Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

HT Quãng Khâm An Nhiên Thị Tịch Để Lại Xá Lợi.

DH DCT Nếu Được Như Vậy Thì Cũng vào Vị Thánh.
Chuyện vãng sanh hay không chuyện đó tính sau....
Chỗ này nói như vậy không đúng...sai trật lất hết...

Đứng an nhiên tịch còn chưa gọi là liễu đạo nữa, huống chi ngồi tịch, liễu đạo ở đây chỉ nói là NGỘ thôi, chưa nói CHỨNG đó nha...Còn nói Ngộ, Chứng, thành Thánh nữa là khác...
(Một công án bên nhà Thiền có kể về 1 vị tăng đếm tới 3 liền đứng thị tịch, 1 người khác lại vỗ vai nói "vẫn chưa liễu đạo")

Tự nhiên ngồi an tịch không thể tự phong cho là Thánh được...
Ma Vương thiên biến vạn hóa thân có thể dư sức làm ba cái trò trẻ em này...

Còn nói để lại Xá Lợi thì được gọi là Thánh, cái này lầm to!.
Người vãng sanh tùy theo tâm nguyện có lợi ích cho chúng sanh hay không mới để lại Xá Lợi.
Cũng 1 lần dct nói với Kimcang tất cả tổ Thiền Tông không phải ai cũng lưu xá lợi, tất cả tổ Tịnh Tông không phải ai cũng lưu Xá Lợi. Vậy có phải họ chẳng phải là Thánh ???
Nếu nói Xá Lợi Thất Lạc cũng vô lý, Xá Lợi Phật lâu vậy mà còn có thể lưu tới bây giờ, chẳng lẽ Xá Lợi Tổ lại bị mất nhiều như vậy sao? Nghe vô lý không???

Cho nên việc Kimcang nói HT Quảng Khâm là Thánh nhân là sai lầm to. Sai lầm, sai lầm, sai lầm, sai lầm....
A Di Đà Phật.

Tại sao có thể tự phong cho người khác là Thánh Nhân được...
Nói về vị đó, thì thân phải thoát tam giới, kiến, tư phiền não đoạn sạch... Dĩ nhiên vượt ra khỏi, 4 thiền 8 định.
Nói về sự phong người đó làm Thánh, phải xem di tích vị đó như thế nào? GIÁO LÝ CỦA NGƯỜI ĐÓ NHƯ THẾ NÀO?

DH DCT Nếu Được Như Vậy Thì Cũng vào Vị Thánh.
Dù cho 1 chúng sanh nào đó, đứng cười mà vãng sanh, lưu toàn thân Xá Lợi, cũng không thể gọi vị đó là Thánh nhân được, đừng nói chi ngồi cười rồi chết, được Kimcang phong là Thánh. Bậc Thánh nhân luôn làm lợi ích chúng sanh, luôn CHÁNH NGỮ, nói đúng Chánh Pháp.

Tất cả Phật, Bồ Tát cùng Tổ Tịnh Độ, có ai dạy "Khi lâm chung, đừng nên để tâm muốn thấy hình tướng chư Phật, Bồ-tát." không? Tìm cũng không ra 1 người! Vậy sao người này (HT Quảng Khâm) lại có thể nói vậy ??? Có phải là trái lại 3 tư lương Tín, Hạnh, Nguyện chăng ???

Việc Kimcang (chẳng biết phàm hay Thánh) phong cho HT Quảng Khâm (chẳng biết phàm hay Thánh) là Thánh Nhân hoàn toàn sai trái.

Kimcang:
Các Bậc Thánh Tăng Cận Đại Như Tổ Ấn Quang, HT Quảng Khâm, dạy chúng về Pháp Môn Niệm Phật rất đơn giản thực tế đó là:
Dẫn chứng ngồi an tịch, lưu xá lợi ...gọi là Thánh ???
Ngồi vãng sanh gọi Thánh ???
Niệm Phật lưu Xá Lợi gọi là Thánh ???

Sao tiêu chuẩn thành Thánh dễ vậy nhỉ Kimcang???


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Minhdao thân mến, VHBK rất ngưỡng mộ tinh thần luôn học hỏi và dựa theo lời Phật dạy, lời các Tổ mà tu tập của bạn.

Có Tín, có Nguyện mà không Hạnh thì đó là Tín không sâu, Nguyện không thiết và Hạnh đó là tà hạnh. Hạnh ở đây có nhiều thứ Hạnh, tu trì công đức đều là Hạnh:
-Hạnh niệm Phật: quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, trì danh niệm Phật, thật tướng niệm Phật.
-Tu trì những hạnh công đức khác và hồi hướng vãng sanh CỰC LẠC.

Cho nên hàng ngày ngoài thời khóa ra, đều phải duy trì việc tu tập công Đức. Nếu luôn chuyên trì niệm Phật xuyên suốt thì còn gì bằng. Nếu đủ lòng tin, nguyện tha thiết, chuyên nhất niệm trì danh hiệu Phật thì không cần phải kiêm thêm môn tu nào nữa, công đức đó không thể đo lường.
Tin sâu, nguyện thiết thì ngại gì Hạnh, Hạnh chuyên nữa là khác.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Mồng năm Tết (ngày 13 tháng 2 năm 1986), Ngài ngồi xếp bằng yên định, tinh thần hòa hoãn, chẳng chút xao động; rồi dạy các đệ tử đồng thanh niệm Phật.

Vào hai giờ chiều hôm ấy, Ngài bảo đại-chúng: chẳng đến chẳng đi, chẳng việc gì; rồi nhìn đại-chúng gật đầu, mỉm cười. Không lâu sau, đại chúng thấy Ngài ngồi yên bất động liền đến bên quan sát kỹ, mới hay Ngài đã an nhiên theo tiếng niệm Phật, viên tịch rồi.
DH DCT quên cái điểm quan trọng này
Ngài ngồi xếp bằng yên định, tinh thần hòa hoãn, chẳng chút xao động; rồi dạy các đệ tử đồng thanh niệm Phật.
Mấy ai tu Tịnh Độ được như vậy?

DH DCT có dám chắc đến lúc lâm chung được tỉnh sáng như Ngài Quảng Khâm hay không?


Hạ Phẩm Hạ Sanh còn là Thánh nói chi như Ngài Quảng Khâm.

Thôi chuyện Ngài Quảng Khâm nói đến đây cũng đủ.

Quan trọng là tự mình tu hành.


KC chỉ ráng như Ngài đến lúc lâm chung tinh thần hòa hoãn, chẳng chút xao động rồi niệm phật vãng sanh



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Vãng sanh CỰC LẠC thì vào ngôi vị thánh rồi. Còn đứng mà sanh hay ngồi xếp bằng mà vãng sanh, hay xá lợi, không xá lợi; bàn luận những việc như thế chẳng lợi ít chi cho việc tu tập.

Bình thường, người niệm trì danh hiệu Phật mà thấy Phật hiện ra, đấy là do CÔNG ĐỨC XƯNG TÁN DANH HIỆU PHẬT, chứ chẳng phải do chỗ khởi tâm thấy Phật mà được, nếu được thì có lẽ không tu cũng được. Thấy như vậy để làm gì nếu mà công phu chưa tới, chưa đến lúc vãng sanh? Nếu đã chuyên nhất xưng tán danh hiệu Phật thì khởi tâm thấy Phật, chẳng phải vọng tưởng sao?. Tuy nhiên, chuyên nhất xưng tán danh hiệu Phật phải đặt nơi Tín-Nguyện vãng sanh. Nếu đủ lòng tin, quyết lòng vãng sanh thì chỉ cần chuyên nhất xưng danh hiệu Phật là đủ không cần kiêm thêm môn tu nào nữa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Pháp niệm Phật là chỉ cần niệm Hồng Danh đức Phật A Di Đà. không cần khởi tâm cầu thấy Phật. (pháp thứ 16 trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật)

Còn nếu khởi tâm cầu thấy Phật là phép Quán Vô Lượng Thọ Phật


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
MinhDao
Bài viết: 65
Ngày: 11/01/08 16:16

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi MinhDao »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Minhdao thân mến, VHBK rất ngưỡng mộ tinh thần luôn học hỏi và dựa theo lời Phật dạy, lời các Tổ mà tu tập của bạn.

Có Tín, có Nguyện mà không Hạnh thì đó là Tín không sâu, Nguyện không thiết và Hạnh đó là tà hạnh. Hạnh ở đây có nhiều thứ Hạnh, tu trì công đức đều là Hạnh:
-Hạnh niệm Phật: quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, trì danh niệm Phật, thật tướng niệm Phật.
-Tu trì những hạnh công đức khác và hồi hướng vãng sanh CỰC LẠC.


Cho nên hàng ngày ngoài thời khóa ra, đều phải duy trì việc tu tập công Đức. Nếu luôn chuyên trì niệm Phật xuyên suốt thì còn gì bằng. Nếu đủ lòng tin, nguyện tha thiết, chuyên nhất niệm trì danh hiệu Phật thì không cần phải kiêm thêm môn tu nào nữa, công đức đó không thể đo lường.
Tin sâu, nguyện thiết thì ngại gì Hạnh, Hạnh chuyên nữa là khác.

Bạn VHBK nên hiểu rỏ là "Pháp Niệm Phật tuy nhiều, nhưng Trì Danh là giản tiện nhất.". Phải nên chuyên Tu một pháp. Trì Danh rồi xen vào Quán Tưởng, Quán Tượng v.v...đó là tạp Tu.
Tin sâu Tịnh Ðộ thì sanh, phát nguyện quyết định vãng sanh, lấy Trì Danh làm Chánh Hạnh, lấy Lục Ðộ v.v... làm Trợ Hạnh. Vạn người tu, vạn người vãng sanh, tuyệt đối bảo đảm.

8. Dạy Phương Nhĩ Giai

Pháp môn Niệm Phật tuy bao trùm tám giáo, thâu trọn vô lượng trăm ngàn tam muội, nhưng cách thực hiện lại rất thẳng tắt, nhanh chóng. Hễ niệm tướng hảo, niệm pháp môn, niệm Thật Tướng v.v... thì trước hết phải khai giải thật sự, rồi mới tu tập, muôn phần không còn chút nghi tình nơi lý nữa. Riêng mình pháp môn Trì Danh đây, chỉ hâm mộ là tu được ngay, chẳng dùng đến ba tâm, hai ý.

Tin sâu Tịnh Ðộ thì sanh, phát nguyện quyết định vãng sanh, lấy Trì Danh làm Chánh Hạnh, lấy Lục Ðộ v.v... làm Trợ Hạnh. Vạn người tu, vạn người vãng sanh, tuyệt đối bảo đảm. Nếu tâm còn một điểm háo thắng, tu lấn sang Tham Cứu, cho là “hướng thượng” thì chỗ đặt chân chẳng ổn, mất cả Thiền lẫn Tịnh! Là bậc trí thì chẳng thể không quyết đoán chỗ mình toan hướng đến!


12. Dạy Thạch Hữu

Niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ chính là một pháp môn gồm thâu trọn vẹn trăm ngàn pháp môn, chứ chẳng phải là đề cao một pháp môn, vứt bỏ trăm pháp môn khác! Nhưng phải thâm nhập một môn, lấy Niệm Phật làm Chánh Hạnh, còn hết thảy Giới, Ðịnh, Huệ v.v... làm Trợ Hạnh. Chánh - Trợ cùng hành như thuyền thuận gió, lại thêm có giây lèo thì càng chóng đến được bờ.

Pháp Niệm Phật tuy nhiều, nhưng Trì Danh là giản tiện nhất. Pháp Trì Danh tuy nhiều, nhưng phép Ký Số là ổn thỏa, thích đáng nhất. Kẻ tu hành thực sự nào có mong làm gì khác với hạng ngu phu, ngu phụ đâu!


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Vâng! Đúng vậy. Cám ơn bạn rất nhiều, không chỉ vì tôi mà cho tất cả mọi người.

Thành tâm xưng tán danh diệu Phật, mỗi một lần như thế, công đức vô lượng, phước báo trời, người không thể so sánh kịp.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

VHBK từng nói:

VHBK đã nói sai trầm trọng ở chỗ: "Nhị thừa phát bồ đề tâm liền được VÔ SANH PHÁP NHẪN"

>>Điều này chưa chắc sai. VHBK xin sữa lại như thế.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Nay VHBK xin xác nhận: Thánh nhị thừ phát Bồ Đề Tâm lền được Vô Sanh Pháp Nhẫn.

- Đó chỉ là tinh thần học hỏi thôi. Nhưng bàn luận vấn đề này ở đây xem ra chẳng đem lại lợi gì cho phần đông.

Mọi sự chỉ bày và trao đổi xin nhắn tin riêng cho VHBK.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Có tu tập theo pháp nhất thừa của Phật thì mới đạt được Vô Sanh Pháp Nhẫn.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Thành văn duyên giác phát Bồ Đề Tâm thì chẳng trụ thanh văn duyên giác nữa, nếu không tu theo nhất thừa thì tu theo gì?

Thánh nhị thừa mà phát Bồ Đề Tâm thì thật là bình thường, vì sao? Vì đã hết vô minh, đã đoạn trừ xong phiền não chính mình. Nay phàm phu, còn nhiều chướng ngại mà dám phát Bồ Đề Tâm. chẳng phải đáng nể sao, công đức đó Thanh văn, Duyên giác đâu thể sánh kịp. Vì sao? Vì phát Bồ Đề Tâm đâu phải để phải chỉ dừng lại Thanh Văn, Duyên Giác mà siêu vượt hơn nữa, viên thành Phật Đạo.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Các vị Thanh Văn Duyên Giác nếu có thể Phát Tâm Bồ Đề thì vẫn phải tu hạnh Bồ Tát đến hàng Thập Địa mới đắc vô sanh pháp nhẫn.

Đâu phải dễ, vừa phát tâm liền đắc vô sanh liền đâu!

Kiếp xa xưa ngài Xá Lợi Phất từng phát Bồ Đề Tâm, tu Bồ Tát Hạnh, nhưng bị thối tâm Bồ Đề, đành trở lại hàng Thanh Văn.

Vả chăng nếu các vị ấy biết pháp môn Tịnh Độ, cầu sanh Cực Lạc thế giới, ắc sẽ không đến nỏi bị thối tâm, ắc sẽ được vào ngôi Bất Thối.

Kinh A Di Đà dạy: "Những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là Bậc Bất Thối Chuyển".

Đấy là bài học cho những kẻ phàm phu chúng ta. Nếu không nương nhờ Phật Lực từ thệ, thì phải đọa lạc không biết đến bao giờ, và cũng không biết đến bao giờ sẽ thành Phật.

Các vị Thanh Văn tu hành tinh tấn, được vào dòng Thánh, còn bị Thối Chuyển, huống chi chúng ta là phàm phu.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách