Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

vacun
Bài viết: 25
Ngày: 16/05/10 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi vacun »

Không chắc thì nói mần chi :(

Mình trích 1 đoạn ở http://www.thuvienhoasen.org/chunghiakinhadida-02.htm
Xá Lợi Phất, chẳng thể có chút ít căn lành, phước đức, nhân duyên mà được sanh về cõi nước đó.

Xá Lợi Phất, nếu có người con trai lành, người con gái lành nào nghe nói đến Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, tâm chuyên nhất chẳng loạn. Người đó, lúc lâm chung, được Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Người đó, khi chết, tâm không điên đảo , liền được sanh về cõi nước Cực Lạc của Phật A Di Đà.

Xá Lợi Phất, ta thấy lợi ích ấy nên nói lời nầy. Nếu có chúng sanh nào nghe được điều nầy, thì phải nên phát nguyện sanh về cõi nước đó.”
nếu tâm điên đảo thì sao nhĩ :-?


Nghe Chỉ Nghe, Đừng Suy Nghĩ
Nhìn Chỉ Nhìn, Đừng Suy Nghĩ
Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

kimcang đã viết: Hỏi: Lúc lâm chung thấy Phật hiện ra, có chắc là không phải ma chăng?

Thưa: Người tu tâm chẳng quán tưởng đến Phật mà Phật bỗng hiện ra, không phải bản tâm mình mong đợi, thì là ma thật. Nhưng mình niệm Phật, cốt mong thấy Phật, mà Phật hiện ra, thế là tâm mình đã cùng ứng hợp với tâm Phật rồi. Huống chi, lúc mình lâm chung chẳng phải là lúc mong chờ ma đến, sao lại còn nghi ngờ lo sợ là ma?
(trích Kinh Di Đà Yếu Giải)



Đoạn này nói rất rõ ràng là Thấy Phật Hiện Ra Khi Lâm Chung.

Còn lúc bình thường Niệm Phật mà Khởi Tâm Cầu Thấy Phật Hiện Ra như vậy là sai
Thưa Bác kimcang,xin Bác giải thích dùm NGHĨA của từ: PHẬT.
-PHẬT -> Sắc Tướng (32 Tướng Tốt) !?
-PHẬT ->Bao gồm trọn vẹn cả Thể Tánh & Thể Tướng !?

Minh Thiện:Kính Chào và... tangbong


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

nếu tâm điên đảo thì sao nhĩ
>> Vì vậy mà không chắc. Cho nên phải giữ chặt tâm chí suốt đời, nhất hướng Cực Lạc.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Hỏi: Lúc lâm chung thấy Phật hiện ra, có chắc là không phải ma chăng?

Thưa: Người tu tâm chẳng quán tưởng đến Phật mà Phật bỗng hiện ra, không phải bản tâm mình mong đợi, thì là ma thật. Nhưng mình niệm Phật, cốt mong thấy Phật, mà Phật hiện ra, thế là tâm mình đã cùng ứng hợp với tâm Phật rồi. Huống chi, lúc mình lâm chung chẳng phải là lúc mong chờ ma đến, sao lại còn nghi ngờ lo sợ là ma?
(trích Kinh Di Đà Yếu Giải)

Đoạn này nói rất rõ ràng là Thấy Phật Hiện Ra Khi Lâm Chung.

Còn lúc bình thường Niệm Phật mà Khởi Tâm Cầu Thấy Phật Hiện Ra như vậy là sai
Uhm, thì muốn nghĩ sao đó thì nghĩ ... :) , Ai đọc cũng biết phần đó nói 2 vế, 1 vế nói lúc bình thường, và sau chữ "huống chi" là vế thứ 2.
Kimcang: Còn lúc bình thường Niệm Phật mà Khởi Tâm Cầu Thấy Phật Hiện Ra như vậy là sai
Quảng Khâm: "Khi lâm chung, đừng nên để tâm muốn thấy hình tướng chư Phật, Bồ-tát.
Kimcang phong HT Quảng Khâm là Thánh vậy thì...

2 điều trên họp lại nhất định vãng sanh ...

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

VHBK
Lúc bình thường Niệm Phật mà Khởi Tâm Cầu Thấy Phật Hiện Ra thì chưa được niệm Phật Tam Muội.
Chỗ này không đúng đâu, Tam Muội có sâu có cạng khác nhau.

Tùy theo căn tánh chúng sanh mà khi niệm Phật có những pháp gọi là trợ tu nữa
, không thể nói hành giả không thể chứng Tam Muội.
dct nói mọi người la làng nữa, thôi nhờ lời tổ chỉ dạy vậy

Ví như nói niệm Phật Kí Số, Tổ Ấn Quang dạy:

Ấn Quang tôi vì tâm khó điều phục, nhiều phen dùng thử mới biết là hay, nguyện cùng những người độn căn đời sau y theo tu tập để được đồng sanh về Cực Lạc. Thập Niệm Ký Số là khi niệm Phật phải ghi nhớ rành rẽ từ một đến mười câu, hết mười câu liền trở lại một, cứ như thế xoay vần mãi. Trong Lá Thư Tịnh Độ. (Trả lời cư sĩ Châu Thiệu Lân)
Tâm nào niệm Phật? Tâm nào nhớ số lần niệm Phật???

VHBK niệm Phật an lạc.
A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

nếu tâm điên đảo thì sao nhĩ
>> Vì vậy mà không chắc. Cho nên phải giữ chặt tâm chí suốt đời, nhất hướng Cực Lạc.
VHBK không nên nghe người khác nói xàm rồi sanh nghi...

dct nói rõ đoạn kinh văn A Di Đà này.
Xá Lợi Phất, nếu có người con trai lành, người con gái lành nào nghe nói đến Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, tâm chuyên nhất chẳng loạn. Người đó, lúc lâm chung, được Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Người đó, khi chết, tâm không điên đảo , liền được sanh về cõi nước Cực Lạc của Phật A Di Đà.
Chuyện nhất tâm hay không nhất tâm chỗ này Tổ Ngẫu Ích nói nếu không có tín nguyện, thì miễn có phần vãng sanh.
(Phải thuộc lòng câu "vãng sanh cùng chăng là do có tín nguyện hay không")

Khi được nhất tâm bất loạn, dù không được nhất tâm bất loạn nếu đã có tín nguyện vững chắc thì khi lâm chung, nhất định Phật A Di Đà đến hiện thân trước, rồi sau đó hành giả mới Tâm Bất Điên Đảo sau.

VHBK đọc lại đoạn kinh văn đó thêm lần nữa đi.

Phật hiện ra trước sau đó hành giả mới được TÂM BẤT ĐIÊN ĐẢO.

2 chỗ đó không thể đảo lộn được. Phật hiện ra chi??? Để nhiếp thọ người lâm chung này, chỗ này gọi là "chư Phật chi sở hộ niệm".

Cho nên đọc trong truyện kí thường thấy mấy người bất thiện làm điều ác khi lâm chung, bị oan gia trái chủ thánh toán nợ nần, bức bách mà cất tiếng niệm Phật nguyện vãng sanh gấp rút, khi Phật hiện ra thì người đó nói "Phật đến rồi", ngay lúc đó bệnh khổ cùng oan gia cũng biến tan, an nhiên mỉm cười ra đi. Chính lúc đó là chỗ trong kinh nói "Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Người đó, khi chết, tâm không điên đảo, liền được sanh về cõi nước Cực Lạc của Phật A Di Đà.".

Cho nên phải hiểu chỗ TÂM BẤT ĐIÊN ĐẢO này là sau khi Phật hiện ra. Chẳng phải nói trước khi Phật hiện ra, và ngay trong kinh cũng nói rất rõ ràng.

Còn nói về Tâm Điên Đảo, như nhiều chỗ nói Bồ tát Thất Địa trở về trước toàn là tu trong cõi mộng (điên đảo). Thì phàm phu làm sao nói là không điên đảo được.

Hàng Nhị Thừa so với một vị Sơ Phát Tâm Bồ Đề cò thua xa, vậy sao có thể gọi là không điên đảo???

Còn nói về cảnh giới điên đảo nặng nhất là chúng sanh Địa Ngục, nhẹ nhất là Bồ Tát, làm sao có thể nói không được điên đảo mới được vãng sanh.

Xin nhắc lại : "Có vãng sanh cùng chăng là do có tin nguyện hay không".

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Đoạn đó VHBK nói cho vacun nghe thôi. Chớ lúc lâm chung mà Đức Phật và thánh chúng hiện ra thì chắc chắn được vãng sanh rồi. Chỉ sợ những người không đủ lòng tin, nguyện không tha thiết, lâm chung tâm trí hổn loạn, khó mà vãng sanh.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

dct87 nên đọc kinh: NIỆM PHẬT BA LA MẬT thì sẽ rõ.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Trích Cẩm Nang Tu Đạo
Mồng năm Tết (ngày 13 tháng 2 năm 1986), Ngài ngồi xếp bằng yên định, tinh thần hòa hoãn, chẳng chút xao động; rồi dạy các đệ tử đồng thanh niệm Phật.

Vào hai giờ chiều hôm ấy, Ngài bảo đại-chúng: chẳng đến chẳng đi, chẳng việc gì; rồi nhìn đại-chúng gật đầu, mỉm cười. Không lâu sau, đại chúng thấy Ngài ngồi yên bất động liền đến bên quan sát kỹ, mới hay Ngài đã an nhiên theo tiếng niệm Phật, viên tịch rồi.
Trong Tam Giáo, thì Nho-giáo dạy đạo đức, lễ, nghĩa, trung, hiếu. Lão giáo tuy cũng dạy tu Ðạo, song không dạy Phật-lý, nên không giải thoát. Cuối cùng chỉ có quy nạp về Phật Môn Tịnh Ðộ cầu vãng sanh, thì mới liễu thoát sanh tử.
HT Quãng Khâm An Nhiên Thị Tịch Để Lại Xá Lợi.

DH DCT Nếu Được Như Vậy Thì Cũng vào Vị Thánh.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
MinhDao
Bài viết: 65
Ngày: 11/01/08 16:16

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi MinhDao »

vacun đã viết:nếu tâm điên đảo thì sao nhĩ :-?
Xin nhắc lại : "Có vãng sanh cùng chăng là do có tin nguyện hay không".
Tín, Nguyện, Hạnh không thể tách rời. Nếu có Tín, Nguyện mà không Niệm Phật cũng không vãng sanh.

Xin hãy đọc lời giảng dạy của Tổ cho rõ mà Hành cho đúng. Đừng qua lại nhiều vô ích.
MD xin Sám Hối những bài pót vừa qua vì lời văn viết không rỏ ràng.
Xin rút lui trước. Chúc mọi người đầy đủ Tín, Nguyện và Niệm Phật Vãng Sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.






NGẪU ÍCH ÐẠI SƯ PHÁP NGỮ
(dịch theo bản in của Tịnh Tông Học Hội thành phố Cao Hùng, Ðài Loan)
Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa


24. Luận về Trì Danh Niệm Phật cửu phẩm vãng sanh


Nếu muốn mau thoát khỏi nỗi khổ luân hồi thì không gì bằng trì danh niệm Phật, cầu sanh thế giới Cực Lạc. Nếu muốn quyết định được sanh về thế giới Cực Lạc thì lại không gì bằng lấy Tín để dẫn đường, lấy Nguyện để thúc đẩy. Tin xác quyết, nguyện khẩn thiết, dù tán tâm niệm Phật cũng chắc chắn được vãng sanh. Lòng tin chẳng chân thật, nguyện chẳng dũng mãnh, dù nhất tâm bất loạn cũng chẳng được vãng sanh.

Thế nào là Tín? Một là tin vào nguyện lực của Phật A Di Ðà. Hai là tin vào lời dạy của đức Thích Ca Văn Phật. Ba là tin vào lời khen ngợi của sáu phương chư Phật. Phàm là bậc chánh nhân quân tử trong thế gian còn chẳng nói dối, huống hồ là Di Ðà, Thích Ca, sáu phương chư Phật há lại vọng ngữ sao? Chẳng tin điều này thì thật chẳng còn cách nào cứu được nữa. Vì thế, trước hết phải sanh lòng tin sâu xa.

Thế nào là Nguyện? Trong hết thảy thời, chán ghét nỗi khổ sanh tử cõi Sa Bà, ưa thích, hâm mộ niềm vui Bồ Ðề cõi Cực Lạc. Làm bất cứ điều gì thiện hay ác, nếu thiện thì hồi hướng cầu vãng sanh, ác thì sám nguyện cầu vãng sanh, không còn chí gì khác. Ðấy gọi là Nguyện.

Tín - Nguyện đã đầy đủ thì Niệm Phật chính là chánh hạnh; cải ác tu thiện đều là trợ hạnh. Tùy theo công sức sâu cạn mà chia thành chín phẩm, bốn cõi Tịnh Ðộ, mảy may chẳng lạm. Chỉ cần tự kiểm điểm lấy mình, chẳng cần phải hỏi người khác nữa.

Nghĩa là: tín sâu nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật, tâm nhiều tán loạn thì là Hạ Phẩm Hạ Sanh. Tín sâu, nguyện thiết niệm Phật nhưng lúc niệm Phật tán loạn giảm thiểu thì là Hạ Phẩm Trung Sanh. Tin sâu, nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật lại chẳng tán loạn thì là Hạ Phẩm Thượng Sanh. Niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, chẳng khởi tham, sân, si thì thuộc vào ba phẩm Trung Sanh. Niệm đến Sự Nhất Tâm Bất Loạn, tùy ý đoạn Kiến Tư Hoặc hay Trần Sa Hoặc trước và cũng hàng phục được vô minh thì thuộc vào ba phẩm Thượng Sanh. Vì thế, tín nguyện trì danh niệm Phật sanh trong chín phẩm, đích xác chẳng lầm.

Hơn nữa, tín nguyện trì danh, tiêu phục nghiệp chướng, đới nghiệp vãng sanh chính là Phàm Thánh Ðồng Cư Tịnh Ðộ. Tín nguyện trì danh, đoạn sạch Kiến Tư Hoặc mà vãng sanh thì là Phương Tiện Hữu Dư Tịnh Ðộ. Tín nguyện trì danh, phá tan một phần vô minh mà vãng sanh chính là Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Ðộ. Tín nguyện trì danh, trì đến chỗ cứu cánh, đoạn sạch vô minh mà vãng sanh thì chính là Thường Tịch Quang Tịnh Ðộ. Vì thế trì danh sanh trong tứ độ cũng là điều đích xác chẳng lầm vậy.

Hỏi: Trì danh như thế nào để đoạn được vô minh?

Ðáp: Ðối với danh hiệu Phật được trì, chẳng luận là ngộ hay chẳng ngộ, không gì chẳng là “nhất cảnh tam đế” (9). Cái tâm trì niệm chẳng luận là đạt hay không đạt, không gì chẳng là “nhất tâm tam quán” (10). Chỉ vì chúng sanh vọng tưởng chấp trước, tình kiến phân biệt nên chẳng thể khế hợp viên thường. Nào có biết rằng [tâm] năng trì chính là Thỉ Giác. [Danh hiệu Phật] được trì (sở trì) chính là Bổn Giác. Nay cứ thẳng thừng mà trì thì ngoài chuyện trì niệm ấy không có Phật, ngoài Phật chẳng có trì niệm. Năng - Sở bất nhị thì Thỉ Giác hợp với Bổn Giác, ấy gọi là Cứu Cánh Giác.

Hỏi: Thỉ Giác đã hợp với Bổn Giác thì ngay đó chính là Thường Tịch Quang, sao còn nói là vãng sanh?

Ðáp: Nếu đã thấu đạt ngay đó chính là Thường Tịch Quang thì nói đến vãng sanh nào có ngại gì? Bởi vãng tức là chẳng vãng, không vãng mà vãng, sanh chính là vô sanh, vô sanh mà sanh. Văn Thù, Thiện Tài sanh về Tây Phương là bởi lẽ đấy.

Ôi chao! Nam tử! Ðừng mất công suy nghĩ nữa.

kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Tín, Nguyện, Hạnh không thể tách rời. Nếu có Tín, Nguyện mà không Niệm Phật cũng không vãng sanh.

>> Không phải vậy đâu. Có Tin sâu, Nguyện thiết vẫn được vãng sanh. Nhưng thường là bậc thượng căn, căn lành chẳng nhỏ.


MinhDao
Bài viết: 65
Ngày: 11/01/08 16:16

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi MinhDao »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Tín, Nguyện, Hạnh không thể tách rời. Nếu có Tín, Nguyện mà không Niệm Phật cũng không vãng sanh.

>> Không phải vậy đâu. Có Tin sâu, Nguyện thiết vẫn được vãng sanh. Nhưng thường là bậc thượng căn, căn lành chẳng nhỏ.


NGẪU ÍCH ÐẠI SƯ PHÁP NGỮ
(dịch theo bản in của Tịnh Tông Học Hội thành phố Cao Hùng, Ðài Loan)
Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa



19. Dạy Mân Châu Ðĩnh

Tín - Nguyện như mắt, các hạnh như chân. Tín - Nguyện như trâu, các hạnh như xe. Tín - Nguyện như chữ khắc trên con cờ, các hạnh như con cờ. Vì Tín - Nguyện - Hạnh ba thứ, thiếu một thứ chẳng được, nhưng phải lấy Tín - Nguyện làm chủ đạo. Bởi lẽ, nếu Tín - Nguyện đã chuyên thì mọi thứ điều thiện đều là tư lương Tịnh Ðộ. Dẫu cho vạn phần bất hạnh, trót lầm gây các điều ác, thành tâm sám hối, dứt tâm tiếp nối thì cũng đủ để làm diệu hạnh vãng sanh. Nếu không có Tín Nguyện, dù cho Giới động trời người, Ðịnh cảm cõi Sắc, cõi Vô Sắc thì trí huệ chỉ đạt bằng Nhị Thừa Quyền Quả mà thôi!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách