Làm thiện để cầu phước lộc là thiện trong ác

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Làm thiện để cầu phước lộc là thiện trong ác

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Làm thiện để trở thành người thiện, khác với sự làm thiện để cầu phước. Làm thiện để cầu phước lộc là thiện trong ác, còn chân thành thương người, thương chúng sanh mà làm thiện thì đây là chân thiện. Cho nên phải chú ý phân biệt cho rõ sự việc này, đừng nên lầm lẫn. Tất cả đều do cái tâm quyết định. Làm điều tốt để cầu hưởng danh vọng, tiền tài, chức quyền, v.v... thì đây không phải là thiện mà vì cái tâm hẹp hòi vị kỷ, sẽ bị cái nạn tam thế oán. Phật dạy, còn có cái tâm ái ngã, vị kỷ, thì không thể vãng sanh. Ví dụ, tất cả những người đang có quyền, có thế, giàu có trong đời này là nhờ đời trước họ tu rất nhiều, nhưng vì cái tâm tham cầu danh văn lợi dưỡng cho nên tất cả công đức đã chuyển thành phước báu, thành ông giám đốc, thủ trưởng, tỷ phú, v.v... Có được quyền lực, phước báu rồi thì mặc sức tung hoành tạo nghiệp, cống cao, ngã mạn, không chịu tu... Cho nên một ngàn người hưởng phước trong đời này ta tìm không ra được một vài người tương lai sẽ thoát nạn. Phật nói đây là tam thế oán, mình đã hiểu quá nhiều về đường này rồi thì nhất định đừng theo con đường đó. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là nơi những người tốt lành bậc nhất mới được hội tụ, nếu mình ăn ở không hiền lành, không thiện lương thì không đủ tiêu chuẩn vãng sanh. Tính tình trước nay nhân hậu, thiện lương, đây là cái nhân rất hợp để được vãng sanh. Về phước báu hữu lậu thì ngay trong đời này đã có hiện báo tốt. Ðây là quả báo của sự thiện lành. Có phước báu cần phải tu phước báu, hãy mở tâm lượng ra thương người, giúp đỡ tha nhân. Thật thà làm những việc này, nhất định không thèm cầu mong một sự trả ơn, không thèm buồn khi làm ơn mà bị trả oán, không thèm than thở khi bị hiểu lầm, v.v... Hãy buông bỏ tất cả những thứ phiền lụy tầm thường này đi. Có câu thơ rằng :“ Yếu vô phiền não, Bổn phận tùy duyên mạc cưỡng cầu, Vô ích ngữ ngôn hựu khai khẩu,Vô can kỷ sự thiểu đương đầu.”

Nghĩa là, cái điều chính yếu là không để bị phiền não, không buồn sầu. Bổn phận giúp được ai thì giúp, tùy theo duyên, không cần gượng ép. Nếu khuyên người ta không nghe thì tự mình lo tu hành, không nên nói nữa làm chi cho rắc rối. Những chuyện xảy ra chung quanh không liên can tới mình thì tránh xa, đừng xen vào làm chi.

Quyết định như vậy, không lay chuyển. Ngày ngày cố công niệm Phật, tha thiết cầu nguyện vãng sanh. Cứ thế mà đi, chắc chắn được vãng sanh.

Tu pháp niệm Phật để vãng sanh rất dễ, dễ khi mình biết buông xả. Nhưng coi chừng cũng rất khó, khó vì chấp chặt không chịu buông xả. Chấp chặt là sao? Ví dụ: quyến luyến cái nhà, hễ rời đi thì nhớ; quyến luyến con cái, hễ xa thì thương; tham lam tiền bạc, hễ bỏ ra một đồng cũng tiếc; ham thích danh tiếng, thèm được vỗ tay cho nở mặt; tự tư ích kỷ, đố kỵ ganh tỵ, v.v... nếu còn vướng những thứ này khó bề vãng sanh. Cái nhà đó chỉ là cái lều vô thường rồi đây nó phải tan rã, cái nhà thực của mình là hoa sen ở cõi Tây Phương Cực Lạc kia kìa.

Ví dụ như nhiều người lớn tuổi cứ quyến luyến cái quê Việt Nam, thì đây là chấp, cứ còn nghĩ cái xứ nghèo khó này là “Quê Cha Ðất Tổ” thì khó bề vãng sanh, nên nhớ đây chỉ là cái chỗ tạm trú chân chịu khổ, chịu nạn, chứ cái “Quê Tổ” thực sự của mình là Tây Phương Cực Lạc. Người thương nhớ con cái, không nỡ xa rời, thì đây là tình chấp thế gian, khi chết khó được siêu sanh. Thường bị, hoặc là có thể tái sanh lại kiếp người để đi làm vợ hoặc chồng của con cháu để có dịp gần gũi, âu yếm, chăm sóc nhau trong đời sau, (loạn luân!). Hoặc kém may mắn hơn, ngu si đi đầu thai thành những con vật như chó, mèo, chim... những loài bình thời con cháu mình ưa thích để được trở vào nhà cũ phục vụ cho con cháu. Như vậy vì thương nhớ con cháu thái quá mà đành mất phần vãng sanh, sơ ý còn bị rơi vào tam ác đạo.

Người “Nhìn thấu” là người hiểu rõ chân tướng sự thật của vạn pháp là:

“Nhất thiết hửu vi pháp

Như mộng huyển bào ảnh

Như lộ diệt như điện

Ưng tác như thị quán”
(Kinh Kim Cang)

Tạm dịch:

Tất cả những hiện tượng trong vũ trụ (gồm những vật hửu hình và vô hình trong vũ trụ mà đối với con mắt của loài người nhìn thấy, vì chúng ta đang đứng trên quan điểm loài người)

Tất cả những thứ đó (hửu vi pháp) chỉ như làø giấc mơ, như là món đồ của người làm ảo thuật, như là bọt nước, như là cái bóng trong gương hay như trăng đáy nước.

Như giọt sương ban mai, lại cũng như ánh điện chớp.

Người chân thật tu hành phải “nhìn thấu” như vậy”

Nhờ “nhìn thấu” như vậy. Nên hành giả niệm Phật mới có thể “buông xả” được những thứ “ngũ dục và lục trần” (Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy và Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp).

Vì thế hành giả mới không bị ràng buộc, đây mới thật sự là “tự tại”.

http://chuadienphuc.tongtran.com/module ... wst&sid=27


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Làm thiện để cầu phước lộc là thiện trong ác

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Nhờ được “tự tại” nên hành giả có thể sống “tùy duyên” (tùy duyên tiêu thụ nghiệp, tùy duyên mà bất biến, tâm bồ đề không thay đổi nhưng tùy theo căn cơ chúng sanh, mà hành giả vẫn có thể sống đối đãi trong cảnh thuận nghịch của thế gian, gọi là Bất biến mà tùy duyên).

Hành giả “tùy duyên” sống trong mọi hoàn cảnh sinh hoạt, môi sinh: vui buồn, đượïc mất, khen che, tốt xấu vân vân của thế gian, nhưng lòng bồ đề không đổi, hành giả luôn “niệm Phật”, luôn nhớ nghĩ đến công hạnh, công đức, hạnh nguyện, hình ảnh và tâm lượng của chư Phật. Trong Niệm phật đường, trong công tư sở, trong hảng xưởng, trong học đường hay xã hội... người niệm Phật vẫn có thể “Niệm” thầm hay niệm ra tiếng. Chẳng bao lâu, như người ướp hương, người niệm Phật cũng như thế, “Hành giả ”û và “Phật” tự tương ưng. Bởi vì:

“Năng niệm, sở niệm tánh Không tịch

Cảm ứng đạo giao nan tư nghì”

(người niệm Phật và Phật hiệu mà người niệm Phật Niệm “Tánh” của nó vốn vắng lặng.

Nhưng mà sự giao cảm và ứng hợp với chân tâm, bổn tánh thì không thể nghĩ bàn
).

Trong cảnh giới như trên đã nói, hành giả sống trong thế gian, tuy nhiên, mọi việc làm thì “chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi”. Ðây là Phước Tuệ song tu, đồng thời đầy đủ Tín, hạnh, nguyện luôn kiên trì dũng mãnh trì danh hồi hướng vãng sanh cực klạc quốc. Chắc chắn chín phẩm sen vàng luôn chờ đợi người niệm Phật. Xin chư đồng tu sách tấn nhau tinh tấn Niệm Phật. Laị nữa, Ngài Bồ Tát Long Thọ nói: “Nhất thiết Pháp Không” mà đã là “Không” thì mọi hiện tượng chỉ là tướng giả hợp “đương thể tức “không” liễu bất khả đắc”. Vì vậy quyến luyến nó làm gì!. Một lòng nguyện cầu vãng sanh cực lạc quốc. Khi giải thoát, vãng sanh về Tây Phương rồi mới có đủ năng lực trở lại cứu độ, thương yêu, bảo bọc lẫn nhau. Ở đây, muốn cứu cũng cứu không nổi, muốn giữ cũng giữ không được, mà còn bị lôi nhau xuống đọa lạc thì dại gì tự cam chịu khổ? Xin chư đạo hửu khuyến tấn lẫn nhau tu tịnh nghiệp.

Có một đoạn giảng ký, ngài Tịnh Không nói rằng, đi về các nẻo khác thì cô đơn, buồn tẻ, cực nhọc, khổ đau, tìm một người thân cũng khó. Còn vãng sanh về Tây Phương thì vui lắm, hàng ngày kẻ tới người đi tấp nập như hội. Bồ Tát các nơi tới đó tham học, ta cùng chư vị Bồ Tát ở đó đi các nơi tham quan cúng dường chư Phật. Một ngày mình phân thân thám du khắp mười phương thế giới, (chứ không phải nhỏ xíu như quả địa cầu này). Cha mẹ, thân nhân, bà con, bạn bè... trong vô lượng kiếp đến nay ngày ngày tụ họp vui vầy bên nhau. Muốn về thăm lại quê cũ này thì một tích tắc tới liền... Ðây là sự thật. Vậy thì, xin quý đồng tu niệm Phật hãy ngày đêm tinh tấn niệm A Di Ðà Phật, tha thiết cầu xin đi về Tây Phương. Quyết lòng tin tưởng, giữ vững đường tu, thì đời này chắc chắn đắc thành đạo nghiệp. Còn gì hạnh phúc hơn, phải không quý vị!

http://chuadienphuc.tongtran.com/module ... wst&sid=27

Trong bài giảng về mười điều thiện, Pháp sư Tịnh Không nói rằng người làm thiện suốt đời nhưng không thấy kết quả gì hết, rồi đâm ra nghi ngờ lời Phật, mất niềm tin, từ đó mà tâm bị thối chuyển. Ngài nhấn mạnh, người tu hành là phải làm thiện, làm thiện phải có cái tâm chân thành để làm, phải suy nghĩ những điều nào thiện để làm, và phải thường xuyên coi thử việc mình làm có thực sự thiện chưa, có sơ hở gì không? Ngài nói, “làm thiện mà không thấy kết quả thì coi chừng trong thiện pháp, quý vị đã xen kẽ bất thiện”. Người nói thiện mà không làm thiện thì đây là hữu danh vô thực, khỏi cần bàn thêm. Còn người có tâm thiện, có nghĩ điều thiện, có làm thiện mà không chịu quan sát kỹ điều mình làm, thì coi chừng...! Như ngài nói, “ví dụ như bạn pha một ly nước cam, vô ý làm rơi chất độc vào trong đó!...”. (Cho nên muốn tu Phước cũng phải có Trí tuệ)

Con người do thiếu tu hành từ đời trước nên đời này không đủ phước báu, thiện duyên, họ thường phải gặp những hoàn cảnh khó khăn, không tự chủ được cuộc sống, khó tránh khỏi những môi trường tạo nghiệp. Chuyện này rất khó giải quyết, phải cần tu hành, làm lành làm thiện cho nhiều mới có cơ duyên chuyển đổi hoàn cảnh. Sống trong một môi trường mà con người hầu hết đều coi thường việc sát sanh hại vật, thì chuyện tạo nghiệp trở thành bình thường, chính vì thế mà họ cứ bị vướng mãi trong luân hồi đọa lạc. Thường tình người ta khuyến khích việc giết chuột, kiến, ruồi, muỗi, v.v... nay ta đem việc này ra trách thì có vẻ buồn cười!

Tuy nhiên, một khi đã biết rõ về lý nhân quả báo ứng thì chúng ta nên cố gắng tìm cách tránh. Ví dụ, quét dọn sạch sẽ để bớt ruồi, dùng đường, bột, v.v... dụ kiến ra ngoài, đóng cửa sớm để ngừa muỗi hoặc những loài phù du, v.v... nếu cố gắng ta tránh được rất nhiều nghiệp sát. Ðặc biệt hơn, khi lập hương án niệm Phật để giải nạn oan gia trái chủ cho mẹ là cầu giải tỏa nghiệp chướng do bởi sự sát sanh hại mạng mà ra, thì lại càng kiêng cữ việc sát sanh. Nếu thực tâm làm việc này thì con cái, gia đình phải biết hy sinh chút ít thói quen hay quyền lợi để đổi lấy tương lai tốt đẹp cho người thân mới đúng.

Giết hại sanh mạng tạo ra mối oán thù truyền kiếp, bình thời khi ta còn khỏe mạnh, tinh thần sung mãn, chúng không làm gì được ta, nên đành âm thầm chờ đợi gần đến ngày ta thân tàn sức kiệt mới ra tay, quyết lôi mình vào ba đường ác để trả thù. Nhưng đây là việc đã lỡ rồi, Phật dạy cho ta phương thức gỡ nạn, bằng cách ăn năn sám hối lỗi lầm, hồi hướng công đức, cho hai bên đều có lợi. Nếu lòng thành khẩn sám hối, thì việc làm này chư Phật Bồ Tát sẽ cảm ứng, oan gia trái chủ cảm thông. cho nên, đang sám hối cầu an mà sát sanh thì thật là trớ trêu. Rõ ràng, vì sơ ý mà thù kết thêm thù, oán càng thêm oán. Người tu hành hiểu đạo nhất thiết phải chú ý kiêng cữ.

Sám hối nghiệp chướng có tiêu trừ hay không là do cái tâm có chân thành sửa lỗi hay không, còn tất cả các hình thức chỉ là sự trợ duyên. Ðây là đạo lý “nhất thiết duy tâm tạo”. Bình thường con người dễ bị rơi vào, một là bướng bỉnh ngạo mạn để thọ nạn, hai là mê tín dị đoan để bị nạn. Bướng bỉnh ngạo mạn không chịu phản tỉnh lỗi lầm thì đành phải chịu nạn đã đành. Ngược lại, cũng không phải ít người thành thực tu hành nhưng thiếu sáng suốt cũng dễ bị sai lầm oan uổng. Ví dụ, có người khi lâm nạn thì quýnh cuống lên chạy đi cúng vái đủ các chùa các miễu để cầu phước, cầu may, giết hại súc vật để cúng tế thần linh cầu tai qua nạn khỏi, v.v... Thật là khổ! Sám nghiệp đâu có thể tạo thêm nghiệp bao giờ!

Sám nghiệp chủ yếu là tự mình nói lên cái lỗi của mình để sửa chứ đâu phải là sự cúng tế. Người biết tu thì cái công đức nên giữ, cái lỗi lầm xấu ác phải liệng ra ngoài. Người thường xuyên khoe cái hay của mình, dù có tu hành nhiều đi nữa thì phẩm hạnh cũng khó mà cao! Vì sao vậy? Vì cái kho tàng công đức phước báu đã mở tung ra cho thiên hạ vào lấy hết rồi, còn gì nữa đâu mà khoe! Ngài Ấn Quang Ðại Sư ,vị Tổ Sư thứ 13 của Tịnh Ðộ tông, dạy rằng lúc nào cũng tự nghĩ rằng mình còn yếu kém thì mới tu hành tốt. Nghĩ mình còn yếu kém thì dễ dàng nhận cái dỡ của mình, khen cái hay của người. Chính đây là một cách tiêu nghiệp chướng. Thế nhưng, người đời cứ thích khoe khoang cái hay của mình để chịu tiêu mòn công đức, còn điều xấu thì cứ khư khư dấu thật kỹ để tăng nghiệp chướng. Chính vì thế mà ách nạn mới khó tiêu trừ được.

Biết vậy rồi thì bắt đầu từ đây ta hãy làm ngược lại. Hẳn nhiên hơi khó, nhưng nếu quyết tâm, ta vẫn có nhiều cơ hội để thực tập. Ví dụ, điển hình về cuộc đời của cụ Triệu Vinh Phương, có lần cụ than với con cháu rằng: “Trong đời của ta làm ác nhiều lắm, nhất là sát hại loài cá để ăn. Có lẽ vì nghiệp báo này mà thường bị đau lưng. Các con nếu thương ta thì hãy mua cá phóng sanh cho nhiều rồi hồi hướng công đức cho ta”. Cụ Triệu Vinh Phương 94 tuổi vãng sanh để lại một ống xương biến thành tượng Phật. Cuối đời cụ hai lần được thấy Phật, biết trước ngày vãng sanh, tỉnh táo về với Phật... thì lời nói này đâu phải là sự lẩm cẩm. Cụ tự kể việc ác là sám nghiệp, mua cá phóng sanh là khuyên tu hành làm lành, hồi hướng công đức là nhắc nhở con cháu lo tròn đạo hiếu. Rõ ràng là một câu nói của bậc đã có trí huệ mà ta không hay.

http://chuadienphuc.tongtran.com/module ... wst&sid=27


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Làm thiện để cầu phước lộc là thiện trong ác

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
thiện nhưng thiếu trí tuệ phật pháp thì gọi là thiện hữu lậu; hữu lậu là có chỗ thủng, cho nên phước có ngày sẽ hết; mình nghĩ thiện trong ác nghe khó hiểu hơn là thiện trong vô minh?
:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.41 khách