TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Kinh Cửu Phẩm Vãng Sanh A Di Đà Tam Ma Địa Tập Đà La Ni nói tên của 9 Phẩm là:

Thượng Phẩm

Thượng Phẩm Thượng Sinh Chân Sắc Địa
Thượng Phẩm Trung Sinh Vô Cấu Địa
Thượng Phẩm Hạ Sinh Ly Cấu Địa

Trung Phẩm

Trung Phẩm Thượng Sinh Thiện Giác Địa
Trung Phẩm Trung Sinh Minh Lực Địa
Trung Phẩm Hạ Sinh Vô Lậu Địa

Hạ Phẩm

Hạ Phẩm Thượng Sinh Chân Giác Địa
Hạ Phẩm Trung Sinh Hiền Giác Địa
Hạ Phẩm Hạ Sinh Lạc Môn Địa



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

kimcang đã viết:TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Kinh Cửu Phẩm Vãng Sanh A Di Đà Tam Ma Địa Tập Đà La Ni nói tên của 9 Phẩm là:

Thượng Phẩm

Thượng Phẩm Thượng Sinh Chân Sắc Địa
Thượng Phẩm Trung Sinh Vô Cấu Địa
Thượng Phẩm Hạ Sinh Ly Cấu Địa

Trung Phẩm

Trung Phẩm Thượng Sinh Thiện Giác Địa
Trung Phẩm Trung Sinh Minh Lực Địa
Trung Phẩm Hạ Sinh Vô Lậu Địa

Hạ Phẩm

Hạ Phẩm Thượng Sinh Chân Giác Địa
Hạ Phẩm Trung Sinh Hiền Giác Địa
Hạ Phẩm Hạ Sinh Lạc Môn Địa
Trong bài kệ Phục Nguyện có câu :

Nguyện sanh tây Phương Tịnh độ trung.
Cửu Phẩm liên hoa vi phụ mẫu....

Đây là cách giáo đầy thâm ý của các Tổ Sư Tịnh Độ, theo đó, các Ngài chỉ ra và chia ra thành chín tầng cao thấp khi vảng sanh. Và sanh thì sanh từ hoa sen. Nghĩa của ý kệ là như thế nào?

Nay, mod KC đưa ra từng tên gọi, nên thật hửu duyên để chúng ta bàn luận.

Lấy thí dụ tên thấp nhất là Hạ Phẩm Hạ Sanh Lạc Môn Địa.
Chữ Địa trong Phật Giáo không có nghĩa là Đất, mà chữ "Địa" còn có nghĩa là tâm địa chúng sanh. Như đất là nơi mà tất cả các loài thực vật cây cỏ từ đó mà sanh, thì Tâm địa chúng sanh củng vậy là nơi chủng chủng tánh sanh khởi, Tánh Phật, tánh phàm, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh... củng không ngoài cái tâm địa này mà có, giống như cây đại thụ, hay cỏ lau.... củng không thể ngoài đất mà tồn tại được.

Chữ Lạc môn : có nghĩa là cổng dẩn đến an lạc thật sự, tưởng tượng như Thiên Chúa Giáo có cổng Thiên đường,

Lạc môn địa là Tâm địa của người sung sướng hạnh phúc mừng rở như người tới cổng của an lạc của hạnh phúc, Chúng ta có thể tưởng tượng như câu chuyện của người Vượt biên, lênh đênh trên biển, bổng một buổi sáng thấy được đất liền, tâm trạng của người ấy là "Lạc môn Địa".

Như vậy, suy ra rằng sự đặt tên là chuyện "Thấy Biết" của Tổ Sư và mượn ngôn ngữ thế gian mà gọi, ngỏ hầu cho người thế gian thông qua ngôn ngữ tên gọi mà hiểu được Ý Tổ.

Chứ làm gì có cái hoa sen nào tên gọi là "Lạc Môn Địa", nằm ở đâu đó bên trời Tây, màu xanh hay đỏ hay vàng tím,

Vậy thì làm sao và khi nào thì vảng sanh để thọ thai trong liên hoa mà đặng Lạc môn địa?

Bằng cách suy luận ngược, chúng ta có thể hiểu đôi chút.

Ái hà thiên xích lảng.
khổ ài vạn trùng ba

Con người bơi lội trong dòng sông "Ái", mà trùng trùng sóng dử vồ vập xô đẩy, nếu có ai đã từng vượt biên sẻ hiểu rất rỏ cận cãnh mà Tổ sư dùng hình tượng trên để diển tả. Thấy được bờ là O^I WAO, MY GOD, ....

Dòng sông sâu ngàn dặm và mênh mông đó thực ra là chữ "ÁI" mà thôi ! nên gọi là "Ái Hà", Chúng ta chỉ cần thôi (bỏ) :"ÁI" thì đâu còn sông hay biển gì nửa ??? Nhưng Các Ngài Tổ Sư biết hàng phàm phu khó được như vậy nên mới dụng phương tiện. Phương tiện trì danh Phật.

Dục thoát luân hồi khổ.
Tảo cấp Niệm Di Đà.

Đó là phương tiện. Niệm Di Đà mà dứt "Ái" hoặc nhân duyên sanh :"Ái" thì mới thoát, chứ không phải niệm Di Đà là Bùa chú mà thoát, hay có ông Phật tên A Di Đà nào tới cứu . Và Niệm mà dứt "Ái" hoặc nhân duyên sanh "Ái" thì ngay lúc đó là vảng sanh, lúc vảng sanh ấy thì bổng thấy thoát khỏi "Ái Hà Thiên xích lảng", như người vượt biên mà thấy được đất liến, con đường dẩn đến Cực Lạc. Nên gọi là "Lạc Môn Địa".

Ngày nay, rất nhiều người dù chưa xã báo thân, chưa chết, chưa mạng chung,.... mà đã sanh vào liên hoa Cửu Phẫm rồi.


Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

Như vậy, suy ra rằng sự đặt tên là chuyện "Thấy Biết" của Tổ Sư và mượn ngôn ngữ thế gian mà gọi, ngỏ hầu cho người thế gian thông qua ngôn ngữ tên gọi mà hiểu được Ý Tổ.
DH Chi Lan hay tự lấy ý riêng mà suy diễn.

Tên của 9 Phẩm là từ trong Kinh Cửu Phẩm Vãng Sanh A Di Đà Tam Ma Địa Tập Đà La Ni không phải là do Tổ nào đặt ra cả.
Dòng sông sâu ngàn dặm và mênh mông đó thực ra là chữ "ÁI" mà thôi ! nên gọi là "Ái Hà", Chúng ta chỉ cần thôi (bỏ) :"ÁI" thì đâu còn sông hay biển gì nửa ??? Nhưng Các Ngài Tổ Sư biết hàng phàm phu khó được như vậy nên mới dụng phương tiện. Phương tiện trì danh Phật.
Pháp Trì Danh Niệm Phật là do Đức Phật dạy trong Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà không phải là do Chư Tổ phương tiện đặt ra.

Tu Hành phải Đủ Lý Sự chỉ thuần Chấp Lý Bỏ Sự là rơi vào Đoạn Kiến.


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Ah ha ! :))

Thật sơ sót, Admin I mà lại cho là Mod ! Xin thứ lỗi. (giống như lên Hòa thượng rồi mà còn gọi là Thượng Tọa ! :)) )
Admin I đã viết:DH Chi Lan hay tự lấy ý riêng mà suy diễn.

Tên của 9 Phẩm là từ trong Kinh Cửu Phẩm Vãng Sanh A Di Đà Tam Ma Địa Tập Đà La Ni không phải là do Tổ nào đặt ra cả.
.
Điều này củng không có gì trật. Kinh là Kim Khẩu Phật thuyết, mà Phật là Tổ Sư của Tổ, hàng Tổ _ Tổ sư. Nên đâu phải là ý riêng hay ý chung !!!

Trở lại, vấn đề "Tên gọi của Chín Phẫm Liên Hoa".

Người nào, trì danh hiệu Phật nhất tâm rồi, có trí tuệ phát sanh thấy xưa nay lặn hụp trong bể khổ là đều do "Ái nghiệp" mà ra, và niệm Phật bổng thấy an ổn không còn đua tranh trong biển ái. thì người đó gọi là "Vảng sanh Liên Hoa Hạ phẩm hạ sinh Lạc Môn Địa".

Từ nơi "Sanh" như vậy. (sanh ở đây là sanh tâm địa, chứ không có nghĩa là sanh đẻ như ở nhà Bảo sanh). Nhất tâm trì niệm danh hiệu Phật, thì trí tuệ phát sanh, biết rỏ việc nên làm, việc gì nên tránh. Thì đó gọi là "Hạ phẩm trung sanh Hiền Giác Địa". Nghĩa là trí tuệ đã có được Giác Ngộ, tương ưng Giác của các bậc Thánh Hiền. Hằng ngày sống trong hành động, giác ngộ chuyện nên làm và chuyện không nên làm. Biết rỏ Thiện Ác mà xa lánh hoặc gần gủi. Do công phu trì danh Hiệu Phật, mà được như vậy thì người đó đã "Vảng sanh Liên Hoa Hạ Phẩm Trung Sanh Hiền Giác Địa.".

Niệm danh hiệu Phật không ngơi nghỉ và nhất tâm, trong không cầu, ngoài không vọng tưởng. Căn tánh thành thục, xa rời ác nghiệp, thành tựu thiện nghiệp từ Tâm địa Hiền Giác, thì trí tuệ phát sanh, như cây ngày càng lớn từ sự chăm sóc (niệm Phật), bón phân ( Làm thiện nghiệp), lúc đó sẻ tỏ tường Tánh Thiện, Tánh Ác vốn không phải hai. (Bất nhị). Tâm và cảnh là một. Người được như vậy thì gọi là : "Vảng sanh Liên Hoa Hạ Phẩm Thượng sanh Chân Giác Địa"

Qua phân tích như vậy, chúng ta thấy rằng, "Vảng sanh" là chuyện ngay bây giờ, và trong thế giới Ta Bà này, chứ không phải là chuyện viễn vong vọng tưởng ở Phương Tây. Sanh trong sen, là Tâm địa sanh, sen là dụ cho Tánh Phật. Tức là Tâm địa sanh trong tánh Phật. Còn cho rằng chết rồi thần thức sẻ nhập thai sen là tầm bậy hết sức. Cho nên, Lục Tổ có dạy, "Giác ngộ là ở tại thế gian này tìm giác ngộ, Bỏ thế gian này mà tìm Giác ngộ khác gì lông rùa sừng thỏ".


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"ChiLan"]Cho nên, Lục Tổ có dạy, "Giác ngộ là ở tại thế gian này tìm giác ngộ, Bỏ thế gian này mà tìm Giác ngộ khác gì lông rùa sừng thỏ".
Nhiều khi đọc mà không hiểu lời Huệ Năng Đại Sư dạy.

Hai từ "Thế Gian" không chỉ là chỉ ở tại cõi Ta Bà nầy, trái đất nầy, mà những thế giới khác, trái đất khác trong vũ trụ.

Nhưng nói "Thế Gian" thì chúng ta hiểu là nói thế gian ở trái đất nầy. Nhưng nếu trái đất nầy bị hũy diệt trong tương lai, thì "thế gian nầy" là thế gian nào?

Chấp chặc vào "Trái đất" thì làm sao gọi là "Chiếu Kiến Ngũ Uẫn hay Vạn Pháp Giai Không"?

Thế gian nầy đâu thường tồn, mà cứ khăng khăng là chỉ tại thế gian nầy mới tìm được giác ngộ? Thế gian nầy sẽ bị hũy diệt trong tương lai thì chẳng lẽ sẽ không tìm được giác ngộ hay sao?

Bây giờ tôi không cần nói chi đâu xa các cõi Phật khác, chỉ nói Trái Đất Nầy và Mars (hỏa tinh) đi cũng được vậy.

Sống trên Mars nếu được thì cũng có thể giúp cho chúng ta giác ngộ như thường, và Mars cũng gọi là "thế gian"

Quán Vạn Pháp Giai Không ư? đâu nhứt thiết phải ở trái đất nầy mới quán được, đâu nhứt thiết phải trong cậy vào những hình sắc tướng của những gì trong trái đấy nầy mà quán.

Ở Mars cũng quán được Vạn Pháp Giai Không kia mà, nếu đã thấu rỏ Phật Pháp rồi.

Mars cũng có hình tướng, cũng có đất, gió, nước, lửa (Tứ Đại) chẳng khác gì trái đất nầy.

Vì vậy mới hay rằng Kinh Lăng Nghiêm nói quá hay: "Tính sắc chân không, tính không chân sắc, thanh tịnh bản nhiên, châu biến pháp giới, tùy chúng sanh tâm, ứng lượng sở tri, tuần nghiệp phát hiện"

Ôi Địa đại cùng khắp mười phương, Thủy đại cùng khắp mười phương, Phong đại cùng khắp mười phương, Hỏa đại cùng khắp mười phương, không nơi nào mà không có!

Chớ nên hạng buộc tâm mình chỉ ở trái đất như hạt vi trần trong vũ trụ bao la!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nhocvuive
Bài viết: 52
Ngày: 03/08/09 01:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp HCM
Nghề nghiệp: Sinh Viên

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi nhocvuive »

Này chilan do đâu ĐH có sự hiểu biết nơi kinh sâu sắc thế ? Có thể kể cho tôi nghe được không ? Tôi khâm phục chị đấy...

Thời nay, xem kinh dụng hình tướng nên chẳng hiểu thánh ý khó mà thực hành theo để mà chứng đắc nên hóa ra viết lách, giảng giải, hiểu thì nói hiểu chớ chưa theo sự hiểu của mình mà tu để chứng đắc được.

Tôi đang trên con đường tu Tự Tánh Tỏ Tánh, nơi bản thân mình sửa tánh xấu, giải đố tật xấu hỷ xả + Giáo Lý + Thiền Tọa cho quen dần đến khi nào đắc Bản Thể Tâm đọc kinh Phật là hiểu liền...


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Sanh trong sen, là Tâm địa sanh, sen là dụ cho Tánh Phật. Tức là Tâm địa sanh trong tánh Phật
Hay à nghen.
Ông Phật này của Chiếu Thanh ổng sanh tâm.

Chủ yếu là ổng sợ chúng sinh bỏ chúa, vãng sanh hết thì chúa hết dân, nên ổng sanh tâm nói bậy.
Cửa Địa ngục đã mở rồi đó.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Điều này củng không có gì trật. Kinh là Kim Khẩu Phật thuyết, mà Phật là Tổ Sư của Tổ, hàng Tổ _ Tổ sư. Nên đâu phải là ý riêng hay ý chung !!!
Rõ ràng là nói càng để mê hoặc chúng sanh.

Kinh chỉ có Phật nói không có Tổ nào nói Kinh cả.

Còn cho rằng chết rồi thần thức sẻ nhập thai sen là tầm bậy hết sức.
Thật Là Lời Đại Vọng Ngữ Nói Như Vậy Là Phỉ Báng Tam Bảo Hóa Sanh Hoa Sen Là Từ Trong Kinh Phật Dạy.

Chưa ra khỏi 3 cõi mà càng lý luận cho cao thì là càng Vọng Ngữ.

Con Két nhạy tiếng người mà không hiểu nghĩa người ham lý luận cao mà không có thực chứng thì cũng như con két kia.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Thiền và Tịnh độ tôn chỉ bất đồng. Cần có thực chứng như các bậc Đại Bồ Tát mới có thể thấu hiểu được, dung thông vô ngại. Rốt ráo Phật quả thì chẳng cần phải bàn nữa. Còn trái lại, phải biết chỗ dừng, nếu không thì lầm đường, phỉ báng. Tứ tướng chưa liễu dứt thì càng bàn càng lệch xa, càng cố nghĩ thì càng theo chủ kiến cá nhân.

Địa ngục 1000 kiếp cũng là giả tạm. Nhưng chỉ trãi qua một thời khắc nhỏ của địa ngục thì KHỔ sở vô cùng, huống chi một kiếp, hai kiếp, .....cho đến không kỳ hạn nhất định.

tangbong NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT tangbong


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Các Bậc Thánh Tăng Cận Đại Như Tổ Ấn Quang, HT Quảng Khâm, dạy chúng về Pháp Môn Niệm Phật rất đơn giản thực tế đó là:

Đủ Tín Nguyện Hạnh Nhất Tâm Niệm Phật.

Người Niệm Phật đủ tín nguyện hạnh chẳng cần lý luận cao siêu mà sự tu hành thực chứng rõ ràng.

Người ham lý luận cao mà không thực hành mới nghe qua thấy như rất hay nhưng chỉ là lời rỗng không vô nghĩa.

Ham lý luận cao mà không thực tu là càng tăng ngã mạn kiến chấp.


Nói phải có thực hành nói lý rỗng thì không khác gì con két nhạy tiếng người mà không hiểu nghĩa.4

Những lời lý luận rỗng lúc còn hơi thở ra vào thì còn có thể lòe người nhưng lúc thân mạng tan hoại nghiệp cảnh hiện ra thì chẳng dùng được



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Môn tu nào cũng vậy: ham lý luận, không có thực chứng đều là lầm đường.Những lời lý luận rỗng lúc còn hơi thở ra vào thì còn có thể lòe người nhưng lúc thân mạng tan hoại nghiệp cảnh hiện ra thì chẳng dùng được.


tangbong NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT tangbong


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Rồi rồi rồi !.

Nay Chilan, là kẻ hậu bối chẳng dám "so găng" cùng đại tri thức, chẳng qua là thấm cái ý "gì gì " đó ! rồi lên mạng viết cho hả ! Không phải tuyên truyền, không phải hoằng pháp.

Thầy Thánh Tri giải nghĩa , là ý của Hoa Nghiêm Tông, "một là tất cả, tất cả là Một". Hoa nghiêm Tông thì quán "Nhất Chân Pháp Giới" nghĩa là Pháp giới là nhất thể, là một. Không có biên giới trong Pháp giới Nhất chân. Không có nơi nào cụ thể chính xác có ranh giới là Cưc Lạc Quốc, hay Ta Bà, hay Địa Ngục.

Nhược nhơn dục liểu tri.
Tam thế nhất thiết Phật.
Ưng quán Pháp giới Tánh.
Nhất thiết duy tâm tạo.

Thế gian mà Lục Tổ nói trên là "Thế Gian của Tâm Địa tạo" chứ không phải là thế gian đơn thuần là Trái Đất. Thầy Thánh Tri phải lưu ý như vậy.
Chilan sẻ có bài nói như thế nào là Địa Ngục. Ở chuyên mục khác.
binh đã viết:Hay à nghen.
Ông Phật này của Chiếu Thanh ổng sanh tâm.

Chủ yếu là ổng sợ chúng sinh bỏ chúa, vãng sanh hết thì chúa hết dân, nên ổng sanh tâm nói bậy.
Cửa Địa ngục đã mở rồi đó.
.

Chilan chẳng biết, Chiếu Thanh là gì ?, ông nào?

Tư tưởng của Ông Chiếu Thanh như thế nào , củng không có trong đây. Nếu bình nói vậy , có phải xem chilan "đạo văn" hay "đạo ý" , như vậy là xem thường người khác. Đó là tâm địa không tốt. Vã lại, chính "bình" đã phát biểu.
binh đã viết:Thôi ai thay đổi " ý " trong kinh Phật, người đó tự chịu trách nhiệm.
Tôi đã mở khóa và xóa bài của tôi rồi. (không có ý kiến)
Tôi xin lỗi.
.

Kính thưa các ĐH.
Học kinh Phật , phải tỉ dụ như lặng xuống biển mà mò hạt châu. Có người lặn , trồi lên, lặn xuống, trồi lên... lụm được cục gạch mà cho là hạt châu... thiệt là uổng công vậy. Có người lượm được hạt châu mà không tin, kiếm cái khác ...! Thiệt là tiếc lắm vậy.

Cái gì là hạt châu ?

Cái gì đem lại an lạc mà không sanh vọng tưởng là ... Hạt châu đấy.

Xin hẹn ở bài kế tiếp.

Vảng sanh Liên Hoa Trung Phẩm Hạ Sanh Vô Lậu Địa.


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách