HOA SEN CÕI TỊNH

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

HOA SEN CÕI TỊNH
Kinh “Phật Thuyết A Di Đà kinh” nói rằng:
Trì trung liên hoa Hoa sen trong ao
Đại như xa luân To bằng bánh xe
Thanh sắc thanh quang Màu xanh sáng xanh
Huỳnh sắc huỳnh quang Màu vàng sáng vàng
Xích sắc xích quang Màu đỏ sáng đỏ
Bạch sắc bạch quang Màu trắng sáng trắng
Vi diệu hương khiết Nhiệm màu thơm sạch.

Tổ Ngẫu Ích giải thích rằng :
Bốn chữ “Vi, Diệu, Hương, Khiết” là tán thán bốn đức của hoa :
- Hoa chỉ có chất mà không có hình nên gọi là VI
- Các hoa giao chập vào nhau , không chướng ngại nên gọi là DIỆU
- Hoa không có hình thì sạch, không bị bụi bám nên gọi là KHIẾT
- Hoa có mùi thơm , nên gọi là HƯƠNG

Theo tôi, chỗ này có thể người dịch đã dịch sai ý.
Vì sao ?
Vì nếu hoa không có hình thì không thể thấy. Nó vô hình, làm sao nói hoa màu xanh sáng xanh, màu vàng sáng vàng v v…được.
Có thể ý kinh là “Hoa chỉ có hình tướng mà không có chất (sắc chất) nên gọi là VI” . Giống như ngày nay người ta dùng ánh sáng laze 3D để tạo ra hình ảnh vậy. Do đó tính chất thứ 2 “ Các hoa giao chập với nhau không bị chướng ngại nên gọi là DIỆU ” mới có thể thực hiện được. Nếu Hoa được tạo bởi sắc chất (vật chất) thì không thể giao chập với nhau như vậy được. Tính chất thứ 3 cũng thế. Vì hoa chỉ có hình nên bụi không thể bám. Nếu hoa có sắc chất thì bụi sẽ bám vào được.

Từ đó ta suy ra. Nếu hoa chỉ có hình thì người ta ở trong thai hoa cũng vậy, chỉ có hình mà không có sắc chất. Việc này hiển nhiên,
Vì sao ?
Vì Khi Đức Phật A Di Đà và thánh chúng đến đón chúng ta, thì chỉ có thần thức của ta theo Phật về Tây Phương mà thôi, chứ sắc chất đâu có theo. Như vậy người ở cõi Tây Phương Cực Lạc chỉ có thần thức mang hình bóng con người. Do đó mới có thể trong một niệm đi khắp mười phương thế giới để cúng dàng các Đức Phật và trở về trước giờ ăn.

Người ở cõi Tịnh chỉ ăn bằng ý (kinh Vô Lượng Thọ). Đúng ra thần thức không cần ăn, nhưng vì tập khí sâu dày từ vô thỉ kiếp nên mới muốn ăn. Và ở cõi Tịnh một khi muốn ăn thì thức ăn liền hiện ra. Người cõi Tịnh trông thấy là đã no đủ, thức ăn liền biến đi.
Thực ra thì thần thức cũng phải ăn, nhưng ăn bằng cách khác. Chúng ta cũng biết rằng có các cõi Phật , thánh chúng ăn bằng “Thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn” nghĩa là nghe pháp, nhận thức được cái mới, hoặc ngồi thiền , để tâm tiếp xúc với (trở về với ) Chân Như, Pháp Tánh thì lúc đó người ta cảm thấy tinh thần sung mãn, khỏe mạnh. Chúng ta cũng thế, một ngày không được đọc kinh sách, không được giao lưu, học hỏi thì ta sẽ cảm thấy bức rứt, khó chịu, như thiếu thốn cái gì đó. Cái thiếu đó là những ý tưởng mới, những quan niệm mới, những phương cách hay. Đó mới chỉ là món ăn tinh thần cho những kẻ phàm tục như chúng ta. Còn người ở cõi Tịnh thì được nghe Đức Phật thuyết pháp, món ăn đó hẳn nhiên rất nhiều lợi ích hơn ở cõi này. Vì vậy chúng ta hãy cố gắng TÍN, NGUYỆN, NIỆM PHẬT để được vang sanh Cực Lạc.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

:) TT thấy mỗi chú giải đều nói khác nhau về bốn chữ "Vi Diệu Hương Khiết" nầy.

Đã là "Vi Diệu" thì chẳng thể nghĩ bàn được!

Phàm trí khó hiểu rốt ráo vì cõi Y Báo ở cõi Cực Lạc đều là do quả báo của Phật A Di Đà tu chứng được mà hiện bài. Chỉ có Phật cùng Phật mới rỏ được.

Tuy rằng chúng sanh vãng sanh về cõi ấy vẫn thấy cảnh vật, nhưng mỗi người đều thấy khác nhau do sự tu chứng khác nhau, do vậy mới có Bốn Cõi Tịnh Độ.

Thôi thì cứ tạm hiểu hai chữ "Vi Diệu" như là chữ "Diệu" ở trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh đi và Hoa Sen có những tánh đức đẹp nào thì hiểu hoàn toàn theo tánh đức ấy như là Không Nhiễm, Trừng Thanh, Thơm Tho, Tinh Khiết v.v...

Người ở cỏi Cực Lạc sanh ra từ Hoa Sen thì cũng có những đức tánh đẹp của Hoa Sen vậy cũng Vi Diệu Hương Khiết v.v...

Tinh Vi Tuyệt Diệu! Tột Ngôn Ngữ!

**có lẽ không phải người dịch sai, mà người đánh máy không hiểu gì hoặc không đọc kỹ dò kỹ nên đánh ngược thành ra sai nghĩa ý thôi. Bác Bình tinh mắt! :)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Ở CỰC LẠC không có bất kỳ một sự khổ hay xấu uế nào. Bất kỳ sự ác nào cũng không có. Chỉ chỗ đó thôi, chẳng thể dùng trí tưởng tượng vì còn bất tịnh, còn hình bóng của ác tâm, cho nên các tưởng ấy chỉ là thô thiển. Địa ngục, ngã quỷ, súc sanh thì cái khổ, cái ác đầy dẫy. Cõi người, a tu la và cho đến cõi trời vẫn còn các Sự ác, sự Khổ. Ngay chỗ này thôi, CỰC LẠC THẾ GIỚI đã siêu vượt luân hồi: không phải cõi địa ngục, cõi ngã quỷ, cõi súc sanh cho đến chẳng phải cõi người, a tu la và ngay cả tất cõi trời. Vì sao? Vì lìa tất cả các Sự Ác, Sự Khổ, hoàn toàn thanh tịnh. Và tất cả những gì ở CỰC LẠC cũng tính chất như vậy, không riêng gì hoa sen.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kinh Mật Giáo Có Giảng Rõ Về Nghĩa Vi Tế Của Sắc Và Tướng.

Có Sắc Thì Có Tướng, Có Tướng Không Hẳn Là Có Sắc.

Mật Tông Có Pháp Tu Như Huyễn Thân.

Như Huyễn Thân Không Phải Là Sắc Chất Mà Như Là Tướng Trong Cảnh Mộng Hiện Ra.

Như Huyễn Thân Này Là Thân Của Các Bậc Bồ Tát Trong Các Cõi Tịnh Độ Không Phải Là Sắc Chất Dù Là Sắc Chất Vi Tế Đến Mấy.

Như Huyễn Thân Tuy Là Có Tướng Mà Không Phải Là Sắc Chất.

Thí Dụ Bóng Mặt Trăng Trong Nước, Bóng Trăng Có Hình Tướng Nhưng Không Phải Là Sắc Chất.

Thí Dụ Cảnh Trong Mộng, Cảnh Trong Một Không Phải Là Sắc Chất Mà Vẫn Có Hình Tướng



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Bốn chữ “Vi, Diệu, Hương, Khiết” là tán thán bốn đức của hoa :
- Hoa chỉ có chất mà không có hình nên gọi là VI
- Các hoa giao chập vào nhau , không chướng ngại nên gọi là DIỆU
- Hoa không có hình thì sạch, không bị bụi bám nên gọi là KHIẾT
- Hoa có mùi thơm , nên gọi là HƯƠNG
Người dịch đoạn trên dường như dịch theo kiến giải của mình.
dct xin mạo muội dịch sát nghĩa câu văn của Tổ Trí Húc.

略叹莲华四德。Sơ lược tán thán 4 đức của Hoa Sen.
质而非形曰微。Chất mà không phải hình nên gọi là Vi.
无碍曰妙。Không chướng ngại nên gọi là Diệu
非形非尘。Không phải hình tắc (chuẩn) cũng không phải trần (tục) (非尘: phi trần: không phải trần (tục))
故洁也。Cho nên nó cũng tinh Khiết.
莲胞如此。Bào sen như vậy
生身可知。sanh thân có thể biết.

Trong đoạn văn đó nói về 4 đức Hoa Sen, chỉ nói Vi, Diệu Khiết, nhưng không thấy có giải thích chữ "Hương".
Còn chữ "Hương", chỗ này hay lắm, không phải chỉ có Hoa Sen mới có mùi hương, mà tất cả đều có mùi hương. Cho nên chỗ này không nói "Hương" cũng không sao.... Cả thế giới đó đều dùng "Hương Quang" mà "Trang Nghiêm", chẳng nói riêng gì hoa sen mới có mùi hương.
Vì nếu hoa không có hình thì không thể thấy. Nó vô hình, làm sao nói hoa màu xanh sáng xanh, màu vàng sáng vàng v v…được.
Chỗ này bác Bình nói đúng, Thế giới Cực Lạc không thể là vô hình sắc như vậy, Nếu vô hình thì không có 7 lớp...7 lớp...7 lớp...cũng không có chim ca hát, rồi ao nước. Thế giới Cực Lạc hoàn toàn có hình sắc đàng hoàng...

Ví nói (Hoa Sen màu vàng có ánh sáng vàng)... Hoa sen là hình, màu vàng là sắc.
Có thể ý kinh là “Hoa chỉ có hình tướng mà không có chất (sắc chất) nên gọi là VI” . Giống như ngày nay người ta dùng ánh sáng laze 3D để tạo ra hình ảnh vậy. Do đó tính chất thứ 2 “ Các hoa giao chập với nhau không bị chướng ngại nên gọi là DIỆU ” mới có thể thực hiện được. Nếu Hoa được tạo bởi sắc chất (vật chất) thì không thể giao chập với nhau như vậy được. ...
Chỗ này bác Bình hiểu rất đúng, đó là lý do tại sao nhà Ngài Duy Ma Cật có chút éc, lại có thể chứa số người nghe pháp nhiều vậy, không những thế mà còn chứa được tòa ngồi sư tử. Tuy chứa như vậy mà vẫn rõ ràng phân minh không...lẫn lộn.

...Tính chất thứ 3 cũng thế. Vì hoa chỉ có hình nên bụi không thể bám. Nếu hoa có sắc chất thì bụi sẽ bám vào được.
Chỗ này không đúng, Ý tổ không phải vậy, người dịch dịch sai.

Phi Trần: như đã nói trên là Hoa Sen không phải loại hoa sen trần tục, chứ không phải nói về bụi bặm...
Thế giới Cực Lạc đâu phải là thế giới do 4 Đại làm ra...cho nên cõi đó làm gì có bụi bặm mà bám với không bám... Nếu có bụi thì thì dơ biết mấy, dọn dẹp lao chùi nữa, vậy sao gọi là "Cực Lạc" ???
...Chúng ta cũng biết rằng có các cõi Phật , thánh chúng ăn bằng “Thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn” nghĩa là nghe pháp, nhận thức được cái mới, hoặc ngồi thiền , để tâm tiếp xúc với (trở về với ) Chân Như, Pháp Tánh thì lúc đó người ta cảm thấy tinh thần sung mãn, khỏe mạnh...
Chỗ này dct xin bổ sung....thôi...
Tất cả chúng sanh tu hành ở bất cứ cõi Phật nào cũng đều lấy phương pháp tu (không chỉ Thiền) để làm "thực", pháp Đại Thừa nào cũng Duyệt cả, không chỉ Thánh mới "ăn" được, phàm phu cũng ăn được. Tuy là A Bệ Bạt Trí, nhưng vẫn là "PHÀM thánh đồng cư". Cho nên khi nghe Hàng cây reo, chim hót, tất cả chúng sanh đều.... niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng (ăn).

Nam Mô A Di Đà Phật...

Chúc bác Bình niệm Phật an lạc.

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Có 1 bài đọc xong cứ nghĩ tiêu đề là "thế nào là thế giới Cực Lạc" không hà...
Hổng ăn nhậu gì hết....



Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phi Trần: như đã nói trên là Hoa Sen không phải loại hoa sen trần tục, chứ không phải nói về bụi bặm...
Cảm ơn DCT đã góp ý kiến. Tôi cũng thấy câu dịch là "Hoa không có hình thì sạch, không bị bụi bám" có vấn đề.
Vì sao?
Vì Cõi Tịnh Độ không do sắc chất tạo thành như cõi phàm, làm gì có bụi.
Do đó câu đó phải dịch ý như vầy " Hoa sen đó chẳng phải loại sen phàm trần , nên gọi là KHIẾT".

Còn vấn đề HUƠNG, sách dịch rằng " Còn chữ Huơng thì có nghĩa là mùi thơm "

Cảm ơn chú nhiều. Chúc chú an lạc.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

质而非形曰微。Chất mà không phải hình nên gọi là Vi.
Nếu theo chữ hán thì người dịch (ngài Tuệ Nhuận), dịch đúng rồi. "Chất nhi phi hình viết vi".

Và người đánh mái cũng đánh đúng với bài dịch.

Tôi nghĩ phải định nghĩa hai chữ:

1. Chất
2. Hình

Có thể ngài Ngẫu Ích có ngụ ý riêng khi dùng hai chữ nầy?

Nhưng mình vẫn không thể suy lường được Thắng Cảnh Cực Lạc. Thôi thì cứ Tin là Vi Diêu Hương Khiết theo đúng với mấy chữ ấy cũng được rồi.

Vi là Tinh Vi
Diệu là Tuyệt Diệu
Hương là Hương Thơm
Khiết là Trong Sạch


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

质而非形曰微。Chất mà không phải hình nên gọi là Vi.
Tôi nghĩ rằng Nếu cõi Cực Lạc chỉ thuần là hình ảnh thì nó không thật. Vậy công đức của chư Phật tạo ra nó ở đâu ?
Vì vậy chắc chắn là cõi Cực Lạc phải được cấu tạo bằng " Chất ". Có điều sắc chất cõi Cực Lạc nó vi diệu quá, nó có thể xen lẫn vào nhau được nên gọi là VI.
- Hoa chỉ có chất mà không có hình nên gọi là VI
- Các hoa giao chập vào nhau , không chướng ngại nên gọi là DIỆU


Chỗ này tại sao lại nói nó không hình? có lẽ là ý " Không có hình tướng nhất định"
Chỗ này là chỗ bất khả tư nghị của Tây Phuơng.
(Không biết nên không nói nữa).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"binh"(Không biết nên không nói nữa).
Nói câu nầy lại nhớ Kinh A Di Đà Không ai thưa thỉnh mà Phật tự nói ra vì không ai biết gì để mà hỏi về cõi Cực Lạc cả.

Như vậy Tôi với Bác không phải chỉ là riêng hai người không biết gì về cõi Cực Lạc thôi đâu! :)

Không nhờ Phật dạy thì làm gì mà nghe được "Có cõi Cực Lạc, Có Phật Hiệu Là A Di Đà" và những Thắng Cảnh được kể ra như Rừng Cây làm bằng bẩy báo, Hoa Sen Vi Diệu Hương Khiết, Chim Nói Pháp Mầu, Chúng Sanh thường tu Hạnh Phổ Hiền Cúng Dường, Lễ Kính, chư Phật Khắp mười phương vào lúc sáng sớm. v.v...

Dẫu nghe nói thế mà vẫn chưa thể tự thân thấy được.

Vậy nên Thường Niệm Phật Sám Hối Nghiệp Chướng và Nguyện Sanh Cực Lạc thì chắc chắn sẽ thấy được và sống thực được với Thắng Cảnh mà thôi.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy cách để Thấy được Thắng Cảnh Cực Lạc bằng Thiền Quán, nhưng chúng mình ai cũng chẳng đủ sức trí để mà quán cho đúng được.

Vì vậy Quán Kinh củng khuyên, nếu không Quán được thì hãy Xưng Niệm Nam Mô A Di Đà Phật.

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tác thuở xưa làm kẻ ăn xin cùng khổ, thốt lên lời nguyện quyết một lòng Niệm Phật A Di Đà để vãng sanh Cực Lạc, trong 7 ngày liền xưng niệm Nam Mô A Mi Đà Phật, thấy Phật A Di Đà hiện thân đầy khắp hư không thọ ký, hiện tại vẫn phân thân khắp mười phương độ thoát chúng sanh.

Ngài Phổ Hiền trong Kinh Hoa Nghiêm, Nguyện Sanh Cực Lạc, hiện tại cũng ở cõi Cực Lạc và cũng phân thân khắp mười phương lợi ích chúng sanh. Vì vậy Kinh Hoa Nghiêm bảo người thọ trì đọc tụng 10 Nguyện Phổ Hiền, lâm chung liền được vãng sanh Cực Lạc, sanh về cõi ấy rồi sanh từ hoa sen, được Thấy Phật A Di Đà, Ngài Văn Thù Sư Lợi, Ngài Phổ Hiền, Ngài Quán Thế Âm, v.v...

Bà Vi Đề Hi Hoàng Hậu nghe Kinh Quán Vô Lượng Thọ, thọ trì được chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, vãng sanh Cực Lạc.

Long Thọ Bồ Tát cũng được Thọ Ký vãng sanh Cực Lạc

Ôi chao Kinh chúng ta đọc tụng, chuyện lịch sử nhân vật cũng đọc nhiều... ai nấy đều đã vãng sanh Cực Lạc cả. Chỉ còn có mỗi mình ta mà thôi!

Phải gắng lên để cùng gặp các vị mà mình từng hâm mộ, từng đọc kinh nghe biết vì vậy Kinh A Di Đà dạy: "Vì sao phải nên phát nguyện sanh về cõi ấy? Vì cùng các bậc thượng thiện nhân như thế câu hội một chổ".

**Phải chăng Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà có nói người ở cõi Cực Lạc muốn ăn chỉ nghĩ đến liền có, muốn nước đến chân thì lên chân, muốn xuống đầu gối thì xuống, "Tùy theo tâm của chúng sanh". Như vậy Hoa Sen cũng như thế? Cho nên mới gọi là Vi Diệu.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

CỰC LẠC THẾ GIỚI thù thắng vô cùng. Chư thánh chúng ở đó còn chưa suy lường hết được. Ba A Tăng Tỳ Kiếp thì không đáng kể gì so với nơi đó.

"Chất" ở đây chính là thể tánh nhất như. Có hình sắc thì có tướng. Có tướng thì có chất. Nhưng có tướng thì không hẳn có hình sắc. Có chất thì không hẳn có tướng.

Còn "hình" thì có hai cấp độ: hình sắc và tướng mà không có sắc. Hình mà không có tướng tức là Chất.

Sắc-tướng-chất.
Đấy là: Phàm - Thánh - Phật. Thấy những hoa sen đó hiện tướng ở CỰC LẠC tức là Thánh. Thấy được chất của hoa sen tức là Phật. Thấy ở đây ví như "mắt thấy tai nghe, chứng kiến".

Cho nên phải vãng sanh CỰC LẠC mới xem như "mắt thấy tai nghe".


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: HOA SEN CÕI TỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ông không nên suy đón bậy bạ về chất về hình.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách