HOA SEN CÕI TỊNH

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bởi vì...Hoa sen là công đức tạo thành, hoa sen lớn nhỏ là tùy niệm lực, ngay chỗ "tuỳ niệm lực" đó chính là thể chất của hoa sen, không phải là Pháp Tánh, nếu nói Thế Chất chính là Thể... thì bài giảng của Tổ có vấn đề, bởi vì chỗ này Tổ tán thán 4 đức của Hoa Sen.
Nói Hoa sen cõi Tịnh do công đức của Phật A Di Đà tạo thành tức là do "Thanh Tịnh Pháp Thân" của Phật tạo thành mà dct cũng còn cãi.
Không biết rằng Pháp tánh bao gồm " Tánh đức" và " tu đức". Mà tu đức là công năng để làm sáng tỏ tánh đức mà thôi. Nếu trong "tánh đức" không có sẵn vô lượng công đức thì "tu đức" thì dù có dụng công vô cùng tận cũng chẳng có công đức.

Đức Phật Đại Từ Bi, ngài dùng chính "Thanh Tịnh Pháp Thân" của ngài chứng được dùng y báo của ngài để làm nơi tiếp đón chúng sanh, làm phuơng tiện cho chúng sanh tu học. Chính vì vậy mà mọi thứ trang nghiêm nơi Tịnh Độ đều là Do "Pháp Thân Thanh Tịnh" của đức Phật tạo ra. Cho nên hoa sen thể của nó vốn là Pháp tánh, nó có chất mà không có hình, chỉ do ở cõi đó thì nó là "Pháp Thân Thanh Tịnh" nên nó tự sáng láng. Chúng sinh nhờ có ánh sáng đó mà thấy hình tướng của nó. Chính vì thế nó rất vi diệu.
Pháp Tánh thì làm gì có "Vi Diệu Hương Khiết"...mà tán thán, nếu nó có Vi Diệu Hương Khiết thì nó có tướng nhất định để nói rồi???

Chỗ tán thán chỉ là cái đức, cái đức của Hoa
Pháp tánh tạo ra hoa sen đó, mà bảo hoa sen thì " Vi, diệu, huơng, khiết" còn Pháp tánh thì không có tính chất đó có phải mâu thuẫn không ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Nói Hoa sen cõi Tịnh do công đức của Phật A Di Đà tạo thành tức là do "Thanh Tịnh Pháp Thân" của Phật tạo thành mà dct cũng còn cãi.
Nói vậy là không hiểu Thanh Tịnh Pháp Thân rồi, nếu là người tu Thiền phải biết, Chân Tâm (Thanh Tịnh Pháp Thân), là thể, xưa nay chưa từng đến chưa từng đi, chưa từng làm, chưa từng có niệm hoặc không có niệm, vậy sao bảo nó là tạo thành? Nếu bảo do Chân Tâm tạo thành thì chẳng khác gì Chân Tâm khởi niệm tác ý ??? Phi Lý !!!

Ví như nói, "Bát Nhã Vô Tri, Vô Sở Bất Tri". Bát Nhã là thể, nhưng nó Vô Tri (không có cái tri), nhưng quyền trí thì VÔ SỞ BẤT TRI.

VD: Như cái hang lớn, ta la lớn lên một tiếng thì trong hang dội ra 1 tiếng. Vậy rõ ràng cái tiếng trong hang chẳng phải do hang tạo ra, mà do cái cảm từ bên ngoài, nên không gian của hang ứng lại. Tuyệt đối không thể nói cái hang tự tao ra cái tiếng này tiếng kia...

VD: Hư Không rộng lớn bao la (Phật thường lấy cái này để ví dụ Chân Tâm). Mặc dù cái tướng thô tế trong hư không có thay đổi biến hóa như thế nào đi nữa, thì hư không vẫn như như bất động. Không thể nói hư không tạo ra cái này, tạo ra cái kia, nhưng khi ứng duyên thì trong hư không hiện ra đủ thứ, tuy trong hư không hiện ra đủ thứ, nhưng bản chất hư không vẫn y nguyên bất động.
Cho nên hoa sen thể của nó vốn là Pháp tánh, nó có chất mà không có hình, chỉ do ở cõi đó thì nó là "Pháp Thân Thanh Tịnh" nên nó tự sáng láng. Chúng sinh nhờ có ánh sáng đó mà thấy hình tướng của nó. Chính vì thế nó rất vi diệu.
Nói vậy không đúng, nếu hoa sen Cực Lạc thể của nó là Pháp Tánh, thì hoa sen cõi này có khác gì cõi đó ??
Chỗ này lạc đường dữ lắm...

4 đức hoa sen mà Tổ tán dương, là 4 cái ĐỨC TƯỚNG do công phu niệm Phật và do thần lực của Phật A Di Đà,
Không có nói về Tánh. Nếu nói Hoa Sen là Thể Tánh, chẳng lẽ Chân Tâm chúng sanh vọn vẹn trong cái Hoa Sen chút éc đó sao?
Lại nữa, nếu nói 4 đức đó là của Tự Tánh, thì Tự Tánh chẳng lẽ có Vi, Diệu, Hương, Khiết ???

Tự Tánh có thể hình tướng có ngôn lượng để nói sao, sao gọi là Vi Diệu? Có mùi thơm sao? Sao gọi là Hương? có tướng trong sạch sao, sao gọi là Khiết?
Đức Phật Đại Từ Bi, ngài dùng chính "Thanh Tịnh Pháp Thân" của ngài chứng được dùng y báo của ngài để làm nơi tiếp đón chúng sanh, làm phuơng tiện cho chúng sanh tu học.
Chỗ hiểu này sai rồi !!!

Thanh Tịnh Pháp Thân là chỗ NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI, không thể nói Thanh Tịnh Pháp Thân của anh, Thanh Tịnh Pháp Thân của tôi, ví như nói TÂM, PHẬT, CHÚNG SANH là 1 là nói về Thể, thể thì chỉ có một thôi. Nhưng mỗi phần cá nhân tự mê ngộ khác nhau.

Không thể nói "dùng chính "Thanh Tịnh Pháp Thân"[/b] của ngài chứng được".
Thế giới Cực Lạc là do nơi 48 nguyện tạo thành, do công đức tu tập 5 đại Kiếp tạo thành,

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Muốn có được Hoa Sen cõi Tịnh ta phải làm sao?

1. Tịnh Tâm mình

"Tùy Kỳ Tâm Tịnh Tức Phật Độ Tịnh" - Kinh Duy Ma Cật




Phần này không liên quan hoa sen Cực Lạc...

A Di Đà Phật

Nơi kinh Duy Ma, là do Trưởng Giả Bảo Tích thưa hỏi Phật làm thế nào để XÂY DỰNG MỘT PHẬT ĐỘ THANH TỊNH CHO RIÊNG MÌNH.
Chẳng nói đến nguyện vãng sanh Tịnh Độ của chư Phật khác. Cũng chẳng nói gì tới Hoa Sen cõi Cực Lạc...

Tại sao lại đưa ra 2 điều kiện, 1 là Tâm Tịnh thì mới có Hoa Sen, 2 là Tín Hạnh Nguyên...(Điều kiện 2 là hợp với pháp).

Xin thưa, cho dù tịnh bằng Đẳng Giác Bồ Tát, mà không có một niệm vãng sanh, thì ao sen Cực Lạc cũng không có cái Bông Hoa nào đâu.

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Người thời nay ưa rút ra một câu đó rồi ở đâu cũng nói được, không hiểu nguyên nhân câu đó nơi đâu mà có, trong giai đoạn nào? nói cho ai ? cách tu học đó kết quả đến đâu? và không biết nói đúng với căn cơ người nghe.

Nếu bước đầu nói:

"Muốn có được Hoa Sen cõi Tịnh ta phải làm sao?

1. Tịnh Tâm mình

"Tùy Kỳ Tâm Tịnh Tức Phật Độ Tịnh" - Kinh Duy Ma Cật"

Thì chúng sanh Trung Hạ phẩm niệm vô lượng kiếp cũng chả có cái bông nào cả...
Điều kiện 1 vừa bày ra đã làm thối chí chúng sanh Mạt Pháp rồi...

Chỗ này Thánh Tri nên xem làm toàn Phẩm Kinh Duy Ma (nếu xem rồi thì xin xem lại lần nữa), không thể rút ra một câu như vậy rồi đem vào pháp Tịnh Độ dùng sai ý nghĩa vãng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Dct nói hay lắm. Sơ hở một chút là bị bắt bẻ liền.
Dct nghiên cứu về thiền hồi nào vậy ? lâu chưa ?
Nói vậy không đúng, nếu hoa sen Cực Lạc thể của nó là Pháp Tánh, thì hoa sen cõi này có khác gì cõi đó ??
Hoa sen cõi uế độ do nghiệp lực của chúng sanh tạo thành, do mê vọng tạo thành. Mặc dầu có cùng pháp tánh với hoa sen cõi Tịnh, nhưng một bên do y báo của Phât A Di Đà tạo ra, một bên do nghiệp lực của chúng sinh tạo ra, do vậy tánh tuy đồng mà hình tướng, tính chất không đồng.
Cũng như chúng sinh với Phật đồng một tánh, nhưng hình tướng, và các diệu đức không đồng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Trong tủ sách của dct không có cuốn sách nào nói về Thiền Tông. :D
Đọc sách Tịnh Độ không hà bác Bình ơi...!

Đọc Tịnh, tu Tịnh càng lúc thấy Lý Thiền trong đó dung hợp nhau hay lắm...
Phật tán dương người niệm Phật "Nếu người niệm Phật A Di Đà nhiều, thì gọi người đó là Vô Thượng Thâm Diệu Thiền"

Thiền Đốn Ngộ, Thiền Chỉ Quán, Thiền gì gì đó.... đều nằm trong lý Tịnh Độ hết, giáo môn cũng vậy... Cho nên học Tịnh bao gồm tất cả rồi....

Thiền mà Diệu là Thiền Đại Định của Lăng Nghiêm, còn người niệm Phật lại là VÔ THƯỢNG THÂM DIỆU THIỀN, thì siêu việt cứu cánh rồi có ai hơn nổi...

Mà dct trong bài viết đâu có nói gì về Thiền...sao tự nhiên bác Bình hỏi vậy trời !!!

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Nếu sự thù thắng của CỰC LẠC THỚI GIỚI mà có thể suy lường được thì VHBK xin không thành tựu VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Học Phật bấy lâu sao ông vẫn như xưa, cứ vẫn tùy tiện thốt những lời thề độc mà chẳng biết hậu quả của nó ra lam sao cả.

Sao không Nguyện Thành Phật, Nguyện Độ chúng sanh, mà nguyện bậy bạ vô ích còn hại.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nói vậy là không hiểu Thanh Tịnh Pháp Thân rồi, nếu là người tu Thiền phải biết, Chân Tâm (Thanh Tịnh Pháp Thân), là thể, xưa nay chưa từng đến chưa từng đi, chưa từng làm, chưa từng có niệm hoặc không có niệm, vậy sao bảo nó là tạo thành? Nếu bảo do Chân Tâm tạo thành thì chẳng khác gì Chân Tâm khởi niệm tác ý ??? Phi Lý !!!
Quả nhiên chưa hiểu.

Chơn tâm chưa từng đến, chưa từng đi, chưa từng làm, chưa từng có niệm hoặc không có niệm, Nhưng nó vẫn tạo thành.
Vì sao ?
Vì tác mà vô tác, vô tác mà tác.
Thí dụ như viên kim cuơng đặt nằm một chỗ, nó lặng yên bất động, nhưng ánh sáng nó chiếu ra thì đủ màu sắc và thường biến đổi tùy theo ánh sáng hay góc nhìn của người quan sát.

Nếu bảo chân tâm không tạo thành thì thế giới này ở đâu ra ?
Chân tâm tạo ra thế giới này thế nào thì tạo ra Tịnh Độ cũng như vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Học Phật bấy lâu sao ông vẫn như xưa, cứ vẫn tùy tiện thốt những lời thề độc mà chẳng biết hậu quả của nó ra lam sao cả.

Sao không Nguyện Thành Phật, Nguyện Độ chúng sanh, mà nguyện bậy bạ vô ích còn hại.

>> Tội lỗi! Tội lỗi! Thật ra ông vẫn như xưa đấy thôi!


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Chơn tâm chưa từng đến, chưa từng đi, chưa từng làm, chưa từng có niệm hoặc không có niệm, Nhưng nó vẫn tạo thành.
Vì sao ?
Vì tác mà vô tác, vô tác mà tác.
Chỗ này ví dụ không đúng...

Tác mà vô tác, là nói ...thân tuy làm, nhưng tâm không chấp có làm...
Chỗ này không có nói Chân Tâm, chân tâm thường nhiên tịch tĩnh không có chuyện làm hay không làm, chấp hay không chấp,

Không có chuyện làm hay không làm, chấp hay không chấp, thì dĩ nhiên.... cũng không có chuyện ....tạo hay không tạo.

Dct đã ví dụ cái cái hang rộng lớn, hú một cái thì nó dội lại một tiếng, vậy tiếng dội đó do cái hang hay do tiếng???.
Nếu do hang thì đâu cần phải có người hú mới có tiếng, nếu do người hú mới có tiếng thì đâu cần cái hang...

Ví dụ thêm 1 lần nữa.... Cái trống, nói cái trống tạo ra tiếng là ...phi lý, nếu nó tự tạo cái tiếng thì cần gì người wánh trống???
Nó trơ trơ (trơ mà không trơ đâu), wánh vô là kêu.... Đây chỉ là ví dụ thôi... Chứ Chân Tâm không có tướng như cái trống đâu...
Thí dụ như viên kim cuơng đặt nằm một chỗ, nó lặng yên bất động, nhưng ánh sáng nó chiếu ra thì đủ màu sắc và thường biến đổi tùy theo ánh sáng hay góc nhìn của người quan sát.
Đúng rồi! ... Chứ nó có tạo cái này, tạo cái kia đâu, thậm chí ánh sáng của nó không phải do nó chiếu, mà là do ánh sáng tác động bên ngoài soi vào...thì nó mới ...chịu chiếu...

Nếu bảo chân tâm không tạo thành thì thế giới này ở đâu ra ?
Chân tâm tạo ra thế giới này thế nào thì tạo ra Tịnh Độ cũng như vậy.
Nói chân tâm như vậy là ....tự chê Tâm Phật của mình.

Tất cả mọi thứ Tịnh Độ chư Phật đều do LẬP NGUYỆN mà thành,
Tất cả quốc độ chúng sanh đều do NGHIỆP mà thành.

Cả nguyện lực và nghiệp lực chẳng có Tự Tánh, chỉ do duyên mà thành, thì cũng do duyên mà hết, nếu tất cả đều do Duyên mà thành thì sao nói là Chân Tâm tạo thành ???

Nói VỌNG TÂM tạo tác thì ok, còn nói Chân Tâm tạo là bậy hết sức.
Chân tâm là Tâm Giác Ngộ, Tâm Giác Ngộ mà tự nó lại đi tạo Ngũ Trước Ác Thế ư???
Đừng nói là ngũ trược, Cực Lạc cũng vốn là huyễn, Chân Tâm mà tạo cảnh giới huyễn ư ???
Đừng nói là cảnh giới này, cảnh giới kia, nói Chân Tâm ...TẠO TÁC là đã trật rồi....

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Bác Binh viết:
Chơn tâm chưa từng đến, chưa từng đi, chưa từng làm, chưa từng có niệm hoặc không có niệm, Nhưng nó vẫn tạo thành.
Vì sao ?
Vì tác mà vô tác, vô tác mà tác.
Thí dụ như viên kim cuơng đặt nằm một chỗ, nó lặng yên bất động, nhưng ánh sáng nó chiếu ra thì đủ màu sắc và thường biến đổi tùy theo ánh sáng hay góc nhìn của người quan sát.

Nếu bảo chân tâm không tạo thành thì thế giới này ở đâu ra ?
Chân tâm tạo ra thế giới này thế nào thì tạo ra Tịnh Độ cũng như vậy.
>>Chân Tâm nhất như thường tịch tĩnh, Niết bàn trong Niết bàn, tịch diệt trong tịch diệt, A La Hán của A La Hán, Vô Sanh Của Vô Sanh. Chẳng phải Thể, cũng chẳng phải Dụng. Huống chi các tướng đến đi, làm hay không làm, tạo tác hay không tạo tác, tác mà vô tác, vô tác mà tác,... lại càng xa hơn.

Mỗi Thế giới đều là phương tiện. Luân hồi là phương tiện hữu vi. Quốc độ thì là phương tiện Vô Vi. Không thể đánh đồng phương tiện với Chân Tánh Nhất Như hay với CHƯ PHẬT.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách