A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

b) CHÍNH BÁO
KINH VĂN
Xá Lợi Phất, ư nhữ ý vân hà ? Bỉ Phật hà cố, hiệu A Di Đà ?

NGHĨA
Xá Lợi Phất ơi, ý ông thế nào ? Phật kia vì sao , hiệu A Di Đà ?

Đoạn văn trên đây là lời Phật Thích Ca hỏi .
Mục đích bộ kinh này là chỉ bày cho thấy rõ cái hạnh tu màu nhiệm, là việc “trì danh” (niệm Phật) cho nên Phật Thích Ca phải đặc biệt nêu ra câu hỏi. Rồi ngài thích nghĩa rất rõ ràng cái danh hiệu Phật A Di Đà , ý Phật muốn người nghe phải tin rất sâu cái danh hiệu lớn lao ấy trong có muôn vàn công đức, chẳng thể nghĩ bàn hết được, để mình phải nhất tâm trì niệm danh hiệu ấy luôn luôn, đừng có nghi ngờ gì nữa.
X
X X
Đoạn văn dưới là lời Phật Thích Ca giải thích nghĩa chữ A Di Đà . Chữ A Di Đà có hai nghĩa chánh là :
1) Trí sáng suốt (quang minh)
2) Sống lâu (thọ mạng)
Chữ A Di Đà, nguyên tiếng Ấn đọc là “Amita”, dịch ra chữ Hán là “Vô lượng”, tức là nhiều lắm, chẳng thể nào nói hết được. Đức Thích Ca chỉ dùng một nghĩa “Quang” và một nghĩa “Thọ” mà diễn tả được vô lượng nghĩa vào trong. “Quang” là sáng suốt, ánh sáng thì phải chiếu sáng khắp cả mười phương, chỗ nào cũng sáng. Thọ là sống lâu, thì phải sống mãi suốt cả ba đời, đời nào cũng vẫn sống. Hai thể chất “Quang” và “Thọ” giao chập với nhau khắp mười phương, suốt ba đời, tức là toàn thể pháp giới. Đem thể chất đó tạo ra thân Phật A Di Đà và quốc độ của Phật A Di Đà, cũng tức là đem thể chất đó tạo ra cái danh hiệu Phật A Di Đà. Thế cho nên cái danh hiệu Phật A Di Đà ấy tức là cái lý tính Bản giác của chúng sinh. Chấp trì danh hiệu ấy tức là đem cái Thủy giác hợp vào với Bản giác. Thủy giác, Bản giác chẳng khác nhau, chúng sanh và Phật chẳng khác nhau. Cho nên một niệm cùng ứng hợp với nhau thì một niệm đó là Phật. Niêm niệm cùng ứng hợp với nhau thì niệm nào, niệm nào cũng là Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KINH VĂN
Xá Lợi Phất, bỉ Phật quang minh vô lượng, chiếu thập phương quốc, vô sở chướng ngại, thị cố hiệu vi A Di Đà.

NGHĨA
Xá Lợi Phất ơi, Phật kia sáng láng, vô cùng vô lượng, soi khắp các nước, suốt cả mười phương, không đâu chướng ngại, vì thế gọi là A Di Đà.

Tâm yếu chư Phật là ở cả đây.
Tâm tính con người, nó yên lặng (Tịch) mà nó thường soi sáng (Chiếu). Cho nên nó tạo ra thể chất Quang Minh (sáng láng) . Nay Phật đã chứng thực được triệt để cái thể chất vô lượng của tâm tính, cho nên quang minh của Phật cũng vô lượng (chiếu sáng khắp cả 10 phương không gian, chưa biết đến đâu là hết).
Chư Phật vị nào cũng chứng thực được triệt để thể chất của tâm linh; Quang minh vị nào cũng soi khắp mười phương, thì vị nào cũng có thể gọi là vô lượng quang. Nhưng trong khi còn tu cái nhân, thì cái nguyện lực của mỗi vị mỗi khác, cho nên phải tùy theo nhân duyên ấy mà lập ra danh hiệu của mỗi vị .
Phật A Di Đà khi còn là một vị tỳ kheo tên là Pháp Tạng. Ngài đã phát ra 48 nguyện, trong đó có một nguyện là Quang Minh của ngài phải thường soi khắp mười phương. Nay ngài thành Phật thì ngài được như nguyện của ngài.

Quang minh của Pháp thân rộng lớn, không có bờ bến nào cả. Quang Minh của Báo thân cũng cân xứng với tâm tính chân thực. Hai quang minh ấy thì vị Phật nào cũng ngang nhau. Nhưng quang minh của ứng thân thì có vị soi một do tuần, có vị soi được 10 dặm, 100 dặm, 1000 dặm. Có vị soi được một thế giới, có vị soi 10 thế giới, 100 thế giới, 1000 thế giới. Chỉ có Phật A Di Đà là soi được khắp vô lượng thế giới, cho nên đặc biệt có danh hiệu là “Vô Lượng Quang”. Nhưng 3 thân của Phật chẳng phải một, chẳng phải là khác nhau. Chỉ vì muốn cho chúng sinh được 4 lợi ích mà phân biệt ra làm 3.

Lại nên hiểu câu “Vô sở chướng ngại” (Không đâu chướng ngại), là nói về chúng sinh có chướng ngại hay không. Chúng sinh nào cùng với Phật kết duyên đã sâu dầy, Phật quang soi đến đấy thì hết thảy thế gian ở đấy đều được thấy rõ ràng, không hề chướng ngại. Đừng hiểu lầm rằng Phật quang soi khắp mười phương thì chẳng cần tụng niệm, ai cũng thấy được . Ý nói “Kẻ nào có duyên với Phật, thì Phật quang soi đến mới thấy rõ mà không chướng ngại, còn kẻ vô duyên thì vẫn chướng ngại, chẳng thấy gì”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KINH VĂN
Hựu Xá Lợi Phất, bỉ Phật thọ mạng, cập kỳ nhân dân, vô lượng vô biên , A tang kỳ kiếp, cố danh A Di Đà.

NGHĨA
Lại còn đây nữa, Xá Lợi Phất ơi, Phật kia cùng với nhân dân của ngài, sống lâu vô cùng, đến bao nhiêu kiếp không thể kể xiết, vì thế nên gọi là A Di Đà.

Tâm tánh của con người nó thường soi sáng (chiếu) mà nó thường yên lặng (Tịch) cho nên nó tạo Thọ Mạng. Nay Phật đã chứng thực được triệt để cái thể chất vô lượng của tâm tính, cho nên thọ mạng của Phật cũng vô lượng.

Thọ mệnh của Pháp thân không có lúc bắt đầu (vô thủy) không có lúc cùng tận (vô chung). Thọ mệnh của Báo Thân thì có khởi thủy mà không có chung cùng. Hai thọ mệnh ấy thì vị Phật nào cũng giống nhau, cũng có thể gọi là Vô lượng thọ. Nhưng thọ mệnh của ứng thân thì phải tùy nguyện, tùy cơ của mỗi vị mà có dài ngắn khác nhau. Trong 48 nguyện lớn của Bồ Tát Pháp Tạng có một nguyện rằng Thọ mệnh của Phật và của nhân dân ngài đều phải vô lượng. Nay ngài thành Phật thì ngài được như nguyện. Cho nên danh hiệu riêng của ngài là “Vô Lượng “Thọ”.
Chữ A tăng kỳ là tiếng Ấn Độ, có nghĩa là vô lượng , vô biên, đều là những danh từ số đếm. Ứng thân đây tuy nói là vô lượng, nhưng thực ra vẫn có một hạn lượng. Nhưng đã biết 3 thân của Phật chẳng phải là một, chẳng phải là khác, thì ứng thân của Phật A Di Đà đây cũng có thể là cái thân sống lâu vô lượng thực.

[ Ở đây xin nói về tam thân Phật.
Pháp thân là :Pháp giới tánh, bổn nhiên thanh tịnh. (vô thủy, vô chung)
Báo thân là : cái tâm của ta khi đã thành Phật. (khi còn là chúng sinh thì gọi là tâm) (có thủy, không chung)
Ứng thân là : Cái thân thể chất của Phật. (Ở cõi Cực Lạc thì thể chất khác hơn ở cõi Ta Bà)
Chư Phật thì trong Ứng thân có Báo thân, trong Báo thân có Pháp thân nên tuy 3 thân mà là một
. ]


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Một chữ “cập” là một từ, có nghĩa lược qua, không nói đến. Nghĩa là dưới Phật còn có nhiều vị Bồ Tát từ ngôi Đẳng Giác trở xuống, rồi mới đến nhân dân.
Một chữ ”kỳ” là một từ, có nghĩa đồng thể. Nghĩa là thể chất , thọ mạng của người dân Phật cũng giống như thể chất , thọ mạng của Phật.
Vậy ta nên hiểu rằng : Cái danh hiệu A Di Đà (Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ) đều do căn bản của chúng sinh mà lập ra. Vì rằng chúng sinh và Phật bình đẳng ngang nhau thì mới khiến cho người trì niệm danh hiệu của Phật được cái phần “Chiếu” của tâm tính mình cùng với Quang minh của Phật dung hòa làm một , và được Thọ mạng của mình cùng một thể chất với phần “Tịch” của Phật.
Lại còn nữa, vì có cái nghĩa Vô lượng Quang như thế cho nên những chúng sinh nào , một khi đã được sinh sang thế giới Cực Lạc rồi, tức là mình được sinh vào tất cả các thế giới khác ở khắp mười phương trong không gian. Mình đã được thấy Phật A Di Đà rồi tức là mình được thấy hết thảy chư Phật . Mình đã có khả năng độ được thân mình rồi, tức là mình có khả năng độ được hết thảy.
Lại cũng vì cái nghĩa Vô lượng Thọ như thế, cho nên người dân ở thế giới Cực Lạc đều là Bồ Tát “Nhất sinh bổ xứ” Nghĩa là chỉ một lần sinh sang đấy rồi, thì sống lâu mãi cho đến ngày thành Phật, không còn phải sinh đến lần thứ hai.
Vậy ta phải biết rằng : Ta rời bỏ cái tâm Vô Lượng Quang Thọ của ta đây, nó chỉ hiện ra trong một niệm, thì ta chẳng tìm đâu cho có được cái danh hiệu Phật A Di Đà. Và ta rời bỏ cái danh hiệu Phật A Di Đà ra thì ta cũng chẳng còn có cách nào để chứng thực triệt để cái Tâm Vô Lượng Quang Thọ của ta được.
Tôi cầu nguyện các ngài nên tìm hiểu sâu xa hai nghĩa ấy, nên suy nghĩ sâu xa hai nghĩa ấy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đoạn kinh văn dưới đây , Phật Thích Ca thích nghĩa đức Giáo Chủ ở cõi Cực Lạc, và các bạn của Giáo chủ, Và cũng thích nghĩa câu “Kim hiện tại thuyết pháp” trong phần biệt tự.

KINH VĂN
Xá Lợi Phất, A Di Đà Phật , thành Phật dĩ lai , ư kim thập kiếp.
NGHĨA
Xá Lợi Phất ơi , Phật A Di Đà, thành Phật đến nay, mới có mười kiếp.

Đoạn này nói đức Giáo chủ ở cõi Cực Lạc đã tu thành Phật.
Nhưng nói về pháp thân của Phật thì không có nghĩa “Thành” và không có nghĩa “Bất thành”, thì chẳng nên bàn tới kiếp số.
Còn nói về Báo thân Phật, thì khi nào nhân tu đã tròn, quả tu đã mãn thì gọi là “Thành”.
Về Ứng thân Phật, thì mỗi khi vì chúng sanh mà thị hiện ra, thì gọi là”Thành” Về hai thân này đều có thể bàn tới kiếp số.
Về Báo thân Phật, phải nhờ có đức tu mới hiển lộ ra được thì có thể nói là “Thành”, và “Thành” từ kiếp nào. Nhưng khi nói về Pháp thân Phật, là thân sẵn có thì không thể nói “Thành”. Ứng thân, hay hóa thân Phật giống như bóng trăng in xuống lòng sông thì cũng không có nghĩa “Thành” và “Bất thành”, cho nên cũng chẳng bàn tới kiếp số.

Chư Phật khi thành đạo, vị nào cũng có 2 phần : Phần Bản (căn bản, cội gốc) và phần Tích (dấu vết, hình tích)
Về phần Bản thì chẳng thể nào suy lường được. Nay hãy đem phần Tích của Phật A Di Đà thị hiện “Thành Phật” ở thế giới Cực Lạc mà nói, thì ba thân của Phật, một thân đã thành thì cả ba thân đều thành, nhưng cũng vẫn hàm chứa cái nghĩa “Chẳng phải thành, chẳng phải bất thành” mà tạm nói là “Thành “ vậy.

Lại nữa, thọ mệnh của Phật A Di Đà là Vô lượng, sống mãi không có hạn lượng nào cả, thé mà tính ra ngài đã tành Phật đến nay mới có 10 kiếp (mỗi kiếp đại khoảng 16 triệu năm) , mà hiện bây giờ ngài đang nói pháp , thế là cái thời gian thành Phật của ngài chưa được một nửa. Chính ý Phật Thích Ca muốn khuyên tất cả chúng sinh trong ba đời nên cấp tốc cầu đi sanh sang đấy, được thọ mạng giống Phật , thì chỉ một lần sanh sang đấy là thành Phật.
Lại nữa, bài dưới đây nói ở Cưc Lạc có vô số các vị Thanh văn , các vị Bồ Tát, và các vị Bồ Tát Bổ Xứ đều là những người đã thành tựu trong 10 kiếp vừa qua. Chính ý Phật Thích Ca muốn cho ta hiểu rõ những người ở khắp mười phương, trong ba đời đã sinh sang đấy, đã lên ngôi bất thoái rất nhiều và dễ dàng lắm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KINH VĂN
Hựu Xá Lợi Phất, bỉ Phật hữu vô lượng vô biên thanh văn đệ tử, giai A La Hán, phi thị toán số chi sở năng tri; Chư Bồ Tát chúng , diệt phục như thị.

NGHĨA
Lại còn đây nữa, Xá Lợi Phất ơi, Phật kia có nhiều, đệ tử thanh văn, toàn A La Hán, nhiều lắm không thể, đếm mà biết được; các vị Bồ Tát cũng đông như thế.

Thực ra thì các vị Định tánh Nhị thừa ở các thế giới khác chẳng được sinh sang cõi kia đâu. Chỉ có vị nào trước đã quen tu tập hạnh Tiểu thừa, mà lúc lâm chung biết hồi hướng về tâm Bồ Đề, phát ra lời thệ của Đại thừa, thì mới được sinh. Khi đã được sinh sang Cực Lạc rồi, Phật sẽ tùy cơ mà nói pháp cho nghe khiến cho đoạn trừ được kiến hoặc (tà kiến) và tư hoặc (tham, sân, si, mạn, nghi) thì gọi là A La Hán, giống như các vị Bồ Tát ở về ngôi thứ bảy về Biệt giáo môn, đã đoạn hết kiến hoặc và tư hoặc rồi, chứ chẳng phải thực là Thanh văn đâu. Bởi vì những người tu về hai giáo môn: Tạng giáo và Thông giáo thì chẳng được nghe nói đến các danh hiệu Phật ở các thế giới khác; mà nay những người được nghe danh hiệu Phật A Di Đà , đã có tâm Tín, Nguyện, vãng sanh thì đều là người có căn cơ thuộc 2 giáo môn: Biệt giáo và Viên giáo cả.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KINH VĂN
Xá Lợi Phất, bỉ Phật quốc độ, thành tựu như thị công đức trang nghiêm.
NGHĨA
Xá Lợi Phất này, cõi nước Phật kia chỉ lấy công đức mà tạo thành được trang nghiêm như thế.

Cả Phật và đệ tử Phật là các vị Thanh văn và Bồ Tát ở thế giới Cực Lạc đều nhờ những cái nhân tu “chí nguyện và thực hành” của Phật A Di Đà đã tạo thành; mà cũng nhờ những cái quả “ Một quả đã thành thì hết thảy quả đều thành”. Vậy thì Phật, Bồ Tát và Thanh văn, mỗi người ai ai cũng tự thấy mình là “Phi tự, phi tha; tự-tha bất nhị”. (chẳng phải mình, chẳng phải người ; mình và người chẳng phải hai). Cho nên nói rằng “Đã thành tựu được công đức trang nghiêm như thế ”. là cốt ý khiến cho người nào có tâm tín, nguyện, trì niệm danh hiệu Phật thì mỗi niệm, niệm nào cũng được thành tựu như thế cả. (Ý nói :mình niệm Phật thì mình thành tựu cho mình đồng thời cũng thành tựu cho người khác; Cũng như Phật A Di Đà đã tu cho mình thành Phật, đồng thời cho cả chúng sinh thành Phật. Như thế gọi là “Một quả thành, hết thảy quả đều thành” )
Từ đây trở lên trên, trùng trùng điệp điệp vô cùng cực, nói mãi về công đức trang nghiêm, đều tổng qui vào một cùng cực là tiếng “Nam mô A Di Đà Phật”, là danh hiệu Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2 – PHÁT NGUYỆN

Dưới đây là phần chính tông thứ hai : “ Đặc biệt khuyên chúng sinh nên cầu sinh về quốc độ ấy, để cho chúng sinh phát nguyện “.
Đoạn văn này có 2 ý nghĩa :
Một là yết thị cho thấy rõ cái nhân duyên là trên hết
Hai là đặc biệt khuyên nên đi sinh sống ở Tịnh độ, nơi trong sạch hơn hết, vì rằng được mang cả ác nghiệp mà đi sinh sống ở đấy. Được rẽ ngang ra khỏi tam giới, được sống ở cõi Đồng cư mà có đủ 4 Tịnh độ , được Phật mở cho nghe pháp luân của cả 4 giáo môn, được làm thân chúng sanh sống ở 4 cõi Tịnh độ hoàn toàn, được thấy đủ cả ba thân Phật, được chứng đủ 3 ngôi bất thoái, được làm người “ chỉ sinh sang đấy một lần là thành Phật”. Như thế là bao nhiêu công đức tuyệt vời hơn hết hoàn toàn ở cả trong bài này. Phật đã chỉ điểm, yết thị cho thấy rõ, thì mình nên nghiên cứu cho thật kỹ càng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KINH VĂN
Hựu Xá Lợi Phất, Cực Lạc quốc độ, chúng sinh , sinh giả, giai thị A bệ bạt trí, kỳ trung đa hữu, nhất sinh bổ xứ, kỳ số thậm đa, phi thị toán số, sở năng tri chi, đản khả dĩ vô lượng vô biên, a tăng kỳ thuyết.

NGHĨA
Lại còn đây nữa, Xá Lợi Phất ơi, Cõi nước Cực Lạc, chúng sinh sang đấy, đều là những bậc, A bệ bạt trí, trong có nhiều vị , Nhất sinh bổ xứ, số sinh sang đấy, rất đông, không thể đếm mà biết được. Chỉ có thể nói, là nhiều vô số, vô lượng vô biên.

Chữ A bệ bạt trí : nguyên âm tiếng Ấn đọc là Avaivarti, có nghĩa là bất thối. Có 3 nghĩa bất thối:
1) Vị bất thối : Đã dự vào địa vị tứ thánh rồi, chẳng lui xuống địa vị lục phàm nữa.
2) Hạnh bất thối : Đã tu hạnh Bồ Tát, thường hóa độ chúng sanh, chẳng lui xuống hạnh nhị thừa nữa.
3) Niệm bất thối : Niệm niệm, lúc nào cũng như dòng nước chảy vào bể Nhất thiết trí (bể Tát bà nhã).
- Nếu đem so sánh với người tu đến ngôi bất thối ở cõi đất này thì tương đương quả thứ 1 của Tạng giáo, địa thứ 1 của Thông giáo, Trụ thứ 7 của Biệt giáo, trụ thứ 1 của Viên giáo. (chỗ này có lẽ lầm, vì trụ thứ 1 của Viên giáo đã là niệm bất thối) đều gọi là “Vị bất thối”.
- Các Vị Bồ Tát của Thông giáo, Hạnh thứ 10 của Biệt giáo, Tín thứ 10 của Viên giáo đều gọi là “Hạnh bất thối”.
- Ngôi địa tứ 1 của Biệt giáo và ngôi trụ thứ 1 của viên giáo đều gọi là “Niệm bất thối”.

Nay ở Tịnh độ, thì những người phạm tội ngũ nghịch, thập ác, (ở Sa Bà) mỗi ngày chí tâm niệm 10 tiếng “Nam mô A Di Đà Phật” cho đến lúc sắp chết, đã thành công, thì được mang cả ác nghiệp đi sinh vào phẩm Hạ hạ ở cõi Đồng cư, cũng được ở cả 3 ngôi bất thoái.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Theo đường lối các giáo môn, thì nếu là phàm phu (lục phàm) thời chẳng phải ngang hàng được với quả thứ nhất của Tạng giáo. Nếu là bậc nhị thừa thì chẳng phải ngang hàng với bậc Bồ Tát. Nếu là tánh dị sanh (tánh lục phàm) thời chẳng phải ngang hàng với tánh đồng sanh (tánh tứ thánh). Lại nữa ở ngôi niệm bất thối, thì chẳng còn là loài dị sanh nữa. Ở ngôi Hạnh bất thối , thì chẳng phải là bậc mới thấy đạo. Ở ngôi Vị bất thối thì chẳng phải người dân. Ở ngôi dưới mà nói vượt lên ngôi trên thì thành tội đại vọng ngữ. Có tiến bước sang ngôi mới, thì mới bỏ được cái tên gọi ở ngôi cũ.
Chỉ có người tu Tịnh độ ở cõi Đồng cư bên Cực Lạc thì không thế. Hết thảy các ngôi đều chẳng phải, mà hết thảy các ngôi đều phải. (đối với các ngôi của người dân ở Cực Lạc, thì hết thảy các ngôi đều chẳng phải ở vào ngôi nào cả, mà lại là ở vào hết thảy các ngôi). Tông Tịnh độ ở Cực Lạc phải đúng như thế, đúng như thế. Các cõi Phật khác ở khắp mười phương đều không có danh tướng như thế, không có địa vị như thế, không có pháp môn như thế. Nếu chẳng có sự chứng thực được tâm tánh đến cực điểm, chẳng có công to trì niệm danh hiệu Phật, chẳng có nguyện lớn của Phật A Di Đà thì làm gì có những danh tướng, địa vị, pháp môn lạ lùng như thế.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chữ “Nhất sinh bổ xứ” là tên riêng của bậc Bồ Tát ngang hàng với Bồ Tát Di Lạc, Bồ Tát Quán Thế Âm, nghĩa là vị ấy chỉ sinh ra một lần ở đấy là được bổ lên ngôi Phật. Thế thì hết thảy người dân ở Cực Lạc đều là người “Nhất sinh thành Phật”, người nào cũng quyết là thực chứng ngôi “Nhất sinh bổ xứ”. Cho nên Phật Thích Ca nói rằng “Trong số nhưng người sinh sang đấy, có rất nhiều người Thượng thiện nhân như thế, chẳng thể đếm mà biết được”.
Lại nữa , các thời kỳ giáo hóa trong một đời của đức Thích Ca, chỉ có thời kỳ nói kinh Hoa Nghiêm là nói rõ cái nghĩa “Nhất sinh viên mãn” (tức một đời thành Phật) . Thế mà cái mầm nhân tạo ra cái quả “Nhất sinh viên mãn” ấy lại chính là mười nguyện lớn ở cuối phẩm “Phổ Hiền hạnh nguyện” là phẩm cuối của bộ kinh này, lại là chỉ đường cho người tu về cõi An dưỡng (là cõi Cực Lạc Tây phương). Vả chăng ngài Phổ Hiền cũng đem phép tu Tịnh độ này mà khuyến tiến các vị tăng chúng ở Hải hội Hoa Tạng.
Than ôi! Cái lệ kẻ phàm phu lên ngôi Bổ xứ là một khởi xướng luận bàn lạ lắm, cao lắm, chẳng thể suy lường được, là phép dạy tu trong kinh Hoa Nghiêm , lại ở ngay trong bộ kinh này. Thế mà thiên hạ xưa nay, tin thì ít, nghi thì nhiều, lời càng dặm, nghĩa càng tối. Vậy tôi chỉ còn một cách mổ tim vấy máu ra để các ngài rõ mà thôi, không có cách nào hơn nữa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KINH VĂN
Xá Lợi Phất , chúng sinh văn giả, ưng đương phát nguyện, nguyện sinh bỉ quốc, sở dĩ giả hà ? Đắc giữ như thị , chư thượng thiện nhân, câu hội nhứt xứ.

NGHĨA
Xá Lợi Phất ơi, chúng sinh nghe rồi, thì nên phát nguyện, nguyện sinh sang đấy. Là vì làm sao ? Vì sinh sang đấy , được cùng các vị, Thượng thiện như thế, cùng họp một nơi.

Bài trước nói: có nhiều các vị A La Hán và Bồ Tát thì chỉ có thể gọi là Thiện nhân. Bài này nói toàn các vị “Nhất sinh bổ xứ” đã lên tới địa vị cực điểm rồi cho nên được gọi là Thượng thiện nhân. Số ấy rất nhiều cho nên nói là chư Thượng thiện nhân.
Chữ “câu hội nhất xứ” (cùng họp một nơi), thì cũng như nói “Phàm thánh đồng cư”. (Phàm và thánh cùng ở với nhau). Nhưng nói về chỗ đồng cư tầm thường thì có khi là các vị Thánh thực, vì kiếp trước có nghiệp ác mà phải ở cùng ; có khi là các vị Thánh quyền giả, chỉ vì chí nguyện đại từ bi mà phải ở cùng. Vì thế mà các phàm phu mới được các vị Thánh nhân ấy cùng ở một chỗ. Nưng khi các vị thực Thánh đã trọn đời, các vị quyền Thánh đã hết cơ duyên, thì kẻ lên người xuống lại cách xa nhau,kẻ khổ người vui lại khác nhau hẳn. Như thế thì chỉ giả tạm đồng cư (Mau chóng như đá xẹt lửa) chứ chẳng phải rốt ráo đồng cư như ở Cực Lạc.
Lại nữa , ở trong trời đất này người được thấy được nghe các Thánh rất ít. Được thấy được nghe các ngài mà lại được thân cận ở luôn với các ngài thì lại càng ít lắm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách