Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ý NGHĨA CHỮ A DI ĐÀ

A DI ĐÀ có nghĩa là vô lượng.
Trong vô số các diệu đức của Đức Phật A Di Đà, Phật Thích Ca chỉ lấy 2 nghĩa của chữ “Quang” và chữ “Thọ” để tập hợp tất cả các nghĩa khác.

Vô Lượng Quang : là sáng suốt khắp cả mười phương
Vô Lượng Thọ : là thọ mệnh dài lâu suốt cả ba đời (quá khứ, hiện tại, vị lai)

Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ cùng tập trung nới Đức Phật A Di Đà có nghĩa là cùng khắp cả mười phương, trong ba đời. Tức là toàn thể pháp giới là toàn thân Đức A Di Đà.

Nói cách khác A Di Đà là Thanh Tịnh Pháp Thân, là Pháp Tánh, là bổn giác của tất cả chúng sinh.
Còn khi chúng ta quay đầu trở lại nơi đạo Phật, chúng ta niệm “Nam mô A Di Đà Phật” là chúng ta đem cái giác ngộ của chúng ta ngay bây giờ (gọi là thủy giác) để hòa nhập vào cái bổn giác sẵn có.
Thủy giác và bản giác vốn chẳng khác nhau, Phật và chúng sinh chẳng khác nhau, cho nên một niệm ứng hợp với nhau thì một niệm ấy là Phật. Niệm nào cũng ứng hợp với nhau thì niệm nào cũng là Phật.

Cho nên khi niệm Phật, tâm ý phải để cả vào sáu chữ danh hiệu (lục tự hồng danh ) thì tâm ta mới ứng hợp với tâm Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Danh Hiệu A Di Đà Phật có được là do tiền thân Phật là Tỳ Kheo Pháp Tạng đã từng phát 48 Đại Nguyện và trải vô lượng kiếp chuyên cần tinh tấn tu hành mà nay đã được quả Phật hiệu là A Di Đà.

Nhân là Phát 48 Nguyện và Tu Hành
Quả là Phật A Di Đà

Nhân Quả rỏ ràng chẳng sai chẳng trái.

Vì 48 Nguyện lập nên cõi Cực Lạc để tiếp dẫn giáo hóa chúng sanh, nên bây giờ ngài đã Thành Phật thì những lời nguyện ấy đều đã thành tựu viên mãn. Cõi Cực Lạc đã có, danh hiệu A Di Đà Phật cũng đã có vì vậy Đức Thích Ca Mâu Ni Phật dạy: "Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, thế giới tên là Cực Lạc, Phật hiệu là A Di Đà, hiện nay đang nói pháp."


Nếu cõi Cực Lạc chẳng có, Phật A Di Đà cũng chẳng có thì đức Phật Thích Ca cũng chẳng nói có để làm gì.

Ngược lại, Phật Thích Ca còn nói "Phật A Di Đà đã thành Phật đến nay đã được 10 kiếp".

Không những là nói "Có", mà còn nói rỏ rằng đã "Có" được 10 kiếp rồi!

Nếu ai bảo rằng Phật A Di Đà không có, cõi Cực Lạc không có thì người đó bát bỏ Nhân Quả!


Vì sao vậy?

Bởi vì Tỳ Kheo Pháp Tạng đã từng Phát 48 Đại Nguyện và trải vô lượng kiếp tu hành như Phật Thích Ca vậy. Ngài nguyện lập nên thế giới Cực Lạc, và thành Phật hiệu là A Di Đà.

Nếu có người Tu Nhân mà không có Quả thì có phải là bát bỏ nhân quả không? Vì vậy biết hễ tu Nhân thành Phật thì có Quả Phật.

Ngay cả Phật Thích Ca cũng từng trải bao kiếp tu hành mới được quả Phật, chúng ta cũng phải tu hành mới thành Phật, huống chi Tỳ Kheo Pháp Tạng đã trải bao kiếp tu hành mà không thành Phật sao?

Cho nên biết rằng không phải thế! Ngài Pháp Tạng do Nhân tu hành mà nay đã thành Phật hiệu là A Di Đà, và 48 lời nguyện đều viên mãn, nên có thế giới Cực Lạc, có Phật A Di Đà tiếp dẫn giáo hóa chúng sanh.

**Thời Tổ Bách Trượng, có chuyện con Chồn đã 500 năm, là do vì Từng làm Pháp Sư bát bỏ Nhân Quả mà phải đọa làm chồn. Ai nấy phải cẩn thận về việc nầy!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

A Di Đà Là Tất Cả 3 Đời Chư Phật Giáo Pháp



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Muốn hiểu rõ hơn hãy đọc kinh: Niệm Phật Ba La Mật, A Di Đà,...


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Phật nào cũng đầy đủ Ba Thân: Pháp Thân, Báo Thân, Ứng Hóa Thân.

Phật A Di Đà cũng thế, vì vậy một câu A Di Đà tròn nghĩ ba thân.

A Di Đà là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ. Mỗi mỗi chẳng ngoài Nhân Quả.

Trong 48 Đại Nguyện của Tỳ Kheo Pháp Tạng (tiền thân Phật A Di Đà) có hai lời nguyện như sau (Kinh Vô Lượng Thọ):

"Ðiều nguyện thứ mười hai:
Nếu con được thành Phật mà ánh sáng còn có hạn lượng, không soi thấu được trăm ngàn ức na do tha các cõi Phật thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.

Ðiều nguyện thứ mười ba: Nếu con được thành Phật mà thọ mệnh còn có hạn lượng, chỉ được trăm ngàn ức na do tha kiếp thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác."


Do nguyện thứ 12 được thành tựu mà Phật A Di Đà là Vô Lượng Quang Phật vì "ánh sáng của ngài soi suốt khắp mười phương không bị chướng ngại" (Kinh A Di Đà).

Do nguyện thứ 13 được thành tựu mà Phật A Di Đà là Vô Lượng Thọ Phật vì ngài được "sống lâu vô lượng vô biên, A Tăng Kỳ kiếp" (Kinh A Di Đà).

Thế thì ngài được danh Hiệu Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ, tức là A Di Đà Phật, cũng tức là được ánh sáng khắp mười phương, thọ mạng vô lượng, công đức, trí tuệ mỗi mỗi đều vô lượng vô biên đều là những cái Quả do những cái Nhân tu hành thuở xưa.

Mỗi mỗi đều phù hợp với Nhân Quả cả.

Nói Ánh Sáng chiếu khắp mười phương không bị chướng ngại, và thọ mạng vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp là nói về Ứng Hóa Thân.

Quang Minh có thể hiểu theo hai nghĩa:

1. Trí Tuệ
2. Ánh Sáng tỏ ra từ thân

Quang Minh mà Kinh A Di Đà và Kinh Vô Lượng Thọ nói ở đây là Ánh Sáng Tỏ ra Từ Ứng Hóa Thân của Phật A Di Đà, là cái kết quả của lời nguyện thứ 12.

Vì vậy mà Kinh Vô Lượng Thọ, Phật Thích Ca dạy Quang Minh của Ứng Hóa Thân Phật A Di Đà sáng hơn Quang Minh của chư Phật trong mười phương như sau:


"Ðức Phật bảo A Nan:

- Ánh sáng oai thiêng của Ðức Phật Vô Lượng Thọ cao quý bậc nhất, ánh sáng của các Ðức Phật đều không thể sánh kịp, dù chiếu đến trăm thế giới Phật, hoặc ngàn thế giới Phật, nhẫn đến chiếu tới các cõi Phật về phương Ðông nhiều như số cát sông Hằng, rồi đến phương Nam, phương Tây, phương Bắc và bốn phương kề cận: hoặc có ánh sáng tỏa ra bảy thước, hoặc một do tuần, hoặc ba, bốn, năm do tuần, cứ gấp lên cho đến khi tỏa sáng khắp tất cả thế giới các cõi Phật cũng không sánh kịp."


Chư Phật mỗi nguyện khác nhau cho nên Ứng Hóa Thân sẽ không giống nhau, ánh sáng của Ứng Hóa Thân Phật có vị thì chiếu một do tuần, trăm do tuần, ngàn do tuần, một thế giới, trăm thế giới, ngàn thế giới mỗi mỗi không đồng. Phật A Di Đà do lời nguyện đã viên mãn nên ánh sáng của ngài chiếu khắp mười phương, siêu vược ánh sáng của chư Phật.

Nhân Quả chẳng sai trái.

Phật A Di Đà có đại nguyện tiếp dẫn chúng sanh trong mười phương thế giới, cho nên hễ ai bất luận là ở cõi nào, thế giới nào trong phương phương Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, Phật A Di Đà cũng dùng ánh sáng nơi Ứng Hóa Thân của ngài mà chiếu đến kẻ ấy, nhiếp thọ không bỏ sót, tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc.

Có người nghi: nếu ánh sáng của Phật A Di Đà soi khắp mười phương không bị chướng ngại, tại sao mình không thấy?

Chẳng biết rằng ai cũng mang nghiệp nặng nề, toàn bị kiến tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc che lấp tâm tánh, cũng như người bị nghiệp mù mà không thấy, rồi cho rằng nếu có mặt trời mặt trăng và ánh sáng đó sao tôi không thấy, rồi bảo chẳng có mặt trời mặt trăng và ánh sáng của chúng, há có hợp lý chăng? có điên đảo chăng?

Hơn nữa, lại còn chẳng Tin, chẳng Nguyện, chẳng Hành, thì chẳng thể hợp với lời nguyện nên chẳng thể "cảm ứng đạo giao" vì vậy không thể thấy được Phật A Di Đà và Quang Minh của ngài.

Nếu có Tín, Nguyện, Hạnh đầy đủ thì chắc chắn sẽ thấy được Phật A Di Đà và được ánh sáng ngài nhiếp thọ, tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc.

Như đã nói Phật A Di Đà là Vô Lượng Thọ, thọ mạng vô lượng vô biên ă tăng kỳ kiếp là nói về Ứng Hóa Thân.

Tuy chư Phật đồng một Pháp Thân, mà pháp thân thì muôn đời không thay đổi, chẳng sanh chẳng diệt, vô thỉ vô chung.

Nhưng Ứng Hóa Thân là thân thị hiện để độ sanh tùy theo chúng sanh và nhân duyên, cho nên có Phật thì Ứng Hiện chỉ một thời gian ngắn như Phật Thích Ca Mâu Ni đã Thị Hiện ở ấn độ 80 năm. Có Phật thì Ứng Hiện lâu dày như Phật A Di Đà sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp.

Có được thọ mạng dày lâu như Phật A Di Đà cũng là do kết quả của lời nguyện thứ 13 vậy. Cho nên cũng chẳng trái nhân quả.

Mà đã là thân Thị Hiện thì dĩ nhiên phải có sanh có diệt. Tuy rằng nói là vô lượng vô biên a tăng kỳ mà cũng có ngài hết thọ mạng, vì vậy Kinh Quán Âm Thọ Ký và Kinh Bi Hoa dạy rằng sau nầy Phật A Di Đà cũng thị hiện nhập Niết Bàn, và ngài Quán Thế Âm sẽ thị hiện thành Phật hiệu là Phổ Quang Công Ðức Sơn Vương Như Lai, Cõi nước Cực Lạc sẽ đổi tên thành thế giới Chúng Bảo Phổ Tập Trang Nghiêm.

Ôi nói Phật Thị Hiện Đản Sanh và Niết Bàn mà thật chẳng có đản sanh niết bàn. Vì Phật nào cũng đã được đầy đủ Pháp Thân và Báo Thân, thì thân thị hiện sanh diệt có nhầm vào đâu đâu! Chỉ là việc làm đệ đổ sanh thôi! Chớ có sanh tâm buồn vui khổ lụy!

Ôi phải biết rằng chúng mình nếu có thể vãng sanh trong đời nầy thì may mắn lắm vì Phật A Di Đà chỉ mới thành Phật 10 kiếp ở cõi Cực Lạc, khi Phật nhập niết bàn thì chúng ta cũng đã thành Phật rồi!

Hơn nữa ta về Cực Lạc thì lúc Phật mới có được 10 kiếp tức sẽ làm Trưởng Lão, Sư Huynh của các vị vãng sanh sau nầy (vì Phật A Di Đà sẽ tiếp tục kiếp dẫn chúng sanh vô lượng vô biên ă tăng kỳ kiếp nữa), giúp đở các vị đó!

Phải gắng lên, nguyện sanh Cực Lạc.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Phật không bỏ chúng sanh nào. E rằng chúng sanh bỏ Phật.


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Tiếp tục với loạt bài Cửu Phẩm Liên Hoa, Nay Chilan sẻ trình bày với các ĐH : "Vảng sanh Liên Hoa Trung Phẩm Trung Sanh Minh Lực Địa"

Từ ngử mà chúng ta tham khảo là chữ "Minh Lực"

Minh = sáng suốt, tường tận.
Lực = sức (năng lực), Khả năng (sở lực).

Xin giới thiệu về chữ "Minh" trước.
Thưa các ĐH , trước chữ "Minh" thường là chữ "Thông", nghĩa là có "thông" mới có "minh". Nghĩa là "thông" rồi mới "minh" !

Xưa, Ngày Phật thành đạo, trước khi sao Mai mọc, Thích Ca đã đặng "Thiên Nhản Thông", "Túc Mạng Thông" và "Lậu tận Thông". Thật ra, phải nói đúng là Phật đã chứng ; "Thiên Nhản Minh", "Túc Mạng Minh" và "Lậu tận Minh". Tại sao phải nói như vậy?, Vì hạng phàm phu thường đánh đồng "Thông" tức là "Thần Thông", như ậy vô tình biến bậc Đạo Sư như một "thần quyền" ? Và biến cái "minh" thành phép lạ.

Kính thưa các Đao Hửu !

"minh" không là phép lạ, Minh là sáng tỏ, thông suốt như Tánh của nước là trong !

Và chử Minh trong "Minh lực địa" là nghĩa này ! Nghĩa là, do nhân duyên "Vô lậu" , ly phân biệt, tự tánh trong suốt mà thành tựu Minh, không còn ngăn ngại (hoặc), đặng "Thiện Nhản Minh" nhìn rỏ khắp ba cỏi mười phương (không gian), đặng túc mạng minh nghĩa là thấu suốt ba đời (Quá khứ, hiện tại, vị lai) là Thời gian.

Như vậy, bậc Vảng sanh Trung Phẩm Trung Sanh Minh Lực Địa, là bậc nhìn rỏ sáng suốt bất cứ nơi nào trong không gian vô tận và thời gian vô cùng.Đó là Minh.

Và Lực là "vô tâm tức lực", Nghĩa là : sức mạnh nhất chính là Vô Tâm. Chổ này rất hay, nhưng nói ra thành dở, nên không nói bây giờ.

Tóm lại, "Vảng Sanh Liên Hoa Trung Phẩm Trung Sanh Minh Lực Địa" là bậc thành tựu "Minh" bất cứ nơi nào trong không gian vô tận và thời gian vô cùng, với sức mạnh vô địch chính là "Vô Tâm".


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Chilan Giảng Tên Của 9 Phẩm Thao Thao Đúng Hay Sai Thì Chưa Biết Nhưng Không Biết Chilan Có Tin và Tu Tịnh Độ Hay Không?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

A Di Đà là "Vô Lượng Quang" _ nghĩa là sáng cùng khắp Pháp giới, soi rọi cùng khắp Pháp giới, Bao trùm khắp không gian vô tận.
A Di Đà là "Vô Lượng Thọ" _ nghĩa là xuyên suốt ba thời Quá khứ, Hiện tại, Vị Lai, là thời gian vô cùng.

Và "Minh Lực Địa" là tâm địa tương tự như vậy, ám chỉ sự sáng suốt bao trùm không gian vô tận và xuyên suốt thời gian vô cùng. Sự sáng suốt ấy tất nhiên củng là một sức mạnh đó là "Lực". Và "lực" ấy sẻ dụng như thế nào? chúng ta sẻ cùng thảo luận Phẩm sanh tiếp là :"Vảng sanh liên hoa Trung Phẩm thượng sanh Thiện giác Địa"

Thiện Giác Địa là "Tâm" giác ngộ chan hòa và đem lại lợi ích cho Tha nhân, đúng như vế thứ hai của Đại Thừa là " Giác Tha ". Chúng ta đừng lầm chữ "Thiện" như là "Thiện Hạnh" hay "Thiện hành" của phàm phu, mà đây là "Thiện Giác", nghĩa là Giác Ngộ mà Chơn thiện, Giác mà vô ngã vị tha là Thiện Giác. Hình tướng của "Thiện Giác Địa" chính là chổ dụng của "Minh Lực Địa", hay đúng hơn là "Lực" trong minh lực địa. Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng là những hình ảnh chỉ bày cho cái dụng của "Lực" trong "Minh Lực Địa" và Cái "Giác" trong "Thiện Giác Địa".

Kính thưa các ĐH,

Chỉ là 6 Phẩm thôi, từ Hạ đến Trung , quả thật phàm phu nhiều chướng nghiệp thật khó mà vói tới được.

Hạ Phẩm, tượng trung cho hoa sen đã có hình dạng nhưng còn trong nước, ba phẩm trung sanh dụ như sen đã trồi lên khỏi mặt nước, nhưng củng chỉ là búp sen, Hạ phẩm thì dụ như "Tự Giác", còn trung phẩm thì có được nhiều lợi ích cho chúng sanh dụ cho hạnh "Giác Tha", và dỉ nhiên Thượng Phẩm là "Giác hạnh Viên Mản" lúc đó mới là :" Hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sanh, Bất thối Bồ Tát vi bạn lử".

Chilan củng chỉ giải được tới đây, và muốn được thảo luận cùng các ĐH. Có điều, ChiLan muốn giải bày rằng: "Đừng đi lạc lối" , Tịnh Độ là ly kiến giải, dừng tư kiến, xã nhân pháp, chỉ còn nhất tâm mới thật là Tịnh độ, không có chuyện vừa "Tịnh" vừa "cầu", nửa "tịnh" nửa "Tưởng". Và "Tịnh" là xã luôn "Tín, nguyện hành" vì sao? Vì đã "Tin" mới tu "Tịnh", lập nguyện mới tu "Tịnh", và Hành chính là tu "Tịnh" nên tu "Tịnh" là dẹp hết mấy cái nhặt nhảnh đó, Thí dụ như Ông A ở Cali đến nhà bạn là Ông B ở Nửu Ước, thì không cần phải đem chiếc xe trình cho ông bạn mình rằng: "Tui tới nhà ông bằng xe !!!" ... !?!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"ChiLan"]A Di Đà là "Vô Lượng Quang" _ nghĩa là sáng cùng khắp Pháp giới, soi rọi cùng khắp Pháp giới, Bao trùm khắp không gian vô tận.
A Di Đà là "Vô Lượng Thọ" _ nghĩa là xuyên suốt ba thời Quá khứ, Hiện tại, Vị Lai, là thời gian vô cùng.
Quang có hai:

Nội Quang: Trí Tuệ
Ngoại Quang: Ánh Sáng từ Thân

Phật có Pháp Thân, Báo Thân, Ứng Hóa Thân.

Dẫu Trí Tuệ và Thanh Tịnh Pháp Thân của chư Phật đồng nhau, nhưng Ứng Hóa Thân có khác biệt là vì do mỗi vị hạnh nguyện khác nhau.

Vì A Di Đà Phật nguyện thân chiếu sáng khắp nơi ở nguyện thứ 12 nên cái quả là thân tỏ ánh sáng vô lượng, vô chướng ngại.

Thọ Mạng cũng thế

Pháp Thân là lấy Lý Tánh muôn đời bất sanh bất diệt
Báo Thân lấy Trí Tuệ có sanh nhưng không diệt
Ứng Hóa Thân lấy Nhân Duyên độ sanh, nên có sanh có diệt, tùy thuận chúng sanh

Dẫu chư Phật đồng một pháp thân nên ai cũng đều là Vô Lượng Thọ, nhưng hạnh nguyện chẳng đồng nên Ứng Hóa Thân có vị thọ mạng dày ngắn khác nhau. Như Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện 80 năm, A Di Đà Phật là Vô Lượng Vô Biên A Tăng Kỳ Kiếp, dẫu thế nhưng vẫn còn hữu lượng, tức hết kiếp lâu xa như thế, Ứng Hóa Thân thị hiện vẫn thị hiện nhập niết bàn.

Nói như vậy mới viên mãn. Chứ nếu chỉ nói Pháp Thân thì phật nào cũng đồng nên gọi là A Di Đà Phật, Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang thì vẫn chưa thông. Không có Ứng Hóa Thân thì làm sao giáo hóa chúng sanh, lợi ích chúng sanh?


Chỉ là 6 Phẩm thôi, từ Hạ đến Trung , quả thật phàm phu nhiều chướng nghiệp thật khó mà vói tới được.

Chilan củng chỉ giải được tới đây, và muốn được thảo luận cùng các ĐH. Có điều, ChiLan muốn giải bày rằng: "Đừng đi lạc lối" , Tịnh Độ là ly kiến giải, dừng tư kiến, xã nhân pháp, chỉ còn nhất tâm mới thật là Tịnh độ, không có chuyện vừa "Tịnh" vừa "cầu", nửa "tịnh" nửa "Tưởng". Và "Tịnh" là xã luôn "Tín, nguyện hành" vì sao? Vì đã "Tin" mới tu "Tịnh", lập nguyện mới tu "Tịnh", và Hành chính là tu "Tịnh" nên tu "Tịnh" là dẹp hết mấy cái nhặt nhảnh đó, Thí dụ như Ông A ở Cali đến nhà bạn là Ông B ở Nửu Ước, thì không cần phải đem chiếc xe trình cho ông bạn mình rằng: "Tui tới nhà ông bằng xe !!!" ... !?!
Những thứ kiến giải của ông cũng phải xã, vì cũng chưa chắn là đúng theo Phật.

Vì thế ngài Duy Ma Cật dạy: "Ngoại đạo giả nhạo chư kiến. Bồ Tát ư chư kiến nhi bất động".

Nghĩa là ngoại đạo ư thích kiến giải, còn bồ tát đối với các kiến giải không động.

Kinh Niết Bàn cũng nói: "Tri Kiến Lập Tri, Tức Vô Minh Bổn".

Kinh Lăng Nghiêm cũng nói: "Tự Tâm Thủ Tự Tâm, Phi Huyễn thành Huyễn Pháp".

Pháp Môn nào cũng có tôn chỉ riêng của pháp môn đó. Thiền có tôn chỉ của thiền. Tịnh có tôn chỉ của Tịnh. Đó là vì muốn cho con người chuyên nhứt, một pháp tiến tu giải thoát.

Làm người chưa giác ngộ thì không một ai là không chấp. Ông và tôi nói chuyện qua lại như thế nầy cũng là chấp nhiều lắm rồi vậy.

Bởi thế chẳng thể nói rằng không chấp được.

Muốn cứu người chấp khỏi chấp thì phải làm như thế nào đây?

Phật phương tiện chỉ bài pháp "Chấp Trì Danh Hiệu A Di Đà Phật" cầu sanh Cực Lạc.

Dạy rằng phải Tin, phải Nguyện, và phải Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc.

Do dùng cái tính thường chấp của con người mà chấp vào câu Phật hiệu cầu sanh Cực Lạc nên mới giữ vững được tâm chuyên nhứt.

Kỳ diệu thay, tâm thành tức ứng, tâm chúng sanh, nguyện chúng sanh hợp với tâm phật, nguyện của Phật, được cảm ứng đạo giao nan tư nghì. Vãng sanh Cực Lạc, từ rài về sau chuyên tu muôn hạnh, lợi mình lợi người, lìa xa ngã chấp pháp chấp, ở trong Thường Tịch Quang mà vẫn Ứng Hóa Thân hiện khắp cõi đời để độ thoát chúng sanh. Ấy mới thật là lìa chấp một cách rốt ráo, một phương tiện giúp người lìa chấp thành Phật chẳng thể nghĩ bàn vậy!

Như thế rốt ráo cũng chẳng khác gì các môn khác vậy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Vẹt nói tiếng người !


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Vẹt nói tiếng người !
NÓI NGƯỜI SAO KHÔNG TỰ XÉT LẠI MÌNH?

NÓI MÀ CHƯA THẬT BIẾT CŨNG LÀ GIẢ CAN BẮT CHƯỚC SƯ TỬ RỐNG



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]22 khách