Trang 1 trên 1

NGƯỜI NIỆM PHẬT LÀ AI ?

Đã gửi: 06/06/10 00:46
gửi bởi binh
NGƯỜI NIỆM PHẬT LÀ AI ?

Chúng ta biết rằng khi niệm Phật A Di Đà, mà trong tâm không vọng niệm khác, thì tâm tức là Phật. Lúc đó cái thỉ giác của mình hợp với cái bản giác của Phật . Tuy nhiên không phải ai cũng được nhất tâm niệm Phật. Người ta niệm Phật mà tâm thì suy nghĩ lung tung. Lúc đó nếu có ai nhắc nhở ta “Người niệm Phật là ai ?” thì ta dễ dàng nhận ra Tâm mình chính là người niệm Phật, Tâm mình chính là Phật.
Nhưng một số người lại sử dụng câu hỏi này một cách khác hẳn. Họ niệm Phật không phải để cầu sanh Tịnh Độ, mà dùng câu “ Ai là người niệm Phật?” như một công án, một thoại đầu.
Làm như vậy khác nào nhặt viên gạch gõ cửa, tự ném vào cha mẹ mình đang ngồi trong nhà. Vì sao ? Vì người niệm Phật trong ta chính là Phật vậy.

(trích ý kinh A Di Đà Yếu Giải)

Re: NGƯỜI NIỆM PHẤT LÀ AI ?

Đã gửi: 06/06/10 02:37
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Nếu có câu hỏi đó xuất hiện thì phải biết đó là vọng tưởng, chẳng cần đối đáp, tiếp tục niệm Phật.

A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT

Re: NGƯỜI NIỆM PHẬT LÀ AI ?

Đã gửi: 06/06/10 07:14
gửi bởi Thánh_Tri
Cũng may mấy hôm nay Thánh Tri có nghe băng Kinh A Di Đà Yếu Giải, cũng nghe tới đoạn mà Bác Bình đăng lên, nên xin trích ra toàn phần để mọi người hiểu. Kinh A Di Đà Yếu Giải là do ngài Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư, tức là một trong 13 tổ của Tịnh Độ, được Tổ thứ 13 là Ấn Quang Đại Sư khen triệt để.

Tổ Ngẫu Ích là người Ngộ Thiền rất sâu, mới đầu là người tu Thiền của Tông Thiên Thai (Pháp Hoa Tông) chê Tịnh Độ. Sau nầy tỏ ngộ, sám hối, quyết trọn đời Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc và hoằng dương Tịnh Độ. Biết trước ngày giờ ra đi, ngồi vãng sanh.

Lúc trước Tôi đọc vài lần có cái hiểu có cái không hiểu vì tôi không tìm hiểu học hỏi Phật Pháp nhiều, bây giờ hiểu Phật Pháp nhiều hơn trước, đọc lại, nghe lại thấy mỗi lời mỗi chữ ngài thật đã triệt Ngộ thiền tông, mà cũng triệt ngộ cả Tịnh Độ.

Bây giờ tôi mới Tỏ Ngộ rằng một pháp Tịnh Độ chính là đã đầy đủ viên dung cả Thiền và Tịnh, Lý và Sự trong đó rồi!

Ai là người ngộ thiền thì thật chẳng thể bỏ Tịnh Độ được.
Ai là người hiểu tịnh độ thì không cần phải tìm kiếm thiền ở đâu xa nữa.

Kinh A Di Đà Yếu Giải của Sư Tuệ Nhuận dịch xin trích:
Hoặc có người lại hỏi rằng: Tổ Thiên Kỳ và Tổ Ðộc Phong đều chuyên chú một câu của Thiền Tông: “Tham cứu người niệm Phật là ai?” Sao ở đây lại bảo chẳng cần phép Thiền Tông tham cứu?

Thưa: Cái nghĩa “chẳng cần tham cứu” này cũng rút ra từ Tổ Thiên Kỳ và các Tổ khác. Các Tổ đời trước nhân thấy có người niệm Phật chẳng đúng hợp với tâm thương xót triệt để của đức Thích Ca, cho nên đứng bên không chịu được, phải hỏi vặn ngay câu ấy để thức tỉnh thật mạnh người ấy, khác nào mơ mộng suốt đêm dài đã bừng tỉnh lại. Sao bọn chúng ta đến mãi ngày nay vẫn còn chẳng chịu khẳng tâm niệm Phật (20) mà lại cứ chịu khó đi nhặt lấy hòn ngói gõ cửa ấy (tức là câu hỏi ấy) để ném vào cha mẹ thân sinh ngồi trong nhà (tức là cái tâm niệm Phật). Thế thời đối với chư Tổ thành ra con người nghịch ác, chứ chẳng phải là người thuận thiện.

Hoặc có người lại hỏi cao lên nữa: “Chẳng cần tham cứu câu hỏi ấy” là đối với người khẳng tâm niệm Phật thì được, chứ đối với người chưa chịu khẳng tâm niệm Phật mà bảo cũng được tâm mình cùng ứng hợp với tâm Phật thì được làm sao?

Thưa: Than ôi! Chính chỉ vì ông chưa chịu khẳng tâm niệm Phật, nên tôi yêu cầu ông hãy khẳng tâm niệm Phật để cùng ứng hợp với tâm Phật đi. Cái tâm chính tín của các ông chưa chịu mở ra, nó cứ bầy nhầy như miếng da trâu sống thì ai gấp gẫy được nó cho các ông?

Nên biết rằng: Ðối với người có mắt, thì cố nhiên là không lý gì phải đốt đèn ở dưới ánh mặt trời cho người ta sáng ra. Còn đối với người không có mắt thì đã ở giữa ban ngày, hà tất phải đi tìm đèn đuốc cho thêm khổ? (Cái phép tu cao tuyệt có một này, đối với người bình thường cực ngu, họ vẫn chẳng khỏi kinh sợ - họ không dám tu - thế cho nên Phật đã bảo là một “phép rất khó tin”). Ngài Ðại Thế Chí, con đấng Pháp Vương, đã nói rằng: “Chẳng cần đến phép Phương Tiện nào khác mà cũng khai ngộ được tâm của mình” (Bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai). Câu nói ấy là một đống lửa to ở trong phép Niệm Phật Tam Muội (Nhất Hạnh Tam Muội), có ai dám chạm vào mà chẳng bị thiêu?
Tôi xin cúi đầu cầu nguyện các vị tu xuất gia áo thâm, các vị tu tại gia áo trắng, áo màu, cả người trí và người ngu, đối với pháp môn Niệm Phật viên đốn trên hết này, giản dị và mau lẹ, chớ coi nó là khó mà sinh ra thoái lui; chớ coi nó là dễ mà sinh lười chẳng cố gắng; chớ coi nó là nông cạn mà khinh miệt; chớ coi nó là quá sâu mà chẳng dám nhận tu.

Cái danh hiệu Phật A Di Ðà mình trì niệm đây là cái danh hiệu chân thực, chẳng khá nghĩ, chẳng khá bàn (vì nó tức là tâm mình vậy).

Cái tâm tính mình trì niệm cái danh hiệu Phật ấy cũng chân thực lắm, chẳng khá nghĩ, chẳng khá bàn (vì nó tức là Phật vậy).


Mình trì niệm được một tiếng thì là một tiếng chẳng khá nghĩ, chẳng khá bàn (người đọc đến câu này nên biết giờ phút này là giờ phút đóa hoa Ưu Ðàm Bát La (22) xuất hiện). Mình trì niệm được một chục tiếng hay một trăm, một ngàn, một vạn tiếng hay vô lượng, vô số tiếng thì tiếng nào cũng đều là chân thực, chẳng khá nghĩ, chẳng khá bàn vậy.

Re: NGƯỜI NIỆM PHẬT LÀ AI ?

Đã gửi: 06/06/10 20:39
gửi bởi dct87
Tổ Ngẫu Ích (Vị tổ dct tâm đắc nhất) dạy: Niệm Phật mà còn tham cứu chữ ai niệm thì "đầu chồng thêm đầu". Cưởi lừa mà đi tìm lừa, Lấy Như Ý Châu đổi gạch đá.

Cho nên phải tha thiết niệm danh hiệu Phật, ngoài câu Phật hiệu ra không vọng tưởng đều khác, chú ý lắng nghe câu Phật hiệu để huân tập câu Phật hiệu sâu vào A La Da thức, điều phục 7 thức còn lại.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Re: NGƯỜI NIỆM PHẬT LÀ AI ?

Đã gửi: 06/06/10 21:08
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Lại vì điều phục.

A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT

Re: NGƯỜI NIỆM PHẬT LÀ AI ?

Đã gửi: 06/06/10 21:26
gửi bởi dct87
là là dây mơ thôi, hihi, A Di Đà Phật.
Chứ điều cẩn yếu là nguyện vãng sanh.....

Nam Mô A Di Đà Phật.