ VIII đã được truyền sang Nhật Bản và lưu truyền rất rộng. Ngài Pháp Nhiên y cứ vào sách này sáng lập tông Tịnh độ của Nhật Bản, đồng thời tôn Đại sư Thiện Đạo làm Cao Tổ.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]31 khách